MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế 11
I. Một số vấn đề lý luận chung về tập đoàn kinh tế 11
1. Khái niệm tập đoàn kinh tế 11
1.1. Các quan niệm về tập đoàn kinh tế trên Thế giới: 11
1.2. Quan niệm và quy định pháp luật về tập đoàn ở Việt Nam: 12
2. Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên thế giới. 14
2.1. Cac-ten 14
2.2. Xanh-đi-ca 15
2.3. Tờ-rớt 15
2.4. Konzern 16
II. Các phương thức hình thành tập đoàn 17
1. Công ty mẹ mua công ty khác và biến thành công ty con của mình. 17
2. Sáp nhập công ty 17
3. Thuê khoán công ty 17
4. Trao đổi cổ phần 18
III. Những đặc trưng của các tập đoàn kinh tế: 18
IV. Một số mô hình tập đoàn kinh tế phổ biến trên Thế Giới: 18
1. Mô hình tập đoàn theo cấu trúc holding: 19
2. Mô hình tập đoàn kinh tế theo cấu trúc hỗn hợp: 20
3. Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc sở hữu: 21
3.1. Tập đoàn cấu trúc sở hữu đơn giản: 21
3.2. Tập đoàn bao gồm các doanh nghiệp thành viên đồng cấp đầu tư và kiểm soát lẫn nhau 21
4. Mô hình tập đoàn trong tập đoàn: 21
5. Tập đoàn kinh tế theo loại hình liên kết: 21
5.1. Tập đoàn theo liên kết ngang là chủ yếu: 21
5.2. Tập đoàn theo liên kết dọc là chủ yếu: 22
5.3. Tập đoàn liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực. 23
CHƯƠNG II: Nghiên cứu các mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á 24
I. Mô hình tập đoàn Chaebol- Hàn Quốc: 24
1. Khái quát về Chaebol: 24
1.1. Định nghĩa: 24
1.2. Quy mô và số lượng: 24
1.3. Mô hình của chaebol: 24
2. Lịch sử hình thành và phát triển của chaebol: 24
2.1. Sự hình thành của chaebol: 24
2.2. Sự phát triển của chaebol: 25
2.3. Sự thất bại của chaebol: 25
3. Cơ cấu tổ chức đặc trưng của chaebol: 26
3.1. Liên kết ngang và sự đa dạng hóa ngành nghề: 26
3.2. Liên kết dọc: 27
3.3. Cơ chế tập trung quyền lực: 27
3.4. Các cuộc họp ban giám đốc: 30
3.5. Cơ cấu sở hữu và bổ nhiệm gia đình: 30
3.6. Sự chia sẻ nguồn lực: 31
3.7. Sự trợ cấp chéo trong tập đoàn: 32
3.8. Cơ cấu vốn và quản lý thị trường vốn: 32
4. Những điểm mạnh của mô hình chaebol: 33
4.1. Thế mạnh từ sự liên kết dọc: 33
4.2. Quan hệ với ngân hàng: 34
4.3. Tạo lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn đầu phát triển nhờ cơ chế tập trung nguồn lực 34
5. Những điểm yếu của mô hình tập đoàn Chaebol: 35
5.1. Bất lợi từ cơ chế quản lý tập trung quyền lực và sở hữu gia đình: 35
5.2. Chế độ sở hữu và quản lý trong gia đình: 36
5.3. Bất lợi từ sự liên kết chiều dọc: 37
5.4. Bất cập trong chế độ chia sẻ nguồn lực: 38
5.5. Thất bại trong chiến lược đa dạng hóa: 39
5.6. Nguy cơ từ cơ chế quản lý tín dụng: 39
II. Mô hình tập đoàn Keiretsu- Nhật Bản: 40
1. Khái quát về Keiretsu: 40
1.1. Định nghĩa: 40
1.2. Mô hình của keiretsu: 40
1.3. Quy mô và số lượng: 41
2. Lịch sử hình thành và phát triển của keiretsu: 41
2.1. Lịch sử hình thành của Keiretsu: 41
2.1.1. Zaibatsu- tiền thân của Keiretsu: 41
2.1.2. Từ zaibatsu tới keiretsu: 42
2.2. Quá trình phát triển của Keiretsu: 43
3. Cơ cấu tổ chức đặc trưng của keiretsu: 44
3.1. Keiretsu chiều ngang: 44
3.1.1. Cơ chế quản trị phân tán quyền lực: 44
3.1.2. Sở hữu chéo cổ phần: 45
3.1.3. Ngân hàng chính- trung tâm của keiretsu: 46
3.1.4. Công ty thương mại tổng hợp (sogo shosha): 47
3.1.5. Giám đốc chỉ định: 49
3.1.6. Vay vốn trong nội bộ tập đoàn: 49
3.2. Keiretsu chiều dọc: 50
3.2.1. Công ty liên kết và công ty thành viên: 50
3.2.2. Những quan hệ với công ty liên kết: 50
3.2.3. Quan hệ với những công ty thành viên: 51
4. Những điểm mạnh của mô hình keiretsu: 51
4.1. Sự tham gia của ngân hàng tạo nên sức mạnh cho keiretsu trong giai đoạn đầu phát triển 51
4.2. Thế mạnh từ hoạt động hỗ trợ của các shosha: 52
4.3. Thế mạnh từ sự thuyên chuyển nhân sự nội bộ: 53
4.4. Tăng cường liên kết dọc mang lại lợi ích cho các keiretsu: 54
4.5. Lợi thế từ các đơn vị thuê ngoài (outsource): 55
5. Những điểm yếu của mô hình keiretsu: 55
5.1. Nguy cơ lũng đoạn của các ngân hàng đối với hoạt động quản trị của ngân hàng 55
5.2. Nguy cơ đối với ngân hàng: 56
5.3. Sự hoạt động thiếu hiệu quả của shosha: 56
5.4. Thuyên chuyển nhân sự trong nội bộ tập đoàn: 56
5.5. Sự mở rộng các liên kết chiều dọc thiếu hiệu quả: 57
III. Mô hình tập đoàn doanh nghiệp- Trung Quốc: 57
1.Khái quát về tập đoàn doanh nghiệp: 57
1.1.Định nghĩa: 57
1.2. Cách thức hình thành tập đoàn: 58
2.Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn doanh nghiệp: 58
2.1. Sự hình thành của tập đoàn doanh nghiệp: 58
2.2. Sự phát triển của tập đoàn doanh nghiệp: 59
3. Cơ cấu tổ chức đặc trưng của tập đoàn doanh nghiệp: 60
3.1. Mô hình liên kết của tập đoàn: 60
3.2. Cơ cấu sở hữu: 60
3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý: 60
3.4. Sự liên kết giữa công ty mẹ và công ty con: 61
4. Những điểm mạnh của mô hình tập đoàn doanh nghiệp: 62
4.1. Chuyển đổi các công ty Nhà Nước thành các tập đoàn doanh nghiệp làm cho các tập đoàn độc lập hơn: 62
4.2. Tận dụng lợi thế theo quy mô: 63
4.3. Thực hiện chuyên môn hóa: 63
4.5. Mối quan hệ giữa tập đoàn doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi cho cả hai bên: 64
4.6. Tập đoàn doanh nghiệp có thể giúp chính phủ quản lý các doanh nghiệp Nhà Nước và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: 64
5. Những điểm yếu của mô hình tập đoàn doanh nghiệp: 65
5.1. Vấn đề về cơ cấu sở hữu: 65
5.2. Tập đoàn doanh nghiệp tiến hành cải cách không đầy đủ dẫn đến yếu kém trong quản lý: 66
5.3. Sự liên kết về mặt hành chính giữa các thành viên trong tập đoàn: 66
5.4. Vấn đề về cơ cấu tổ chức: 67
5.5. Các vấn đề về nhân sự: 67
5.6. Năng lực quản lý kinh doanh hạn chế: 68
5.7. Phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà Nước và kinh doanh không dựa trên cơ sở cạnh tranh 69
5.8. Gánh nặng của cơ chế cũ để lại và nghĩa vụ xã hội trong quá khứ : 70
CHƯƠNG III.:Bài học cho Việt Nam trong qúa trình hình thành và phát triển các tập đoàn 71
I. Quá trình hình thành các tập đoàn ở Việt Nam: 71
1. Mô hình tổng công ty Nhà Nước- hình thức thí điểm tập đoàn kinh tế ở Việt nam 71
1.1. Sự hình thành các Tổng công ty Nhà Nước: 71
1.2. Thực trạng hoạt động của các Tổng công ty Nhà Nước: 72
1.3. Sự chuyển hóa các Tổng công ty Nhà Nước thành các tập đoàn: 72
2/ Các tập đoàn kinh tế tư nhân: 73
2.1. Thực trang quá trình hình thành tập đoàn tư nhân ở Việt Nam: 73
2.2. Cơ cấu một số tập đoàn tư nhân ở Việt Nam: 75
II. Lựa chọn mô hình tập đoàn: 77
1. Hàn Quốc: 77
2. Nhật Bản: 78
3. Trung Quốc: 79
III. Một số bài học cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và quản lý tập đoàn: 81
1. Tập đoàn nên được phát triển một cách tự thân, độc lập bằng biện pháp thị trường mà không phải biện pháp hành chính: 81
2.Phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân: 82
3. Hạn chế sự phụ thuộc vào Nhà Nước: 82
4. Kiểm soát hệ thống tài chính trong doanh nghiệp. 83
5. Kiểm soát hiệu quả chiến lược đa dạng hóa: 84
6. Nâng cao năng lực quản lý phù hợp với mở rộng quy mô 85
7. Tận dụng phương thức thuê ngoài (outsourcing): 85
8. Tận dụng lợi thế từ việc liên kết các thành viên trong tập đoàn nhưng không quá phụ thuộc lẫn nhau: 86
9. Không nên áp dụng cơ chế tập trung quyền lực: 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
89 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế tăng trưởng cả về quy mô lẫn hình thức phức tạp, một số công ty không thuộc zaibatsu đã chiếm những vị trí cao trong nhiều ngành công nghiệp mới. Các công ty zaibatsu bao giờ cũng có thế mạnh trong những ngành công nghiệp truyền thống, nhưng khi đi vào những lĩnh vực mới, họ đã phải cạnh tranh rất mạnh mẽ với những công ty không thuộc zaibatsu. Trong hầu hết mọi ngành công nghiệp chiến lược, các zaibatsu phải đối mặt với những địch thủ không phải zaibatsu rất mạnh. Dần dần, tên của những công ty công nghiệp thuộc zaibatsu không còn xuất hiện trong những bảng xếp hạng những công ty có doanh số cao nhất. Dù cho các tập đoàn Zaibatsu hồi tiền chiến đã tái xuất hiện, song dưới một hình thức bị suy giảm và chúng bị bó hẹp lại nhiều về mặt gắn bó nội bộ và về vị trí tương đối trong nền kinh tế Nhật bản.
Chính vì vậy, mặc dù các công ty zaibatsu thời kỳ trước chiến tranh tự tập hợp lại với nhau dưới những cái tên cũ của họ và khôi phục những đặc điểm trước đây, nhưng hình thức và cách hoạt động đã khác đi một cách đáng kể so với những kiểu hồi trước chiến tranh về nhiều mặt. Hình thái quan trọng khác của tập đoàn công ty xuất hiện trong thời kỳ sau chiến tranh là một cụm lỏng lẻo những công ty công nghiệp được tổ chức xung quanh một ngân hàng lớn. Dần dần, những chuyển đổi trong cơ cấu và hoạt động của tập đoàn đã hình thành nên một mô hình mới: mô hình keiretsu.
Sự khác nhau giữa zaibatsu và keiretsu:
Trước chiến tranh, đa số cổ phần của những chi nhánh lớn là do các gia đình, công ty cổ phần hoặc chi nhánh khác nắm giữ. Sau chiến tranh, quyền sở hữu của gia đình đã bị bãi bỏ hoàn toàn và công ty cổ phần đã bị giải tán.
Hơn nữa, mô hình trước chiến tranh kết chặt với nhau được kiểm soát và chỉ đạo bởi một trung tâm, các tập đoàn thời kỳ sau chiến tranh là một liên hợp lỏng lẻo gồm những xí nghiệp độc lập cùng có những liên hệ chung của Zaibatsu cũ và một lợi ích chung nhất định. Mỗi chi nhánh cũ hiện nay là một hãng kinh doanh độc lập với những cổ đông và một ban giám đốc riêng. Phản ánh những thay đổi đó, danh từ group (tập đoàn) ngày càng được áp dụng nhiều hơn để mô tả mô hình trong thời kỳ sau chiến tranh chứ không phải zaibatsu, và sau này đổi thành keiretsu vì các tập đoàn này có những đặc trưng riêng.
Xu hướng hoạt động đa ngành trong một số lĩnh vực mới cũng làm làm yếu đi sự đoàn kết nội bộ của tập đoàn, tạo nên một mô hình mới keiretsu với liên kết lỏng lẻo hơn rất nhiều so với zaibatsu.
Một thay đổi khác nữa là sự phụ thuộc ngày càng chặt chẽ của các tập đoàn Nhật Bản vào những ngân hàng lớn. Mặc dù trước chiến tranh ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng đối với zaibatsu, nhưng sau chiến tranh, tình hình thiếu vốn và nhu cầu tái thiết gia tăng khiến cho các tập đoàn của Nhật bản ngày càng phụ thuộc vào các ngân hàng, biến ngân hàng trở thành yếu tố trọng tâm không thể thiếu trong các keiretsu.
2.2. Quá trình phát triển của Keiretsu:
Sau khi zaibatsu tan rã, các công ty nhỏ lẻ được liên kết lại với nhau thông qua mua bán để hình thành nên các liên kết ngang-dọc trong nhiều ngành. Khi có thể, keiretsu cũng trở thành nhà cung cấp cho nhau, tạo nên liên kết chiều dọc. Trong giai đoạn này, chính phủ ra chính sách thúc đẩy sự hình thành của những doanh nghiệp hiệu quả có thể trụ vững trước áp lực cạnh tranh của Thế giới.
Suy thoái của Nhật Bản thập kỷ 90 ảnh hưởng mạnh mẽ đến các keiretsu. Rất nhiều ngân hàng bị phá sản vì nợ xấu, buộc phải sáp nhập hoặc sụp đổ. Điều này cũng làm cho ranh giới giữa các keiretsu bị mờ đi, nghĩa là hệ thống keiretsu dần tan rã: ngân hàng Sumitomo và ngân hàng Mitsui đã sáp nhập thành Liên hiệp ngân hàng Somitomo Mitsui vào năm 2001, trong khi ngân hàng Sanwa (ngân hàng chính của tập đoàn Hankyu- Toho) trở thành Ngân hàng Tokyo- Mitsubishi UFJ. Hơn nữa, nhiều công ty ngoài hệ thống keiretsu, như Sony, bắt đầu phát triển hơn cả những đối thủ của mình trong hệ thống keiretsu. Nói chung, những sự việc này củng cố thêm ý kiến trong giới kinh doanh rằng hệ thống keiretsu không phải là một mô hình kinh doanh hiệu quả, dẫn tới việc các thành viên của keiretsu đang nới lỏng dần sự liên kết của mình. Tuy keiretsu vẫn tồn tại, nhưng họ không còn liên kết chặt chẽ và tập trung quyền lực như trước những năm 1990 nữa. Điều này làm tăng số lượng các doanh nghiệp mua bán và sáp nhập, vì các công ty không còn được các ngân hàng “bảo lãnh” như trước nữa, cũng như việc ngày càng có nhiều các cuộc kiện tụng phát sinh từ cổ đông độc lập.
3. Cơ cấu tổ chức đặc trưng của keiretsu:
3.1. Keiretsu chiều ngang:
Một keirestsu chiều ngang tiêu biểu không thể thiếu hai đơn vị trung tâm nhất của nó là ngân hàng chính và công ty thương mại tổng hợp ( được gọi là sogo shosha). Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố đặc trưng hình thành nên một keiretsu tiêu biểu như sau:
3.1.1. Cơ chế quản trị phân tán quyền lực:
Mỗi một công ty liên kết trong keiretsu rất độc lập về hoạt động kinh doanh và quản trị của mình. Họ có thể ra những quyết định độc lập liên quan đến công ty và đặt lợi ích tối đa của công ty lên trên lợi ích của tập đoàn.
Cả tập đoàn có một hội đồng quản trị là tập hợp những người đại diện của các công ty độc lập ( không nhất định là giám đốc). Đó là một hội đồng của những người đồng cấp họp bàn thường xuyên để quyết định những chính sách chiến lược của công ty. Mỗi một keiretsu thuộc Big 6 có một cuộc họp mặt hội đồng đặc biệt gọi là shacho-kai (họp mặt các giám đốc), được tổ chức hàng tháng. Những cuộc họp này nhằm định hướng chiến lược của tập đoàn, củng cố sự đoàn kết của tập đoàn, sắp xếp các hoạt động trong nội bộ và giải quyết các mâu thuẫn giữa các công ty thành viên. Tuy nhiên những cuộc họp mặt này không có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh của tập đoàn và các công ty thành viên. Chỉ khi có thay đổi lớn về môi trường kinh doanh, hoặc xuất hiện những vấn đề nóng không theo chiến lược vốn có của tập đoàn, các giám đốc mới tận dụng các cuộc họp này để bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm và thống nhất giải pháp cho cả tập đoàn. Nhưng trong những điều kiện thông thường, những cuộc họp này có tính chất như các hoạt động mang tính xã hội, gặp gỡ và giao lưu giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn nhiều hơn là bàn bạc các vấn đề về kinh doanh. Không có sự quản lý, lãnh đạo, các cuộc họp này không hơn một buổi họp câu lạc bộ. Điều này chứng tỏ rằng không có một ban điều hành chung cho cả tập đoàn. Tuy nhiên, đơn vị có quyền lực điều hành, giám sát thực sự đối với một tập đoàn là ngân hàng chính của tập đoàn đó.
Điều đáng chú ý là trong keiretsu có sự cạnh tranh gay gắt giữa một số công ty liên kết. Điển hình như 3 công ty công nghiệp nặng của Misubishi cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trong một số quy trình sản xuất trước khi chúng sáp nhập. Điều đó chứng tỏ các công ty của keiretsu cũng đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích của tập đoàn. Họ hợp tác với nhau là vì sự hợp tác đó sẽ có lợi cho công ty riêng của họ. Hơn nữa, khi các công ty mở rộng hoạt động đa ngành, họ không tự bó hẹp vào trong tập đoàn riêng của họ khi đi tìm những người cộng sự mà còn mở rộng ra bên ngoài.
3.1.2. Sở hữu chéo cổ phần:
Cổ đông cá nhân trong keiretsu rất phân tán và chỉ nắm giữ một tỷ lệ nhỏ cổ phần. Cổ đông pháp nhân là các công ty liên kết chiếm tỷ lệ tuyệt đối nhưng giữa các công ty này hiện tượng sở hữu chéo cố phân của nhau là phổ biến. Các công ty liên kết hàng ngang trong một keiretsu dù không liên quan đến nhau cũng mua cổ phân chéo của nhau. Tỷ lệ sở hữu cố phần lẫn nhau giữa các công ty liên kết trung bình trong tập đoàn Mitsui là 19%, trong tập đoàn Mitsubishi là 35%, Sumitomo là 27%, Fuyo là 15%, Sanwa là 16.5%, DKB là 12%. Điều đặc biệt là chính các ngân hàng đã khuyến khích sự trao đổi chéo cổ phần này giữa các doanh nghiệp liên kết, củng cố mối liên hệ giữa các công ty trong một keiretsu.
3.1.3. Ngân hàng chính- trung tâm của keiretsu:
Điều đặc biệt nhất trong mô hình tập đoàn keiretsu của Nhật Bản là mỗi một keiretsu đều có một ngân hàng chính và mọi hoạt động của các công ty lớn nhỏ trong keiretsu đều thực hiện xung quanh ngân hàng này. Tầm ảnh hưởng và sự tham gia sâu sát của ngân hàng chính đối với hoạt động kinh doanh cũng như sự tồn tại của keiretsu làm cho ngân hàng chính có vai trò vô cùng lớn đối với keiretsu và vượt xa chức năng của một ngân hàng trong nền kinh tế khác.
Có thể kể đến các chức năng của một ngân hàng chính tiêu biểu như sau:
- Chức năng tín dụng: Ngân hàng chính là nguồn vay lớn nhất của khoảng 70% công ty và nguồn vay lớn thứ hai của 17% công ty trong tổng số 873 công ty phi tài chính lớn nhất của Nhật Bản. Với các công ty nhỏ, con số này còn cao hơn nhiều. Ngân hàng giúp vực dậy, khôi phục, tái thiết các công ty công nghiệp của Nhật bản sau chiến tranh và cấp vốn cho tất cả những dự án lớn nhỏ của công ty.
- Cổ đông lớn và chủ nợ: Ngân hàng chính là cổ đông lớn thứ nhất của 16% các công ty lớn nhất, cổ đông lớn thứ hai của 22%, và cổ đông lớn thứ ba của 15%. Cùng với việc cho vay các khoản tiền vốn thông thường, kể cả ngắn hạn và dài hạn, các ngân hàng đã trở thành người mua nhiều trái phiếu công ty. Ước tính rằng các ngân hàng phải sở hữu khoảng 50% tổng số trái phiếu của công ty.
- Nhân tố sáng lập và xây dựng keiretsu: Có thể nói, thông qua chức năng cho vay, các ngân hàng chính là nhân tố trọng tâm đã hình thành nên hệ thống keiretsu như hiện nay. Bằng nhiều cách liên kết các công ty, ngân hàng chính là nhân tố đã xây dựng nên một bộ tập đoàn công nghiệp kinh doanh trong nhiều ngành khác nhau với bản thân là hạt nhân. Chính những ngân hàng này đã khuyến khích những công ty khách hàng lớn của họ hợp tác với nhau trong việc đa dạng hóa kinh doanh vào nhiều lĩnh vực mới và thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một số tổ hợp công ty, do đó, đã được nhiều công ty cùng nhau thiết lập vì họ có cùng mối liên hệ ngân hàng chung. Trong những trường hợp này, đại bộ phận số vốn cần thiết là do các ngân hàng chính cung cấp. Để tăng khả năng cạnh tranh của những công ty khách hàng, và tăng sự đoàn kết giữa họ với nhau, các ngân hàng còn thúc đầy các hình thức sáp nhập và những kiểu hành động chung giữa các công ty thành viên của mình.
- Kiểm soát tín dụng: ngân hàng chính thay thế cho những tổ chức có chức năng rà soát và quản lý tín dụng như tổ chức đánh giá trái phiếu và tín dụng, tổ chức phân tích chứng khoán ở các nền kinh tế khác. Nguyên nhân là do hệ thống kế toán doanh nghiệp và vấn đề công khai tài chính chưa phát triển ở Nhật Bản. Không có một hệ thống kế toán hợp nhất, mặc dù các công ty lớn có mạng lưới chi nhánh rông lớn. Hệ thống kiếm toán độc lập kém phát triển ở Nhật Bản. Vì thế các ngân hàng lớn phải trực tiếp tham gia điều khiển hoạt động của doanh nghiệp và đánh giá rủi ro.
- Nhà tư bản mạo hiểm: Do các ngân hàng có chức năng kiểm soát tín dụng nên họ hiểu rõ tình hình kinh doanh của các tập đoàn. Họ biết rõ những tiến bộ công nghệ và tiến trình phát triển R&D. Thậm chí ngân hàng còn đề nghị cho vay thêm để thúc đẩy công nghệ đó lên một trình độ cao hơn nếu ngân hàng cảm thấy cần thiết, ngay cả khi các nhà quản lý công ty chưa nghĩ tới.
- “Bác sĩ” của công ty: Ngân hàng chính chịu trách nhiệm giám sát tổng quát hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Ngân hàng hiểu rõ hơn ai hết mọi tình huống nguy hiểm có thể xảy ra đối với các công ty, chứ không phải là những công ty bảo hiểm. Có thể nói các công ty lớn của Nhật Bản khó có thể phá sản ngay cả sau khủng hoảng tài chính ở Đông á, vì ngân hàng chính là một thế lực rất lớn sẵn sàng ra tay để cứu một công ty gắn bó với nó bằng mọi cách. Khi công ty gặp khó khăn, ngân hàng chủ động đưa ra mọi biện pháp khắc phục: mở rộng các khoản vay mới, giảm lãi xuất cho những khoản nợ cũ, thậm chí xóa nợ hoàn toàn nếu cần thiết. Trong trường hợp xấu những biện pháp trên là không đủ, thì chính ngân hàng sẽ thay thế đội ngũ quản lý cũ bằng cách gửi một số giám đốc có thẩm quyền quản lý, thường là chuyên viên cấp cao của ngân hàng, xuống công ty để điều hành. Về thực chất, ngân hàng đang điều khiển từ xa đối với công ty thông qua hệ thống chuyên viên được gài vào bên trong công ty.
3.1.4. Công ty thương mại tổng hợp (sogo shosha):
Vai trò và ảnh hưởng của các công ty thương mại tổng hợp này cũng tương đương ngân hàng chính trong mỗi keiretsu. Các công ty thương mại hoạt động để trợ giúp cho công việc kinh doanh của tất cả các công ty lớn nhỏ trong tập đoàn, bất kể là
lĩnh vực thương mại nào và ở đâu trên Thế Giới.
- Hoạt động thương mại: Shosha có thể mua nguyên vật liệu và bán sản phẩm hoàn thiện, nhập khẩu hàng hóa và phân phối, mua hàng, vận chuyển và lưu trữ. Họ còn đầu tư ra nước ngoài và vào những dự án kinh tế lớn mà các công ty nhỏ không thể thực hiện được.
- Chức năng trung gian: Đặc điểm nổi bật nhất của các shosha là trợ giúp và làm trung gian trong hầu hết tất cả các giao dịch thương mại từ lớn đến nhỏ. Bất kỳ nơi đâu có giao dịch thương mại là ở đó có sự tham gia của shosha, và họ tham gia vào bất kỳ ngành hàng nào. Có một khẩu hiệu phổ biến của shosha là “from noodles to missiles” ( từ mì ống tới tên lửa). Họ kết nối bên mua và bên bán, cung cấp thông tin phát triển và thị trường cho khách hàng, giúp các khách hàng giải quyết những khó khăn khi làm việc với môi trường nước ngoài, đối mặt với vấn đề về ngoại tệ, ngôn ngữ, và cả chính phủ. Thậm chí họ còn làm trung gian cho cả những giao dịch không liên quan gì đến keiretsu hay nước Nhật. Một giao dịch ở bên Mỹ của hai công ty Mỹ cũng có thể có sự trung gian của shosha. Mục đích của shosha cũng là để xây dựng mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Hơn nữa, số lượng giao dịch mà một shosha thực hiện được khẳng định vị trí và xếp hạng của shosha trong ngành.
Nhưng chủ yếu các shoshs không làm trung gian hàng hóa mà trung gian về tín dụng. Một hoạt động trung gian của shosha diễn ra như sau: Bên mua đặt hàng, bên bán giao hàng. Bên mua đưa hóa đơn A cho shosha, shosha đưa hóa đơn B cho bên bán. Bên B chiết khấu hóa đơn đó cho ngân hàng để lấy tiền, shosha có nhiệm vụ trả tiền cho ngân hàng. Sau đó bên mua sẽ thanh toán cho Shosha cộng thêm một khoản tiền lãi.
Trong nhiều trường hợp, nếu như hóa đơn A và hóa đơn B có cùng thời hạn, thì coi như shosha không cung cấp tín dụng. Và như vậy, vai trò của shosha trong trường hợp này chỉ là bảo hiểm cho việc buôn bán kinh doanh của hai bên.
Chức năng tín dụng: Một chức năng quan trọng khác của shosha là vay tiền từ ngân hàng sau đó dùng tiền để cho hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, vì các ngân hàng lớn không muốn làm việc trực tiếp với những công ty này. Việc vay tiền từ các shosha của doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với ngân hàng vì shosha nắm rõ nhất hoạt động của những công ty này.
3.1.5. Giám đốc chỉ định:
Những đơn vị quyền lực nhất của một keiretsu- ngân hàng chính, công ty thương mại tổng hợp, công ty cốt lõi của keiretsu chiều ngang, hay công ty mẹ của keiretsu chiều dọc đều đưa các chuyên viên của mình về làm việc trong các Hội đồng quản trị của những công ty nhỏ hơn.
Nguyên nhân:
Do chế độ thăng tiến và bổ nhiệm cứng nhắc: hàng năm có rất nhiều các chuyên viên được thăng cấp bậc lên đến chức vụ gần với vị trí giám đốc. Một số được đưa vào hội đồng quản trị, còn lại hoặc phải làm những công việc nhàn rỗi, hoặc buộc nghỉ hưu sớm. Giải pháp tốt nhất là đề bạt họ làm giám đốc của những công ty khác, đặc biệt là những keiretsu chiều dọc.
Chế độ bổ nhiệm này là biểu hiện cho mối quan hệ của hai công ty và là kênh cung cấp thông tin lẫn nhau cho các công ty thành viên liêt kết. Việc đưa các chuyên viên của mình xuống làm việc tại công ty con cũng là cách để các công ty lớn và ngân hàng chính kiểm soát họat động của những công ty này.
Chủ yếu là các ngân hàng, shosha và các công ty quan trọng khác chuyển nhân sự vào các công ty cốt lõi, đến lượt các công ty này lại chuyển nhân sự của mình xuống keiretsu chiều dọc của họ. Đặc biệt là các ngân hàng thường xuyên chuyển nhân sự vào các công ty vay tiền của họ. Cách làm này thịnh hành đến nỗi người ta rất ít thấy được một ban giám đốc của một công ty công nghiệp lớn mà lại không có ít nhất một quản trị viên cũ của ngân hàng chính của nó nằm ở đấy. Các ngân hàng tạo ra một sức ép rất lớn đối với những công ty khách hàng bằng cách đưa người của họ vào những vị trí cthen chốt. Những người này xin thôI vị trí cũ của họ ở ngân hàng để nhận một vị trí quản lý cao nhất với toàn bộ thời gian tại một công ty khách hàng. Họ đảm nhiệm những nghiệp vụ ngân hàng của công ty và phục vụ như những viên chức liên lạc giữa công ty và ngân hàng.
3.1.6. Vay vốn trong nội bộ tập đoàn:
Nguyên nhân để các tập đoàn của Nhật Bản có thể tăng trưởng về cả quy mô và và thị phần là đầu tư vốn. Từ giữa những năm 1950, các công ty của Nhật Bản đã vay rất nhiều để đầu tư, bao gồm cả các thành viên trong tập đoàn, và những khoản vay đó đều được trả một cách sòng phẳng.
3.2. Keiretsu chiều dọc:
Keiretsu chiều dọc hình thành từ những công ty lớn của Nhật Bản là những liên doanh công nghiệp theo quyền riêng của họ. Họ có dưới quyền kiểm soát một mạng lưới các chi nhánh, vệ tinh, hoặc xí nghiệp liên kết, và một hình chóp những cơ sở thầu lại. Những công ty nhỏ này dựa vào công ty lớn tùy theo mức độ khác nhau, không chỉ về kinh doanh, mà còn về sự trợ giúp tài chính , kỹ thuật và quản lý, và những hoạt động của họ liên kết ở một mức độ rất lớn với những công ty rất lớn.
3.2.1. Công ty liên kết và công ty thành viên:
Tùy theo sự mật thiết của những liên hệ ràng buộc với công ty lớn mà các công ty nhỏ được xếp vào hai loại lớn: công ty liên kết và công ty thành viên.Một công ty đầu đàn coi một xí nghiệp là một tổ chức liên kết khi nó đáp ứng được một trong ba yêu cầu sau: 1) Công ty mẹ là cổ đông lớn nhất, 2)Công ty mẹ là một cổ đông nhỏ, song ở một vị trí có thể chọn lựa viên chức quản lý cầm đầu của xí nghiệp vệ tinh, 3)Công ty mẹ có một hợp đồng về quản lý. Công ty thành viên có một mối quan hệ xa cách hơn với công ty chính, vì quan hệ về sở hữu của nó đối với công ty chính hoặc không có hoặc yếu. Những công ty nhỏ gắn bó với công ty chính trước hết thông qua một mối quan hệ kinh doanh bình thường. Đa số các xí nghiệp thuộc loại này là những cơ sở thầu lại (outsource).
3.2.2. Những quan hệ với công ty liên kết:
Những chi nhánh này thực hiện nhiều chức năng khác nhau đối với công ty mẹ. Một số cung cấp nguyên liệu, một số khác thực hiện những nghiệp vụ thầu lại, cung ứng những bộ phận tách rời và linh kiện cho công ty mẹ, và một số nữa thực hiện những chức năng tiêu thụ hàng ở thị trường. Còn một số nữa tiến hành nhiều hình thức của những chức năng phù trợ cho công ty mẹ, như bảo dưỡng vận tảivà những công việc bảo vệ và vệ sinh công nghiệp. Một số chi nhánh được thiết lập hoặc mua lại với mục đích cấp bách để thực hiện chương trình đa dạng hóa của họ. Tuy nhiên, có một nguyên nhân không được công khai trong việc mở rộng những chi nhánh ở Nhật Bản là yêu cầu của công việc quản lý là phải tìm ra những công việc thích hợp cho những nhân viên về hưu. Lề lối cổ truyền thuê mượn công nhân suốt đời đòi hỏi phải bảo đảm cho mỗi công nhân trong biên chế một công việc làm cho đến lúc người này về hưu, mà tuổi về hưu là rất sớm do người Nhật cho rằng họ phải nhường cơ hội lại cho những người trẻ. Trong hệ thống khép kín của Nhật Bản người về hưu khó có thể tìm được việc làm ở công ty khác, vì vậy cách làm thông thường của ban quản trị công ty là tìm ra công việc thích hợp cho những người này, nhất là những người thuộc hàng ngũ quản lý trong những chi nhánh của công ty. Các nhân viên quản lý và giám sát trong phần lớn các chi nhánh của các công ty quan trọng là những nhân viên đã về hưu của công ty chính.
3.2.3. Quan hệ với những công ty thành viên:
Đại đa số các công ty thành viên thực ra là những cơ sở thầu lại. Nhiều công ty công nghiệp Nhật Bản đã sử dụng rộng rãi những cơ sở thầu lại, làm cho các cơ sở này trở thành một thành phần quan trọng và không thể thiếu được trong quy trình sản xuất. Trong những ngành công nghiệp ô tô, máy công cụ, đồ điện dùng cho gia đình, vai trò của những cơ sở thầu lại đặc biệt quan trọng. Trung bình số tiền trả cho các cơ sở thầu lại chiếm trên 50% giá thành của những hàng hóa mà những công ty công nghiệp lớn bán ra.
Việc sử dụng các cơ sở thầu lại không chỉ giới hạn vào việc chế tạo các bộ phận rời hoặc linh kiện. Trong một số ngành công nghiệp, các cơ sở thầu lại còn thực hiện những khâu, đoạn khác nhau của một quy trình sản xuất đã định, hoặc chế tạo sản phẩm hoàn tất cho công ty lớn. Ví dụ, những nhà chế tạo sợi tổng hợp sử dụng rộng rãi các cơ sở thầu lại trong các quy trình kéo sợi, nhuộm và dệt của họ. Một cách làm thông thường là giao cho các cơ sở thầu lại chế tạo rất nhiều sản phẩm hoàn tất khác nhau để cuối cùng đem bán cho người tiêu dùng dưới nhãn hiệu của công ty chính.
4. Những điểm mạnh của mô hình keiretsu:
Sự tham gia của ngân hàng tạo nên sức mạnh cho keiretsu trong giai đoạn đầu phát triển:
Do bị phá hủy nặng nề vì chiến tranh và bị tan rã trong thời kỳ tiếp theo, các công ty công nghiệp của Nhật bản muốn khôi phục thì hầu như phải thay thế toàn bộ cơ sở vật chất. Những thay thế đó đòi hỏi số vốn khổng lồ. Điều đáng lưu ý là, thị trường chứng khoán lúc đó trung bình chỉ cấp được chưa đầy 10% tổng số vốn yêu cầu. Vì vậy, nhờ có sự ưu đãi tín dụng của các ngân hàng lúc đó, các công ty công nghiệp lớn của Nhật Bản mới có thể khôi phục một cách đáng kể sau chiến tranh. Ngân hàng còn giúp các công ty rất nhiều trong việc tăng sức mạnh của những công ty thành viên bằng cách cung ứng một lượng lớn vốn để các công ty mở mang vào nhiều ngành công nghiệp tăng trưởng mới như hóa chất, ô tô, hóa dầu, sợi tổng hợp .v.v
Mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng và công ty giúp cho công ty có thể tiếp cận với nguồn vốn dồi dào một cách thuận tiện và cũng làm giảm rủi ro cho ngân hàng. Với tư cách là một cổ đông lớn, một “bác sĩ” của công ty, ngân hàng hiểu biết rõ tình trạng hoạt động của công ty. Khi một công ty cần một khoản vay lớn thì không cần phải giải thích chi tiết về kỹ thuật, các ngân hàng cũng đã biết rõ về trình độ công nghệ và triển vọng phát triển của tập đoàn, trong khi các “ngân hàng ngoài” sẽ phải mất nhiều tháng để thẩm định bản kế hoạch này. Sự hiểu biết rộng rãi của ngân hàng đối với công ty vay nợ giúp họ tránh được những mối nguy hiểm không nhìn thấy được đối với khoản nợ. Ngân hàng chính có một tiếng nói rất lớn trong tập đoàn. Khi một công ty có vẫn đề mâu thuẫn với một công ty khác trong tập đoàn, hay với khách hàng, chỉ cần một tiếng nói của ngân hàng là mọi mọi chuyện sẽ được giải quyết.
Khi đã phát triển, các công ty đó đều là những công ty lớn, độc lập, có thể vươn tới nhiều nguồn vốn khác nhau khi thực sự cảm thấy sự dính líu của ngân hàng vào những quyết định quản trị của mình là quá đáng. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để giành lấy tiền ký gửi và cho vay có tác động theo chiều hướng có lợi cho họ. Do đó, mối quan hệ giữa ngân hàng thành phố và những công ty khách hàng của nó thường được quyết định bởi những nhân tố như thành tựu của công ty, những nhân vật dính líu, mối quan hệ trong quá khứ của công ty đối với ngân hàng, và thầm quyền quản lý của công ty. Chính vì vậy, đây có thể coi là chìa khóa hạn chế sự lũng đoạn của các ngân hàng đối với việc quản trị của công ty. Nếu khắc phục được điều này các công ty có thể yên tam duy trì mối quan hệ này.
4.2. Thế mạnh từ hoạt động hỗ trợ của các shosha:
Hoạt động trung gian của các shosha làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh suôn sẻ hơn, nhất là khi các doanh nghiệp phải trả tiền mặt và làm việc với những đối tác công ty ít biết đến. Dù shosha chỉ đơn thuần đóng vai trò bảo đảm giữa các bên giao dịch mà không cấp tín dụng, các công ty đều phụ thuộc rất nhiều vào các shosha vì họ có thể yên tâm làm việc với một đối tác mới mà không phải lo lắng gì vì đã có shosha đứng ra bảo đảm cho hai bên. Và nếu như một bên đối tác có lâm vào tình trạng vỡ nợ, shosha cũng đứng ra để cứu khoản lỗ đó. Hơn nữa, theo cách này, bên bán không gia hạn tín dụng cho những công ty nhỏ, mà là gia hạn tín dụng cho một công ty thương mại khổng lồ là shosha.
Việc shosha cấp tín dụng cho các công ty nhỏ và vừa cũng gây ít rủi ro hơn đối với ngân hàng. Các ngân hàng không cần phải mất công điều tra tình hình tài chính và thực trạng hoạt động của hàng ngàn công ty nhỏ đó, mà chỉ cần tin cậy vào hoạt động của shosha. Và khi có rủi ro xảy ra, shosha cũng là người gánh chịu mọi tổn thất trước ngân hàng. Khi một công ty rơi vào nguy hiểm và có khả năng không trả được nợ cho shosha, shosha có thể thực hiện các biên pháp để cứu công ty này mà không gây nhiều tai tiếng như ngân hàng.
Trong phạm vi một keiretsu, các hoạt động tín dụng của shosha không chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt của chính phủ như đối với ngân hàng, nên shosha có thể cho các doanh nghiệp vay một cách thuận lợi. Và tín dụng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong keiretsu. Nhờ có các khoản vay linh hoạt mà các công ty của Nhật có một tốc độ phát triển thần kỳ trong một thời gian dài. Shosha cũng sẽ không bao giờ phải đàm phán vay vốn với n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7321.doc