Chuyên đề Năng lực cạnh tranh của nhóm hàng thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 Trang

Lời mở đầu 1

Chương I – Những lý luận chung về năng lực cạnh tranh 3

I. Lý luận chung về cạnh tranh 3

1. Các khái niệm 3

2. Phân loại năng lực cạnh tranh của hàng hoá 6

 2.1. Các chỉ tiêu thuộc về bản thân hàng hóa 6

 2.2. Các chỉ tiêu thuộc về môi trường kinh doanh 8

3. Các công cụ cạnh tranh 10

 3.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm 10

 3.2. Cạnh tranh về giá 11

 3.3 Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm 12

 3.4. Cạnh tranh trong phân phối và bán hàng 13

 3.5. Cạnh tranh dựa vào uy tín của sản phẩm 14

II – Năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 15

1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 15

2. Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 16

 2.1. Các chỉ tiêu đo lường của một doanh nghiệp 16

 2.2. Các chỉ tiêu đo lường của một hàng hoá xuất khẩu 18

3. Các nhân tố ảnh hưởng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 22

 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh 22

 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía đối thủ cạnh tranh 23

III – Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thị trường Mỹ 24

1. Đặc điểm mặt hàng thủy sản 24

2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của 26

2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam là đòi hỏi cấp bách 26

2.2. Hàng thủy sản là một trong số các mặt hàng mũi nhọn 27

2.3. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thế giới là rất lớn 27

2.4 Việt nam có nhiều lợi thế trong sản xuất hàng xuất khẩu 28

2.5. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường Mỹ 29

Kết luận chương I 31

Chương II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh mặt hàng ts của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ 32

I – Vài nét về Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 32

1. Lịch sử hình thành của Công ty 32

2. Quá trình phát triển của Công ty 32

3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 36

 3.1. Chức năng của Công ty 36

 3.2. Nhiệm vụ của Công ty 36

4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 37

5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 39

 5.1. Thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty 39

 5.2. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Công ty 40

II – Phân tích thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của nhóm hàng thuỷ sản của Công ty trên thị trường Mỹ 50

1. Tình hình chung về xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam 50

2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Công ty nói chung và sang thị trường Mỹ nói riêng 52

3. Phân tích năng lực cạnh tranh các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ 55

 3.1 Phân tích năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ qua các chỉ tiêu. 55

 3.2. So sánh khả năng cung cấp hàng thuỷ sản với các đối thủ chính 58

 3.3. Phân tích việc sử dụng các công cụ cạnh tranh 62

 3.4 Phân tích việc sử dụng các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty 64

III. Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ 65

1. Những ưu điểm 65

2. Những tồn tại 67

3. Nguyên nhân của những tồn tại 68

kết luận chương II 71

Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản của Công ty trên thị trường Mỹ 72

I. Những cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường Mỹ 72

1. Những cơ hội 72

 1.1 Cơ hội do tự nhiên mà có. 72

 1.2. Cơ hội do sự thay đổi môi trường kinh doanh 74

 1.3 Cơ hôi do sự cố gắng của Công ty 76

2. Khó khăn và thách thức 77

 2.1. Khó khăn 77

 2.2. Thách thức 80

II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ 83

1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 83

2. Các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước 89

kết luận 92

danh mục tài tiệu tham khảo 93

các bảng phụ lục đi kèm 95

 

doc104 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Năng lực cạnh tranh của nhóm hàng thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội cần phải đi sâu đi sát thị trường, để đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu không những ngoài nước, mà cần phải khai thác triệt để tiềm năng thị trường nội địa. Hiện nay công ty đnag chuyển dần cơ cấu sản phẩm, xuất khẩu từ sản phẩm đông lạnh sang mặt hàng thuỷ sản tươi và tươi nguyên con, điều này sẽ tạo cho Công ty thu được doanh số lớn hơn nhiều. Vấn đề chú trọng đối với mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản hiện nay đó là khâu chất lượng sản phẩm, sự yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng của các nước nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới đòi hỏi một kỹ năng chăm sóc mặt hàng này rất cao. Từ đó đặt ra vấn đề về trình độ kỹ thuật nuôi trồng thuỷ hải sản. Công ty đã có chủ trương và đang thực hiện thành công việc tổ chức các cán bộ đi thực tế và hướng dẫn công nghệ nuôi thuỷ sản cho người dân để tạo được một vùng nguyên liệu có chất lượng tốt, ổn định cung cấp cho việc chế biến sản phẩm xuất khẩu hoặc bán ra thị trường của Công ty. Bảng 5:Cơ cấu một số mặt hàng chủ yếu của Công ty. Năm Tôm đông Mực đông Các mặt hàng khác Lượng (kg) Tỷ lệ (%) Lượng (kg) Tỷ lệ (%) Lượng (kg) Tỷ lệ (%) 1995 1066 79,46 73 7,34 146 13,50 1996 1093 78,05 97 10,45 146 11,5 1997 1054 66,42 209 22,31 145 11,70 1998 731 55,78 270 30,50 136 13,72 1999 875 62,41 232 19,17 232 18,42 2000 896 59,32 256 20,19 297 20,49 2001 715 49,68 297 26,88 310 23,44 2002 682 45,72 285 27,55 354 26,73 (Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Thuỷ sản) Ghi chú: Tỷ lệ (%) ở Bảng số 5 là tỷ lệ của mặt hàng xuất khẩu đó trên tổng số những mặt hàng xuất khẩu. * Đối với sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty. Như tất cả những vấn đề mà ta đã nói ở trên về mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu thì thị trường Mỹ là một thị trường đang mở ra nhiều triển vọng đối với Công ty trong thời gian tới. Vì vậy Công ty cần phải tìm hiểu kỹ thị trường này để có một chiến lược đúng đắn về sản phẩm xuất khẩu, thị trường tiêu thụ, tình hình cạnh tranh.với mục đích là làm sao thu được hiệu quả cao nhất. Trong đó sản phẩm được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận sẽ là bước khởi đầu thuận lợi của Công ty khi thâm nhập vào thị trường này. Đối với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty, thì mặt hàng tôm vẫn chiếm vị thế xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ chiếm khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Công ty vào thị trường này. Như chúng ta đã biết thị trường tôm Mỹ là thị trường luôn đứng ở vị trí thứ 2 sau Nhật Bản. Nhập khẩu tôm vào Mỹ đã liên tục tăng lên trong những năm gần đây.Trong đó thì Việt Nam đứng ở trong 10 nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào thị trường Mỹ, đây là một tiền đề rất lớn thúc đẩy các Công ty thuỷ sản trong nước phát triển mạnh hơn vào thị trường này. Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, những năm gần đây thị trường Mỹ nhập khẩu mạnh các mặt hàng như tôm, cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh, tôm hùm sống tươi và ướp đông, cá ngừ nguyên con ướp đông, cá hồi nguyên con tươi và ướp đông, thịt điệp tươi và ướp đông. Từ đó Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội có thể xác định cơ cấu mặt hàng sao cho phù hợp với nhu cầu thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ để đạt được kim ngạch xuất khẩu cao vào thị trường này. * Tình hình xuất nhập khẩu theo một số thị trường chính của Công ty. Thời gian vừa qua đã có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu các loại hàng hoá của Việt Nam nói chung cũng như của xuất khẩu thuỷ sản nói riêng. Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội theo định hướng của cấp trên và mục tiêu phát triển của Công ty ngay từ đầu đã tập trung xúc tiến đẩy mạnh thương mại, mở rộng thị trường và bạn hàng xuất khẩu, đã tham dự các hội trợ quốc tế Nhật Bản và tiếp xúc với nhiều khách hàng mới, một mặt nhàm giữ vững được bạn hàng truyền thống, mặt khác không ngừng tăng thêm sự tìm tòi khám phá để xâm nhập vào ngững thị trường tiềm năng và tăng thêm những sản phẩm giá trị gia tăng. Tuy nhiên những năm gần đây đặc biệt là năm vừa qua 2002 nền kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp và suy thoái, dẫn tới các thị trường xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản có nhiều biểu hiện giảm sút cả về lượng và giá tiêu thụ. Việc xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản của Công ty vào các thị trườngtruyền thống như Nhật Bản, Hồng Kông trước đến nay chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định, nhưng các thị trường này cũng trở nên bão hoà và ngày càng khó khăn và trở nên khắt khe hơn, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đưa lên hàng đầu thông qua việc yêu cầu và kiểm tra chặt chẽ trong cả quá trình từ nguyên liệu nuôi trồng đến các công đoạn bảo quản, sản xuất chế biến xuất khẩu. Các thị trường khác như Mỹ và EU đã và đang thực hiện các rào cản thương mại, bảo hộ nền sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu từ các nước đang phát triển làm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty thuỷ sản Việt Nam nói chung và Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội nói riêng bị giảm thị phần đối với việc xuất khẩu vào thị trường này. Bên cạnh đó, các nước EU hạ thấp dư lượng kháng sinh chloramphenicol và nitrofurane trong các sản phẩm thuỷ sản cũng gây nhiều trở ngại cho hoạt động xuất khẩu của Công ty. Một khó khăn nữa là trước đây yêu cầu về tỷ lệ chủng loại, kích cỡ trong mỗi lô hàng nhập khẩu của các thị trường này đa dạng hơn, thời gian gần đây yêu cầu tỷ lệ chủng loại, kích cỡ thu hẹp lại, chỉ từ một vài ba cỡ chủ yếu dễ tiêu thụ trên thị trường trong mỗi lô hàng. Trong khi đó quá trình sản xuất chế biến bao gồm nhiều loại kích cỡ từ lớn đến vừa, nhỏ, nếu chúng ta đáp ứng được theo yêu cầu mua hàng của khách hàng tiêu thụ nước ngoài thì số kích cỡ còn lại giá bị giảm, tồn tại và khả năng tiêu thụ kém, trong khi chúng ta chưa có người nghiên cứu tạo ra được các mặt hàng mới, những sản phẩm phối chế để tận dụng những kích cỡ mà khách hàng này không có nhu cầu nên cũng hạn chế doanh số xuất khẩu. Những năm gần đây, Công ty chủ trương tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản tươi sống, ướp đá, khôvào thị trường Trung Quốc, một thị trường có khả năng tiêu thụ hàng với số lượng lớn và nhu cầu đa dạng về chất lượng theo đúng chủ trương của Nhà nước, với hy vọng mở ra một thị trường mới và tăng mạnh doanh số xuất khẩu của Công ty. Để cụ thể hơn, dưới đây ta sẽ đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sản theo một số thị trường chính của Công ty. + Thị trường Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản là nơi có mức thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Tại Nhật, thuỷ sản là nguồn cung cấp protein chính, bình quân hàng năm mức tiêu dùng thuỷ sản đầu người đạt 72 kg/người/năm-là mức tiêu dùng thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Điều này cho ta thấy rằng đối với các ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội nói riêng thì đây là một thị trường lớn, quan trọng và đầy sức hấp dẫn. Khối lượng xuất khẩu hàng năm của Công ty sang thị trường Nhật Bản chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Mặc dù trong những năm gần đây có sự sụt giảm về số lượng và giá trị xuất khẩu do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu và những biến động mạnh mẽ cho tình hình kinh tế chính trị trên toàn thế giới tác động đến, nhưng công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội vẫn xác định đây là thị trường chủ yếu của mình và cần tiếp tục duy trì và giữ lấy thị phần của mình trên thị trường này. + Thị trường Hồng Kông và Singapore. Tại Châu á, ngoài thị trường lớn là Nhật Bản còn phải kể đến thị trường Hồng Kông và Singapore, các thị trường này nhập khẩu thuỷ sản không chỉ để tiêu dùng trong nước mà còn dùng để tái xuất sang các nước khác. Đặc biệt lượng tôm nhập khẩu của Hồng Kông đang đứng thứ 5 trên thế giới và đứng thứ 2 Châu á. Nhu cầu thuỷ sản của 2 thị trường này tuy không nhiều so với Nhật Bản nhưng cũng là đáng kể đối với Công ty nếu công ty muốn mở rộng thị phần nâng cao sản lượng xuất khẩu thuỷ sản, tiến tới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản ở 2 thị trường này tăng do người dân ở 2 thị trường này cũng có thói quen tiêu dùng thực phẩm giống như người Nhật, vì vậy ượng tiêu thụ tương đối cao, nếu tính trên đầu người là xấp xỉ 50kg/người/năm. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản lớn được hình thành một phần là do nhu cầu tiêu thụ trong nước, còn phần lớn là phục vụ cho công nghiệp chế biến thuỷ sản của họ. Hồng Kông và Singapore có nền công nghiệp chế biến thuỷ sản khá phát triển, có sự đầu tư áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào ngành này. Vì vậy, họ có nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản dưới dạng nguyên liệu, sơ chế để tái chế, tái xuất. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu này cũng để đảm bảo sử dụng hết công suất chế biến của các nhà máy chế biến bởi trữ lượng khai thác có hạn. Hơn nữa các sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ Hồng Kông và Singapore rất có uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. Thêm vào đó thị trường này cũng gần Việt Nam nên chi phí vận chuyển bốc dỡ đỡ tốn kém và các điều kiện thuế quan và phi thuế quan cũng dễ dàng đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu. + Các thị trường tiềm năng. Mỹ, thị trường Châu Âu, Trung Quốc, đây có thể nói là những thị trường tiềm năng mà các ngành hàng của Việt nam nói chung và của thuỷ sản nói riêng cần có những biện pháp, những chính sách cụ thể nhằm phát huy cao nhất nguồn lực của mình để đạt kết quả cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản ở những thị trường đầy tiềm năng này. Việc xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản vào thị trường Châu Âu và Mỹ, bên cạnh những cái đã đạt được còn có nhiều khó khăn cho ngành thuỷ sản Việt Nam. Hiện nay số lượng các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hàng sang hai thị trường này chỉ đạt xấp xỉ 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm thuỷ sản của Công ty tiếp cận mạnh mẽ và thuận lợi hơn trước rất nhiều. Điều này thể hiện ở doanh số xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ của Công ty tăng trong năm vừa qua. Đây là một thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản- đây là một tiền đề thuận lợi cho Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội thâm nhập vào thị trường mới và đầy tiềm năng này. Nhưng bên cạnh đó là những khó khăn không dễ gì giải quyết, đó là tình hình cạnh tranh trên thị trường này vô cùng lớn và phức tạp, điều này được thể hiện rõ nét qua vụ kiện cá tra và cá basa của Mỹ đối với sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, tới đây là vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Điều này gây khó khăn lớn đối với Công ty khi thâm nhập vào thị trường mới đầy tiềm năng này. Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội. Thị trường Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Kim ngạch (USD) Tỷ lệ (%) Kim ngạch (USD) Tỷ lệ (%) Kim ngạch (USD) Tỷ lệ (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu 38000 41200 53800 1- Nhật Bản 6812 18 7627 40 6493 42 2- Hồng Kông 2783 7,3 2520 12,8 3150 12 3- Châu Âu 1245 3,3 1578 6,1 1462 7,8 4- Mỹ 1872 5 1250 10 2578 11,5 5- Đài Loan 3103 8,2 1325 5,2 1598 6,7 6- Trung Quốc 932 2,5 781 4,3 1052 7,5 7- Nga 897 2,4 497 5,1 485 4,2 8- Hàn Quốc 1052 2,8 982 3,2 1158 9 ( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội) Ghi chú: Tỷ lệ phần trăm được xác định ở bảng trên là tỷ lệ phần trăm kim ngạch xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu được ở tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy Công ty cần phải có kế hoạch vừa đảm bảo giữ được thị phần ở những thị trường truyền thống, lại vừa nâng cao sản lượng xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường tiềm năng trong môi trường cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác có công nghệ chế biến cao và có nhiều lợi thế hơn. Để có thể đánh giá được sâu sát hơn về cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội, ta có thể xem bảng số liệu về tình hình xuất nhập khẩu trên một số thị trường chính của Công ty (Bảng số 5) II- phân tích Thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của nhóm hàng thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà nội trên thị trường Mỹ. 1- Tình hình chung về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây thị trường Mỹ trở thành bạn hàng quen thuộc của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Thị trường Mỹ trước năm 1997 chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, chỉ chiếm khoảng 2-3%. Bên cạnh lý do khách quan do cấm vận kinh tế của Mỹ, giá trị xuất khẩu vào Mỹ cũng còn thấp bởi chúng ta chưa thật sự quan tâm đến việc mở rộng thị trường. Sản lượng thuỷ sản dùng để chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác đánh bắt ven bờ, công suất chế biến hạn chế nên chỉ đủ hàng đáp ứng gia công cho Nhật Bản và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy tái chế trong khu vực. Nhưng từ khi sản lượng khai thác nuôi trồng thuỷ sản trong nước tăng lên do áp dụng nhiều phương thức khoa học kỹ thuật mới và có sự trợ giúp của Chính phủ cũng như đầu tư từ bên ngoài, vấn đề tìm thị trường cho đầu ra sản phẩm được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Các doanh nghiệp đã nhận thức được sự lệ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống Nhật Bản thường gặp phải tình trạng ép giá. Hơn nữa nhu cầu nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường Nhật ngày một sút giảm. Mở rộng thị trường là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1997. Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam. Việc dỡ bỏ hàng rào cấm vận kinh tế là cơ hội tốt để chúng ta để chúng ta tiếp cận với thị trường mới này. Nhưng phải đến tháng 7/2000 khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được chính thức ký kết. Kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt nam vào Mỹ mới có sự phát triển đột biến. Biểu đồ và những con số trên cho chúng ta thấy sự tăng lên không ngừng giá trị xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 1997-2002. Năm 1997 giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ chỉ đạt 39 triệu USD. Nhưng đến năm 2002 giá trị tăng lên hơn 600 triệu USD. Hình 2: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản Tuy năm 2002 là năm gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng thuỷ sản xuất khẩu nhưng chúng ta vẫn giữ được sự tăng trưởng về giá trị. Đặc biệt với thị trường Mỹ càng nhiều khó khăn hơn khi phía Mỹ hết dùng đạo luật HR2646 (cấm Việt Nam sử dụng tên gọi catfish cho sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu sang thị trường Mỹ), lại kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này vẫn tăng theo kế hoạch được đề ra. Thị tường Mỹ vẫn là thị trường tiên phong đi đầu trong xuất khẩu dù gặp không ít những rào cản. Tính từ thời điểm hiện tại việc giải quyết vụ kiện chưa đem lại kết quả như chúng ta mong đợi nhưng các thương nhân Mỹ vẫn muốn đặt mua cá tra, cá basa xuất khẩu từ Việt Nam. So với các thị trường khác, Mỹ vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng giá trị tốt. Các thị trường EU, Hồng Kông hay Trung Quốc xu thế đang giảm. Để thấy sự tăng trưởng đột biến của thị trường Mỹ, ta thấy giá trị xuất khẩu thuỷ sản của các năm vào thị trường này ngày một tăng. Sau Hiệp định thương mại vào năm 2000, cả hai nước khuyến khích doanh nghiệp hai bên tiếp xúc và hợp tác kinh doanh. Các doanh nghiệp Mỹ háo hức tìm hiểu thị trường chúng ta và khám phá đây quả thực là nguồn cung cấp hàng nguyên liệu dồi dào phong phú. Hàng thuỷ sản Việt Nam trở thành mặt hàng có tính cạnh tranh cao trên thị trường Mỹ do giá cả phải chăng hơn. mặt khác ta thấy năm 2000 là năm phát triển thịnh vượng đối với nền kinh tế Mỹ. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là hàng thuỷ sản cao cấp, các nguông hàng trong nước không đủ đáp ứng nên lượng nhập khẩu tăng lên là việc tất yếu. Đây là các lý do cơ bản dẫn đến sự tăng sản lượng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ của Việt Nam tăng, đặc biệt là sự tăng đột biến thuỷ sản Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ vào năm 2000. (Tăng 224% so với năm 1999). 2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Seaprodex Hà Nội nói chung và sang thị trường Mỹ. Hoà chung cùng sự phát triển thuỷ sả của Đất Nước, mặt hàng thuỷ sản của Seaprodex Hà Nội cũng đang ngày một khẳng định vị thế của mình trên thị trường Mỹ. Nhận thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng để mở rộng và phát triển, công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội đã không ngừng tìm kiếm đối tác để thâm nhập vào thị trường này. vào năm 2000 nhờ vào quan hệ của hai nước được phát triển bằng Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Seaprodex Hà Nội đã tăng cường xuất khẩu vào thị trường này và ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể như sau.(Hình 3) Theo như biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu của Seaprodex Hà Nội ở trên thì ta thấy năm 2001 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Công ty vào thị trường Mỹ giảm mặc dù trong năm này xuất khẩu thuỷ sản của cả nước vẫn tăng, nguyên Hình 3. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ. Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản nhân dẫn đến tình trạng này là do trong năm này Công ty chủ yếu tập trung vào việc đầu tư thiết bị máy móc, nâng cao kỹ thuật chế biến thuỷ sản của Công ty. Đồng thời vào cuối năm 2001 thì thị trường Mỹ bị biến động do cuộc khủng bố 11/9, điều này đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình xuất khẩu của ta sang thị trường Mỹ. Mặt hàng của Công ty xuất khẩu sang Mỹ thì tôm vẫn đóng một vai trò quan trọng mặc dù trong một vài năm trở lại đây sản lượng có giảm đi đôi chút. Hiện nay, Công ty chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu từ hàng đông lạnh sang hàng thuỷ sản tươi nguyên con và tươi, do nhu cầu nhập khẩu của Mỹ đối với mặt hàng này ngày càng tăng và giá trị của nó cao hơn nhiều so với mặt hàng trên. Trong tình hình đầy biến động như hiện nay, thì việc xuất khẩu được cao mặt hàng thuỷ sản sang Mỹ là rất khó khăn, một mặt do chính trị của nước này đang trong thời kỳ biến động sâu sắc, mặt khác yêu cầu về chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này ngày một cao cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Điều này làm cho tình hình xuất khẩu vào thị trường Mỹ vào năm 2003 này sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn. * Cơ cấu mặt hàng và thị phần chiếm lĩnh. Mỹ tiêu thụ nhiều sản phẩm thuỷ sản nuôi, nhất là tôm, cá hồi, cá nheo và cá rô phi. Giá trị nhập khẩu tôm, cá rô phi và cá hồi nuôi đạt tới 2,7 tỷ USD năm 2000, còn các năm tiếp theo thì giá trị nhập khẩu các mặt hàng này giảm xuống do tình hình biến động của nền kinh tế trong nước. Thị phần chiếm lĩnh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam nói chung và của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội nói riêng cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 1997, tổng giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam chỉ chiếm hơn 1% so với lượng hàng nhập khẩu của Mỹ. Đến năm 2002 tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ của chúng ta chiếm khoảng hơn 6% giá trị nhập khẩu hàng thuỷ sản của Mỹ. Còn đối với Công ty Seaprodex Hà Nội thì mặc dù chiếm một tỷ trọng rất ít so với hàng nhập khẩu vào Mỹ, khoảng hơn 0,8% nhưng Công ty không ngừng nỗ lực, cố gắng để nâng cao thị phần chiếm lĩnh hàng thuỷ sản của mình trên thị trường này. + Mặt hàng tôm: Các dạng tôm nhập khẩu khá đa dạng, bên cạnh dạng phi lê vốn là sự ưa chuộng của người tiêu dùng, Mỹ còn nhập khẩu nhiều các loại tôm lạnh sơ chế hoặc loại ôm chín phục vụ cho chế biến hàng cao cấp hơn. Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm lớn của Việt Nam, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ vẫn tăng mạnh trong khi thị trường xuất khẩu tôm khác của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng đều giảm sút. Bảng 7. Cơ cấu mặt hàng và thị phần chiếm lĩnh các sản phẩm thuỷ sản của Công ty trên thị trường Mỹ. Năm Mặt hàng tôm Cá tra, basa Thuỷ sản khác Giá trị (triệu USD) Thị phần (%) Giá trị (triệu USD) Thị phần (%) Giá trị (triệu USD) Thị phần (%) 1999 4,2 0,1 2,4 0,05 0,92 0,042 2000 6,7 0,12 2,7 0,075 1,35 0,08 2001 6.2 0,2 2,1 0,06 1,5 0,12 2002 8,2 0,3 4,3 0,08 2,2 0,09 ( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản ). + Cá tra, cá basa. Đây là loại cá rất được ưa chuộng và có nhu cầu tiêu thụ khá lớn ở Mỹ. Người dân Mỹ ưa chuộng cá basa, cá tra của Việt Nam hơn các sản phẩm cá nheo nội địa do hương vị, và màu sắc hấp dẫn hơn. Tuy nhiên lượng cá của Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 5% lượng tiêu thụ loại cá này trên thị trường Mỹ, trong đó Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội chiếm lĩnh một thị phần dao động trong khoảng 0,65% so với tổng số lượng cá xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ. Đánh giá về mặt hàng này, nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng cá tra và basa cảu Việt Nam đang lũng loạn thị trường Mỹ, bán giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nhằm gây khó khăn cho các chủ nuôi cá khác trong nội địa nước Mỹ. Thực ra theo con số thống kê cho ta thấy lượng cá này của ta xuất sang Mỹ còn rất nhỏ (5%). Trong một vài năm tới lượng cá này xuất sang Mỹ sẽ có xu hướng không tăng và giảm. Một là do lượng nhập khâut từ phía Mỹ giảm, hai là chúng ta đang đẩy mạnh sang nuôi các sản phẩm thuỷ sản khác như cá rôphi, tôm thẻ. Dự đoán tỷ trọng mặt hàng này sẽ giảm trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ. + Các sản phẩm thuỷ sản khác. Công ty đang ngày càng đa dạng hoá mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của mình sang các thị trường trên thế giới. Điều này để đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ và nâng cao sức cạnh tranh của mình hơn. 3. Phân tích năng lực cạnh tranh của các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ. 3.1.Phân tích năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ qua các chỉ tiêu. Có rất nhiều chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ, chẳng hạn quy mô khối lượng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thị trường chiếm lĩnh. Nhưng ta có thể nhận thấy rằng các chỉ tiêu này chưa phù hợp để đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản của Công ty trên thị trường Mỹ, vì Công ty là một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản với số lượng rất nhỏ so với tổng khối lượng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ (Bảng số 7), mặt khác đây là thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp đang khai thác trong một vài năm trở lại đây nên thị phần chiếm lĩnh còn rất thấp. Vì vậy, để đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Mỹ ta có thể dùng chỉ tiêu giá sản phẩm, vì có thể nói đây là lợi thế cơ bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói chung và của Seaprodex Hà Nội nói riêng trên thị trường Mỹ để nâng cao thị phần tiêu thụ sản phẩm của mình và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Ta có thể đánh giá về giá cả hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ so với giá thị trường ở Mỹ như sau: (Bảng 8) Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được lợi thế cạnh tranh của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ đó là về giá cả hàng thuỷ sản xuất khẩu thấp hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh khác. Bảng 8 : Giá cả xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ năm 2002. TT Tên hàng và quy cách Cỡ – Giá (USD/kg) Cỡ – Giá (USD/kg) Hàng đông lạnh Cỡ Giá của Công ty Giá thị trường Cỡ Giá của Công ty Giá thị trường 1 Tôm sú bỏ đầu 8/12 15/15 16/20 18.18 17.15 16.38 18.30 17.20 16.50 21/25 26/30 31/40 15.08 13.70 12.69 15.20 13.70 12.70 2 Tôm sú PD 26/30 31/40 15.48 14.25 15.50 14.50 41/15 13.00 13.00 3 Tôm càng xanh nguyên con 2/4 9.70 8.67 9.70 8.70 4/6 6/8 7.88 6.67 7.90 6.80 Tôm bỏ đầu 6/8 8/12 13/15 16/20 16.88 16.05 15.36 14.77 17.00 16.00 15.40 14.80 21/25 26/30 31/35 41/50 13.86 13.00 11.67 10.65 14.00 13.00 11.70 10.70 4 Tôm sú vỏ 4/6 6/8 26.15 25.20 26.20 25.20 8/12 13/15 24.00 23.15 24.25 23.25 5 Tôm sú PTO tơi hấp 13/15 16/20 21.35 19.31 21.13 19.32 21/25 31/40 16.50 14.02 16.67 14.02 6 Tôm sắt PUD 90/120 100/200 5.80 4.67 5.80 4.70 300/500 vụn 3.10 2.00 3.20 2.10 7 Mực ống tube, block U7 8/12 3.85 3.80 3.90 3.80 10/20 20/40 3.67 3.35 3.70 3.40 8 Mực ống nguyên con, sạch U5 U10 10/20 20/40 3.56 3.33 2.90 2.47 3.60 3.40 2.90 2.50 40/60 60/80 80/100 2.30 2.02 2.00 2.30 2.10 2.00 9 Mực nang phi lê 2/4 5/7 8/12 6.15 5.88 8.70 5.45 6.15 5.90 5.70 5.50 21/30 31/40 41/60 61/80 4.75 4.60 4.40 4.30 4.80 4.60 4.40 4.30 10 Cá phèn phi lê 20/40 40/60 5.06 5.02 5.09 5.08 60up 5.05 5.08 11 Cá hồng phi lê 2/4 4/6 2.00 2.50 2.00 2.55 6/9 8/12 2.54 2.54 2.55 2.55 12 Cá basa phi lê để da IQF 60/170 4.67 4.70 170up 5.06 5.10 13 Cá bơn bỏ đầu bỏ ruột, IQF 60g up 2.88 2.90 14 Ghẹ nguyên con, sạch 100/150g 150/200 3.60 3.65 3.60 3.70 200/300 4.00 4.00 15 Bạch tuộc cắt 7/10 3.30 3.30 11/14 3.15 3.20 16 Bạch tuộc nguyên con sạch 20/40 150- 150- 17 Điệp, thịt luộc. Block 100/200 200/400 6.90 5.67 6.90 5.70 600/900 800up 5.20+ 4.40+ 5.20+ 4.40+ 18 Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản Ngao lụa 100/200 200/300 300/500 2.89 2.60 2.45 2.90 2.60 2.50 500/700 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9390.doc
Tài liệu liên quan