Chuyên đề Nghiên cứu hành vi tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 - Khoa Kinh tế và QTKD - Đại học An Giang

Mục lục

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3 Phạm vi nghiên cứu 5

1.4 Ý nghĩa thực tiễn 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT _ VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Khái niệm hành vi tiêu dùng 6

2.2 Mô hình hành vi của người tiêu dùng 6

2.2.1 Quá trình quyết định mua của khách hàng 8

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng 10

2.2.3 Những ảnh hưởng mang tính chất cá nhân lên hành vi tiêu 11

2.3 Mô hình nghiên cứu 13

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng thể nghiên cứu 14

3.2 Phương Pháp nghiên cứu 14

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 14

3.2.2 Tiến độ nghiên cứu 15

3.2.3 Quy trình nghiên cứu 15

3.3 Thang đo 16

3.4 Mẫu 17

3.5 Phương pháp phân tích và xử lý 17

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thông tin về mẫu 18

4.2 Hành vi tiêu dùng điện thoại di động 20

4.2.1 Nhận thức nhu cầu 20

4.2.2 Đánh giá các phương án 22

4.2.3 Ra quyết định 25

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết Luận 29

5.2 Kiến nghị 30

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 26592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu hành vi tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 - Khoa Kinh tế và QTKD - Đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những người khác làm suy yếu ưu tiên của người nào đó phụ thuộc vào hai điều: (1) Mức độ mãnh liệt của thái độ phản đối của người khác. (2) Động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của người khác. Thái độ phản đối của người khác càng mạnh và người khác càng gần gủi với người tiêu dùng thì có nhiều khả năng điều chỉnh ý định mua hàng. Ý định mua hàng cũng chụi của những yếu tố bất ngờ. Khi người tiêu dùng sắp sửa hành động thì những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất hiện làm thay đổi ý định. Thái độ của những người khác: Gia đình... bạn bè…. Đánh giá các phương án Ý định mua hàng Quyết định mua Những yếu tố tình huống bất ngời 2.3 Mô hình các bước trong quyết định mua hàng Hành vi sau mua: Bán được chưa phải là xong. Việc hài lòng hay không hay lòng sau khi mua sẽ ảnh hưởng đến lần hứa hẹn kế tiếp của khách hàng. Và một khi khách hàng thỏa mãn với sản phẩm thì: Long trung thành lâu dài hơn. Mua nhiều hơn. Nói về mặt tốt của sản phẩm. Ít quan tâm đến giá. Khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm thì họ có những phản ứng sau: Phản ứng trực tiếp đến nơi họ mua sản phẩm… Không mua sản phẩm nữa. Thông báo với bạn bè người thân về mặt không tốt của sản phẩm.. Cho nên các công ty cần phải cung cấp thông tin sau khi bán cho khách hàng của mình. Có thể sử dụng hình thức quảng cáo và bán hàng trực tiếp để khẳng định với người tiêu dùng rằng họ lựa chọn đúng. 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng Người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng từ thế giới quan rất nhiều. Nó có thể từ gia đình, nhà trường, xã hội, công sở, bạn bè, đồng nghiệp, đi du lịch, các cơ hội hiếm có mua sắm, các nguyên nhân chủ quan bắt buộc phải hành động (bệnh tật), hàng độc quyền bán… Các yếu tố bên trong Văn hóa: Nói tới văn hóa thì sẽ có rất nhiều phạm trù mà nó đề cập tới. Ở đây ta sẽ xem xét ở gốc độ có lợi cho hoạt động tiếp thị, kinh doanh. Các phạm trù văn hóa sử dụng để phân khúc thị trường hay khám phá nhu cầu của họ như sau: Văn hóa dân tộc Văn hóa theo tôn giáo Văn hoá theo môi trường sống Trong xã hội luôn tồn tại các giai cấp. Có thể yếu tố chính trị, pháp luật ngăn chặn giai cấp hình thành nhưng nó vẫn tồn tại âm thầm trong xã hội. Giai cấp xã hội được hiểu là cộng đồng có kích thước tương đối lớn và duy trì ổn định trong xã hội và được sắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp. Chúng có những đặc trưng quyết định bởi những quan điểm giá trị, lợi ích, hành vi đạo đức. Đặc trưng của giai cấp trong xã hội: Những người cùng một gia cấp có khung hướng suy nghĩ và hành động giống nhau. Con người có những quyền lực hành động cao hoặc thấp tùy vào họ thuộc giai cấp nào. Giai cấp xã hội được xác định trên cơ sở nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn, các giá trị tâm lý vô hình khác. Các yếu tố bên ngoài Nhu cầu và động cơ Động cơ người tiêu dùng là cảm xúc đủ mạnh để suy nghĩ và hành động. Việc hiểu động cơ người tiêu dùng giúp chúng ta hiểu được điều gì đã thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm này hay sản phẩm khác. Hiện tại thường có sự lẫn lộn giữa các khái niệm nhu cầu động cơ. Có thể nói nếu nhu cầu là cảm xúc cần thỏa mãn thì động cơ là hành động làm thỏa mãn cảm xúc đó. Nhu cầu là cảm xúc cần thỏa mãn những điều mà con người đòi hỏi để tồn tại và phát triển. Mọi cá nhân điều có những nhu cầu, một số do bẩm sinh, một số do tích lũy trong quá trình học tập, làm việc và sinh sống. Theo Masslow, con người có năm cấp độ nhu cầu và họ chỉ có thể chuyển sang cấp độ cao hơn sau khi những nhu cầu chính yếu ở cấp độ thấp hơn đã được thỏa mãn. Theo đó, nhu cầu được phát triển từ thấp đến cao. Nhu cầu sinh lý Nhu cầu an toàn Nhu cầu xã hội Nhu cầu cá nhân/được tôn trọng Nhu cầu được khẳng định Nhận thức: Là một quá trình cá nhân lựa chọn, tổ chức và diễn giải thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới. Nhận thức có chọn lọc là quan trọng bởi vì con người nhận thức có chọn lọc điều họ muốn và ảnh hưởng theo cách mà người xem xét trong việc rủi ro trong việc mua sắm như thế nào. Niềm tin và quan điểm: Niềm tin là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một cái gì đó. Sự hình thành niềm tin về cơ bản xuất phát từ sự hiểu biết nên ảnh hưởng khá quan trọng đến hành vi mua. Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể được hình thành trên cơ sở những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay một ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có. Người mua sẽ tìm đến nhãn hiệu có thái độ tốt khi động cơ xuất hiện. Những ảnh hưởng mang tính chất cá nhân lên hành vi tiêu dùng Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân, nổi bậc nhất là tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống gia đình, cùng với tình hình tài chính và những sự quan tâm đến sản phẩm điển hình của từng nhóm. - Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Việc tiêu dùng được hình thành theo giai đoạn của chu kỳ sống gia đình, cùng với tình trạng tài chính và sở thích mua hàng điển hình của gia đình trong từng giai đoạn. - Nghề nghiệp: Có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được chọn mua. VD: Những người trong làng giải trí: ca sỹ, diễn viên điện ảnh, người mẫu… thì sử dụng hàng hiệu, đắt giá, đi du lịch ở những nơi nổi tiếng bằng phương tiện lưu thông hiện đại như: Taxi, máy bay…còn những công nhân thì mua quần áo lao động, giày đi lam, ăn cơm trưa đóng hợp… - Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế bao gồm thu nhập có thể chi tiêu được, tiền tiết kiệm và tài sản, nợ, khả năng vay mượn nợ, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Việc lựa chọn sản phẩm chụi tác động lớn đến tình trạng kinh tế của người đó. - Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường. Nên những người làm Marketing sẽ tìm kiếm những mối quan hệ giữa sản phẩm của mình và các nhóm theo lối sống. - Kiểu nhân cách và ý niệm bản thân: Mỗi người điều có một kiểu nhân cách hết sức đặc thù, có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người đó. Kiểu nhân cách là một tập hợp những đặc điểm tâm lý của con người đảm bảo sự phản ứng đáp lại môi trường xung quanh của chúng ta có trình tự tương đối và ổn định. Nhân cách còn là một biến hữu ích trong phân tích hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân cách (tính thận trọng, tình cảm quyến luyến, tính năng động, tính tự chủ,tính hiếu thắng, tính ngăn nấp và tính dễ dãi) và các mối quan hệ chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với cách lựa chọn sản phẩm và thương hiệu. 2.3 Mô hình nghiên cứu Nhu cầu nhận thức Loại sản phẩm sử dụng Công dụng của sản phẩm Tìm kiếm thông tin Tiêu chuẩn chất lượng Nguồn thông tin tham khảo Giá, khuyến mãi Đặc diểm của người mua Tuổi tác Giới tính Ngành Thu nhập Đánh giá các lựa chọn Tiêu chí chọn cửa hàng Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Quyết định mua Nơi mua Cách thức mua, thanh toán Người ảnh hưởng nhất Hành vi sau khi mua Sự hài lòng khi sử dụng Có dự định đổi không Ưu tiên thương hiệu 2.4 Mô hình nghiên cứu dựa vào mô hình của Philip Kotler Giải thích mô hình: Từ mô hình lý thuyết 5 thành phần của hành vi mua hàng kết hợp với sự tác động của các biến nhân khẩu học như: Giới tính, ngành, thu nhập thì mô hình nghiên cứu hành vi mua điện thoại di động được cụ thể hóa như hình trên với các tham biến: Nhận dạng nhu cầu được mã hóa thông qua mục đích chính và mục đích tăng thêm của việc sử dụng. Tìm kiếm thông tin được mã hóa bởi các biến sau: Nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy nhất khi mua điện thoại di dộng, so sánh đánh giá lựa chọn và ra quyết định chọn mua được mã hóa bởi các biến: Nơi mua hàng, thương hiệu, chức năng, kiểu dáng, giá cả, người ảnh hưởng đến quyết định mua. Hành vi sau khi mua được đo lường bởi các biến: Mức độ hài lòng, mức độ sử dụng về các tính năng của điện thoại di động, sẽ mua, thay đổi cái khác không? Hay trung thành với thương hiệu đã chọn. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương II trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng. Chương III này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu gồm các nội dung sau: giới thiệu về tổng thể nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu và cách lấy mẫu trong thang đo chính thức. Tổng thể nghiên cứu Tổng thể nghiên cứu được sử dụng là sinh viên của toàn Khóa 8 Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học An giang. Số lượng sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh được thể hiện trong bảng 3.1 sau (Sinh viên tự thu thập) Quản Trị Kinh Doanh Tài Chính Ngân Hàng Kinh Tế Đối Ngoại Kế Toán Doanh Nghiệp Tài Chính Doanh Nghiệp 101 116 95 97 55 3.2 Phương Pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu. - Dữ liệu thứ cấp: nguồn dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau : các đề tài nghiên cứu của các anh chị khóa trước thuộc Khoa Kinh Tê – Quản Trị Kinh Doanh, các tài liệu, giáo trình có đề cập đến đến vấn đề nghiên cứu hành vi tiêu dùng như : Marketing căn bảng của Philip Kotler…..bên cạnh đó còn thu thập nguồn thông tin từ nguồn thông tin đại chúng : Internet, báo chí, truyền hình, radio.. - Dữ liệu sơ cấp: đây là số liệu thực tế về hành vi tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên, được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua việc gửi bảng câu hỏi chi tiết đã được soạn sẵn sau quá trình nghiên cứu sơ bộ (thảo luận nhóm) và nghiên cứu thử nghiệm (thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp) đến từng sinh viên. Lấy mẫu đa dạng với cỡ mẫu bằng 50. Bên cạnh đó còn kết hợp với phương pháp quan sát các khách hàng là sinh viên đến các cơ sở kinh doanh mua bán điện thoại di đông ở một số nơi nổi tiếng ở Thành Phố Long Xuyên: Siêu Thị Nguyễn Hụê, Trung Tâm Viettel, Thế Giới Di Động. 3.2.2 Tiến độ nghiên cứu Hình 3.2 Tiến độ nghiên cứu Bước Dạng Phương Pháp Kỹ thuật Thời gian Địa Điểm 1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Phỏng vấn sâu N= 8 1 tuần Trường ĐHAG 2 Nghiên cứu thử nghiệm Định lượng Phỏng vấn trực tiếp N = 8 1 tuần Trường ĐHAG 3 Nghiên cứu chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp N = 50 3 tuần Trường ĐHAG Quy trình nghiên cứu Đề tài được tiến hành thông qua ba bước : nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thử nghiệm và nghiên cứ chính thức. Bước 1 : Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính trong nghiên cứu định tính này ta sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với số lượng mẫu N = 8 thuộc khoa Kinh Tế Quản Trị kinh Doanh và các câu hỏi trong buổi thảo luận đã được chuẩn bị trước để khỏi bỡ ngỡ và không bị bỏ sót các vấn đề trọng yếu. Để hiểu sâu hơn các vấn đề xung quanh hành vi tiêu dùng điện thoại di động của sinh và các tác nhân tác động lên hành vi đó. Dựa trên những thông tin đã thu thập được trong buổi phỏng vấn sâu ta tiến hành thiết kế bảng hỏi. Bước 2 : Nghiên cứu thử nghiệm là nghiên cứu định lượng, sau khi lập bảng hỏi ta tiến hành phỏng vấn trực tiếp 8 sinh viên khóa 8 để đánh giá lại bảng hỏi và xem phản ứng của đáp viên về những nội dung đã đưa vào trong bảng hỏi : + Người trả lời có hiểu câu hỏi hay không ? + Họ có thông tin để trả lời hay không? + Họ cung cấp thêm thông tin gì cho chúng ta trong việc hoàn thiên bảng hỏi. + Bảng hỏi có quá dài gây sự nhàm chán cho đáp viên hay không? Sau khi phát bảng phỏng vấn thử và cuộc thảo luận đóng góp ý kiến của hai bên, ta tiến hành hiệu chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp với thực tế trong hành vi lựa chọn điện thoại. Lập ra bảng hỏi chi tiết về hành vi người tiêu dùng là sinh viên. Bước 3: Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp cá nhân thông qua việc gửi bảng hỏi chi tiết nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp cho đề tài. Cở sở lý thuyết về hành vi tiêu dung Nghiên cứu chính thức Bảng câu hỏi chi tiết Nghiên cứu chính sơ bộ Dàn bài thảo luận Phỏng vấn sâu N = 8 Phỏng vấn trực tiếp N= 50 Mã hóa / làm sạch biến Excel SPSS 13.0 Phân tích dữ liệu Thống kê mô tả Soạn thảo báo cáo Hình 3.3 quy trình nghiên cứu Thang đo Có 2 thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi: Thang đo đích danh để thu thập thông tin đối tượng nghiên cứu, thang đo thứ bậc để xác định mức quan trọng giữa các tiêu chí lựa chọn và quyết định mua của sinh viên. Mẫu Phạm vi nghiên cứu được chọn là Trường Đại Học AnGiang, do chuyên đề năm ba được tiến hành cùng lúc với các môn học khác nên thời gian để sinh viên đầu tư làm chuyên đề không được nhiều giả lại đây là lần làm chuyên đề khoa học đầu tiên của sinh viên Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, do đó mẫu nghiên cứu được chọn 50 sinh viên chiếm khoảng 10% trong 463 sinh viên của tổng thể nghiên cứu để việc thu thập số liệu sơ cấp được tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồng thời chuyên đề năm ba được thực hiện một lần không có tính chất lập lại nên phương pháp chọn mầu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Do Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh có 5 lớp để đảm bảo nguồn thông tin được thu thập ràng đều trên năm lớp tạo tính chính xác nên mẫu nghiên cứu 50 sinh viên được chia đều cho năm lớp như sau : Lớp kinh tế đối ngoại : 10 sinh viên Lớp quản trị doanh nghiệp : 10 sinh viên Lớp tài chính ngân hàng : 10 sinh viên Lớp tài chính doanh nghiệp : 10 sinh viên Lớp kế toán doanh nghiêp: 10 sinh viên. Biểu đồ 3.4 cơ cấu theo ngành học 3.5 Phương pháp phân tích và xử lý Để bảo đảm mẫu nghiên cứu được thu về đầy đủ ta tiến hành phát bảng hỏi với số lượng khoảng 55, trừ một số trường hợp sai sót bảng hỏi không thu lại được. Sau đó 50 bảng hỏi được gửi đi và thu về đầy đủ sẽ được nhập, làm sạch, xử lý và phân tích với sự trợ giúp của phần mềm excel, phương pháp phân tích dùng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, vì phương pháp này được mô tả một cách rõ ràng, đơn giản làm cho người đọc dễ hình dung các nội dung cần nghiên cứu trong chuyên đề. Bên cạnh đó dữ liệu sơ cấp này được xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 13.0 CHƯƠNG 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU Chương này là phần quan trọng nhất trong đề tài nghiên cứu. Trong chương này các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trên cở sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đã được trình bày trong các chương trước. Nội dung chương 4 gồm hai phần chính là: Thông tin về mẫu và hành vi tiêu dùng điện thoại của sinh viên. Thông tin về mẫu Giới tính Biểu đồ 4.1 Cơ Cấu Giới Tính Sau quá trình gửi bảng hỏi trực tiếp đến sinh viên ta thu hồi được 50 bảng hỏi, đó cũng là số mẫu nghiên cứu của đề tài. Trong 50 mẫu này thì thì tỷ lệ Nữ chiếm cao hơn tỷ lệ Nam 8% tức là: Nữ 56%, Nam 44% trong mẫu nghiên cứu. Điều này cho thấy trong mẫu nghiên cứu Nữ tiêu dùng điện thoại nhiều hơn Nam do đó hành vi tiêu dùng điện thoại trong đề tài sẽ nghiên về hành vi tiêu dùng nữ. Tuy nhiên cũng thông qua quá trình phát bảng hỏi ta thấy được 100% sinh viên đều có điện thoại di động. Qua đó chứng minh được một điều là điện thoại di động được sử dụng thông dụng trong cuộc sống hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội điều sử dụng điện thoại và thấy được sự cần thiết của điện thoại di động trong cuộc sống. b)Quê quán Biểu đồ 4.2 Cơ cấu quê quán Trong 50 mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ sinh viên ở nông thôn đứng đầu trong việc tiêu dùng điện thoại di động chiếm 50%, kế tiếp là sinh viên sống ở thị trấn, thi xã chiếm 26%, cuối cùng là sinh viên sống ở thành thị chiếm 24%. Điều này cho thấy mức sống cũng như thu nhập của những sinh viên ở nông thôn được cải thiện đáng kể ngoài các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như nhu cầu sinh lý, an toàn…Thì họ đã tiếp cận các nhu cầu mới trong cuộc sống như: nhu cầu giải trí, nhu cầu được khẳng định, nhu cầu tiếp cận các công nghệ hiện đại…đê bắt kịp nhịp sống hiện đại của ngày nay. Qua đó cho thấy thị trường điện thoại di động không chỉ xâm nhập ở thành thị mà xâm nhập vào cả thi trường ở thị trấn, thị xã lẫn nông thôn. d) Thu nhập Biểu đồ 4.3 cơ cấu thu nhập Qua biểu đồ cho thấy cơ cấu thu nhập của sinh viên tương đối cao vì có những sinh viên thu nhập trên 2 triệu đồng một tháng chiếm 4%, còn từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng thì chiếm 6%, kế tiếp thu nhập ở mức từ 1 triệu đến 1,5 triệu trên một tháng chiếm 44%, cuối cùng sinh viên có thu nhập dưới 1 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất 46% do phần lớn sinh viên trong mẫu nghiên cứu là sing sống ở nông thôn nên mức thu nhập dưới 1 triệu đồng là khá cao. Điều này cho thấy sinh viên có mua điện thoại cùng chấp nhận ở mức giá tương đối cao. Nguồn thu nhập Biểu đồ 4.4 cơ cấu nguồn thu nhập Phần lớn nguồn thu nhập của sinh viên là do gia đình cung cấp nên nên nguồn thu nhập từ từ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất là 84% trong 50 mẫu nghiên cứu, còn làm thêm và các chiếm 8%, trợ cấp 0%. Qua đó cho thấy phần lớn tài chính của sinh viện là phụ thuộc vào gia đình nên cuộc sống tự lập và khả năng tạo ra đồng tiền trong thời gian học không cao. Hành vi tiêu dùng điện thoại di động` Nhận thức nhu cầu Biểu đồ 4.5 nguồn thông tin Sinh viên tiềm kiếm thông tin đáng tin cậy để chọn mua điện thoại di động qua nhiều nguồn thông tin khác nhau. Vì mỗi sinh viên có cách tham khảo nguồn thông tin khác nhau và theo quan điểm của cá nhân mỗi người. Qua phỏng vấn thì thấy có đến 50% sinh viên tin tưởng vào nguồn thông tin từ gia đình, bạn bè và người bán giới thiệu vì đây là nguồn thông phổ biến dễ tiếp cận và độ tin cậy cao và bạn bè, gia đình đã từng tiêu dùng điện thoại di động sẽ cung cấp cho mình những thông tin hữu ích như về chất lượng, giá, độ bền… còn người bán sẽ giới thiệu chính xác về các chức của điện thoại cũng như cộng dụng của nó. Nguồn thông tin chiếm tỷ lệ cao thứ hai la Internet 18% vì thời đại ngày nay Internet rất phát triển và phổ biến trong cuộc sống điều này cho thấy sinh viên đã quan tâm đến việc truy cập Internet để tìm kiếm các nguồn thông tin khác nhau phục vụ nhu cầu trong cuộc sống và quá trình học tập. Nguồn thông tin mà các bạn quan tâm đứng hàng thứ ba là kinh nghiệm của bản thân và khác chiếm 12%. Cuối cùng là nguồn thông tin từ Tivi, Rado, báo chí chiếm thấp nhất 8%. Tóm lại các doanh nghiệp kinh doanh điện thoại di động nên đào tạo những nhân viên bán hàng chuyên và có kiến thức sâu về chức năng , cộng dụng của điện thoại di động đặc biệt là phải có thái độ vui vẽ, tận tình phục vụ khách hàng. Để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng trong quá trình mua và sau quá trình mua. Đồng thời các doanh nghiệp nên tạo ra các phương thức tiếp thị mới lạ để thu hút nhiều khách hàng về phía mình nhiều hơn. Biểu đồ 4.6 Lý do các bạn sử dụng điện thoại di động Từ biểu đồ 4.6 phần lớn sinh viên sử dụng điện thoại di động nhằm thỏa mãn nhu cầu công việc và liên lạc chiếm 86% điều này chứng minh được một điều sinh viên sử dụng điện thoại đúng mục đích của nó và đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. 8% thể hiện phong cách bản thân, 6% vì đam mê và chạy theo thời trang của thế giới di động. Qua đó cho thấy sinh viên sử dụng điện thoại đúng mục đích. Biểu đồ 4.7 Mức độ cần thiết của điện thoại di động Đa số sinh viên cho rằng điện thoại di dộng thì cần thiết đối với sinh viên chiếm 54%, còn rất cần thiết chiếm 42%. Qua đó cho thấy sinh viên đã nhận thấy được tầm quan trọng của điện thoại trong cuộc sống như liên lạc với ban bè, người thân, thầy cô để thẳm hỏi hay trong các trường hợp khẩn cấp khác khi liên lạc nhanh vì thế dẫn đến hành vi tiêu dùng điện thoại là rất cao. Bình thường 4%, không cần thiết 0%. 4.2.2 Đánh giá các phương án Biểu đồ 4.8 đánh giá các thuộc tính thuộc yếu tố chất lượng Đối với các thuộc tính về chất lượng của của điện thoại di động như: lâu hết pin, âm sắc rõ nét, đa chức năng, bắt sóng tốt, nghe gọi rõ. Quan sát biểu đồ 4.8 sinh viên rất quan tâm đến độ bền 58%, 44% nghe gọi rõ, lâu hết pin 38%, bắt sóng tốt 36%, đa chức năng 32%, âm sắc rõ nét 30%. Sinh viên cũng quan tâm đến các yếu tố này khá cao đứng đầu là bắt sóng tốt chiếm 44%, kế tiếp là âm săc rõ nét 42%. Hầu như các yếu tố này đều được sinh viên quan tâm đến trong qua trình chọn mua điện thoại. Các doanh nghiệp nên chú ý đến các thuộc thính này trong yếu tố chất lượng để cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của các thuộc tính này hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của nhu cầu của khách hàng nói chung và của giới sinh viên nói riêng. Biểu đồ 4.9 Các tiêu chí chọn mua điên thoại Thương hiệu là sản phẩm vô hình để xây dựng được một thương hiệu có uy tín trên thị trường và được nhiều người biết đến là một giai đoạn vô cùng khó khăn tốn rất nhiều công sức. Sinh viên đã biết được điều này nên, nên sinh viên chọn mua điện thoại dựa vào tiêu chí thương hiệu là cao nhất chiếm 30%, vì mua điện thoại có thương hiệu trên thị trường sẽ tạo được sự an tâm trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó vấn đề giá cả cũng được phần lớn sinh viên quan tâm chiếm 22% vì thời sinh viên tài chính chủ yếu phụ thuộc vào gia đình nên giá cả mua điện thoại ít nhiều cùng phụ thuộc vào tài chính của gia đình do đó giá cả được sinh viên quan tâm thứ hai trong các tiêu chí. Tiêu chí được quan tâm thứ ba là chất lượng vì sở hữu một chiếc điện thoại chất lượng sẽ tăng thời gian sử dụng lên rất lâu. Tiếp đến là mẫu mã kiểu dáng kiểu dáng chiếm 18% cũng giành được sự quan tâm khá cao vì mẫu mã, kiểu dáng ngày đa dạng, phong phú, đổi mới cực kì nếu không quan tâm thường xuyên chúng ta sẽ dễ bị lỗi thời trong quá trình mua. Hai tiêu chí ít được sự quan tâm nhất là quãng cao, khuyến mãi 6%, khác 4%.Tóm lại sinh viên đã so sánh các thương hiệu trong qua trình chọn mua và lựa chọn những sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình. Biểu đồ 4.10 Màu sắc điện thoại Màu sắc và kiểu dáng là hai yếu tố bên ngoài được khách hàng chú ý nhất. Do nắm bắt được nhu cầu thị hiếu thị hiếu của khách hàng về hai yếu tố này nên các nhà sản xuất tung ra thi trường hàng loạt các sản phẩm mới với sự kết hợp màu sắc và kiểu dáng trẻ trung nên tạo được tính thời trang cao. Qua phỏng vấn, đa số sinh viên chọn mua điện thoại màu đen 56% vì ít bị phai màu và ít bị lỗi mốt, nhưng mang đến sự sang trọng và mạnh mẽ, đồng thời nó cũng là màu phổ biến được các nhà kinh doanh điện thoại trưng bày sản phẩm. Ngoài ra màu khác cũng được sinh viên ưa thích khá cao chiếm tỷ lệ 20% vì màu khác này có sự kết hợp các màu sắc khác nhau rất đặc sắc, tạo sự mới lạ trong mắt mọi người. Cuối cùng là hai màu sắc bạc và đỏ cũng là những màu yêu thích và sử dụng điện thoại màu này. Biểu đồ 4.11 Kiểu dáng điện thoại di động Thị trường điện thoại ở Việt Nam có bốn dạng phổ biến nắp trượt, nắp bật, cảm ứng, thanh trơn. Qua thống kê nhận thấy thanh trơn được sinh viên chọn mua cao chiếm 74% vì thanh trơn đơn giản, ít bị lỗi thời, không có dây nguồn nên không bị đứt dây nguồn so với các dạng khác. Nắp bật 4% và nắp trượt 18% là hai kiểu dáng được giới trẻ, yêu thích và thịnh hành, mới lạ nên cũng được sinh viên chọn mua vì tạo phong cách mới trong quá trình sử dụng. Cuối cùng là cảm ứng chiếm 4% vì sử dụng điện thoại kiểu dáng này tạo nên một phong cách rất riêng biệt. Qua đó cho thấy trên thị trường sản phẩm điện thoại thanh trơn sẽ được giới sinh viên chọn nhiều nhất. Ra quyết định Khi đã lựa chọn mua và đánh giá các phương án thì đến giai đoạn ra quyết định mua tức là mua ở đâu? Với mức giá nhiêu Biểu đồ 4.12 Địa điểm mua Thị trường kinh doanh điện thoại di động cũng rất đa dạng và phong phú lẫn yếu tố phức tạp, vì có quá nhiều địa điểm buôn bán điện thoại. Qua biểu đồ trên ta thấy sinh viên thường chọn mua điện thoại di động ở các cửa hàng chiếm 62% vì các cửa hàng được mở hầu hết các nơi từ thành thị đến nông thôn nên sinh viên có thể chọn mua dễ dàng hơn mà không cần đi đâu xa sôi, bên cạnh đó có thể mua điện thoại sang tay khi không có điều kiện mua điện thoại mới. Tiếp đến là siêu thị chiếm đến 18% vì điện thoại di động được kinh doanh trong siêu thị hầu như mức giá lúc nào cũng cao hơn các nơi khác và thủ tục đổi hay bao trì cũng gặp nhiều khó khăn do chảy qua nhiều công đoạn. Cuối cùng là khác 20%. Biểu đồ 4.13 Mức giá được chọn mua Đúng như phần phân tích tại yếu tố thu nhập, đa số sinh viên chấp nhận ở mức giá 1,5 đến 3 triệu đồng vì ở mức giá này hầu hết các chức năng giải trí như: nghe nhạc, ghi âm, chơi game, quay phim, chụp hình, chức năng lên mạng… đều có trong điện thoại với mức gía này nên được sinh viên chấp nhận nhiều và phù hợp với túi tiền của sinh viên va sinh viên chọn mua điên thoại vì mục đích phục vụ cho công việc và liên lac nên mức giá mà sinh viên chấp nhận mua là phù hợp nhất. Kế đến là mức giá dưới 1 triệu chiếm 28% được chọn mua ví các bạn mua điện thoại với mục đích nghe, gọi, nhắn tin, chứ không quan tâm đến các chức năng khác. Còn ở mức gía trên 3 triệu là khá cao nên ít được sinh viên chấp nhận nên chiếm tỷ lệ thấp 6%, nếu được chấp nhận chọn mua ở mức giá này là những sinh viên thuộc gia đình khá giả, muốn thể hiện phong cách của riêng mình. Biểu đồ 4.14 Mức độ quan tâm đối với các chức năng giải trí trong điện thoại Thông qua quá trình khảo sát cho thấy sinh viên thích nhất chức năng nghe nhạc trong điện thoại chiếm 76% vì nghe nhạc sẽ tạo cảm giác thoải mái sau thời gian làm việc mệt mỏi. và chúng ta có thể nghe nhạc theo cảm hứng và sở thích của mình một cách tự do. Chơi game 6%, quay phim, chụp hình, ghi âm chiếm 22%.Qua kết quả này sẽ cho thấy sinh viên s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Điện Thoại Di Động Của Sinh Viên Khóa 8.doc
Tài liệu liên quan