Chuyên đề Nâng cao năng lực nhận tái của VINARE trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới - WTO

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM VÀ NĂNG LỰC NHẬN TÁI BẢO HIỂM 3

I. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TÁI BẢO HIỂM 3

1. Sự cần thiết và bản chất của tái bảo hiểm 3

1.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm 3

1.2 Bản chất và chức năng của tái bảo hiểm. 6

1.3 Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm. 7

1.3.1 Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm (từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19). 7

1.3.2 Giai đoạn từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. 8

1.3.3 Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. 9

2. Các hình thức tái bảo hiểm 10

2.1 Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn 10

2.2 Tái bảo hiểm bắt buộc 12

2.3 Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc (Tái bảo hiểm để ngỏ) 13

3. Các phương thức tái bảo hiểm 14

3.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 14

3.1.1 Tái bảo hiểm số thành: 14

3.1.2 Tái bảo hiểm mức dôi 16

3.1.3 Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi 17

3.2 Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 17

3.2.1 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường 18

3.2.2 Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường 21

3.2.3 Tái bảo hiểm kết hợp: 22

4. Hợp đồng tái bảo hiểm 23

4.1 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm 23

4.1.1 Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời 23

4.1.2 Hợp đồng tái bảo hiểm cố định 24

4.1.3 Hợp đồng tái bảo hiểm mở 24

4.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng 24

4.2.1 Hoa hồng tái bảo hiểm - thủ tục phí tái bảo hiểm 24

4.2.2 Phí tạm giữ 26

4.2.3 Bồi thường tạm giữ 26

4.2.4 Bồi thường trả ngay 26

II. NĂNG LỰC NHẬN TÁI BẢO HIỂM CỦA DNBH 26

1. Năng lực nhận tái 27

1.1 Khả năng tài chính 28

1.2 Quan hệ hợp tác kinh doanh trên thị trường 30

1.3 Trình độ chuyên môn của cán bộ tái bảo hiểm. 31

2. Các biện pháp nâng cao năng lực nhận tái bảo hiểm của DNBH 31

2.1 Tăng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư 31

2.2 Tăng cường quan hệ với các DNBH trong và ngoài nước. 32

2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬN TÁI BẢO HIỂM CỦA VINARE (2004 – 2007) 33

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM 33

1. Lịch sử hình thành và phát triển 33

2. Địa vị pháp lý của VINARE 34

2.1 Chức năng hoạt động 34

2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của công ty 35

2.2.1 Quyền hạn của công ty 35

2.2.2 Nghĩa vụ của công ty 35

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của VINARE 36

2.4 Ngành nghề kinh doanh 38

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VINARE 38

3.1 Giai đoạn 1995 - 2004 38

3.2 Giai đoạn 2005 - 2007 40

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬN TÁI BẢO HIỂM CỦA VINARE (2004 – 2007) 41

1. Tình hình nhận tái bảo hiểm 41

1.1Theo hình thức tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc - tự nguyện 41

1.2.Theo thị trường nhận tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài 44

1.3. Theo loại hình nghiệp vụ 44

2. Tình hình nhượng tái của VINARE 49

3. Kết quả kinh doanh nhận tái bảo hiểm của VINARE 51

3.1 Mức phí nhận tái bảo hiểm giữ lại 51

3.2 Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 52

3.2.1 Bồi thường thuộc trách nhiệm phát sinh 52

3.2.2 Bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái 53

3.2.3 Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 54

3.3 Kết quả thu – chi nghiệp vụ tái bảo hiểm 55

3.3.1 Kết quả thu nghiệp vụ tái bảo hiểm 55

3.3.3 Kết quả thu – chi nghiệp vụ tái bảo hiểm 57

IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC NHẬN TÁI CỦA VINARE 58

1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm của VINARE 58

1.1 Những mặt đạt được: 58

1.2 Những mặt hạn chế: 60

1.3 Nguyên nhân: 61

2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực nhận tái của VINARE 62

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NHẬN TÁI CỦA VINARE TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO 64

I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN TÁI CỦA VINARE KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 64

1. Cam kết của ngành bảo hiểm khi gia nhập WTO 64

2. Tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động nhận tái bảo hiểm của VINARE 66

2.1 Cơ hội 66

2.2 Thách thức 68

II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NHẬN TÁI CỦA VINARE 69

1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 69

1.1 Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật 69

1.2. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm 71

1.3.Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 71

2.Giải pháp đối với VINARE 72

2.1 Tăng cường khả năng tài chính 72

2.2 Hoàn thiện các sản phẩm tái bảo hiểm 74

2.3 Mở rộng khai thác nhận tái bảo hiểm trong và ngoài nước 75

2.4 Xây dựng chính sách khách hàng, dịch vụ khách hàng 76

2.5 Phát triển nguồn nhân lực 77

2.6 Hiện đại hoá hệ thống thông tin trong khai thác và quản lý doanh nghiệp 78

KẾT LUẬN 80

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực nhận tái của VINARE trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp bảo hiểm cung cấp các tài liệu liên quan đến việc thu xếp tái bảo hiểm cho các dịch vụ bảo hiểm, tiến hành giám định và đánh giá về giá trị bảo hiểm, tổn thất về tài sản được bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ của mình với doanh nghiệp bảo hiểm. - Khởi kiện các tranh chấp trong quan hệ với khách hàng trước cơ quan Toà án kinh tế. 2.2.2 Nghĩa vụ của công ty - Thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước. - Thực hiện tái bảo hiểm phần vượt khả năng tài chính của mình trên nguyên tắc sử dụng có hiệu quả khả năng nhận tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm trong nước tới mức tối đa. - Giúp đỡ và tư vấn về việc thu xếp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. - Tổ chức việc tiếp nhận và cung cấp các thông tin về thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm thế giới (quy tắc, hợp đồng, điều khoản, tỷ lệ phí bảo hiểm, hoa hồng tái bảo hiểm…) cho các doanh nghiệp bảo hiểm. - Nghiên cứu và tiến hành các nghiệp vụ, tăng cường khả năng tài chính của Công ty để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và khách hàng, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn vốn theo các quy định hiện hành. - Thông tin tuyên truyền nhằm mở rộng và phát triển hoạt động tái bảo hiểm. 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của VINARE Bộ máy quản lý của VINARE được tổ chức theo mô hình của công ty cổ phần như sau: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Tổng công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Tổng công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Ban tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua. Tổng giám đốc là người đại diện trước pháp luật của Tổng công ty. Phòng nghiệp vụ: phòng phi hàng hải, phòng hàng hải, phòng hàng không, phòng kỹ thuật, phòng dầu khí và các nghiệp vụ khác: phòng đầu tư và các phòng ban chức năng khác. Sau đây là sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tổng công ty: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Trụ sở chính Các phòng ban chức năng (9) Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh BAN KIỂM SOÁT Công ty liên doanh bảo hiểm Samsung Vina Các công ty góp vốn 2.4 Ngành nghề kinh doanh Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm trong và ngoài nước. Bao gồm những nghiệp vụ chính sau: + Nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng không; + Nghiệp vụ Tái bảo hiểm xây dựng - lắp đặt; + Nghiệp vụ Tái bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt; + Nghiệp vụ Tái bảo hiểm thân tàu; + Nghiệp vụ Tái bảo hiểm P&I (bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu); + Nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hoá; + Nghiệp vụ Tái bảo hiểm dầu khí; + Nghiệp vụ Tái bảo hiểm khác (xe cơ giới, nông nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp, nhân thọ, du lịch…) Đầu tư tài chính vào các lĩnh vực trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, kinh doanh bất động sản và các hoạt động đầu tư khác theo luật định. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VINARE Trải qua hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm, VINARE đã nỗ lực không ngừng để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh cả trong và ngoài nước, và từng bước đang khẳng định tên tuổi cũng như uy tín của mình trên thị trường. Cùng với những diễn biến mới của thị trường cũng như những thay đổi từ chính nội bộ công ty, mà quá trình hoạt động kinh doanh của VINARE cho đến nay có thể được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trước cổ phần hoá và giai đoạn từ cổ phần hoá đến nay. 3.1 Giai đoạn 1995 - 2004 Trong giai đoạn này VINARE đã có những lợi thế nhất định so với các công ty bảo hiểm trên thị trường trong kinh doanh tái bảo hiểm như: Thứ nhất, là công ty duy nhất của thị trường hoạt động chuyên trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm bắt buộc, VINARE là đầu mối thu hút dịch vụ nhận tái bảo hiểm trong và ngoài nước. Thứ hai, với quy chế tái bảo hiểm bắt buộc của Bộ Tài chính về tái bảo hiểm bắt buộc là tất cả các công ty bảo hiểm hoạt động trên thị trường Việt Nam có trách nhiệm chuyển tái bảo hiểm theo tỷ lệ tối thiểu 20% các dịch vụ có tái trước khi chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài đã mang lại nguồn thu ổn định cho VINARE. Ngoài ra, nguồn thu từ sự hợp tác giữa VINARE và các công ty bảo hiểm theo hình thức tự nguyện cũng tạo điều kiện cho VINARE tập trung lực lượng dịch vụ trao đổi trong thị trường, nâng phần giữ lại của toàn thị trường. Thứ ba, có điều kiện thuận lợi đàm phán Hợp đồng tái bảo hiểm và xây dựng các sản phẩm tái bảo hiểm có hiệu quả nhất nhờ lượng dịch vụ luôn phát triển và ổn định. Hạn chế tình trạng bị áp đặt khi đàm phán tái bảo hiểm với các tổ chức bảo hiểm nước ngoài: giá phí, hoa hồng, các điều kiện của hợp đồng tái bảo hiểm. Thứ tư, số lượng đơn bảo hiểm/dịch vụ bảo hiểm lớn và rộng khắp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam giúp VINARE có được thông tin một cách đầy đủ về các rủi ro được bảo hiểm, tính toán mức giữ lại một cách hợp lý trên cơ sở kiểm soát và đánh giá rủi ro. Hoạt động chuyên tái của VINARE là công cụ quản lý đắc lực của nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh doanh bảo hiểm. Thứ năm, tái bảo hiểm mang tính chất toàn cầu, qua đó VINARE sẽ thiết lập mối quan hệ quốc tế rộng, tạo điều kiện đánh giá và lựa chọn đối tác trong các tổ chức bảo hiểm có uy tín với các điều kiện đàm phán có lợi nhất trong quan hệ trao đổi dịch vụ, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, đào tạo… Thứ sáu, do việc nhận dịch vụ của tất cả các tổ chức bảo hiểm trong thị trường Việt Nam, tỷ lệ tổn thất của các dịch vụ có tái bảo hiểm của VINARE gần với tỷ lệ tổn thất trung bình của thị trường Việt Nam, giúp VINARE ổn định được quá trình kinh doanh rủi ro, đồng thời hoạch định các chính sách về tái bảo hiểm của VINARE thích ứng và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Thứ bảy, đội ngũ cán bộ VINARE được tuyển chọn kỹ càng ngay từ đầu thành lập. Đây là những hạt nhân nòng cốt cho việc phát triển nguồn nhân lực sau này. Đặc thù đội ngũ lao động VINARE là sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao, bộ máy quản lý gọn nhẹ, thuận tiện cho việc điều hành kinh doanh. Với những lợi thế kể trên, trong giai đoạn này VINARE đã đạt được những kết quả quan trọng sau: - Tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm đạt 3.484 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm. Trong đó: tổng phí nhận tái bảo hiểm tự khai thác ngoài phần quy chế tái bảo hiểm bắt buộc1.764 tỷ đồng (phí nhận từ nước ngoài đạt 84,5 tỷ đồng) và chiếm 50,63%/tổng phí nhận. - Doanh thu phí giữ lại 691 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 34%/năm. - Tổng phí giữ lại cho thị trường 1.187 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 39%/năm. - Tổng lợi tức thực hiện 144 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 25,6%/năm. - Tổng lợi tức nộp ngân sách 63,4 tỷ đồng. Về thanh toán bồi thường tái bảo hiểm: Toàn bộ phần dịch vụ chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài được VINARE thu xếp hết sức thận trọng và an toàn cho các nhà nhận tái bảo hiểm hàng đầu thế giới. Các tổn thất thuộc trách nhiệm nhà nhận tái đều được thu hồi đầy đủ và kịp thời, không có thất thoát. Tổng số thu bồi thường tái bảo hiểm giai đoạn này đạt 685 tỷ đồng, tổng số chi trả bồi thường nhận tái bảo hiểm là 911 tỷ đồng, tổng số bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 226 tỷ đồng. VINARE luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với các công ty bảo hiểm gốc: giám định tổn thất, thanh toán và hỗ trợ thanh toán nhanh, nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng tham gia bảo hiểm. 3.2 Giai đoạn 2005 - 2007 Kể từ khi hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần, lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm của VINARE có sự thay đổi so với giai đoạn trước: - Thực hiện cam kết về chuyển nhượng dịch vụ tái bảo hiểm giữa VINARE và các cổ đông thay cho quy định về tái bảo hiểm bắt buộc. Theo đó, các cổ đông của VINARE cam kết chuyển nhượng tối thiểu 20% dịch vụ có tái bảo hiểm cho VINARE trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài. Đồng thời, VINARE cũng ưu tiên (tỷ lệ nhận, hoa hồng và các điều kiện khác) chuyển nhượng lại dịch vụ cho cổ đông trước khi chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài. - Tiếp tục thực hiện quy định tái bảo hiểm bắt buộc 20% đối với các công ty bảo hiểm không phải cổ đông của VINARE. - Mở rộng khai thác nhận dịch vụ trong và ngoài nước (ngoài phần dịch vụ khai thác theo cam kết/bắt buộc). - Ngoài ra khả năng tài chính của VINARE đã được tăng cường đáng kể so với giai đoạn trước do có sự góp vốn của các cổ đông và phần vốn tích luỹ trong quá trình hoạt động, từ đó đã chủ động nâng mức giữ lại cho phù hợp với khả năng tài chính mới. Trong bối cảnh có nhiều thay đổi trên, kết quả kinh doanh nhận/nhượng tái bảo hiểm của VINARE trong giai đoạn này có thể tóm tắt qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: - Tổng doanh thu phí nhận giai đoạn này đạt khoảng 2.521 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,12%/năm. - Doanh thu phí nhượng tái cho thị trường trong nước đạt 597.9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 26,7%/năm. - Doanh thu phí giữ lại 510 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20,8%/năm. - Tổng lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh là 106,83 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 31,7%/năm. - Tổng lợi tức nộp ngân sách là 34,646 tỷ đồng Về giải quyết bồi thường trong giai đoạn này: Tổng chi bồi thường nhận tái bảo hiểm là 828,023 tỷ đồng. Tổng thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm là 563,514 tỷ đồng. Chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 264,509 tỷ đồng. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬN TÁI BẢO HIỂM CỦA VINARE (2004 – 2007) 1. Tình hình nhận tái bảo hiểm Có thể nói nhận tái bảo hiểm cũng giống như khâu khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc nên có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Chính vì nó có vai trò quyết định đến sự thành bại của các hoạt động về sau mà VINARE đã rất chú trọng đến khâu nhận tái bảo hiểm. Không những vậy VINARE cũng luôn cố gắng mở rộng thị trường nhận tái bảo hiểm, để không chỉ là đầu mối nhận tái bảo hiểm trong nước, mà phấn đấu vươn ra tầm khu vực và thế giới. Song do kinh nghiệm hoạt động cũng như khả năng tài chính còn hạn chế mà phần lớn dịch vụ nhận tái của công ty đều được khai thác từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Các hoạt động nhận tái nước ngoài chủ yếu từ các nước trong khu vực và Châu Á trên cơ sở trao đổi dịch vụ. Chính vì vậy, trong phần này chủ yếu đề cập tới hoạt động nhận tái bảo hiểm của VINARE từ thị trường trong nước. 1.1Theo hình thức tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc - tự nguyện Từ những quy định về tái bảo hiểm bắt buộc cùng những cam kết giữa VINARE và các doanh nghiệp bảo hiểm là cổ đông mà có thể chia nguồn nhận tái của VINARE ra làm hai nguồn chính: nguồn nhận tái cam kết/bắt buộc và nguồn nhận tái tự nguyện. Như vậy ngoài những dịch vụ khai thác từ quy định tái bảo hiểm bắt buộc cũng như từ nhượng tái bảo hiểm của các cổ đông sang, VINARE cũng tích cực đàm phán với các đối tác là các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước để thuyết phục họ nhượng tái sang VINARE. Nguồn thu nhận tái bảo hiểm tự nguyện có vai trò hết sức quan trọng vì nó thể hiện được năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng dịch vụ mà VINARE có thể cung cấp cho các nhà nhượng tái. Bảng 2.1: Doanh thu phí nhận TBH của VINARE theo hình thức cam kết/bắt buộc - tự nguyện (2004 – 2007) Năm Phí nhận TBH cam kết/bắt buộc Phí nhận tái tự nguyện Tổng phí nhận TBH (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2004 353,536 49,56 359,795 50,44 713,331 – 2005 399,990 48,43 425,840 51,57 825,830 15,77 2006 458,594 58,58 324,250 41,42 782,844 - 5,21 2007 601,203 65,89 311,281 34,11 912,484 16,56 Tổng 1.813,323 56,06 1.421,166 43,94 3.234,489 8,55 (Nguồn: Phòng tổng hợp, VINARE) Nhìn vào bảng tổng kết doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VINARE, ta có thể thấy ngay được tổng phí nhận tái từ năm 2004 đến năm 2007 đạt 3.234,489 tỷ đồng. Chỉ tính riêng 3 năm 2005 – 2007, con số này là 2.251,158 tỷ đồng, chiếm đến 72,36% tổng phí nhận tái của VINARE giai đoạn 1995 – 2004. Mặt khác năm 2005, một năm sau khi tiến hành cổ phần hoá, năng lực nhận tái của VINARE đã đạt 825,83 tỷ đồng, đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm hoạt động kinh doanh từ 1995 – 2005, tăng 112,499 tỷ đồng tương đương tăng 15,8% so với năm 2004. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,55%. Để có được kết quả trên phải kể đến sự đóng góp của việc tiến hành cổ phần hoá thành công, giúp VINARE tăng vốn điều lệ từ 40 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, tăng gấp 12,5 lần. Thêm vào đó, việc chuyển nhượng dịch vụ tái bảo hiểm giữa VINARE và các cổ đông thay vì bắt buộc nay sẽ là thực hiện theo hình thức cam kết. Theo đó, các cổ đông của VINARE cam kết chuyển nhượng tối thiểu 20% các dịch vụ có tái bảo hiểm cho VINARE trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài. Bên cạnh đó, quy định tái bảo hiểm bắt buộc 20% đối với các công ty bảo hiểm không phải là cổ đông của VINARE vẫn tiếp tục thực hiện. Công ty cũng không ngừng mở rộng khai thác nhận dịch vụ trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên cũng có thể dễ nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí nhận tái bảo hiểm qua các năm từ 2004 đến 2007 là thiếu ổn định. Năm 2006, doanh thu phí nhận tái bảo hiểm giảm 42,986 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là -5,21%. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm trên là do cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo hiểm được đẩy lên tới mức cao, diễn ra khốc liệt và ở tất cả các loại hình dịch vụ: cạnh tranh về giá phí, điều kiện/điều khoản bảo hiểm. Đáng lưu ý là ở chỗ một số công ty trong cuộc đua tranh giành thị phần, giành khách hàng đã có tình trạng hạ phí phi kỹ thuật, buông lỏng quản lý khiến hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ thấp. Để thích ứng với điều kiện mới, cũng như một số các doanh nghiệp truyền thống khác “ không chạy đua theo doanh thu”. “an toàn - hiệu quả - ổn định” là các tiêu chí trong kinh doanh được VINARE đặt lên hàng đầu. Hàng loạt các giải pháp quản lý dịch vụ bảo hiểm được tăng cường thực hiện. Yêu cầu đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận dịch vụ nhận tái bảo hiểm ngày càng cao. Công ty cũng kiên quyết từ chối nhận tái bảo hiểm các dịch vụ có giá phí quá thấp hoặc điều kiện bảo hiểm mở rộng không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Song với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và sự khởi sắc của thị trường bảo hiểm trong nước với mức tăng trưởng 30% vào năm 2007 đã có ảnh hương khá lớn đối với hoạt động nhận tái của VINARE với doanh thu từ hoạt động này là 912,484 tỷ đồng, tăng 16,56% so với năm 2006. Nhìn sang cơ cấu của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc và phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện ta có thể thấy một xu hướng chung là từ sau năm 2004, phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc đang trong chiều hướng tăng dần qua các năm còn tỷ trọng của phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện lại bắt đầu giảm dần cả về số tuyệt đối và tương đối. Tốc độ tăng trưởng bình quân của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc từ năm 2005 - 2007 là 22,6%. Riêng năm 2007 đạt 601,203 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005. Sở dĩ dẫn đến xu hướng trên là do nguồn phí nhận tái bảo hiểm của công ty từ khi chuyển sang mô hình cổ phần đã có sự thay đổi. Nếu như trước năm 2005, số phí nhận tái từ nguồn bắt buộc chiếm xấp xỉ 50% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VINARE thì từ năm 2005 trở lại đây, tỷ lệ này ngày càng giảm mạnh và đến năm 2007 thì chỉ còn chiếm chưa đến 1% doanh thu phí nhận tái của VINARE. Theo đó, nguồn phí nhận tái bảo hiểm chủ yếu từ cam kết trao đổi dịch vụ từ các cổ đông (chiếm khoảng 64,89% trong năm 2007) và khai thác ngoài cam kết (chiếm 34,11%), trong đó phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài chủ yếu được nhận từ thị trường châu Á. 1.2.Theo thị trường nhận tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài Như đã đề cập ở phần trên, ngoài việc nhận tái từ thị trường trong nước, VINARE cũng rất nỗ lực trong việc thu xếp nhận tái với các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài. Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu phí nhận tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài của VINARE (2004 - 2007) Năm Phí nhận TBH trong nước Phí nhận TBH nước ngoài Tổng phí nhận TBH (Tỷ đồng) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2004 690,148 96,75 23.183 3,25 713,331 2005 796,409 96,44 29,421 3,56 825,830 2006 761,365 97,26 21,479 2,74 782,844 2007 883,659 96,84 28,825 3,16 912,484 Tổng 3.131,581 96,82 102,908 3,18 3.234,489 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, VINARE) Từ bảng số liệu trên cho thấy, nguồn doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VINARE chủ yếu là từ thị trường trong nước, với tỷ trọng bình quân qua 4 năm đạt khoảng 96,82% tổng phí nhận tái. Mặt khác cùng với xu hướng tăng của tổng doanh thu phí nhận tái, thu phí từ thị trường trong nước cũng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,59%/năm. Trong đó, nguồn thu này chủ yếu từ nguồn nhận theo cam kết trao đổi dịch vụ với các cổ đông và phần dịch vụ khai thác ngoài cam kết. Bởi từ khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, tỷ lệ phí nhận tái bảo hiểm từ nguồn bắt buộc đã giảm mạnh, các cổ đông của VINARE thay vì tái bảo hiểm bắt buộc đã chuyển sang tái bảo hiểm theo cam kết. Cũng từ những số liệu trên, dễ nhận thấy doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VINARE từ thị trường nước ngoài là khá khiêm tốn. Tỷ trọng bình quân của nguồn thu này qua 4 năm mới chỉ chiếm 3,18%. Mặc dù tổng nguồn thu này trong 3 năm từ 2005 đến 2007 đã chiếm tới 94,35% tổng phí nhận tái từ thị trường nước ngoài giai đoạn 1995 -2004, nhưng giá trị của nó qua các năm là không ổn định. Nếu như năm 2005 nguồn thu này đạt 29,421 tỷ đồng, tăng 26,9% so với năm 2004, thì sang năm 2006, con số này lại giảm xuống còn 21,479 tỷ đồng. Một đặc điểm khác của phí nhận tái từ thị trường nước ngoài là chủ yếu chủ yếu nhận từ thị trường Châu Á với các nghiệp vụ chính là cháy - ỹ thuật - hàng hoá. 1.3. Theo loại hình nghiệp vụ Bảng 2.3: Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm theo loại hình nghiệp vụ tại VINARE (2004 – 2007) Đơn vị : Tỷ đồng TT Tên nghiệp vụ 2004 2005 2006 2007 Cam kết Tự nguyện Tổng Cam kết Tự nguyện Tổng Cam kết Tự nguyện Tổng Cam kết Tự nguyện Tổng 1 Hàng hoá 52,184 19,362 71,546 59,080 23,920 83,000 70,158 15,697 85,855 80,643 12,904 93,547 2 Thân tàu 18,444 1,268 19,712 25,350 1,520 26,870 30,256 2,700 32,956 34,817 4,507 39,324 3 P&i 22,509 43,312 64,821 28,030 56,020 84,050 39,068 81,933 121,001 45,667 61,647 107,314 4 Hàng không 62,629 250,516 313,145 68,070 272,270 340,340 65,220 132,367 197,587 61,010 109,585 170,595 5 Dầu khí 54,049 0,384 54,433 54,410 1,540 55,950 83,043 2,472 85,515 109,516 1,510 111,026 6 Cháy 74,423 22,589 97,012 95,030 16,770 111,800 82,077 30,291 112,368 132,222 29,526 161,748 7 XDLĐ 67,428 22,631 90,059 69,950 47,230 117,180 88,702 50,852 139,554 137,062 78,778 215,840 8 Nhân thọ và NV khác 1,870 0,733 2,603 0,070 6,570 6,640 0,070 7,938 8,008 0,266 12,824 13,090 Tổng 353,536 359,795 713,331 399,990 425,840 825,830 458,594 324,250 782,844 601,203 311,281 912,484 Theo số liệu thống kê được qua các năm 2004 - 2007, ta có thể thấy tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm trong vòng 4 năm qua có sự khác nhau giữa các nghiệp vụ. Đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu phí nhận tái giai đoạn này là nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không với doanh thu phí đạt 1.021,667 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trung bình 31,59% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của công ty. Đứng thứ hai là nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt với tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm là 562,633 tỷ đồng, chiếm 17,39% tổng doanh thu phí nhận tái cả thời kỳ. Tiếp đến là nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy và P&I với tỷ trọng lần lượt là 14,93% và 11,66% tổng doanh thu phí nhận tái. Nghiệp vụ có đóng góp thấp nhất là tái bảo hiểm nhân thọ và các nghiệp vụ khác với tổng doanh thu chỉ chiếm 0,95% tổng doanh thu phí nhận của công ty trong 4 năm qua. Tái bảo hiểm xây dựng - lắp đặt: Sau khi tiến hành cổ phần hoá thành công, năng lực nhận tái của VINARE đã tăng lên một bước đáng kể. Nhiều nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí nhận tái cao. Trong đó, nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt (XDLĐ) là có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (33,82%/năm) và có sự ổn định qua các năm. Đây cũng là một trong nghiệp vụ chính mang lại phần lớn doanh thu phí nhận tái cho VINARE. Để giải thích cho những kết quả trên phải kể đến những ảnh hưởng tích cực từ nền kinh tế nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tưa trực tiếp nước ngoài không ngừng gia tăng qua nhiều năm gần đây đã là những động lực thúc đẩy thị trường bảo hiểm kỹ thuật phát triển. Mặt khác hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia về thủy điện và cơ sở hạ tầng được khởi công xây dựng trên toàn quốc…khiến nhu cầu về loại hình bảo hiểm này càng tăng cao. Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi này, doanh thu phí của các công ty bảo hiểm gốc không ngừng tăng cao. Trong đó thị phần của các cổ đông lớn của VINARE là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO luôn chiếm phần lớn trên thị trường bảo hiểm kỹ thuật đã tạo điều kiện cho công ty tăng phí nhận tái cam kết, từ đó tăng doanh thu phí nhận tái của cả nghiệp vụ. Tái bảo hiểm dầu khí: Mặc dù doanh thu phí nhận tái của nghiệp vụ dầu khí trong 4 năm mới chỉ chiếm 9,89% tổng doanh thu phí nhận tái của VINARE nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của nghiệp vụ này lại khá ấn tượng 26,82%/năm, đứng thứ hai sau nghiệp vụ XDLĐ. Nếu như năm 2005, tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ này mới chỉ đạt ở con số khiêm tốn là 2,79% thì sang năm 2006 khi mà tốc độ tăng trưởng bình quân tổng doanh thu phí nhận tái của công ty đạt con số âm, thì nghiệp vụ lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 52,84%. Và sang năm 2007, nó vẫn duy trì ở mức cao là 29,83%. Nguyên nhân là để đối phó với tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng mà trong giai đoạn qua hoạt động phát triển mỏ có quy mô lớn diễn ra hết sức sôi động. Tình hình đó có tác động làm tăng nhu cầu bảo hiểm trên thị trường. Nắm bắt được diễn biến trên, VINARE đã tích cực đàm phán để thu hút thêm các dịch vụ nhận tái từ các công ty bảo hiểm gốc hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ này lại giảm nhẹ vào năm 2007 là do bị ảnh hưỏng bởi cạnh tranh giảm phí trên thị trường của các loại hình bảo hiểm liên quan đến nghiệp vụ dầu khí như bảo hiểm thân tàu/giàn khoan, bảo hiểm khống chế giếng…Thêm vào đó là do tình hình tổn thất trên thị trường đang diễn biến thuận lợi cho người mua bảo hiểm, do tỷ lệ bồi thường còn ở mức chấp nhận được nên các công ty bảo hiểm năng lượng trong các năm trước đều có lãi. Kết quả là những người tham gia bảo hiểm đều có xu hướng đòi giảm tỷ lệ phí và mở rộng điều kiện, điều khoản hợp đồng. Tái bảo hiểm thân tàu: Tốc độ tăng trưởng bình quân của nghiệp vụ này đứng thứ ba, chỉ kém nghiệp vụ dầu khí khoảng 1%, tức đạt 25,89%/năm. Mặc dù tỷ trọng của nghiệp vụ này trong tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của công ty còn ở mức thấp 3,67%. Nhưng với tốc độ tăng trưởng cao qua các năm cho thấy tiềm năng của nghiệp vụ này còn rất lớn. Tiềm năng đó một phần đến từ thực trạng trong những năm trở lại đây, đội tàu biển Việt Nam vẫn tiếp tục đầu tư mua tàu từ nước ngoài và đóng mới trong nước. Đội tàu sẽ tăng nhanh cả về số lượng và giá trị. Đồng nghĩa với nó là sự gia tăng nhu cầu bảo hiểm thân tàu là doanh thu phí bảo hiểm thân tàu toàn thị trường tiếp tục tăng với tốc độ cao, gián tiếp tạo điều kiện cơ hội giúp VINARE nâng cao doanh thu phí nhận tái nghiệp vụ này. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nghiêp vụ này lại đang có xu hướng giảm. Lý do vì tỷ lệ phí bảo hiểm gốc ngày càng giảm, trong khi mức khấu trừ nhỏ và công tác đánh giá rủi ro lại được các công ty bảo hiểm gốc tiến hành sơ sài đã ảnh hưởng đến khả năng tái bảo hiểm ra nước ngoài. Vì thận trọng cũng như vì khả năng tài chính còn giới hạn mà công ty luôn phải cân nhắc giữa chấp nhận hay từ chối nhận tái bảo hiểm một cách cẩn thận, không chạy đua theo doanh thu luôn là khẩu hiệu được VINARE đề cao trong hoạt động kinh doanh. Tái bảo hiểm cháy: Đây là một trong những nghiệp vụ chính mang lại phần lớn doanh thu phí nhận tái cho VINARE trong giai đoạn vừa qua. Mặc dù chỉ đứng thứ tư về tốc độ tăng trưởng bình quân (15,58%/năm)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao năng lực nhận tái của VINARE trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới - WTO.DOC
Tài liệu liên quan