Chuyên đề Nâng cao vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

 MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 3

I. Tổng quan về vốn đầu tư 3

1. Khái niệm 3

2. Bản chất của vốn đầu tư 4

II. Cơ cấu vốn đầu tư 4

1. Vốn ngân sách 4

1.1 Vốn ngân sách Nhà nước 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phạm vi thu và nhiệm vụ chi của Ngân sách Nhà nước 4

1.2. Vốn ngân sách địa phương 4

3. Tiết kiệm của hộ gia đình 4

III. Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội 4

1. Tăng trưởng kinh tế 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Tính chất hai mặt của tăng trưởng kinh tế 4

1.2.1 Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế 4

1.2.2 Mặt chất của tăng trưởng kinh tế 4

2. Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế 4

2.1 Mô hình Harrod – Domar 4

2.2 Tác động của vốn với tăng trưởng kinh tế 4

2.2.1 Vốn tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cầu làm dịch chuyển đường tổng cầu. 4

2.2.2 Vốn tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung làm đường tổng cung dịch chuyển. 4

3. Vai trò của vốn với phát triển xã hội 4

IV. Các tiêu chí đánh giá vai trò của vốn với phát triển kinh tế - xã hội 4

1. Trong lĩnh vực kinh tế 4

1.1 Vai trò của vốn với phát triển kinh tế thể hiện trong mô hình Harrod – Domar 4

1.2 Chỉ số vốn đầu tư so với GDP (%) 4

2. Trong lĩnh vực xã hội 4

2.1 Giáo dục 4

2.2 Y tế 4

2.3 Văn hóa 4

2.4 Tỷ lệ hộ nghèo 4

2.5 Lao động được giải quyết việc làm 4

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY 4

I. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình 4

1. Tiềm năng và nguồn lực phát triển 4

1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 4

1.1.1 Vị trí địa lý 4

1.1.2 Đặc điểm địa hình 4

1.1.3 Đặc điểm khí hậu 4

1.1.4 Tài nguyên đất 4

1.1.5 Tài nguyên nước 4

1.1.6 Tài nguyên rừng 4

1.1.7 Tài nguyên thủy sản 4

1.1.8 Tài nguyên khoáng sản 4

1.1.9 Tài nguyên nhân văn và du lịch 4

1.1.10 Môi trường sinh thái 4

1.2 Dân số và nguồn nhân lực 4

1.2.1 Dân số 4

1.2.2 Nguồn nhân lực 4

1.3 Những lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện 4

1.3.1 Lợi thế so sánh về vị trí địa lý 4

1.3.2 Lợi thế so sánh về nguồn nhân lực 4

1.3.3 Lợi thế so sánh do có các làng nghề truyền thống phát triển 4

1.3.4 Thị trường tiêu thụ lớn 4

1.3.5 Có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao 4

1.3.6 Nhiều di tích lịch sử, lễ hội, có lợi để phát triển du lịch 4

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2005 đến nay 4

II. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn từ 2005 đến nay 4

1. Thực trạng huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn từ 2005 đến nay 4

1.1 Vốn ngân sách 4

1.1.1 Tình hình thu ngân sách trên địa bàn do huyện thu 4

1.1.2 Các khoản thu từ thuế do tỉnh thu nhưng huyện được hưởng 4

1.1.3 Một số khoản thu khác trong ngân sách của huyện 4

1.2 Vốn từ nguồn tiết kiệm của doanh nghiệp và hộ gia đình 4

1.2.1 Tình hình phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn huyện 4

1.2.2 Khả năng huy động vốn từ cá nhân và hộ gia đình 4

2.1.1. Chi đầu tư phát triển 4

2.1.2 Chi thường xuyên 4

2.1.3. Vốn từ nguồn tiết kiệm của doanh nghiệp và hộ gia đình 4

III. Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội của huyện 4

1. Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế 4

1.1 Nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị mới cho xã hội 4

1.2 Vốn là công cụ định hướng phát triển sản xuất 4

1.3. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn 4

2. Vai trò của vốn với phát triển xã hội 4

2.1 Nâng cao năng lực sáng tạo cho nguồn nhân lực của huyện 4

2.2 Y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân 4

2.3 Văn hóa – thông tin – thể dục thể thao 4

2.4 Là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư đảm bảo công bằng xã hội và hạn chế sự mất tự do sử dụng các cơ hội mang tính chính trị vì lý do nghèo đói 4

IV. Đánh giá chung 4

1. Kết quả đạt được 4

1.1.Phát triển kinh tế 4

1.2 Văn hóa – Xã hội 4

2. Một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục 4

2.1 Hạn chế trong huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước 4

2.1.1 Những hạn chế trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4

2.1.2 Hạn chế trong chi ngân sách nhà nước 4

2.2 Hạn chế trong huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp 4

2.2.1 Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp 4

2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh doanh nghiệp 4

2.3 Những hạn chế trong khả năng huy động và sử dụng tiết kiệm của dân cư 4

3. Một số nguyên nhân cơ bản 4

3.1 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong khả năng huy động và sử dụng vốn ngân sách 4

3.1.1 Nguyên nhân của những hạn chế trong khả năng huy động vốn ngân sách 4

3.1.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình sử dụng vốn ngân sách 4

3.2 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong khả năng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp 4

3.2.1 Nguyên nhân của những hạn chế trong huy động vốn của doanh nghiệp 4

3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong sử dụng vốn của doanh nghiệp 4

3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong khả năng huy động và sử dụng vốn của cá nhân và hộ gia đình 4

3.3.1 Nguyên nhân của những hạn chế trong khả năng huy động vốn của cá nhân và hộ gia đình 4

3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình sử dụng vốn của cá nhân và hộ gia đình 4

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH 4

I. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình đến năm 2015 4

1. Quan điểm phát triển 4

2. Mục tiêu phát triển và một số chỉ tiêu cụ thể 4

II. Phương hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội huyện trong thời gian tới 4

1. Phương hướng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội 4

2. Phương hướng sử dụng vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội 4

III. Một số giải pháp nâng cao vai trò vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình. 4

1.1 Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn ngân sách nhà nước 4

1.2 Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng vốn ngân sách nhà nước 4

2. Giải pháp nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp 4

2.1 Khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp 4

2.2 Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp 4

3. Giải pháp nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn của dân cư và hộ gia đình 4

3.1 Nâng cao khả năng huy động tiết kiệm của dân cư và hộ gia đình. 4

3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các nhân và hộ gia đình 4

4. Các giải pháp huy động vốn ngoài địa bàn huyện 4

KẾT LUẬN 4

DANH MỤC TÀI LIỆU 4

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2005 thu 884 triệu dồng đạt 98% so với dự toán, chiếm trên 5% tổng thu NSNN, năm 2007 thu 1450 triệu đồng đạt 112,2% so với dự toán chiếm gần 4% tổng thu NSNN, năm 2008 thu 2685 triệu đồng đạt 179% dự toán chiếm trên 9% tổng thu NSNN. Khoản thu này đòi hỏi các đơn vị , xã , thị trấn phát huy triệt để khai thác nguồn thu nhưng cũng chỉ tập trung chủ yếu từ thu quỹ đất công ích và đất công, thu cho thuê đầm, hồ ao. 1.1.2 Các khoản thu từ thuế do tỉnh thu nhưng huyện được hưởng Các khoản thuế thu từ thuế do tỉnh thu như: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên…Tổng các khoản thu do tỉnh thu nhưng huyện được hưởng nhìn chung là ổn định và chiếm tỷ trọng không cao trong tổng thu NSNN. Do đó, trong tương lai tỷ trọng khoản thu này không thay đổi nhiều trong tổng thu ngân sách. Cụ thể, năm 2005 chiếm khoảng 7%, năm 2006 chiếm 4% , năm 2008 chiếm 8% và năm 2009 chiếm trên 4%. 1.1.3 Một số khoản thu khác trong ngân sách của huyện Thu các khoản đóng góp Khoản thu này hầu hết phát sinh ở cấp xã, mục đích huy động để xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương theo chủ trương của Nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai... Ở các thôn, xã có các dự án thuê đấtcác công ty, doanh nghiệp tự nguyện đóng góp ủng hộ cho thôn, xã số tiền khá lớn để xây dựng cở sở hạ tầng như: Thị trấn Gia Bình, Đại Bái, Cao Đức… Với số kinh phí hàng năm được tài trợ, các xã, thôn đã xây dựng kiến thiết các công trình phúc lợi phục vụ lợi ích chung của tập thể. Năm 2005 tổng số đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 537 triệu đồng, năm 2007 đạt 4072 triệu đồng, năm 2008 thu 5336 triệu đồng và năm 2009 thu 13127 triệu đồng. Đây là khoản thu lớn đạt và vượt nhiều so với dự toán tỉnh giao hàng năm. Bên cạnh đó hàng năm còn có các khoản thu đóng góp của tỉnh, huyện. Học phí, viện phí Là khoản thu ngân sách Nhà nước được thực hiện thông qua việc ghi thu ngân sách hàng năm nhưng thực tế chưa phản ánh hết vào thu NSNN. Khoản ghi thu học phí, viện phí có xu hướng giảm dần qua các năm, cao nhất là năm2006 thu 2304 triệu đồng, và liên tục giảm trong những năm còn lại. 1.2 Vốn từ nguồn tiết kiệm của doanh nghiệp và hộ gia đình 1.2.1 Tình hình phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Có nhiều ý kiến đánh giá của các nhà kinh tế trong và ngoài nước về sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam là chậm và năng lực cạnh tranh còn yếu, trình độ kỹ thuật sản xuất cũng như quản lý kinh doanh còn thấp. Trước năm 1986, mô hình kinh tế nước ta áp dụng là mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội. Theo đó, chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hóa tập trung đóng vai trò là những yếu tố chủ đạo của mô hình phát triển. Việc thực hiện mô hình phát triển này đã mang lại những kết quả to lớn không thể phủ nhận nhưng đã đẩy nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Sau đổi mới số doanh nghiệp tư nhân đăng ký trong cả nước tăng dần nhưng hoạt động còn dè dặt, phần lớn là hoạt động cầm chừng. Giai đoạn sau đó sự xuất hiện ngày càng nhiều hoạt động đầu tư nước ngoài cộng với sự đổi mới và thông thoáng cơ chế chính sách cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư thì doanh nghiệp tư nhân ở nước ta mới có điều kiện “ăn theo”. Thêm vào đó, Sau khi áp dụng Luật Doanh Nghiệp được ban hành vào đầu năm 2000 thì khu vực tư nhân trong nước ở Việt Nam mới thực sự phát triển rầm rộ. Trong tình hình phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh chung của các doanh nghiệp tư nhân trên cả nước thì sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện còn rất chậm so với sự phát triển về quy mô cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước. Nguyên nhân là do điểm bắt đầu dựa trên nền tảng của sản xuất nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, tư tưởng của nền sản xuất kế hoạch hóa tập trung còn chưa thoát khỏi đời sống sinh hoạt của người dân. Sự phát triển về số lượng và quy mô của doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2005 – 2010 như sau: Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn huyện từ năm 2005 đến nay Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Số lượngDN đang hoạt động 33 48 55 87 107 Tỷ lệ DN vừa và nhỏ (%) 100 100 100 100 100 Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Gia Bình Giai đoạn từ năm 2005 đến nay khu vực kinh tế tư nhân không ngừng gia tăng các doanh nghiệp về mặt số lượng nhưng không có doanh nghiệp lớn mà chỉ ở mức vừa và nhỏ. Năm 2005 số doanh nghiệp tư nhân đăng ký là 33 doanh nghiệp, năm 2007 là 55 doanh nghiệp, năm 2009 là 107 doanh nghiệp. Năm 2010 dự báo số doanh nghiệp đăng ký sẽ tăng lên 120 doanh nghiệp tăng gần 4 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn chậm nhưng điều đó đã thể hiện khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khó huy động các nguồn vốn khác ngoài vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, do các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ nên các hoat động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường còn kém, hệ thống phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Tiềm lực tài chính còn hạn chế, quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu… Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Dựa vào những đặc điểm về quy mô, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện chúng ta có thể thấy rằng khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp này cho phát triển kinh tế còn kém so với các huyện khác như huyện Từ Sơn, huyện Quế Võ…Tuy nhiên các doanh nghiệp này đã có những đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của huyện. 1.2.2 Khả năng huy động vốn từ cá nhân và hộ gia đình Trong 3 khu vực, khu vực hộ gia đình là khu vực có thặng dư tiết kiệm lớn. Đây là khu vực cho vay ròng trên thị trường tài chính. Trên thực tế không phải tất cả các hộ gia đình đều có tiết kiệm, có những hộ gia đình tỷ lệ tiết kiệm bằng không hay tỷ lệ tiết kiệm âm tức là thu nhập vừa đủ hoặc không đủ bù đắp cho tiêu dùng. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ dân cư trong khu vực này có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích lũy truyền thống. Nguồn vốn tiềm năng trong dân xư không phải là nhỏ, nó tồn tại dưới các hình thức như: Vàng, ngoại tệ, tiền mặt, bất động sản… Hiện nay tỷ trọng hộ giữ tiền mặt giảm do dịch vụ gửi tiết kiệm linh hoạt, an toàn và ổn định cao. Theo đánh giá của một sô ngân hàng trên địa bàn huyện, có khoảng 70% hộ tham gia dịch vụ gửi tiết kiệm, tỷ trọng hộ tham gia gửi tiết kiệm trong các ngân hàng tăng lên đáng kể trong thời gian qua.Theo thống kê số cá nhân, hộ gia đình tham gia dịch vụ tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng Đông Á tăng đáng kể trong thời gian qua. Trung bình mỗi năm hoạt động gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình tăng khoảng 3%. Tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỷ lệ này là 2%/năm. Cuối năm 2007, đầu năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát cao làm cho hoạt động của dịch vụ gửi tiết kiệm trong các ngân hàng giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân của biến động này là do tỷ lệ lạm phát tăng cao, gửi tiết kiệm tại các ngân hàng không còn là hình thức tiết kiệm tối ưu bởi giá trị của tiền giảm nhanh. Năm 2009, Huyện đã thực hiện chủ trương kích cầu sản xuất và tiêu dùng, chống suy giảm kinh tế; Ngân hàng NN-PTNT tiến hành cho 6.018 lượt hộ sản xuất vay 195 tỷ đồng, bình quân mỗi lượt hộ được vay 32 triệu đồng. Dư nợ cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội đạt 94,14 tỷ đồng, trong đó cho 4.496 lượt hộ nghèo vay 47.620 triệu đồng, bình quân 1 lượt hộ được vay 10,5 triệu đồng. Qua chính sách kích thích tiêu dùng của nhà nước, một mặt đã tăng thêm nguồn vốn sản xuất trong dân cư trên địa bàn mặt khác làm tăng nhu cầu tiêu dùng tạo đà cho tăng trưởng. Giai đoạn này, tiết kiệm của người dân tồn tại dưới các hình thức như: Vàng, ngoại tệ, BĐS còn khá nhiều. Việc mua vàng bạc, đá quý, đồ trang sức vẫn là một hình thức tiết kiệm được ưa chuộng trong các tầng lớp dân cư, cho dù hình thức này đã được giảm đi đáng kể nhưng một bộ phận lớn tiết kiệm của người dân dưới dạng là đồ trang sức do sở thích dùng đồ trang sức của cá nhân họ. Mặt khác, sự lên giá của nhà, đất nhanh trong những năm gần đây đã khiến cho việc đầu cơ đất đai trở thành một phương thức tiết kiệm hấp dẫn nhất xét về cơ cấu vốn của các loại hình tiết kiệm. Cụ thể, một số cá nhân có khuynh hướng kinh doanh đã huy động tiết kiệm để tham gia vào thị trường bất động sản, trong khi những cá nhân không có khả năng kinh doanh cũng cố gắng mua một mảnh đất, căn nhà như là một vật bảo đảm tránh sụt giá của khoản tiết kiệm cá nhân với hy vọng sau một vài năm khoản tiền tiết kiệm này có thể tăng gấp đôi, gấp ba hoặc cao hơn nữa…Khuynh hướng này đã làm giảm khả năng huy động vốn từ khu vực dân cư trong xã hội. 2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn từ 2005 đến nay 2.1 Vốn ngân sách Bảng 5: Tình hình chi ngân sách huyện Gia Bình giai đoạn 2005 – 2010 NỘI DUNG Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng chi NSĐP 46189 100 73620 100 68774 100 86682 100 117753 100 1. Chi đầu tư phát triển 5397 11,7 7224 9,8 3713 5,4 11273 13,0 6292 5,3 Chi xây dựng cơ bản 5397 7224 3713 11273 6292 2. Chi thường xuyên 30702 66,5 41939 57,0 40334 58,6 50707 58,5 68073 57,8 Chi sự nghiệp kinh tế 1626 3,5 6478 8,8 3096 4,5 1779 2,1 1985 1,7 Chi sự nghiệp GD - ĐT 18536 40,1 22203 30,2 26275 38,2 32708 37,7 39747 33,8 Chi sự nghiệp y tế 3026 6,6 4841 6,6 1469 2,1 1996 2,3 7055 6,0 Chi sự nghiệp văn hóa, thông tin, TDTT 812 1,8 851 1,2 718 1,0 734 0,8 683 0,6 Chi quản lý hành chính 4771 10,3 5589 7,6 5937 8,6 7053 8,1 9020 7,7 Chi đảm bảo xã hội 1152 2,5 1204 1,6 2192 3,2 5025 5,8 8512 7,2 Chi an ninh- quốc phòng 779 1,7 773 1,0 647 0,9 1412 1,6 1071 0,8 3. Các khoản chi khác 10090 21,8 24457 33,2 24727 36,0 24702 28,5 43388 36,8 Nguồn: Phòng tài chính kế - hoạch huyện Gia Bình 2.1.1. Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển trong giai đoạn 2005 – 2010 trung bình khoảng 9% tổng chi NSNN, trong đó chi xây dựng cơ bản chiếm 100% trong chi đầu tư phát triển. Qua bảng 5 ta thấy chi đầu tư xây dựng cơ bản không ổn định, không có xu hướng tăng hay giảm tỷ trọng trong tổng chi NSNN qua các năm. Năm 2005 chi xây dựng cơ bản chiếm 11,7% tổng chi NSNN, năm 2007 chiếm 5,4% tổng chi NSNN, năm 2008 chiếm 13% tổng chi NSNN và năm 2009 chiếm 5,3%. Hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung vào cơ sở sản xuất công nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, thủy lợi, công nghiệp điện), hạ tầng cơ sở nông thôn…Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Chi đầu tư phát triển đã tham gia hỗ trợ các dự án làm đường giao thông nông thôn; Kiên cố hóa kênh mương; Nâng cấp và cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; Hỗ trợ trụ sở xã, nhà sinh hoạt thôn; Xây dựng hệ thống nước sạch… Bảng 6: Tổng hợp các chương trình hỗ trợ từ năm 2000 đến năm 2009 trên địa bàn huyện Gia Bình Đơn vị: Triệu đồng Các chương trình hỗ trợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Hỗ trợ giao thông nông thôn 2745 950 2566 6650 5879 Hỗ trợ KCH kênh mương 1022 712 467 20 1153 Hỗ trợ trường học 1345 1200 1336 3414 5500 Hỗ trợ trụ sở xã, NSH thôn 1244 105 567 712 968 Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Gia Bình Số liệu trong bảng 6 thể hiện hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tập trung nhiều vào hỗ trợ hệ thống giao thông nông thôn và hỗ trợ trường học. Giá trị hỗ trợ cho giao thông nông thôn và trường học không ngừng gia tăng trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay: Hỗ trợ giao thông nông thôn năm 2005 là 2745 triệu đồng, tăng lên 5879 triệu đồng năm 2009; Hỗ trợ trường học năm 2005 là 1345 triệu đồng, tăng lên 5500 triệu đồng năm 2009. Hệ thống giao thông Trước năm 2005 hệ thống đường giao thông huyện Gia Bình đi lại rất khó khăn khi trời mưa. Tổng số chiều dài tuyến đường 126,852 km, trong đó có 20 km đường nhựa, đường cấp phối (sỏi đá) là 97 km và đường đất là 8,25 km. + Đường tỉnh lộ 4 tuyến với chiều dài 38,2 km đã dải nhựa được 20 km. + Đường huyện lộ 5 tuyến với tổng chiều dài là 17,7 km. + Đường liên xã gồm 3 tuyến với tổng chiều dài là 8 km + Đường xã gồm 31 tuyến với tổng chiều dài là 62,95 km. Giai đoạn năm 2005 và 2010 huyện tiến hành xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thông với tổng vốn đầu tư là 191000 triệu đồng. Kế hoạch đến năm 2010 rải nhựa xong đường liên xã và đường xã, 100% số làng cứng hoá đường đi bằng bê tông. Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có 80% số làng cứng hóa đường đi bằng bê tông. Hệ thống thuỷ lợi Hệ thống trạm bơm hiện nay đã đảm bảo được tưới chủ động nhưng tiêu úng còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện hệ thống tiêu úng ở huyện Lương Tài nên bị phụ thuộc nhiều. Để đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích, phục vụ tốt cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2005 -2010 huyện đã tiến hành đầu tư nâng cấp hệ thống trạm bơm, nạo vét và mở rộng hệ thống cống tiêu với tổng vốn đầu tư là 2 000 triệu đồng. Trong đó, đầu tư cho kênh mương là 25000 triệu đồng; Đầu tư cho cầu, cống, trạm bơm là 3000 triệu đồng. Bảng 7: Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Đơn vị: Triệu đồng STT Năm Vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư Tổng số Kênh mương Cầu, cống, trạm bơm Địa phương Ngân sách 1 2003 5.000 4.000 1.000 2.000 3.000 2 2004 7.000 6.000 1.000 3.000 4.000 3 2005 11.000 10.000 1.000 5.000 6.000 4 2006-2010 17.000 15.000 2.000 7.500 9.500 Tổng số 40.000 35.000 5.000 17.500 22.500 Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Gia Bình Đến nay toàn huyện có 62 trạm bơm với các loại, trong đó có 10 máy loại 37 KW (2500 m3/h), 5 máy loại 33 KW (1800 m3/h), còn lại 56 từ 540 đến 1000 m3/h đảm nhận tưới cho 1277 ha và tiêu 1435 ha. Tổng số chiều dài của kênh mương là 98700 m, trong đó kênh cấp 1 là 16900 m, kênh cấp 2 là 24200m, kênh cấp 3 là 57600 m. Đã cứng hóa được 19200 m, trong đó kênh cấp 1 là 11 000m, hênh cấp 2 là 8200 m. Hệ thống điện Trước năm 2005, huyện Gia Bình có 01 trạm diện 110KV và 01 trạm biến áp trung gian. Giai đoạn 2005 – 2010 huyện tiến hành nâng cấp đường hạ thế và một số trạm biến áp ở các thôn đã bị quá tải với tổng nhu cầu vốn đầu tư 47000 triệu đồng. Trong đó dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp có tổng vốn đầu tư là 9000 triệu đồng; Dự án lắp đặt mới có tổng vốn đầu tư là 38000 triệu đồng. Hệ thống trường học Nhìn chung hệ thống trường học ở các bậc học đã đáp ứng được nhu cầu về phòng học. Giai đoạn 2005 – 2010 huyện tiến hành xây dựng mới, tu sửa, trang bị bàn ghế cho hệ thống trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông với tổng vốn đầu tư 81500 triệu đồng trong đó tổng vốn huy động từ địa phương là 43000 triệu đồng, vốn từ ngân sách là 38500 triệu đồng. Bảng 8: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng trường học Đơn vị: Triệu đồng Số TT Hạng mục Vốn đầu tư Nguồn vốn Địa phương Ngân sách 1 Trường mầm non 6.500 4.500 2.000 2 Trường tiểu học 35.000 15.000 20.000 3 Trường trung học 30.000 22.000 8.000 4 Trường trung học phổ thông 10.000 1.500 8.500 Tổng số 81.500 43.000 38.500 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình đến năm 2020 Hiện nay tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 90%; có 39/44 trường đã được cấp đủ đất, các trường đều có thư viện và thường xuyên được bổ sung sách, đều có phòng đồ dùng cà phòng học bộ môn. Huyện xây dựng nhà tập thể dục đa năng cho 2/3 trường trung học phổ thông (02 trường quốc lập và 01 trường dân lập). Y tế Giai đoạn 2005 – 2010, Trung tâm y tế và trạm y tết hị trấn hoàn thành và đưa vào sử dụng, tram y tế các xã được nâng cấp lên hai tầng và trang bị các máy móc hiện đại với tổng vốn đầu tư dự kiến là 35000 triệu đồng. Trong đó xây dựng trung tâm y tế là 5000 triệu đồng; Nâng cấp trạm y tế xã là 25000 triệu đồng; Mua sắm trang thiết bị là 5000 triệu đồng. Xây dựng công trình văn hoá- thể thao Trong giai đoạn 2005 - 2010, huyện tiến hành đầu tư nâng cấp và xây mới các công trình văn hóa – thể thao với tổng vốn đầu tư là 34500 triệu đồng. Trong đó vốn đầu tư xây dựng và nâng cấp đài phát thanh là 1500 triệu đồng; Xây dựng và nâng cấp nhà văn hó là 19000 triệu đồng; Xây dựng và nâng cấp các công trình thể thao là 14000 triệu đồng. Như vậy, vốn đầu tư phát triển từ NSNN đã tham gia trực tiếp, hỗ trợ vốn và làm “mồi” để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 2.1.2 Chi thường xuyên Chi thường xuyên hay còn gọi là chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội. Đây là khoản chi lặp đi lặp lại hằng năm để duy trì các hoạt động dịch vụ trong nước. Định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước theo Quyết định số 139/2003/QĐ - TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ là căn cứ quan trọng để xác định tổng mức chi thường xuyên cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương. Nhìn vào bảng 5 ta thấy chi thường xuyên trong tổng chi NSNN có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2005 chiếm 66,5% tổng chi NSNN, năm 2007 chiếm 58,6% và năm 2009 chiếm 57,8%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do hầu hết các khoản chi sự nghiệp trong chi thường xuyên đều giảm. Các khoản chi thường xuyên giảm trong giai đoạn này bởi ngày 18/9/2006 chủ tịch UBND huyện Gia Bình ban hành 2 quyết định: Quyết định của Chủ tịch UBND huyện Gia Bình về việc ban hành chương trình hành động của UBND huyện thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2006-2010; Quyết định của Chủ tịch UBND huyện Gia Bình về việc ban hành chương trình hành động của UBND huyện về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2006 – 2010 (( ) ). Bảng 9: Tỷ trọng các hoạt động chi sự nghiệp trong tổng chi NSNN Đơn vị: % Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng chi 100 100 100 100 100 Chi thường xuyên 66,5 57,0 58,6 58,5 57.8 Chi sự nghiệp kinh tế 3,5 8,8 4,5 2,1 1,7 Chi sự nghiệp GD - ĐT 40,1 30,2 38,2 37,7 33,8 Chi sự nghiệp y tế 6,6 6,6 2,1 2,3 6,0 Chi sự nghiệp văn hóa, thôngtin, thể dục thể thao 1,8 1,2 1,0 0,8 0,6 Chi quản lý hành chính 10,3 7,6 8,6 8,1 7,7 Chi đảm bảo xã hội 2,5 1,6 3,2 5,8 7,2 Nguồn: Phòng tài chính kế - hoạch huyện Gia Bình Năm 2008 Bộ Tài chính yêu cầu các bộ ngành và địa phương thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên NSNN đã được giao từ đầu năm trừ các khỏan chi lien quan đến người lao động theo chế độ quy định, các chương trình mục tiêu quốc gia và chi nhiệm vụ trợ giá, trợ cước…Tuy nhiên tổng quyết toán năm 2008 so với tổng dự toán không giảm đi nhiều. Khoản chi cho sự nghiệp kinh tế giảm đi 10 triệu đồng so với dự toán và con số 10 triệu đồng là thấp so với kế hoạch đặt ra là giảm 10% dự toán chi thường xuyên. Vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy nhà nước từ lâu đã quán triệt từ Trung Ương đến địa phương nhưng cỗ máy hành chính đều ngốn nhiều tiền hơn so với dự toán. Chi quản lý hành chính trong chi thường xuyên mặc dù đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá lớn. Năm 2005 chiếm 10,3% tổng chi NSNN, năm 2007 chiếm 8,6%, năm 2009 chiếm 7,7%. Trung bình giai đoạn 2005 – 2010 chi quản lý hành chính chiếm khoảng 14% tổng chi thường xuyên. Điều đáng chú ý là chi sự nghiệp GD – ĐT chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi NSNN mặc dù khoản thu này trong chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN. Chi sự nghiệp GD – ĐT chiếm khoảng 36% tổng chi NSNN giai đoạn 2005 – 2010 và chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng chi thường xuyên. 2.1.3. Vốn từ nguồn tiết kiệm của doanh nghiệp và hộ gia đình Vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh bao gồm: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và vốn đầu tư khu vực dân cư. Theo phân tích sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện với tốc độ chậm, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó, tiết kiệm của dân cư tồn tại dưới hình thức tiết kiệm “không sinh lời” như mua nhà đất, vàng bạc, đá quý khá lớn nên vốn đầu tư từ của các doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư. Tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư địa phương quản lý như sau: Bảng 10: Vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh giai đoạn 2005 đến nay Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn đầu tư do địa phương quản lý 96500 157116 152860 155500 273000 Vốn đầu tư của dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 50311 83496 84086 68818 155247 Tỷ trọng VĐT khu vực ngoài quốc doanh so với VĐT do địa phương quản lý (%) 52,1 53,1 55,1 44,3 56,9 Nguồn: Phòng tài chính kế - hoạch huyện Gia Bình Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng qua các năm và trung bình mỗi năm chiếm tỷ trọng là 52,3%. Nhìn vào các con số tuyệt đối ta thấy vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh cũng có xu hướng tăng qua các năm. Tổng vốn đầu tư từ 96500 triệu đồng năm 2005 tăng vọt lên 157116 triệu đồng năm 2006. Đặc biệt tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện năm 2008 tăng lên so với năm 2007 nhưng vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm xuống từ 84086 triệu đồng năm 2007 xuống 68818 triệu đồng năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ trọng vốn đầu tư là do ảnh hưởng của cuốc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước suy thoái. Do đó, các doanh nghiệp và hộ gia đình thu hẹp quy mô sản xuất và giảm đầu tư. Tính chung lại tổng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước từ 2005 đến nay đạt 393 018 triệu đồng chiếm 47,1% tổng vốn đầu tư của toàn huyện. Như vậy vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh cả về con số tuyệt đôi, cả về tỷ trọng đầu tư, phù hợp với xu hướng chung của quá trình phát triển. Có thể thấy rằng chính sách huy động tối đa nguồn lực và cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, nhất là việc thực hiện luật kinh doanh năm 2000 đã mang lại hiệu quả rất lớn đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước đã và đang chứng tỏ tiềm năng to lớn cũng như vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này trong tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế - xã hội của huyện. III. Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này thường có quan hệ thuận chiều, nghĩa là đầu tư lớn thì tăng trưởng cao. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp diễn biến theo chiều ngược lại, đầu tư lớn mà không hiệu quả. Có trường hợp đầu tư chưa đem lại hiệu quả ngay như đầu tư vào các dự án trung và dài hạn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình. *) Hệ số ICOR Bảng 11: Hệ số ICOR giai đoạn 2006 – 2010 Chỉ tiêu Hệ số ICOR giai đoạn 2006 - 2010 Toàn bộ nền kinh tế 3.19 Nông – Lâm – Thủy Sản 2.50 Công nghiệp – Xây dựng 4.10 Thương mại – Dịch vụ 3.40 Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Gia Bình Giai đoạn 2006 – 2010 hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế của huyện là 3,19 tức muốn gia tăng 1 đồng giá trị gia tăng thì cần phải đầu tư thêm 3,19 đồng vốn trong khi đó hệ số ICOR của cả nước trong khoảng từ 5 đến 6 giai đoạn 2005 – 2008 và năm 2009 hệ số ICOR là 8,0 ( ( ) (Khám sức khỏe kinh tế Việt từ chỉ số ICOR) ). Hệ số ICOR của huyện thấp không phải do huyện sử dụng các nguồn vốn hiệu quả mà do huyện phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động hơn so với sử dụng vốn. Do đặc thù phát triển nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của huyện và phương hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Qua bảng trên ta thấy rằng hệ số ICOR trong lĩnh vực công nghiệp – Xây dựng; Thương mại – Dịch vụ cao hơn so với ICOR của toàn huyện nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu của nhóm ngành còn chậm. Đó là một trong những khía cạnh thể hiện vốn còn chưa được sử dụng hiệu quả. *) Chỉ số vốn đầu tư so với GDP Tỷ lệ vốn đầu tư so với giá trị sản xuất của huyện là thấp so với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện khoảng 2,76. Con số này có ý nghĩa một đồng vốn đầu tư tạo 2,76 đồng GO trong giai đoạn 2006 – 2010 trong khi đó lượng vốn gia tăng về số lượng hàng năm. Qua phân tích trên có thể kết luận rằng vốn đầu tư trên địa bàn huyện sử dụng còn chưa thực sự hiệu quả. Tuy các nguồn vốn đầu tư chưa thực sự được sử dụng hiệu quả nhưng tác động của nó làm tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25716.doc