MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt 2
Lời nói đầu 3
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 6
1.1 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 6
1.1.1 Nguồn phát sinh . 6
1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 8
1.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 8
1.3 Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 16
1.3.1 Khái niệm . 16
1.3.2 Mô hình quản lý CTRSH đô thị .
Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông . 17
23
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Hà Đông . 23
2.2 Hiện trạng chung về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Tây . 29
2.3 Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn Quận Hà Đông . 31
2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đồng . . 32
Chương III: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông . 44
3.1 Dự báo xu thế biến đổi và những thách thức của khối lượng chất thải rắn của Quận Hà Đông trong tương lai . 44
3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông . 52
3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông . 69
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 77
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ là 17 kg/ mẻ/ 50 kg chất thải rắn. Nhiệt độ thiêu đốt là 1050oC.
Như vậy có thể thấy hiện nay công tác thu gom các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại tại tỉnh Hà Tây đã được quan tâm. Tuy nhiên mức độ thu gom và tập trung loại chất thải này vào các nơi quy định còn đạt tỷ lệ thấp so với tổng lượng chất thải được sinh ra.
Về công tác xử lý, đối với khu vực Thị xã Sơn Tây, vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt được giải quyết tương đối triệt để theo mô hình: Công ty tư nhân và Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây cùng hợp tác để giải quyết vấn đề xử lý rác cho thị xã. Công ty tư nhân sẽ đầu tư nhà máy xử lý rác, còn Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây thu gom, vận chuyển rác đến nhà máy để xử lý hàng ngày. Hiện nay, mô hình này đã triển khai khi Nhà máy xử lý rác Sơn Tây đã được Công ty CP Môi trường xanh Seraphin đầu tư xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động.
Ngoài ra trong toàn tỉnh còn nhiều trị trấn, thị tứ đều chung thực trạng đó là lượng chất thải rắn sau khi được thu gom đều chưa được xử lý bằng bất kỳ một biện pháp công nghệ nào, bãi chôn lấp chỉ là những vị trí mang tính tự phát, tạm bợ, do đó đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm đối với các môi trường đất, nước, không khí của nhiều khu vực trong toàn tỉnh. Nhằm hạn chế những tác động của loại chất thải này đến môi trường, trong thời gian tới tỉnh cần đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, tăng cường khả năng thu gom rác trên phạm vi toàn tỉnh.
2.3 Hiện trạng xử lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Hà Đông
Đối với khu vực Quận Hà Đông, hiện tại vẫn chưa có khu xử lý chất thải rắn tập trung cho toàn Quận. Theo báo cáo của Công ty Môi trường đô thị Hà Đông, lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận sau khi được thu gom, phải vận chuyển đến khu vực khá xa, thuộc địa bàn xã Cổ Đông, Sơn Tây để xử lý. Mặc dù rác thải sau khi vận chuyển đến được xử lý bằng hình thức sản ủi, lấp đất và phun chế phẩm EM để hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên, khu vực xử lý này chỉ mang tính chất tạm thời, chưa được đầu tư đúng với yêu cầu của khu chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Ngoài ra, khu vực này còn gần khu du lịch Đồng Mô, hồ Đồng Mô và khu phòng không không quân, do đó, không phù hợp với yêu cầu lựa chọn khu chôn lấp chất thải theo quy định.
2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đông
2.4.1. Nội dung về phương án thu gom
Thu gom chất thải rắn là nhiệm vụ của đội vệ sinh phường, xã và công nhân thu gom của Công ty Môi trường đô thị.Thu gom và phân loại chất thải rắn tốt sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý chất thải rắn được thuận lợi. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Quận Hà Đông, có thể triển khai các hệ thống thu gom theo từng giai đoạn như sau:
* Thu gom hỗn hợp không có phân loại tại nguồn
Hệ thống này áp dụng tại những nơi khó phân loại tại nguồn như các khu chợ, khu buôn bán dọc vỉa hè, rác đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí … Tuy nhiên, khi ý thức người dân cao hơn và điều kiện kinh phí cho phép sẽ thay thế hệ thống này bằng hệ thống 2.
* Thu gom có lựa chọn
Trong hệ thống thu gom này chất thải rắn được phân loại tại nguồn trước khi được thu gom. Giai đoạn trước mắt, hệ thống này chủ yếu áp dụng cho hộ gia đình, bệnh viện, cơ quan ,công sở, trường học.
Việc áp dụng cụ thể hai hệ thống thu gom trên như sau:
Trong khu dân cư
Mỗi hộ gia đình sử dụng 2 loại túi chứa rác khác nhau:
Túi màu xanh : Chứa chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, thực phẩm loại bỏ…)
Túi màu đen : Chứa các loại rác khác
Tại khu tập kết rác của các hộ gia đình trong khu dân cư
Đặt 2 thùng chứa có màu khác nhau:
Thùng màu xanh: sử dụng để chứa rác thải hữu cơ dễ phân hủy đã được các hộ gia đình phân loại
Thùng màu đen (hoặc nâu hay đỏ): sử dụng để chứa rác thải dạng khác đã được các hộ gia đình phân loại.
Rác sinh hoạt tùy theo loại cụ thể được đổ vào thùng phù hợp. Việc phân loại này hoàn toàn do các thành viên trong gia đình thực hiện.
Một ngày một lần, vào giờ quy định công nhân thu gom sẽ đẩy xe đến. Mỗi lần có 2 xe đẩy tay (hoặc xe hai ngăn), một xe thu chất thải hữu cơ và một xe thu chất thải còn lại. Khi người công nhân thu gom rung chuông (hay đánh kẻng) báo hiệu thì người của gia đình mang rác ra đổ.
Tại những nơi mật độ dân cư cao, tiến hành thu gom theo điểm. Các thùng công ten nơ chứa rác di động được đặt ở vị trí thích hợp với hai loại riêng biệt, phù hợp với màu thùng rác trong hộ gia đình. Người dân trực tiếp mang rác của mình đến đổ tại thùng công ten nơ.
Trong quá trình thu gom rác, công nhân vệ sinh thường xuyên phải nhắc nhở các gia đình nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy định của vệ sinh môi trường.
Khu vực bệnh viện
Đối với chất thải rắn y tế cần đặt ra quy định phân loại chặt chẽ ngay tại nguồn. Có thể phân loại như sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: thu gom vào các loại túi riêng
Túi màu xanh : chứa rác thải hữu cơ dễ phân hủy
Túi màu vàng, chứa các loại rác khác (vỏ đồ hộp, giấy...)
+ Chất thải rắn y tế nguy hại : phân loại ngay từ nguồn gồm:
Vật phẩm, dược phẩm : bông băng, kim tiêm, kéo, lọ thuôcc bằng thủy tinh đã sử dụng, quá hạn hoặc vỡ… thu gom vào thùng, hộp các tông riêng hoặc túi bằng giấy nhằm hạn chế túi bị rách do vật nhọn xuyên thủng
Bệnh phẩm: phủ tạng, mô… thu gom vào túi có màu đen.
Toàn bộ chất thải rắn y tế nguy hại phải được xử lý tại lò đốt chất thải.
Công nghiệp
Tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Quận Hà Đông được đặt 2 thùng công ten nơ chứa rác với màu sắc và chức năng chứa rác như sau:
Màu xanh : chứa chất hữu cơ dễ phân hủy
Màu đen (hoặc nâu, đỏ hay trắng): đựng các chất thải còn lại (trừ chất thải nguy hại).
Công nhân trước khi đổ rác phải có sự phân loại ngay tại nguồn. Các thùng công ten nơ này, vào các giờ quy định được các đội xe của Công ty Môi trường đô thị mang đi.
Chất thải rắn đường phố và các nơi công cộng
Tại các đường phố chính, các nơi công cộng, khu vui chơi giải trí, khu du lịch cần đặt thùng thu gom rác. Các thùng thu gom rác gồm có 2 loại, đặt cạnh nhau: loại thùng màu xanh (chứa chất hữu cơ dễ phân hủy) và loại thùng màu đen (chứa các loại rác khác). Khi tiến hành đặt thùng rác cần chú ý khoảng cách giữa các thùng cho hợp lý và thỏa mãn những điều kiện:
Phù hợp, vệ sinh
Dễ sử dụng
Được bắt cố định trên hè phố, nơi công cộng
Làm bằng vật liệu có giá trị kinh tế thấp.
Rác trên được phố, nơi công cộng được công nhân thu gom quét dọn hàng ngày.
Chất thải xây dựng
Toàn Quận sẽ đặt một số thùng công ten nơ làm điểm đổ chất thải xây dựng. Những ai đổ bừa bãi không đúng nơi quy định sẽ bị phạt. Những công trình xây dựng lớn phải ký hợp đồng vận chuyển riêng với Công ty Môi trường đô thị.
2.4.3 Nội dung về phương thức và lịch thu gom, vận chuyển
* Phương thức thu gom
+ Thu gom và vận chuyển bằng công cụ thủ công
+ Thu gom và vận chuyển bằng máy móc, thiết bị chuyên dụng.
* Phương tiện chuyên dùng
Để đáp ứng nhu cầu phục vụ công việc thu gom vận chuyển, sử dụng các phương tiện chuyên dùng như sau:
Xe chở thùng công ten nơ trung chuyển
Xe cuốn ép rác các loại
Xe thu gom rác đẩy tay
Xe thu hút phân bùn
Thùng rác
Thùng rác công ten nơ di động
Thùng công ten nơ trung chuyển
* Xác định lịch thu gom
+ Tổng số ngày thu gom 364 ngày/năm. Mỗi năm chỉ nghỉ một ngày vào ngày 1 tết nguyên đán.
+ Thời gian thu gom
Với công nhân thu gom của Công ty Quản lý công trình đô thị
Buổi sáng: từ 3 h – 10 h
Buổi chiều : từ 16 h – 24h
Với các đội viên của đội vệ sinh phường, xã
Buổi sáng : 7h – 10h
Buổi chiều : 16h – 20h
* Các điểm tập kết rác
Hiện nay, việc tìm vị trí đặt điểm tập kết rác tại Quận Hà Đông sao cho vừa không mất vệ sinh, vừa phù hợp với cảnh quan đô thị là một việc rất khó. Các điểm tập kết rác đòi hỏi phải có diện tích, không gặp phải sự phản đối của người dân nên phương án xây dựng các điểm tập kết rác cố định cho người thu gom đổ rác váo đó là khó thực hiện. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Quận Hà Đông, phương án đề xuất đó là :
+ Giai đoạn I (hiện nay) : Lựa chọn các vị trí làm các điểm tập kết rác phù hợp, các xe thu gom rác từ các từ các hộ dân, các cơ quan trường học, công sở, khu công cộng… sẽ tập kết tại đây, sau đó xe cuốn ép rác sẽ đến lấy trực tiếp từ các xe thu gom.
Vị trí các điểm tập kết rác dự kiến được bố trí như sau:
Stt
Vị trí tập kết
Số điểm
Thuộc phường, xã
1
Đường Nguyễn Trãi
01
Phường Văn Mỗ
2
Đường Trần Phú
02
Phường Văn Mỗ – Yết Kiêu
3
Đường Phùng Hưng
02
Phường Phúc La
4
Đường Thanh Niên – Phố Bùi Bằng Đoàn
01
Phường Nguyễn Trãi
5
Phố Lê Lợi
01
Phường Nguyễn Trãi
6
Phố Nguyễn Thái Học – Phan Đình Phùng
01
Phường Quang Trung – Yết Kiêu
7
Phố Phan Huy Chú – Nguyễn Thái Học
01
Phường Quang Trung – Yết Kiêu
8
Phố Quang Trung
01
Phường Quang Trung
9
Phố Nguyễn Viết Xuân
01
Phường Hà Cầu
10
Đường Ngô Quyền
02
Phường Vạn Phúc
11
Đường Tô Hiệu
01
Phường Hà Cầu
12
Phố Trần Đăng Ninh
02
Văn Khê
+ Giai đoạn II: Xây dựng các điểm tập kết rác bằng các thùng công ten nơ di động, mỗi thùng có thể tích khoảng 12 m3 và được chia thành 2 ngăn. Các thùng này được xe chuyên dụng vận chuyển, vào giờ quy định trong ngày, xe chở thùng đến lấy rác và chở thẳng tới khu xử lý.
* Hệ thống vận chuyển
Toàn bộ lượng rác sau khi thu gom được mang đến các điểm tập kết rác. Đội xe của Công ty Môi trường đô thị có nhiệm vụ lấy rác từ các điểm tập kết rác, các thùng công ten nơ mang đến khu xử lý.
Hệ thống vận chuyển có thể chia làm 2 loại theo kiểu vận hành hoạt động như sau:
Hệ thống xe thùng di động
Là hệ thống trong đó các thùng chứa rác được chuyên chở đến khu xử lý rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển rác thải từ nguồn tạo ra nhiều rác, cũng có thể nhấc thùng rác đã đầy lên xe và thay bằng thùng rỗng tại điểm tập kết. Xe dùng cho hệ thống này là các xe chở công ten nơ.
Hệ xe thùng di động có ưu điểm là đa dạng về hình dạng và kích thước nên cơ động, thích hợp với nhiều loại chất thải rắn, thu gom được từng loại chất thải rắn.
Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là do các thùng lớn và công việc lại thường phải thực hiện bằng thủ công nên không chất được đầy, do vậy, hiệu quả sử dụng dung tích kém. Trong trường hợp bốc dỡ cơ giới sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều.
Nhu cầu lao động cho hệ xe thùng di động :
Nhu cầu nhân lực chỉ cần một người vừa lái xe, vừa chất đầy chất chất thải rắn sinh hoạt lên xe, vừa đổ dỡ chất thải tại khu xử lý. Tuy nhiên, để an toàn thường biên chế hai người. Người lái chính có nhiệm vụ vận hành máy, cho máy hoạt động… Người phụ có nhiệm vụ đóng mở, làm các thao tác khi bốc dỡ chất thải rắn.
1
…
2
….
KHU XỬ LÝ
CƠ QUAN LÀM VIỆC
Bắt đầu ca làm việc
Kết thúc ca làm việc
Chở thùng đầy
Chở thùng rỗng
1
2
..
Vị trí đặt thùng
Sơ đồ vận hành hệ thống xe thùng di động
Hệ thống xe thùng cố định
Là hệ thống mà khi xe chuyên chở đến nó sẽ nhấc phương tiện chứa rác đổ lên xe rồi trả về chỗ cũ hoặc rác từ phương tiên chứa rác được xúc thủ công lên xe. Loại hình này áp dụng lấy rác từ xe gom tay, điểm đổ rác.
1
2
…
…
KHU XỬ LÝ
CƠ QUAN LÀM VIỆC
Bắt đầu ca làm việc
Kết thúc ca làm việc
1
2
..
Vị trí tập kết rác
Sơ đồ vận hành hệ thống xe thùng cố định
Hệ thống xe thùng có định có 2 loại chính :
+ Hệ thống với bộ nén và tự bốc dỡ: thường để vận chuyển chất thải rắn đến trạm trung chuyển hay khu xử lý.
Loại này khá đa dạng về hình dáng và kích thước, tuy nhiên có nhược điểm là không thu gom được các loại chất thải rắn nặng, cồng kềnh như của công nghiệp, công trường xây dựng, phá dỡ công trình.
+ Hệ thống xe bốc dỡ thủ công: dùng để chuyên chở, bốc dỡ chất thải rắn ở các khu nhà ở. Loại hình bốc dỡ thủ công có thể hiệu quả hơn so với loại bốc dỡ cơ giới ở trong các khu nhà ở do khối lượng chất thải rắn cần bốc xếp ở rải rác các nơi với lượng ít, thời gian xúc, bốc xếp ngắn.
Căn cứ vào tình hình thực tế, giai đoạn này sẽ áp dụng phương án vận chuyển theo hệ thống xe thùng cố định, với lịch vận chuyển là:
+ Buổi sáng : 7h – 10h
+ Buổi chiều : 17h – 21h
Sau khi xây dựng địa điểm tập kế bằng hệ thống thùng con ten nơ sẽ áp dụng cả hệ thống vận xe thùng cố định và hệ thống xe thùng di động để vận chuyển rác đến khu xử lý.
* Lộ trình thực hiện
Lộ trình thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông được thể hiện qua bảng ma trận sau:
2.4.4 Nội dung về phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho Quận Hà Đông
Sau khi xem xét các yếu tố trên, căn cứ tình hình thực tế về điều kiện kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển và hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn cũng như dự báo thải lượng phát sinh chất thải rắn tại Quận Hà Đông trong tương lai, Báo cáo đề xuất phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Quận Hà Đông và địa bàn lân cận như sau :
Phương án I : Chuyển rác thải của Tp. Hà Đông lên Sơn Tây để xử lý
- Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông sẽ thỏa thuận với Nhà máy xử lý rác Sơn Tây và Công ty Môi trường Đô thị Sơn Tây để vận chuyển toàn bộ rác thải sinh hoạt của Quận Hà Đông lên xử lý tại Nhà máy rác Sơn Tây.
+ Ưu điểm chính :
- Toàn bộ rác thải sinh hoạt của Quận Hà Đông sẽ được xử lý tại Nhà máy xử lý rác Sơn Tây và Hà Đông sẽ không cần đầu tư khu xử lý hay nhà máy xử lý rác.
+ Nhược điểm chính :
- Quãng đường vận chuyển khá xa do đó sẽ tốn kém chi phí trong khâu vận chuyển.
- Khả năng đáp ứng công suất xử lý của Nhà máy XLR Sơn Tây sẽ gặp khó khăn khi phải xử lý toàn bộ rác thải cho Sơn Tây và Hà Đông. Ngoài ra, khi Nhà máy XLR Sơn Tây gặp sự cố, sẽ gây ứ đọng rác thải tại Hà Đông do không được vận chuyển đi xử lý.
- Có thể gặp sự phản đối của cộng đồng dân cư.
Phương án II: Vẫn tiếp tục xử lý rác như hiện tại, đồng thời chọn địa điểm xây dựng khu xử lý mới và đầu tư xây dựng nhà máy xử lý.
- Rác thải của Quận Hà Đông vẫn duy trì xử lý như hiện tại, tức là vẫn vận chuyển lên xử lý tạm thời tại khu vực xã Cổ Đông, đồng thời tiến hành lựa chọn khu xử lý mới và trong khu xử lý sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý rác cho Quận và vùng lân cận.
+ Ưu điểm chính:
- Toàn bộ rác thải sinh hoạt của Hà Đông vàvùng phụ cận sẽ được chuyển đến khu xử lý mới, gần hơn so với vận chuyển lên Sơn Tây.
- Rác thải sinh hoạt của Quận và vùng lân cận sẽ được xử lý, tái chế, tạo ra các sản phẩm hữu dụng như phân vi sinh, nhựa tái chế..., khối lượng chôn lấp chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó vừa có thể tạo ra giá trị kinh tế từ rác thải, vừa tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp, kéo dài tuổi thọ khu xử lý.
+ Nhược điểm chính:
- Rác thải của Hà Đông vẫn phải xử lý tạm tại khu vực xã Cổ Đông, Sơn Tây trong thời gian chờ tìm được vị khí khu xử lý mới, có thể gây ô nhiễm môi trường cho khu vực lân cận do đây là khu vực xử lý không được đầu và vận hành theo đúng quy trình kỹ thuật của bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
- Khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư Nhà máy xử lý rác.
- Gặp trở ngại từ phía cộng đồng trong quá trình lựa chọn địa điểm khu xử lý rác.
Phương án III
- Trong thời gian chờ lựa chọn địa điểm khu xử lý mới, toàn bộ rác thải của Quận Hà Đông sẽ được vận chuyển lên Nhà máy xử lý rác Sơn Tây để xử lý. Sau khi khu xử lý mới và nhà máy xử lý rác trong khu xử lý hoàn thành, rác thải của Quận Hà Đông và vùng phụ cận sẽ được xử lý tại đây.
+ Ưu điểm chính :
- Rác thải của Hà Đông sẽ không phải xử lý tại các vị trí xử lý tạm, do đó hạn chế được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở những khu vực này.
- Rác thải sinh hoạt của Quận và vùng lân cận sẽ được xử lý, tái chế, tạo ra các sản phẩm hữu dụng như phân vi sinh, nhựa tái chế..., khối lượng chôn lấp chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó vừa có thể tạo ra giá trị kinh tế từ rác thải, vừa tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp, kéo dài tuổi thọ khu xử lý.
+ Nhược điểm chính:
- Khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư Nhà máy xử lý rác.
- Gặp trở ngại từ phía cộng đồng trong quá trình lựa chọn địa điểm khu xử lý rác.
Sau khi xem xét những phương án trên, căn cứ tình hình thực tế về điều kiện kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển và hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, có thể thấy phương án III là phương án hợp lý nhất, và phương án này có thể triển khai theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn I (2007 - 2010) :
Đầu tư thêm trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả trên địa bàn Quận Hà Đông và các vùng phụ cận.
Quy hoạch, lựa chọn khu xử lý rác mới cho Quận Hà Đông.
Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác theo công nghệ trong nước (công nghệ SERAPHIN, công nghệ ASC…) đặt tại khu xử lý rác đã lựa chọn.
Giai đoạn II ( 2010 trở đi) :
Đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý rác. Toàn bộ rác thải sinh hoạt của Quận được xử lý tạo ra các sản phẩm tái chế hữu ích như phân bón vi sinh, nhựa tái chế…
Nâng công suất xử lý của Nhà máy để đảm bảo xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt của Quận và và bắt đầu xử lý rác cho một số đô thị lân cận.
Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
3.1 Dự báo xu thế biến đổi và thách thức của khối lượng chất thải rắn Quận Hà Đông trong tương lai
3.1.1 Dự báo
Sự biến đổi khối lượng hay thành phần chất thải rắn của một khu vực thường phụ thuộc vào các yếu tố như :
Tốc độ tăng dân số
Cơ cấu kinh tế : công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội
Định hướng quy hoạch trong tương lai
Phong tục, tập quán trong việc sử dụng hàng hoá
Một số quy hoạch phát triển của khu vực trong tương lai…
Để dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai như của Quận Hà Đông, dự án đã sử dụng công thức tính:
Nt = Nt-1 * (1 + r) hay Nt = N0 * (1 + r)t
Và giá trị hằng số r được lựa chọn theo 3 khả năng :
Khả năng 1 : r = 0,05
Khả năng 2 : r = 0,1
Khả năng 3 : r = 0,15
Với giá trị lượng thải năm 2006 là 160 tấn/ngày thì lượng chất thải rắn đến năm 2010 và 2020 của Quận Hà Đông được dự báo ở bảng dưới đây.
Bảng dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh tại Quận Hà Đông
đến năm 2020 (đơn vị : tấn/ngày)
Năm
Tỷ lệ thu gom
0,05
0,1
0,15
Lượng phát thải
Thực tế thu gom
Lượng phát thải
Thực tế thu gom
Lượng phát thải
Thực tế thu gom
2006
70%
160,00
112,00
2007
75%
168,00
126,00
176,00
132,00
184,00
138,00
2008
75%
176,40
132,30
193,60
145,20
211,60
158,70
2009
80%
185,22
148,18
212,96
170,37
243,34
194,67
2010
80%
194,48
155,58
234,26
187,40
279,84
223,87
2011
85%
204,21
173,57
257,68
219,03
321,82
273,54
2012
85%
214,42
182,25
283,45
240,93
370,09
314,58
2013
85%
225,14
191,37
311,79
265,03
425,60
361,76
2014
85%
236,39
200,93
342,97
291,53
489,44
416,03
2015
85%
248,21
210,98
377,27
320,68
562,86
478,43
2016
90%
260,62
234,56
415,00
373,50
647,29
582,56
2017
90%
273,65
246,29
456,50
410,85
744,38
669,94
2018
90%
287,34
258,60
502,15
451,93
856,04
770,44
2019
95%
301,70
286,62
552,36
524,75
984,45
935,22
2020
95%
316,79
300,95
607,60
577,22
1.132,11
1.075,51
Đồ thị biểu diễn diễn biến thay đổi chất thải rắn của Quận Hà Đông đến năm 2020
ở đây, căn cứ vào tốc độ phát triển về kinh tế xã hội cũng như tốc độ phát triển về cơ sở hạ tầng và dân số tại Quận Hà Đông, lượng rác thải tăng hàng năm trong giai đoạn 2007 - 2010 ở mức khoảng 5% năm, tức là tương ứng với giá trị r = 0,05 và giai đoạn 2011 trở đi, lượng rác thải tăng hàng năm là 10% tương ưng với giá trị r = 0,1.
Tuy nhiên, việc áp dụng công thức tính thải lượng trong tương lai chỉ là phép tính gần đúng. Nhưng những số liệu trên có thể cho thấy một bức tranh tương đối về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận Hà Đông trong tương lai.
3.1.2 Những thách thức
Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường luôn là ba nội dung không thể tách rời trong mọi hoạt động nhằm phát triển bền vững ở mỗi một quốc gia. Trong những năm gần đây Việt Nam đang là nước có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh trên thế giới. Cùng với sự phát triển nhanh chóng đó, sẽ tạo nên những thách thức không thể tính trước được về môi trường, gây những tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường, đặc biệt là ở các vùng công nghiệp và đô thị.
Chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng hiện đang là một trong những vấn đề nổi cộm ở các đô thị của Việt Nam nói chung, Quận Hà Đông nói riêng. Nhu cầu về quản lý CTRSH đô thị là rất lớn. Nếu không có biện pháp và tầm nhìn chiến lược lâu dài trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý hiệu quả sẽ có thể gây tác động không nhỏ tới môi trường và sức khỏe con người.
Đảng và Chính phủ trong nhiều năm qua rất quan tâm tới công tác quản lý CTR nói chung và chất thải sinh hoạt đô thị nói riêng, nhiều văn bản liên quan phục vụ công tác quản lý đã ra đời, như Luật Bảo vệ môi trường, Chiến lược quản lý chất thải rắn, Nghị định về quản lý chất thải rắn… Các cố gắng trên của Chính phủ và các cấp chính quyền đã đem lại những thành công và hiệu quả nhất định. Mặc dầu vậy, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức chung cần phải giải quyết, đó là:
3.1.2.1 Chiến lược, chính sách quản lý CTRSHĐT chưa hoàn thiện
Đối với các nước phát triển, một bài học kinh nghiệm là công tác quản lý chất thải rắn nói chung và CTRSH nói riêng phần lớn được thực hiện bởi các tổ chức dưới dạng Tập đoàn, Công ty mẹ, Công ty con…
Mặt khác công tác quản lý chất thải nói chung và CTRSH nói riêng phát triển ưu tiên theo hướng tái chế, tái sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế chôn lấp. Phát triển công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải và việc xã hội hóa vấn đề này là xu thế tất yếu của các quốc gia.
Chúng ta đang là nước đi sau các nước phát triển, vì vậy cần phải có cách nhìn và bài học kinh nghiệm được rút ra từ các nước phù hợp với điều kiện thực tế.
3.1.2.2 Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSHĐT còn mang nặng tính Nhà nước
Ở bất kỳ một quốc gia nào, việc quản lý CTRSH ở các đô thị có thành công hay không liên quan rất nhiều đến sự hoạt động và việc tổ chức của hệ thống quản lý chất thải. Từ trước tới nay, công tác quản lý CTRSH tại các đô thị vẫn chủ yếu được thực hiện bởi các Công ty Môi trường đô thị, hoặc các Công ty với tên gọi khác nhau, nhưng thực chất vẫn là các Công ty của Nhà nước. Các hoạt động, chi phí cho công tác quản lý chất thải hàng năm vẫn phải thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh, Quận. Các Công ty chịu trách nhiệm quản lý nhưng việc đưa ra các quyết sách về chiến lược phát triển, thay đổi các hình thức hoạt động nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của các thành viên lại bị hạn chế. Quyền hạn và trách nhiệm của người chịu trách nhiệm trong công tác quản lý có giới hạn, nên không phát huy và huy động hết năng lực của mình.
Hơn nữa với mô hình quản lý hiện nay phổ biến mang tính riêng biệt từng đô thị, chưa có sự gắn kết hợp tác giải quyết các vấn đề mang tính liên vùng, liên tỉnh. Do vậy phát sinh khó khăn và thách thức lớn trong vấn đề giải quyết quản lý chất thải rắn mang tính liên vùng như ở các nước khác.
3.1.2.3 Quy hoạch vị trí chôn lấp và xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất khó khăn
Hiện tại, ở địa phương vẫn chưa có hoặc rất lúng túng trong vấn đề quy hoạch quản lý chất thải rắn. Bởi lẽ Quận Hà Đông, các nhà quản lý vẫn chưa định hướng được xu thế quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo hướng nào: chôn lấp, chế biến phân Compost hay thiêu đốt… Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay ở địa phương phương án chôn lấp chất thải là phổ biến, nhưng lại gặp khó khăn, thách thức rất lớn là không có đất, việc lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp, khu xử lý CTRSH là vô cùng khó khăn. Với nhận thức tấc đất, tấc vàng, hơn nữa do việc chôn lấp, xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa được triệt để dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nên không một địa phương nào trong tỉnh, Quận, người dân, chính quyền chịu trách nhiệm chấp nhận đặt vị trí bãi chôn lấp, khu xử lý chất thải trên mảnh đất của mình.
Cũng tương tự như vậy, với qui mô trong phạm vi đô thị việc qui hoạch các điểm tập kết rác, các trạm trung chuyển, các thùng chứa đựng rác tại các trục đường, nơi công cộng cũng đang, đã là một bài toán khó giải, nhất là đối với các khu đô thị mới phát triển.
Ở một khía cạnh khác trong công tác qui hoạch quản lý chất thải rắn đó là việc qui hoạch phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cũng đang là vấn đề cần quan tâm. Thực tế trong những năm vừa qua số cán bộ, công nhân được đào tạo phát triển rất hạn chế, hơn nữa, số cán bộ có năng lực tham gia trực tiếp vào công tác quản lý chất thải có chiều hướng giảm ở hầu hết các địa phương sẽ tạo sự hụt hẫng lực lượng cán bộ trong thời gian tới. Sự suy giảm này có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là “đặc thù ngành nghề”. Đây cũng có thể coi là 1 thách thức đáng quan tâm trong thời gian tới.
3.1.2.4 Nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý CTRSH còn hạn chế
Trong những năm vừa qua, nhà nước đã luôn quan tâm, đầu tư cho công tác quản lý CTR nói chung trong đó có cả quản lý CTRSH tại các đô thị. Đầu tư cho quản lý chất thải rắn ở nước ta tăng hơn 5 lần kể từ năm 1998, đạt trên 1000 tỷ vào năm 2003. Trong những năm gần đây mức đầu tư kinh phí này v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111339.doc