Chuyên đề Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương

MỤC LỤC

 

 

PHẤN I: TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY HẢI DƯƠNG. 5

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giày Hải Dương. 5

1.1 Giới thiệu chung về Công ty. 5

1.2 Quá trình hình thành và phát triển. 5

2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 8

3. Tổ chức quản trị của Công ty. 8

4. Môi trường kinh doanh của Công ty. 11

4.1 Thị trường tiêu thụ. 11

4.2 Môi trường cạnh tranh. 11

5. Kết quả kinh doanh của Công ty. 12

5.1. Tình hình kinh doanh chung của Công ty 12

5.2 Một số chỉ tiêu tài chính. 15

6. Một số vấn đề hiện tại của Công ty. 16

PHẦN II : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY HẢI DƯƠNG. 18

1. Quy trình sản xuất giày thể thao. 18

1.1. Quy trình sản xuất giầy thể thao 18

1.2. Sơ đồ bố trí máy móc thiết bị tại Công ty. 19

2. Thực trạng sản xuất giày trong Công ty cổ phần giày Hải Dương. 21

2.1 Tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần giày Hải Dương. 21

2.2 Thống kê tình hình sai hỏng trong sản xuất. 25

2.3. Phân tích nguyên nhân của các nhóm sản phẩm sai hỏng trong sản xuất. 29

2.4 Đánh giá chung. 41

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TỶ LỆ SAI HỎNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY HẢI DƯƠNG. 44

1.Định hướng phát triển của Công ty. 44

1.1 Định hướng chung. 44

1.2 Mục tiêu cụ thể 44

2.Giải pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất. 46

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4071 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố trí thành các tổ, mỗi tổ đều có tổ trưởng và tổ phó. Nhiệm vụ của các nhân viên tại tổ sản xuất và xưởng sản xuất có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, đôn đốc sản xuất để đảm bảo đúng tiến bộ, chất lượng, quản lý chi phí, giảm và tránh tình trạng lãng phí các yếu tố sản xuất… Sơ đồ 2: Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất giầy thể thao. Công ty cổ phần giầy Hải Dương Kho nguyªn vËt liÖu Ph©n x­ëng chÆt Båi ChÆt A1 Ph©n x­ëng may Thªu Ph©n x­ëng gß_r¸p May A2 A3 Kho thµnh phÈm §ãng hép KCS 1.2. Sơ đồ bố trí máy móc thiết bị tại Công ty. Sơ đồ 3: Sơ đồ bố trí máy móc thiết bị tại công ty Cổng ra vào P. bảo vệ Khu hành chính Phòng cơ điện Phòng QLCL P.X Cán sấy P.X May P.X Gò-ráp P.X Chặt Y tế Kho vật tư nội Kho thành phâm Kho nguyên liệu Vườn hoa Nhận xét: Qua sơ đồ trên ta thấy, sự bố trí nhà xưởng trong Công ty khá là hợp lý. Kho vật tư, kho nguyên liệu và kho thành phẩm đều gần với các xưởng sản xuất. Điều này rất thuận lợi cho việc vận chuyển giữa các phân xưởng. Ngoài ra, Công ty còn bố trí một khuôn viên nhỏ là vườn hoa để cho công nhân có thể nghỉ ngơi giữa các giờ giải lao. 2. Thực trạng sản xuất giày trong Công ty cổ phần giày Hải Dương. 2.1 Tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần giày Hải Dương. Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất sao cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất. Tổ chức sản xuất góp phần to lớn vào việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và sức lao động trong doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định như vậy nên Công ty cổ phần Hải Dương luôn cố gắng để tổ chức sản xuất một cách hợp lý nhất và có hiệu quả nhất. Ta sẽ đi sâu vào phân tích cách tổ chức sản xuất của Công ty thông qua 3 nội dung như sau: 2.1.1 Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp Công ty cổ phần giày Hải Dương là một doanh nghiệp gia công giày thể thao xuất khẩu bên cạnh đó doanh nghiệp còn nhận gia công đế cho các doanh nghiệp khác. Trong Công ty cổ phần giày Hải Dương chia làm 3 cấp sản xuất: Doanh nghiệp – Phân xưởng – Nơi làm việc. Là một doanh nghiệp nhà nước và là doanh nghiệp sản xuất giày thể thao đứng đầu tỉnh Hải Dương nên việc phân cấp trong Công ty như vậy là khá hợp lý. Trong Công ty chia làm 3 bộ phận chính: + Bộ phận sản xuất chính: bao gồm 3 phân xưởng chính là Phân xưởng chặt; phân xưởng gò – ráp và phân xưởng may. + Bộ phận phục vụ sản xuất: là bộ phận chuẩn bị sản xuất + Bộ phận sản xuất phù trợ là bộ phận cơ điện trong Công ty. Trong Công ty hiện nay đang sản xuất 2 loại sản phẩm chính là: Giày thể thao người lớn; giày thể thao trẻ em . Ngoài ra, do đặc tính sản xuất theo thời vụ nên vào những lúc ít đơn hàng Công ty còn nhận gia công cho các Công ty khác đồng thời sản xuất găng tay bảo hộ lao động nhằm giữ công nhân. Ta có bảng cơ cấu sản phẩm của Công ty như sau: Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm của công ty Sản phẩm Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giày thể thao người lớn 1000 đôi 782 960 798 Giày thể thao trẻ em - 495 535 525 Tổng cộng - 1277 1495 1323 ( Nguồn Công ty cổ phần giày Hải Dương) Ta có biểu đồ: Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sản lượng sản xuất giày thể thao năm 2008 của Công ty Cổ phần giày Hải Dương. Qua bảng trên ta thấy năm 2008 sản lượng sản xuất giày thể thao của Công ty giảm 172.000 đôi. Sở dĩ như vậy vì năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng giảm do đó lượng đơn đặt hàng của Công ty giảm điều đó ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Công ty. 2.1.2 Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. Công ty bố trí các bộ phận sản xuất theo hình thức đối tượng. Theo hình thức này, mỗi phân xưởng chỉ chế tạo một loại chi tiết nhất định. Ví dụ như phân xưởng chặt chuyên chặt đế trong, phân xưởng may chuyên may mũ giầy, phân xưởng gò_ráp sẽ gò thành một đôi giày hoàn chỉnh và đóng hộp. Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ sản xuất và trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian kể từ lúc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến lúc chế tạo xong , kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Ta có bảng so sánh chu kỳ sản xuất của Công ty với một số Công ty giày khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Bảng 6: Bảng so sánh chu kỳ sản xuất của công ty Đơn vị: Phút /sản phẩm Công ty Chu kỳ sản xuất Công ty cổ phần giày Hải Dương 150 Công ty cổ phần giày Cẩm Bình. 145 Công ty TNHH Phú Thái 165 Công ty TNHH Ngọc Vũ 160 Qua bảng trên ta thấy: Với 2 Công ty giày lớn và đã có tiếng trên địa bàn Hải Dương thì có chu kỳ sản xuất nhỏ hơn 2 Công ty tư nhân mới thành lập. Điều này cho thấy những Công ty thành lập xong có điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến xong lại không có trình độ kinh nghiệm trong sản xuất và cũng không có công nhân tay nghề cao. Do đó chu kỳ sản xuất của các Công ty này sẽ lâu hơn. 2.1.3 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là một trong những khâu có tính quyết định đối với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy, khi lập phương án sản xuất Công ty luôn tạo điều kiện cho hoạt động quản lý chất lượng được tiến hành thuận lợi theo một quy trình nhất định. Mục đích quản lý quá trình sản xuất của Công ty không phải là loại bỏ những sản phẩm xấu, kém chất lượng vừa sản xuất xong mà phải ngăn chặn không cho những sản phẩm sai hỏng xuất hiện trong quá trình sản xuất. Xác định tầm quan trọng của khâu sản xuất, nên Công ty đã chọn phương pháp quản lý từ bước đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng quản lý là toàn bộ các yếu tố đầu vào trước khi đưa vào gia công chế biến, các sản phẩm đầu ra trước khi nhập kho. Khi nhận được lệnh sản xuất, Công ty tiến hành thiết kế quy trình sản xuất và trong quá trình sản xuất luôn thực hiện theo đúng quy trình nhằm đảm bảo chất lượng. Đặc điểm của sản xuất giày thể thao là trải qua nhiều công đoạn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quá trình sản xuất bộ phận kỹ thuật kết hợp với nhân viên chất lượng kiểm soát từng công đoạn sản xuất chặt chẽ phát hiện những nguyên nhân gây biến động và kịp thời điều chỉnh. Nhìn chung tình hình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất được Công ty lên kế hoạch rất chặt chẽ. Tuy nhiên, quản lý chất lượng trong Công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù Công ty đã đổi mới nhận thức luôn cho rằng quản lý chất lượng không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong Công ty. Nhưng do vô tình hay hữu ý vẫn còn tình trạng công nhân làm ẩu chạy đua theo số lượng sản phẩm. Điều này dẫn đến có một số lượng lớn sản phẩm sai hỏng trong Công ty. Thứ hai là kiểm tra vẫn dựa vào bộ phận nằm ngoài sản xuất chính, đ iều này gây sức ép lớn đối với tinh thần công nhân. Công nhân làm việc thụ động, có thái độ căng thẳng với bộ phận kiểm tra, chưa tự giác và chưa có quyết tâm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.2 Thống kê tình hình sai hỏng trong sản xuất. 2.2.1 Lượng giày bổ sung qua các tháng. Để thống kê được tình hình sai hỏng trong sản xuất ta sẽ thống kê sản lượng giày bổ sung lên xuống hàng ngày tại các phân xưởng. Trước hết, ta sẽ xem xét cách thức sản xuất tại Công ty. Hàng ngày, mỗi phân xưởng sẽ thực hiện nhiệm vụ sản xuất của mình. Quy trình sản xuất giày thể thao bắt đầu từ phân xưởng chặt đến phân xưởng may và phân xưởng gò_ráp. Khi mỗi phân xưởng làm xong bán thành phẩm của mình sẽ chuyển sang phân xưởng tiếp theo. Trong quá trình sản xuất, phân xưởng tiếp theo sẽ loại những bán thành phẩm không đạt yêu cầu của phân xưởng trước đồng thời thông báo để phân xưởng này sản xuất bổ sung. Thống kê phân xưởng có nhiệm vụ ghi lại số lượng giày bỏ sung hàng ngày. Ví dụ, trong ngày 20 tháng 4 năm 2009, phân xưởng gò_ráp có nhận của phân xưởng may 2000 mũ giày nhưng trong quá trình sản xuất thấy có 200 mũ giày bị rách hoặc lệch viền may, lệch chỉ nên đã trả lại và phân xưởng may phải may bổ sung 200 mũ giày khác. Như vậy, ta có lượng giày lên xuống từ tháng 7/2008 đến tháng 02/2009 như sau: Bảng 7: Lượng giày bổ sung lên xuống của các phân xưởng từ tháng 7/2008 đến tháng 2/2009 Phân xưởng chặt Phân xưởng may Phân xưởng gò_ráp Lượng sx Lượng bổ sung Lượng sx Lượng bổ sung Lượng sx Lượng bổ sung Tháng 7/2008 310.652 9.940 161.100 5638,5 176.354 5766,5 Tháng 8/2008 165.121 5944,5 152.405 5029,5 126.343 3916,5 Tháng 9/2008 210.960 7.046,5 100.361 3251,5 132.458 4424 Tháng 10/2008 339.213 12.110 173.930 4070 165.347 4927,5 Tháng 11/2008 172.636 5.523,5 143.450 4690,5 175.300 5259 Tháng 12/2008 471.533 16.032,5 247.432 8487 242.754 7404 Tháng 1/2009 312.597 10.315 154.902 5173,5 130.600 4244,5 Tháng 2/2009 67.500 2.193,5 70.943 2270 44.685 1449 Tổng cộng 2.050.212 69.105,5 1.204.523 38.610,5 1.190.841 37.391 ( Nguồn: Phân xưởng chặt, may, gò_ráp Công ty cổ phần giày Hải Dương ) Để phân tích tình hình sai hỏng của sản phẩm trong sản xuất ta có thể trực tiếp dùng thước đo hiện vật để tính tỷ lệ sai hỏng. Số lượng sản phẩm hỏng Tỷ lệ sai hỏng = x 100% Số lượng sản phẩm tốt + Số lượng sản phẩm hỏng Số lượng sản phẩm hỏng = x100% Sản lượng sản phẩm sản xuất ra Theo công thức trên ta có bảng sau: Bảng 8: Bảng thống kê tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trong sản xuất của công ty Chỉ tiêu Tỷ lệ sai hỏng sản phẩm (%) Phân xưởng chặt Phân xưởng may Phân xưởng gò - ráp Tháng 7/2008 3,2 3,5 3,27 Tháng 8/2008 3,6 3,3 3,1 Tháng 9/2008 3,34 3,24 3,34 Tháng 10/2008 3,57 2,34 2,98 Tháng 11/2008 3,2 3,27 3 Tháng 12 /2008 3,4 3,43 3,05 Tháng 1 /2009 3,3 3,34 3,25 Tháng 2 /2009 3,25 3,2 3,23 Qua bảng trên ta thấy: Tỷ lệ sai hỏng sản phẩm dao động cụ thể như sau: Phân xưởng chặt tỷ lệ sai hỏng dao động từ 3,2% đến 3,6%. Trong đó cao nhất là tháng 8/2008 tỷ lệ sai hỏng là 3,6% tiếp đến là tháng 10/2008 có tỷ lệ là 3,57%. Tại phân xưởng may tỷ lệ sai hỏng cao nhất là 3,5 % trong tháng 7/2008 và thấp nhất là tháng 2/2009 với tỷ lệ là 3,2%. Tại phân xưởng gò – ráp tỷ lệ sai hỏng sản phẩm cao nhất là tháng 9/2008 và thấp nhất là tháng 10/2009 với tỷ lệ 2,98%. Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng sai hỏng sản phẩm như trên. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng cơ cấu sản phẩm nhằm tìm ra các lỗi và nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên của doanh nghiệp. 2.2.2 Các lỗi thường mắc phải khi sản xuất giày thể thao. Quy trình sản xuất giày thể thao là một quy trình sản xuất giày phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn và nhiều chi tiết. Đó là sự kết hợp của nhiều bước và giai đoạn. Vì thế trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi những sai sót. Xác định như vậy nên trước khi nguyên vật liệu được chuyển đến các phân xưởng Công ty sẽ có một bộ phận chuẩn bị với nhiệm vụ loại bỏ các nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng sau đó mới chuyển đến các phân xưởng. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất sẽ không thể tránh khỏi các sai hỏng trong sản phẩm. Ta có thể lấy ví dụ như: tại phân xưởng chặt ( bao gồm bộ phận chặt và bộ phận cán sấy) các sai hỏng thường mắc phải là chặt không đúng kích thước dao, triển khai sai mẫu mã, và chặt nhầm chi tiết… tại phân xưởng may có thể có các sai hỏng như: may lệch viền, may sai chỉ màu, mũ giày bị rách… và phân xưởng gò – ráp có các sai hỏng như gò rách hoặc chất lượng keo không dính… Đó là các sai hỏng rất nhỏ nhặt trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên là một nhà quản lý, chúng ta không thể bỏ qua các sai hỏng này. Bởi chỉ một sai hỏng nhỏ có thể làm ảnh hưởng đến cả quy trình sản xuất và có thể khiến dây chuyền phải sản xuất lại từ đầu và điều đó sẽ rất tốn chi phí cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể thống kê các sai hỏng thường gặp trong sản xuất giày thể thao như sau: - Nhóm I: Các sai hỏng do công nhân sản xuất. Ví dụ như: gò rách, dán nhầm tem, chặt nhầm kích cỡ… - Nhóm II: Sai hỏng do nguyên vật liệu kém phẩm chất. Ví dụ như chất lượng giả da Skinsua, DSW, PU, PVC hay chất liệu vải như vải: Satin, T/sdede, vải thô…không đạt yêu cầu. - Nhóm III: Các sai hỏng do thiết bị máy móc. Tại một số băng chuyền hoặc máy móc bị kẹt bụi hay khô dầu, không được bảo dưỡng thường xuyên đều có thể khiến cho sản phẩm bị sai hỏng. - Nhóm IV: Sai hỏng do trong quá trình bảo quản, lưu thông. Sai hỏng này chủ yếu tập trung vào hoạt động quản lý và vận chuyển vào kho thành phẩm đến lúc đem giao cho khách hàng. Ta có bảng sau: Chỉ tiêu % Sai hỏng Nhóm I 52% Nhóm II 27% Nhóm III 10% Nhóm IV 11% Ta thấy trong bảng trên số sai hỏng nhiều nhất thuộc về nhóm I tức là sai hỏng do công nhân sản xuất gây nên. Thứ hai là nhóm sai hỏng do nguyên vật liệu ( nhóm II) thứ ba là nhóm sai hỏng do quá trình bảo quản, lưu thông ( nhóm IV ) và cuối cùng là nhóm sai hỏng do máy móc thiết bị ( nhóm III ). Ta sẽ đi sâu phân tích từng nhóm. 2.3. Phân tích nguyên nhân của các nhóm sản phẩm sai hỏng trong sản xuất. 2.3.1 Nhóm I. Theo phân loại thì nhóm này là nhóm mà những lỗi thuộc về bản thân người công nhân sản xuất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sai phạm trong sản xuất. Ta sẽ phân tích từng yếu tố: l Trình độ lao động của người lao động trong Công ty. Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào nhất là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi máy móc, nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ người lao động. Theo nghiên cứu của Hiệp hội da giày Việt Nam thì đặc thù của ngành da giày là tỷ lệ lao động phổ thông rất cao đến từ khu vực nông thôn và chủ yếu là lao động nữ. Tỷ lệ lao động nữ cao là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty bởi lao động nữ luôn tỏ rõ ưu thế hơn nam giới trong những công việc đòi hỏi sự cần cù, khéo léo và tỉ mỉ như công việc trong ngành da giày. Bảng 9: Bảng cơ cấu lao động trong công ty TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm2007 Năm2008 1. Lao động gián tiếp người 110 110 115 Đại học, cao đẳng “ 30 35 37 Trung cấp 80 75 78 2. Lao động trực tiếp Người 1388 1388 1385 Công nhân bậc 1 “ 290 310 344 Công nhân bậc 2 “ 276 213 205 Công nhân bậc 3 “ 400 420 430 Công nhân bậc 4 “ 250 300 284 Công nhân bậc 5 “ 22 25 27 Không bậc 150 120 95 3. Tổng số 1498 1498 1500 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty) Đối với bất kì ngành sản xuất nào thì công nhân sản xuất trực tiếp cũng chiếm phần quan trọng không thể thiếu, đặc biệt với ngành sản xuất da giầy. Qua bảng tổng hợp ta thấy tình hình lao động trực tiếp của Công ty trong những năm qua như sau: + Số lượng công nhân trực tiếp trong năm 2006 và 2007 không thay đổi còn số công nhân năm 2008 lại giảm so với 2 năm trước. Sở dĩ như vậy vì năm 2008 là một năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đó nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng giảm đi đáng kể nên sản lượng sản xuất của Công ty và điều tất nhiên Công ty phải cắt giảm một số lao động. Tuy nhiên ta có thể thấy lượng cắt giảm này là không cao, điều đó cho thấy Công ty đã hết sức cố gắng trong việc ổn định việc làm cho công nhân. + Số công nhân bậc 1, bậc 2, bậc 3 chiến đa số. Đây là lực lượng trẻ đã được đào tạo và có thời gian sản xuất thực tế, tuy tay nghề chưa cao nhưng sẽ là lực lượng lòng cốt trong của công ty trong những năm sau. Còn công nhân bậc cao tăng không đáng kể năm 2006 là 22 người, năm 2007 là 25 người, năm 2008 là 27 người. Đây là nguồn lao động cao, có trình độ tay nghề cao, khéo léo có thể kèm cặp, giúp đỡ lực lượng lao động trẻ trong công ty. + Số lao động không bậc trong công ty ta thấy có xu hướng ngày càng giảm, năm 2006 là 150 người chiếm 10,01%, năm 2007 là 120 người chiếm 8,01%, năm  2008 là 95 người chiếm 6,33% tổng số lao động trong công ty. Như vậy công ty đang có xu hướng trình độ hoá lực lượng lao động, giảm lực lượng lao động không có trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu của chất lượng sản phẩm, nhu cầu của thời kì mở của,cạnh tranh bình đẳng và xu thế hội nhập kinh tế. Như vậy theo bảng trên ta có thể thấy số công nhân bậc 1, bậc 2 và bậc 3 chiếm số nhiều. Vì vậy lao động hiện tại của Công ty là lao động có tay nghề chưa cao. lNăng suất lao động - Chỉ tiêu năng suất lao động: Năng suất lao động = Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ Năng suất lao động năm 2006 = 210.103,66 1498 = 140,26 ( Triệu đồng/Người) Năng suất lao động năm 2007 = 245.975,21 1498 = 164,2 ( Triệu đồng/Người) Năng suất lao động năm 2008 = 210.831,58 1500 = 140,55 ( Triệu đồng/Người) Ta thấy: Năng suất lao động của công nhân trong Công ty không đều. Năm 2006 là 140,26 ( triệu đồng/người ) ; năm 2007 là 164,2( triệu đồng/ người). Tuy nhiên năm 2008 lại là 140,55 ( triệu đồng/người), giảm so với năm 2007 là 23,65 ( Triệu đồng/ người) tương ứng với tốc độ giảm là 14,4 %. Nguyên nhân gây giảm năng suất lao động là do năm 2008 lượng đơn đặt hàng giảm, mặt khác số lượng công nhân lại tăng do đó làm giảm năng suất lao động. Một nguyên nhân nữa có thể là do sự giảm sút về tay nghề lao động của công nhân dẫn đến năng suất giảm. l Điều kiện làm việc. * Đặc điểm lao động giày Theo nghiên cứu của hiệp hội da-giày Việt Nam.Lao động trong SX giày có những đặc điểm sau và lao động trong Công ty giày Hải Dương cũng không nằm ngoài đặc điểm chung ấy. Các đặc điểm đó là : - Tiếp xúc với dung môi hữu cơ: Trong các nguyên liệu sử dụng để SX giày, DMHC là chất gây độc hại cho người nhất, chiếm tới 90,3% trong keo mủ cao su và chiếm 50% trong keo Polychloprene. Các dung môi này chủ yếu là Benzen, Toluen, Xylen, Xăng, hỗn hợp Hexan. - Một số vị trí tiếp xúc nguồn nhiệt hoặc trong môi trường nóng; - VKH bộ phận đế giày: Trong các phân xưởng đế nhiệt độ đều quá TCCP, trong đó miền Bắc có nhiệt độ trung bình cao hơn hẳn, cá biệt có điểm đo nhiệt lên tới 35,9oC, mặc dù vào thời điểm đo nhiệt độ ngoài trời thấp hơn miền Trung và miền Nam. Các số liệu về độ ẩm đa số đều không vượt quá TCCP; Các cơ sở miền Bắc có điều kiện thông khí kém hơn miền Trung và miền Nam. Mặc dù đây là bộ phận có nhiệt độ cao nhưng điều kiện thông khí quá kém làm ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của NLĐ. Các cơ sở miền Nam có điều kiện thông khí tốt hơn hai miền còn lại, tuy vẫn còn có điểm đo dưới mức TCCP rất xa. - Hầu hết công việc mang tính thủ công, chỉ có một số thao tác được hỗ trợ bằng máy như gò mũi (chiết mũi), gò eo (chiết mang), gò gót (chiết gót). - Tiến hành trên băng chuyền tự động, do vậy phải liên tục theo tốc độ băng chuyền, không điều chỉnh tốc độ được. - Công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại với tần số thao tác cao, nhiều khi phải cúi vặn người, với tay lấy dụng cụ, chi tiết ở khoảng cách xa. - Không có nghỉ ngắn giữa giờ, ít có sự luân phiên trong bố trí công việc. - Thời gian làm việc trung bình là 8 giờ một ngày, nhưng vào thời vụ công nhân phải làm việc tăng ca, nhiều khi tới 10-12 giờ một ngày. * Môi trường làm việc - Tại phân xưởng may: Nhìn chung nhiệt độ trong các dây chuyền may đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Cá biệt có vị trí nhiệt độ lên tới 39oC. Mức độ ô nhiễm nhiệt lớn do mật độ máy và công nhân cao, đặc biệt nóng khi tại phân xưởng lợp mái tôn, đặc biệt vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 39-40oC. Độ ẩm trong các dây chuyền may tuy còn một số vị trí có kết quả cao hơn TCCP nhưng không đáng kể. Mức độ thông thoáng kém do thiết kế và lắp đặt hệ thống thông gió, quạt gió không hợp lý nên không khí bị tù đọng không giải quyết được lượng nhiệt dư và khí CO2. Tiếng ồn và ánh sáng dây chuyền may mũi giày: Do hoạt động với số lượng máy móc nhiều ( Phân xưởng may chiếm tỷ lệ máy móc nhiều nhất trong Công ty). Vì vậy tiếng ồn do các máy móc tạo ra là điều không thể tránh khỏi. Nhìn chung, tại các phân xưởng sản xuất đều nóng và ồn. Đặc biệt là tập trung rất nhiều bụi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động và Công ty cần đề ra các giải pháp nhằm chống bụi và chống nóng cho công nhân sản xuất. l Thù lao lao động và chế độ đãi ngộ trong Công ty. Bảng 10: Bảng thu nhập của công nhân trực tiếp Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Hệ số lương Tiền lương 1 người/1 tháng Không bậc 1,7 1.660.000 Công nhân bậc 1 1,8 1.758.000 Công nhân bậc 2 1,99 1.945.000 Công nhân bậc 3 2,18 2.065.000 Công nhân bậc 4 2,37 2.250.000 Công nhân bậc 5 2,56 2.500.000 Qua bảng trên ta thấy tiền lương của công nhân bậc cao nhất là 2,5 triệu đồng/ tháng, còn công nhân không bậc có số tiền lương là 1,66 triệu đồng /tháng. Số tiền này thật sự không cao nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang lạm phát. Vì vậy người công nhân có thể gặp khó khăn trong việc chi tiêu và đảm bảo đời sống cho họ. Với những công nhân bậc thấp hơn thì họ càng gặp khó khăn hơn. Điều này dễ gây tâm lý lo lắng và không yên tâm của người lao động khiến họ không chú tâm vào công việc của mình. * Chế độ đãi ngộ Để có thể duy trì lòng trung thành của nhân viên với Công ty thì việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên là rất quan trọng, và cần thiết. Nhất là khi hiện nay có rất nhiều Công ty nước ngoài kinh doanh hoạt động tại Việt Nam, họ có chính sách trả lương và môi trường làm việc thăng tiến rất hấp dẫn. Điều đó đòi hỏi Công ty phải xây dựng một chính sách đãi ngộ không chỉ là vật chất mà còn về mặt phi vật chất. Đãi ngộ vật chất: Khi xây dựng chính sách đãi ngộ về mặt vật chất Công ty nên xây dựng một chính sách trả thưởng, khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên đạt thành tích cao, với nhân viên hoàn thành công việc. Trên thực tế, Công ty mới chỉ quan tâm tới tiền lương cơ bản của người lao động mà chưa xây dựng một chính sách trả thưởng nên chưa tạo được động lực cho họ làm việc. Công nhân làm việc tích cực hoàn thành công việc được giao chỉ được trả lương như nhưng nhân viên không hoàn thành công việc. Do đó sẽ gây nên tâm lý không thoải mái và thiếu công bằng giữa các công nhân; vì thế đây cũng là một nguyên nhân khiến tỷ lệ chưa hoàn thành công việc còn cao. Đãi ngộ phi vật chất: Ngoài những chính sách đãi ngộ vật chất thì ngày nay chúng ta không thể bỏ qua và không thừa nhận những tác dụng của đãi ngộ phi vật chất. Nhưng để thực hiện công tác này, các nhà quản trị cao cấp trong Công ty cần phải hoạt động nhiều hơn và cống hiến hết mình cho Công ty, tạo ra một bầu không khí thoải mái, cởi mở, thân thiện, mà làm việc hiệu quả, tạo động lực cho nhân viên hết mình phấn đấu vì công việc. Tuy nhiên, hiện nay ở Công ty không sử dụng nhiều các hình thức đãi ngộ phi vật chất ví dụ như: Với những công nhân tích cực làm việc nhưng lại không được tuyên dương khen thưởng. Công ty ít tổ chức các chuyến đi chơi dã ngoại cho anh em công nhân. Do đó mà không tạo được động lực cho công nhân làm việc. 2.3.2 Nhóm II Để đánh giá chất lượng nguyên vật liệu ta đánh giá hàng tồn kho và chất lượng nguyên vật liệu phía nhà cung cấp. 2.3.2.1 Đánh giá hàng tồn kho Hàng tồn kho là 1 bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp dưới hình thái vật chất. Hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể được mua từ bên ngoài, có thể do doanh nghiệp sản xuất để dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ hoặc để bán. Như vây hàng tồn kho xuất hiện ở cả ba khâu: cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần giày Hải Dương thực hiện công tác kiểm tra định kỳ 6 tháng hàng tồn kho tại các phân xưởng đế có cái nhìn đúng về hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp mình. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng hoá vật tư tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán, từ đó xác định giá trị vật tư hàng hoá xuất kho trong kỳ theo công thức : TrÞ gi¸ hµng tån kho xuÊt trong kú = Tæng trÞ gi¸ hµng tån kho ®Çu kú + TrÞ gi¸ hµng tån kho nhËp trong kú - TrÞ gi¸ hµng tån kho tån cuèi kú Công ty thực hiện phân loại hàng tồn kho theo phẩm chất. Ta có bảng kiểm kê hàng tồn kho của Công ty qua 2 nảm 2007 và 2008 như sau: Bảng 11: Bảng đánh giá hàng tồn kho của công ty năm 2006 - 2008 Chỉ tiêu 6tháng đầu năm 2007 6tháng cuối năm 2007 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng cộng 11.493,49 100 13.281,53 100 12.185,907 100 23.741.772 100 Vật tư ngoại 10.135,27 88,18 11.362,3 85,55 9.590,17 78,7 21.570,11 90,85 Vật tư nội 1.286,07 11,18 1.821,85 13,71 2.483,15 20,37 2.069,02 8,71 Vật tư kém phẩm chất 72,15 0,64 97,38 0,74 112,587 0,93 102,642 0,44 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ vật tư kém phẩm chất chiếm tỷ lệ khá cao trong lượng hàng tồn kho. Cụ thể như sau: 6 tháng đầu năm 2007 là 0,64%, 6 tháng cuối năm 2007 là 0.74%. 6 tháng đầu năm 2008 cao đột biến là 0.93% và 6 tháng cuối năm 2008 giảm còn 0,44%. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do các nguyên nhân chính sau: Thứ nhất là trong vật tư kém chất lượng bao gồm 2 loại là vật tư nội và vật tư ngoại. Theo số liệu thống kê của phòng vật tư thì t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương.DOC
Tài liệu liên quan