MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: 7
3. Phạm vi nghiên cứu 8
4. Các phương pháp nghiên cứu 8
5. Cấu trúc chuyên đề 8
LỜI CẢM ƠN 9
LỜI CAM ĐOAN 10
PHẦN NỘI DUNG 11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM. 11
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý rừng dựa vào cộng đồng 11
1.1.1 Quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) 11
1.1.2 Nội dung chủ yếu của CBFM 11
1.1.3. Các giai đoạn cơ bản trong việc thực hiện CBFM 16
1.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng. 17
1.2.1 Quyền lợi 17
1.2.2. Nghĩa vụ 20
1.3. Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ( CBFM) ở Việt Nam 20
1.3.1. Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) 20
1.3.2. Xu thế của quản lý rừng dựa vào cộng đồng của Việt Nam 24
1.3.3 vai trò của cộng đồng dân cư trong quản lý và bảo vệ rừng 25
1.3.4. Kinh nghiệm quản lý rừng ở Việt Nam 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN 30
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lâm nghiệp vùng Tây Nguyên 30
2.1.1. Vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội 30
2.1.2. Địa hình và địa thế 30
2.1.3. Điều kiện khí hậu 31
2.1.4. Tài nguyên rừng 32
2.1.5. Dân số dân tộc lao động 34
2.2. Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội 35
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế (GDP) 35
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 36
2.2.3. Tình trạng đói nghèo và xã đặc biệt khó khăn 37
2.2.4. Cơ sở hạ tầng 38
2.3 Giới thiệu về mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Tây Nguyên 39
2.3.1 Mục tiêu của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng 39
2.3.2 phạm vi điều chỉnh và đối tượng của việc áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên theo quyết định số 304 40
2.4 Vai trò của rừng đối với cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên và các nguyên tắc quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên 44
2.4.1 Vai trò của rừng đối với cộng đồng dân tộc Tây Nguyên 44
2.4.2 Nguyên tắc quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên 47
2.5 Thực trạng triển khai và áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở vùng Tây Nguyên 49
2.5.1 Tiến trình triển khai mô hình 49
2.5.2 Các mô hình được triển khai 51
2.5.3 Kết quả thực hiện mô hình 55
2.6 Những vấn đề đặt ra trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên 58
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN 62
3.1 Đánh giá hiệu quả của mô hình 62
3.1.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội: 62
3.1.2. Hiệu quả môi trường 67
3.2 Những khó khăn mà mô hình gặp phải 70
3.3 Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả mô hình 73
3.3.1 Một số giải pháp 73
3.3.2 kiến nghị 76
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10356 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đất Bazan thuộc vùng núi phía tây. Rừng này có tầng tán trên cùng chủ yếu là các loài cây rụng lá.
- Rừng rụng lá (rừng khộp) loại rừng này thường thấy ở các khu vực có lượng mưa nhỏ hơn 1.800mm và có từ 5 - 7 tháng hạn. Rừng khộp phân bố trên các loại đất xám bạc mầu.
- Rừng thông: rừng thông phân bố trên độ cao từ 800 - 1800m chiếm phần lớn cao nguyên Đà Lạt, chủ yếu là rừng thông nhựa mọc thuần loại hoặc hỗn loại với các loại cây lá rộng khác
- Rừng tre nứa: rừng tren nứa trải rộng ở các khu vực gần các khu dân cư và thung lũng. Rừng tre nứa dường như là kết quả của việc phá rừng nhiều lần và việc đốt nương làm rẫy ở các khu rừng gỗ.
- Rừng trồng: rừng trồng đều có ở 6 tỉnh, bao gồm rừng trồng của các chương trình 327, 661, rừng trồng do các lâm trường quốc doanh tự bỏ vốn ra trồng, rừng trồng của các dự án thuộc ngành công nghiệp giấy và các dự án quốc tế.
2.1.5. Dân số dân tộc lao động
Tổng dân số Tây Nguyên là trên 4.675 triệu người, trong đó người Kinh chiến 3.097 triệu người và người dân tộc thiểu số là 1.568 triệu người. Toàn vùng có 3.5 triệu người sống ở nông thôn. Mật độ dân số trung bình là 84 người/km2.
Theo số liệu thống kê năm 2003 Tây Nguyên có trên 40 dân tộc sinh sống khi đó tổng dân số của Tây Nguyên là 4.618.805 người được phân theo nhóm các dân tộc chiếm số lượng lớn như sau:
• Người Kinh: 2.965.273 người chiếm 64.2%
• Ngườn Gia Rai 364.886 người chiếm 7.9%
• Người Ê Đê 263.272 người chiếu 5.7%
• Người Ba Na 180.133 người chiếm 3.9%
• Người Cơ Ho 29.327 người chiếm 2.8 %
• Các dân tộc khác 715.914 người chiếm 15.2%
Người Kinh chiếm đa số (64.2%) tổng dân số vùng Tây Nguyên, sống tập trung ở các thị xã và thành phố nơi có các điều kiện dễ tiếp cận thị trường và giao thông để phát triển thương mại và dịch vụ nên được hưởng nhiều lợi ích từ thị trường mang lại. Đối với nhóm dân tộc thiểu số di cư đến Tây Nguyên và dân tộc bản địa một phần đáng kể cuộc sống truyền thống của họ phụ thuộc vào các hoạt động liên quan đến rừng. Đặc biệt lâm sản ngoài gỗ lấy từ rừng cho mục đích sử dụng tại chỗ và để trao đổi với các nhóm dân tộc khác kể các các nhóm ở đồng bằng khi chưa có thị trường việc khai thác tài nguyên rừng chỉ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Khi đó các diện tích rừng để làm nương rẫy được bỏ hoang tới 20 năm sau khi canh tác 1 – 2 vụ. Cây ngăn ngày nên năng suất cây trồng thời kỳ đó khá ổn định. Hầu hết các nhóm dân tộc này sử dụng giống lúa nương bản địa trên các diện tích thích hợp hoặc canh tác lúa nước bằng cách duy trì các hệ thống thủy lợi rất nhỏ.
Tổng số lao động có khoảng 2.4 triệu người chiếm 51.6% tổng số dân vùng Tây Nguyên, trong đó khoảng 80.7% dân số là lao động nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tuy nhiên, lực lượng lao động thuần túy là lâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít. Ở Tây Nguyên phần lớn nông dân làm việc trên đất trang trại của gia đình, chiếm khoảng 72%, bình quân 1 lao động có 3,1 ha đất nông - lâm nghiệp. Chỉ có khoảng 11% lực lượng lao động đi làm thuê nhận lương vì vậy đây có thể là chỉ tiêu để đánh giá lao động ở vùng Tây Nguyên chủ yếu là lao động phổ thông và không được đào tạo. Đất đai ở vùng Tây Nguyên đủ rộng để thu hút lao động tại chỗ do đó tỷ lệ thất nghiệp ở vùng Tây Nguyên rất thấp, tuy vậy vấn có khoảng 20% thời gian lao động nông thôn chưa được sử dụng.
2.2. Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Bảng 2.2 cho thấy nền kinh tế các tỉnh Tây Nguyên đã tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao nhưng không ổn định và xu hướng giảm. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996 - 2000 là 12.9% và giai đoạn 2001 - 2005 là 8.63%, cao hơn so với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và so với bình quân trung của cả nước cùng thời kỳ.
Bảng 2.2. Tốc độ và xu hướng tăng trưởng GDP vùng Tây Nguyên
Đơn vị: Tỷ lệ %
Tỉnh
Tốc độ tăng trường
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Bình quân
17.5
14.8
6.1
15.1
11.0
6.7
5.8
13.4
12.28
13.36
Kon Tum
9.5
9.9
7.4
12.6
13.6
11.9
11.5
11.1
11.6
11.9
Gia Lai
14.4
15.0
11.4
8.6
8.2
7.9
9.9
11.9
13.0
15.05
Đắk Lắk
12.1
16.8
9.8
17.7
16.1
8.2
6.5
7.5
10.43
8.37
Đắk Nông
21.5
14.0
14.8
23.5
7.9
-4.3
12.4
12.8
10.5
13.9
Lâm Đồng
30.0
18.5
- 13.0
13.3
9.0
9.8
-11.5
23.5
15.8
17.6
Nguồn:Tổng Cục Thống kê , năm 2005
Theo số liệu thống kê, GDP bình quân đầu người tính cho cả vùng Tây Nguyên năm 1995 là 151 USD, năm 2000 là 172 USD và năm 2003 là 226 USD. So sánh với GDP bình quân trong cả nước, Tây Nguyên chỉ bằng 51.4% và khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị là tương đối lớn.
Mặt khác tốc độ tăng trưởng GDP không đều và không tương xứng với tốc độ tăng dân số nên hàng năm Nhà nước vẫn phải hỗ trợ từ 60 – 80 % tổng mức chi ngân sách so với tổng nguồn thu của các tỉnh.
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của các tỉnh được thể hiện trong bản 2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch chậm.
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế
Đơn vị: Tỷ lệ %
STT
Ngành
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1
Nông - lâm - thủy sản
72.2
71
69.4
68.3
62.2
52.21
2
Công nghiệp và XDCB
10.5
11
11.5
12.1
13.5
20.88
3
Dịch Vụ
17.3
18
19.1
19.6
24.3
26.91
Nguồn:Tổng Cục Thống kê Việt Nam, năm 2005
2.2.3. Tình trạng đói nghèo và xã đặc biệt khó khăn
Theo số liệu thống kê năm 2005 được trình bày ở bảng 2.4 cho thấy bức tranh về hiện trạng đói nghèo của Tây Nguyên. Số xã nghèo đói và khó khăn ngày một tăng lên, năm 2000 vả vùng có 181 xã đến năm 2008 đã tăng lên 240 xã chiếm 38.5% số xã phường trong vùng. Trong đó, số xã nghèo đói và khó khăn nhiều nhất là ở Gia Lai (79 xã) và sau đến là Kon Tum (49 xã). Trong những năm qua, sự gia tăng dân số cơ học có điều kiện kinh tế khó khăn từ các vùng, miền trên cả nước đến Tây Nguyên là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này, bình quân khoảng 115.000 người/năm, tương ứng với dân số của 18 - 20 xã. So sánh với các vùng khác trên toàn quốc, Tây Nguyên hiện còn tỷ lệ hộ đói nghèo ở mức cao.
Bảng 2.4. Số xã, phường thuộc diện nghèo đói và đặc biệt khó khăn
Đơn vị: xã
STT
Tỉnh
Năm
2000
2001
2002
2003
1
Kon Tum
26
49
49
50
2
Gia Lai
76
76
76
79
3
Đắk Lắk
29
32
32
38
4
Đắk Nông
15
22
23
25
5
Lâm Đồng
35
47
47
49
Tổng Cộng
181
226
227
240
Nguồn: Cục Thống kê Việt Nam, năm 2004
2.2.4. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: mạng lưới giao thông ở Tây Nguyên có mật độ thưa, gồm các tỉnh lộ và quốc lộ 14, 14B, 19, 20, 24, 25, 26, 27 và 40… đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số tuyến đường trong những năm qua nên đã giúp Tây Nguyên tăng cường mối quan hệ kinh tế - xã hội với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ và quan hệ trực tiếp với câc tỉnh Nam Lào, Campuchia. Toàn vùng hiện có 16.854 km đường ô tô, mật độ bình quân 0.31 km/km2. Tuy vậy, hàng năm nhà nước vẫn phải chi phí một lượng ngân sách lớn cho công tác duy tu bảo dưỡng đường, đặc biệt là hệ thống giao thông liên xã, huyện.
Về đường không: có 3 sân bay nội địa thuộc cụm cảng hàng không miền Nam, đó là sân bay Plei Ku (Gia Lai), sân bay Ban Mê Thuột (Đắk Lắk) và sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) tạo ra sự giao thông hàng hóa, vận chuyển hành khách quan trọng giữa Tây Nguyên với các vùng khác trong cả nước, thu hút các nhà đầu tư và du khách đến với Tây Nguyên.
Thủy lợi: hệ thống thủy lợi ở Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sử dụng đất đai, nâng cao năng suất cây trồng, ổn định dân cư và quản lý tài nguyên môi trường phát triển bền vững. Theo báo cáo về công tác thủy lợi năm 2001, toàn vùng Tây Nguyên có hệ thống các công trình hồ chứa và trạm bơm đủ cung cấp nước tưới cho khoảng 183.849 ha đất canh tác cây nông nghiệp và công nghiệp, so với năm 1995 gập 2,12 lần.
2.3 Giới thiệu về mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên
Quan niệm về phát triển và giữ rừng gần đây mới được các cấp, các ngành nhận thức rõ. Mất rừng ở Tây Nguyên là đánh mất thế mạnh và ảnh hưởng tích cực của nó đối với môi trường, sinh thái. Ðiều dễ thấy trong những năm gần đây, khí hậu Tây Nguyên diễn biến bất thường: hạn hán, lũ quét, mùa khô đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình hằng năm tăng lên... Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với sự phát triển bền vững của vùng Tây Nguyên, trong Quyết định 168/2001/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên 2001-2005 đã đặt ra yêu cầu "phát triển mạnh lâm nghiệp Tây Nguyên là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài... nâng độ che phủ lên 65% vào năm 2010".
2.3.1 Mục tiêu của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Mục tiêu của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên không nằm ngoài mục tiêu chung như chính phủ đã phê duyệt. các hoạt động chủ yếu của dự án bao gồm: trồng và chăm sóc rừng phòng hộ và đặc dụng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất, hỗ trợ trồng trọt và cải thiện sinh kế người dân vùng dự án.
- Khẳng định quyền quản lý, sử dụng đất ổn định lâu dài cho từng hộ gia đình,cho từng cộng đồng
- Nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý, sử dụng và phát triển bền vững các dạng tài nguyên thiên nhiên
- Rừng và tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển, từ đó môi trường sinh thái đượccải thiện
- Củng cố, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc
- Tạo cơ hội và điều kiện cho cộng đồng phát triển kinh tế,góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống
2.3.2 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng của việc áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên theo quyết định số 304
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về đối tượng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng; đối tượng rừng, hạn mức giao, khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng; quyền lợi và nghĩa vụ của người được giao, nhận khoán bảo vệ rừng; các bước giao, khoán bảo vệ rừng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan Nhà nước, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
a. Đối tượng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng.
Là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc những xã có rừng ở Tây Nguyên, nhưng ưu tiên theo thứ tự sau:
- Những hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có hoặc thiếu đất sản xuất thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2002 và Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ (Sau đây gọi tắt là các Quyết định số 132, 134), nhưng địa phương chưa bố trí được quỹ đất sản xuất hoặc giải quyết bằng các biện pháp khác;
- Những hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có hoặc thiếu đất sản xuất thuộc đối tượng quy định tại các Quyết định số 132, 134 nhưng tự nguyện nhận rừng, nhận khoán bảo vệ rừng để sản xuất, phát triển kinh tế rừng;
- Những cộng đồng buôn, làng có hộ không có đất hoặc thiếu đất sản xuất thuộc đối tượng quy định tại các Quyết định số 132, 134, có nguyện vọng và đủ năng lực quản lý các khu rừng được giao, khoán bảo vệ.
b. Đối tượng rừng được giao, khoán bảo vệ.
∆ Đối tượng rừng được giao.
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thuộc rừng giầu, trung bình, không đảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ tàn che theo quy định (Tại điểm 2.2, Mục 2, Phần II, Thông tư này) và rừng sản xuất là rừng trồng do Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý;
- Những khu rừng trước đây là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nhưng sau khi rà soát lại theo tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, rừng đặc dụng quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được chuyển thành rừng sản xuất và không đảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ tàn che theo quy định (Tại điểm 2.2, Mục 2, Phần II, Thông tư này);
- Những khu rừng thiêng, rừng nghĩa trang, rừng bảo vệ mỏ nước của buôn, làng là rừng sản xuất và những khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nhưng cộng đồng đã sử dụng từ trước thì điều chỉnh quy hoạch và giao cho cộng đồng;
- Diện tích đất lâm nghiệp không có rừng được quy hoạch để trồng rừng sản xuất do Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý.
∆ Đối tượng rừng được khoán bảo vệ:
- Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hiện do các ban quản lý rừng, lâm trường, công ty lâm nghiệp… là chủ rừng;
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên do các lâm trường, ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý nhưng đang đóng cửa rừng hoặc trong kế hoạch 5 năm tới không khai thác và tuỳ theo từng loại rừng phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Rừng lá rộng thường xanh, nửa rụng lá và rừng lá kim có trữ lượng lớn hơn hoặc bằng 130m3/ha;
+ Rừng khộp có trữ lượng lớn hơn hoặc bằng 100m3/ha;
+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha;
+ Rừng tre, nứa, lồ ô…có độ tàn che lớn hơn 80%.
c. Hạn mức giao rừng, khoán bảo vệ rừng
∆ Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân
Thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 4 Quyết định số 304, nhưng tuỳ theo điều kiện cụ thể về quỹ đất, quỹ rừng của xã được xử lý như sau:
- Nếu quỹ đất, quỹ rừng của xã lớn hơn nhu cầu của người dân thuộc đối tượng được giao rừng thì phải ưu tiên giao những diện tích gần dân thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển sản xuất.
- Nếu quỹ đất, quỹ rừng của xã thấp hơn so với nhu cầu của người dân thì sẽ tổ chức họp dân để các hộ tự thoả thuận, trong trường hợp không thoả thuận được thì sẽ giảm cùng một tỷ lệ để đảm bảo công bằng giữa các hộ.
∆ Hạn mức giao rừng cho cộng đồng:
Căn cứ vào quỹ đất, quỹ rừng thực tế của xã và nhu cầu để xác định quy mô diện tích giao cho cộng đồng, nhưng tối đa không được lớn hơn tổng hạn mức của các hộ thuộc đối tượng được giao có trong cộng đồng cộng lại ( hạn mức giao rừng của từng hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 4 Quyết định số 304 ).
∆ Hạn mức khoán bảo vệ rừng
- Hạn mức khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
Thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 4 Quyết định số 304. Trong trường hợp quỹ rừng của xã hoặc của chủ rừng không đáp ứng được hạn mức tối thiểu thì giảm bớt số hộ để thực hiện giải pháp hỗ trợ khác, việc xác định số hộ được khoán trong trường hợp này do người dân tự bình chọn trong cộng đồng buôn, làng .
- Hạn mức khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng quỹ rừng, bên giao khoán quyết định quy mô diện tích giao khoán cho cộng đồng, nhưng phải phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của cộng đồng
2.4 Vai trò của rừng đối với cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên và các nguyên tắc quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên
2.4.1 Vai trò của rừng đối với cộng đồng dân tộc Tây Nguyên
Đối với người Tây Nguyên, rừng không chỉ là tài nguyên, thậm chí cũng không chỉ là "môi trường" theo nghĩa hẹp môi trường tự nhiên như ta vẫn thường nói. Đối với họ, đơn giản và cơ bản hơn nhiều: rừng là tất cả. Rừng là toàn bộ cuộc sống của họ, là chính bản thân họ, con người ở đây là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với rừng.
Đồng bào Tây nguyên sống và bảo vệ được rừng nhờ "ăn rừng". Người Tây Nguyên gọi làm rẫy, lấy cái ăn ra từ rừng là "ăn rừng", cũng hoàn toàn giống như ta nói ta bú sữa mẹ, mẹ cho ta máu thịt, cho ta sự sống. Đối với họ rừng là Mẹ. Con người của họ là một phần khăng khít của Mẹ rừng.
Luật tục người Tây Nguyên xử phạt rất nặng đối với ai phạm vào tội phá rừng, ngay cả việc phát rừng làm rẫy. Bà con không bao giờ đụng đến rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh, vì đồng bào quan niệm rừng có thần linh và rừng gắn với văn hóa.
Trước hết, rừng là không gian sinh tồn của các dân tộc Tây Nguyên. Không một buôn, làng nào tách biệt khỏi rừng, đất rừng. Rừng không chỉ cung cấp cho cuộc sống hằng ngày mà còn là nền tảng của sản xuất, là văn hóa trong cuộc sống của đồng bào.
Rừng không chỉ là không gian, rừng còn là thời gian. Con người ở đây lấy không gian rừng để đo thời gian, để tính nhịp sống của mình. Đời sống con người nhịp nhàng với vòng tuần hoàn vĩnh cữu của tự nhiên, cụ thể là của rừng. Không gian - thời gian rừng ấy là không-thời gian tương đối của từng làng. Làng là đơn vị sống cơ bản của con người trong không-thời gian đó.
Người Tây Nguyên làm rẫy, khác với những nhận định vội vàng - nhưng đây lại là căn cứ cho những chủ trương chính sách lớn, hoàn toàn không du canh du cư. Hãy xem những ngôi nhà Rông hùng vĩ của người Bana, Xơđăng, những ngôi nhà dài đầy ấn tượng của người Êđê... Rõ ràng đấy không phải là kiến trúc của những tộc người nay đây mai đó.
Người Tây Nguyên cũng không du canh mà luân canh - phương pháp canh tác thích hợp trên đất dốc. Họ dùng lối hỏa canh sản xuất trên một khoảnh rẫy trong vài ba năm rồi chuyển sang khoảnh khác, để khoảnh đất trước hưu canh trong nhiều chục năm, thừa sức hồi phục thành rừng, trước khi quay trở lại đó. Đấy là cách tốt nhất để vừa lấy được cái ăn ra từ rừng vừa nuôi rừng, trong điều kiện mật độ dân số không quá cao. Tức con người ở đây lấy ra cái ăn từ đất rừng, rồi lại trả đất lại cho rừng, hoàn nguyên rừng.
Cuộc sống của con người Tây Nguyên là một cuộc sống tuân theo và khăng khít với nhịp điệu tuần hoàn của rừng. Như vậy, có thể nói rừng là trung tâm của nhân sinh quan, và vũ trụ quan của họ. Văn hóa Tây Nguyên là văn hóa rừng. Người Tây Nguyên không bao giờ phá rừng. Đối với họ, phá rừng cũng là tự sát. Còn nặng nề hơn cả tự sát theo nghĩa vật chất nữa. Mất rừng là tha hóa, là không thể còn là con người. Nếu ngày nay, họ không còn đủ đất để sống, buộc phải phá rừng để kiếm miếng ăn cuối cùng, thì đó là con đường bế tắc mà họ không bao giờ muốn.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của tổ chức xã hội truyền thống ở Tây Nguyên vai trò của làng. Ở Tây Nguyên, đơn vị cơ bản và duy nhất của xã hội truyền thống là Làng. Chính vì lẽ này mà nó chưa đủ đáp ứng cho quan hệ sản xuất thuộc các hình thái tổ chức như nông, lâm trường, trang trại, hộ gia đình... Cơ sở vật chất quan trọng nhất của cộng đồng làm nên nền tảng của xã hội Tây Nguyên đó là quyền sở hữu của cộng đồng làng đối với đất và rừng.
Ở Tây Nguyên, rừng núi mênh mông là vậy, nhưng không có nơi nào là vô chủ. Từng mẩu đất, từng khu rừng cụ thể đều có chủ cụ thể mà người chủ cụ thể đó là từng cộng đồng làng cụ thể. Mỗi làng đều có ranh giới cụ thể, từ con nước nào đến con nước nào, tảng đá nào đến sườn đồi nào, ngọn đèo nào đến chân dốc nào... Ranh giới đó đã được quy định từ ngàn đời, và được ghi nhận trong những quy định rõ ràng được mọi người công nhận và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Có điều cần hết sức chú ý là không gian ấy không chỉ gồm có đất thổ cư, mà còn bao gồm toàn bộ đất rừng sản xuất, nơi dân làng làm rẫy luân canh, và cả những khu rừng thiêng có quan hệ đến đời sống tâm linh của dân làng. Toàn bộ đất và rừng đó là không gian sinh tồn của làng, thiếu nó thì làng không còn là làng.
Sở hữu tập thể về đất và rừng của cộng đồng làng được duy trì và quản lý bằng một hệ thống luật tục mà người gìn giữ, điều hành là một hội đồng già làng gồm những người am hiểu đất đai, rừng núi, phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất, có đức độ và uy tín, được dân làng tín nhiệm cử ra. Đất và rừng trong không gian của làng được hội đồng già làng phân cho các hộ để canh tác, sinh sống và gìn giữ theo những quy định chặt chẽ đã được ghi trong các luật tục.
Đất làng, ranh giới của nó và sự trong sạch của nó là thiêng liêng, không ai được xâm phạm, làm ô uế. Đất làng bị xâm phạm và làm ô uế là nỗi nhục to lớn nhất đối với cộng đồng làng, phải bị trừng trị nghiêm khắc...
Chiến tranh trong suốt thế kỷ qua đã lay chuyển dữ dội xã hội Tây Nguyên, nhưng về cơ bản không phá vỡ được cơ chế xã hội đặc sắc này của Tây Nguyên, chứng tỏ sức sống bền bỉ ở đây. Kết cấu chặt chẽ của cộng đồng làng chính là một trong những nhân tố sức mạnh quan trọng để con người ở đây đứng vững qua những thử thách khốc liệt.
2.4.2 Nguyên tắc quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên
Dựa vào luật tục truyền thống và kinh nghiệm bản địa các dân tộc
Lồng ghép các luật chính thống của nhà nước, của địa phương cấp tỉnh
Dựa vào sự tham gia của mọi thành phần người dân trong và ngoài bản
Dựa vào vai trò của già làng, trưởng họ
Dựa vào các luật tục quy định của các dân tộc trong bố trí, quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Dựa vào những tri thức bản địa các dân tộc
Chú trọng đến vai trò người phụ nữ
Mỗi một thành viên trong cộng đồng đều được biết, được bàn, được thống nhất và được quyết định
Mỗi thành viên đều tự nguyện tham vào tất cả quá trình giao đất, giao rừng
Người phụ nữ được khuyến khích tham gia vào tất cả các hoạt động giao đất, giao rừng
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có mang tên người phụ nữ
Các vướng mắc, mâu thuẫn liên quan đến giao đất, giao rừng được giải quyết triệt để trước khi giao đất
Dựa vào Luật đất đai của nhà nước Việt Nam
Dựa vào các Nghị định: QĐ 178, QĐ 304
Dựa vào quy định của nhà nước về chức năng, quyền hạn các cơ quan chức năng của nhà nước
2.1 nguyên tắc quản lý rừng cộng đồng ở Tây Nguyên
2.5 Thực trạng triển khai và áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở vùng Tây Nguyên
2.5.1 Tiến trình triển khai mô hình
Dựa vào mong muốn truyền thống của cộng đồng và luật pháp
Lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia
Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng: xác định khu vực giao, phương thức giao và tổ chức quản lý
Cơ chế hưởng lợi và phân chia lợi ích
Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giám sát
Xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng
Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm
Giao đất rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản
Cải cách thủ tục hành chính thích ứng với quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Dựa vào quy ước của cộng đồng
Chính sách hưởng lợi từ các rừng
2.2.tiến trình triển khai mô hình CBFM tại Tây Nguyên
Bước 1: Thực hiện triển khai việc giao đất giao rừng cho cộng đồng người dân
Giao đất giao rừng cho cộng đồng được thực hiện trên hai cơ sở quan trọng đó là bản quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia của người dân trong quá trình tiến hành xác định khu vực giao, phương thức giao và tổ chức quản lý
Bước 2: Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm:
dựa vào bản quy hoạch lâm nghiệp của xã, các thôn bản tiến hành lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng bằng phương pháp PRA. Nội dung của bản lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng bao gồm: đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân; xây dựng mục tiêu quản lý cho từng khu rừng cộng đồng được giao; các giải pháp kỹ thuật; xây dựng quy chế quản lý; xây dựng cơ chế nghĩa vụ và quyền hưởng lợi; lập kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá.
Bước 3: Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
- Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản vừa là công cụ hữu hiệu để quản lý bảo vệ rừng, đồng thời cũng là một bước thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở, cho nên được sự đồng tình ủng hộ, quan tâm của các cấp chính quyền và sự tham gia nhiệt tình của người dân và cộng đồng;
- Nơi nào cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được
người dân tự nguyện tham gia xây dựng quy ước thì nhận thức và trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng thôn, bản được nâng cao và ở nơi đó việc tổ chức thực hiện quy ước tốt;
- Xây dựng và thực hiện quy ước tạo điều kiện cho đồng bào, nhất đồng bào vùng sâu, vùng xa duy trì và phát huy bản sắc dân tộc tốt đẹp từ lâu đời trong cộng đồng.
Bước 4 : Xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát:
Đây là một bước khá quan trọng trong việc thực hiện mô hình CBFM bởi về bản chất thì việc quản lý là từ trên xuống tức là từ chính phủ đến cộng đồng dân cư. Cơ chế quản lý này thông qua khá nhiều khâu vì vậy phải có một kế hoach thực hiện giám sát việc quy hoạch, phân chia đất cũng như nguồn vốn, tài chính, kỹ thuật từ trên xuống một cách chặt chẽ tránh tình trạng tham ô, quan liêu, sử dụng đất sai mục đích.
Bước 5 : Cơ chế hưởng lợi và phân chia lợi ích
- Căn cứ trạng thái rừng khi giao, các chủ rừng phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án phân chia hưởng lợi sản phẩm từ rừng cụ thể cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng buôn, làng trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
- Căn cứ vào hiện trạng rừng khi giao khoán và mức tăng trưởng của rừng ( mức tăng trưởng rừng bình quân 1 năm ở các tỉnh Tây Nguyên từ 1,5- 2%), các chủ rừng xây dựng phương án phân chia hưởng lợi sản phẩm từ rừng cho từng đối tượng nhận khoán, tổng hợp trình Uỷ ban nhân cấp tỉnh phê duyệt.
2.5.2 Các mô hình được triển khai
Dự án có 4 hợp phần chính: (1) Mô hình nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rừng tự nhiên; (2) Mô hình các tổ tuần tra của thôn, bản; (3) Mô hình tuyên truyền cộng đồng trong bảo tồn thiên nhiên; (4) Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng.
Mô hình nhóm tuần tra địa phương
Mô hình này nhằm phục vụ cho việc thiết lập một số nhóm tuần tra địa phương phối hợp với các phòng ban liên quan để đạt hiệu quả cao trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111342.doc