Chuyên đề Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I – CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ .3

I – Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp Y tế 3

1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính 3

2. Tính tất yếu của cơ chế tự chủ tài chính dành cho các bệnh viện 3

2.1 Đặc thù của thị trường Y tế. 3

2.1.1 Hoạt động y tế vừa có tính dịch vụ, vừa có tính sản xuất công nghiệp 3

2.1.2 Hàng hoá, dịch vụ y tế là một hàng hoá đặc biệt 4

2.1.3 Y tế là một hệ thống gồm nhiều phân hệ 5

2.2 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế. 6

2.2.1 Những thất bại của thị trường y tế 6

2.2.2 Sự tham gia của Chính phủ vào thị trường y tế 8

2.2.3 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế 9

3. Nội dung Nghị định 43/2006/NĐ-CP 11

3.1 Mục đích cơ chế tự chủ tài chính cho các bệnh viện 11

3.2 Những quy định chung 11

3.3 Điều kiện để một đơn vị y tế thực hiện NĐ 12

II – Khái niệm và vai trò quản lý bệnh viện trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 12

1. Khái niệm và quan điểm hệ thống trong quản lý bệnh viện 12

1.1 Khái niệm quản lý bệnh viện 12

1.2 Nội dung quản lý bệnh viện 13

1.3 Quan điểm hệ thống trong quản lý bệnh viện 14

1.3.1 Khái niệm hệ thống 14

1.3.2 Những yếu tố cấu thành nên hệ thống 14

1.3.3 Nội dung 18

2. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố quyết định đến năng lực quản lý bệnh viện 18

2.1 Tiêu chí đánh giá 18

2.2 Các nhân tố quyết định đến năng lực quản lý bệnh viện 19

2.2.1 Nguồn nhân lực của bệnh viện 19

2.2.2 Công tác quản lý tài chính 20

2.2.3 Chính sách của Bộ ban ngành liên quan 20

3. Những bất cập trong Nghị định 43/2006/NĐ – CP và vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 21

3.1 Những bất cập trong Nghị đinh 43/2006/NĐ – CP 21

3.2 Vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 22

III - Kinh nghiệm quản lý trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ ở một số BV ở thành phố Hải Phòng 23

1. Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp 23

2. Bệnh viện Phụ Sản 24

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 27

I- Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa An Dương và quá trình thực hiện cơ chế tự chủ 27

1. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa An Dương 27

1.1 Vị trí địa lý 27

1.2 Cơ cấu tổ chức 27

1.2.1 Bộ máy tổ chức 27

1.2.2 Nhân lực 28

1.3 Cơ sở vật chất của Bệnh viện 29

2. Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của BV 29

2.1. Quá trình chuẩn bị. 29

2.2. Quá trình triển khai áp dụng. 31

2.2.1 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ 31

2.2.2 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và dân sự 32

2.2.3 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính 33

II. Đánh giá kết quả hoạt động của bệnh viện sau khi thực hiện cơ chế tự chủ 33

1. Đánh giá chung 33

2. Đánh giá cụ thể 34

2.1 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước 34

2.2 Đánh giá tình hình triển khai nghị định 43/2006/NĐ-CP 35

2.3 Tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của bệnh viện 36

3. Công tác quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 37

3.1 Công tác lập kế hoạch 38

3.2 Công tác chuyên môn 40

3.3 Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học 41

3.4 Công tác quản lý trang thiết bị y tế 42

3.5 Công tác chăm sóc điều dưỡng 42

3.6 Công tác tài chính kế toán 43

III. Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính 44

1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng và cán bộ trong công tác quản lý 44

1.1 Phòng kế hoạch tổng hợp 44

1.2 Phòng tổ chức hành chính quản trị 45

1.3 Phòng tài chính kế toán 46

1.4 Phòng điều dưỡng 47

1.5 Giám đốc trong vai trò quản lý bệnh viện 47

1.6 Các trưởng phòng trong công tác quản lý 48

1.7 Các trưởng khoa trong công tác quản lý 48

2. Nguồn nhân lực của bệnh viện 49

2.1 trình độ chuyên môn 50

2.2 Trình độ quản lý 52

3. Công tác quản lý tài chính 54

3.1 Các nguồn ngân sách 54

3.2 Kế hoạch thu chi 56

4. Chính sách của Bộ ban ngành liên quan 57

5. Đánh giá chung về năng lực quản lý của bệnh viện trong yêu cầu của cơ chế tự chủ 59

5.1 Ưu điểm 59

5.2 Nhược điểm 59

5.3 Nguyên nhân 59

CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ 61

I - Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng và mục tiêu phát triển của BV 61

1. Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng 61

2. Mục tiêu phát triển của bệnh viện 62

II - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Bệnh viện 63

1. Lập kế hoạch chiến lược 63

2. Lập và giám sát kế hoạch ngân sách 63

3. Ứng dụng công nghệ thông tin 65

4. Cải cách công tác quản lý bệnh viện 68

4.1 Công tác chuyên môn 68

4.2 Công tác đào tạo – Nghiên cứu khoa học 69

4.3 Công tác hợp tác quốc tế 69

4.4 Công tác vật tư, thiết bị y tế 69

4.5 Công tác tổ chức hành chính quản trị 69

4.6 Công tác tài chính kế toán 70

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70

III - Một số kiến nghị 71

KẾT LUẬN 73

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật. - Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động + Quyết định đầu tư mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Sử dụng các tài sản liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà nước. 2.2.2 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và dân sự - Về tổ chức bộ máy Bệnh viện thành lập trạm y tế đặt tại khu công nghiêp Nomura để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho công nhân viên và các cán bộ làm việc trong khu công nghiệp. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho việc chăm sóc sức khoẻ theo quy định của luật lao động. Phòng TCHCQT được Giám đốc giao nhiệm vụ xây dựng quy chế hoạt động cho toàn bệnh viện. - Về biên chế Trưởng phòng tổ chức hành chính quản trị - Đồng chí Nguyễn Thị Mai Phương xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trình Giám đốc. Sau khi duyệt bản kế hoạch Giám đốc bệnh viện gửi Sở Y tế Hải Phòng để tổng hợp và giải quyết theo thẩm quyền. Nhìn chung về biên chế hàng năm không có thay đổi nhiều. - Về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức Năm 2008 bệnh viện có kế hoạch tuyển dụng cán bộ, viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Kết quả bệnh viện tuyển thêm: Bác sỹ: 03 người. Dược sỹ: 02 người. Kỹ thuật viên: 02 người. 2.2.3 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính Năm 2006 bệnh viện đầu tư mua 01 máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động TK – 06 của Mỹ có một phần là nguồn vốn hỗ trợ của Sở y tế thành phố Hải Phòng phần còn lại trích từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện. II. Đánh giá kết quả hoạt động của bệnh viện sau khi thực hiện cơ chế tự chủ 1. Đánh giá chung Bệnh viện đã được triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cùng các thông tư hướng dẫn đến tất cả CBVC trong đơn vị. Nghị định đã được gửi đến tất cả các phòng ban và phổ biến cho toàn thể CBVC nắm rõ được những qui định về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các chức năng nhiệm vụ cũng như mục tiêu của cơ chế tự chủ. Căn cứ theo Nghị định 43 Bệnh viện đã tiến hành thực hiện chi tiêu nhằm nâng cao đời sống cho CBVC trong toàn bệnh viện. Trong quản lý tài chính, định kỳ hàng quý Bệnh viện cũng tiến hành cân đối thu, chi và trích lập các Quỹ của cơ quan theo đúng chủ trương của Nhà nước. 2. Đánh giá cụ thể 2.1 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước Bảng 1: Thực hiện kế hoạch giường nội trú (160 giường) Đơn vị: (giường) STT Tên khoa, phòng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 kế hoạch thực hiện kế hoạch thực hiện kế hoạch thực hiện 1 Khám bệnh 11 13 12 10 10 16 2 Ngoại 30 37 30 27 29 31 3 Phụ sản 30 37 30 30 32 38 4 Truyền nhiễm 25 27 24 24 25 30 5 Nội nhi 29 34 30 29 31 35 6 YHCT 28 37 28 30 27 38 7 PT. HSCC 7 8 6 7 6 7 Tổng 160 193 160 157 160 195 (Nguồn Bệnh viện Đa khoa An Dương) Qua kết quả thống kê cho thấy kết quả thực hiện kế hoạch giường nội trú hàng năm đều vượt 13 – 35%. Công suất giường bệnh đạt trung bình trên 100% Về cơ bản Bệnh viện Đa khoa An Dương đã hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng công suất giường bệnh cũng phần nào phản ánh sự quá tải của bệnh viện, công tác khám và điều trị nội trú chưa thỏa mãn nhu cầu người bệnh. Thống kê thực hiện kế hoạch giường nội trú chưa phản ánh được chất lượng chăm sóc và khám chữa bệnh. Bệnh viện cần có khảo sát lấy ý kiến người bệnh để theo dõi chất lượng khám và điều trị tại bệnh viện, để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp nâng cao chất lượng chuyên môn thỏa mãn yêu cầu người bệnh. Tình hình chấp hành chính sách chế độ và các quy định về tài chính không có vi phạm nào. Như xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; hạch toán theo quy định của bộ y tế. Chấp hành các quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước; Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng kinh phí do ngân sách địa phương cấp; Quy định trang bị, quản lý sử dụng điện thoại cố định, điện thoại di động phục vụ công tác đối với đơn vị hành chính cấp xã và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hải Phòng;… Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp đặc thù của đơn vị, thực hiện các chương trình mục tiêu được giao. Bệnh viện đưa cán bộ chuyên môn hỗ trợ trung tâm y tế dự phòng của Huyện thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội như chương trình tiêm chủng mở rộng; Chương trình phòng chống sốt rét; Chương trình chống bướu cổ; Chương trình phòng chống sốt xuất huyết;… 2.2 Đánh giá tình hình triển khai nghị định 43/2006/NĐ-CP Đơn vị đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ và tiến hành sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Việc chi tiêu và trích lập các quỹ của đơn vị đều căn cứ trên các điều của quy chế chi tiêu nội bộ. Tổng số tiền lương tăng thêm chi cho CBVC trong năm trung bình hàng năm là 213.240.000 đồng. Bảng 2: Tổng số tiền chi lương tăng thêm hàng năm cho CBVC Đơn vị: (1000 đồng) Năm Tổng số tiền chi 2006 200.798 2007 212.665 2008 226.257 (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương) Nhìn chung Tổng số tiền chi lương tăng thêm có tăng qua các năm nhưng xét bình quân/ người thì lại có xu hướng giảm vì biên chế nhân sự năm 2008 tăng 07 người. Tổng số tiền chênh lệch thu - chi thường xuyên trích vào các Quỹ của đơn vị là: 238.682.100 đồng. 2.3 Tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của bệnh viện Tình hình thu nhập của người lao động: Số người có hệ số tăng thu nhập bình quân: < 1 lần có 165 người Số người có hệ số tăng thu nhập từ trên 1-2 lần có 0 người Số người có hệ số tăng thu nhập từ 2-3 lần có 0 người Số người có hệ số tăng thu nhập từ trên 3 lần trở lên có 0 người Người có thu nhập tăng thêm cao nhất: 223.000 đồng/tháng Người có thu nhập tăng thêm thấp nhất: 104.000 đồng/ tháng. Dựa vào số liệu tổng hợp ở trên cho thấy về cơ bản thu nhập CBVC có tăng góp phần nâng cao đời sống CBVC, mức lương được cải thiện qua các năm nhưng mức tăng vẫn chưa đáp ứng chi phí sinh hoạt của đời sống CBVC. Theo báo cáo về tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ – CP của Sở y tế Hải Phòng: Mức tăng thu nhập bình quân phần lớn từ 200.000đ đến 300.000đ/ người/ tháng. Ngoài ra chưa kể đối với một số bệnh viện thành phố có điều kiện tốt hơn như bệnh viện Phụ sản tăng từ 500.000đ đến 800.000đ/người/tháng. Xét mặt bằng chung với các bệnh huyện thuộc tuyến quận/huyện/ thị xã thì mức tăng lương tối thiểu và tối đa của bệnh viện còn thấp hơn mức trung bình của các bệnh viện cùng tuyến. Điều này phản ánh hiệu quả hoạt động của bệnh viện chưa cao. Các biện pháp thực hành tiết kiệm, tăng thu Trong quá trình mua sắm đơn vị đều tiến hành lấy báo giá của nhiều nhà cung cấp để chọn ra nhà cung cấp với giá cả hợp lý nhất. Việc quản lý cấp phát văn phòng phẩm, ấn chỉ, thuốc, tiêu hao đều được thể hiện rõ trên sổ sách, chứng từ và có đầy đủ chữ ký theo quy định. Đơn vị có quyết định giao tài sản đến từng cá nhân trong việc sử dụng và bảo quản tài sản được cấp phát như các trang thiết bị y tế giao cho các khoa chuyên môn đảm nhiệm, cơ sở vật chất phòng hành chính do các Trưởng phòng đảm nhiệm. Thực hiện thu đúng, thu đủ của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện. Chất lượng khám chữa bệnh Áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đồng nghĩa với việc Bệnh viện sẽ phải lo chi trả một phần kinh phí hoạt động mà nguồn này được thu từ viện phí. Do vậy để đảm bảo được các mục tiêu của Sở y tế quy định Bệnh viện phải nâng cao công tác chuyên môn trong khám và chữa bệnh. Trung bình hàng năm đã điều trị cho 60.074 lượt bệnh nhân; giường bệnh đạt trên 100% so với kế hoạch hàng năm, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân địa phương. Là bệnh viện Đa khoa thuộc tuyến Huyện lại có vị trí gần trung tâm thành phố, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện. Do đó bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tự chủ tài chính khi phải cạnh tranh với các bệnh viện trung tâm thành phố. Được biết tâm lý của một số bộ phận dân cư có thu nhập cao họ thường tìm đến các bệnh viện thành phố để khám chữa bệnh, bởi ở các bệnh viện này được trang bị máy móc hiện đại với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh phức tạp. Do đó bệnh viện đã mất đi một nguồn thu viện phí đáng kể. 3. Công tác quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính Phương thức quản lý bệnh viện hiện nay theo quan điểm hệ thống coi bệnh viện là một hệ thống trong đó môi trường của bệnh viện chính là cấu trúc kinh tế, chính trị, xã hội Huyện An Dương. Các đầu vào của hệ thống bao gồm nguồn nhân lực là CBVC bệnh viện ; cơ sở hạ tầng trang thiết bị vật chất của bệnh viện; tài chính;... Đầu ra của hệ thống chính là chất lượng chăm sóc, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương, các chỉ tiêu chất lượng sức khỏe của nhân dân địa phương do Sở y tế Hải Phòng quy định. Để thực hiện được đầu ra mong muốn bệnh viện phải cụ thể hóa quá trình xử lý chuyển đổi các đầu vào thành các đầu ra trong môi trường của các yếu tố thành các hoạt động của hệ thống có sự quản lý của ban lãnh đạo bệnh viện. Quá trình chuyển đổi đó bao gồm: * Công tác lập kế hoạch. * Công tác chuyên môn. * Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học. * Công tác quản lý trang thiết bị y tế. * Công tác chăm sóc điều dưỡng. * Công tác tài chính kế toán. Trong cơ chế tự chủ tài chính các hoạt động này được biểu hiện cụ thể như sau: 3.1 Công tác lập kế hoạch Theo quan điểm phổ thông, lập kế hoạch được hiểu là vạch ra những công việc (các hoạt động) sẽ thực hiện trong tương lai theo một cách thức, trình tự, một tiến độ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước. Đối với Bệnh viện kế hoạch không những chỉ ra các mục tiêu cần đạt tới mà còn vạch ra phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu. Ngoài ra chúng còn có tác dụng: - Làm cho các tổ chức quan tâm theo dõi, tìm kiếm và duy trì các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đã định. - Làm cho các thành viên trong nội bộ Bệnh viện tiến hành các hoạt động thống nhất hài hoà với các phương thức, các mục tiêu đã chọn. - Làm cho mọi vận động tiến đến mục tiêu phải được quan tâm ưu tiên, có phụ trách theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời nếu xuất hiện những vận động không diễn ra như mong đợi. Trong điều kiện tự chủ tài chính công tác lập kế hoạch càng cần phải coi trọng vì nó quyết định quá trình hoạt động của bệnh viện, bệnh viện hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào độ chi tiết và công tác dự báo trong bản kế hoạch, để bệnh viện có những phương án dự trữ thuốc cũng như chuẩn bị cho công tác ứng phó với những loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát,… Định kỳ trong khoảng thời gian quý IV của năm Trưởng phòng TCHCQT xây dựng kế hoạch hoạt động của năm tiếp theo sau đó trình duyệt lên ban Giám đốc bệnh viện. Sau khi được phê duyệt bản kế hoạch công tác hoạt động cho năm tiếp theo được gửi tới các trưởng phòng hành chính và các trưởng khoa chuyên môn khác. Trên thực tế, bản kế hoạch hoạt động hàng năm không có gì đổi mới chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động của năm trước. Công tác dự báo cũng chưa được quan tâm nên khi có bệnh dịch bệnh viện không kịp cung ứng thuốc men cho tất cả người bệnh. Bên cạnh bản kế hoạch hoạt động hàng năm, Phòng TCKT có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi của bệnh viện bao gồm các khoản chi cho thuốc men, chi lương cho CBVC. Công tác lập kế hoạch vẫn còn nhiều bất cập do chưa cập nhật tình hình thực tế cũng như còn nặng về rập khuôn máy móc, chưa có sự sáng tạo đổi mới trong phương thức lập kế hoạch. Phương thức hoạt động của bệnh viện chủ yếu vẫn là pháp lệnh. Việc lập kế hoạch cần có sự tham gia lấy ý kiến của CBVC để bản kế hoạch thực sự thiết thực và phù hợp với tình hình hoạt động của bệnh viện. Ngoài ra đi kèm với việc lập kế hoạch cần có công tác theo dõi giám sát việc thực hiện kế hoạch nhưng đây lại là khâu yếu của bệnh viện, không được coi trọng do đó khi không đạt kế hoạch đã đề ra bệnh viện chỉ biết tổng kết và rút kinh nghiệm mà không có sự đôn đốc để kế hoạch được hoàn thành. 3.2 Công tác chuyên môn Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng chuyên môn Bệnh viện dựa vào các tiêu chí sau: - Tỷ lệ sử dụng giường bệnh đối với bệnh viện huyện > 70% - Ngày điều trị trung bình < 6 ngày - Thời gian chờ đợi của bệnh nhân: + Cấp cứu được khám chữa ngay + Khám bệnh, xét nghiệm, điện quang chờ không quá 1h + Sự hài lòng của người bệnh - Phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật và điều trị theo đúng phương pháp chuẩn đoán, quy trình kĩ thuật tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ < 10% - Tỷ lệ chết riêng của các chuyên khoa + Không có người chết do tai biến sản khoa + Không có uốn ván do Bệnh viện - Tỷ lệ loét ở người bệnh nằm lâu - Tỷ lệ chất lượng của xét nghiệm, XQ, đạt yêu cầu - An toàn điều trị: Sử dụng an toàn hợp lý thuốc - Chăm sóc của y tá điều dưỡng, chăm sóc toàn diện - Đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn - Đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật có hàm, học vị, tay nghề giỏi Dựa vào các tiêu chí nêu trên bệnh viện đáp ứng được 80% quy định chuyên môn. Do đó bệnh viện đã đáp ứng phần nào các yêu cầu về năng lực chuyên môn cũng như trình độ của cán bộ. Nhưng xét tỷ lệ số BS/ giường bệnh chưa đạt tiêu chuẩn của Sở y tế. Do đó Bệnh viện cần bổ sung thêm nguồn nhân lực để đảm bảo công tác chuyên môn của Bệnh viên đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nguời dân. 3.3 Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học * Công tác tổ chức cán bộ Bệnh viện dựa vào định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế mà có kế hoạch tuyển dụng phù hợp như trong năm 2008 bệnh viện đã tổ chức tuyển thêm. Mặt khác theo cơ chế tự chủ việc sắp xếp lại tổ chứ sao cho hợp lý, cán bộ chuyên môn vào vị trí phù hợp, thực hiện tinh giảm biên chế những vị trí không cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả làm việc. Song bệnh viện vẫn chưa thể thực hiện vì đồng nghĩa với tinh giảm biên chế là nguồn ngân sách bị giảm bớt (tiền lương cho CBVC) do đó mà đây vẫn là nghịch lý của cơ chế tự chủ tài chính. * Công tác đào tạo nghiên cứu khoa học Bệnh viện đã cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn để nâng cao chuyên môn cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Kết quả công tác đào tạo cán bộ đóng góp vào kho đề tài nghiên cứu khoa học trong đó có 06 đề tài loại A; 09 đề tài loại B và 02 đề tài loại C. Bảng 3: Thực hiện ngày công Đơn vị: (ngày) Năm Biên chế TS ngày công Nghỉ phép (ốm, thai sản) Cán bộ đi học Công thực làm 2006 156 41.184 7.964 2.412 30.808 2007 156 41.184 7.294 3.533 30.357 10T2008 163 36.080 5.380 2.525 28.175 (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương) Tỷ lệ ngày công cán bộ viên chức thực làm việc với ngày công biên chế chiếm 74,8%. Tỷ lệ CBVC đi học dài hạn hàng năm trung bình 6,1%. Điều đó cho thấy đơn vị rất quan tâm việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ CBVC 3.4 Công tác quản lý trang thiết bị y tế Quản lý trang thiết bị y tế là quản lý theo định hướng chiến lược phát triển Bệnh viện. Quản lý kế hoạch – chương trình trang thiết bị y tế ngắn hạn, phải có tầm nhìn và quyết tâm thực hiện bằng được. Quản lý quy chế, nội dung thiết bị y tế có đôn đốc, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời. Đồng thời quản lý hiệu suất lao động của hệ thống và từng thiết bị của bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường thiết bị y tế hoạt động chính xác và an toàn. Ngoài ra còn tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật y tế cho đội ngũ cán bộ y tế, đảm bảo lãnh đạo càng có nhiều thông tin càng tốt. Nhưng hoạt động này vẫn chưa được tổ chức định kỳ. Trong cơ chế tự chủ đòi hỏi càng cao chất lượng cũng như sự sẵn sàng của các trang thiết bị trước khi tiến hành khám chữa bệnh do đó Bệnh viện cần phải có bộ phận chuyên môn riêng quản lý về vấn đề này. Trên thực tế hoạt động này mới chỉ là phần kiêm nhiệm của CBVC ở các khoa chuyên môn, công tác tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị vẫn còn nhiều hạn chế về nguồn lực. Một vấn đề nữa cần quan tâm là tổ chức xử lý hệ thống nước thải y tế tại Bệnh viện vẫn chưa có phương án giải quyết hiệu quả. 3.5 Công tác chăm sóc điều dưỡng Tỷ lệ Cán bộ điều dưỡng / tổng số giường bệnh còn thấp chưa đạt yêu cầu của Bộ y tế. Dẫn tới công tác chăm sóc sau phẫu thuật, cũng như chăm sóc người bệnh điều trị nội trú còn nhiều khó khăn. Hơn nữa các khoản phụ cấp và lương ngoài giờ chưa thoả đáng cũng phần nào làm giảm động lực làm việc. Mà công tác chăm sóc điều dưỡng là khâu yếu quan trọng tạo lòng tin cho người bệnh. 3.6 Công tác tài chính kế toán Muốn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, Bệnh viện ngoài điều kiện khác như phải có đội ngũ thầy thuốc giỏi về chuyên môn, trong sáng về y đức, phải có cơ sở vật chất tương xứng với nhiệm vụ được giao còn phải có nguồn tài chính dồi dào để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày một cao. * Nguồn tài chính của bệnh viện được hình thành từ các kênh + Ngân sách nhà nước cấp theo định mức giường bệnh và kế hoạch hàng năm ở mức cố định 6.281.000đ/160(giường)/năm (giai đoạn 2006 – 2008) + Viện phí: là nguồn thu chính của bệnh viện chiếm tới 95% kinh phí hoạt động của bệnh viện. + Các nguồn khác: thu từ các dịch vụ mở thêm của bệnh viện như giặt là, thu điện nước của người phục vụ bệnh nặng. Nguồn thu này rất ít không đáng kể. * Vấn đề viện phí bệnh viện có bảng giá công khai các danh mục thuốc sử dụng nhưng do điều kiện thực tế có nhiều loại thuốc mới với hiệu quả sử dụng cao vẫn chưa được đưa vào danh mục này. Với khung giá viện phí được ban hành từ năm 1994 đến nay đã không còn phù hợp với tình hình thực tế và mối quan hệ giữa thu và miễn giảm viện phí hiện nay chưa rõ gây khó khăn cho công tác thu viện phí cũng như cân đối thu chi. * Giải quyết số tài sản cũ, hư hỏng còn đang khó khăn vì Thông tư đã lạc hậu, cần sớm sửa đổi để bệnh viện có nguồn để đổi mới trang thiết bị hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu hiện tại. Hiện nay có nhiều loại máy móc đã được đưa vào sử dụng khá lâu nhưng vẫn chưa thể thanh lý và đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị bởi những ràng buộc của những Văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp. * Chế độ kế toán ở bệnh viện Được quy định theo quyết định 19/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 30/03/2006 Thu đủ và đúng chế độ, chi đúng nguyên tắc, chứng từ đảm bảo, mức chi thì theo chế độ và “ Quy chế chi tiêu nội bộ”. Quỹ tiền lương và phụ cấp thực hiện theo Nghị định 10 và quy định của Thông tư số 25/2002/ TT – BTC ngày 21/03/2003 như sau: QTL = Lmin x (1+ K0) x (K1 + K2) x N x 12 tháng Trong đó: - QTL: Quỹ tiền lương hàng năm. - Lmin : Tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định - K0: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu được xác định phụ thuộc vào nguồn thu ( tối đa không vượt quá 2) - K1: Hệ số lương cấp bậc bình quân của bệnh viện. - K2: Hệ số phụ thuộc cấp chức vụ bình quân của bệnh viện. - A: Phụ cấp đặc thù, độc hại… bình quân của bệnh viện - N: Số công chức, viên chức trong biên chế và hợp đồng. (Hệ số lương và phụ cấp của bệnh viện: 11.217,24) Trong khi Nghị định 43 quy định quyền tự chủ tài chính của bệnh viện nhưng qui chế chi tiêu nội bộ chịu sự ràng buộc của Nghị định 10 giới hạn mức tăng lương. Các Văn bản qui phạm pháp luật ban hành không đồng bộ gây khó khăn cho bệnh viện thực hiện công tác tài chính kế toán của bệnh viện. Cách tính tăng lương của bệnh viện tuy được xác định trong “Quy chế chi tiêu nội bộ” nhưng trên thực tế phần lương tăng được tính đồng đều cho CBVC và chi theo quyết định của Giám đốc bệnh viện. Với các làm như vậy không những không tạo được động lực thúc đẩy khả năng làm việc của CBVC mà còn thể hiện một cách làm thiếu tổ chức mang tính nhất thời làm giảm hiệu quả quản lý bệnh viện trong lĩnh vực tài chính. III. Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính 1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng và cán bộ trong công tác quản lý 1.1 Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng KHTH của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện, có trách nhiệm đảm bảo việc điều hòa kế hoạch hoạt động của các đơn vị, đôn đốc thực hiện các quy chế chuyên môn toàn bệnh viện, nhiệm vụ của phòng KHTH bao gồm: - Căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện. - Tổ chức, theo dõi, đôn đốc đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch chế độ chuyên môn và quy chế công tác của bệnh viện để báo cáo với giám đốc xem xét, chỉ đạo. - Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức của bệnh viện và cán bộ tuyến trước gửi đến.Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện. - Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện. Giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh của bệnh viện. - Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định. Tổ chức thực hiện công tác thống kê theo quy định của của Bộ. Giúp giám đốc tổ chức công tác trực chuyên môn cho toàn bệnh viện. - Xây dựng quy hoạch phát triển bệnh viện để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.Từng thời gian tổng kết công tác điều trị, định kỳ báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên theo biểu mẫu, yêu cầu và thời gian quy định. 1.2 Phòng tổ chức hành chính quản trị Phòng TCHCQT là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện, có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của bệnh viện, thực hiện công tác hành chính quản trị trong toàn bệnh viện. Các nhiệm vụ của phòng TCHCQT bao gồm: - Căn cứ kế hoạch công tác của bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng trình giám đốc xem xét, quyết định để tổ chức thực hiện.Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa, phòng trong bệnh viện theo kế hoạch được duyệt, đảm bảo đầy đủ đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý hành chính. - Tổ chức tốt công tác quản lý có hệ thống các công văn giấy tờ đi và đến bệnh viện, hệ thống bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện. - Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện để lập kế hoạch tổ chức bộ máy, nhân lực trình giám đốc xét duyệt, tổ chức thực hiện. - Phối hợp các đoàn thể quần chúng tổ chức phong trào thi đua, các đợt học tập thời sự, chính trị, chính sách văn hóa để nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ. - Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước, của Ngành y tế đối với cán bộ, công chức, viên chức và bệnh nhân trong bệnh viện. 1.3 Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện, chịu trách nhiệm trước giám đốc và toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện, nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán bao gồm: - Căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành, kế hoạch công tác của bệnh viện lập dự toán ngân sách (kinh phí), kế hoạch thu chi bệnh viện. Sau khi trình giám đốc thônng qua, bảo vệ bản kế hoạch ngân sách trước cơ quan có thẩm quyền. - Thực hiện việc thu ngân sách, cấp phát quản lý tài sản, vật tư của bệnh viện theo chế độ quy định. Theo dõi việc thu viện phí nghiên cứu biện pháp chống thất thu. - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư, tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời.Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của bệnh viện. - Bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể để tổng hợp phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện. 1.4 Phòng điều dưỡng Phòng điều dưỡng là phòng nghiệp vụ chăm sóc. Có trách nhiệm tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh trong toàn bệnh viện. Phòng điều dưỡng có nhiệm vụ: - Tổ chức, chỉ đạo công tác chăm sóc người bệnh trong toàn bệnh viện. Đôn đốc, kiểm tra y tá điều dưỡng và hộ lý thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quy chế chuyên môn. Báo cáo ngay các những việc đột xuất, bất thường và đề xuất biện pháp để trình giám đốc bệnh viện giải quyết kịp thời. - Lập chương trình và tổ chức huấn luyện để nâng cao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và giáo dục y đức cho y tá - điều dưỡng và hộ lý trong bệnh viện .Kiểm tra tay nghề y tá điều dưỡng trước khi tuyển dụng và là thành viên của Hội đồng tuyển dụng, Thi đua, Hội đồng kỷ luật và Hội đồng lương của bệnh viện. - Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và phòng khám.Đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh định kỳ, sơ kết, tổng kết, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên theo mẫu quy định. 1.5 Giám đốc trong vai trò quản lý bệnh viện Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện. Giám đốc có vai trò quan trọng trong việc q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính.doc
Tài liệu liên quan