1
MỤC LỤC
Mở đầu 1
Phần I. Xác định danh mục HĐCI BC - VT tính doanh thu 2
I. Một số vấn đề lý luận chung 2
1. Khái niệm, bản chất và tiêu chí xác định HĐCI 2
1.1. Khái niệm HĐCI 2
1.2. Một số nội dung cơ bản của cơ chế quản lý HĐCI của nhà nước 2
1.3. Bản chất kinh tế của HĐCI 3
2. Biểu hiện HĐCI trong lĩnh vực BC - VT 4
2.1. HĐCI trong lĩnh vực BC - VT 4
2.2. Biểu hiện HĐCI trong lĩnh vực BC- VT 5
2.3. Khái niệm và bản chất doanh thu từ HĐCI trong lĩnh vực BC - VT của Tổng Công ty 6
II. Xác định danh mục HĐCI doanh thu 7
1. HĐCI trong lĩnh vực BC - VT của Tổng Công ty 7
2.Danh mục HĐCI BC - VI tính doanh thu 10
2.1. Tổ chức thực hiện các loại HĐCI BC - VT của TCT 10
2.2. Hoạt động công ích loại 2 14
2.3. Hoạt động công ích loại 3 phổ cập dịch vụ BC - VT PHBC theo yêu
cầu của nhà nước 16
2.4. Hoạt động công ích loại 4 17
2.5. Hoạt động công ích loại 5 18
3. Danh mục HĐCI BC - VT tính doanh thu 18
Phần II. Phương pháp xác định doanh thu thực hiện HĐCI BC - VT 20
I. Tình hình quản lý và hạch toán doanh thu BC - VT 20
1. Tình hình quản lý và hạch toán doanh thu BC - VT 20
2. Mối quan hệ phân chia doanh thu cước giữa VNPT với các đối tác bên ngoài và các đơn vị thành viên 20
3. Mối quan hệ giữa doanh thu HĐCT và HĐKD 22
II. Phương pháp xác định doanh thu thực hiện HĐCI BC - VT 23
1. Nội dung cơ bản của phương pháp xác định 23
1.1. Mục tiêu, yêu cầu nguyên tắc cơ bản xác định doanh thu HĐCI
BC - VT 23
1.2. Nội dung cơ bản phương pháp xác định doanh thu HĐCI 25
2. Phương pháp xác định doanh thu HĐCI BC - VT 26
2.1. Phương pháp 1 27
2.2. Phương pháp 2 29
2.3. Phương pháp 3 33
2.4. Ưu điểm 36
2.5. Khó khăn 37
2.6. Điều kiện áp dụng phương pháp 37
3. Xác định doanh thu thực hiện HĐCI BCI - VT 37
3.1. Xác định doanh thu từ hoạt động công ích loại I 38
3.2. Xác định doanh thu hệ I các BĐTT 39
4. Xác định doanh thu HĐCI 40
4.1. Xác định doanh thu HĐCI loại 2 40
4.2. Xác định doanh thu HĐCI loại 4 50
4.3. Tập hợp doanh thu 4 loại HĐCIBC - VT toàn TCT 52
5. Phân tích, tính thử phương pháp xác định doanh thu HĐCI 52
5.1. Hoạt động của Hệ I 53
5.2. Cung cấp dịch vụ BC-VT và PHBC tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các xã khó khăn theo yêu cầu của nhà nước 53
5.3. HĐCI loại 3 53
5.4. HĐCI loại 4 54
Kết luận 57
61 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu phương pháp xác định doanh thu từ HĐCI trong lĩnh vực BC, VT của Tổng công ty BC-VT Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch toán riêng.
+ Ghi chép ban đầu
+ Dịch vụ được hạch toán theo nhóm
+ Ghi chép ban đầu
+ Doanh thu cước bình quân DTCbp
4
Cung cấp dịch vụ BC-VT, PHBC phục vụ chống và khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ dịch bệnh, hoả hoạn cứu nạn.
- Tính chất của việc phục vụ ảnh hưởng tình hình ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
- Tổ chức thực hiện dịch vụ Bưu chính viễn thông của TCT
Ghi chép ban đầu
5
Cung cấp các dịch vụ BC-VT, PHCB xtheo chính sách xã hội của nhà nước
- Quy chế chính sách xã hội của nhà nước
Từ đó ta có thể nhận thấy việc tìm ra phương pháp xác định doanh thu HĐCI BC-VT là việc làm cần thiết giúp cho các cấp quản lý có được phương pháp đánh giá hiệu quả HĐCI BC-VT từ góc độ kinh tế.
Dẫn đến bài toán đặt ra là: Tìm cách xác định doanh thu thực sự của HĐCI BC-VT của Tổng công ty.
Phần II - Phương Pháp Xác Định Doanh Thu
Thực Hiện HĐCI BC-VT
I. Tình Hình Quản Lý Và Hạch Toán Doanh Thu BC-VT
1. Tình hình quản lý và hạch toán doanh thu BC-VT
a- Tại quầy giao dịch ( Gồm cả BĐ- VHX, đại lý Bưu điện)
Các giao dịch viên có nhiệm vụ thu đúng và ghi chép đầy đủ số tiền thu được do cung cấp dịch vụ BC-VT vào các hoá đơn, chứng từ sổ sách nghiệp vụ theo quy định của tổng công ty. Hàng tháng giao các giao dịch viên tập hợp doanh thu, sản lượng theo biểu quy định gửi về Bưu điện huyện.
b- Tại Bưu điện huyện:
Bưu điện huyện có nhiệm vụ quản lý các khoản thu phát sinh tại các Bưu cục 3, đại lý Bưu điện, điểm BĐ VHX, định kỳ 10 ngày một lần thu tiền phát sinh tại các Bưu cục, điểm BĐVHX, đại lý Bưu điện theo quy định của Bưu điện tỉnh; Cuối tháng Bưu điện huyện tập hợp doanh thu, sản lượng của huyện gửi lên BĐ tỉnh.
c- Tại Bưu điện tỉnh.
- BĐ tỉnh tập hợp doanh thu, sản lượng các huyện gửi lên
- BĐ tỉnh quản lý doanh thu của BĐ huyện và công ty BĐ-ĐT.
2. Mối quan hệ phân chia DTC giữa VNPT với các đối tác bên ngoài và giữa các đơn vị thành viên.
a- Mối quan hệ phân chia DTC giữa các đơn vị thành viên
+ Doanh thu phát sinh:
- Doanh thu kinh doanh phát sinh
- Doanh thu hoạt động khác
+ Doanh thu kinh doanh phát sinh bao gồm:
- Doanh thu BC-VT phát sinh
- Doanh thu kinh doanh khác
. Doanh thu BCVT phát sinh là toàn bộ doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ BC-VT phát sinh trong kỳ.
. Doanh thu kinh doanh khác là doanh thu của các đơn vị được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác ngoài dịch vụ BC-VT được hạch toán riêng. Các hoạt động kinh doanh khác ngoài dịch vụ BC-VT bao gồm; Tư vấn, xây lắp công trình xây dựng cơ bản; Kinh doanh phát triển phần mền tin học; Bán hàng hoá thương mại và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoai dịch vụ BC-VT được cơ quan có thẩm quyền nhà nước và tổng công ty cho phép.
+ Doanh thu hoạt động khác: Bao gồm các khoản thu từ hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường.
- Thu từ hoạt động chính: Thu từ các hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, mua bán trái phiếu, tín phiếu
- Thu từ hoạt động bất thường: Bán vật tư, hàng hoá dôi thừa; chuyển nhượng thanh lý tài sản; Nợ khó đòi nay đòi được.
Doanh thu kinh doanh dịch vụ BC-VT phân chia
+ Chia doanh thu trong nội bộ BĐTT là việc chia doanh thu giữa BĐ huyện, thị xã và công ty điện báo- Điện thoại khi thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông như sau:
- Chấp nhận hợp đồng phát triển thuê bao viễn thông, phát triển dịch vụ mới Bưu điện Huyện, thị xã hưởng 10% theo doanh thu hoạt động này.
- Bán các loại sim và thẻ trả trước: Bưu điện huyện thị xã hưởng 8% theo doanh thu của hoạt động này.
+ Doanh thu BC-VT phân chia trong nội bộ khối hạch toán phụ thuộc là doanh thu phân chia giữa các đơn vị trong khối hạch toán phụ thuộc như phân chia giữa các đơn vị:
- Với VDC về các dịch vụ Internet, truyền số liệu
- Với VTI về dịch vụ HCD, Collect call
- Với VPSC về dịch vụ tiết kiệm Bưu điện và các phân chia khác theo quy định của TCT.
+ Doanh thu BC-VT phân chia ngoài khối HTPT là doanh thu phân chia giữa các đối tác BCC theo hợp đồng ký kết; với VMS theo quy định của Tổng công ty và các phân chia khác (nếu có) theo quy định hoặc thoả thuận.
b-Mối quan hệ phâ chia DTC giữa VNPT với các đối tác bên ngoài.
Hiện nay, tổng công ty thanh toán cước kết nối dịch vụ điện thoại sử dụng giao thức IP (VoiIP) với các doanh nghiệp khác:
+ Điện thoại nội hạt:
- Liên lạc giữa mạngđiện thoại nội hạt của Tổng công ty BC-VT Việt Nam và mạng điện thoại nội hạt của các doanh nghiệp mới.
- Liên lạc giữa các mạng điện thoại nội hạt của doanh nghiệp mới.
+ Điện thoại đường dài:
- Mạng nội hạt gọi đi hưởng 18% cước thu khách hàng.
- Mạng nội hạt có cuộc gọi đường dài đến hưởng 15% cước thu khách hàng.
- Mạng đường dài hưởng 67% cước thu khách hàng.
+ Điện thoại di động.
- Liên lạc giữa mạng điện thoại di động của các TCT và mạng điện thoại di động của doanh nghiệp mới.
- Liên lạc giữa mạng điện thoại di động của các doanh nghiệp mới
- Liên lạc giữa mạng điện thoại di động của TCT với mạng cố định của doanh nghiệp khác.
+ Điện thoại quốc tế:
- Chiều đi quốc tế: tính tiền thu cước khách hàng chiều đi.
- Chiều quốc tế đến: tính trên cước thanh toán quốc tế chiều đến.
Trên đây là các quan hệ phân chia DTC trong nội bộ VNPT và giữa VNPT với các doanh nghiệp khác.
3. Mối quan hệ giữa doanh thu HĐCI và HĐKD.
Trên có sở các đặc điểm về HĐCI BC-VT ; tổ chức sản xuất; quản lý tài chính của Tổng công ty, cho thấy: hiện nay Tổng công ty đang hạch toán chung HĐCI và HĐKD BC-VT; và việc hạch toán riêng 2 lĩnh vực nói trên là hết sức khó khăn phức tạp.
Theo cơ chế hạch toán tập trung hiện nay của Tổng công ty thì các BĐTT có nhiệm vụ thu cước của cả Tổng công ty tại đơn vị mình, sau đó nộp về Tổng công ty. Như vậy, doanh thu của HĐCI BC-VT và HĐKD BC-VT hiện chưa được hạch toán riêng.
Hiện nay TCT đã hạch toán riêng 65 dịch vụ BC-VT (biểu B08 - KTNB), đây là sở cứ quan trọng để xác định doanh thu HĐCI BC-VT. Tuy nhiên, chưa phải là điều kiện đủ để xác định được doanh thu HĐCI BC-VT.
Nhận xét chung: Từ nghiên cứu tình hình thực tế tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vu BC - VT của Tổng Công ty cho thấy: Hạch toán doanh thu từ nơi phát sinh đến TCT chưa có sự phân biệt doanh thu HĐCI và doanh thu HĐKD BC-VT. Do đó, muốn xem xét được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá kết quả kinh tế của HĐCI BC-VT của TCT đòi hỏi công tác quản lý của TCT phải bóc tách được doanh thu HĐCI và doanh thu HĐCI BC-VT của mình.
II. Phương pháp xác định doanh thu thực hiện HĐCI BC-VT
1. Nội dung cơ bản của phương pháp xác định
1.1. Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc cơ bản xác định doanh thu HĐCI BC-VT.
Về tổng thể, xác định doanh thu HĐCI BC-VT là tập hợp các khoản thu tương ứng với các hoạt động công ích BC-VT có cước tham gia tạo nên doanh thu của Tổng công ty.
a- Mục tiêu xác định doanh thu HĐCI BC-VT.
Xác định doanh thu HĐCI BC-VT của Tổng công ty nhằm:
- Làm cơ sở tính toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ BC-VT của Tổng công ty.
- Làm cơ sở để kiến nghị các chính sách, cơ chế kinh tế hỗ trợ cho HĐCI BC-VT của Tổng công ty.
b- Yêu cầu của các phương pháp xác định doanh thu HĐCI BC-VT.
- Tuân thủ các quyết định, văn bản, qui định và các chính sách phát triển lĩnh vực BC-VT của Nhà nước, Tổng công ty.
- Đảm bảo thuận tiện, đơn giản trong việc tính toán, quản lý, đối soát.
- Phải đảm bảo phản ánh được bản chất, phù hợp với điều kiện tổ chức mạng lưới, tổ chức sản xuất kinh doanh hiện tại.
- Đảm bảo không gây xáo động lớn cho hệ thống thống kê hiện hành.
c- Căn cứ xác định doanh thu của HĐCI BC-VT.
- Các quy định của Nhà nước về HĐCI nói chung và HĐCI BC-VT nói riêng.
- Các văn bản về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh, phục vụ dịch vụ BC-VT của Tổng công ty.
- Tổ chức khai thác dịch vụ BC-VT CI của Tổng công ty.
- Tình hình phát triển mạng lưới.
- Tình hình số liệu thực tế hiện có.
d- Nguyên tắc xác định Doanh thu của HĐCI BC-VT
- Tính đúng, tính đủ DTC của HĐCI.
- Không chồng chéo, không tính trùng
- Phương pháp xác định doanh thu phải đảm bảo có thể tính được, có thể quản lý được.
- Đảm bảo tính cân đối chung toàn Tổng công ty.
- Đảm bảo hợp lý một cách tương đối.
1.2. Nội dung cơ bản phương pháp xác định doanh thu HĐCI
Chỉ tiêu doanh thu HĐCI BC-VT là cơ sở cho việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phụcvụ BC-VT của Tổng công ty. Từ đó, tạo cơ sở cho các nhà quản lý có thể kiến nghị những chính sách kinh tế hỗ trợ đối với HĐCI BC-VT của Tổng công ty. Trên cơ sở nghiên cứu dặc điểm HĐCI BC-VT ảnh hưởng đến việc xác định chỉ tiêu, nội dung cơ bản của phương pháp xác định chỉ tiêu thực chất là xác định doanh thu thực các HĐCI BC-VT có thu cước của Tổng công ty.
DTHĐCI - TCT= ồDTHĐCI đơn vị
DTHĐCI - TCT = DTHĐCI 1 + ồ( DTHĐCI2 + DT HĐCI3 + DTHĐCI4)j
Trong đó j là số đơn vị thực hiện HĐCI có thu cước BĐTT (j =1á61)
- DTHĐCI TCT:Doanh thu HĐCI BC-VT của tổng Công ty
- DTHĐCI1 Doanh thu HĐCI BC-VT loại 1 của tổng Công ty
- DTHĐCI2 Doanh thu HĐCI BC-VT loại 2 của tổng Công ty
- DTHĐCI3 Doanh thu HĐCI BC-VT loại 3 của tổng Công ty
- DTHĐCI4 Doanh thu HĐCI BC-VT loại 4 của tổng Công ty
Công thức xác định chỉ tiêu doanh thu HĐCI BC-VT của Tổng công ty như sau:
1.3 Các phương pháp xác định doanh thu HĐCI BC-VT
Để xác định doanh thu HĐCI BC-VT của TCT, nhóm nghiên cứu phải nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT nói riêng như:
- Đặc điểm HĐCI BC-VT TCT ảnh hưởng đến việc xác định doanh thu HĐCI BC-VT.
- Khái niệm, bản chất của chỉ tiêu doanh thu HĐCI trong nội dung, phạm vi nghiên cứu của báo cáo;
- Mối quan hệ về thống kê sản lượng, hạch toán doanh thu các dịch vụ Bưu chính viễn thông của Tổng công ty hiện nay.
- Tổ chức sản xuất và khai thác thực hiện các dịch vụ Bưu chính viễn thông công ích của TCT.
Các phương pháp xác định doanh thu đã được đề cập trong nhiều tài liệu. Tuy nhiên, để xác định doanh thu HĐCI phải vận dụng và tham khảo các cơ sở sau:
+ Theo số tư liệu ghi chép ban đâù:
Là việc thống kê sản lượng các dịch vụ BC-VT hoàn chỉnh có cước tại các đầu đi của quá trình sản xuất sản phẩm BC-VT trên phạm vi toàn quốc.
+ Sản lượng dịch vụ BC-VT CI và doanh thu cước bình quân:
Là xác định doanh thu dịch vụ công ích hoàn chỉnh theo nhóm dịch vụ (chưa có điều kiện thống kê sản lượng và hạch toán doanh thu theo từng dịch vụ riêng biệt) trên cơ sở xác định doanh thu cước bình quân (DTCbq).
+ Tương quan chi phí giữa các công đoạn:
là xác định các tỷ lệ chia cước do các bên tham gia dựa trên mức giá thành sản phẩm công đoạn của mình. Phần mỗi nhận được qua thoả thuận phải thể hiện tương đối mức độ đóng góp của bên tham gia và ít nhất là đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra. Thả cước thu được của khách hàng cho bộ phận HĐKD của TCT.
2. Phương pháp xác định doanh thu HĐCI BC-VT
Để đảm bảo tính ổn định của phương pháp, đề tài không giải quyết từng dịch vụ BC-VT mà đi vào xác định doanh thu HĐCI cho từng loại HĐCI. Sau đó, tuỳ từng thời kỳ, phụ thuộc vào mục tiêu của nhà quản lý, và căn cứ vào thực tiễn tổ chức sản xuất kinh doanh để áp dụng phương pháp xác định doanh thu cho phù hợp.
Để tránh tính trùng trong việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh HĐCI của TCT từ góc độ kinh tế phải xác định doanh thu cho từng loại HĐCI tại các đơn vị, sau đó tiến hành tập hợp trên toàn TCT.
Các phương pháp xác định doanh thu HĐCI BC-VT gồm:
Phương pháp 1.Xác định doanh thu theo ghi chép ban đầu
Dùng để xác doanh thu dịch vụ công ích hoàn chỉnh được hạch toán doanh thu riêng, thống kê sản lượng riêng.
Phương pháp 2. Xác định doanh thu theo sán lượng và doanh thu cước bình quân.
Dùng để xác định doanh thu dịch vụ công ích hoàn chỉnh không được hạch toán doanh thu riêng.
Phương pháp 3. Xác định doanh thu dựa theo chi phí công đoạn
Dùng để xác định doanh thu dịch vụ tính chất công ích chỉ ở một hoặc một số công đoạn (DOANH THUDVCI -CĐ).
Như vậy, xác định doanh thu mỗi loại HĐCI được xác định riêng. Vì vậy trong quá trình xác định doanh thu HĐCI BC-VT của Tổng công ty cần sử dụng kết hợp cả ba phương pháp trên.
DT HĐCI BC-VT = DTHĐCI1 + ồ(DTHĐCI+ DTHĐCI + DTHĐCI4)j
2.1. Phương pháp 1 xác định doanh thu được thực hiện theo số liệu từ ghi chép ban đầu.
a- Nội dung kinh tế của phương pháp
Thực chất là việc thống kê sản lượng các dịch vụ BC-VT CI hoàn chỉnh có cước tại các đầu đi của quá trình sản xuất sản phẩm BC-VT của Tổng công ty và tập hợp trên quy mô toàn TCT
Như vậy công thức xác định như sau:
DTHĐCI = ồ Qi xCi
Trong đó:
- DTHĐCI : Doanh thu dịch vụ BC-VT CI Tổng công ty
- Qi : Sản lượng chiều đi dịch vụ BC-VT CI HC của Tổng công ty
+ Căn cứ xác định doanh thu
- Danh mục dịch vụ công ích BC-VT tương ứng với HĐCI của Tổng công ty
- Sản lượng dịch vụ BC-VT công ích hoàn chỉnh
- Cước thu được của khách hàng ứng với các dịch vụ BC-VT CI hoàn chỉnh
- Tổ chức sản xuất, khai thác dịch vụ BC-VT CI của Tổng công ty.
b- Các bước tiến hành
Bước 1: Xác định các dịch vụ tính doanh thu cho phương pháp:
Như đã phân tích ở Phần 1 của báo cáo, các dịch vụ BC-VT CI thuộc nhóm dịch vụ công ích hoàn chỉnh, và doanh thu được hạch toán riêng sẽ sử dụng phương pháp này để xác định doanh thu. Việc phát triển cụ thể danh mục dịch vụ sẽ được cụ thể tuỳ theo từng kỳ tính toán.
Bước 2: Xác định các số liệu cần thiết:
- Về cước dịch vụ BC-VT: theo quy định của nhà nước tại thời điểm xác định doanh thu.
- Về sản lượng các dịch vụ BC-VTCI hoàn chỉnh: thống kê theo thực tế phát sinh theo biểu 02- 05/ GTGT - BCVT.
Xác định sản lượng bằng cách thống kê sản lượng chiều đi tại các Bưu cục, điểm BĐ - VHX, đại lý Bưu điện của tổng Công ty trong kỳ tính toán (tháng, quý, năm).
Bước 3: Xác định DTHĐCL - HC
Đơn vị: Biểu 21
Sản lượng doanh thu BC-VT chất lượng hoàn chỉnh
Thángnăm..
TT
Dvụ BC-VT CI hoàn chỉnh
Đơn vị tính
Sản lượng đi có cước (Qi)
Cứơc
Ci
DTC
(đồng)
1
x
2
x
3
x
4
x
..
x
x
Tổng cộng
DTHĐCI - HC
- Việc thống kê sản lượng, và xác định doanh thu dịch vụ BC-VT công ích hoàn chỉnh được xác định theo biểu 2.1 và được tổng hợp toàn tổng Công ty.
c- Ưu điểm của phương pháp:
- Đảm bảo được tính chính xác của chi tiêu DT.
- Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện
- Tập hợp được chính xác sản lượng, doanh thu theo từng dịch vụ BC-VTCL hoàn chỉnh.
d- Nhược điểm:
- Hiện nay, công tác thống kê cuẩ TCT đã có nhiều mẫu biểu, tuy nhiên việc thực hiện chưa đầy đủ.
- Đòi hỏi công tác thống kê, ghi chép phải chính xác, đầy đủ ngay từ khâu chấp nhận dịch vụ.
- Với một số dịch vụ, chưa thể sử dụng hệ thống mẫu biểu thống kê, kế toán hiện hành để xác định doanh thu HĐ chất lượng ngay được.
e-Điều kiện áp dụng.
+ Công tác quản lý Nhà nước :
- Quy định cụ thể danh mục HĐCBC-VT.
+ Công tác quản lý tổng Công ty:
- Trên quy định cụ thể danh mục HĐCLBC-VT của nhà nước, xác định danh mục HĐCLBC-VT của tổng Công ty.
- Công tác hạch toán doanh thu, và thống kê sản lượng theo từng dịch vụ công ích hoàn chỉnh.
- Hướng dẫn chỉ đạo chặt chẽ việc thống kê, tập hợp theo biểu mẫu từ nơi phát sinh lên TCT.
2.2 Phương pháp 2 - Xác định doanh thu theo sản lượng dịch vụ BC-VTCL và doanh thu cước bình quân
a- Nội dung kinh tế của phương pháp
Là việc xác định doanh thu cho dịch vụ công ích hoàn chỉnh thống kê, hạch toán theo nhóm dịch vụ (chưa có điều kiện thống kê sản lượng và hạch toán doanh thu theo từng dịch vụ riêng biệt ) trên cơ sở xác định doanh thu cước bình quân.
DTHĐCI= ồQix Cbq
Trong đó:
- Doanh thuDVCI- HC2: Doanh thu dịch vụ BC-VT CI hoàn chỉnh của Tổng Công ty
- Qi: Sản lượng dịch vụ BC-VT chất lượng HC của Tổng Công ty
- Cbq: Cước bình quân dịch vụ BC-VT chất lượng HC thứ i thực hiện trên toàn TCT, do TCT công bố cho từng kỳ tính toán
Tổng doanh thu cước dịch vụ i
Tổng sản lượng dịch vụ i
Như vậy công thức xác định như sau:
b- Căn cứ xác định doanh thu:
- Danh mục HĐCLBC-VT của tổng Công ty
- Sản lượng dịch vụ BC-VTCl hoàn chỉnh
- Cước thu được của khách hàng ứng với các dịch vụ BC-VTCL hoàn chỉnh
- Tổ chức sản xuất, khai thác dịch vụ BC-VTCL của Tổng Công ty
c- Các bước tiến hành:
Quy trình xác định DTHĐCLtheoDTCbq
Lấy mẫu điều tra để xác định tỷ trọng sản lượng theo yêu cầu
Lấy từ biểu B08/ KTNB
Xác định sản lượng của các dịch vụ trong nhóm
xác định DTC nhóm dịch vụ BC-VT chứa dịch vụ công ích
Xác định doanh thu dịch vụ công ích hoàn chỉnh
Xác định hệ số quy đổi sản phẩm về một sản phẩm chuẩn
xác định nhóm dịch vụ BC-VT chứa dịch vụ công ích
Xác định sản phẩm quy đổi
Xác định cước bình quân của nhóm dịch vụ
Xác định DTC bình quân
+ Việc xác định doanh thu theo phương pháp này được tiến hành tại TCT. Các BĐTT sẽ gửi báo cáo tài chính theo biểu B08 - KTNB.
Mẫu bỉểu xác định doanh thu như sau: Biểu 2.2
TT
Mã số
Đơn vị
Nhóm dịch vụ 1
Nhóm dịch vụ 2
Tổng
Sản lượng
(Q)
DTC
(đ)
Sản lượng (Q)
DTC
(đ)
1
x
x
x
2
x
x
x
3
4
x
x
x
x
x
x
x
x
DTCDV nhóm = ồ
Bước1: Xác định các dịch vụ tính doanh thu cho phương pháp :
Dựa vào các bảng biểu thống kê và báo cáo tài chính hiện hành của Tổng Công ty, xác định các nhóm dịch vụ BC-VT có chứa dịch vụ công ích. Việc xác định danh mục dịch vụ sẽ được cụ thể theo từng kỳ tính toán.
Bước2: Xác định các số liệu cần thiết:
- Cước dịch vụ BC-VT: theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xác định doanh thu.
- Sản lượng các dịch vụ BC-VTCIHC:
. Về Bưu chính: Xác định sản lượng bằng việc thống kê sản lượng chiều đi tại các Bưu cục, điểm BĐ - VHX, đại lý Bưu điện của tổng Công ty trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)
. Về viễn thông: Lấy sản lượng theo biểu 02- 05/ GTGT - BCVT
Đối với dịch vụ chưa có thống kê riêng (theo các nấc cự ly, khối lượng) thì điều tra thống kê sản lượng để xác định tỷ trọng sản lượng của dịch vụ trong nhóm dịch vụ.
Bước3: Xác định DT DVCL - HC2
Việc thống kê sản lượng, và xác định doanh thu dịch vụ BC-VTCLHC được xác định theo biểu 2.1 và được tập hợp toàn tổng Công ty.
d- Ưu điểm của phương pháp.
Có thể sử dụng phương pháp để xác định doanh thu trong điều kiện hiện nay.
e- Nhược điểm.
- Hiện nay, việc thống kê sản lượng BC-VT của TCT chưa thống nhất đơn vị tính cuẩ các dịch vụ. Do đó, trong phương pháp phải áp dụng HSQĐ sản lượng để xác định SLQĐ của các dịch vụ có đơn vị tính khác nhau nhằm quy đổi về một đơn vị tính thống nhất.( Ví dụ: theo kg, cái, phút, cuộc).Do đó, việc xác định HSQĐ sản lựơng không tránh khỏi sai số trong tính toán.
- Danh mục dịch vụ công ích hoàn chỉnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, có thể chi tiết đến từng mức khối lượng, hoặc nấc cự ly. Bên cạnh đó, việc thpống kê sản lượng hiện nay lại tập hợp theo nhóm dịch vụ( điển hình là các dịch vụ Bưu chính). Do đó, để xác định được sản lượng, doanh thu dịch vụ đó, cần phải điều tra, để xác định tỷ trọng sản lượng dịch vụ CI chắc chắn không tránh khỏi sai số.
Như vậy, chỉ tiêu doanh thu xác định theo phương pháp này tính toán được chỉ là tương đối.
f- Điều kiện áp dụng
Công tác quản lý nhà nước:
- Quy định cụ thể danh mục HĐCI BC-VT.
. Công tác quản lý của tổng Công ty:
- Trên cơ quy định cụ thể danh mục HDCI BC-VT của nhà nước, xác định danh mục HĐCI BC của tổng Công ty.
- Việc thống kê sản lượng và hạch toán doanh thu chưa theo từng dịch vụ, sản lượng dịch vụ nằm trong nhóm dịch vụ lớn.
Về Bưu chính: áp dụng chế độ theo 65 dịch vụ của TCT, xác định sản lượng và doanh thu dịch vụ BC VT tính doanh thu theo nhóm dịch vụ BC trong biểu B08- KTNB và biểu 02/GTGB - BCVT.
Về viễn thông: áp dụng chế độ kế toán theo 65 dịch vụ của TCT, xác định sản lượng và doanh thu dịch vụ VTCI HC theo biểu B08 -KTNB.
2.3 Phương pháp 3- Dựa trên tương quan chi phí công đoạn từng dịch vụ
Phương pháp chia cước theo tương quan giá thành sản phẩm công đoạn từng dịch vụ đã được sử dụng tương đối nhiều trong việc thoả thuận ăn chia giữa các mạng BC-VT và phương pháp này áp dụng cho dịch vụ BCVT mà tính chất công ích chỉ xuất hiện ở một hoặc một số công đoạn.
Như phân tích nghiên cứu các nội dung ở trên của báo cáo cho thấy
- Biểu hiện doanh thu HĐCI BC-VT công đoạn chỉ thực hiện ở việc cung cấp dịch vụ BC-VT và PHBC tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo và các xã khó khăn (gọi tắt xã công ích) Theo yêu cầu của Nhà nước. Và việc quy định địa bàn khó khăn được Nhà nước quy định theo xã khó khăn. Như vậy, tính chất công ích chỉ xuất hiện khi chuyền đưa tin tức tại các xã khó khăn theo quy định của Nhà nước. Theo đó, xác định doanh thu HĐCI những dịch vụ thuộc dịch vụ phổ cập được Nhà nước yêu cầu cung cấp tại xã công ích đòi hỏi chỉ xem xét phần doanh thu BC-VT được nhận và phần phải trả tại xã công ích.
a- Nội dung kinh tế của phương pháp:
Thực chất là xác định các tỷ lệ chia cước cho phần HĐ chất lượng và phần HĐKD dựa trên mức giá thành sản phẩm công đoạn của mỗi bên, và thể hiện được tương đối mức độ đóng góp và ít nhất là đảm bảo bù đắp được chi phí.
b- Căn cứ chia cước của phương pháp này:
- Quy định của Nhà nước về các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các xã khó khăn
- Quy định của Nhà nước về dịch vụ BC-VT, PHBC cung cấp tại xã công ích
- Phương thức đầu nối hiện hành giữa các mạng viễn thông
- Tổ chức sản xuất kinh doanh, khai thácc dịch vụ BC-VT của tổng Công ty, và các mạng khác.
- Quyết định phân công nhiệm vụ của mỗi đơn vị tham gia vào cung cấp dịch vụ
- Được xác định trên cơ sở chi phí của mỗi đơn vị khi cùng tham gia vào cung cấp dịch vụ
- Xác định chi phí hợp lý để tạo ra một đơn vị sản phẩm ( 1phút đường dài liên tỉnh, 1 cáiBP thường trong nước..)
- Sản lượng của các dịch vụ trong mỗi mạng
Doanh thu thu được từ khách hàng tương ứng với mỗi dịch vụ
c- Các bước tiến hành để xác định tỷ lệ chia cước
Bước 1: xẽ mét tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh
- Sơ đồ tổ chức sản xuất dịch vụ BC-VT
- Xác định chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị liên quan theo quyết định hiện hành
- Tình hình hạch toán thu, chi cho mỗi dịch vụ
Bước 2 Xác định giá thành đơn vị sản phẩm dịch vụ
. Xác định sản lượng để tính giá thành
- Về viễn thông: Từ báo cáo thống kê sản lượng các dịch vụ của xã đối chiếu với sản lượng thống kê ở tổng đài của BĐTT và các tổng đài trung tâm của các mạng, ta sẽ có được sản lượng của từng dịch vụ ( sẽ được xem xét cụ thể khi sử dụng phương pháp này)
- Về Bưu chính: Lấy theo báo cáo thống kê sản lượng tại BĐ Huyện
. Xác định chi phí công đoạn để tính giá thành sản phẩm dịch vụ :
Như chúng ta đã biết, một đơn vị có thể cung cấp nhiều dịch vụ một dịch vụ có thể cung cấp được bởi nhiều đơn vị liên quan. Chính vì thế, chi phí bỏ ra để tạo nên một đơn vị sản phẩm dịch vụ là khó xác định. Muốn xác định chi phí công đoạn từng dịch vụ, ta cần phải chia chi phí. Khi phân chia chi phí, tuỳ theo nội dung của các khoản chi phí và mối liên hệ ghi trực tiếp chúng tới các sản phẩm và các công đoạn, hoặc là chia chúng theo những tỷ lệ nào đó.
Mức độ hợp lý của việc tính chi phí cho mỗi sản phẩm tại mỗi khâu trong dây chuyền sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tiêu thức phân bổ. Từng dịch vụ cụ thể, do có những đặc điểm tổ chức sản xuất riêng, sẽ được xem xét cụ thể khi sử dụng phương pháp này.
+ Xác định giá thành công đoạn từng dịch vụ
Giá thành (Z) của mỗi đơn vị sản phẩm dịch vụ (Z 1 phút điện thoại nội tỉnh, 1 BP thường trong nước) và được tính bằng công thức sau:
Zi = Zi CĐ + ồi CĐ qua + ồi CĐđến
CPiCĐ đến
SLiCĐ đến
CPiCĐ qua
SLiCĐ qua
CPiCĐ đi
SLiCĐ đi
= + = +
Trong đó:
CPi: Chi phí công đoạn cho dịch vụ i (đồng/năm)
SLi ; Sản lượng của dịch vụ i thực hiện tương ứng với thời kỳ
Bước3: Xác định tỷ lệ phân chia cho các đơn vị tham gia.
Việc xác định tỷ lệ chia cước cho từng đơn vị tham gia được tiến hành theo sơ đồ sau:
Xác định tỷ lệ chia cước
Công đoạn đi
Công đoạn qua
Công đoạn đến
Giá thành một dịch vụ và ngược lại
ZCĐ đi
ZCĐ qua
ZCĐ đến
Phần trăm (%) tương ứng công đoạn đi được hưởng = A %
Phần trăm (%) tương ứng công đoạn qua được hưởng = B %
Phần trăm (%) tương ứng công đoạn đến được hưởng = C %
+ +
A % + B % + C% = 100%
Bước 4: Xác định doanh thu HĐCLBC-VT công đoạn
- Từ việc xác định các tỷ lệ chia cước trên, chúng ta xác định được cước dịch vụ công đoạn xã công ích theo công thức sau:
Công thức xác định cước dịch vụ i công đoạn tại xã công ích:
Ci CĐ xã công ích = A % x Ci
Trong đó:
- Ci CĐ xã công ích : Cước dịch vụ i tại xã công đoạn đi hoặc đến
- A% : Tỷ lệ phần trăm cước xã công ích được hưởng
- Ci : Cước toàn trình dịch vụ i
- Qua phân tích ở trên cho thấy, tại xã công ích do địa bàn hoạt động đặc biệt, cho nên phần lớn tại địa bàn xã công ích thì tổ chức sản xuất ở đây chủ yếu là đảm nhận" khâu đầu, khâu cuối" trong quá trình cung cấp sản phẩm BC-VT. Do vậy, doanh thu của xã công ích được xác định như sau:
Công thức xác định doanh thu HĐCI BC-VT công đoạn theo phương pháp tương quan giá thành sản phẩm công đoạn:
DTHĐCI = ồ DTi CĐ đi + ồDI CĐ đến
= Qi x Ci CĐ đi + Qi x CiCĐ đến
Trong đó:
- Doanh thuDVCI-CĐ: Là doanh thu HĐCI BC-VT công đoạn
- Doanh thui CĐ đi : Doanh thu dịch vụ i công đoạn đi
(i = 1 á j ; j = số dịch vụ BC-VT tại xã công ích)
- DTi CĐ đến : Doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4437.doc