Chuyên đề Nâng cao sức cạnh tranh tuyến du lịch Hà Nội – Hạ Long – Sa Pa – Hà nội của Công ty cổ phần Du Lịch và Dịch Vụ Hồng Gai

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 7

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TUYẾN DU LỊCH HÀ NỘI- HẠ LONG- SA PA- HÀ NỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI - CHI NHÁNH 368 TRẦN KHÁT CHÂN - HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI 9

1.1 Hoạt động dịch vụ du lịch 9

1.1.1 Khái niệm dịch vụ du lịch 9

1.1.2 Các hình thức 10

1.1.3 Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ du lịch 10

1.2 Sức cạnh tranh của hàng hoá và sức cạnh tranh của dịch vụ 13

1.2.1 Khái niệm 13

1.2.2 Phân biệt sức cạnh tranh hàng hoá và sức cạnh tranh dịch vụ 14

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh dịch vụ du lịch 15

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh dịch vụ du lịch 16

1.2.4.1 Yếu tố bên trong 16

1.2.4.2 Yếu tố bên ngoài 16

1.3 Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh tuyến du lịch 17

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ TUYẾN HÀ NỘI- HẠ LONG- SA PA- HÀ NỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI - CHI NHÁNH 368 TRẦN KHÁT CHÂN - HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI 19

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 19

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 19

2.1.1.1 Quá trình hình thành 19

2.1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 20

2.1.2 Khái quát về Công ty Cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai – chi nhánh 368 Trần Khát Chân - Hai Bà Trưng - Hà Nội 21

2.1.2.1 Giới thiệu chung về công ty 21

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 21

2.1.2.3 Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ của công ty 23

2.1.3 Kết quả kinh doanh của công ty 24

2.2 Thực trạng sức cạnh tranh tuyến du lịch Hà Nội- Hạ Long- Sa Pa- Hà Nội của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 24

2.2.1 Thực trạng kết quả kinh doanh tuyến du lịch 24

2.2.1.1 Số lượt khách 25

2.2.1.2 Giá cả 26

2.2.1.3 Tổng doanh thu 27

2.2.1.4 Lợi nhuận 27

2.2.2 Các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh cho tuyến du lịch 27

2.2.3 Đánh giá sức cạnh tranh tour thông qua các chỉ tiêu 29

2.2.3.1 Chỉ tiêu định tính 29

2.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng 31

2.2.4 Đánh giá sức cạnh tranh của tuyến du lịch qua các nhân tố ảnh hưởng 33

2.2.4.1 Nhân tố bên trong 33

2.2.4.2 Yếu tố bên ngoài 34

2.2.5 Đánh giá chung về hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của tuyến du 38

2.2.5.1 Mặt tích cực 38

2.2.5.2 Mặt hạn chế 39

2.2.5.3 Nguyên nhân của thực trạng trên 39

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TUYẾN DU LỊCH HÀ NỘI - HẠ LONG - SA PA - HÀ NỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI 41

3.1 Thuận lợi và khó khăn nâng cao sức cạnh tranh tour khi Việt Nam gia nhập WTO 41

3.1.1 Thuận lợi 43

3.3.2 Khó khăn 43

3.2 Phương hướng và mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh cho tuyến du lịch Hà Nội - Hạ Long - Sa Pa - Hà Nội 44

3.2.1 Phương hướng 44

3.2.2 Mục tiêu 45

3.2.2.1 Mục tiêu chung 45

3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể cho năm 2010 45

3.3 Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho tuyến du lịch 45

3.3.1 Phát triển nguồn nhân lực nâng cao chất lượng phục vụ 45

3.3.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ 47

3.3.2.1 Nghiên cứu thị trường khách 47

3.3.2.2 Về sản phẩm, giá 49

3.3.3 Xúc tiến bán và quảng cáo 51

3.3.4 Thị trường du lịch 52

3.3.5 Thích nghi và tận dụng các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 53

3.3.6 Giữ gìn môi trường sinh thái 53

3.3.7 Bảo đảm tính liên ngành liên vùng cho việc hoạch định kế hoạch và phát triển du lịch bền vững 53

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao sức cạnh tranh tuyến du lịch Hà Nội – Hạ Long – Sa Pa – Hà nội của Công ty cổ phần Du Lịch và Dịch Vụ Hồng Gai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai ngày càng được nâng cao. Tốc độ tăng lợi nhuận của công ty đã cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu, có nghĩa là công ty đã và đang sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình. 2.2 Thực trạng sức cạnh tranh tuyến du lịch Hà Nội- Hạ Long- Sa Pa- Hà Nội của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 2.2.1 Thực trạng kết quả kinh doanh tuyến du lịch Bảng 2: Kết quả kinh doanh tuyến du lịch. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 +/-% Năm 2007 +/-% Năm 2008 Doanh thu 70 -7.14 65 +15.38 75 Chi phí 63 -4.76 60 +8.33 65 Lợi nhuận trước thuế 7 -28.6 5 +100 10 Tỷ suất lợi nhuận 0.1 0.077 0.13 Số lượt khách 38 +0.289 49 +0.082 53 Giá cả tour trọn gói cho từng nhóm khách 2* 3* 2* 3* 2* 3* 2 khách 3.99 4.67 3.79 4.47 3.89 4.57 3-4 khách 3.53 4.21 3.33 4.01 3.43 4.11 5-7 khách 2.95 3.63 2.75 3.43 2.85 3.53 8-10 khách 2.58 3.266 2.38 3.066 2.48 3.166 11 khách 2.42 3.10 2.22 2.90 2.32 3.00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai- Chinh nhánh 368 Trần Khát Chân- Hai Bà Trưng- Hà Nội từ năm 2006-2008) Từ bảng số liệu trên ta thấy: 2.2.1.1 Số lượt khách → Số lượt khách ngày càng tăng qua các năm, điều này cho thấy tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưởng rõ rệt đến việc đi du lịch của du khách, du khách có xu hướng du lịch trong nước hơn là ra nước ngoài khi mà túi tiền của mình ngày càng hạn hẹp, có nghĩa là số lượng khách Việt Nam tham gia các tour du lịch ngày càng tăng trong khi khách quốc tế ngày càng giảm. Dưới đây là một số minh chứng cho việc du khách có xu hướng du lịch trong nước hơn là ra nước ngoài: - Xăng tăng giá, các công ty du lịch tăng giá tour. - Khách sạn tăng giá, các công ty du lịch trở thành nạn nhân. Sở dĩ là do, khi khách sạn tăng giá thì giá các tour du lịch cũng tăng đến 30%. - Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lượng khách quốc tế đến Hà Nội năm 2009 có xu hướng giảm đáng kể, nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm của khách du lịch nội điạ cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo ý kiến của nhiều công ty lữ hành thì việc tăng giá tour, và do ảnh hưởng của kinh tế suy thoái đã khiến nhiều nhóm du khách nước ngoài huỷ bỏ chuyến đi của họ đến Việt Nam chỉ vì điều này. 2.2.1.2 Giá cả → Có thể thấy giá tour của Công ty khá linh hoạt, mức giá đưa ra được áp dụng cho từng nhóm khách nhất định, số lượng khách trong nhóm càng nhiều thì giá tour càng giảm, điều này khiến du khách khi chọn mua tour của công ty, họ có xu hướng đi theo nhóm đông để giảm giá hơn là đi lẻ. Điều này có 2 tác động đến công ty: - Một là: khi khách đi theo nhóm thì lượng khách tham gia dịch vụ của công ty sẽ tăng. - Hai là: khách đi theo nhóm, điều đó đồng nghĩa, nhóm càng đông thì giá tour càng giảm. Ta có thể lý giải 2 tác động từ chính sách giá trên như sau: - Thứ nhất: chính sách giá tour mềm dẻo là cơ hội để công ty có thể câu kéo được một lượng khách lớn, họ có thể là khách hàng trung thành, có thể không. Nhưng trong tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay thì việc thu hút khách về phía mình là khá quan trọng, nó đem lại lợi ích lâu dài chứ không phải chỉ đơn thuần là lợi ích trước mắt. - Thứ hai: giá tour có xu hướng giảm khi lượng khách ngày càng tăng. Chúng ta không nên quá lo lắng về điều này, có thể vui mừng là đằng khác. Vì giá tour giảm chỉ là tổn thất tạm thời, còn việc lượng khách hàng tăng lại đem lại lợi ích lâu dài cho công ty. Lợi ích này có thể lớn gấp nhiều lần so với những tổn thất mà công ty phải hứng chịu. 2.2.1.3 Tổng doanh thu → Có thể thấy, trong 3 năm qua tình hình kinh tế thế giới và trong nước có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tình hình kinh doanh tour du lịch của công ty. Mặc dù số lượng tour du lịch tăng qua các năm, song giá trị mà nó đem lại lại tăng rất ít, có năm còn giảm. Điều này có thể được lý giải như sau: -Số lượng tour tăng song du khách có xu hướng đi du lịch theo nhóm để giảm chi phí ngày càng tăng. - Do kinh tế suy thoái nên du khách có xu hướng mua các tour giá rẻ hơn là các tour du lịch chất lượng cao như mọi năm. Điều này khiến công ty phải giảm gía tour để thu hút khách. 2.2.1.4 Lợi nhuận → Lợi nhuận của việc kinh doanh tour tương đối thấp. Nguyên nhân là do quy mô công ty còn nhỏ và do tình kình kinh tế thế giới cũng như trong nước bất ổn có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các ngành kinh tế nói chung cũng như các công ty du lịch nói riêng. 2.2.2 Các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh cho tuyến du lịch Từ tính chất đặc thù của sản phẩm dịch vụ du lịch và từ thực trạng kinh doanh nói trên của công ty chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau để nâng cao sức cạnh tranh tour của công ty: - Khi thực hiện các chương trình quảng bá, giới thiệu, khuyếch chương… sản phẩm tour du lịch công ty phải cung cấp đầy đủ thông tin về điểm đền, lịch trình chuyến đi, nhấn mạnh sự hấp dẫn và những gì mà chuyến du lịch mang lại cho du khách…chứ không chỉ đơn thuần là quá trình mô tả dịch vụ. - Tạo sự liên kết giữa khách hàng và công ty. Tăng lượng khách hàng trung thành cho công ty. Để làm được điều này chúng ta cần hết sức lưu ý trong việc lựa chọn nhân viên làm dịch vụ đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch, lễ tân… vì đây là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, và do thái độ và sự giao tiếp với khách hàng còn quan trọng hơn cả các tiêu chí kỹ thuật, sản xuất và tiêu dùng. Do đó, việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề, có khả năng giao tiếp tốt là hết sức quan trọng đối với công ty. Sự giao tiếp giữa nhân viên làm dịch vụ và khách hàng quan trọng nhưng bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ du lịch cũng không kém phần quan trọng. Do đó, công ty cần không chỉ giữ vững chất lượng dịch vụ của mình mà ngày càng phải nâng cao nhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của du khách. - Tiến hành xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ để thu hút khách đến điểm du lịch. - Chính sách sản phẩm: + Xây dựng các tour du lịch đặc biệt nhằm thu hút du khách nhờ đó có thể tăng giá tour như du lịch kết hợp với các sự kiện văn hoá, các hình thức giải trí hấp dẫn… + Xây dựng hàng loạt các tour du lịch giá rẻ để thu hút khách, lượng khách tăng sẽ khiến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty tăng. + Thường xuyên cải tiến sản phẩm cũ cho phù hợp với nhu cầu mới của người tiêu dùng. → Những sáng tạo thêm sẽ làm cho tour du lịch một thị trường độc quyền nhờ tính khác biệt của nó. - Khuyến mại khách đi nghỉ trái vụ khi cầu giảm hoặc quản lý tốt chất lượng dịch vụ khi cầu cao điểm. 2.2.3 Đánh giá sức cạnh tranh tour thông qua các chỉ tiêu Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh dịch vụ Hà Nội- Hạ Long- Sa Pa- Hà Nội của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai song chúng ta chỉ nghiên cứu sâu vào các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu định tính: + Chất lượng dịch vụ - Chỉ tiêu định lượng: +Giá cả 2.2.3.1 Chỉ tiêu định tính - Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là yếu tố hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tiêu thụ cũng như uy tín của công ty trên thị trường. Trong sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đời sống người dân ngày càng được nâng cao do đó nhu cầu của họ đối với dịch vụ của công ty là cao hơn, nắm bắt được nhu cầu đó, công ty luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như cải tiến sản phẩm của mình. Để làm dược điều đó, công ty luôn nỗ lực hết mình trong việc nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý khách. Trong mỗi chuyến đi, công ty tìm hiểu tâm lý khách qua hướng dẫn viên du lịch và thông qua các phiếu nhận xét. Hướng dẫn viên du lịch sẽ đưa cho mỗi du khách một phiếu nhận xét để họ nhận xét về chất lượng của tuyến du lịch. Tuy nhiên, hướng dẫn viên buộc phải bằng sự khéo léo, tế nhị của mình để khiến cho khách hàng thật thoải mái, dễ chịu khi trả lời các phiếu nhận xét này. Dưới đây là mẫu phiếu nhận xét mà công ty đưa ra trong mỗi chuyến đi: Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai Trụ sở: 368 Trần Khát Chân – Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: (84.4)9720027 Fax: (84.4) 9720047 Email: hanoi@honggaitourist.com Website: www.honggaitourist.com www.vietnamasiatravel.com PHIẾU NHẬN XÉT Kính chào quý khách Công ty chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý khách đã đặt niềm tin để tham gia vào chương trình du lịch của chúng tôi. Để góp phần nâng cao chất lượng thực hiện và chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn, mong Quý khách bớt chút thời gian để góp ý cho chuyến tham quan du lịch mà Quý khách vừa tham gia. Yếu tố đánh giá Xuất sắc Tốt Trung bình Kém Công tác tổ chức Vận chuyển Ăn uống Khách sạn Hướng dẫn Đánh giá chung vể chất lượng dịch vụ Nhận xét, góp ý : ………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………. Ngày…tháng…năm… Tên tuyến du lịch : ……………………………………………………………….. Tên hướng dẫn viên : …………………………………………………………….. Nếu có thể, xin quý khách vui lòng để lại tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại cho chúng tôi để chúng tôi có thể liên lạc với quý khách. Tên Quý khách : …………………………………………………………………. Địa chỉ: …………………………………………………………………………... Số điện thoại liên lạc: ……………………………………………………………. Xin chân thành cảm ơn quý khách và hẹn gặp lại! Ngoài ra, các khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty thường xuyên (khách hàng lớn) sẽ được công ty thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ tết. 2.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng - Giá cả Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì du lịch trong nước đang là xu thế mà đa số người tiêu dùng muốn lựa chọn. Nó vừa thoả mãn nhu cầu giải trí, khám phá thiên nhiên… và nhất là rất phù hợp với túi tiền của họ. Do đó, du lịch trong nước nói chung cũng như dịch vụ Hà Nội- Hạ Long- Sa Pa- Hà Nội nói riêng cũng được coi là một dịch vụ đang có sức cạnh tranh lớn trong thị trường Việt Nam. Vì dịch vụ du lịch là sản phẩm vô hình và do xu thế tiêu dùng hiện nay là các tour giá rẻ, nên nếu công ty nào đưa ra được mức giá phù hợp sẽ được người tiêu dùng chấp nhận. Trong 3 năm qua, để nâng cao sức ạnh tranh của mình, công ty đã đưa ra chính sách giá khá mềm dẻo: giá được áp dụng cho từng nhóm khách và có thể thay đổi tuỳ từng thời điểm nhất định. Dưới đây là bảng giá của công ty trong 3 năm qua: Bảng 3: Bảng báo giá hàng năm (2006-2008) Đơn vị: triệu đồng Nhóm khách Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2* 3* 2* 3* 2* 3* 2 khách 3.99 4.67 3.79 4.47 3.89 4.57 3-4 khách 3.53 4.21 3.33 4.01 3.43 4.11 5-7 khách 2.95 3.63 2.75 3.43 2.85 3.53 8-10 khách 2.58 3.266 2.38 3.066 2.48 3.166 11 khách 2.42 3.10 2.22 2.90 2.32 3.00 (Nguồn: Bảng báo giá hàng năm Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai- Chi nhánh 368 Trần Khát Chân- Hai Bà Trưng- Hà Nội từ năm 2006-2008) Trong đó, giá cả của mỗi chương trình du lịch được tính như sau: G = Z + LNTĐ + HH + T G: Giá trọn gói Z: Giá thành gồm vận chuyển, lưu trú LNTĐ: Lợi nhuận thu được HH: Hoa hồng dành cho đối tác T: Thuế Trong khi một số công ty khác chỉ đưa ra duy nhất 1 mức giá để khách hàng lựa chọn ví như công ty Du lịch- Thương mại Lữ hành Việt đưa ra mức giá là 2.980.000 VND, Công ty Du lịch Victoriatour đưa ra mức giá 3.700.000- 3.980.000 VND… thì khi quyết định mua hàng người tiêu dùng không nghĩ đến việc mời thêm bạn bè, người thân đi theo nhóm để giảm chi phí mà vẫn giữ nguyên quyết định mua hàng theo đúng số người đã lựa chọn ban đầu của mình. Do đó, lượng khách hàng của công ty sẽ chỉ tăng khi họ có chiến lược khuếch chương, quảng bá sản phẩm mạnh mẽ. Chính việc đưa ra bảng giá như trên đã giúp công ty có thêm nhiều khách hàng mà không phải mất công giới thiệu, quảng bá sản phẩm nhiều. Từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm. 2.2.4 Đánh giá sức cạnh tranh của tuyến du lịch qua các nhân tố ảnh hưởng 2.2.4.1 Nhân tố bên trong - Tính độc đáo của sản phẩm Dịch vụ du lịch của công ty còn hạn chế, mới dựa chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, chưa thể hiện được ưu thế trên thị trường. - Về tính ổn định của chất lượng Sự ổn định về chất lượng là cơ sở để khách hàng có thể tin tưởng lâu dài vào công ty. Muốn khách hàng trung thành với công ty thì điều quan trọng là công ty phải giữu chữ tín đối với khách hàng, điều đó song song với việc chất lượng dịch vụ của công ty phải luôn được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách. Nắm bắt được tâm lý này, trong thời gian qua công ty luôn nỗ lực hết mình trong việc nâng cao chất lượng chương trình du lịch, thêm nhiều dịch vụ bổ xung để có thể theo kịp thị hiếu của khách. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do mới thành lập nên công ty còn ít kinh nghiệm trong việc xây dựng trương trình du lịch, do đó công ty còn có nhiều yếu kém so với các công ty khác, sức cạnh tranh của sản phẩm còn chưa cao. - Về giá cả tour trọn gói Như chúng ta đã phân tích ở trên, giá cả tour trọn gói của công ty tương đối linh hoạt. Nhờ đó công ty có thêm nhiều khách hàng, mở rộng được thị trường, nâng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm. - Nguồn nhân lực hình thành sản phẩm Công ty có đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, không đủ điều kiện tìm hiểu thị trường và khách hàng thấu đáo. Do vậy, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm. - Về dịch vụ tư vấn du lịch Phần lớn các nhân viên thị trường của công ty chưa có điều kiện tiếp cận các điểm đến và cập nhật thông tin về dịch vụ du lịch. Chính điều này hạn chế khả năng cung cấp thông tin cho khách hàng. - Về cung cấp và môi giới cung cấp dịch vụ lẻ Công ty cũng gặp nhiều khó khăn khi hệ thống dịch vụ của Việt Nam chưa được chuẩn hoá, nghèo nàn, chất lượng chưa ổn định, chưa đồng đều giữa các địa phương và mối liên hệ giữa họ với công ty không phải lúc nào cũng chặt chẽ. - Dịch vụ chăm sóc khách hàng Phần lớn khách hàng được chăm sóc trong và sau chuyến đi. Tuy nhiên, đối với khách quốc tế thì công tác này mới chỉ được tập trung thực hiện trong quá trình phục vụ khách ở Việt Nam. 2.2.4.2 Yếu tố bên ngoài ‏- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp + Trình độ và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp Cán bộ quản lý của công ty đều có trình độ từ đại học trở lên, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, và được đào tạo rất bài bản song còn chậm chạp so với sự biến động nhanh nhạy của thị trường, chưa bắt kịp với xu thế của thị trường. Do đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. + Trình độ thiết bị công nghệ Trình độ thiết bị, công nghệ của cồng ty chỉ ở mức trung bình khá. Mặc dù đã có nhiều ứng dụng về công nghệ thông tin trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm song do trình độ nhân viên còn yếu nên chưa phát huy được những thế mạnh mà công nghệ mang lại. Điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. + Năng lực tài chính của doanh nghiệp Do mới thành lập nên năng lực tài chính của doanh nghiệp còn tương đối thấp. Việc huy động vốn và tự quay vòng vốn còn kém các doanh nghiệp cùng ngành. + Năng lực Marketing của doanh nghiệp và hệ thống phân phối Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh đầy gay gắt như hiện nay, Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng. Thực chất của năng lực Marketing là nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động Marketing. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những sản phẩm có thương hiệu uy tín. Hiện năng lực Marketing của công ty còn nhiều yếu kém, hệ thống phân phối chưa đem lại hiệu quả cao.Vì vậy công ty cần nỗ lực cố gắng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để có thể tồn tại và cạnh tranh trong thị trường hiện nay. + Việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới Mặc dù đã có nhiều cố gắng song nhìn chung công ty chưa quan tâm đúng mực đến việc xây dựng và phát triển sản phẩm. Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và phát triển thị trường chưa được tổ chức khoa học, chuyên nghiệp. Việc đầu tư sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê vào nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị trường nhằm tạo ra sản phẩm mới phù hợp còn hạn chế. Công ty còn chưa chắc chắn về thị trường, không tạo ra được những sản phẩm mới đón đầu nhu cầu thị trường, đáp ứng nhanh thay đổi đa dạng của thị trường. + Khả năng nhanh nhạy trước những biến động của thị trường trước động thái của đối thủ cạnh tranh Nhìn chung, sự nhanh nhạy của công ty còn kém xa các đối thủ cạnh tranh nhất là các đối thủ mạnh như Viettravel, Saigontourist, Lữ hành Việt…Do đó, công ty cần cố gắng rất nhiều thì mới theo kịp được các đối thủ này. + Vị thế của doanh nghiệp Tên của công ty tương đối dài- Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai. Tuy mới thành lập nhưng lại mang một số dấu ấn của công ty Nhà nước đó là công ty mẹ được chuyển đổi, lập ra từ một công ty Nhà Nước, sự phát triển của công ty chưa theo kịp được xu hướng phát triển như vũ bão của các công ty tư nhân trên thị trường như hiện nay, tên tuổi của công ty chưa thực sự được khách hàng ghi nhận nhiều. - Vị trí kinh doanh của công ty Vị trí kinh doanh của công ty nằm ở 368 Trần Khát Chân – Hai Bà Trưng- Hà Nội. Đây là khu phố tương đối nhộn nhịp với các hoạt động kinh doanh du lịch, nhà hàng…Công ty được đặt ở thủ đô Hà Nội trung tâm văn hoá chính trị của cả nước. Do đó, có thể nói rằng công ty có một vị trí kinh doanh khá thuận lợi. - Thị trường Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Thị trường là nơi tiêu thu sản phẩm, là công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp, thông qua mức cầu, giá cả. lợi nhuận…để định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Sự ổn định của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng với hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO thì tình hình thị trường biến động hết sức phức tạp, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của công ty, tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cũng như việc nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. - Thể chế, chính sách Thể chế, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư hay kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề, địa bàn…Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật, chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường…nghĩa là các biện pháp điều tiết đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là nhóm yếu tố quan trọng bao quát nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Các thể chế, chính sách của Viêt Nam khá rườm rà, gây nhiều bất lợi cho công ty trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO thì các thể chế chính sách cũng được điều chỉnh thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. - Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất, kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục…Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Có thể nói, kết cấu hạ tầng của nước ta tuy không thể sánh với các nước trên thế giới nhưng gần đây đã được cải thiện khá rõ rệt. Nó được thể hiện qua việc nhà nước không ngừng làm mới, nâng cấp đường xá, mạng lưới điện, hệ thống thông tin ngày càng phát triển và nhất là Việt Nam được coi là điểm đến an toàn cho du khách ghé thăm. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. - Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ Hoạt động kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng bởi một chuỗi các ngành khác và dịch vụ liên quan như: ngành công an, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…dịch vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ kinh doanh hàng lưu niệm… Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì sự liên kết, hợp tác cũng phát triển mạnh mẽ. Thực tế chỉ ra rằng, khi trình độ sản xuất càng hiện đại thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn. Vì vậy, trong thời gian vừa qua, công ty luôn duy trì mối quan hệ hợp tác với các ngành liên quan nhằm tạo ra lợi thế tiềm tàng cho cạnh tranh. 2.2.5 Đánh giá chung về hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của tuyến du lịch Từ các phân tích về thực trạng kinh doanh tour nói trên của công ty. Chúng ta có thể đánh giá chung về hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của tour du lịch của công ty như sau: 2.2.5.1 Mặt tích cực - Công ty có vị trí kinh doanh tương đối thuận lợi. - Chất lượng dịch vụ của công ty tuy chưa được xếp vào hàng chất lượng cao nhưng công ty luôn cố gắng đảm bảo chất lượng dịch vụ của mình nhằm giữ chữ tín đối với khách hàng. Vì trong tình hình hiện nay người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng nước ngoài luôn trong tình trạng nghi ngờ chất lượng sản phẩm của các dịch vụ của Việt Nam. Do đó, việc giữ chữ tín sẽ làm khách hàng tin tưởng vào dịch vụ của công ty từ đó nâng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm. - Công ty có đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc nên nếu được chú trọng đào tạo bài bản các nghiệp vụ du lịch, các kỹ năng giao tiếp với khách hàng…sẽ là nguồn lực quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, đưa sản phẩm đến với khách hàng…từ đó nâng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm. - Dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng được chú trọng. - Công ty luôn duy trì mối quan hệ với các ngành, dịch vụ liên quan nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tiềm tàng cho sản phẩm. 2.2.5.2 Mặt hạn chế - Chính sách giá của công ty tương đối mềm dẻo, nhóm khách kẻ càng đông thì giá càng giảm. Nhưng đối với nhóm khách chỉ là 1-2 người thì giá mà công ty đưa ra còn khá cao so với các công ty khác. Điều đó làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách. - Chất lượng dịch vụ còn nhiều yếu kém so với đối thủ cạnh tranh. - Hạn chế việc cung cấp dịch vụ tư vấn du lịch, cung cấp và môi giới cung cấp dịch vụ lẻ. - Công ty còn thiếu chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng sau bán đối với khách quốc tế. - Cán bộ quản lý còn chập chạp trước những biến động của thị trường, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của dịch vụ - Công ty chưa phát huy được hết các thế mạnh do công nghệ mang lại như: quảng bá và giới thiệu sản phẩm, khẳng định thương hiệu, tạo sự liên kết với khách hàng… - Việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới cung như Marketing cho sản phẩm chưa được tổ chức khoa học, chuyên nghiệp, chưa mạng lại hiệu quả cao. - Vị thế của công ty còn thấp. Chưa khẳng định được thương hiệu, thương hiệu chưa mạnh. 2.2.5.3 Nguyên nhân của thực trạng trên - Công ty mới thành lập nên quy mô còn nhỏ, vốn ít. - Đội ngũ nhân viên trong công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh lữ hành, chưa được đào tạo bài bản, chưa có điều kiện tìm hiểu thị trường và khách hàng thấu đáo. - Cán bộ quản lý công ty còn chậm chạp, kém nhanh nhạy trước những biến động của thị trường. - Tinh hình kinh tế thế giới suy thoái đã ảnh hưởng rõ nét đến Việt Nam như: tình hình lạm phát, trượt giá,…làm ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh doanh nói chung và kinh doanh dịch vụ nói riêng trong đó có kinh doanh lữ hành. - Việt Nam gia nhập WTO đã cam kết với WTO rất nhiều điều khoản trong đó có các cam kết về thị trường dịch vụ du lịch. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TUYẾN DU LỊCH HÀ NỘI - HẠ LONG - SA PA - HÀ NỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI 3.1 Thuận lợi và khó khăn nâng cao sức cạnh tranh tour khi Việt Nam gia nhập WTO Thực tế, nhìn vào các cam kết với WTO về việc mở cửa thị trường dịch vụ du lịch, nhiều người lo ngại rằng các tập đoàn nước ngoài hùng mạnh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch sẽ thôn tính các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm lĩnh các lĩnh vực dịch vụ du lịch mang lại giá trị gia tăng cao và đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào số phận làm thuê ngay trên sân nhà. Vậy những cam kết của Việt Nam với WTO về thị trường dịch vụ du lịch là như thế nào? Mở cửa thị trường du lịch Việt Nam sẽ chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007. Theo Tổng cục Du lịch, riêng trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ được phân loại theo Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS), bao gồm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ môi trường, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hoá giải trí, dịch vụ vận tải. Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những cam kết này sẽ được áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN. Trong Hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ (BTA), Việt Nam đã có những cam kết tươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22048.doc
Tài liệu liên quan