MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Tổng quan về quản lý chất thải xây dựng 4
I. Một số vấn đề chung về quản lý chất thải xây dựng 4
1. Khái niệm và phân loại chất thải 4
2. Nguồn gốc phát sinh 5
3. Công tác quản lý chất thải 7
II. Quản lý chất thải xây dựng 17
1. Khái niệm chất thải xây dựng 17
2. Đặc điểm và thành phần của chất thải xây dựng 17
3. Ảnh hưởng của chất thải xây dựng đến môi trường đô thị 18
4. Nội dung công tác quản lý chất thải xây dựng 20
5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý chất thải
xây dựng 21
Chương II: Thực trạng quản lý chất thải xây dựng ở Thành phố Hà Nội 26
I. Áp lực của sự phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường đô thị ở Hà Nội 26
1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong thời gian qua 26
2. Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường đô thị
ở Hà Nội 30
3. Công tác quản lý chất thải ở Hà Nội trong thời gian qua 32
II. Thực trạng quản lý chất thải xây dựng ở Hà Nội trong thời gian qua 41
1. Tình hình hoạt động trật tự xây dựng ở Hà Nội hiện nay 41
2. Các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề quản lý chất thải
3. xây dựng 47
4. Công tác quản lý chất thải xây dựng ở Thành phố Hà Nội 49
5. Những hạn chế trong công tác quản lý chất thải xây dựng ở
Thành phố Hà Nội 53
Chương III: Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải xây dựng cho
Thành phố Hà Nội 57
I. Dự báo khối lượng chất thải xây dựng phát sinh 57
II. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả chất thải xây dựng
cho Thành phố Hà Nội 59
1. Về cơ chế quản lý 59
2. Về công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý 61
3. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng 64
4. Nâng cao năng lực của các Đơn vị quản lý môi trường 64
5. Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường 66
III. Một số kiến nghị 66
1. Kiến nghị với Nhà nước, các cấp chính quyền Thành phố 66
2. Kiến nghị với các tổ chức xã hội của Thành phố 68
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
74 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải xây dựng tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o ra diện mạo mới hiện đại cho thủ đô. Dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân 8,5m2/người, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân Hà Nội.
Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường đô thị ở Hà Nội
2.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Trong những năm gần đây, với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra mạnh mẽ. Lượng chất thải phát sinh cũng gia tăng nhanh chóng. Thành phần chất thải cũng rất phức tạp, chứa nhiều chất nguy hiểm độc hại. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải hoặc bùn lắng từ các cửa cống cũng chứa nhiều các kim loại nặng và hợp chất vô cơ, ngấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất.
Việc chôn lấp các chất thải độc hại không qua kiểm soát còn có thể gây ra những tai hoạ như tạo ra các chất khác có tính độc cao hơn, có nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm cả một vùng đất rộng lớn. Có thể thấy rằng các chất thải nguy hại đã góp phần làm ô nhiễm môi trường đất rõ rệt nhất, làm thoái hoá đất, giảm năng suất cây trồng, nhiều nơi khu vực nội thành hoa màu bị chết do ô nhiễm đất quá nặng
2.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Hiện nay, tổng lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ nhân dân khu vực nội thành Hà Nội khoảng gần 400.000 m3/ngày đêm (Báo cáo tổng quan diễn biến môi trường thành phố Hà Nội từ năm 1995 đến nay). Toàn bộ lượng nước thải này thoát qua hệ thống cống thoát và 4 sông tiêu chính của Thành phố (Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu).
Nước thải sinh hoạt phần lớn qua xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi vào các tuyến cống chung hoặc kênh mương, ao, hồ. Tuy nhiên các bể tự hoại làm việc kém hiệu quả do xây dựng không đúng quy cách, không hút phân cặn thường xuyên nên hàm lượng các chất bẩn trong nước thải cao, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước ở các cống ngầm, kênh mương và sông hồ. Nước tại các cống ngầm và kênh mương thoát nước hiện nay đang bị ô nhiễm nặng, nước ở các sông tiêu thoát nước đều bị nhiễm bẩn hữu cơ và chất thải lơ lửng, đặc biệt là vào mùa khô.
Đối với lượng nước ngầm: trung bình ở Hà Nội lượng nước ngầm khai thác hàng ngày từ 600.000 đến 650.000 m3 và theo dự báo đến năm 2010 nhu cầu sử dụng nước của thành phố sẽ tiếp cận với giới hạn trữ lượng nước ngầm có thể khai thác an toàn (700.000 m3/ngày đêm) và vấn đề tìm nguồn nước mặt để xử lý, cung cấp đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của Thành phố vẫn ngày một gia tăng đang là một vấn đề bức xúc. Giải quyết được vấn đề này cho phép Thành phố giảm dần tỷ trọng nước ngầm, thay bằng nguồn nước mặt nhằm đảm bảo khai thác tài nguyên nước bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Về chất lượng nước ngầm của Hà Nội đã được nhiều đề tài, dự án tiến hành khảo sát điều tra. Các kết quả điều tra, nghiên cứu gần đây nhất do Sở KHCN&MT cùng Trường ĐH Mỏ - Địa chất tiến hành 1996-1997 và cùng nhóm chuyên gia nghiên cứu JICA (Nhật Bản) tiến hành 1998-1999 đã thống nhất đánh giá:
- Nước dưới đất trên phạm vi Hà Nội vốn là nước sạch, nhưng do khai thác và sử dụng bừa bãi nên một số nơi đã có biểu hiện suy thoái cả về chất và lượng. Đặc biệt sự suy thoái về chất biểu hiện ngày càng rõ rệt (rõ nhất là NH4 và một số vi nguyên tố, đặc biệt là các vi sinh vật).
- Đối với tầng chứa nước Pleistoxen đang khai thác để cung cấp nước sạch cho thành phố, nồng độ các hợp chất Nitơ và Fe trong nước của một số giếng khai thác như Pháp Vân, Tương Mai, Hạ Đình có xu hướng tăng theo thời gian khai thác nhưng rất chậm.
- Cả hai tầng chứa nước đều có hàm lượng Fe và Mn khá cao, vượt giới hạn cho phép. Khu vực Thanh Trì, Gia Lâm hàm lượng Fe và NH4 thường là rất cao.
- Sự xâm nhập của nước bẩn do nước thải, chất thải và phân bón, chủ yếu mới xảy ra đối với tầng chứa nước thứ nhất (tầng nông) và xảy ra mạnh nhất ở khu vực phía Nam thành phố (huyện Thanh Trì).
2.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Môi trường không khí ở Hà Nội chịu tác động chủ yếu của hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và sinh hoạt cộng đồng.
Kết quả thực hiện chương trình quan trắc môi trường không khí do Sở KHCN&MT tiến hành từ năm 1996 đến nay cho thấy: nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng gia tăng liên tục từ năm 1995 đến cuối 2004, hầu hết đều vượt quá chỉ tiêu cho phép từ 2,5 đến 4,5 lần. Tại khu vực trung tâm nội thành, chất lượng môi trường không khí có biểu hiện suy thoái, đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông dân cư. Nồng độ bụi có biểu hiện tăng rõ rệt và vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các khí thải độc hại tuy vẫn ở mức dưới giới hạn cho phép, song có biểu hiện tăng dần. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động giao thông và hoạt động xây dựng.
Có thể đánh giá chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội nói chung kể cả các khu công nghiệp, các nút giao thông, các công trình xây dựng, tuy có nồng độ bụi và tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép, nhưng vẫn còn ở mức độ ô nhiễm nhẹ nếu so với thành phố Hồ Chí Minh.
Công tác quản lý chất thải ở Hà Nội trong thời gian qua
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Quản lý chất thải là vấn đề then chốt trong việc đảm bảo môi trường sống cho con người mà thành phố Hà Nội phải có kế hoạch tổng thể trong việc quản lý chất thải mới có thể xử lý kịp thời và hiệu quả.
Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm vạch chiến lược, cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc đề xuất luật lệ, chính sách quản lý môi trường quốc gia. Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải.
Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các quận huyện, Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành phố.
Công ty môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường của thành phố Hà Nội được Sở Giao thông công chính giao.
Sơ đồ 3: Hệ thống quản lý chất thải
Chính phủ
Bộ Xây dựng
UBND Thành phố
Bộ Tài nguyên & môi trường
Sở GTCC
Sở Tài nguyên & môi trường
UBND các cấp dưới
Công ty Môi trường đô thị
Chất thải
(Nguồn: Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 1-Công ty Môi trường Đô thị)
Thành phố Hà Nội hiện nay có 4 đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ quản lý chất thải gồm: Công ty môi trường đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích có nhiệm vụ thu gom xử lý rác thải trên địa bàn các quận, huyện; Xí nghiệp chế biến phế thải thành phân hữu cơ; Xí nghiệp đốt rác bệnh viện; Xí nghiệp xử lý chất thải công nghiệp và một số đơn vị chuyên môn về bơm hút phân, thu dọn đất, tưới rửa đường Ngoài ra còn có các đơn vị như Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long, Hợp tác xã Thành Công, Công ty cổ phần môi trường xanh và các xí nghiệp môi trường đô thị tại các huyện ngoại thành, các đơn vị này chỉ tham gia vào công tác thu gom và vận chuyển rác thải chứ chưa có biện pháp xử lý.
3.2. Về hệ thống pháp luật
Luật Bảo vệ Môi trường nước ta được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006. Nội dung quản lý chất thải được phân cấp theo các nội dung quản lý môi trường nói chung. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình mà có trách nhiệm thực hiện việc quản lý chất thải.
Để thi hành chỉ thị số 199/TTG ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư liên tịch 1590/TTLT trong đó có ghi: “Quản lý chất thải rắn là các hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ chất thải và giám sát các địa điểm tiêu huỷ chất thải”.
- Quy định cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động phát sinh chất thải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xả thải và quản lý chất thải.
- Địa điểm bãi chôn lấp chất thải không được đặt gần khu dân cư để tránh tác động có hại đến môi trường và sức khoẻ con người, nhưng cũng không được quá xa trung tâm đô thị và các khu công nghiệp để hạn chế cho việc vận chuyển rác thải.
- Thiết kế, xây dựng các bãi chôn lấp chất thải phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/8/2006 vể việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường có ghi: “Chất thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu công nghiệp cần được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định quản lý chất thải. Chất thải có chứa các chất độc hại khó phân huỷ phải được xử lý riêng, không được đổ thải vào khu chứa chất thải sinh hoạt”.
Hà Nội đã ban hành quyết định 3008/QĐ-UB ngày 13/9/1996 là quy định về vấn đề quản lý chất thải của thành phố, cùng đó thành phố ban hành kèm theo quyết định số 3039/QĐ-UB ngày 21/9/1996 và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm công tác bảo vệ môi trường. Đây là quy định đầu tiên và có tính chất pháp lý cao nhất của Hà Nội về việc quản lý chất thải. Tuy nhiên quy định này không nêu rõ trách nhiệm của chủ thể gây phát sinh chất thải, do đó việc thực thi quy định của UBND Thành phố còn chưa đạt hiệu quả cao.
3.3. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở Hà Nội
3.3.1. Công tác thu gom
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội tồn tại song song hai lực lượng thu gom rác thải. Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội và các xí nghiệp Môi trường đô thị các quận, huyện là các đơn vị được giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải thành phố. Lực lượng tư nhân bao gồm các hợp tác xã, các tổ vận chuyển và những cá thể tham gia một cách tự phát vào quá trình thu gom và vận chuyển chất thải.
Hàng ngày, các xí nghiệp Môi trường đô thị sẽ tiến hành thu gom rác ở các nhà dân, các cơ quan xí nghiệp, trường học, nơi công cộng, rác thải sinh hoạt bệnh viện, các công trình xây dựng trên thành phố theo quy định và theo các đơn hợp đồng với các đơn vị.
Công tác thu gom chất thải, vệ sinh do công nhân môi trường các xí nghiệp thực hiện bằng xe đẩy tay tập trung tới vị trí quy định để cẩu đổ vào các xe thùng cơ giới, xe container và chở tới bãi chôn lấp. Việc thu gom rác không thể thực hiện trong thời gian ngắn do quy trình thu gom thủ công. Thông thường, Công ty sẽ giao chỉ tiêu công việc và ký hợp đồng với các xí nghiệp, từ đó xí nghiệp sẽ giao lại cho các tổ sản xuất, các tổ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo về xí nghiệp. Công nhân được chia thành nhiều tổ và hoạt động trên một địa bàn phường được phân công. Số công nhân trong mỗi tổ tuỳ thuộc vào khối lượng duy trì vệ sinh.
Phương thức thu gom là nhân dân đưa rác ra đổ vào các xe thu gom, hay đổ vào các điểm tập trung rác đã quy định vào buổi tối. Rác thải của các chợ thường được thu gom vào buổi sáng và tối. Rác được công nhân thu gom chở đến các chân điểm cẩu rác theo các tuyến xe. Số điểm tập trung rác sẽ được hạn chế để lượng rác tại mỗi điểm nhiều hơn và hạn chế thời gian xe chạy.
Bên cạnh đó còn có một lượng lớn công nhân làm công tác nhặt rác ngày trên các tuyến phố, trung bình cứ 2 người/km. Để đảm bảo duy trì vệ sinh đường phố, hàng ngày công nhân phải đảm nhiệm việc nhặt rác do dân đổ trộm ra đường. Do sự vô ý thức của người dân mà đã gây nên sự lãng phí nhân công lớn. Vấn đề này có thể được giải quyết nếu như người dân có ý thức hơn, đổ rác đúng nơi, đúng thời gian quy định.
Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội thu gom được khoảng 1300 tấn/ngày(chiếm khoảng 80% lượng rác thải phát sinh), khoảng 12% được thu gom bởi những người thu mua đồng nát nhằm tái chế, 8% còn lại là người dân tự đổ ra sông, mương, ao, hồ và được thu gom qua các kỳ tổng vệ sinh. (Nguồn: Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 1)
Sơ đồ 4: Quá trình thu gom vận chuyển chất thải
Rác đường phố
Rác hợp đồng
Rác bệnh viện (sinh hoạt)
Xe đẩy tay do công nhân đi thu gom đưa đến điểm tập kết rác
Tập trung ra điểm cẩu quy định
Ô tô vận chuyển rác
Rác các hộ gia đình
Bãi chôn lấp rác thành phố
(Nguồn: Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 1)
Công tác thu gom của lực lượng tư nhân bao gồm những người thu mua phế liệu và những người nhặt rác, những người thu gom thức ăn thừa. Những lực lượng này đã góp phần quan trọng trong việc làm giảm lượng rác thải đến khu xử lý, làm tăng lượng rác thải được tái chế, tái sử dụng. Đây là hoạt động mang lại lợi ích cho cả người thu gom và xã hội. Tuy nhiên những lực lượng này được hình thành một cách tự phát và chưa có một quy định nào để quản lý chặt chẽ.
Theo điều tra của một số cơ quan trong nước và nước ngoài thì hiện nay ở Hà Nội có khoảng 6000 người thu mua phế liệu và nhặt rác, phần lớn là người dân ở các tỉnh khác đến. Mỗi ngày những người này thu gom được khoảng 20 – 30 tấn phế thải, chiếm khoảng 5% - 10% tổng lượng rác phát sinh.
3.3.2. Công tác vận chuyển
Công tác vận chuyển là một khâu trong quá trình quản lý chất thải. Chất thải sau khi thu gom phải được vận chuyển ngay đến nơi xử lý.
Công ty Môi trường Đô thị đều sử dụng các xe ô tô chuyên dùng để vận chuyển rác có dung tích từ 6 – 10 tấn/xe, các xe này đều có hệ thống thuỷ lực để nâng các xe gom rác đẩy tay hoặc các thùng rác nhỏ và trong đó có khoảng hơn 80 xe có bộ phận nén rác. Phần lớn các xe đã qua sử dụng từ 8-10 năm. Chủng loại các xe vận chuyển rác bao gồm: Xe MTR 92, MTR 97 đã cũ có hệ số sử dụng còn 72%. Xe Hino, IVECO, Mercedes 7 tấn, Mercedes 8 tấn, Conteiner, Nissan 2,5 – 5 tấn, các xe này có hệ số sử dụng còn 75%. Đầu năm 2003, Nhật Bản đã viện trợ cho Công ty Môi trường Đô thị 70 xe chuyên dùng hiện đại. Các xe này được bàn giao cho các xí nghiệp môi trường tự quản lý và sử dụng. Các xí nghiệp tuỳ theo địa bàn mình quản lý mà bố trí các loại xe cho thích hợp.
Nguyên tắc bố trí các loại xe:
Phân theo tuyến, theo địa bàn tổ thu gom ( quản lý theo địa bàn phường), bố trí xe sao cho các điểm cẩu gần nhau.
Theo khối lượng vận chuyển từng chuyến cho phù hợp với tải trọng của từng loại xe.
Tuy nhiên có một vấn đề khó khăn cho công tác quản lý thu gom, vận chuyển chất thải là việc tìm các điểm thu thập rác từ các xe thu gom lên xe chở rác. Do vẫn còn một số phương tiện vận chuyển còn lạc hậu nên trong quá trình cẩu rác thường có tiếng ồn lớn của động cơ xe, các mùi khó chịu từ rác bốc ra và việc rơi vãi rác, chảy nước rác ra đường trong quá trình nâng cẩu. Do đó người dân thường phản đối việc đặt các điểm cẩu rác gần nhà họ. Điều này khiến cho việc lựa chọn các điểm cẩu rác thường không tuân thủ các nguyên tắc đặt ra mà thường được tiến hành ở bất cư nơi nào có thể được, thậm chí ngay tại các vườn hoa hoặc các điểm nhạy cảm với môi trường.
Nhiều năm trước đây, rác thải của thành phố hàng ngày được thu gom và vận chuyển tới các bãi chôn lấp như Thụy Phương, Tây Mỗ. Hiện nay do bãi chôn lấp Tây Mỗ đã đóng bãi nên rác của thành phố Hà Nội sẽ vận chuyển lên bãi Nam Sơn.
Vận chuyển lên bãi Nam Sơn được chia làm 2 phương án:
*Phương án 1: Toàn bộ chất thải được chuyển thẳng lên khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn. Theo phương án này, tất cả rác thu gom được đi thẳng từ nội thành đi Nam Sơn, theo đường Cầu Thăng Long – Nam Sơn khoảng 61 km.
*Phương án 2 : Vận chuyển 85% rác thải thẳng lên khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, còn 15% chuyển qua trạm trung chuyển Tây Mỗ để phân loại chế biến thành phân hữu cơ. Phương án này được tiến hành thực hiện từ giữa năm 2001, tuy nhiên lượng rác thải chuyển qua trạm Tây Mỗ chỉ chiếm khoảng 1% và chủ yếu là lượng rác được thu gom từ các chợ.
Quá trình thu và vận chuyển được thực hiện theo từng chuyến, mỗi chuyến thu gom và vận chuyển năng lực đạt khoảng 5 tấn/xe, trung bình được 10 tấn rác thải sinh hoạt. Do đặc thù công việc thời gian thu vận chuyển thường diễn ra vào chiều tối và ban đêm. Tất cả các xe trong quá trình vận chuyển đều phải phủ bạt để tránh làm rơi vãi trong quá trình vận chuyển và chỉ tháo bạt khi đổ rác vào bãi thải.
Trung bình, mỗi ngày Công ty Môi trường Đô thị vận chuyển được khoảng 1000 tấn rác thải lên bãi xử lý rác Nam Sơn, góp phần giữ gìn cho môi trường thủ đô được trong sạch.
3.3.3. Công tác xử lý
Đối với chất thải tuỳ từng mục đích và điều kiện mà có các cách xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hiện nay ở Hà Nội mới chỉ có Nhà máy xử lý chế biến rác thành phân hữu cơ, nhưng chủ yếu mới chỉ là tái chế và xử lý được các loại rác hữu cơ có nguồn gốc từ rau, quả, củ còn đối với chất thải rắn như chất thải xây dựng thì vẫn xử dụng phương pháp chôn lấp là chính. Chi phí cùa phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thấp hơn rất nhiều so với các phương pháp khác nên phù hợp với điều kiện kinh tế của Thành phố. Tuy nhiên việc vận hành bãi chôn lấp phải được kiểm tra, xử lý thường xuyên độ nguy hại đối với rác thải, khí và nước rác được tạo ra trong quá trình xử lý để tránh nguy hại cho môi trường và con người.
Rác được chở đến bãi thải phải được san ủi đầm nén trong ngày. Trung bình mỗi ngày bãi tiếp nhận 1300 tấn rác, tương đương với diện tích đổ 800m2. Sau đó phải phun hoá chất diệt ruồi muỗi toàn bộ khu vực xung quanh nơi đổ rác, đường ra vào bãi rác. Khu vực dân cư xung quanh đấy trong phạm vi 1000m phải được thường xuyên kiểm tra phun thuốc 1 tuần/lần.
Mặt bằng bãi đổ rác được phân thành từng ô rác, mỗi ô vận hành trong thời gian nhất định. Giữa các ô chôn lấp có đập ngăn cách (được tạo thành trong giai đoạn xây dựng bãi theo thiết kế trước khi vận hành). Sau khi ô rác đã đạt độ cao ngừng vận hành phải tiến hành đóng bãi theo trình tự: Phủ đất – San gạt tạo mặt bằng - Đầm nén bằng xe ủi bánh xích, bánh lốp - Trải lớp vải nhựa chống thấm bề mặt - Phủ đất, đầm mặt – Khoan lỗ đặt ống thoát khí gas - Trồng cây cỏ (điền thanh hoặc bạch đàn).
Vấn đề xử lý triệt để nước rác luôn là vấn đề nan giải đối với hầu hết các thành phố của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Nước rỉ rác, còn gọi là nước rác, là nước bẩn thấm qua lớp rác của các ô chôn lấp, kéo theo các chất gây ô nhiễm từ rác thải chảy vào tầng đất ở dưới bãi chôn lấp, ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Thành phần của nước rác thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của quá trình phân huỷ sinh học. Như vậy, sự hình thành nước rác và khí trong quá trình chôn lấp là những mối quan tâm lớn trong công tác vận hành và quản lý bãi chôn lấp ở các đô thị. Hệ thống thu gom và xử lý nước rác phải theo đúng thiết kế được duyệt và phải thường xuyên hoạt động. Các hồ lắng phải được vét bùn và đưa đến khu xử lý mỗi tháng 2 lần.
Quá trình chôn lấp phát sinh ra một lượng khí ga sinh ra từ chất thải chôn lấp, các khí thải này chủ yếu là Mêtan được phát tán ra ngoài nhờ hệ thống ống thu và phát tán được đặt trên ô chôn lấp.
Cây xanh được trồng xung quanh bãi tạo vành đai cách ly nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, hạn chế mùi và các ảnh hưởng bất lợi từ bãi rác.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA
Tình hình hoạt động trật tự xây dựng ở Hà Nội hiện nay
Các công trình xây dựng chủ yếu ở Hà Nội là nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội, các công trình phục vụ sản xuất. Phần lớn các vi phạm về hoạt động xây dựng xảy ra đều từ các công trình xây dựng nhà ở. Diện tích nhà ở do Nhà nước tổ chức xây dựng chỉ chiếm tỷ lệ là 20 - 25% , còn lại do dân tự xây dựng để giải quyết nhu cầu nhà ở. Hoạt động xây dựng tại Hà Nội trong thời gian qua, bình quân 1 tháng trên địa bàn thành phố có khoảng trên 1000 vụ vi phạm, trong đó hầu hết là xây dựng không phép, nhưng số vụ cưỡng chế chỉ thực hiện được 10%, số vụ phạt tiền là 30%, còn lại là những công trình đã được kiểm tra lập biên bản nhưng lại không được xử lý triệt để. Xây dựng không phép, trái phép, sai phép dẫn đến phá vỡ quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân, gây khó khăn cho công tác quản lý và trật tự an toàn xã hội.
Theo số liệu thống kê của Sở Xây Dựng Hà Nội thì hàng tháng trên toàn Thành phố có đến 1000 công trình xây dựng, cải tạo nhà cửa không phép, các dự án và công trình cải tạo hạ tầng đô thị trọng điểm cũng đồng loạt được triển khai như: Dự án cải tạo xây dựng lại các nút giao thông thành phố: ngã tư Vọng, ngã tư Sở, ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt, Nam Thăng Long; Dự án cải tạo các khu đô thị cao tầng, xây dựng khu đô thị mới, các công trình khu vực Nam Thăng Long, cải tạo các hồ Thiền Quang, Ngọc Khánh, Hồ Tây
Bảng 4 : Tóm tắt các hoạt động xây dựng ở Hà Nội
TT
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LỚN
ĐẶC ĐIỂM
1
Công trình xây dựng nhà ở
TB 1000 công trình xây dựng/tháng
2
Đào hè đường phục vụ phát triển hạ tầng
TB 110.000 m3/năm
3
Dự án giao thông trọng điểm
Nút ngã tư Vọng, ngã tư Sở, Nam Thăng Long, Kim Liên-Đại Cồ Việt..
4
Dự án xây dựng trọng điểm, phát triển khu đô thị mới, cải tạo khu đô thị cũ
Khu Liên hiệp thể thao Mỹ Đình, khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công, Trung Hoà, các công trình khu vực Nam Thăng Long
5
Dự án thoát nước
Kè sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ
Kè hồ: Thiền Quang, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Hồ Tây
(Nguồn: Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường)
Tất cả các hoạt động từ các công trình xây dựng này là bất khả kháng vì mục tiêu phục vụ cho phát triển hạ tầng Thành phố được tốt hơn, tuy nhiên nếu không được quan tâm và có các biện pháp kỹ thuật hợp lý thì nó đã và đang là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường thành phố, đặc biệt là bụi.
Về hoạt động kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng: qua số liệu điều tra sơ bộ đầu tháng 3 năm 2004 thì đã có khoảng trên 300 điểm tập trung mua bán vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố, cụ thể:
Bảng 5: Điều tra sơ bộ các điểm tập trung mua bán vật liệu xây dựng
TT
QUẬN
SỐ LƯỢNG
1
Quận Ba Đình
36
2
Quận Cầu Giấy
46
3
Quận Hoàn Kiếm
18
4
Quận Hai Bà Trưng
82
5
Quận Đống Đa
53
6
Quận Thanh Xuân
36
7
Quận Tây Hồ
40
Tổng số
311
(Nguồn: Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường)
Đa số những điểm buôn bán này không có đủ các điều kiện kinh doanh đảm bảo vệ sinh môi trường và ngăn ngừa bụi phát sinh, diện tích nhỏ hẹp, không thể che chắn vật liệu, thường xuyên sử dụng lòng đường vỉa hè làm nơi tập kết, buôn bán, tạm vận chuyển và bốc dỡ Do vậy hoạt động của những điểm buôn bán vật liệu xây dựng này cũng trở thành một nguồn tạo ra và phát tán bụi ra môi trường, gây ô nhiễm không khí Thành phố.
Các điểm khai thác, trung chuyển vật liệu xây dựng, đất, phù sa, than: với đặc điểm địa lý tự nhiên, phía bờ hữu dọc tuyến sông Hồng tiếp giáp với nội thành Hà Nội trở thành những bến cảng, điểm khai thác và tập kết của các loại xây dựng và hàng hoá khác. Qua điều tra trong tháng 2/2004 có đến gần 100 điểm hoạt động liên tục không kể ngày đêm, các loại hàng hoá vật liệu khai thác trung chuyển qua đây đều là những nguồn gây ô nhiễm bụi tiềm tàng, ví dụ: cát đen, cát vàng, đất sét, phù sa
Bảng 6: Thống kê các điểm khai thác, mua bán vật liệu xây dựng
(Tuyến đường khảo sát: Cảng Hà Nội-cầu Long Biên-Đình Chèm)
TT
ĐỊA ĐIỂM
SỐ ĐIỂM
QUY MÔ
GHI CHÚ
1
Cảng Hà Nội
20
Rất lớn
6 điểm khai thác than
2
73 Bạch Đằng
02
Vừa
Gần khu dân cư
3
Công ty Vận tải thuỷ
02
Lớn
Gần khu dân cư
4
Đối diện 696 Bạch Đằng
01
Lớn
Gần khu dân cư
5
843 Bạch Đằng
01
Nhỏ
Gần khu dân cư
6
831 Bạch Đằng
01
Vừa
Gần khu dân cư
7
327 Bạch Đằng
01
Vừa
Gần khu dân cư
8
781 Bạch Đằng
01
Lớn
Gần khu dân cư
9
769 Bạch Đằng
01
Vừa
Gần khu dân cư
10
Đối diện 531 Âu Cơ
01
Lớn
Khai thác vào ban đêm
11
Hạt quản lý bến Chèm
30
Rất lớn
Gần khu dân cư
12
Xí nghiệp VLXD & Chế biến lâm sản Chèm
25
Rất lớn
Cách khu dân cư 2,5 km
Tổng số
86
(Nguồn: Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường)
Các hoạt động giao thông vận tải: xe chở vật liệu xây dựng và bùn đất: ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội còn do các phương tiện giao thông vận tải trong quá trình hoạt động gây ra, đặc biệt là những phương tiện giao thông chuyên chở vật liệu xây dựng. Phương tiện giao thông mất vệ sinh, bùn đất hình thành bám ở lốp, thành xe trở thành nguồn phát tán bụi di động khắp mọi nơi rất khó kiểm soát. Đặc biệt với các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng như: các xe chở cát san nền, ximăng, vôi cũng không được kiểm soát và che chắn đúng kỹ thuật, trong quá trình vận chuyển làm rơi vãi trên các đường phố tạo ra nguồn bụi gây ô nhiễm không khí thành phố và rất mất vệ sinh cho các tuyến đường. Theo con số thống kê tại 4 điểm: Đuôi Cá (đầu quốc lộ 1), đê sông Hồng ( từ Yên Sở đến dốc Minh Khai), đường Láng-Hoà Lạc, chân cầu Thăng Long thì có đến 95% tổng số xe tải lưu thông là không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không được che chắn rơi vãi và chở quá tải trọng (5.694 xe/5.915 xe)
Bảng 7: Thống kê số lượng chuyên chở vật liệu xây dựng, xe tải tại các nút giao thông ra vào thành phố
ĐỊA ĐIỂM
THỜI GIAN
SỐ LƯỢNG XE
TỔNG SỐ
ĐẢM BẢO VS
KHÔNG ĐẢM BẢO VS
Đê sông Hồng (Từ Yên Sở đến dốc Minh Khai)
11/03/2004
7
638
645
12/03/2004
25
573
598
13/03/2004
30
580
610
Cầu Thăng Long (Tuyến đường Phạm Văn Đồng)
11/03/2004
44
553
597
12/03/2004
39
550
589
13/03/2004
17
577
594
Láng – Hoà Lạc
11/03/2004
7
171
178
12/03/2004
20
201
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0160.doc