Mục lục
Lời Nói Đầu 1
Chương I: Lý luận chung về sức cạnh tranh của dịch vụ và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận ở Việt Nam. 4
1.1 Lý luận chung về cạnh tranh. 4
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh. 4
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 5
1.1.3 Các công cụ sử dụng để cạnh tranh. 6
1.2 Lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế. 9
1.2.1 Khái niệm hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế. 9
1.2.2 Nội dung của hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế. 10
1.2.3 Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng hoá quốc tế. 13
1.3 Các tiêu thức đánh giá sức cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế. 16
1.3.1 Nhóm các chỉ tiêu định lượng. 17
1.3.2 Nhóm các chỉ tiêu định tính. 19
1.4 Các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ. 21
1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 21
1.4.2 Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp. 25
1.4.3 Các yếu tố thuộc bản thân dịch vụ. 26
1.5 Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế ở Việt Nam. 28
Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty Vinafco Logistics. 30
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vinafco Logistics. 30
2.1.1 Quá trình hình thành của công ty Vinafco Logistics. 30
2.1.2 Quá trình phát triển của công ty Vinafco Logistics. 31
2.1.3 Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị của công ty Vinafco Logistics. 32
2.1.4 Các đặc điểm kinh tế-kỹ thuật. 37
2.2 Phân tích các chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty Vinafco Logistics. 40
2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng 40
2.2.2 Các chỉ tiêu định tính. 46
2.3 Những biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh. 48
2.3.1 Nâng cao chất lượng của dịch vụ. 48
2.3.2 Duy trì mức giá của dịch vụ thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. 49
2.3.3 Xây dựng, nâng cao uy tín cho thương hiệu. 49
2.4 Đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty Vinafco Logistics. 50
2.4.1 Những ưu điểm trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong dịch vụ giao nhận quốc tế của công ty Vinafco Logistics. 50
2.4.2 Những tồn tại trong việc nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty Vinafco Logistics. 52
2.5 Nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của Vinafco Logistics. 53
2.5.1 Nguyên nhân chủ quan. 53
2.5.2 Nguyên nhân khách quan. 55
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty Vinafco Logistics. 57
3.1 Xu hướng phát triển của kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế trong thời gian tới tại Việt Nam. 57
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 59
3.2.1 Giải pháp từ phía công ty Vinafco Logistics. 59
3.2.2 Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ từ phía nhà nước. 63
Kết luận 67
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5751 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty Vinafco Logistics, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất yếu trong cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi nước ta mới thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, do đó doanh nghiệp việt Nam chưa quen với cạnh tranh, vì vậy mà các sản phẩm trong nước bị hàng nước ngoài cạnh tranh gay gắt, chèn ép ngay trên sân nhà. Hơn nữa, các hình thức trong kinh doanh, cách làm ăn của doanh nghiệp trong nước thường mang tính chất chộp giật, manh mún, cạnh tranh không lành mạnh và rất ít doanh nghiệp áp dụng chiến lược trong kinh doanh làm cho hàng hoá trong nước dần mất đi khả năng cạnh tranh.
Vậy có thể nói nâng cao khả năng cạnh tranh là một yếu tố khách quan của doanh nghiệp, nó làm thay đổi mối tương quan thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.
Dịch vụ vận tải đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thì giao nhận vận tải có năng suất cận biên cao hơn các loại hình khác và kết cấu hạ tầng nói chung. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế càng trở nên quan trọng. Nó góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, tăng nguồn thu ngoại tệ và việc làm. Đóng góp của dịch vụ này vào tỷ trọng GDP của nước ta ngày càng tăng. Với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 16,95% trong 6 năm qua tính đến năm 2006 lĩnh vực dịch vụ giao nhận vận tải đóng góp tới 2,1% vào GDP của cả nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho gần 1 triệu lao động. Những con số trên đã cho thấy vai trò cần thiết của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế.
Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở nước ta có một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hóa chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, hấp dẫn các bạn hàng nước ngoài có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước, làm cho sức cạnh tranh hàng hóa ở nước ta trên thị trường quốc tế tăng lên đáng kể, và tạo điều kiện cho đất nước có thêm nguồn thu ngoại tệ, cải thiện một phần cán cân tài chính của đất nước. Có thể nói việc nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế gắn liền với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Chương II
Thực trạng sức cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty Vinafco Logistics.
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vinafco Logistics.
2.1.1 Quá trình hình thành của công ty Vinafco Logistics.
Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ 6 Đảng CSVN năm 1980, cả nước ta bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quản lý kinh tế, xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý với nhiều thành phần kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước.
Bộ giao thông vận tải thực hiện đường lối đổi mới của Đảng bằng nhiều chủ trương, trong đó có việc giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp, chuyển chức năng quản lý kinh tế kỹ thuật trực tiếp xuống các doanh nghiệp, thành lập một số doanh nghiệp mới.
Cũng trong thời điểm này hệ thống dịch vụ vận tải đang bị khủng hoảng, do đó Bộ có chủ trương thành lập một đơn vị dịch vụ vận tải Trung ương để phối hợp hoạt động của 3 Công ty Đại lý vận tải I, Đại lý vận tải II, Đại lý vận tải III nhằm phát triển ngành dịch vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong thời kỳ mới.
Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 16/12/1987 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký quyết định số 2339A QĐ/TCCB thành lập Công ty dịch vụ vận tải Trung ương (cùng với việc giải thể Trung tâm điều hòa vận tải của Bộ), trụ sở đóng tại Hà Nội và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quý Hàn – Vụ phó Vụ vận tải làm Giám đốc công ty, đồng chí Nguyễn Hữu Đạo – phó phòng Vụ Tài chính kế toán làm Kế tóan trưởng. Tổng số CBCVN chỉ có 40 người được điều động từ các Vụ ở Văn phòng Bộ chuyển sang.
Trong quyết định thành lập nói trên, Bộ GTVT đã giao cho Công ty dịch vụ vận tải Trung Ương (VietNam Freight Forwarding) các nhiệm vụ :
Liên doanh, liên kết trên cơ sở hợp đồng kinh tế với các tổ chức vận tải, các chủ hàng, các ga cảng các tổ chức dịch vụ giao nhận, kho bãi… của Trung ương và địa phương để thực hiện liên hiệp vận chuyển hàng hóa (kể cả hàng hóa xuất nhập khẩu) từ khi hàng Trung ương đến kho hàng cơ sở và chiều ngược lại).
Nhận ủy thác của chủ hàng và chủ phương tiện tổ chức thực hiện các dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng hóa, hàng Bắc – Nam, hàng nặng, thiết bị tòan bộ, dịch vụ giao nhận xếp dỡ, đóng gói, bảo quản và bãi gửi hàng trong quá trình tiếp nhận, vận tải và giao thẳng tới đích.
Tên Công ty: :Công ty TNHH Tiếp vận Vinafco
Tên giao dịch: :VINAFCO LOGISTICS CO., LTD
Ngày thành lập Công ty : 15/11/1990
Địa chỉ trụ sở chính: :Số 33C, Cát Linh, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản :Công ty TNHH tiếp vận Vinafco hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu duy nhất là Công ty cổ phần Vinafco.
Các văn phòng đại diện :
+ Văn phòng đại diện Tp. Hồ Chí Minh: Toà nhà Hải Hương, Số 33 Lê Quốc Hưng, phường 12, Quận 4. Thành phố Hồ Chí Minh
+ Văn phòng đại diện Hải Phòng: Số 435, Đường Đà Nẵng -TP Hải Phòng
+ Văn phòng đại diện Thành phố Vinh: Đường Hà Huy Tập - Tp. Vinh
Quy mô lúc thành lập : khi mới thành lập thì công ty chỉ có hơn 40 nhân viên và số vốn pháp định ban đầu là 7 tỷ VND.
2.1.2 Quá trình phát triển của công ty Vinafco Logistics.
Trải qua 17 năm kinh nghiệm, Vinafco Logistics đã xây dựng và phát triển hệ thống các văn phòng đại diện, cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư và nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh, đến nay Công ty đã có hệ thống cơ sở vật chất gồm hàng trăm phương tiện vận tải, hơn 40.000 m2 kho bãi hiện đại đạt tiêu chuẩn kho hàng quốc tế tại khu vực Hà nội và KCN Tiên Sơn- Bắc Ninh, hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kho hàng được đầu tư hiện đại, cùng với hệ thống phương tiện của nhà thầu phụ và việc sử dụng phương thức kinh doanh Outsourcing tăng cao khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và phương tiện để đáp ứng yêu cầu lớn của khách hàng trong dịch vụ Logistics hiện đại.
Công ty đã phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm hình thành và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong chuỗi cung ứng logistics. Công ty chú trọng đầu tư và phát triển hoạt động trên 3 lĩnh vực lớn tạo thế hỗ trợ nhằm thực hiện liên hoàn và cung ứng đủ các yêu cầu trong hoạt động logistics đó là hoạt động vận tải nội địa, vận tải quá cảnh sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc; Kinh doanh kho bãi và phân phối hàng hóa; Dịch vụ thông quan xuất nhập khẩu và Forwarder quốc tế.
Công ty đã tạo dựng được niềm tin ở khách hàng, xây dựng được hệ thống khách hàng ổn định, đặc biệt Công ty đã và đang được các khách hàng lớn tin tưởng sử dụng dịch vụ và đánh giá cao về chất lượng cung cấp dịch vụ như: Công ty sữa Ducth Lady, Công ty Exxon Mobil, Công ty Sơn ICI Việt Nam, Công ty sơn Nippon, Công ty Huawei, Công ty Yamaha Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam, Công ty Bellco, Công ty LG…Kết quả hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng: Năm 2003: Doanh thu: 43 tỷ VND; Năm 2004: Doanh thu: 57 tỷ VND; Năm 2005: Doanh thu 67 tỷ VND; Năm 2006: Doanh thu: 71 tỷ VND và năm 2007 đạt doanh thu ở mức 93tỷ. Sau một thời gian dài đi vào hoạt động, thương hiệu và hình ảnh Vinafco Logistics càng ngày càng khẳng định được vị thế cũng như chỗ đứng của mình trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế.
2.1.3 Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị của công ty Vinafco Logistics.
Do công ty Vinafco Logistics là một đơn vị thành viên của tổng công ty cổ phần dịch vụ vận tải Vinafco nhưng lại hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên và hạch toán một cách độc lập dựa trên mối quan hệ sở hữu vốn và quan hệ đầu tư, không còn là mối quan hệ hành chính cho-nhận như trước nên đã phù hợp hơn với điều kiện hoạt động của kinh tế thị trường. Mô hình tổ chức của công ty gồm có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, các phòng ban kinh doanh sản xuất và các đơn vị thành viên.
2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản trị của Tổng công ty cổ phần dịch vụ vận tải Vinafco.
Hình2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần dịch vụ Vinafco
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
và các Phó TGĐ
Phòng Tài Chính kế Toán
Ban Tổ Chức Pháp Chế
Phòng Nhân Sự Tổng Hợp
Ban Kế Hoạch và Đầu Tư
Công ty liên doanh Draco
Công ty độc lập 100% vốn Vinafco
Công ty cp ks Nghệ An và Tân Uyên
Công ty Vinafco Sài Gòn
Công ty thép Vinafco
Công ty vận tải biển Vinafco
Công ty thương mại Vinafco
Công ty tiếp vận Vinafco
Ban Kiểm soát
Thư ký HĐQT
Trợ lý TGĐ
Các đơn vị thành viên
Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vinafco được xây dựng theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, vì vậy các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý được tổ chức theo đúng quy định của Nhà nước:
Đại hội cổ đông: Quyết định các vấn đề lớn liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Công ty.
Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh hàng năm của Công ty; các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Công ty; chịu trách nhiệm báo cáo lại tình hình của Công ty với Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát: Kiểm tra toàn bộ hoạt động quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty về tính hợp lý, hợp pháp. Đồng thời kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành; báo cáo kết quả kiểm soát với đại hội cổ đông, hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc: người đứng đầu tổng công ty, quản lý mọi hoạt động của tất cả các phòng ban, chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước Nhà nước.
Các phó tổng giám đốc: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một lĩnh vực nào đốc do giám đốc uỷ quyền. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước tổng giám đốc.
Tất cả các phòng ban và chi nhánh đều thuộc quyền quản lý của ban giám đốc, ban giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty. Các phó giám đốc có quyền tham mưu cho giám đốc hoặc giám đốc được uỷ quyền quản lý một lĩnh vực nào đó.
Khối các phòng ban nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc gồm:
Phòng Kế hoạch và đầu tư.
Phòng Nhân sự tổng hợp.
Phòng tài chính - kế toán.
Phòng tổ chức pháp chế.
Cụ thể chức năng của từng phòng được quy định như sau:
● Phòng kế hoạch và đầu tư: Chức năng chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện chức năng quản lý về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển cho tổng công ty. Nhiệm vụ của phòng bao gồm:
- Chuẩn bị hồ sơ trình Ban Giám đốc về các dự án kinh doanh, xét duyệt đề cương, dự toán, kiểm tra thực hiện và thẩm định nghiệm thu.
- Hướng dẫn và phối hợp các đơn vị. doanh nghiệp trực thuộc công ty việc thực hiện các dự án kinh doanh đã được phê duyệt.
- Tham mưu cho Giám đốc về điều chỉnh, bổ sung các định mức liên quan đến việc lập và quản lý các dự án kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất để tổng hợp, cân đối, hoàn chỉnh thành kế hoach phát triển hàng năm của công ty, lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn kinh doanh, vốn tín dụng nhà nước… nhằm hoàn thành các dự án kinh doanh.
●Phòng nhân sự tổng hợp: Phòng nắm toàn bộ nhân lực của Công ty, tham mưu cho giám đốc, sắp xếp, tổ chức bộ máy, lực lượng lao động trong mỗi phòng ban sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao. Phòng cũng có nhiệm vụ xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại nguồn lực Công ty, đưa ra các chính sách, chế độ về lao động và tiền lương của cán bộ công nhân viên đồng thời tuyển dụng lao động và điều tiết lao động phù hợp với các mục tiêu, tình hình kinh doạnhổng hợp: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, lập báo cáo các hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm trình lên ban giám đốc. Ngoài ra phòng còn phải tiến hành nghiên cứu thị trường, đàm phán giao dịc với khách hàng và lập các chiến lược truyền thống khuyến mại của Công ty.
● Phòng tổ chức pháp chế: Chức năng của phòng này là phục vụ văn phòng phẩm của Công ty, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty. Bên cạnh đó phòng có trách nhiệm theo dõi, sửa chữa lớn, nhỏ và sửa chữa thường xuyên đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan dến hành chính sự nghiệp.
● Phòng tài chính- kế toán: Nhiệm vụ chính của phòng là hạch toán ké toán, đánh giá toàn bộ vvề hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ lập bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính theo yêu cầu trình ban giám đốc. Tiến hành xây dựng tài chính, quyết toán tài chính với các cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan theo quy định.
* Mô hình tổ chức bộ máy công ty tiếp vận Vinafco Logistics.
Hình2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty tiếp vận Vinafco Logistics.
Ban Giám Đốc
Phòng thông quan XNK
Phòng kinh doanh
Phòng vận tải
Phòng tài chính kế toán
Trung tâm tiếp vận Bạch Đằng
Phòng nhân chính
Trung tâm tiếp vận Tiên Sơn
●Ban Giám đốc: bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, trực tiếp ra mọi quyết định liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty, là người đại diện cho lợi ích của công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một lĩnh vực nào đó tuỳ theo sự điều phối của giám đốc. Các phó giám đốc thay mặt giám đốc kiểm tra, tiến hành việc thực hiện các dự án và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hiệu quả kinh doanh của các dự án đó.
●Phòng nhân chính: Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vự tổ chức, quản lý cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, công tác chế độ tiền lương, an toàn và bảo hộ lao động, bảo vệ chính trị nội bộ. Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác hành chính quản trị và bảo vệ cơ quan, xây dựng mô hình tổ chức, xây dựng các quy chế nội bộ, bổ nhiệm cán bộ, bố trí sắp xếp cán bộ, bổ nhiệm cán bộ, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, các chế độ chính sách đối với người lao động và công tác quản trị hành chính của cơ quan, công tác tuyên truyền thi đua....
●Phòng tài chính-kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính, giám sát việc thu và chi phí (vật tư, lao động, kỹ thuật…) phục vụ công tác theo chế độ dự toán thu chi.
●Trung tâm tiếp vận Bạch Đằng và Tiên Sơn: Có chức năng là cầu nối, tiếp nhận, lưu trữ phân phối hàng hoá sang các tỉnh lân cận.
●Phòng thông quan xuất nhập khẩu: Nhiệm vụ của phòng là thực hiện các hồ sơ, chứng từ, thủ tục hải quan cần thiết nhằm xuất, nhập khẩu các lô hàng cho khách hàng.
● Phòng kinh doanh: Có chức năng thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, phòng Kinh doanh còn giữ vai trò Marketing và khai thác các mảng sản phẩm và dịch vụ mới trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
● Phòng vận tải: Phụ trách việc vận chuyển hàng hoá trong cả nội địa cũng như quốc tế.
2.1.4 Các đặc điểm kinh tế-kỹ thuật.
2.1.4.1: Đặc điểm về sản phẩm.
- Dịch vụ cho thuê kho bãi.
Vinafco Logistics hiện đang sở hữu hệ thống kho bãi chất lượng cao với tổng diện tích mặt bằng 40.000m² vị trí thuận lợi cho việc lưu giữ và phân phối hàng hoá vào khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, các kho này đều nằm ở các đường vành đai Hà nội và khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh.Hiện nay hệ thống các kho này đang là kho trung chuyển trong các kênh phân phối của nhiều hãng sản xuất lớn trong nước và trên thế giới với các mặt hàng như: Sữa, Sơn, Dầu nhờn, Sôđa, thiết bị viễn thông , hàng xe máy v..v
- Dịch vụ vận chuyển đa phương thức.
Cùng với sự kết hợp với các hãng vận tải biển và các công ty vận tải đường sắt, Vinafco Logistics cũng cung cấp các dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa từ kho đến kho như vận tải từ kho – ga/cảng – ga/cảng – kho đối với những hàng hoá vận chuyển với số lượng, trọng lượng lớn vừa đảm bảo thuận tiện và chi phí thấp nhất cho khách hàng.
- Dịch vụ giao nhận quốc tế.
Vinafco Logistics cung cấp rất đa dạng các dịch vụ giao nhận đường hàng không và đường biển nhưng chủ yếu bao gồm các mảng hoạt động:
+Dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá từ cảng về kho và ngược lại.
+Dịch vụ cho thuê kho ngoại quan.
2.1.4.2: Đặc điểm về lao động.
Vinafco Logistics tổ chức và hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu của công ty cổ phần Vinafco, gồm có 2 phòng quản lý, 4 đơn vị kinh doanh, 3 văn phòng đại diện tại Hải phòng, Vinh-Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh, với nguồn nhân lực gồm 201 CBNV giàu kinh nghiệm trình độ đại học 37,3%, Trung cấp-Cao đẳng 14,4%, công nhân lành nghề 22,4%, lao động phổ thông 25,9% và hơn 30 cán bộ quản lý thực hiện các cong viêc: Quản lý, điều hành, khai thác vận tải, kho bãi, phân phối hàng hóa, dịch vụ khách hàng, quản lý kho, dich vụ vận tải quốc tế, XNK hàng hóa…
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động năm 2007 ( đơn vị %)
STT
Phân loại theo trình độ
Số người
Tỷ lệ %
1
Trình độ đại học và trên đại học
75
37,3
2
Trình độ cao đẳng và trung cấp
29
14,4
3
Công nhân kỹ thuật
45
22,4
4
Lao động phổ thông
52
25,9
Tổng cộng
201
100
(Nguồn: Báo cáo của ban chấp hành công đoàn công ty Vinafco Logistics năm 2007)
Vinafco Logistics luôn coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, các nhân viên được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia học tập để nâng cao trình độ, năng lực làm việc. Năm 2006 Công ty đã tiến hành đạo tạo và đào tạo lại cho toàn bộ đội ngũ nhân viên gồm: Đào tạo tin học, sử dụng CNTT, đào tạo kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ thuật quản lý và điều hành hệ thống kho hàng… Có thể nói đến nay đội ngũ nhân sự đã được trang bị tốt những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng.
Về số lượng nhân sự, phải có sự phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, phải phù hợp với cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý mà công ty áp dụng theo nguyên tắc “Tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả”.Về chất lượng, công ty tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ học vấn từ Đại học trở lên, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc.
2.1.4.3 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị.
* Quản lý kho hàng bằng phần mềm:
Vinafco logistics đang thực hiện quan lý kho hàng bằng phần mềm theo mô hình quản lý tiến tiến ( Warehouse management system-WMS), giúp khách hàng các thông tin liên quan đến hoạt động của hàng hoá, tính toán tỉ lệ dự trữ, tối ưu hoá công cụ quản lý kho thông qua hệ thống báo cáo được cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Vinafco logistics thực hiện quản lý xuất nhập hàng hoá bằng phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp, lập các báo cáo xuất nhập tồn về hàng hoá theo yêu cầu quản lý của khách hàng.
* Áp dụng mô hình Third Party Logistics trong dịch vụ vận chuyển đa phương thức.
Hiện nay Vinafco Logistics đã áp dụng cho mô hình 3PL (Third Party Logistics) trọn gói được thực hiện theo quy trình 5 bước như sau:
Bước 1.Tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua hệ thống điện thoại/Email/Fax…
Bước 2.Sau khi tiếp nhận các đơn hàng của khách hàng yêu cầu, tiến hành xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý chuyên nghiệp (BPCS, WMS…).
Bước 3.Chuyển đơn gom hàng cho bộ phận kho và bộ phận vận tải.
- Bộ phận kho nhận lệnh gom hàng sẽ tiến hành gom hàng và xác nhận tình trạng thực tế chắc chắn của đơn hàng có thể được giao hay không , báo cáo lại cho bộ phận C/s để tiến hành in hoá đơn.
- Bộ phận vận tải nhận lệnh gom hàng và tiến hành các hoạt động điều phối vận tải, sắp xếp phương tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.
Bước 4.Sau khi nhận được xác nhận từ kho, bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ in hoá đơn và chuyển xuống kho làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho.
Bước 5.Tuỳ theo phương thức giao hàng mà tiến hành các giấy tờ cần thiết
Hình 2.3: Quy trình giao hàng 3PL.
2.1.4.4 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn.
Công ty Vinafco Logistics ngoài nguồn vốn đầu tư là 7 tỷ đồng ban đầu thì sau khi tiến hành chuyển sang cổ phần, Công ty đã phát hành cổ phiếu, huy động thêm 18,2 tỷ đồng của các cổ đông là CBCNV, vay vốn ngân hàng, liên doanh với nước ngoài để có thêm vốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh…sau những hoạt động cụ thể đó, vốn kinh doanh của công ty đã tăng lên 93 tỷ đồng.
2.2 Phân tích các chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty Vinafco Logistics.
2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
2.2.1.1 Thị phần của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty Vinafco Logistics so với các đối thủ cạnh tranh.
Giao nhận hàng hoá quốc tế là một dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp và hiểu biết pháp luật, thông lệ và tập quán thương mại quốc tế rất cao. Sau gần 20 năm đi vào hoạt động trong lĩnh vực này, công ty Vinafco Logistics đã tạo được một vị thế và chỗ đứng xứng đáng cho mình. Hiện Vinafco Logistics là một trong những công ty Việt Nam lớn nhất cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế cho các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, so với các công ty liên doanh hàng đầu thì thị phần của công ty Vinafco Logistics còn khá là khiêm tốn.
Bảng 2.2: Khối lượng hàng hoá giao nhận của một số công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận năm 2007.
(đơn vị: tấn)
Số thứ tự
Tên công ty
Khối lượng hàng hoá giao nhận.
Thị phần
1
Dragon Logistics
1356000
24.61%
2
Nippon express
652530
11.84%
3
Nyk Logistics
564300
10.24%
4
Logistem
545300
9.90%
5
Vinafco Logistics
196540
3.57%
6
Các công ty khác
1965230
35.65%
Tổng
5510850
100%
( Nguồn : www.vneconomy.com.vn )
Từ số liệu trong bảng trên ta có thể thấy rằng, các công ty liên doanh nước ngoài (chủ yếu là liên doanh với Nhật Bản) đang chiếm một thị phần rất lớn trên thị trường giao nhận Hà Nội và các tỉnh lân cận. Công ty Vinafco hiện mới chỉ chiếm 3.57% thị phần trong khu vực này. Năm 2007, đánh dấu sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của cả công ty bằng sự kiện lần đầu tiên khối lượng hàng hoá mà công ty giao nhận được đạt trên 190000 tấn. Tuy nhiên, con số này của công ty Dragon Logistics (Draco.,ltd) là 1365000 tấn, gấp gần 7 lần khối lượng hàng hoá mà công ty Vinafco Logistics vận chuyển được.
Cùng với sự cố gắng của toàn thể nhân viên, số lượng hàng hoá mà công ty Vinafco Logistics vận chuyển được ngày càng tăng. Tuy nhiên, mặc dù khối lượng hàng hoá ngày càng tăng nhưng do khối lượng hàng hoá toàn ngành vận chuyển được cũng càng ngày càng nhiều nên thị phần của công ty so với các đối thủ cạnh tranh vẫn chưa có được sự chuyển biến mạnh mẽ.
Bảng 2.3: Thị phần giao nhận hàng hoá của một số công ty tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận giai đoạn 2005-2007
( đơn vị %)
Số thứ tự
Công ty
2005
2006
2007
1
Draco.,Ltd
20.25%
22.35%
24.61%
2
Nippon express
10.86%
10.98%
11.84%
3
Logistem
10.03%
10.82%
9.90%
4
Nyk logistics
8.21%
9.65%
10.24%
5
Vinafco Logistics
3.41%
3.67%
3.57%
( Nguồn
Qua bảng trên ta thấy rằng trong năm 2007, mặc dù khối lượng hàng hoá vận chuyển được tăng lên nhưng thị phần của công ty lại có phần bị thu hẹp lại. Điều này do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan nhưng nguyên nhân chính chính có thể là do khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của Vinafco Logistics là chưa cao. Do đó, để có thể phát triển trong thời gian tới thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh là rất cấp thiết.
2.2.1.2. Doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty Vinafco Logistics so với các đối thủ cùng ngành.
Doanh thu cũng là một trong những chỉ tiêu có thể đánh giá một cách đơn giản khả năng cạnh tranh của một công ty. Nếu doanh thu của công ty từ một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó là lớn thì chứng tỏ sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và ngược lại. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận quốc tế thì doanh thu đem lại càng cao thì chứng tỏ khối lượng hàng hoá giao nhận của công ty đó càng lớn, điều đó cũng có nghĩa là khả năng cạnh tranh của công ty đó với các công ty cùng ngành là càng mạnh.
Khối lượng hàng hoá của công ty Vinafco Logistics so với các công ty cùng trong ngành, đặc biệt là các công ty liên doanh là thấp hơn, dẫn đến doanh thu từ việc kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế là không cao.
Bảng 2.4:Doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của một số công ty tại đia bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận giai đoạn 2005-2007 (đơn vị: tỷ VND)
Số thứ tự
Công ty
2005
2006
2007
Tốc độ tăng trưởng
1
Draco,.ltd
100,56
150.48
265.76
1.63%
2
Nippon express
56.96
89.56
132.56
1.53%
3
Logistem
55.58
88.13
115.29
1.45%
4
Nyk Logistics
48.96
79.59
120.37
1.56%
5
Vinafco
27.98
34.51
41.89
1.23%
( Nguồn : www.vneconomy.com.vn )
Qua bảng 2.4 Có thể thấy rằng, doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty Vinafco Logistics trong giai đoạn 2005-2007 luôn giữ được tốc độ tăng trưởng khá đều (1,23%). Tuy nhiên, so với tốc độ tăng trưởng cũng như số lượng của các đối thủ cùng ngành thì doanh số của Vinafco Logistics vẫn còn là khá khi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26442.doc