Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

Hoạt động kiểm tra sau khi cho vay được chú trọng đúng mức. Hoạt động quản lý, giám sát các bộ phận chức năng được nâng cao, không chỉ dừng lại ở mức kiểm soát số liệu mà còn đánh giá được đầy đủ rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời. BIDV Quang Trung đã thành lập phòng quản lý tín dụng chuyên quản lý rủi ro. Hiện nay, phòng quản lý rủi ro hoạt động khá hiệu quả với việc đi sâu vào đánh giá chi tiết từng khách hàng, từng ngành nghề và từng khoản vay chưa được thực hiện, do đó ngân hàng có khả năng dự báo, phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý hữu hiệu cũng như định vị được các cơ hội đầu tư tiềm năng.

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình Quản lý vốn tập trung của Trung ương. Hoạt động sử dụng vốn Bảng 2.4 Tình hình sử dụng vốn của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 So với năm 2005 (%) 2007 So với năm 2006 (%) Dư nợ tín dụng 320 800 150 1223 52,87 1.Theo thời gian - Ngắn hạn 64 416 550 550 32,21 - Trung dài hạn 256 384 50 673 75,26 2. Theo loại tiền - VNĐ 90 360 300 840 133,3 - Ngoại tệEm lấy số liệu này ở đâu? 230 440 91,3 383 12,9 Nợ quá hạn 0,1 0 0 Cơ cấu tín dụng 1.Tổng dư nợ /tổng tài sản 14% 25,76% 30,9% 2.Dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ 20% 52% 45% 3.Dư nợ VND/tổng dư nợ 28% 45% 68,7% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Quang Trung) Hoạt động thẩm định Chi nhánh đã thực hiện thẩm định một số dự án lớn. Thực hiện thẩm định các tài sản đảm bảo phát sinh, tái thẩm định các tài sản đảm bảo của khách hàng cũ. Thực hiện tái thẩm định tờ trình cấp hạn mức tín dụng của Phòng tín dụng và tham gia ý kiến về các khoản vay của Phòng tín dụng, rà soát kiểm tra các hồ sơ tín dụng Trình Trình ương về cơ cấu nợ đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn Đệ Nhất và TungshingBáo cáo BIDV hội sở về các số liệu liên quan đến tín dụng, tài sản bảo đảm;, nghiên cứu sản phẩm L/C hàng nhập, quy trình xử lý tài sản đảm bảo cho LC hàng nhậpphối hợp với các phòng Tín dụng trong việc xây dựng quy trình,, sản phẩm mới... Giải quyết một số công việc liên quan đến dự án thuỷ điện Quế Phong: nghiệm thu, thanh toán cho công ty tư vấn Ucrin, hoàn tất các điều kiện mở L/C, hợp đồng tư vấn luật, đàm phán với khách hàng thay đổi các tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ góp vốn. Cập nhật file dữ liệu của khách hàng có dư nợ tại chi nhánh, cập nhật thông tin của khách hàng; Tham gia tập huấn và chấm điểm và xếp hạng tín dụng; tham gia khoá học Luật đấu thầu; tham gia chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Hoạt động dịch vụ Bên cạnh các sản phẩm tín dụng truyền thống, BIDV Quang Trung còn cung cấp các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, thẻ ATM...Với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quan hệ thanh toán với các tổ chức tín dung , đặc biệt là mối quan hệ với các đối tác nước ngoài nhằm tăng cường khả năng thanh toán quốc tế;. đồng thời là việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo mô hình một cửa cũng đóng góp không nhỏ vào kết quả của hoạt động dịch vụ. Bảng 2.5 Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So với năm 2005 (%) Năm 2007 So với năm 2006 (%) Thu dịch vụ 875 4500 414,28 11200 148,9 Thu phí từ thư tín dụng 145 206 42,07 1350 555,33 Thu dịch vụ thanh toán 820 2286 178,78 4500 96,85 Thu ngân quỹ 81 275 239,506 1000 263,63 Thu từ kinh doanh ngoại tệ 875 1623 85,48 1900 17,06 Phí phát hành thẻ 69 75 8,69 150 100 Dịch vụ khác 10 35 250 2300 6471,4 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Quang Trung) Dịch vụ khách hàng Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, Chi nhánh đã thực hiện tốt theo quy trình tư vấn phục vụ khách hàng; thực hiện đảm bảo các giao dịch nhanh chóng, chính xác phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời, Chi nhánh cũng tiến hành tiếp thị và chào sản phẩm dịch vụ toàn diện với các công ty chứng khoán, tiếp cận và thực hiện các hợp tác toàn diện với các khách hàng lớn. Đối tượng khách hàng là cá nhân, Chi nhánh thực hiện chuyển tiền phục vụ cá nhân, Western Union, kiều hối với khối lượng lớn, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động dịch vụ. Đồng thời, BIDV Quang Trung cũng thực hiện tốt công tác trả lương qua tài khoản cho các đơn vị hành chính sự nghiệp (theo chỉ thị của chính phủ) và cán bộ nhân viên của các khách hàng doanh nghiệp lớn. Hoạt động quản trị tài chính Trong năm qua, BIDV Quang trung đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn phát sinh mới và đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ tồn đọng. Nếu trong năm 2005 dư nợ quá hạn là 100 triệu đồng, thì sang năm 2005 và đến 2007 tỷ lệ nợ quá hạn gần như bằng không (tính đến thời điểm 31/12 hàng năm). Vì vậy cùng với việc mở rộng đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, chất lượng tín dụng đã được nâng cao. Hoạt động kiểm tra sau khi cho vay được chú trọng đúng mức. Hoạt động quản lý, giám sát các bộ phận chức năng được nâng cao, không chỉ dừng lại ở mức kiểm soát số liệu mà còn đánh giá được đầy đủ rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời. BIDV Quang Trung đã thành lập phòng quản lý tín dụng chuyên quản lý rủi ro. Hiện nay, phòng quản lý rủi ro hoạt động khá hiệu quả với việc đi sâu vào đánh giá chi tiết từng khách hàng, từng ngành nghề và từng khoản vay chưa được thực hiện, do đó ngân hàng có khả năng dự báo, phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý hữu hiệu cũng như định vị được các cơ hội đầu tư tiềm năng. Như vậy, qua 3 năm trở thành chi nhánh cấp I của BIDV, Chi nhánh Quang Trung đã không ngừng cố gắng để có được kết quả như trên. 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung 2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung trong thời gian vừa qua BIDV Quang Trung hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ cung cấp sản phẩm-đa năng trên nền công nghiệp hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hình thức cho vay tiêu dùng Tuy chi nhánh mới đi vào hoạt động từ giữa năm 2005 nhưng đã cung cấp cho thị trường một số các hình thức cho vay tiêu dùng phổ biến như: cho vay ô-tô, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay cán bộ công nhân viên. Theo anh em nên trình bầy từng hình thức cho vay một, thì sẽ rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn cho người đọc Đối tượng áp dụng: dành cho các cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc diện KT3 (người vay chỉ cần chứng minh là tạm trú ổn định từ 2 năm trở lên ở Hà Nội). Riêng đối với hình thức cho vay xuất khẩu lao động còn áp dụng cho các đối tượng ngoại tỉnh. Đối tượng cho vay Cho vay ô-tô: Chi phí mua xe ôtô, chi phí nộp thuế, chi phí mua bảo hiểm liên quan đến việc mua, đăng ký và lưu hành xe. Cho vay CBCNV: CBCNV làm việc tại các cơ quan/tổ chức có trụ sở tại Hà Nội, sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản tại BIDV và/hoặc ký thoả thuận hợp tác về cho vay CBCNV với ngân hàng. Cho vay XKLĐ: Chi trả cho các khoản chi phí: tiền đặt cọc, phí dịch vụ, vé máy bay lượt đi, chi phí đào tạo và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho việc người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Cho vay du học: Các nhu cầu tài chính liên quan đến du học của du học sinh (chứng minh khả năng tài chính, thanh toán tiền vé máy bay, học phí, tiền kí quỹ và tiền ăn, ở sinh hoạt trong suốt quá trình học.) Điều kiện vay Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng trong thời hạn cam kết, thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính Phủ, hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước và của BIDV. Cho vay ô-tô, xe mua phải còn ít nhất 80% giá trị tại thời điểm ngân hàng định giá. Khách hàng cần mua bảo hiểm ô-tô Cho vay mua nhà: vốn tự có của khách hàng ít nhất là 30% giá trị nhà nếu vay vốn hình thành từ vốn vay Cho vay du học: Đối với nhu cầu vay vốn để chứng minh khả năng tài chính + Khách hàng phải tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu tài chính cần chứng minh. + Ngân hàng chỉ giải ngân bằng cách mở sổ tiết kiệm tại BIDV. Đối với nhu cầu vay vốn để thanh toán chi phí khi du học + Du học sinh đã trúng tuyển các chương trình đào tạo tại nước ngoài. + Đã có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấp VISA. Phương thức vay vốn Khách hàng có thể trực tiếp đến ngân hàng vay hoặc thông qua người đại diện. Chi nhánh áp dụng các phương thức vay vốn sau: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, kì phiếu hoặc giấy tờ có giá khác, cho vay theo hạn mức. Lãi suất cho vay Các số liệu này đã cũ rồi, không còn phù hợp với thời điểm hiện nay nữa. Có gì em tham khảo theo tài liệu anh gửi kèm để cập nhật lại. Dựa trên biểu lãi suất cho vay của BIDV để ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận một lãi suất thích hợp. Cho vay ngắn hạn: áp dụng lãi suất cố định Cho vay dài hạn: áp dụng lãi suất thả nổi Lãi suất cho vay = lãi suất tiết kiệm 12 tháng + phí ngân hàng Tùy mỗi loại cho vay tiêu dùng có phí khác nhau nên lãi suất cũng khá khác nhau Cho vay ô-tô: tối thiểu 13,8% Cho vay mua, sửa nhà: khoảng trên 13% Cho vay CBCNV Cho vay ngắn hạn là 0,95% Cho vay trung dài hạn dao động trong 14,3%/năm Cho vay du học Lãi suất cho vay VND: 13,8%/năm Lãi suất cho vay USD = lãi suất SIBOR kỳ hạn 06 tháng + phí ngân hàng (tối thiểu 2.5%/năm) Cho vay XKLĐ: khoảng 14,6%/năm 3,6% nhưng không thấp hơn 13.2%/năm. Phương thức tính lãi Khách hàng có thể trả lãi định kì theo tháng hoặc đến cuối kì trả (với khoản vay ngắn hạn) tính theo dư nợ thực tế Phí trả nợ trước hạn Trong trường hợp khách hàng trả hết nợ gốc và lãi cho ngân hàng trước 1/2 thời gian vay thì khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng phí trả nợ trước hạn. Khoản phí này được tính và thu một lần khi khách hàng thanh lý hợp đồng tín dụng nhưng không quá 2 triệu VND cho một khoản vay. Phí trả nợ trước hạn = Dư nợ còn phải trả theo kế hoạch (tính đến thời điểm thanh lý hợp đồng tín dụng) (x) số tháng còn phải trả (x) 0.05%. Đối với cho vay CBCNV có thể trả trước nợ mà không tính phi. Thời hạn vay tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng và kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng, nhưng tối đa: Cho vay ô-tô: 5 năm với taì sản bảo đảm là bất động sản, 3 năm với tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay. Cho vay mua, sửa chữa nhà + Mục đích sửa chữa, cải tạo nhà ở, mua sắm nội thất: đến 5 năm + Mục đích xây dựng mới nhà ở: đến 7 năm. + Mục đích mua nhà ở chung cư cao cấp hoặc mua đất và xây dựng nhà ở thuộc qui hoạch mới hiện đại: đến 10 năm. + Mục đích mua nhà ở thuộc đô thị loại I, dự án quy hoạch hiện đại, nhà ở thuộc đối tượng chung cư cao cấp, biệt thự, nhà vườn và các dự án này được BIDV tài trợ vốn cho Chủ đầu tư: đến 15 (mười lăm) năm. Thời gian ân hạn không quá 18 tháng! Cho vay CBCNV: 3 năm. Với chức danh trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc có thể tới 5 năm Cho vay du học + Nhu cầu vay vốn để chứng minh khả năng tài chính: 12 tháng. + Nhu cầu vay vốn để thanh toán chi phí khi du học: 7 năm Cho vay XKLĐ: 3 năm Mức cho vay tùy thuộc vào nhu cầu vay, khả năng trả nợ của khách hàng và cân đối nguồn vốn của ngân hàng mà ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận một mức cho vay thích hợp Cho vay ô-tô Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay: + Xe ôtô mới 100%: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng chi phí (tổng chi phí: chi phí mua xe ôtô + lệ phí trước bạ + chi phí bảo hiểm) + Xe ôtô đã qua sử dụng (giá trị sử dụng còn lại tối thiểu là 80%): Mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị ngân hàng định giá. - Trường hợp Tài sản bảo đảm là tài sản bất động sản: + Xe ôtô mới 100%: Mức cho vay tối đa bằng 80% chi phí + Xe ôtô đã qua sử dụng (giá trị sử dụng còn lại tối thiểu là 80%): Mức cho vay tối đa bằng 60% giá trị ngân hàng định giá Cho vay mua, sửa nhà tùy thuộc vào tỷ lệ tài sản bảo đảm và vị trị nhà đất ở. TSBĐ bằng vốn vay không quá 60% giá trị đất ở TSBĐ bằng giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm có thể vay 100% mệnh giá giấy tờ có giá hoặc sổ tiết kiệm TSBĐ khác thì không quá 70% giá trị đất ở Với khu vực nội thành có thể vay đến 4 tỷ. Cho vay CBCNV tùy thuộc vào chức vụ của người vay Với CBCNV là 100 triệu và lên tới 700 triệu nếu có chức danh trong Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. + CBCNV có mức thu nhập bình quân tháng từ 3 đến 5 triệu đồng 60% (x) thu nhập bình quân tháng (x) thời hạn cho vay + CBCNV có mức thu nhập bình quân tháng từ 5 triệu đồng trở lên: 70%( x) thu nhập bình quân tháng( x) thời hạn cho vay Cho vay du học + Nhu cầu vay vốn để chứng minh khả năng tài chính: 90% nhu cầu tài chính cần chứng minh. + Nhu cầu vay vốn để thanh toán chi phí khi du học: 70% nhu cầu về tài chính liên quan đến du học (như: tiền vé máy bay, học phí, tiền ký quỹ và tiền ăn, ở sinh hoạt trong suốt quá trình học). Cho vay XKLĐ: Toàn bộ chi phí hợp lý liên quan đến việc xuất cảnh của Người lao động; trừ chi phí khám sức khỏe, chi phí đào tạo và chi phí ăn ở trong quá trình đào tạo. Tài sản bảo đảm Thế chấp hoặc bảo lãnh bằng Bất động sản (nhà, đất...) hoặc gGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà,, tài sản hình thành từ vốn vay. Cầm cố Giấy tờ có giá, ... bảo lãnh của bên thứ 3, hình thành từ vốn vay. Đối với cho vay CBCNV có thể không cần TSBĐ. Hồ sơ vay bao gồm các hồ sơ pháp lý và hồ sơ khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng.Tuỳ từng hình thức vay vốn mà Ngân hàng yêu cầu các hồ sơ khác nhau, thông thường bao gồm: Hồ sơ pháp lý: - Chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), hộ khẩu người vay vốn; - Giấy đăng ký kết hôn (đối với khách hàng đã lập gia đình); 2) Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính của khách hàng: - Hợp đồng lao động (nếu có); - Các giấy tờ chứng minh khác: cổ phần, vốn góp, hợp đồng cho thuê nhà, ôtô, ....; 3) Hồ sơ Tài sản bảo đảm: - Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; - Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác; - Giấy đăng ký xe ôtô, phương tiện vận tải, ... 4) Hồ sơ liên quan đến mục đích vay vốn: - Hợp đồng mua bán nhà, mua bán ôtô; - Hồ sơ pháp lý v/v đi du học, xuất khẩu lao động, ... CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng cụ thể khi khách hàng đến ngân hàng. Bảng2.6 Quy trình cho vay tiêu dùng Khách hàng Phòng tín dụng Phòng thẩm định Giám đốc Phòng DVKH Nhu cầu tín dụng Yêu cầu bổ sung Yêu cầu KH bổ sung Thông báo cho KH Yêu cầu giải ngân của KH T.nhận và h.dẫn KH hoàn thiện hồ sơ Đ/v những khoản vay >500 triệu VND Thẩm định KH vay vốn Lập tờ trình cho vay Phát hành cam kết G. ngânvà Q.lý g. ngân Nhận lại hồ sơ đã duyệt phê duyệt K.tra, thu nợ, điều chỉnh k.hạn trả nợ Xử lý các phát sinh Thanh lý HĐ, giải toả TSBĐ Thẩm định KH vay vốn Nếu từ chối Xét duyệt Tờ trình Xét duyệt giải ngân Giải ngân Tất toán khế ước Chi nhánh đã áp dụng 4 hình thức cho vay tiêu dùng trên theo các bước trong quy trình cho vay tiêu dùng và đã đạt được những kết quả như sau: Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 CVTD theo mục đích Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) Ô-tô 6,35 18,9 8,069 12,6 Mua, sửa nhà 7,87 23,45 14,019 21,89 XKLĐ, du học 5,96 17,76 0,788 1,23 CBCNV 13,4 39,88 41,166 64,13 CVTD theo thời gian Ngắn hạn 13,946 41,23 38,707 60,44 Trung dài hạn 19,34 58,77 25,335 39,56 Tổng 33,58 64,042 (Nguồn: Báo cáo của BIDV Quang Trung năm 2006-2007) (nguồn: báo cáo tài chính từ phòng Tổ chức BIDV Quang Trung) (nguồn: Báo cáo tài chính của Phòng Tổ chức BIDV Quang Trung) (nguồn: Báo cáo của phòng tài chính- kế toán của Phòng Tổ chức BIDV Quang Trung) 2.2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung Qua bảng số liệu và biểu đồ ở trên về hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh ta thấy: Thứ nhất, dư nợ cho vay tiêu dùng/dư nợ cho vay Qua các năm dư nợ cho vay tiêu dùng tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối, từ hơn 8 tỷ năm 2005 (chiếm 2,62% tổng dư nợ cho vay) đến hơn 33 tỷ năm 2006 (chiếm 4,19% tổng dư nợ cho vay). Đó là do thời điểm tháng 4/2005, Chi nhánh mới được thành lập nên còn nhiều lúng túngcác quy trình cho vay còn chưa hoàn thiện. Năm 2007, nhưng một năm, sau tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng khả quan hơn rất nhiều và vẫn giữ tốc độ ấy dư nợ cho vay tiêu dùngđã đạt những kết quả rất tốt, dư nợ lên tới hơn 64 tỷ (chiếm 5,24% tổng dư nợ). Xét về cơ cấu cho vay tiêu dùng qua các năm của Chi nhánh thể hiện không đồng đều. Đối với cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian, có thể thấy cho vay tiêu dùng ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn chiếm 2/3 dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007. Đối với cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích ngày càng ra tăng dịch vụ cho vay CBCNV từ gần 40% năm 2006 lên đến hơn 64% năm 2007, nhưng với cho vay XKLĐ, du học tỷ trọng giảm rõ rệt: từ hơn 17% năm 2006 đến 2007 chỉ chiếm hơn 1%. Còn các dịch vụ cho vay ô-tô, cho vay mua, sửa nhà thì giảm nhẹ. Qua đó thấy ngân hàng đã định hướng giảmkhông chú trọng nhiều vào sản phẩm cho vay XKLĐ, du học mà tập trung vào khai thác các sản phẩm cho vay CBCNV có thu nhập ổn định vay. Thứ hai, doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng/doanh thu từ lãi cho vay Tình hình doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng khá nhỏ so với doanh thu từ lãi cho vay. Tỷ trọng này cao hơn so với tỷ trọng Dư nợ cho vay tiêu dùng/Dư nơ cho vay: doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng chiếm từ 4,74% năm 2005 đã lên tới 9,92% năm 2007. Điều này được giải thích từ chính đặc điểm của cho vay tiêu dùng bao giờ cũng có lãi suất cao nhất trong sốso với các hình thức cho vay khác và khách hàng ít quan tâm đến lãi suất khi vay vốnKhông chính xác . Thứ ba, số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng qua các năm. Trong 02 năm 2005 và 2006, Chi nhánh triển khai rất mạnh sản phẩm cho vay XKLĐ, và riêng số lượng khách hàng cho vay xuất khẩu lao động gần nghìn ngườihiện nay còn dư nơ lên đến hơn 1.000 người. Mô hình SWOT Điểm mạnh + BIDV là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, với uy tín cao, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, có thể cung ứng nguồn vốn dồi dào với giá rẻ nên có nhiều cơ hội thuận lợi để tham gia thị trường cho vay tiêu dùng. + Đối tượng cho vay của Chi nhánh là khách hàng cá nhân và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh + Lãi suất cho vay hấp dẫn và ổn định (nếu so sánh với các Ngân hàng thương mại cổ phần) sẽ thu hút được nhiều khách hàng + Do đặc điểm của dịch vụ tài chính là dễ dàng đưa ra dịch vụ tương tự so với các đối thủ cạnh tranh nên mặc dù đi sau nhưng việc đưa ra các sản phẩm tương tự như các ngân hàng khác là không khó. + Có nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại khi sử dụng hệ thống ngân hàng tích hợp (SIBS) - Hệ thống ngân hàng một cửaViệc đưa vào áp dụng công nghệ SIBS và hoàn thành công tác hiện đại hoá giai đoạn II đã , taọ ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. + Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới. Điểm yếu + Do chưa có cơ chế cụ thể đối với cho vay nên đôi khi CBTD lúng túng và kéo dài thời gian cho vay nên chưa tạo được sự tin tưởng cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm; một số nhân viên mới tuyển dụng chưa qua đào tạo lại một cách bài bản để cập nhật các kiến thức về ngân hàng hiện đại nên có nhiều lúng túng khi tiếp xúc với khách hàng và ít tạo được sự tin tưởng. Đồng thời việc này cũng tăng nhiều rủi ro khi ra quyết định cho vay. Cũng chính vì ít kinh nghiệm nên khả năng xử lý tình huống của CBTD chưa cao, và thường mất nhiều thời gian xử lý khi có khó khăn phát sinh và khiến cho khoản vay chậm được phê duyệt, tạo cho khách hàng tâm lý là ngân hàng gây khó dễ. + CChưa áp dụng các biện pháp marketing nâng cao hình ảnh ngân hàng,. + Việc cho vay sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay ít thực hiện mà đều yêu cầu khách hàng phải sử dụng tài sản đảm bảo là bất động sản (do yêu cầu về an toàn tín dụng) nên đã vô tình thu hẹp thị trường chưa kể điều này gây nhiều bất lợi cho khách hàng trong khi đó thì họ hoàn toàn có thể vay và thanh toán các khoản vay đến hạn mà không cần sử dụng đến tài sản đảm bảo là bất động sản. + Chi nhánh là một đơn vị thành viên mới thành lập của BIDV nên khó áp dụng các biện pháp marketing để mở rộng thị trường vì công tác marketing cần phải có sự đồng bộ của toàn hệ thống chứ không thể làm manh mún tại một vài chi nhánh. Đồng thời, Chi nhánh cũng khó tiếp cận và xâm nhập thị trường do phải chịu sự cạnh tranh với chính các chi nhánh khác trong cùng hệ thống BIDV. Cơ hội + Thị trường cho vay tiêu dùng hiện đang rộng mở do số người có thu nhập cao ngày càng tăng đặc biệt là tại các đô thị lớn như thủ đô Hà Nội. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên khi nhà nước thi hành quyết định nâng mức lương cơ bản lên 540.000 đồng. Bên cạnh đó đàầu tư nước ngoài tăng mạnh cũng là một yếu tố làm tăng mức thu nhập trung bình trong nền kinh tế, từ đó kích cầu tiêu dùng trên thị truờng. Điều này được thể hiện rất rõ dựa trên sự tăng lên của tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ (năm 2007 là 3425 tỷ, tăng 67,36% so với năm 2006) + Thị trường cho vay tiêu dùng còn chưa được khác thác nhiều do hoạt động cho vay tiêu dùng mới xuất hiện ở Việt Nam gần chục năm nên các ngân hàng chưa có nhiều kinh nghiệm . + Môi trường chính trị ở Việt Nam ổn định. + Môi trường kinh tế năng động tạo cho các ngân hàng có nhiều cơ hội cạnh tranh với nhau. Thách thức + Thị trường cho vay tiêu dùng hiện nay đang chịu sự cạnh tranh rất lớn của rất nhiều ngân hàng, kể cả Ngân hàng cổ phần lẫn các Ngân hàng Quốc doanh, và sắp tới là các ngân hàng nước ngoài khi Việt nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Theo thống kê thì thị phần cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh chiếm tỷ trọng khá nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần lên; đặc biệt theo dự báo thì nó có thể tăng đột biến khi Việt Nam mở rộng phạm vi hoạt động cho các ngân hàng nước ngoài. Bảng 2.8 Thị phần cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh (2000 – 2006) Ngân hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chi nhánh Nước ngoài 11.3 9.5 7.7 7.7 8.3 8.31 8.04 Ngân hàng liên doanh 1 1 1.1 1.2 1.2 1.17 1.25 Tổng 12.3 10.5 8.8 8.9 9.5 9.48 9.29 (Nguồn: Nghiên cứu dịch vụ ngân hàng hiện đại; Báo cáo thường niên ngân hàng nhà nước)) + Khách hàng ngày càng khó tính và có nhiều sự lựa chọn. + Hành lang pháp luật Việt Nam còn chồng chéo nhau, chưa tạo được một sân chơi công bằng cho các ngân hàng. Nếu phân tích mô hình SWOT từ trong ra ngoài sẽ có một số nhận xét sau: Với một thị trường còn chưa được khai thác nhiều như thị trường cho vay tiêu dùng thì các điểm mạnh của ngân hàng sẽ ngày càng được phát huy. Nhưng các mặt yếu như cơ chế cho vay tiêu dùng còn chưa rõ ràng hay hoạt động marketing còn chưa cao sẽ làm Chi nhánh có thể mất đi phần nhiều cơ hội của mình. Những thách thức (nguy cơ) của ngân hàng hiện nay là rất lớn mà những mặt mạnh không thể lấn át ngay được và những mặt yếu lại càng làm ra tăng thách thức đó hơn. Ý diễn đạt chung chung quá Qua mô hình SWOT, chúng ta thấy một điều rõ ràng thị trường hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chưa hấp dẫn. Em kết luận như vậy, là không chính xác 2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung 2.3.1 Kết quả đạt được Điểm mạnh của Chi nhánh là sự tăng trưởng của hoạt động cho vay tiêu dùng vê tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/ dư nợ cho vay, doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng/doanh thu từ lãi cho vay, số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng đạt được mục tiêu của chi nhánh đề ra. Trong đó phải kể đến hình thức cho vay cán bộ công nhân viên tăng trưởng mạnh mẽ và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích của Chi nhánh. Kết quả trên là phù hợp với mục tiêu của Chi nhánh và tương đối bằng các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV. Kết quả trên có được là do lãi suất cho vay tiêu dùng khá hấp dẫn với mức cho vay tương đối cao. Ví dụ như hình thức cho vay CBCNV ở Chi nhánh có thể lên tới 700 triệu cho vị trí Hội đồng quản trị, chuyên viên là 100 triệu, trong khi ở Việtcombank mức vay tối đa là 200 triệu, Sacombank khoảng 200 triệu. Đối với hình thức cho vay để mua nhà, sửa chữa hay trang trí nội thất nhà, Chi nhánh có thể cho vay tối đa đến 100% giá trị sản phẩm cần mua nếu khách hàng thế chấp bằng các giấy tờ có giá mà BIDV chấp nhận. Tuy nhiên, kết quả trên chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánhBIDV. Qua những phân tích trên cho thấy năng lực cạnh tranh cho vay tiêu dùng của Chi nhánh còn yếu. Điều này thể hiện rõ qua những mặt hạn chế sau. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế Hiện tại, dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm hơn 5% so với dư nợ tín dụng, cách xa quá nhiều so với mục tiêu của chi nhánh là 40%. Trong khi tại ngân hàng ACB 15% (năm 2002), VP bank là gần 40% , Sacombank là 22,1% và tại các nước phát triển tỷ lệ này từ 40% đến 50%. Ngoài ra, Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay còn mất cân đối Cho vay du học thấp chiếm xấp xỉ 1% cho vay tiêu dùng. Trong khi đó là một thị trường rất tiềm năng vì hiện nay số lượng người đi du học ngày càng tăng và được trẻ hóa. Nhưng chủ yếu cho vay du học là để chứng minh năng lực tài chính với cơ quan cấp VISA còn để trang trải chi phí học hành không nhiều (30%). Tại Eeximbank tỷ lệ này là 20,3%. Cho vay mua, sửa chữa nhà còn thấp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngân hàng. Dư nợ cho vay mua nhà chiếm 23,45% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, còn tại Ngân hàng ACB là 57,10% , ngân hàng công thương là 35% , Agribank là 53,6%. Chính vì thế tỷ lệ doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng/doanh thu từ lãi cho vay cũng khá thấp so với các ngân hàng khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng NHĐT&PT (BIDV) VN chi nhánh Quang Trung.DOC
Tài liệu liên quan