Chuyên đề Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua hai năm 2006-2008

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất của xí nghiệp xe điện Hà Nội 6

I. Khái quát chung về xí nghiệp xe điện Hà Nội: 6

1,Quá trình hình thành phát triển của xí nghiệp: 6

2. Phòng nhân sự: 7

3. Phòng kế hoạch điều độ: 8

4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán 9

5. Phòng đào tạo và kỹ thuật- vật tư 10

4.1- Chức năng nhiệm vụ của bộ phận đào tạo 10

4.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý kỹ thuật- công nghệ 11

4.3 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý vật tư 13

6. Đội kiểm tra giám sát 13

II. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 14

1. Thực hiện các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô: 14

2. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch các tuyến buýt kế cận: 15

Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 18

I. Một số chỉ tiêu 18

1. Nhóm chỉ tiêu kết quả: 18

1.1 Giá trị sản xuất (GO) 18

1.2 Giá trị gia tăng(VA) 19

1.3 Doanh thu: 20

2 Nhóm chỉ tiêu chi phí: 21

2.1 Lao động: 21

2.3 Vốn sản xuất kinh doanh 22

3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả 23

3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động (W) 23

3.2 Hiệu quả sử dụng vốn 24

II. Một số phương pháp thống kê: 28

1. Phương pháp dãy số thời gian 29

2. Phương pháp chỉ số: 30

2.1 Khái niệm: 30

2.2 Phân loại : 31

2.3Tác dụng của hệ thống chỉ số 31

2.4 Phương pháp xây dựng chỉ số 31

3. Phương pháp dự đoán thống kê 33

Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua hai năm(2006-2008) 36

I. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 36

1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của xí nghiệp 36

2. Dự đoán doanh thu của Xí nghiệp năm 2009 38

3. Dự đoán lượng khách của Xí nghiệp năm 2007 39

II. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 39

1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: 39

2. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn cố định. 44

3. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng lao động. 46

4. Phân tích ý thức lao động trong Xí nghiệp 50

III Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp: 51

1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 51

2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 53

2.1. Kiến nghị đối với xí nghiệp 54

2.2. Những giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội 54

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua hai năm 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả lương. b. Phân loại: Theo tác dụng của lao động đối với quá trình ssanr xuất kinh doanh ta có thể phân lao động làm hai bộ phận: lao động trực tiếp sản xuất lao động làm công khác Lao động trực tiếp sản xuất: là những người lao động mà hoạt động lao động của họ trực tiếp gắn với quá trình sản xuất, kinh doanh. Ở xí nghiệp thì bộ phận này bao gồm công nhân lái xe và nhân viên ban vé - Lao động làm công khác: bao gồm tất cả những lao động làm công ăn lương còn lại ngoài lao động trực tiếp Ở xí nghiệp thì bộ phận này bao gồm các nhân viên trong bộ phận quản lý hành chính, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ… Tác dụng: cách phân loại này giúp chúng ta tìm ra cơ cấu hợp lý giữa các loại lao động, tạo điều kiện tăng năng suất và sử dụng tiết kiệm lao động. Quản lý lao động trong sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu như: nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động... Muốn vậy doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch tuyển dụng hợp lý, có sự quan tâm đúng mức đến người lao động, tạo cơ hội thăng tiến, tạo bầu không khí làm việc thoả mái góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3 Vốn sản xuất kinh doanh Về bản chất, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tư liệu sản xuất được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện đầu tiên, điều kiện tiên quyết, quyết định cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Yêu cầu của yếu tố vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả đồng vốn được sử dụng trong quá trình sản xuất, tức là làm thế nào để đồng vốn luân chuyển nhanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn kinh doanh được hình thành từ hai loại vốn cơ bản là vốn cố định và vốn lưu động. +Vốn cố định: "Là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng" Như vậy đặc điểm cơ bản nhất của vốn cố định là sự hao mòn hữu hình và vô hình. Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức sử dụng vốn cố định và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến độ bền lâu dài như chất lượng chế độ quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, khi đó hao mòn vô hình chủ yếu do tiến bộ của khoa học công nghệ và năng suất lao động xã hội tăng lên quyết định. Vốn cố định có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp phù hợp để quản lý nguồn vốn này. + Vốn lưu động: "Là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và liên tục" Như vậy vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động được sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Vốn lưu động của doanh nghiệp sản xuất bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, vốn tiền tệ... Tài sản lưu động khác với tài sản cố định ở tính chất tái sản xuất và mức độ chuyển dịch giá trị sản phẩm của chúng vào sản phẩm. TSLĐ không tham gia nhiều lần như TSCĐ mà chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất, do đó toàn bộ giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Một đặc điểm khác là TSLĐ phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn ở nhiều bộ phận quản lý khác nhau nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối bộ phận rất có ý nghĩa đối với yêu cầu thường xyên, liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. 3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả 3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động (W) W= Trong đó: -Q là kết quả sản xuất kinh doanh: có thể tính bằng sản phẩm hiện vật hoặc tính bằng tiền tệ(GO,VA,NVA,DT,LN) Chỉ tiêu này phản ánh mỗi lao động của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong kỳ kinh doanh . Chỉ tiêu năng suất lao động gồm: +Năng suất lao động sống : Là năng suất lao động tính theo GO W = +Năng suất lao động xã hội : Là năng suất lao động tính theo GDP (VA) W = +Năng suất lao động vật hoá : Phản ánh tiết kiệm chi phí trung gian (IC), biểu hiện việc so sánh tỷ trọng IC/GO kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc * Nếu chênh lệch dương, phản ánh sự lãng phí chi phí trong sản xuất kinh doanh. * Nếu chênh lệch âm, phản ánh sự tiết kiệm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất. W= hoặc W= - Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đơn vị chi phí tiền lương H= Trong đó : Q: Kết quả sản xuất kinh doanh F : Tổng quỹ lương Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ cứ một đơn vị tiền chi phí tiền lương chi ra thì thu được bao nhiêu đơn vị tiền kết quả . 3.2 Hiệu quả sử dụng vốn a) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn -Hiệu năng sử dụng tổng vốn HTV = Trong đó: Q Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: sản phẩm hiện vật(q), tiền tệ: GO, VA, NVA, DT,DTT TV Tổng vốn Chỉ tiêu này cho biết: Cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả -Tỉ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn: RTV = Đơn vị: triệu đồng/ triệu đồng RTV = .100 Đơn vị % Chỉ tiêu này cho biết: Cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận Hoặc cho biết: Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn trong kỳ đạt bao nhiêu % -Vòng quay tổng vốn: LTV = Đơn vị vòng hoặc lần Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ tổng vốn của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần b) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Hiệu năng vốn cố định(Vcđ) Hvc = Trong đó: là vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ cứ một đơn vị tiền vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả - Mức doanh lợi (hay tỷ suất lợi nhuận ) vốn cố định Rvc = Trong đó : LN - Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận (hay lãi ) kinh doanh của doanh nghiệp. Rvc cho biết trong kỳ cứ một đơn vị tiền tệ vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận, hoặc tỷ xuất sinh lãi tính trên vốn cố định đạt bao nhiêu phần trăm. -Suất tiêu hao vốn cố định ( ) = = Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất kinh doanh (hay doanh thu ) trong kỳ cần phải tiêu hao mấy đơn vị tiền tệ vốn cố định. Nếu kết quả so sánh số chênh lệch của Hvc và Rvc > 0, tốc độ phát triển của Hvc và Rvc > 1 ; còn số chênh lệch và tốc độ phát triển của tương ứng < 0 và < 1, phản ánh hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu cao hơn so với kỳ gốc và ngược lại. c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Hiệu năng (hay năng suất ) sử dụng vốn lưu động (HVL ) HVL = Trong đó : - vốn lưu động bình quân trong kỳ Q - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( tổng doanh thu bán hàng hay tổng doanh thu thuần ) HVL cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ doanh thu. - Mức doanh lợi ( hay tỷ suất lợi nhuận ) vốn lưu động (RVL ) RVL = Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận, hoặc cho biết tỷ xuất sinh lãi tính trên vốn lưu động là bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ vốn lưu động hoạt động càng có hiệu quả. Nó được dùng để so sánh giữa các thời kỳ của một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô sản xuất trong một thời kỳ. -Đánh giá tốc độ chu chuyển vốn lưu động: +Vòng quay vốn lưu động: LVLD = Đơn vị: vòng hoặc lần Chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt +Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động (thời gian thực hiện một vòng quay vốn lưu động) Đ= Đơn vị : ngày Với N : số ngày theo lịch của tháng nghiên cứu Trên thực tế N được quy ước tính theo số chẵn Tháng :30 ngày Quý : 90 ngày Năm :360 ngày Chỉ tiêu cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp quay một vòng hết bao nhiêu ngày. Nếu kết quả so sánh vòng quay vốn lưu động >1, độ dài vòng quay vốn lưu động <1 có thể kết luận tốc độ chu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu nhanh hơn kỳ gốc. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. - Mức đảm nhiệm vốn lưu động () = = Chỉ tiêu cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất ( hay doanh thu ) cần phải tiêu hao mấy đơn vị vốn lưu động. Nếu kết quả so sánh chênh lệch của HVL và RVL > 0, tốc độ phát triển của HVL và RVL > 1; còn số chênh lệch và tốc độ phát triển của tương ứng < 0 và < 1, phản ánh hiệu quả chung của vốn lưu động của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu cao hơn so với kỳ gốc và ngược lại. II. Một số phương pháp thống kê: Để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong thống kê thường dùng các phương pháp như: +Phương pháp hồi quy tương quan + Phương pháp dãy số thời gian +Phương pháp chỉ số Tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để áp dụng những phương pháp thống kê phù hợp nhất. Trong quá trình thực tập ở xí nghiệp xe điện Hà Nội em nhận thấy xí nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng. Ngoài hoạt động chính là kinh doanh vận tải buýt xí nghiệp còn hoạt động trong những lĩnh vực khác như: trông giữ bến xe, kinh doanh taxi tải, sửa chữa bảo dưỡng xe buýt…Từ những đặc điểm trên em thấy sử dụng hai phương pháp dãy số thời gian và chỉ số để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xe điện Hà Nội là phù hợp nhất. 1. Phương pháp dãy số thời gian Đây là một phương pháp dễ dàng áp dụng để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua báo cáo kết quả sản xuất các năm ta có thể thành lập một dãy số thời gian về doanh thu, lợi nhuận…Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô của hiên tượng qua thời gian có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm. Từ dãy số tuyệt đối ban đầu ta lại có thể thành lập các dãy số tương đối. *Đặc điểm vận dụng của dãy số thời gian: Cho phép xác định mức độ biến động của dãy số DT, LN qua các năm, qua từng năm và bình quân của các năm. Để phân tích nhiệm vụ này cần tính các chỉ số sau: - Lượng tăng(giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này gồm có lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng(giảm) tuyệt đối dịnh gốc, lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. Các chỉ tiêu này dùng để so sánh các mức độ của giá trị gia tăng, lợi nhuận của năm sau so với năm trước hay nghiên cứu nó trong một khoảng thời gian dài để xem các mức độ của dãy số đó tăng hay giảm một lượng là bao nhiêu và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả chung như thế nào. - Tốc độ phát triển: gồm có tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển bình quân. Chỉ tiêu này để so sánh tốc độ tăng (giảm) của lợi nhuận năm sau so sánh với năm trước hay tốc độ trong một thời gian dài là lần hay % Ngoài ra mức độ biến động của dãy số về DT, LN còn được xác định bằng các chỉ tiêu tốc độ tăng ( giảm) hay giá trị tăng (giảm) 1%, để biết 1% tăng (giảm) của DT,LN là bao nhiêu. Áp dụng vào xí nghiệp xe điện Hà Nội ta có thể lập một dãy số thời gian về doanh thu như sau: Năm 2004 2005 2006 2007 2008 DT(tỷ đồng) 47,355 59,670 69,573 74,411 87,430 2. Phương pháp chỉ số: 2.1 Khái niệm: Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Là một phương pháp, không những có khả năng nêu lên biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp mà còn có thể phân tích sự biến động này như phân tích biến động của năng suất lao động bình quân chịu ảnh hưởng của năng suất lao động cá biệt và kết cấu lao động. Thực chất đây cũng là việc phân tích mối quan hệ, nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp, tính toán cụ thể ảnh hưởng của những nguyên nhân này. Khi vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh SXKD có nhiều nhân tố tham gia vào phân tích phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi, các nhân tố còn lại là không đổi. Khi đó, mới tạo ra khả năng loại trừ sự biến động của các nhân tố lên kết quả so sánh. 2.2 Phân loại : -Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh có: chỉ số phát triển, chỉ số kế hoạch, chỉ số không gian. -Căn cứ vào phạm vi tính toán có: chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp. -Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu có: chỉ số chỉ tiêu khối lượng và chỉ số chỉ tiêu chất lượng. Đối với xí nghiệp xe điện Hà Nội có thể dùng phương pháp chỉ số để phân tích các chỉ tiêu kết quả như doanh thu phụ thuộc vào tiền vé và lượng khách. Chỉ tiêu hiệu quả như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn... 2.3Tác dụng của hệ thống chỉ số Trong phân tích thống kê, hệ thống chỉ số chủ yếu được vận dụng đối với các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau và có các tác dụng sau: Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. Trong đó, ảnh hưởng của từng nhân tố biểu hiện bằng số tương đối hoặc số tuyệt đối. Căn cứ vào so sánh ảnh hưởng của các nhân tố có thể đánh giá nhân tố nào có tác dụng chủ yếu đối với biến động chung nhằm phân tích mối liên hệ chủ yếu giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của 1 hiện tượng. Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống. 2.4 Phương pháp xây dựng chỉ số Có nhiều phương pháp để xây dựng để xây dựng hệ thống chỉ số. Trong đó có một phương pháp đó là phương pháp thay thế liên hoàn. *, Khái quát về phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này dựa trên cơ sở lý luận là các nhân tố cấu thành một hiện tượng phức tạp đều cùng biến động, do đó để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố phải giả định các nhân tố lần lượt biến động. Thứ tự của các nhân tố trong hệ thống chỉ số được xác định chủ yếu thông qua việc phân biệt các nhân tố mang đặc tính chất lượng hay số lượng. *, Đặc điểm của phương pháp liên hoàn Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu nhân tố. Mỗi nhân tố là cơ sở để hình thành 1 chỉ số nhân tố. Trong hệ thống chỉ số, chỉ số toàn bộ bằng tích của các chỉ số nhân tố và mẫu số của các chỉ số nhân tố đứng trước giống với tử số của chỉ số nhân tố đứng sau. Do đó, sự kết hợp của các chỉ số nhân tố hình thành một dãy chỉ số liên tục, khép kín và đảm bảo quan hệ cân bằng. Nhờ đặc điểm này mà phương pháp có tên là “liên hoàn” Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số nhân tố. Thực chất những kết quả tính này là để phân tích biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu ra thành những phần biến động do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành. Theo đặc điểm trên, việc thành lập một hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn được thực hiện theo các bước sau: - Phân tích chỉ tiêu nghiên cứu ra các nhân tố cấu thành, đồng thời sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất lượng giảm dần và tính số lượng tăng dần. - Viết chỉ số toàn bộ và chỉ số cho các nhân tố. Trong đó, đối với chỉ số nhân tố chất lượng thông thường sử dụng quyền số là nhân tố số lượng kỳ nghiên cứu và với nhân tố số lượng sử dụng quyền số là nhân tố chất lượng kỳ gốc. 3. Phương pháp dự đoán thống kê Hiện nay, có nhiều phương pháp để tiến hành dự đoán thống kê, ở đây chỉ đề cập đến ba phương pháp dự đoán thống kê là: Dự đoán bằng hàm xu thế, dự đoán bằng san bằng mũ, dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên. Đây là phương pháp cho kết quả dự đoán chính xác cao nhất. *, Dự đoán dựa vào hàm xu thế Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được mô hình hóa bằng một hàm số và được gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế là: = f (t) Với t= 1,2,3…,n: Thứ tự thời gian trong dãy số thời gian. Một số dạng hàm xu thế đơn giản: - Dạng đường thẳng: = b+ bt - Dạng parabol: =b+bt+bt2 - Dạng hàm bậc ba: = b+ bt+ bt2 +bt3 - Dạng hàm mũ: = bbt - Dạng hypebol: = b+b Ngoài ra còn một số các dạng hàm khác như: hàm logarit, hàm lũy thừa,… Việc lựa chọn dạng cụ thể của hàm xu thế phải dựa vào việc phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, kết hợp với việc thăm dò bằng đồ thị và một số phương pháp thống kê khác. *, Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ Số liệu chúng ta tiến hành phân tích là số liệu theo năm nên ta vận dụng mô hình dạng đơn giản và mô hình xu thế tuyến tính không có biến động thời vụ *, Mô hình dạng đơn giản: Giả sử ở thời gian t, ta có mức độ thực tế Yt và mức độ dự đoán . Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t+1 có thể viết: =a(t) Trong đó: a(t)= yt + (1-) Với 01 và gọi là tham số san bằng. *, Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ Trong trường hợp sự biến động của hiện tượng qua thời gian có xu thế là tuyến tính và không có biến động thời vụ, để dễ dự đoán, ta sử dụng mô hình sau : =a(t) + a(t) Trong đó : a(t)= yt+(1-) a(t)= và là các tham số san bằng và nhận giá trị trong khoảng(0,1). Giá trị và được chọn tốt nhất là các giá trị làm cho tổng bình phương các sai số dự đoán là bé nhất. Mô hình này được sử dụng khi dãy số thời gian có số liệu của các năm *, Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên Phương pháp này, dãy số thời gian xem như được sinh ra từ một quá trình ngẫu nhiên. *, Mô hình ARIMA( Mô hình tổng hợp tự hồi quy- trung bình trượt không có biến động thời vụ) Trong thực tế ta thường có dãy số thời gian với số liệu qua một số năm và có xu thế- tức là không phải dãy số thời gian dừng. Để sử dụng các mô hình dừng thì phải khử xu thế bằng các toán tử d( với d=1 đối với xu thế tuyến tính, d=2 đối với xu thế parabol,... Giả sử dãy số thời gian có xu thế tuyến tính thì khử xu thế tuyến tính được thực hiện bởi : yt=yt-yt-1 Như vậy, ở mô hình ARIMA(p,d,q) thì : p- Bậc toán tử tự hồi quy, thường p=0,1,2 d- Bậc toán tử khử xu thế, thường d=1,2 q- Bậc của toán tử trung bình trượt, thường q=0,1,2 Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua hai năm(2006-2008) CÁC KÍ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG NÀY DT: Doanh thu (đv: nghìn đồng) LK: Lượng khách (đv: người) Vcđ: Vốn cố định bình quân năm (đv: nghìn đồng) Vlđ: Vốn lưu động bình quân năm (đv: nghìn đồng) V: Tổng vốn bình quân năm (đv: nghìn đồng) F: Tổng quỹ lương (đv: nghìn đồng) T: Số lao động bình quân năm (đv: người) d : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn t : Tốc độ phát triển liên hoàn a : Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn 0 : Kì gốc (Năm 2006) 1 : Kì n.c (năm 2008) I. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của xí nghiệp Khi sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích doanh thu của xí nghiệp ta có thể chỉ rõ mức độ và xu hướng ảnh hưởng của các nhân tố từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Sau đây em xin phân tích ảnh hưởng của hai nhân tố giá vé và số khách đến doanh thu của xí nghiệp qua hai năm 2006 và 2008.Vì giá vé các tuyến tùy thuộc vào độ dài của lộ trình là khác nhau nên em xin sử dụng giá vé bình quân để phân tích. Bảng I: Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2006-2008 P(đ/vé) q(nghìn lượt) p0 p1 Q0 q1 p0q0 p0q1 p1q1 3,18 3,28 21.886 26.761 66.597,48 85.099,98 87.776,08 Ta có phương trình phân tích: DT = p.q IDT=. =. Thay số vào ta có: = . 1,261 = 1,031 . 1,223 Tốc độ tăng 26,1% 3,1% 22,3% Lượng tăng tuyệt đối DT=DT(p) +DT(q) pq- pq=pq- pq + pq- pq 18178,6 = 2676,1 + 15502,5 Ta có : =+ = + 26,12% = 3,85% + 22,27 % Kết quả tính toán cho thấy : Doanh thu bán vé bình quân của xí nghiệp của kỳ nghiên cứu tăng 26,12% so với kỳ gốc là do ảnh hưởng của hai nhân tố : Giá bán vé bình quân của kỳ nghiên cứu tăng 3,1 % làm cho doanh thu bán vé bình quân của xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 3,85% hay tăng tương ứng 2676,1 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vé bình quân năm 2008 tăng là do sự tăng mạnh của giá xăng tuy nhiên mức độ tăng giá vé của xí nghiệp còn thấp hơn nhiều so với mức tăng giá xăng. Lượng khách sử dụng dịch vụ buýt của xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 22,3% làm cho doanh thu bán vé của xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 22,27% hay tăng tương ứng 15502,5 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho lượng hành khách sử dụng dịch vụ buýt tăng mạnh là do giá xăng tăng mạnh làm cho người dân có xu hướng chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại sang sử dụng xe buýt. Như vậy, nhân tố chính làm cho doanh thu bán vé bình quân của xí nghiệp tăng 26,12% là do lượng khách của xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 22,27% so với kỳ gốc. Nguyên nhân chính là do giá xăng trong nước tăng mạnh. 2. Dự đoán doanh thu của Xí nghiệp năm 2009 Năm 2004(t=1) 2005(t=2) 2006(t=3) 2007(t=4) 2008(t=6) DT(tỷ đồng) 47,355 59,670 69,573 74,411 87,430 Sử dụng phần mềm spss để dự đoán doanh thu năm 2009 bằng hàm xu thế ta được hàm như sau: Hàm xu thế: = 39,22 + 9,49.t Ước lượng điểm: doanh thu năm 2009(t=9) là 96,16 tỷ đồng Ước lượng khoảng : 85,58 đến 106,73 tỷ đồng Theo mô hình dự đoán doanh thu năm 2009 tiếp tục tăng so với năm 2008 Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả để biết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả năm 2009 không ta đi vào dự đoán lượng khách của Xí nghiệp năm 2009. 3. Dự đoán lượng khách của Xí nghiệp năm 2007 Năm 2004(t=1) 2005(t=2) 2006(t=3) 2007(t=4) 2008(t=6) Lượng khách (người) 17.857.350 18.864.900 21.866.500 22.664.700 26.761.100 Hàm xu thế : = 15.122.720 + 2.158.730.t Ước lượng điểm: lượng khách của Xí nghiệp năm 2009: 28.075.100(người) Ước lượng khoảng: 23.710.979 – 32.439.220(người) Lượng khách của Xí nghiệp năm 2009 tiếp tục tăng tuy nhiên đây chỉ là kết quả dự báo dựa vào số liệu của các năm trước chưa tính đến tác động của các yếu tố ảnh hưởng, vì vậy Xí nghiệp cần linh động đối phó với các biến động trong nền kinh tế. II. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: Vấn đề hiệu quả kinh tế được các nhà kinh tế học trên thế giới đi sâu nghiên cứu từ những năm 1930, đặc biệt nó được tập trung nghiên cứu trong những năm 1960. Thế nào là quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế? Những biểu hiện của hiệu quả kinh tế là gì?… Đó là những nội dung được đặt ra cho các nhà khoa học, nhà quản lý và điều hành sản xuất quan tâm nghiên cứu. Từ trước tới nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: - Quan điểm thứ nhất coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là biểu hiện của kết quả sản xuất trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quản điểm này muốn quy hiệu quả về một chỉ tiêu cụ thể nào đó. Quan điểm này là chưa hợp lý. Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí hoặc mở rộng việc sử dụng các nguồn dự trữ. - Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó(hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh) chứ không phải giá trị”. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh. - Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí sản xuất bỏ ra”. Ưu điểm của quan diểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. ở đây họ chỉ đề cập đến chi phí thực tế mà bỏ qua nguồn lực của chi phí đó. Quan điểm này chỉ muốn nói vè cách xác lập các chỉ tiêu, chứ không toát lên ý niệm của vấn đề. - Quan điểm thứ tư cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo sự tăng trưởng kinh tế, phản ánh quá trình sử dụng các loại chi phí sản xuất để tạo ra những sản phẩm vật chất nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định”. Cách hiểu n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22402.doc
Tài liệu liên quan