Chuyên đề Nghiên cứu thống kê về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta giai đoạn 1996-2000

MỤC LỤC

 Trang

chương I 3

khái quát về tình hình phát triển và vai trò của công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta 3

I>tổng quan về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc ở nước ta. 3

II>Quan niệm, các hình thức kinh tế và những đặc điểm cơ bản của công nghiệp ngoài quốc doanh. 7

1) Quan niệm về công nghiệp ngoài quốc doanh. 7

2>Các hình thức tổ chức kinh doanh của công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay. 9

a)Kinh tế tập thể. 9

b)Kinh tế tư nhân. 11

c>Kinh tế hỗn hợp. 12

d>Kinh tế cá thể. 13

3>Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp ngoài quốc doanh hiện na 14

III> Vai trò của công nghiệp ngoài quốc doanh hiện ở nước ta. 17

chương II 23

thực trạng và một số chỉ tiêu, phương pháp lựa chọn để phân tích tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh 23

I>Thực trạng của công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta. 23

1>Thực trạng. 23

a>Những thành tựu chính. 23

2>Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản. 26

II. một số chỉ tiêu phân tích tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh. 29

1.Cơ sở sản xuất: 29

2. Lao động. 29

3. Giá trị sản xuất công nghiệp. 29

a.Doanh thu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. 29

4. Giá trị tăng thêm: 30

5. Chỉ tiêu tài sản cố định. 31

III. Lựa chọn một số một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sản xuất doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 31

1.Lý luận chung về phân tích thống kê. 31

1.1Khái niệm về phân tích thống kê. 31

1.2 Những vấn đề chủ yếu của phân tích thống kê. 32

 Trang

2.Lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê. 33

2.1. phương pháp phân tích so sánh. 33

2.2. Phương pháp phân tổ. 34

2.3. Phương pháp chỉ số. 36

2.4. Phương pháp dãy số thời gian. 37

Chương III 42

Phân tích thực trạng và một số giải pháp cho việc phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh 42

I> Phân tích thực trạng công nghiệp ngoài quốc doanh việt nam thời kỳ 95-2000. 42

1.Tình hình tăng trưởng kết quả sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. 42

1.1.Quy mô và tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất. 42

theo thành phần kinh tế 45

2.Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sử dụng nguồn lực. 49

2.1. Quy mô và tốc độ tăng cơ sở sản xuất. 49

2.2. Qui mô và tốc độ tăng trưởng của lao động. 53

2.3. Nguồn vốn và tài sản cố định. 56

a)Nguồn vốn của sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. 56

a) Giá trị tài sản cố định của sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh 58

3.Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp NQD thời kỳ 96-2000 61

3.1.Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế. 61

a) Cơ cấu giá trị sản xuất. 61

b) Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu theo một số chỉ tiêu quan trọng khác. 62

4.Hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực. 64

4.1. Năng suất lao động. 64

4.2. Mức trang bị tài sản cố định (). 66

4.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 67

5. Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm 2002 và 2003. 69

5.1. Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân. 69

5.2.Dư đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình. 70

II> Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta. 71

1) Tích cực huy động vốn trong dân kết hợp với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. 71

 

 Trang

2. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệp ngoài quốc doanh áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại. 74

3. Phát triển thị trường đồng bộ, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. 76

4. Hỗ trợ đào tạo các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và lao động có tay nghề cao. 81

5. Tăng cường quản lý nhà nước đối vớid công nghiệp ngoài quốc doanh. 83

 

doc87 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thống kê về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta giai đoạn 1996-2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng, một tính chất và quy luật của sự phát triển. ũ Lựa chọn các phương pháp và chỉ tiêu dùng để phân tích: sự lựa chọn các phương pháp phân tích là cần thiết vì thống kê có rất nhiều các phương pháp phân tích như: phân tổ, chỉ sốm, hồi quy tương quan, dãy số thời gian đều có tác dụng và đặc điểm riêng. Vì vậy chọn phương pháp phân tích là phải dựa vào yêu cầu, mục đích và nguồn số liệu thu thập, tác dụng của mỗi phương pháp. ũ So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu với nhau: Sau lựa chọn các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích thì ta phải so sánh đối chiếu các chỉ tiêu đó với nhau. ũ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ta phải dự đoán các mức độ có thể xảy ra trong tương lai là dự đoán khả năng về số lượng, bản chất hoặc các vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai và muốn dự đoán được phải căn cứ vào các số liệu ban đầu để dự đoán khả năng. Việc phân tích và dự đoán nhằm mục đích rút ra kết luận về bản chất, tính quy luất, đặc điểm, khó khăn thuận lợi mà ta nghiên cứu sau đó đề ra các quyết định về quản lý. Lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê. 2.1. phương pháp phân tích so sánh. Các sư vật được chúng ta nhận thức đúng đắn đều thông qua so sánh. Đó là một chân lý cổ xưa không phải là trừu tượng mà rất cụ thể. Bất kỳ một thông tin kinh tế nào biểu hiện bằng số mà đứng riêng rẽ tự nó không so sánh với những con số khác về thông tin kinh tế cùng loại thì vẫn không có tính chất tiêu biểu, nghèo nàn về nội dung. Nhưng nếu đem so sánh với những con số cùng loại, nó sẽ trở nên sáng rõ hơn, tiêu biểu hơn, nội dung phản ánh của nó phong phú hơn. Tuy nhiên, việc so sánh, đánh giá, nhận định tình hình phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau: ả Các đại lượng đối chiếu phải cùng loại. ã Các đại lượng đem so sánh phải cùng phạm vi, cùng đơn vị tính thậm chí phải cùng phương pháp để đưa đại lượng nghiên cứu về cùng một đơn vị tính. á Phạm vi đối tượng đem so sánh trước sau phải thống nhất. ạ Thời gian so sánh trong không gian phải đảm bảo thống nhất giữa các đối tượng đem so sánh với cùng một lượng thời gian. Để tiến hành đánh giá so sánh, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc nêu trên, cần thiết và bao giờ cũng bắt đầu từ việc xắp xếp, hệ thống hoá và tính toán các chỉ tiêu đem so sánh như chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Trên nền tảng đó ta có thể áp dụng các cách so sánh sau: ' So sánh kết quả thực hiện với các nhiệm vụ, mục tiêu trong kỳ (đánh giá mức độ đạt được trong kỳ). ' so sánh giữa các đơn vị, bộ phận trong cùng một tổng thể, cùng một thời gian nhằm đánh giá tình hình diễn biến của hiện tượng đem so sánh tiên tiến hay lạc hậu, phát hiện khả năng tiềm tàng của các bộ phận, các đơn vị trong tổng thể. ' So sánh giữa các chỉ tiêu có liên quan như so sánh giữa kết quả sản xuất với số lao động bình quân trong kỳ, nhằm đánh giá mức độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu nhiều hay ít. 2.2. Phương pháp phân tổ. Sau điều tra báo cáo thống kê định kỳ, sẽ thu thập được nhiều loại thông tin, để những thông tin đó nói lên một điều gì đó, cần phải xắp xếp chúng theo một trật tự nhất định, sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích và đưa ra những quyết định đúng đắn. Một trong những phương pháp phân tổ đúng đắn nhất để xắp xếp các loại thông tin nói chung và thông tin liên quan đến công nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng là phương pháp phân tổ thống kê. Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay nhiều tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau. Sau khi phân tổ các đơn vị trong cùng một tổ sẽ chỉ giống nhau về tiêu thức phân tổ. Phân tổ thống kê là phương pháp được dùng phổ biến trong cả quá trình nghiên cứu thống kê. Nó là phương pháp cơ bản để xắp xếp số liệu. Phân tổ thống kê thực hiện việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp. Tổng thể nghiên cứu được chia thành các tổ có quy mô, đặc điểm khác nhau. Mặt lượng và mối quan hệ số lượng của các tổ phản ánh mức độ kết cấu của hiện tượng và mối liên hệ giữa các tiêu thức. Trong thống kê người ta thường sử dụng hai loại phân tổ chủ yếu đó là: phân tổ một tiêu thức(phân tổ giản đơn) và phân tổ kết hợp. ] Phân tổ theo một tiêu thức: thực chất là xây dưng tần số phân tổ của một tập hợp theo một tiêu thức. Đây là cách phân tổ đơn giản nhất và thường hay được sử dụng nhất. Điều quan trọng trong việc phân tổ này là phải chọn tiêu thức phân tổ, tiếp đến là phải chú trọng đến khoảng cách của tổ, nếu phạm vi biến động càng lớn thì càng phải phân làm nhiều tổ và ngược lại. Trong phân tổ theo một tiêu thức ta có thể căn cứ vào tiêu thức thuộc tính hoặc số lượng để phân tổ. ] Phân tổ theo nhiều tiêu thức hay còn gọi là phân tổ kết hợp: Cách phân tổ kết hợp này cũng giống như ở phần trên. Trước hết phải xác định xem cần phân tổ theo tiêu thức nào. Muốn chọn tiêu thức phân tổ phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu, vào bản chất hiện tượng, vào mối liên hệ giữa các tiêu thức, có thể phân tổ theo 2, 3, 4 hay nhiều tiêu thức. Sau khi xác định các tiêu thức phân tổ phải xác định xem mỗi tiêu thức sẽ phân thành bao nhiêu tổ. Khi đã xác định được số tổ của mỗi tiêu thức thì ta tiến hành phân chia tổng thể tài liệu theo tiêu thức thứ nhất, sau đó mỗi tổ lại phân chia thành các tiểu tổ theo tiêu thức thứ hai và cứ thế cho đến tiêu thức cuối cùng. Trong phân tổ kết hợp các tiêu thức nguyên nhân cũng là các tiêu thức phân tổ vì vậy phải đưa các tiêu thức phân tổ về một tiêu thức tổng hợp rồi căn cứ vào tiêu thức tổng hợp này ẻ tiến hành phân tổ theo một tiêu thức. Trong thông kê công nghiệp nói chung, công nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng phân tổ được sử dụng chủ yếu là phân tổ theo thành phần kinh tế, phân tổ theo nghành cấp I hoặc cấp II, Hoặc kết hợp phân tổ theo nghành vàg theo thành phần kinh tế. Ngoài ra phân tổ theo vùng cũng được sử dụng. Trong thống kê công nghiệp phân tổ kết hợp được sử dụng khá phổ biến vì vậy đòi hỏi người làm công tác thông kê phải am hiểu và vận dụng nó một cách linh hoạt, tuỳ theo mục đích nghiên cứu. 2.3. Phương pháp chỉ số. Chỉ số là chỉ tiêu kinh tế, được xây dụng trên cơ sở lý luận kinh tế. Chỉ số là chỉ tiêu tương đối (biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm) biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng. Chỉ số là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu thống kê. Để so sánh hai dại lượng nào đó, dùng phương pháp chỉ số là đơn giản nhất. Tuy vậy khi áp dụng phương pháp này pơhải chú ý :các đại lượng phải đo lường được và đơn vị đo lường cũng phải thống nhất. Có nhiều loại chỉ số khác nhau như: chỉ số giản đơn, chỉ số bình quân, chỉ số tổng hợp ... ( Chỉ số giản đơn: Được áp dụng khi so sánh trị số của hiện tượng nào đó ở một thời kì với một thời kì làm gốc như : giá trị sản xuất, năng suất lao động, lao động ... ( Chỉ số bình quân: là loại chỉ số dùng để xác định và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phát triển và mức độ hoàn thành kế hoạch về một hiện tượng hay quá trình kinh tế xã hôi nào đó. Ví dụ khi so sánh năng suất lao động trong hai thời kì ta phải sử dụng loại chỉ số bình quân để tính toán. Công thức chung để tính chỉ số của chỉ số bình quân như sau: ( Chỉ số tổng hợp: Đây là loại chỉ số phổ biến trong công tác thống kê. Sử dụng loại chỉ số này đẻ phân tích sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Chỉ số này được vận dụng đẻ phân tích, nghiên cứu sự biến động của một hiên tượng nào đó giữa hai thời kì khác nhau, mà hiện tượng này lại mang tính tổng hợp và do nhiều nhân tố tác động. Công thức chung để tính chỉ số tổng hợp như sau; Khó khăn khi vận dụng loại chỉ số này ở chỗ: Chọn lựa thông nào dùng đẻ nghiên cứu sự biến động của hiện tưọng cho phù hợp, điều này phụ thuộc vào trình độ và thực tế của tài liệu nghiên cứu. 2.4. Phương pháp dãy số thời gian. Chúng ta biết mặt lưiợng của hiện tượng thừơng xuyên biến động theo thời gian.Trong thống kê để nghiên cứu sự biến động này, người ta thường dựa vào dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thông kê được sắp xếp thneo thứ tự thời gian. Qua dãy số thời gian ta có thể nghiên cứu được các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển và dự báo mức độ của hiện tượng trong tương lai. Một dãy số thời gian gồm hai thành phần: Thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.càn chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tưong đối hoăc số bình quân. Trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ của dãy số. Có hai loại dãy số thời gian đó là dãy số thời kì và dãy số thời điểm. Dãy số thời kì biểu hiện quy môcủa hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Trị số của hiện tượng nghiên cứu là số tuyệt đối. Dựa vào dãy số thời gian ta có thẻ dự đoán ngắn hạn xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Khi sử dụng một dãy số thời gian để dự đoán ngắn hạn thì ngoài yêu cầu cơ bản là tài liệu phải chính xác, phải bảo đảm tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, các khoảng cách trong dãy số nên bằng nhau. Còn một vấn đề nữa cần quan tâm là số lượng các mức độ của dãy số là bao nhiêu. khi dự đoán có thể dựa vào mô hinh hồi quy, hoặc dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân, tốc độ phát triển bình quân. Để phản ánh các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian ta dùng các chỉ tiêu sau: i Mức độ bình quân theo thời gian: chỉ tiêu phản ánh mức độ đại diện của mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Có thể tính chỉ tiêu này theo các công thức sau: (1) Hoặc (2) Hoặc (3) Trong đó: : lần lượt là trị số của chỉ tiêu theo thời gian và mức độ bình quân theo thời gian của chỉ tiêu. : Khoảng cách thời gian của mức độ i. i Lượng tăng giảm tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi mức độ tuyệt đối giữa hai thời kỳ nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại thì mang dấu âm. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu sau: V Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn: (i= 2,3,...,n). Trong đó: là lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. V Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc: (i= 2,3,...,n) Trong đó: là lượng tăng giảm định gốc. Giữa lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc và lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn có mối quan hệ với nhau theo công thức sau: V Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân: . i Tốc độ phát triển: là một số tương đối phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Trong thống kê có các loại tốc phát triển sau: V Tốc độ phát triển phát triển liên hoàn: (i= 2,3,...,n). V Tốc độ phát triển định gốc: (i= 2,3,......,n). Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có các mối quan hệ sau đây: và với (i= 2,3,.....,n). V Tốc độ phát triển trung bình: Là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn: . : là tốc độ phát triển trung bình. i Tốc độ tăng giảm: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc (-) bao nhiêu lần ( hoặc bao nhiêu phần %). Tương ứng với các tốc độ phát triển ta có các tốc độ tăng giảm sau đây: V Tốc tăng (giảm ) liên hoàn: (i= 2,3,.....,n) Hoặc (lần) ; hay . V Tốc độ tăng (giảm ) định gốc: (i= 2,3,....,n). Hoặc (lần) hay . Tốc độ tăng (giảm) trung bình: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu: (lần) hoặc . Giá trị tuyệt đối chênh lệch của 1% tăng (giảm): Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu ký hiệu (i=2,3,..,n) thì giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) là: hoặc (i= 2,3,....,n) Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (giảm) liên hoàn. Đối với tốc độ tăng giảm định gốc thì không tính vì luôn là một số không đổi và bằng: Chương III Phân tích thực trạng và một số giải pháp cho việc phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh I> Phân tích thực trạng công nghiệp ngoài quốc doanh việt nam thời kỳ 95-2000. 1.Tình hình tăng trưởng kết quả sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. 1.1.Quy mô và tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất. Trong những năm qua mặc dù nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ (8/1997) của các nước trong khu vực làm tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 9,3% năm 1996 xuống còn 8,2% năm 1997, 5.,8% năm 1998 và đến năm 1999 chỉ còn 4,8%, đến năm 2000 tốc độ tăng GDP đã có dấu hiệu phục hồi tăng 6,7%. Cùng với sản xuất công nghiệp nói chung, công nghiệp ngoài quốc doanh trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần quan trong vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá trị sản xuất tăng liên tục , điều này được thể hiện qua bảng số liệu và đồ thị sau: Biểu 3: Kết quả sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 1995-2001 (Giá so sánh 1994) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Giá trị sản xuất (Tỷ đồng) Tăng so với năm trước (tỷ đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 1996 28369,0 2918 111,47 1997 31068,0 2699 109,51 1998 33402,3 2334,3 107,51 1999 37027,0 3624,7 110,85 2000 43809,3 6782,3 118,32 2001 53109,2 9299,9 136,10 BQ 37797,4 4609,7 115,63 Từ bảng số liệu trên ta có đồ thị thể hiện sự tăng trưởng về giá trị sản xuất của công nghiệp ngoài quốc doanh như sau: Qua bảng số liệu 3 và đồ thị trên ta thấy: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng liên tục và khá nhanh qua các năm. Cụ thể giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng từ 28369 tỷ đồng năm 1996 lên 31068 tỷ đồng năm 1997 (tăng 2669 tỷ đồng hay tăng 9,51%), từ 31068 tỷ đồng năm 1997 lên 33402,3 tỷ đồng năm 1998 (tăng 2334,3 tỷ đồng hay 7,51%), năm 1999 là 37027 tỷ đồng tăng 3624,7 tỷ đồng hay 10,85% so với năm 1998, cao gấp 2,66 lần so với tốc độ tăng của GDP, năm 2000 giá trị sản xuất đã đạt 43809,3 tỷ đồng tăng 6782,3 tỷ đồng (18,32%) so với năm 1999- cao gấp 2,73 lần tốc độ tăng của GDP, và đến năm 2001 giá trị sản xuất có sự tăng đáng kể tăng 9299,9 tỷ đồng so với năm 2000 (tăng 36,1%). Do giá trị sản xuất tăng liên tục và khá cao qua các năm nên đã làm cho giá trị sản xuất bình quân của công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ này tăng khá cao 37797,4 tỷ đồng hay tămg15,63%. Đây quả là một con số đáng khích lệ đối với ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng ở nước ta. Kết quả của sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt được trong thời kỳ này một phần là do những năm gần đây nhà nước đã có những chính sánh phù hợp, kịp thời cho việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, một phần là do sự nỗ lực bản thân của các bộ phận kịnh tế cấu thành trong công nghiệp ngoài quốc doanh. Đặc biệt là hai bộ phận kinh tế cá thể và hỗn hợp.Số liệu bảng sau sẽ cho ta thấy rõ điều này. Biểu 4: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh phân theo theo thành phần kinh tế Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Kinh tế NQD Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Kinh tế hỗn hợp 1996 28369 684,3 2791,9 18977,4 5915,3 1997 31068 751,2 3223,9 19703,7 7389,2 1998 33402,3 858,8 3382,7 20826,8 8334 1999 37027 1075,6 3718,0 21983 10250,4 2000 43809,3 1479 4376,1 24190 13764,2 Từ bảng số liệu trên ta tính được tốc độ tăng trưởng của các khu vực như sau: Biểu 5: Tốc độ tăng liên hoàn giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thành phần kinh tế thời kỳ 96-2000 . Đơn vị: (%) Năm Phân theo khu vực 1996 1997 1998 1999 2000 BQ Kinh tế tập thể 5,2 9,9 14,3 25,2 37,5 18,4 Kinh tế tư nhân 22,6 15,5 4,9 9,9 17,7 14,1 Kinh tế cá thể 4,3 3,8 5,7 5,6 10 5,9 Kinh tế hỗn hợp 36,5 24,9 12,6 23,9 34,3 26,4 Toàn ngành 11,4 11,5 9,5 7,5 10,9 10,2 Qua hai bảng số liệu trên ta thấy: J Khu vực kinh tế cá thể tuy là thành phần kinh tế hoạt động nhỏ bé đơn lẻ, nhưng lại là đơn vị có đóng góp nhiều nhất về tỷ trọng giá trị sản xuất cho ngành công nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể là năm 1996 cả công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 28369 tỷ đồng thì kinh tế cá thể chiếm 18977,4 tỷ đồng tương ứng là 66,9%, đến năm 2000 là 43809,3 tỷ đồng thì kinh tế cá thể là 24190 tỷ đồng (55,2%). Hạn chế của thành phần kinh tế này là sản xuất chủ yếu mang tính thủ công, đơn lẻ, quy mô nhỏ bé. Do vậy mà tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất của nó qua các năm còn chậm, thấp (thấp nhất so với các thành phần kinh tế khác), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ này (96-2000) mới chỉ đạt 5,9%. JKhu vực kinh tế hỗn hợp là thành phần kinh tế có mức đóng cao thứ hai sau thành phần kinh tế tư nhân. Năm 1996 đạt 5915,3 tỷ đồng chiếm 20,85% giá trị sản xuất trong công nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2000 là 13764,2 tỷ đồng chiếm 31,42%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và giá trị sản xuất nói riêng là khá cao, riêng về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất là cao nhất trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cụ thể năm 1996 tăng 36,5% so với năm 1995, năm 1997 tăng 24,9% so với năm 1996, năm1998 tăng 12,6% so với năm1997, năm 1999 tăng 23,9% so với năm 1998. Nguyên nhân của sự giảm tốc độ tăng trưởng trong hai năm 1997,1998 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, đã ít nhiều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế nói riêng. Nhưng đến năm 2000 tình hình đã có vẻ khả quan hơn, tốc độ tăng giá trị sản xuất là 34,3% so với năm 1999. Nguyên nhân mà khu vực kinh tế hỗn hợp có tốc độ tăng trưởng cao nhất (tốc độ tăng trưởng bình quân thời này 26,4%) là do thành phần kinh tế hỗn hợp tuy thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhưng vẫn có được sự giúp đỡ của nhà nước về vốn ( mặc dù không nhiều), chính sách. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi của nhà nước nhằm khuyến khích, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Bên cạnh đó thì kinh tế hỗn hợp là một hình thức liên doanh liên kết, do đó nó phát huy được ưu điểm của các bên tham gia như : cách quản lý, tác phong, tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Đặc biệt là cách quản lý của các nhà nước ngoài (đối với hình thức liên doanh liên kết). Ngoài ra kinh tế hỗn hợp còn có thế mạnh về đội ngũ các bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề được đào tạo và rèn luyện kỹ càng. JKhu vực kinh tế tư nhân là khu vực có mức tăng trưởng kinh tế khá đều đặn. Nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm lại là không ổn định. Tuy vậy sự đóng góp của khu vực này vào giá trị sản xuất chung công nghiệp ngoài quốc doanh cũng rất quan trọng. Năm 1996 thành phần kinh tế này đóng góp vào khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh là 2791,9 tỷ đồng (chiếm 9,8%), đến năm 2000 là 4276,1 tỷ đồng (chiếm 9,7%). Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực song hai năm 1997,1998 mức đóng góp của khu vực này vẫn đạt 10,4% và 10,1%. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ này (96-2000) đạt 14,1%. JKhu vưc kinh tế tập thể, đây là khu vực có mức đóng góp vào giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp ngoài quốc doanh thấp nhất. Nhưng lại là khu vực có tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm khá cao 18,4%. Trong đó hai năm 1999 và 2000 có tốc độ tăng trưởng cao nhất 25,2% và 37,5%. Tuy là một bộ phận cấu thành, có những mức đóng góp nhất định cho khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh song mức đóng góp này vẫn chưa phản ánh đúng tiềm lực của nó, nhất là đối với nước ta là một nước có nguồn lao động rồi dào, con người Việt nam lại có tính cần cù sáng tạo. Ngoài việc đóng góp đáng kể cho giá trị sản xuất chung của công nghiệp, trong những năm gần đây ta thấy tốc độ phát triển của công nghiệp ngoài quốc doanh so với công nghiệp quốc doanh cũng không kém gì. Số liệu bảng sau cho ta thấy rõ điều này. Biểu 6: Chỉ số phát triển của công nghiệp phân theo thành phần kinh tế. Năm Khu vực 1996 1997 1998 1999 2000 Quốc doanh 111,7 110,4 107,7 107,2 114,2 Ngoài quốc doanh 111,5 109,5 107,5 110,9 118,3 Đầu tư nước ngoài 121,7 123,2 124,4 121 118,6 Từ các thông số của bảng số liệu trên ta thấy: Trong những năm gần đây tốc độ phát triển về giá trị sản xuất của công nghiệp ngoài quốc doanh không thua kém gì công nghiệp quốc doanh (năm 1996 của công nghiệp quốc doanh là 11,7% thì ngoài quốc doanh là 11,5%, năm 1998 quốc doanh 7,7% thì ngoài quốc doanh 7,5%), thậm chí còn cao hơn. Cụ thể trong hai năm 1999 và 2000 của công nghiệp quốc doanh là 7,2% và 14,2% thì của ngoài quốc doanh là 10,9% và 18,3%. Đặc biệt năm 2000 tốc độ phát triển gần bằng với của khu cực đầu tư nước ngoài 18,6%. Từ đó cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công nghiệp ngoài quốc doanh là hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh, không chỉ tạo ra hiệu quả kinh tế cho đất nước mà còn tạo ra sự cạnh tranh đối với các ngành công nghiệp ngoài quốc doanh. Do vậy mà bắt buộc các ngành công nghiệp ngoài quốc doanh phải tíc cực cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với công nghiệp ngoài quốc doanh. Vì thế mà nó góp phần thúc đẩy nền công nghiệp nước ta phát triển. 2.Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sử dụng nguồn lực. 2.1. Quy mô và tốc độ tăng cơ sở sản xuất. Theo kết quả điều tra công nghiệp của tổng cục thống kê ta có số liệu về số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh như sau. Biểu 7: Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị: cơ sở. Năm TPKT 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 612977 623710 615296 590246 615453 Tập thể 1093 1023 937 967 1090 Tư nhân 4007 4323 4469 4397 4181 Cá thể 606557 616855 608250 583352 608314 Hỗn hợp 1320 1509 1640 1580 1868 Từ bảng số liệu trên ta tính được tốc độ phát triển các cơ sở sản xuất như sau: Biểu 8: Tốc độ tăng liên hoàn (chỉ số phát triển) các cơ sở sản xuất thời kì 96-99. Đơn vị: (%). Năm Khu vực 1996 1997 1998 1999 Toàn ngành 1,75 -1,3 -4,07 4,27 Tập Thể -6,4 4,88 -0,62 12,7 Tư nhân 7,8 3,38 -2,7 -3,8 Cá thể 1,7 -1,39 -4,1 4,28 Hỗn hợp 14,3 6,2 -1,5 18,2 Qua hai biểu trên ta thấy: Chỉ số phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh biến động không đều. Năm 1996 có 623710 cơ sở tăng 1,75% so với năm 1995, năm 1997 là 615296 cơ sở giảm 1,3% so với năm 1996, năm 1998 là 590246 cơ sở giảm 4,07% so với năm 97, năm 1999 só lượng các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh đã có sự tăng trở lại 615453 cơ sở tăng 4,27% so với năm 1998. Cơ cấu về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh cũng có sự phân bố không đều giữa các thành phần kinh tế. Biểu 9:Cơ cấu số lượng các cơ sở sản xuất phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị: (%). Năm TPKT 1996 1997 1998 1999 Tập thể 0,17 0,16 0,16 0,18 Tư nhân 0,65 0,69 0,74 0,68 Cá thể 98,9 98,9 98,8 98,8 Hỗn hợp 0,22 0,24 0,27 0,31 Từ biểu số liệu 8 và 9 ta thấy: Khu vực tập thể là khu vực có số lượng các cơ sở sản xuất ít nhất trong các thành phần kinh tế (số lượng các cơ sở bình quân thời kỳ 96-99 là 1029,2 cơ sở), cơ cấu của thành phần kinh tế này trong khu vực ngoài quốc doanh thấp, nhưng biến động tương đối đều: năm 1996 chiếm 0,17% trong tổng số, năm 1997, 1998 đều đạt 0,16%, năm 1999 con số này có tăng đôi chút nhưng không đáng kể chỉ là 0,18%. Tốc độ tăng ( chỉ số phát triển) của khu vực tập thể có sự biến động khá lớn qua các năm: Năm 1996 giảm 6,4% so với năm 1995 nhưng năm 1997 lại tăng 4,88% so với năm 1996, năm 1998 lại giảm 0,62% so với năm 1997 và đến năm1999 lại tăng 12,7% so với năm 1998. Khu vực cá thể là khu vực có số lượng các cơ sở sản xuất tập trung cao nhất (bình quân giai đoạn 96-99 chiếm gần 99% so vơí tổng số cơ sở sản xuất của công nghiệp ngoài quốc doanh). Khu vực kinh tế hỗn hợp là khu vực có mức độ biến động về tốc độ phát triển qua các năm là lớn nhất đặc biệt là trong hai năm 1998 và 1999 ( năm 1998 giảm 1,55 so với năm 1997 nhưng đến năm 1999 lại tăng tới 18,2 so với năm 1998). Khu vực kinh tế tư nhân là nkhu vực có số lượng các cơ sở sản xuất đứng thứ 2 sau khu vực cá thể (tỷ trọng số lượng các cơ sở sản xuất bình quân của nó qua các năm so với tổng số là 0,69%). Và cũng là khu vực có sự biến động về tốc độ tăng của các cơ sở sản xuất thấp nhất trong các thành phần kinh tế của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh sự phân bố không đều giữa các thành phần kinh tế, qui mô của công nghiệp ngoài quốc doanh cũng có sự phân bố không đều giữa các vùng kinh tế. Biểu 10: Số lượng các cơ sở công nghiệp NQD phân theo vùng kinh tế. Đơn vị: cơ sở. Năm Vùng 1996 1997 1998 1999 Tổng số 623710 615296 590240 615453 Đồng Bằng Sông Sồng -Hà Nội 258407 247071 228661 232712 17486 16279 14457 15390 Đông Bắc 48696 50773 53717 59057 Tây Bắc 7331 7420 8853 9712 Bắc Trung Bộ 103102 108665 102460 109210 Tây Nguyên 15670 15848 16691 17704 Đông Nam Bộ -T.P.Hồ Chí Minh 57979 51852 50789 53541 30710 24591 23793 25983 Đ.B.Sông Cửu Long 85086 85302 81069 83079 Từ bảng số liệu trên ta có. Biểu 11: Cơ cấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4117.doc
Tài liệu liên quan