Chuyên đề Nâng cao năng lực thiết bị máy móc tại công ty cổ phân cơ khí chính xác só 1

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CPCK CHÍNH XÁC SỐ 1 3

1. Khái quát về doanh nghiệp 3

2. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty 3

2.1 Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp 3

2.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty cơ khí chính xác số 1 5

2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty CP cơ khí chính xác số 1 6

2.3.1. Bộ máy quản lý của công ty 6

2.3.2 Hệ thống sản xuất của công ty 8

3 Đặc điểm cơ bản của Công ty 11

3.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm 11

3.2 Đặc điểm về quy trình sản xuất 122

3.3 Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng 13

3.4 Đặc điểm về lao động của công ty 14

PHẦN II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1 17

1. Cơ cấu máy móc thiết bị 17

2. Tình hình sử dụng máy móc thiết bị 20

2.1 Về mặt số lượng 20

2.2 Về mặt thời gian 21

2.3 Về mặt công suất 24

3. Công tác khấu hao, sửa chữa và đầu tư máy móc thiết bị 25

3.1 Công tác tính khấu hao 25

3.2 Công tác bảo quản sửa chữa MMTB 27

4 Đầu tư máy móc thiết bị 28

5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả sử dụng máy móc thiết bị 32

5.1 Chỉ tiêu sức sản xuất máy móc thiết bị 32

5.2 Chỉ tiêu sinh lợi và nộp ngân sách 33

6. Đánh giá năng lực máy móc thiết bị tại Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 36

6.1. Những thành tựu đạt được 36

6.2. Những tồn tại chủ yếu 39

6.2.1 Về công tác đổi mới MMTB 39

6.2.2 Công tác sữa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị 39

6.2.3 Về công tác tính khấu hao 40

6.2.4 Về công tác quản lý vận hành 40

6.3. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại 41

6.3.1 Nguyên nhân khách quan 41

6.3.2 Nguyên nhân chủ quan 42

PHẦN III: GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1 44

1. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị 44

2. Hoàn thiện công tác bão dưỡng sữa chữa máy móc thiết bị: 46

3. Nâng cao thời gian làm việc của máy móc thiết bị 49

4.Bố trí sử dụng hợp lý máy móc thiết bị 51

5.Tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân vận hành máy 52

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .57

PHỤ LỤC .58

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực thiết bị máy móc tại công ty cổ phân cơ khí chính xác só 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ sự lac hậu của phần lớn máy móc mà Công ty hiện có, chính là sự chênh lệch về trình độ tiên tiến của máy móc thiết bị trong Công ty. Sự chênh lệch này sẻ gay nên sự lãng phí và đẩy nhanh tốc độ hao mòn hữu hình (khi sử dụng quá mức cho phép đối với 1 số máy móc), vì vậy Công ty cần có biện pháp khắc phục nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, hạn chế thấp nhất thiệt hại. 3. Công tác khấu hao, sửa chữa 3.1 Công tác tính khấu hao Việc tính khấu hao có rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm riêng, tùy vào từng điều kiện hoàn cảnh của từng công ty mà từ đó lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp nhất. Việc tính toán hợp lý công tác khấu hao giúp cho doanh nghiệp sử dụng tốt nhất việc quản lý nguồn vốn, và sử dụng nguồn vốn khấu hao một cách hiệu quả nhất. Hiện nay Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 áp dụng phương pháp tính khấu hao đều cho từng loại máy móc thiết bị. Nguyên giá MMTB Mức khấu hao MMTB = trong năm Số thời gian sử dụng Từ công thức tính khấu hao trên ta có bảng tính khấu hao sau: Bảng 8: Bảng trích khấu hao MMTB năm 2006 Công ty CPCK chính xác số 1 TT Loại MMTB Nguyên giá Trích khấu hao GTCL(tính đến hết năm 2006) 1 Máy quấn dây đồng 203 22,44 74,4 2 Máy cưa,cắt,gập 144,84 14,405 60,6 3 Máy dập 331,203 41,47 121,325 4 Máy mài 186,971 20,15 65,108 5 Máy tiện 814,98 87,92 6,45 6 Máy khoan 21,857 2,597 12,021 7 Máy phay 76,657 70,826 16,02 8 máy bao 98,363 10,607 0 9 Máy ép thủy lực 54,31 3,514 0 10 Lò 67,452 7,275 0 11 Máy búa 141,325 15,241 0 12 Máy hàn 674,321 81,04 784,214 13 Máy nén khi 40,4 40,54 0 14 Máy cà răng 23,98 13,514 0 15 Thiết bị khác 240,52 23,345 6,471 16 Thiết bi vay đầu tư 4011,88 915,755 2.341,112 17 Thiết bị chưa dùng 117,898 0 117,898 Nguồn: Phòng kế toán Nhìn vào bảng tính khấu hao ta thấy trong những năm gần đây và tính đến 31/12/2006 thì giá trị nguyên giá MMTB nhìn chung có tăng lên, và giá trị khấu hao của MMTB lại giảm. Nguyên nhân là vì Công ty đang đầu tư mua sắm thêm MMTB phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, và có nhiều MMTB cũ , lạc hậu khấu hao đã hết nhưng vẫn được hoạt động và không được tính khấu hao. Do đặc thù hoạt động sản xuất của Công ty chủ yếu phụ thuộc nhiều vào đơn đạt hàng của đối tác chính vì thế mà không phải lúc nào MMTB cũng trong tình trang hoạt động, có những thời điểm nhiều máy móc thiết bị gần như không hoạt động, do đó vô hình dung làm cho MMTB bị hao mòn một cách lãng phí, làm giảm hiệu quả sản xuất của Công ty. Hiện nay, quỹ khấu hao của Công ty hầu như chỉ được dùng cho việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định, và sủa chữa hỏng hóc nhưng chủ yếu là đầu tư mua sắm, nên đã hạn chế rất lớn đến việc sử dụng quỹ khấu hao cho hợp lý, đúng mục đích. Hàng năm Công ty đều cho kiểm kê và tính toán định giá lại tài sản hiện có của Công ty, từ đó đưa ra định mức khấu hao hợp lý cho MMTB, điều này cho thấy sự quan trọng của việc tính khấu hao, việc tính toán chính xác sẻ giúp Công ty có nhiều ứng dụng phù hợp với quỹ khấu hao. Thường thì cuối năm Công ty mới cho kiểm kê và đánh giá lại tài sản. 3.2 Công tác bảo quản sửa chữa MMTB Việc bảo quản sửa chữa máy móc thiết tại Công ty được giao cho từng tổ sản xuất, của từng phân xưởng, nhưng phòng kĩ thuật vẫn là bộ phận chịu trách nhiệm chính. Trong từng phân xưởng, từng tổ sản xuất, họ trực tiếp sử dụng MMTB để sản xuất nên họ có trách nhiệm phải bảo quản bảo dưỡng, bảo dưỡng theo chu kì. Phòng kỹ thuật đóng vai trò là người quản lý trực tiếp công tác sửa chữa, thực hiện các kế hoạch sửa chữa lớn và vừa cho toàn bộ máy móc thiết bị. mặt khác phòng kỹ thuật còn là nơi tiến hành công tác xây dựng và lập kế hoạch sửa chữa cho toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty và lên kế hoạch cho từng tháng, từng quý, năm và tiến hành phân cấp quản lí đến từng bộ phận có liên quan. - Công tác bảo dưỡng thường xuyên: tất cả máy móc thiết bị của Công ty đều được bảo dưỡng một cách thường và theo kế hoạch đã được lên sẳn. công tác này bao gồm: lau chùi thiết bị, vệ sinh, kiểm tra đầu máy, dầu thủy lực, kiểm tra tổng thể và chi tiết khả năng làm việc của các cơ cấu, bộ phận điều chỉnh phù hợp, bơm mở bôi trơn và bảo quản các thiết bị có dấu hiện khô, đang tạm ngừng hoạt động. Việc bảo dưỡng này thường được tiến hành sau khi kết thúc ngày làm việc, hay khi kết thúc giai đoạn làm việc. Thường thì người trực tiếp vân hành máy móc thiết bị sẻ đảm nhận công việc này. - Sửa chữa nhỏ: thường là các công tác sửa nhưng hỏng hóc nhỏ, nhẹ thời gian sửa chửa ngắn, dụng cụ sửa chửa chỉ là dụng cụ thông thường và không quá phức tạp. người thực hiện là đại đa số công nhân vận hành máy. - Sửa chữa lớn, trung tu đại tu: là việc sửa chữa những hư hỏng nặng, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng máy, có thể là thay thế mới hoàn toàn. Trong trường hợp này phải có văn bản báo cáo và dự toán chi phí cho việc sữa chữa hay thay thế trình lên Công ty xem xét và thực hiện. Ngưởi thực hiện thường là các nhân viên phòng kỹ thuật hoặc là thuê ngoài. Vì hoạt động sản xuất của Công ty là theo dây chuyền và được thực hiện tại nhà máy, nên hầu như các hỏng hóc đều được Công ty tiến hành sữa chữa và bảo dưỡng ngay tại nhà máy, do các nhân viên phòng kỹ thuật thực hiện. 4. Đầu tư máy móc thiết bị Việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị là yếu tố then chốt giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, khẳng định vị trí, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thi trường, từ đó mở rộng quy mô và đem lại doanh thu tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Đầu tư máy móc thiết bị mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ mới là việc làm tất yếu của mỗi doanh nghiệp. doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh được, muốn sản phẩm của mình được khách hàng chấp nhận, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nghành, muốn tồn tại, phát triển, trụ vững trong nền kinh tế thị trường thì buộc các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, cải tiến trang thiết bị và dây chuyền sản xuất. Trong thời gian gần đây Công ty chưa có kế hoạch rõ ràng cho việc mua sắm đầu tư thêm trang thiết bị, tuy nhiên vẫn có một số thiết bị được mua sắm mới, song hiệu quả đem lai chưa thật sự như mong muốn. Điển hình là việc mua sắm moto quấn quạt điện, nhưng do nhu cầu đã bão hòa nên giờ đây Công ty không sản xuất quạt điện nữa, nên gây ra sự lãng phí trong việc mua sắm máy móc thiết bị, hơn nữa còn tạo ra sự hao mòn vô hình rất lớn gây nên tổn thất lớn cho Công ty. Để phản ánh tình hình đầu tư và đổi mới trang thiết bị ta sử dụng hai hệ số chủ yếu là hệ số đầu tư và hệ số hao mòn. Ta có số liệu về tình hình mua sắm máy móc thiết bị giai đoạn 2002- 2006 Bảng 9: Tình hình mua sắm máy móc thiết bị giai đoạn 2002 - 2006 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Vốn đầu tư mua sắm MMTB Trđ 8650,041 327,077 545,529 66,19 80,25 2. Doanh thu Trđ 32.550 30.800 41.000 41.400 43.470 3. Hệ số đầu tư(3 = 1/2) 0.266 0.011 0.013 0.002 0.0018 4.Nguyên giá Trđ 1997,431 308,794 483,311 66,193 78,65 5. Giá trị còn lại Trđ 347,3076 65,0825 5,9021 11,5886 15.324 6. Hệ số hao mòn(6= 5/4) Trđ 0,174 0,211 0,012 0,175 0,194 Nguồn: Phòng kế toán Hệ số đầu tư máy mỏc thiết bị được đánh giá bằng tỷ số giữa chi phí đầu tư cho MMTB với tổng doanh thu của Công ty. Hệ số này trong những năm qua (2002 – 2006) là không cao, thấp dần từ 0,266 năm 2002 đến năm 2006 chỉ còn 0,0018 tương ứng 80,25 triệu đồng. Điều đó cho thấy vốn phục vụ cho việc mua sắm máy móc thiết bị là tương đối hạn chế. việc mua sắm hạn chế cũng dễ thấy rõ vì hiện Công ty đang trong quá trinh Cổ phần hóa nên việc huy động các nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, hơn nữa lợi nhuận đem về cho Công ty trong những năm gần đây vãn chưa thể đảm bảo cho việc sử dụng mua sắm những máy móc thiết bị tiên tiến, có giá trị lớn. chính điều đó đã hạn chế đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của Công ty. Ta có biểu đồ thê hiện vốn đầu tư cho việc mua sắm Biều 2: Vốn đầu tư mua sắm MMTB (2002 – 2006) Nhìn vào biểu đồ ta thấy nguồn vốn cho việc mua sắm trong nhưng năm qua là tương đối giảm, trong đó năm 2002 là cao nhất với 86,5 tỷ, năm 2005 thấp nhất với số vốn mua sắm chỉ có 66.19 triệu đồng, điều này củng dễ hiểu vì năm 2002 Công ty chưa cổ phần hóa nên còn được Tổng công ty hỗ trợ, sau khi tiến hành cổ phần hóa thì việc mua sắm trang thiết bị Công ty gần như phải tự dùng nguồn vốn tự có, với việc cổ phần hóa chỉ mang tính chất nội bộ chứ chưa mở rộng ra phạm vi bên ngoài doanh nghiệp nên phần lớn nguồn vốn được huy động từ cán bộ công nhân viên chứ chưa huy động được từ các cá nhân, tổ chức bên ngoài vì thế phần nào hạn chế trong việc tìm nguồn vốn cho Công ty, nên trong thời gian đầu Công ty gặp nhiều khó khăn vì vậy mà chưa mua sắm được nhiều máy móc thiết bị . Tuy gặp những khó khăn ban đầu nhưng doanh thu Công ty đạt được trong những năm qua là tăng qua các năm cho thấy sự ổn định và phương hướng phát triển của Công ty là hợp lý và phù hợp với xu thế hiện tại. Biểu 3: Tình hình doanh thu của Công ty từ năm 2002 – 2006 Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ sự tăng lên của doanh thu, cao nhất là năm 2006 với tổng doanh thu đạt 43,47 tỷ đồng tăng lên 33.54% so với năm 2002, năm 2002 và 2003 doanh thu đatk không thực cao vì do sự biến động của thị trường, và Công ty mới chuyển đổi sang cổ phần hóa, nhưng năm 2004 trở đi Công ty đã có nhiều sự tăng trưởng khá rõ rệt, cho thấy sự nhạy bén của ban lãnh đạo Công ty, chuyển đổi một số danh mục sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm phụ tùng xe máy đã đem lại kết quả rất khả quan, có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Hơn nữa trình độ tay nghề công nhân trong Công ty được nâng cao, thích ứng hơn với các thiết bị máy móc tiên tiến, vận hành tốt hơn đã làm cho năng suất MMTB tăng lên, vì thế hiệu quả đem lại củng tăng lên rõ rệt. Để đánh giá đầu tư mua sắm MMTB ngoài hệ số đầu tư thì hệ số hao mòn MMTB củng có tầm quan trọng. hệ số hao mòn MMTB càng tiến gần đến 1 thì chứng tỏ MMTB càng được thay đổi nhiều. nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số hao mòn của Công tylà rất thấp chỉ đạt tối đa là 0,211 điều đó chứng tỏ việc đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị cho Công ty là rất ít, điều này sẻ anh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập, phát triển thị trường, đáp ứng nhiều nhu cầu khách hang. Với xu thế hiện nay nếu không có những thay đổi Công ty sẻ có gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp, uy thế của Công ty sẻ không được nâng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty sẻ không cao. Chính vì thế trong thời gian tới Công ty nên có những điều chỉnh, như thế mới mang lại nhiều thuận lợi, và thu về lợi nhuận cao hơn cho Công ty. 5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả sử dụng máy móc thiết bị Công tác sử dụng máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để đánh giá hiệu quả và kết quả sử dụng MMTB tại Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 ta dùng các chỉ tiêu đánh giá sau đây: 5.1 Chỉ tiêu sức sản xuất máy móc thiết bị Để đánh giá sức sản xuất MMTB ta dùng hệ số sử dụng (Hsd) Tổng doanh thu Hsd = Tổng giá trị MMTB bình quân Hệ số này cho biết cứ một đông máy móc thiết bị thì sẻ tạo ra bao nhiên đồng doanh thu. Từ công thức tính Hsd ta có bảng sau: Bảng 10: Tình hình sức sản xuất máy móc thiết bị Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh năm 2004 và 2005 So sánh năm 2005 và 2006 Giá trị % Giá trị % 1.Doanh thu(trđ) 41.000 41.400 43.470 400 0,967 2070 5 2.Giá trị MMTB(trđ) 7884,615 6133,33 5294,76 (1751,285) 22,2 (838,57) (15,83) 3.Hiệu suất sử dụng MMTB(1/2) 5,2 6,75 8,21 1,55 29,8 1,46 21,62 Nguồn: Phòng kế hoạch Biểu 4: Hiệu suất sử dụng từ năm 2004 – 2006 Nhìn vào bảng hệ số công suất và biểu đồ ta thấy hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị tăng lên rõ rệt. năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 1,55 tương ứng với tốc độ tăng là 29,8%, năm 2006, đã tăng lên 1,46 tương ứng 21,63%. Điều đó cho thấy mỗi năm trung bình cứ 1 đồng máy móc thiết bị tạo ra 7- 8 đồng doanh thu, một hiệu suất sử dụng khá là cao, nó thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng máy móc thiết bị của Công ty. Mặc dù việc đầu tư cho việc mua sắm trang bị máy móc thiết bị mới là rất hạn chế song hoạt động sản xuất của Công ty vẫn đạt hiệu quả. Nguyên nhân chính là sau khi cổ phần hóa, đến năm 2006 sau một thời gian tương đối dài làm việc thì công nhân trong Công ty đã thực sự nâng cao tay nghề và kinh nghiệm, một số công nhân đã được Công ty cho đi đào tạo lại và nâng cao hơn về trình độ kĩ thuật, chính vì thế việc vận hành máy móc thiết bị đã trơn tru hơn, sử dụng hiệu quả hơn và khai thác triệt để nhất công suất mà máy móc thiết bị có thể đem lại, đó là tín hiệu đáng mừng của Công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa, để có thể đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty. 5.2 Chỉ tiêu sinh lợi và nộp ngân sách Để đánh giá mức sinh lợi ta sử dụng chỉ tiêu - Hệ số sinh lợi (Hln), hệ số này được xác định như sau: Lợi nhuận Hln = Giá trị máy móc thiết bị Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị máy móc thiết bị thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Hệ số nộp ngân sách (Hns), hệ số này được xác định như sau: Các khoản nộp ngân sách Hns = Giá trị MMTB Hệ số này cho biết một đồng giá trị máy móc thiết bị thì đống góp vào ngân sách là bao nhiêu. Bảng 11: Đánh giá khả năng sinh lợi và nộp ngân sách Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh năm 2004 và 2005 So sánh năm 2005 và 2006 Giá trị % Giá trị % 1.Lợi nhuận(trđ) 1.800 1.600 1.900 (200) 11,1 300 18,75 2.Các khoản nộp ngân sách(trđ) 1.546 2.759 2.877 1213 78,45 118 4,27 3.Giá trị MMTB(trđ) 7884,615 6133,33 5294,76 (1751,28) 22,21 (838,57) 13,67 4.Hln (1/3) 0,22 0,26 0,36 0,04 18,18 0,1 38,46 5.Hns (2/3) 0,19 0,44 0,54 0,25 131,57 0,1 22,72 Nguồn: Phòng kế toán Từ số liệu về khả năng sinh lời và nộp ngân sách của Công ty, để thấy rõ hơn về các chỉ tiêu trên ta có biểu đồ đánh giá sau: Biểu đồ 5:Khả năng sinh lợi và nộp ngân sách Nhìn vào biểu đồ ta thấy hệ số sinh lời và hệ số nộp ngân sách là có tăng qua từng năm. Năm 2006 thì hệ số sinh lời của máy móc thiết bị là cao nhất 0,36 đạt hiệu quả nhất trong các năm gần đây, vì thế các khoản nôp ngân sách vì thế cũng tăng lên. Điều này củng dể hiểu vì sau khi tiến hành cổ phần hóa Công ty đã chuyển dần từ việc sản xuất theo đơn đặt hàng sang chủ động sản xuất sản phẩm để kinh doanh, danh mục sản phẩm cũng đa dạng hơn, vì thế hệ số lợi nhuận tăng lên đáng kể trong năm vừa qua. Các khoản nộp Ngân sách nhà nước hàng năm ( Thuế doanh thu, thuế đất, BHXH cho người lao động) bình quân hiện nay từ 3.000 – 3.500 triệu/năm. Tồn tại trong giai đoạn hiên nay đồi hỏi các Công ty phải biết thích ứng với kinh tế thị trường. Để có thể nâng cao các hệ số này, tức là nâng cao hiệu quả họa động sản xuất kinh doanh của Công ty, thì cần có những sự thay đổi tương đối. Không phải lúc nào củng rập khuôn máy móc, mà phải biết kết hợp thay đổi tùy vào điều kiện cụ thể và với nguồn lực hiện có của mình, phải không ngừng mua sắm đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, đồng thời nâng cao cả về chiều sâu là trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, cán bộ kĩ thuật đặc biệt là công nhân vận hành máy móc thiết bị có ý nghĩa then chốt và quyết định, đó là điều kiện tiên quyết, là cơ sở quan trọng để Công ty có thể thực hiện tốt nhất những mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra. 6. Đánh giá năng lực máy móc thiết bị tại Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 Nước ta vốn xuất phát từ nước nông nghiệp lạc hậu, có trình độ sản xuất công nghiệp thấp. so với các nước khác trên thế giới thì nướcta có nền kinh tế khá tụt hậu so với mặt bằng chung. Tuy nhiên trong nhưng năm qua cùng với sự nổ lực và cố gắng của nhiều doanh nghiệp, cùng với những cải cách kinh tế đã tạo cơ sở và tiền đề đưa nước ta có những bước phát triển nhanh, với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất ngoạn mục trung binh trong những năm gần đây là 7,1%, năm 2006 vừa rồi là 8,0 % một con quá ấn tượng đố với thế giới, và đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta. Đặc biệt là nước ta đã hội nhập kinh tế thế giới với việc tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất WTO điều đó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiêp. Nếu khai thác và có những điều hỉnh phù hợp với thị trường thì se có những bước tiến phát triển, và có lợi nhuận lớn. với những cơ hội và thử thách như vậy nên với mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có sự nhạy bén với thị trường, doanh nghiệp nào không tận dụng được cơ hội, vượt qua thử thách thì nhanh chóng sẻ bị đào thải ra khỏi thị trường. có những yếu tố là cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng là thách thức với doanh nghiệp khác, và ngược lại. trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì doanh nghiệp muốn tồn và phát triển, doanh nghiệp phải tự đánh giá mình, xác định những điểm yếu và điểm mạnh để đề ra kế hoạch và biện pháp nhằm phát huy thế mạnh hạn chế điểm yếu. Oông tác này được tiến hành ở mọi khía cạnh của doanh nghiệp, trong đó đóng góp không nhỏ là công tác quản lý và sủ dụng máy móc thiết bị, sao cho có thể sử dụng một cách hợp lý nhất và hiệu quả nhất máy móc thiết bị hiện có của Công ty. 6.1 Những thành tựu đạt được Với lịch sử hoạt động từ lâu, trải qua bao nhiêu thăng trầm, với những khó khăn có thể tưởng chừng như Công ty không thể qua khỏi nhưng cung với sự cố gắng và nổ lực của chính mình , Công ty đã từng bước vượt qua và phát triển một cách vững mạnh, tạo thương hiệu mạnh và uy tín cho mình, doanh thu không ngừng tăng trong những năm gần đây, thể hiện ưu thế so với doanh nghiệp cạnh tranh cùng nghành. Đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao, tạo động lực rất lớn, khích lệ anh em trong Công ty nổ lực vì thành quả chung của Công ty. Bảng 13: Giá trị sản xuất CN và doanh thu của Công ty Khoản mục 2003 2004 2005 2006 Giá trị SXCN(Giá gốc 1994) 37.500 36.200 37.500 38.600 Tổng doanh thu 30.800 41.000 41.400 43.470 Doanh thu từ SXCN 30.800 41.000 41.400 43.470 Nguồn: Phòng kinh doanh Nhìn vào bảng giá trị SXCN và tình hình doanh thu trong năm qua, ta thấy doanh thu tăng cùng tỷ lệ với giá trị SXCN, nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng giá trị SXCN. Do đó ta thấy tầm quan trọng của máy móc thiết bị, đóng vai trò rất lớn trong việc thành công của Công ty, hiệu quả của hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị. Với tình hình tài chính hiện nay của Công ty, mặc dù phải trang trải cho nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng Công ty vẫn tích cực huy động nguồn vốn cho việc đầu tư mua sắm máy móc thiết mới nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất. Công ty đang huy động nguồn vốn trong cán bộ công nhân viên, từ nguồn khấu hao cơ bản, và vay vốn từ Tổng công ty để có vốn đầu tư cho việc mua sắm máy móc thiết bị. từ năm 2002 đến nay Công ty đã mua sắm khoảng 7-8 loại mới, với tổng số là 42 máy. Công ty chỉ đầu tư theo chiều rộng cho đồng bộ mà còn đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao trình độ của công nhân cho phù hợp với trình độ máy móc thiết bị. Bên cạnh đó sau ba năm chuyển đổi hoạt động theo cơ chế Công ty cổ phần. tình hình SXKD của Công ty với sự đóng góp của việc đổi mới máy móc thiết bị thực sự phát triển toàn diện và có chất lượng:Chấn chỉnh đổi mới cộng tác tổ chức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng sản phẩm cơ khí khung xe phụ tùng phụ kiện xe máy, thiết bị bưu điện…đạt 80% giá trị doanh thu của Công ty. Đầu tư thiết bị, khuôn mẫu, gá lắp đổi mới công nghệ, chế tạo sản phẩm và tính hiệu quả trong sản xuất ( chế tạo ống cổ phuốc, ống khung, bưởng treo máy, bộ bàn chân…). Năng suất dập bộ dàn chân tăng lên 300%, giảm định mức vật tư sản xuất khung xe 15% Đẩy mạnh chế tạo sản phẩm mới, chuẩn bị tốt phương án sản phẩm cho các năm tiếp theo. Chế tạo thành công hộp xích xe máy kiểu Wave - Kiểu RS đã xuất hàng loạt lớn tiêu thụ ra thị trường. chế tạo thành công lõi cuộn giấy xuất khẩu, sản phẩm cơ khí nội thất theo đơn đặt hàng của hãng KIA…đang chế tạo mới các con lăn láp ráp vào dây chuyền băng tải lớn…tạo thế phát triển bền vững ở Công ty. Nâng cao công tác quản lý sản xuất, lấy thị trường tiêu quyết định mục tiêu sản xuất. hạn chế hàng hóa tồn kho, rút ngắn chu kí sản xuất sản phẩm, tận dụng vật tư đưa và sản xuất, áp dụng các biện pháp mới nhằm giảm lãng phí ga, khí hàn, lãng phí sử dụng thiết bị, lãng phí điện năng, đặc biệt đã chế tạo mới hàng loạt bộ khuôn đột dập thay thế khuôn củ. mỗi tháng tiết kiệm được hơn 10 tấn vật tư sắt thép các loại. Hoàn thiện quy chế quản lý, phát huy dân chủ Tổng sản lượng và doanh thu đã tăng bình quân 115.82%, từ sản xuất và doanh thu trước đây bình quân 20 tỷ đồng/năm, sau 5 năm thực hiện kế hoạch đã tăng gấp đôi sản lượng. năm 2004 đạt hơn 41 tỷ đồng, năm 2005 đạt 41,4 tỷ đồng, năm 2006 đạt 43,47 tỷ đồng. Tuy hiện giờ lượng máy móc chưa thật sự đủ so với nhu cầu, có những máy móc khấu hao đã hết nhưng vẫn được sử dụng, nhưng với sự quản lý và vận dụng một cách hợp lí nên hiệu quả mang lại vẫn cao, năng suất máy móc thiết bị được duy trì ổn định và ngày càng tăng lên. Về việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, Công ty củng rất chú trọng. Công ty đã có những sự phân công hợp lý, với chế độ bảo dưởng hàng tuần, hàng tháng và việc phân rõ trách nhiệm đối với từng bộ phận, đã góp phần kéo dài thời gian hoạt động của máy móc thiết bị, củng như phát hiện kịp thời các sự cố hỏng hóc để sửa chữa, nâng cao hiệu quả sản xuất trong việc sử dụng máy móc thiết bị. 6.2. Những tồn tại chủ yếu 6.2.1 Về công tác đổi mới MMTB Mặc dù Công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới nhằm phục vụ cho hoạt đông sản xuất, nhưng do nguồn vốn còn hạn chế nên việc mua sắm chưa thực sự đồng bộ, chủ yếu là mua bổ xung và tận dụng những máy móc thiết bị củ. điều này vô hình dung làm cản trở cho việc sản xuất hàng loạt sản phẩm của Công ty, nhiều lúcdây chuyền phải ngừng hoạt động do một số máy cũ bị hỏng phai mang đi sữa, các thiết bị máy móc nhập về từ nhiều nguồn khác nhau nên khi vận hành đôi khi gặp khó khăn, và không đạt hiệu quả như mong muốn …vì thế trong thời gian tới cần có sự đầu tư bổ xung, và chỉnh sửa hợp lí hơn. Bên cạnh đó, khi chuyên giao công nghệ do trình độ công nhân vẫn còn hạn chế nên khi nhân công nghệ lại phải thuê chuyên gia bên ngoài làm tăng chi phí. Mặt khác, khi vận hành lại gặp khó khăn, gây châm trể cho hoạt động sản xuất, điều đó làm giảm rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. 6.2.2 Công tác sữa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị Hiện nay công tác bảo quản và sữa chữa được Công ty giao cho phòng kĩ thuật đảm nhiệm chính, và phân công rõ ràng đối với từng phân xưởng đảm nhận vận hành máy móc thiết bị, song hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Đôi khi chi phí cho hoạt đông này rất tốn kém, nhất là khi máy móc được đem đi sữa bên ngoài. Nguyên nhân là do trình độ tay nghề của cán bộ kĩ thuật và công nhân vận hành còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cán bộ kĩ thuật, chưa thật sự đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của công việc cũng như thích ứng được với trình độ tiến tiến của một số máy móc thiết bị mới được mua về. Hơn nữa do có nhiều trường hợp công nhân vận hành không báo cáo chính xác về tình trạng hổng hóc của máy móc, tự ý sữa chữa nhưng trình độ có hạn nên đã làm cho máy móc thiết bị không những không hoạt động trở lại mà còn bị hỏng hóc nặng thêm. Việc bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị đòi hỏi phải thật nhanh chóng và kịp thời như thế mới đảm bảo cho tiến độ sản xuất sản phẩm, nếu viêc bảo dưỡng không được thực hiên tốt thì se gây nên sự chậm trể trong hoạt động sản xuất, hiệu quả kinh doanh sẻ thấp rất nhiều. Hiện nay Công ty đã tiến hành phân công việc bão dưỡng và sữa chữa theo kế hoạch rõ ràng, cụ thể đối với từng bộ phận tại từng phân xưởng sản xuất trên cơ sở, phòng kĩ thuật vẫn đảm nhận chính nhiệm vụ bảo dưỡng sữa chữa. điều đó làm cho công tác sữa chữa kết hợp được : sữa chữa lớn, vừa và nhỏ và tận dụng được mọi năng lực của toàn thể công nhân trong Công ty, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể gây ra sự kéo dài trì trệ trong việc đưa máy móc đi vào hoạt động lại bình thường. 6.2.3 Về công tác tính khấu hao Hiện nay Công ty đang dùng phương pháp tính khấu hao đều, phương pháp này có ưu điểm là dể tính, làm cho giá cả sản phẩm ổn định. Tuy nhiên, do nhiều máy móc thiết bị tại Công ty đã được khấu hao gần hết, có những máy móc gần như đã khấu hao hết từ lâu do đó công tác tính khấu hao trong trường hợp này nhiều khi không phản ánh hết và chính xác mức khấu hao của máy móc thiết bị. Ngoài ra phương pháp này còn có nhược điểm là không tính đến giá trị đồng tiền giảm theo thời gian, không phải lúc nào đồng tiền củng có giá trị như nhau, do đó việc tính khấu hao ko chính xác, không xác định đúng hiệu quả của việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. 6.2.4 Về công tác quản lý vận hành Hàng năm Công ty đều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24427.DOC
Tài liệu liên quan