Chuyên đề Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN

CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2

1.1.Trên thế giới 2

1.2. Trong nước 10

1.3. Một số đặc điểm sinh thái của Bạch đàn urô (E.urophylla) 15

1.4. Phân hạng đất 16

1.4.1. Tiêu chuẩn về đất trồng 17

1.4.2. Phân hạng đất trồng 17

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1. Mục tiêu, đối tượng và giới hạn của đề tài. 19

2.1.1. Mục tiêu. 19

 2.1.1.1. Về lí luận 19

 2.1.1.2. Về thực tiễn 19

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 19

2.2. Nội dung nghiên cứu 19

2.2.1. Thu thập, tổng hợp các tài liệu, kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 19

2.2.2. Điều tra thu thập các thông tin ngoài hiện trường. 20

2.2.3. Nội nghiệp phân tích mấu đất và xử lý số liệu 20

2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch đàn urophylla 20

2.3. Phương pháp nghiên cứu 20

2.3.1. Phương pháp luận: 20

2.3.2. Phương pháp cụ thể 20

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ TỈNH PHÚ THỌ 25

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ. 25

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25

3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ 31

3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng tỉnh Phú Thọ. 32

CH ƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

4.1. Phân hạng mức độ thích hợp cây trồng cấp vĩ mô. 37

4.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn Urophylla tại Phú Thọ 44

4.2.1. Mối quan hệ giữa năng suất rừng và lập địa. 44

4.2.2. Đặc điểm lý, hoá tính đất dưới rừng trồng Bạch đàn urophylla. 47

4.3. Xây dựng phương trình tương quan giữa sinh trưởng của Bạch đàn Urophylla với tính chất đất và đề xuất bảng phân hạng đất vi mô cho trồng rừng Bạch đàn urophylla ở Phú Thọ. 50

4.3.1. Xây dựng phương trình tương quan 50

4.3.2. Đề xuất bảng phân hạng đất vi mô cho trồng rừng Bạch đàn urophylla ở Phú Thọ. 56

4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch đàn urophylla. 58

4.4.1. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Bạch đàn urophylla 58

4.4.2. Hiệu suất đầu tư rừng trồng bạch đàn tại các điểm nghiên cứu: 60

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những năm gần đây, vùng nghiên cứu có 13 loại đất nằm trong 7 nhóm đất. Nhóm I: Đất phù sa - Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): đất có màu nâu tươi, phẫu diện đất khá đồng nhất, thành phần cơ giới nhẹ. Đất bị ngập nước trong mùa mưa lũ và có biến động. Độ phì tự nhiên cao (hàm lượng chất dinh dưỡng trong chất phù sa bồi của sông Hồng, sông Đà cao hơn sông Lô, sông Chảy vì nguồn gốc đá mẹ và vì có vùng mỏ Apatít Lào cai). - Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Đất có màu nâu nhạt, vì không được bồi nên hình thái phẫu diện đất đã có sự phân hoá. Thành phần cơ giới thay đổi từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính. - Đất phù sa ngòi suối (Py): Đất phù sa Py được hình thành từ phù sa của các suối nhỏ trong vùng, tạo thành những giải đất hẹp và nằm dọc một sổ suối lớn Lý hoá tính của đất Py phụ thuộc vào loại đá mẹ, mẫu chất nơi các suối chảy qua. - Đất phù sa úng nước (Pj): Đất được hình thành ở địa hình thấp, trũng, khó tiêu nước hoặc có mực nước ngầm nông, do vậy thường bị ngập nước vào mùa mưa. Đất có phản ứng chua, hàm lượng mùn và đạm tổng số khá cao, lân dễ tiêu thấp, thành phần cơ giới nặng. Hình thái phẫu diện các tầng dưới thường có màu xám xanh do bị ngập nước thường xuyên. Loại đất này hiện chỉ trồng 1 vụ lúa. Nhóm II: Đất lầy (J) Đất lầy (J) được hình thành từ phù sa sông, đặc điểm là bị úng nước quanh năm, ở các tầng sâu trên 15 cm đất có màu nâu hơi xanh, xám xanh, đất ẩm, dẻo, dính, thịt nặng, giây mạnh. Hiện đa phần đất lầy (J) chỉ được trồng 1 vụ lúa. Nhóm III: Đất xám (X) Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (X): đất có phản ứng chua, hàm lượng dinh dưỡng thấp (mùn và đạm tổng số nghèo, lân tổng số, kim tổng số và dễ tiêu rất nghèo), thành phần cơ giới nhẹ. Đất được sử dụng trồng cấy, trồng cạn và phát triển trồng cây lâm nghiệp. Nhóm IV: Đất đỏ vàng (đất Feralit) - Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs): Đất Fs có màu đỏ vàng, được hình thành tại chỗ trên các loại đá sét, thành phần cơ giới nặng. Những nơi còn rừng độ phì đất khá, những nơi đất trống, cây bụi thì độ phì đất kém, đất bị rửa trôi. Rừng mọc trên đất đỏ vàng đã bị chặt phá nhiều, nơi ít dốc dân sử dụng trồng ngô, sắn, nơi dốc cao để khoanh nuôi tái sinh rừng. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): đất được hình thành trên các đồi thấp thoải, mẫu chất phù sa cổ, thành phần cơ giới là thịt trung bình. Phần lớn diện tích Fp đã được khai thác trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (chè, quế,) và cây màu ngăn ngày. - Đất vàng đỏ trên đá Mácma axit (Fa): Đất màu vàng đỏ, đất có phản ứng chua, thành phần cơ giới nhẹ. Địa hình dốc nên đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh, các chất dinh dưỡng đều nghèo hoặc trung bình, tầng đất mỏng nên ít có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FI): Là đất tại chỗ, được dân san thành ruộng bậc thang trồng lúa nước nên đã làm thay đổi một số tính chất đặc biệt là tính chất vật lý đất (cấu trúc lớp đất tầng mặt bị phá vỡ hình thành tầng đế dầy). Nhóm V: Đất mùn (HS) Hầu hết còn rừng vì ở đó là núi cao, độ dốc lớn. Đây cũng là vùng rừng đầu nguồn cần được bảo vệ. Nhóm VI: Đất thung lũng (D) Đất thung lũng (D) thường có phản ứng chua, lý hoá tính có thể thay đổi phụ thuộc vào sản phẩm rửa trôi từng khu vực. Trên loại đất này hiện nay đang được nhân dân địa phương trồng lúa (nơi có nước) và hoa màu, cây công nghiệp ở những vùng địa hình không quá khó khăn. Nhóm VII: Đất xói mòn trữ sỏi đá (E) Nguyên nhân hình thành nên nhóm đất này là do bị khai thác không hợp lý trong một thời gian dài dẫn tới chất lượng đất rất thấp, khả năng cải tạo để trồng trọt là rất khó khăn. * Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên Phú Thọ rất thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp với địa hình chính là núi thấp, núi trung bình và đồi gò, là đối tượng chính cho sản xuất lâm nghiệp. Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho nhiều loại cây trồng lâm nghiệp sinh trưởng và phát triển như: Keo, Bạch đàn Urophylla, Bồ đề, Mỡ, Trám, Lim xẹt, Lim xanh, Muồng,... Đây là lợi thế để phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ, củi tại chỗ, sản xuất nguyên liệu công nghiệp và chế biến đồ mộc dân dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao đời sống người dân trong tỉnh, đặc biệt là người dân nông thôn miền núi. Diện tích đất cho sản xuất lâm nghiệp lớn, có khả năng mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy sợi, ván nhân tạo,... cũng như vùng trồng cây gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến đồ gỗ. Đây là một lợi thế rất lớn, là thế mạnh để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Mặc dù có tiềm năng đất đai lớn nhưng một phần diện tích đã bị bạc màu nên năng suất cây trồng không cao. Hàng năm, điều kiện bất lợi của thời tiết như: gió lào, sương muối, mưa đá,... và thiên tai (lũ quét, hạn hán,...) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất của một bộ phận người dân. Đây là những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội. 3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ Nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã có bước chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Các hoạt động kinh tế bao gồm: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Trong đó, nông - lâm - ngư nghiệp là hoạt động sản xuất thu hút phần lởn lao động hiện có trong tỉnh (khoảng 72,9% tổng số lao động). Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng, từ 36,5% năm 2000 lên 41,3% năm 2005 (giá so sánh năm 1994) và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn 27,15% (thời điểm năm 2000 là 30,8%). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, một trong những nguyên nhân chính là: - Lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, địa bàn hoạt động sản xuất rộng, giao thông khó khăn, thị trường chậm phát triển,... nên tốc độ tăng trưởng rất thấp. Ngoài ra, rừng còn có những chức năng rất quan trọng về môi trường và xã hội không thể tính toán đơn thuần về mặt tăng trưởng kinh tế. - Cơ cấu thu của ngành lâm nghiệp ở cấp độ hộ gia đình thể hiện sự trì trệ trong chuyển đổi. Trong tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, hoạt động khai thác lâm sản chiếm tới 78,6% thu nhặt lâm sản phụ 13% thu từ hoạt động trồng mới, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ chiếm 7,4%. Nhìn chung, hiện nay nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp nông thôn đang có sự chuyển dịch cơ cấu, loại hình, thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế hộ là phổ biến và kinh tế tập thể về cơ bản đã chuyển đổi từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới, các trang trại đang phát triển (chủ yếu là trang trại gia đình). Phú Thọ là tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện giao thông thuận tiện, có tiềm năng lớn về đất đai, lao động, Có khả năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế như công nghiệp - xây dựng, giao thông - vận tải, thương mại - dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển, ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi đời sống người dân ngày một cải thiện. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân trong 05 năm qua đạt 9,7%/năm. Tổng thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2.998.000 đồng năm 2000 lên 5.228.100 đồng năm 2005. Tuy nhiên, đời sống kinh tế và văn hoá xã hội người làm nghề rừng nhìn chung còn thấp so với mặt bằng của tỉnh. Hệ thống giáo dục - đào tạo khá phát triển, lực lượng lao động dồi dào, số lao động được đào tạo, có kinh nghiệm sản xuất ngày một tăng cả về lượng và chất đang là lợi thế để phát triển các ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, do chưa khai thác, phát huy hết lợi thế kể trên nên phát triển kinh tế xã hội chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Do đó, trong thời gian tới, lãnh đạo các cấp trong tỉnh cần có những định hướng, chính sách thích hợp nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, phát huy hết nguồn lực và lợi thế để phát triển kinh tế. 3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng tỉnh Phú Thọ. Kết quả điều tra khảo sát phục vụ rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (báo cáo của Viện Điều tra quy hoạch rừng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kết hợp với số liệu kiểm kê đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện trạng sử dụng đất năm 2006 của tỉnh như sau. * Hiện trạng sử dụng đất Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ được thể hiện ở bảng 3.1 sau Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ 2006 Các loại hình sử dụng đất Diện tích ha % Đất sản xuất nông nghiệp 102.583 29,1 Đất lâm nghiệp có rừng 167.118 47,4 Đất đồi núi chưa có rừng 31.613 9,0 Đất phi nông nghiệp 48.143 13,7 Đất chưa sử dụng 2.927 0,8 Tổng diện tích tự nhiên 352.384 100 Nguồn: Viện Điều tra quy hoạch rừng [34] Như vậy Phú Thọ có diện tích đất lâm nghiệp có rừng lớn nhất (167.118ha) chiếm 47,4% diện tích đất tự nhiên, ngoài ra diện tích đồi núi chưa có rừng còn khá nhiều (31.613ha) chiếm 9% đây là một thuận lợi cho phát triển Lâm nghiệp đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu giấy. * Diện tích các loại rừng, đất rừng: Bảng 3.2: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2006 Diện tích các loại rừng và đât rừng Diện tích ha % Đất có rừng 166.717,50 84,06 - Rừng tự nhiên: 64.064,60 32,30 Rừng gỗ 39.741,70 20,04 Rừng tre nứa 20.475,00 10,32 Rừng hỗn giao 3.585,90 1,81 Rừng thưa trên núi đá 262,00 0,13 - Rừng trồng 102.652,90 51,76 Rừng trồng có trữ lượng 61.322,20 30,92 Rừng trồng chưa có trữ lượng 41.226,90 20,79 Rừng tre nứa 58,00 0,03 Rừng đặc sản 45,80 0,02 Đất đồi núi chưa có rừng 31.613,40 15,94 Đất trống trảng cỏ IA 4.121,80 2,08 Đất trống cây bụi IB 6.202,60 3,13 Đất trống cây gỗ rải rác IC 20.851,60 10,51 Đất chưa có rừng khác 437,40 0,22 Tổng 198.330,90 100 Nguồn: Viện Điều tra quy hoạch rừng [34] Tính đến năm 2006 diện tích rừng che phủ của tỉnh Phú Thọ là 166.717,5ha chiếm 84,06% đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Diện tích đất đồi núi chưa có rừng còn khá lớn 31.613,40ha chiếm 15,94%, trong số này thì đất IA và IB còn khá nhiều là diện tích tiềm năng cho trồng rừng. * Thực trạng sản xuất Lâm nghiệp Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty giấy Việt Trì, trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam - Bộ Công nghiệp: đây là hai đơn vị trực tiếp sản xuất giấy, bột giấy các loại phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Trên địa bàn tỉnh có 09 Lâm trường, trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Đây là những đơn vị sản xuất lâm nghiệp vừa có chức năng dịch vụ, vừa có chức năng sản xuất lâm nghiệp với nhiệm vụ chính là trồng rừng và cung cấp nguyên liệu cho 2 công ty giấy Bãi Bằng và Việt Trì. Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp chế biến gỗ và ván dăm của trung ương và địa phương: Xí nghiệp vật tư đường sắt Vĩnh Phú, Xí nghiệp ván nhân tạo Việt Trì. Sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp này là gỗ xẻ, ván nhân tạo và dăm mảnh phục vụ sản xuất nguyên liệu và đồ mộc lớn. Ngoài ra trên địa bàn còn có Công ty Giấy Lửa Việt do tỉnh quản lý, công suất trên 3.000 tấn với sản phẩm sản xuất là giấy các loại. Ngoài ra có hàng trăm doanh nghiệp ngoài quốc doanh dưới hình thức công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) và doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Sản phẩm chính của các đơn vị này là đồ gỗ các loại, gỗ gia dụng và dăm mảnh. Đồng thời trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn hộ đình và cá nhân tham gia sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. Hàng trăm hộ gia đình và cá thể tiến hành trồng mới hàng nghìn hecta rừng, khai thác hàng chục nghìn m3 gỗ cho xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, cho nguyên liệu giấp và nhiều lâm sản ngoài gỗ khác. Các loài cây chủ yếu được trồng rừng trong những năm qua tập trung chủ yếu là: Bạch đàn Urophylla, Keo, Bồ đề, Mỡ, Trám, Lim xẹt, Muồng đen, Sồi, Ràng ràng, Qua đánh giá bước đầu cho thấy, phần lớn các lớn các loài cày nói trên đã tỏ ra thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai - thổ nhưỡng của khu vực. Hiện tại, các diện tích rừng trồng sinh trưởng phát triển khá, sản lượng trung bình đối với diện tích rừng trồng nguyên liệu cho từ 60 – 100 m3/ha, đặc biệt có những khu vực đạt 120 m3/ha. Tổng trữ lượng gỗ các loại đạt khoảng 6,4 triệu m3, trong đó: rừng nhiên là 3.016.692 m3, rừng trồng là 3.378.375 m3 và trên 100 triệu cây tre nứa Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân hạng mức độ thích hợp cây trồng cấp vĩ mô. Dựa vào so sánh đặc điểm khí hậu, đất đai và yêu cầu của cây trồng đối với các yếu tố đó để phân chia ra các mức độ thích hợp khác nhau: S1: Rất thích hợp S2: Thích hợp S3: Ít thích hợp N: Rất hạn chế Các yếu tố khí hậu được lựa chọn là: Nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất và lượng mưa năm. Các yếu tố đất đai lựa chọn là: Loại đất và độ dày tầng đất. Việc phân chia các ngưỡng thích hợp dựa vào đặc điểm sinh thái của loài cây qua tài liệu tham khảo và kết quả thực tiễn trồng rừng nhiều năm. Phương pháp xử lý số liệu được tiến hành trên phần mềm MapInfo và chỉ xác định với diện tích đất không có rừng và rừng trồng. Bảng 4.1: Chỉ tiêu thích hợp khí hậu của cây Bạch đàn urophylla Mức độ thích hợp Yếu tố S1 Rất thích hợp S2 Thích hợp S3 ít thích hợp S4/N Rất hạn chế/ Ko thích hợp Nhiệt độ bình quân năm (toC) > 25 22- 25 18- 22 < 18 Nhiệt độ TB tháng thấp nhất (toC) > 13 13- 14 10- 13 < 10 Lượng mưa năm (mm) > 1.800 1.400- 1.800 1.000- 1.400 < 1.000 Nguồn: Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng- Viện KHLN Việt Nam, 2006 Bảng 4.2: Chỉ tiêu thích hợp đất đai của cây Bạch đàn urophylla Mức độ thích hợp Yếu tố S1 Rất thích hợp S2 Thích hợp vừa S3 Ít thích hợp S4 hoặc N Rất hạn chế Độ cao so với mặt nước biển (m) < 100 100- 800 800- 1100 > 1100 Độ dốc < 100 10- 200 20- 350 > 350 Nhóm hay loại đất A B C D Độ dày tầng đất > 100 50- 100 < 50 -- Nguồn: Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng- Viện KHLN Việt Nam, 2006 Ghi chú: A- X, Fp, Fk, Fs, D B- Chua phèn, Fa, Fq, Fv, đất đen C- C, E, bán khô hạn D- Đất mặn, H, lầy, than bùn, núi đá Kết quả đánh giá độ thích hợp của điều kiện khí hậu, địa hình và đất đai. Bản đồ 4.1: Bản đồ mức độ thích hợp điều kiện khí hậu của cây Bạch đàn urophyll tỉnh Phú Thọ Bản đồ 4.2: Bản đồ mức độ thích hợp đất của cây Bạch đàn urophylla tỉnh Phú Thọ Bản đồ 4.3: Bản đồ mức độ thích hợp khí hậu- đất của cây Bạch đàn urophylla tỉnh Phú Thọ Bảng 4.3: Diện tích thích hợp trồng Bạch đàn urophylla tỉnh Phú Thọ STT Huyện Diện tích tự nhiên (ha) Đất trống và đất rừng trồng Rất thích hợp Thích hợp ít thích hợp Rất hạn chế Rừng tự nhiên và đất khác (ha) ha % ha % ha % ha % Thích hợp khí hậu 1 Tp Việt Trì 7.145,58 5.382,47 0,00 0,00 5.382,47 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1.763,11 2 Tx Phú Thọ 3.380,07 426,04 0,00 0,00 426,04 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2.954,04 3 Đoan Hùng 30.319,07 12.747,25 0,00 0,00 12.747,25 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 17.571,82 4 Hạ Hoà 34.121,30 11.634,80 0,00 0,00 11.634,80 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 22.486,49 5 Thanh Ba 19.735,89 5.602,76 0,00 0,00 5.602,76 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 14.133,13 6 Phù Ninh 18.577,67 4.700,99 0,00 0,00 4.700,99 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 13.876,68 7 Sông Thao 23.403,93 5.582,66 0,00 0,00 5.582,66 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 17.821,27 8 Yên Lập 43.786,96 18.304,96 0,00 0,00 18.267,25 99,79 37,71 0,21 0,00 0,00 25.482,00 9 Tam Nông 15.481,52 3.538,27 0,00 0,00 3.538,27 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 11.943,26 10 Thanh Sơn 130.824,06 68.794,07 0,00 0,00 68.308,65 99,29 482,72 0,70 2,70 0,00 62.029,99 11 Lâm Thao 13.347,08 1.875,38 0,00 0,00 1.875,38 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 11.471,71 12 Thanh Thuỷ 12.576,74 3.624,95 0,00 0,00 3.624,95 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 8.951,79 Tổng 352.699,88 142.214,59 0,00 0,00 141.691,46 99,63 520,43 0,37 2,70 0,002 210.485,29 Thích hợp đất đai 1 Tp Việt Trì 7.145,58 5.382,47 0,80 0,01 4.666,63 86,70 715,05 13,28 0,00 0,00 1.763,11 2 Tx Phú Thọ 3.380,07 426,04 365,74 85,85 58,46 13,72 1,83 0,43 0,00 0,00 2.954,04 3 Đoan Hùng 30.319,07 12.747,25 6.542,02 51,32 6.055,45 47,50 149,78 1,17 0,00 0,00 17.571,82 4 Hạ Hoà 34.121,30 11.634,80 6.560,99 56,39 4.215,75 36,23 858,07 7,37 0,00 0,00 22.486,49 5 Thanh Ba 19.735,89 5.602,76 3.991,01 71,23 1.559,45 27,83 52,30 0,93 0,00 0,00 14.133,13 6 Phù Ninh 18.577,67 4.700,99 1.679,13 35,72 2.967,71 63,13 54,15 1,15 0,00 0,00 13.876,68 7 Sông Thao 23.403,93 5.582,66 1.393,40 24,96 2.871,89 51,44 1.317,36 23,60 0,00 0,00 17.821,27 8 Yên Lập 43.786,96 18.304,96 1.623,52 8,87 10.899,20 59,54 5.782,24 31,59 0,00 0,00 25.482,00 9 Tam Nông 15.481,52 3.538,27 528,18 14,93 2.894,58 81,81 115,51 3,26 0,00 0,00 11.943,26 10 Thanh Sơn 130.824,06 68.794,07 13.818,94 20,09 41.815,80 60,78 13.159,33 19,13 0,00 0,00 62.029,99 11 Lâm Thao 13.347,08 1.875,38 95,27 5,08 1.496,17 79,78 283,93 15,14 0,00 0,00 11.471,71 12 Thanh Thuỷ 12.576,74 3.624,95 265,69 7,33 2.618,90 72,25 740,36 20,42 0,00 0,00 8.951,79 Tổng 352.699,88 142.214,59 36.864,69 25,92 82.119,99 57,74 23.229,91 16,33 0,00 0,00 210.485,29 Thích hợp khí hậu+ đất 1 Tp Việt Trì 7.145,58 5.382,47 0,00 0,00 4.667,42 86,72 715,05 13,28 0,00 0,00 1.763,11 2 Tx Phú Thọ 3.380,07 426,04 0,00 0,00 424,20 99,57 1,83 0,43 0,00 0,00 2.954,04 3 Đoan Hùng 30.319,07 12.747,25 0,00 0,00 11.409,80 89,51 1.337,46 10,49 0,00 0,00 17.571,82 4 Hạ Hoà 34.121,30 11.634,80 0,00 0,00 10.371,83 89,14 1.262,97 10,86 0,00 0,00 22.486,49 5 Thanh Ba 19.735,89 5.602,76 0,00 0,00 5.550,46 99,07 52,30 0,93 0,00 0,00 14.133,13 6 Phù Ninh 18.577,67 4.700,99 0,00 0,00 4.646,84 98,85 54,15 1,15 0,00 0,00 13.876,68 7 Sông Thao 23.403,93 5.582,66 0,00 0,00 4.265,25 76,40 1.317,41 23,60 0,00 0,00 17.821,27 8 Yên Lập 43.786,96 18.304,96 0,00 0,00 7.727,41 42,21 10.577,55 57,79 0,00 0,00 25.482,00 9 Tam Nông 15.481,52 3.538,27 0,00 0,00 3.422,75 96,74 115,51 3,26 0,00 0,00 11.943,26 10 Thanh Sơn 130.824,06 68.794,07 0,00 0,00 20.429,16 29,70 48.362,61 70,30 2,29 0,003 62.029,99 11 Lâm Thao 13.347,08 1.875,38 0,00 0,00 1.591,45 84,86 283,93 15,14 0,00 0,00 11.471,71 12 Thanh Thuỷ 12.576,74 3.624,95 0,00 0,00 2.699,41 74,47 925,54 25,53 0,00 0,00 8.951,79 Tổng 352.699,88 142.214,59 0,00 0,00 77.205,98 54,29 65.006,32 45,71 2,29 0,002 210.485,29 Nhận xét: Kết quả tính toán về độ thích hợp cây trồng với điều kiện khí hậu cho thấy nhìn chung các huyện thuộc tỉnh Phú Thọ đều thích hợp cho việc trồng Bạch đàn urophylla (tỷ lệ thích hợp chiếm 99,63%), phần lớn các huyện đều thích hợp 100%.. Về đất đai thấy tỷ lệ thích hợp nhiều nhất (57,74%), rất thích hợp (25,92%), ít thích hợp (16,33) và không có diện tích hạn chế. Đánh giá tổng hợp điều kiện khí hậu và đất đai thì diện tích thích hợp tập trung chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Đoan Hùng và Hạ Hoà. Tuy nhiên, tỷ lệ thích hợp cao nhất là thị xã Phú Thọ (99,57%), trong khi thấp nhất là huyện Thanh Sơn 29,70%. Bảng kết quả ở trên còn cho thấy hầu hết các huyện đều không có diện tích rất hạn chế cho trồng rừng Bạch đàn urophylla. 4.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn Urophylla tại Phú Thọ 4.2.1. Mối quan hệ giữa năng suất rừng và lập địa. Kết quả khảo sát bổ sung được trình bày ở bảng 4.4 Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa năng suất rừng trồng Bạch dàn urophylla và lập địa tỉnh Phú Thọ Địa điểm Tuổi Mật độ Năng suất m3/ha/năm Loại đất Độ dốc Độ dày Thực bì LT Yên Lập- Yên Lập 4 1200 20,1 Fq <150 50 Cỏ Lào, sim mua LT Yên Lập- Yên Lập 5 1200 29,5 FS < 150 75 Cỏ may, cỏ lông lợn LT Yên Lập- Yên Lập 7 1000 22,6 Fq 15- 25o 55 Cỏ Lào, sim mua, cỏ lông lợn LT Tam Sơn- Thanh Sơn 5 1100 14,4 Fq < 150 35 Cỏ may, cỏ lông lợn LT Tam Sơn- Thanh Sơn 3 1200 13,6 Fq < 150 50 Lau lách, cây bụi LT Tam Sơn- Thanh Sơn 4 1200 15,1 Fs 15- 250 50 Cỏ may, cỏ Lào LT Xuân Đài- Thanh Sơn 6 1000 16,1 FP < 150 55 Tế guột phân tán. LT Xuân Đài- Thanh Sơn 7 950 14,7 Fq 15- 250 40 Tế guột, sim, mua LT Xuân Đài- Thanh Sơn 4 1100 17,2 FP < 150 60 Sim, mua, cỏ lông lợn LT Tam Thanh- Tam Nông 6 950 11,2 Fq 15- 250 30 Tế guột phân tán LT Tam Thanh- Tam Nông 6 1200 11,8 Fq > 350 30 Cỏ may, cỏ lông lợn LT Tam Thanh- Tam Nông 5 1200 12,5 Fq < 150 40 Cỏ may, cỏ lông lợn, tế guột LT Đoan Hùng- Đoan Hùng 3 1200 21,1 Fs < 150 70 Chít chè vè, cây bụi, nưa tép LT Đoan Hùng- Đoan Hùng 7 925 20,1 Fq 15- 250 50 Chít chè vè, cây bụi, nưa tép LT Đoan Hùng- Đoan Hùng 7 900 19,8 FS > 250 70 Đom đóm, ba soi rải rác Ghi chú: Fs- Phiến sét Fq- Sa thạch, sa phiến thạch Fp- Đất phù sa cổ Kết quả cho thấy độ dày tầng đất đóng vai trò rất quyết định tới năng suất rừng trồng mặc dù đá mẹ hình thành đất có khác nhau. Ở độ dày tầng đất chỉ khoảng 30- 35 cm, năng suất rừng chỉ đạt 11,2 tới 14,4 m3/ha/năm; độ dày khoảng 50 cm năng suất đạt khoảng 19,8- 20,1 m3/ha/năm; độ dày 70- 75 cm năng suất đạt trên 20 m3/ha/năm. Trong các điều kiện tương đối đồng nhất thì đất dưới các dạng thực bì như chít, chè vè, đom đóm, ba soi, nứa tép sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn Uro tốt hơn Như vậy: - Các rừng trồng sinh trưởng tốt (có năng suất trên 20m3/ha/năm): hầu hết gây trồng trên các lập địa có độ dốc 50cm) và thực bì ưu thế là cây bụi phát triển tốt (loại C). - Các rừng Bạch đàn urophylla sinh trưởng trung bình (có năng suất 15- 20 m3/ha/năm): trồng trên các lập địa cấp độ dốc II (15- 250), tầng đất khá dày nhưng thực bì chủ yếu là cỏ, cây bụi lác đác (loại a) hoặc trên lập địa có độ dốc cao > 250 mặc dù thực bì là cây bụi phát triển tốt. Đó phổ biến là các dạng lập địa (loại A). - Các rừng sinh trưởng kém (có năng suất thấp < 15m3/ha/năm): trồng trên các lập địa có độ dốc cao (25- 350 hoặc trên 350: cấp III và IV), thực bì đa số là cỏ che phủ. Tóm lại trong cùng điều kiện có loại đất và độ dày tầng đất giống nhau thì năng suất rừng trồng phụ thuộc trước hết vào lớp phủ thực vật trước khi trồng rừng, sau đó là độ dốc. Với độ dốc lớn > 350 rừng trồng có năng suất thấp hơn. 4.2.2. Đặc điểm lý, hoá tính đất dưới rừng trồng Bạch đàn urophylla. Bảng 4.5: Đặc điểm lý tính đất dưới rừng trồng Bạch đàn urophylla tại Phú Thọ. Địa điểm Tuổi Năng suất m3/ha/năm Độ sâu (cm) Dung trọng g/cm3 TPCG (%) 2- 0,02 0,02- 0,002 < 0,002 Sét vật lý LT Yên Lập- Yên Lập 4 20,1 0- 10 1,26 16,22 19,25 64,53 83,78 20- 30 18,25 17,26 64,49 81,75 LT Yên Lập- Yên Lập 5 29,5 0- 10 1,21 15,22 17,25 67,53 84,78 20- 30 16,25 16,26 67,49 83,75 LT Yên Lập- Yên Lập 7 22,6 0- 10 1,24 19,22 19,25 61,53 80,78 20- 30 21,25 22,35 56,40 78,75 LT Tam Sơn- Thanh Sơn 5 14,4 0- 10 1,44 15,2 25,37 59,43 84,80 20- 30 17,22 26,35 56,43 82,78 LT Tam Sơn- Thanh Sơn 3 13,6 0- 10 1,46 11,2 24,37 64,43 88,80 20- 30 12,22 25,35 62,43 87,78 LT Tam Sơn- Thanh Sơn 4 15,1 0- 10 1,35 12,2 22,37 65,43 87,80 20- 30 14,22 22,35 63,43 85,78 LT Xuân Đài- Thanh Sơn 6 16,1 0- 10 1,32 15,2 25,37 59,43 84,80 20- 30 17,22 25,35 57,43 82,78 LT Xuân Đài- Thanh Sơn 7 14,7 0- 10 1,46 18,2 29,37 52,43 81,80 20- 30 19,22 27,35 53,43 80,78 LT Xuân Đài- Thanh Sơn 4 17,2 0- 10 1,39 16,22 18,25 65,53 83,78 20- 30 18,25 18,26 63,49 81,75 LT Tam Thanh- Tam Nông 6 11,2 0- 10 1,54 12,11 16,14 71,75 87,89 20- 30 16,19 16,19 67,62 83,81 LT Tam Thanh- Tam Nông 6 11,8 0- 10 1,48 22,11 19,14 58,75 77,89 20- 30 26,19 26,19 47,62 73,81 LT Tam Thanh- Tam Nông 5 12,5 0- 10 1,49 14,21 18,27 67,52 85,79 20- 30 16,24 22,33 61,43 83,76 LT Đoan Hùng- Đoan Hùng 3 21,1 0- 10 1,24 12,20 22,37 `65,43 87,80 20- 30 14,22 22,35 63,43 85,78 LT Đoan Hùng- Đoan Hùng 7 20,1 0- 10 1,26 30,78 24,62 44,6 69,22 20- 30 41,00 22,55 36,45 59,00 LT Đoan Hùng- Đoan Hùng 7 19,8 0- 10 1,31 32,78 25,62 41,6 67,22 20- 30 43,2 27,5 29,3 56,80 Kết quả ở bảng trên cho thấy các đất dưới các rừng trồng Bạch đàn urophylla ở Phú Thọ phần lớn đều thuộc loại đất sét nặng (có hàm lượng sét vật lý > 80%) và một số ít thuộc đất sét trung bình (hàm lượng sét vật lý 65- 80%). Cũng theo kết quả ở bảng trên ta thấy, sinh trưởng của rừng Bạch đàn urophilla phụ có mối quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4679.doc