MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 2
I.Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 2
1. Sự cần thiết của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. 2
2.Tác dụng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 6
II. Nội dung của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 9
1. Một số khái niệm. 9
2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 11
2.1. Đối tượng, phạm vi bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 11
2.1.1. Đối tượng bảo hiểm 11
2.1.2. Phạm vi bảo hiểm 12
2.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 18
2.2.1. Giá trị bảo hiểm 18
2.2.2. Số tiền bảo hiểm 18
2.3. Phí bảo hiểm. 20
3. Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 23
4. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 25
III. Quy trình triển khai nghiệp vụ 27
1. Khai thác. 27
2.Đề phòng và hạn chế tổn thất. 27
3. Giám định và bồi thường. 28
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 29
I. Khái quát chung về công ty 29
1. Quá trình hình thành và phát triển. 29
3. Cơ cấu tổ chức 33
3. Danh mục sản phẩm bảo hiểm. 35
4. Kết quả kinh doanh bảo hiểm 37
4.1. Kết quả chung. 37
4.2.Một số kết quả cụ thể: 39
4.3.Đánh giá chung 41
II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. 43
1. Những thuận lợi, khó khăn. 43
1.1.Thuận lợi. 43
1.2.Khó khăn. 44
2. Công tác khai thác bảo hiểm. 48
2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm. 48
2.1.1.Tiếp cận khách hàng 48
2.1.2 Đánh giá các yếu tố liên quan đến việc xác định phí. 49
2.1.3. Chào phí bảo hiểm và hoàn thiện hồ sơ 53
2.1.4 Hồ sơ hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn 54
2.2.Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 56
2.2.1.Doanh thu, số tiền bảo hiểm, số lượng hợp đồng phát hành. 56
2.2.2.Chi phí khai thác 57
2.2.3.Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 58
2.2.4.Công tác giám định bồi thường. 59
2.2.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh. 59
CHƯƠNG III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 61
I. Định hướng phát triển. 61
II. Kiến nghị. 62
1.Nâng cao chất lượng công tác khai thác 62
2. Đẩy mạnh công tác đề phòng hạn chế rủi ro và tổn thất 64
3.Giảm thiểu chi phí của nghiệp vụ. 65
4.Thực hiện việc giữ khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. 65
5.Mở rộng mạng lưới đại lý, cộng tác viên. 66
6. Tuyên truyền, quảng bá về công ty, về nghiệp vụ 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
Trong nghiệp vụ này, còn áp dụng các mức miễn thường. Tuỳ theo từng loại tài sản được bảo hiểm mà mức miễn thường được quy định khác nhau. Thông thường trong bảo hiểm cháy áp dụng mức miễn thường có khấu trừ tối thiểu 2% số tiền bảo hiểm nhưng không dưới 100USD trên mỗi vụ tổn thất và tối đa không quá 2000 USD trên mỗi vụ tổn thất. Đây là mức miễn thường bắt buộc không được giảm phí. Nếu người tham gia bảo hiểm muốn lựa chọn mức miễn thường cao hơn để được giảm phí thì sẽ có thoả thuận riêng về mức miễn thường và tỷ lệ giảm phí.
Thời gian nộp phí tuỳ theo sự thoả thuận giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thực hiện các hình thức đóng phí bảo hiểm khác nhau như đóng một lần hoặc đóng nhiều lần. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, thường áp dụng hình thức đóng một lần.
3. Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm hoả hoạn thuộc loại hình bảo hiểm tài sản nên cũng mang đặc điểm chung của nhóm như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền hợp pháp…Rủi ro được bảo hiểm ở đây là hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nên nghiệp vụ vẫn có những đặc điểm riêng:
Đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn thường là các công trình, xí nghiệp. Giá trị tài sản của các đối tượng này rất lớn, nên số tiền bảo hiểm thường rất lớn, khi rủi ro bảo hiểm xảy ra tổn thất thường rất lớn đôi khi mang tính thảm hoạ. Điều này đòi hỏi các công ty luôn thực hiện việc tái bảo hiểm như là một cách để phân tán rủi ro, và để đảm bảo cho quỹ tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong nghiệp vụ này, các công ty cũng phải đặc biệt quan tâm tới nguồn tài chính dự trữ dự phòng. Tuy có thể xác định khá chính xác phí bảo hiểm nhưng do các vụ cháy xảy ra không mang tính quy luật nên biên độ tổn thất dao động của nghiệp vụ là rất lớn, hậu quả không lường trước được.Do vậy, việc duy trì và đảm bảo an toàn cho quỹ dự phòng dao động lớn là rất quan trọng.
Trong hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn có mang tính chất kỹ thuật rất phức tạp. Vì đối tượng tham gia bảo hiểm thường là các tài sản như: máy móc, nguyên vật liệu, hàng hoá…và các công trình kiến trúc như nhà máy, sân vận động, bệnh viện..v..v nên quy trình triển khai sẽ liên quan nhiều đến các yếu tố kỹ thuật. Đặc điểm này thể hiện rõ trong từng khâu của nghiệp vụ: xác định giá trị bảo hiểm, phân chia đơn vị rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất, xác định nguyên nhân cháy, xác định giá trị thiệt hại.
Phí bảo hiểm hoả hoạn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tăng giảm rủi ro. Đây là loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản và rủi ro là rủi ro hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, do vậy các yếu tố như: kết cấu của loại tài sản như vật liệu xây dựng lắp đặt, vật liệu làm bao bì, chất lượng tài sản, cách thức khu vực bố trí tài sản, các phương tiện phòng cháy chữa cháy v..v. ảnh hưởng rất lớn đến phí bảo hiểm. Nếu khả năng xảy ra rủi ro càng ít thì cả người được bảo hiểm sẽ phải đóng phí thấp, các nhà bảo hiểm ít có khả năng phải bồi thường.
Khi tổn thất xảy ra khâu giám định của nghiệp vụ này cũng rất khó khăn và phức tạp vì cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu công tác giám định thực hiện không tốt thì không thể xác định chính xác số tiền bảo hiểm phải bồi thường và dễ phát sinh kiện cáo, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy mà các giám định viên của công ty phải được đào tạo bải bản và có nhiều kinh nghiệm
Như vậy, trong quá trình triển khai nghiệp vụ, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đặc biệt chú ý đến những đặc điểm trên. Nhà bảo hiểm phải thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các đơn vị khác để phối hợp thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất, cũng như tiến hành giám định hiện trường chính xác, giải quyết nhanh chóng các khiếu nại đòi bồi thường. Điều này mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cũng như công sức trong suốt quá trình bảo hiểm
4. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn là một bản cam kết giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên đối với dịch vụ bảo hiểm hoả hoạn. Một hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Tên và địa chỉ người yêu cầu
Ngành nghề kinh doanh
Những rủi ro yêu cầu bảo hiểm
Địa điểm được bảo hiểm
Tài sản được bảo hiểm ( làm theo danh mục tài sản)
Tổng giá trị tài sản theo danh mục
Số tiền bảo hiểm
Điều khoản mở rộng
Phí bảo hiểm
Yêu cầu giảm phí
Phí phải nộp
Hình thức thanh toán phí
Mức miễn thường
Thời hạn bảo hiểm
Trong bảo hiểm hoả hoạn có thể sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm thay cho hợp đồng bảo hiểm . Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng nhận về hợp đồng, là cơ sở đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho một hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
Về thời hạn hợp đồng : thời hạn bảo hiểm thường là một năm, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn cũng có thể là một năm nhưng quy định đóng phí nhiều lần nên hợp đồng chỉ có hiệu lực khi trong những giai đoạn đó phí bảo hiểm được đóng. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm người tham gia bảo hiểm có thể tiếp tục đóng phí bảo hiểm và yêu cầu công ty bảo hiểm tiến hành tái tục. Trong thời hạn bảo hiểm, nếu tài sản được bảo hiểm bị di chuyển ra ngoài khu vực được bảo hiểm hoặc không còn thuộc quyền sở hữu của người được bảo hiểm thi hợp đồng bảo hiểm sẽ mất hiệu lực.
Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn sẽ bị huỷ bỏ trong các trường hợp sau đây:
Một trong hai bên thông báo trước 30 ngày bằng văn bản cho bên kia về việc huỷ bỏ bảo hiểm.
Có những thay đổi làm tăng mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, trừ khi những thay đổi đó được công ty bảo hiểm chấp nhận bằng văn bản.
Thay đổi quyền sở hữu hay quyền quản lý đối với toàn bộ tài sản được bảo hiểm .
Hiệu lực của hợp đồng được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Thường thì hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu khi người tham gia bảo hiểm nộp khoản phí lần đầu tiên và kết thúc vào 16 giờ ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm. Tuỳ theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm mà hợp đồng có thể có thời hạn 1 năm hoặc ngắn hơn ( tháng, quý) phí đóng 1 lần hoặc nhiều lần…
III. Quy trình triển khai nghiệp vụ
1. Khai thác.
Đây là khâu quan trọng nhất của một quá trình bảo hiểm vì nó trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Mục đích của khâu này là tìm được khách hàng và thuyết phục họ ký hợp đồng. Để làm được thì khai thác viên bảo hiểm phải chủ động, tích cực tìm đến khách hàng. Bằng sự khéo léo mềm mỏng, mang hiểu biết về nghiệp vụ để giải thích cho khách hàng về những lợi ích khi tham gia bảo hiểm, giải đáp những thắc mắc về sản phẩm, về các quy tắc cũng như là về bản thân công ty. Khi khách hàng có ý muốn mua bảo hiểm, công ty cần cử nhân viên tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá rủi ro, sau đó đàm phán và chào phí. Khi gửi bản chào phí cho khách hàng, cán bộ khai thác cần liên hệ với khách hàng để biết tình trạng bản chao phí. Ngay sau khi nhận được thông báo đồng ý tham gia bảo hiểm từ khách hàng, cán bộ khai thác tiến hành cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
2.Đề phòng và hạn chế tổn thất.
Đề phòng và hạn chế tổn thất là các hoạt động được thực hiện với mục đích nhằm ngăn ngừa những hậu quả rủi ro được dự báo là có thể xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm. Công tác này có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì nếu được thực hiện tốt sẽ giúp công ty giảm được tỷ lệ bồi thường, giảm xác suất rủi ro, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm hoả hoạn là những tài sản có giá trị rất lớn, nhiều khi thiệt hại do hoả hoạn gây ra không chỉ trong phạm vi đối tượng được bảo hiểm mà còn cả cho nhiều đối tượng lân cận. Người tham gia bảo hiểm khi gặp phải rủi ro ngoài tổn thất về tài sản bị cháy họ còn phải chịu tổn thất do bị gián đoạn kinh doanh. Vì vậy ngăn ngừa rủi ro và tổn thất là rất quan trọng.
Để làm tốt công tác này cán bộ làm công tác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn phải nắm vững nghiệp vụ, có phương án quản lý rủi ro tốt để có các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất ở mức độ tối thiểu trong trường hợp xảy ra.
3. Giám định và bồi thường.
Khi đối tượng được bảo hiểm gặp rủi ro thì công ty bảo hiểm tiến hành giám định và bồi thường. Đây là công tác đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo hiểm. Vì nó giải quyết quyền lợi cho khách hàng trong khách hàng khi có tổn thất xảy ra. Công tác này làm tốt sẽ có tác dụng trong việc xây dựng hình ảnh của công ty, khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm ngày càng đông. Do đó phải coi trọng công tác bồi thường cũng như khai thác.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN
VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
I. Khái quát chung về công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), tiền thân là công ty liên doanh Bảo Hiểm Việt – Úc (là công ty liên doanh bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc tập đoàn Bảo hiểm QBE của Úc). Việt - Úc được cấp giấy phép thành lập theo giấy phép đầu tư số 2126/GP của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 16 tháng 07 năm 1999.
Theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc đổi tên thành công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp của Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc tập đoàn bảo hiểm QBE trong Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc.
Theo giấy phép số 11GP/KDBH ngày 10 tháng 4 năm 2006 Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. BIC chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Thời hạn hoạt động là 89 năm, có tên gọi chính thức là:
Tên Việt Nam: Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên Tiếng Anh: BIDV Insurance Company.
Tên viết tắt: BIC
Có trụ sở chính ở: Tầng 10, toà tháp A, VINCOM CITY TOWERS, số 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số điện thoại liên lạc: (+84) 4 220082 và số Fax: (+84) 4 2200281
Hiện nay quyền giám đốc là: Ông Phạm Quang Tùng
BIC là công ty bảo hiểm phi nhân thọ, theo giấy phép đã cấp công ty hoạt động ở các lĩnh vực sau: kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ; tái bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài nước; hoạt động đầu tư tài chính, cụ thể như sau:
+ Kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm trách nhiệm chung; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm con người và các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác.
+ Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: BIC đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các công ty bảo hiểm có uy tín trên thế giới như Swiss Re, Labuan Re, B.E.S.T Re, Malaysian Re Berhad, Caisse Centrale De Reassurance và ở Việt nam như Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Vinare. Tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro, đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận tái bảo hiểm và hoa hồng từ nhượng tái bảo hiểm.
+ Đầu tư tài chính: Công ty bảo hiểm BIDV sẽ thực hiện hoạt động đầu tư tài chính theo hướng chuyên nghiệp hoá nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty, hỗ trợ hoạt động khai thác. Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận cho công ty điều hoà nguồn vốn và sử dụng hợp lý tối đa nguồn vốn nhàn rỗi. Với nhiệp vụ đầu tư tài chính chuyên nghiệp Công ty bảo hiểm BIDV sẽ có điều kiện thực hiện chiến lược mở rộng đầu tư, chiến lượcvào các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm cũng như lĩnh vực có nhiều tiềm năng.
+ Các dịch vụ có liên quan: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.
Công ty đã thành lập được các chi nhánh và văn phòng đại diện trên toàn quốc:
Chi nhánh BIC tại Thành phố Hồ Chí Minh:
+Địa chỉ: Tầng 7, Trung tâm thương mại Sài Gòn, Số 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
+Điện thoại: (+84) 8 9105869 – 9105 870
+Fax: (+84) 8 9105 868
+ Giám đốc chi nhánh: Ông Hoàng Văn Sơn
Chi nhánh BIC tại Đà Nẵng:
+Địa chỉ: tầng 4, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng, Số 90 Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Đà Nẵng.
+Điện thoại: (+84) 511 865 803
- Fax: (+84) 511 865 804
+Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Báu.
Chi nhánh BIC tại Hải Phòng:
+ Địa chỉ: Số 20 Bến Bính, Thành phố Hải Phòng.
+Điện thoại: (+84) 31 747 373
+Fax: (+84)31 747 727
+ Giám đốc: Ông Nguyễn Thành Minh
Chi nhánh BIC tại Nghệ An
+ Địa chỉ: Số 216, Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Nghệ An.
+Điện thoại: (+84) 38 592 877
+Fax: (+84) 38 592 878
+Giám đốc: Ông Mai Nguyên Đông
Chi nhánh BIC tại Bình Định
+ Địa chỉ: Số 72 Lê Duẩn, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Chi nhánh BIC tại Tây Nguyên
+Địa chỉ: Số 41 Đường Nguyễn Tất Thành, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐakLak.
Chi nhánh BIC Đồng Nai
+ Địa chỉ: Lô F, Khu phố 1, Phường Long Bình Tân, Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Chi nhánh BIC tại Vũng Tàu
+Địa chỉ: Số 24 Trần Hưng Đạo, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu.
Chi nhánh BIC tại Cần Thơ
+ Địa chỉ: Số 27-29 Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ.
Đại lý của BIC là tất cả các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.- Cơ cấu tổ chức
3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Cơ cấu, bộ máy tổ chức của BIC
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. KIỂM TRA NỘI BỘ
P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
P. KHIẾU NẠI
P. KẾ TOÁN
P. ĐẦU TƯ
P. QLÝ NGHIỆP VỤ
P. KINH DOANH 1
P. KINH DOANH 2
CN.TP HCM
CN ĐÀ NẴNG
CN.HẢI PHÒNG
CN NGHỆ AN
CN TÂY NGUYÊN
CN ĐỒNG NAI
CN VŨNG TÀU
CN
BÌNH ĐỊNH
CN CẦN THƠ
PHÓ GIÁM ĐỐC
Mô hình tổ chức của BIC gồm các cấp độ như sau:
Trụ sở chính tại Hà Nội: điều hành chung toàn bộ hoạt động của BIC và là đầu mối báo cáo, tiếp nhận thông tin với ban điều hành tại hội sở chính của BIDV.
Các chi nhánh BIC tại các vùng trọng điểm: sẽ là đơn vị trực tiếp kinh doanh. BIC sẽ giao địa bàn phụ trách cho từng chi nhánh của mình. Các dịch vụ phát sinh từ chi nhánh BIDV sẽ được gửi/liên hệ về chi nhánh BIC được giao phụ trách địa bàn.
Các văn phòng đại diện: Các văn phòng đại diện của BIC tại những vùng tiềm năng sẽ là cầu nối, cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động khai thác bảo hiểm của chi nhánh BIDV.
+ Theo kế hoạch phát triển mạng lưới năm 2007, BIC sẽ phân công các chi nhánh phụ trách các địa bàn như sau:
Các phòng kinh doanh tại trụ sở chính BIC tại Hà Nội: đầu mối hợp tác đại lý bảo hiểm của BIC đối với các chi nhánh BIDV khu vực phía bắc (ngoài địa bàn đã giao cho chi nhánh).
BIC Hải Phòng phụ trách địa bàn Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định.
BIC Nghệ An phụ trách địa bàn Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
BIC Đà Nẵng : phụ trách địa bàn từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.
BIC Bình Định: phụ trách địa bàn Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Kontum.
BIC Hồ Chí Minh: phụ trách địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
BIC Cần Thơ phụ trách toàn bộ địa bàn các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
+ Hệ thống hỗ trợ đại lý bảo hiểm của BIC đối với các chi nhánh BIDV được thực hiện như sau:
BIC sẽ phân công/cử cán bộ hỗ trợ trực tiếp các chi nhánh BIDV cán bộ chuyên quản lý đại lý là đầu mối liên hệ:
Đào tạo nhân viên ngân hàng các kỹ năng, quy trình bán bảo hiểm và kiến thức sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.
Hỗ trợ các cán bộ bán bảo hiểm của ngân hàng xây dựng kế hoạch khai thác bảo hiểm, tìm kiếm khách hàng.
Trực tiếp phối hợp cùng cán bộ bán bảo hiểm của ngân hàng gặp gỡ thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm.
BIC sẽ cử cán bộ hỗ trợ thông qua điện thoại, Email, fax:
Trả lời những thắc mắc của cán bộ bán bảo hiểm của ngân hàng và khách hàng liên quan về sản phẩm.
Trợ giúp cán bộ chuyên quản lý trong việc đào tạo nhân viên ngân hàng.
Tại trụ sở chính cũng như các chi nhánh của BIC đều có số điện thoại nóng (có cán bộ trực trong giờ hành chính và sẽ thực hiện chuyển cuộc gọi sang máy di động ngoài giờ hành chính). Các cán bộ bảo hiểm của ngân hàng, khách hàng có thể liên hệ với số điện thoại nóng để thông báo tổn thất và sẽ được hướng dẫn các thủ tục giải quyết khiếu nại nhanh chóng. Số điện thoại nóng tại trụ sở chính BIC là 042200286
3. Danh mục sản phẩm bảo hiểm.
Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ mà công ty đang tiến hành kinh doanh là:
+Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
+ Bảo hiểm kỹ thuật
Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng
Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt
Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng
Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
Bảo hiểm nồi hơi
Bảo hiểm thiết bị điện tử
Bảo hiểm kho lạnh
Bảo hiểm tổn thất lợi nhuận do đổ vỡ máy móc
+ Bảo hiểm tai nạn con người
Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
Bảo hiểm bồi thường cho người lao động
+ Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm vật chất xe
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba
Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
+ Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
+ Bảo hiểm hàng hoá
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu (đường biển, đường hàng không)
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa (đường bộ, đường sắt, nội thuỷ)
+ Bảo hiểm tàu
Bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu hoạt động trong vùng nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam
+ Bảo hiểm khác
Bảo hiểm tiền
Bảo hiểm trộm cắp
Bảo hiểm tính trung thực
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
4. Kết quả kinh doanh bảo hiểm
4.1. Kết quả chung.
Từ khi được cấp giấy phép chính thức thành lập và hoạt động ngày 01 tháng 01 năm 2006.Sau một năm hoạt động , công ty đã đạt được những kết quả cơ bản và tiêu biểu sau:
- Hoàn thành giao dịch chuyển nhượng vốn, chuyển giao và bàn giao thành công. Đây là lần đầu tiên một Ngân hàng mua một công ty bảo hiểm có vốn nước ngoài nhưng việc chuyển giao đã đáp ứng yêu cầu pháp lý, không ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường bảo hiểm, đáp ứng được mục tiêu của từng bên tham gia và khách hàng, đáp ứng được yêu cầu của Bộ Tài chính.
- Tiếp nối hoạt động của công ty cũ, đặc biệt trong việc giữ cam kết với khách hàng và đối tác, không để xảy ra phàn nàn, khiếu nại trong việc xử lý bồi thường. BIC đã nỗ lực tối đa để tái tục những hợp đồng bảo hiểm có khả năng tái tục để giữ quan hệ với khách hàng.
- Đã xác định, xây dựng được định hướng hoạt động phù hợp với mô hình và điều kiện hoạt động mới. Ổn định tư tưởng cán bộ, những cán bộ ở lại đã yên tâm công tác. Đã xây dựng hoạt động các cơ cấu tổ chức chính theo quy định: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên.
- Phát triển mạnh mạng lưới hoạt động: Trong năm 2006, BIC đã phát triển được 9 chi nhánh tại tất cả các trung tâm vùng trong toàn quốc. Đến cuối tháng 12 năm 2006 BIC đã đào tạo, phát triển được 440 đại lý bảo hiểm trong toàn quốc.
- Kết quả kinh doanh đáng khích lệ, đặc biệt là về lợi nhuận: mặc dù có nhiều khó khăn trong năm đầu tiên hoạt động nhưng doanh thu đạt cao hơn năm trước (đạt 49217 triệu đồng), lợi nhuận 12460 triệu đồng. Nếu không phải chịu khoản lỗ tỷ giá và điều chuyển vốn vượt mức thực có tại thời điểm 31/12/2005 gần 6 tỷ đồng thì mức lợi nhuận của năm 2006 của BIC còn cao hơn nữa. Công ty đã có lãi ngay từ năm hoạt động đầu tiên. Tổng quỹ dự phòng (nghiệp vụ và phải thu) tại thời điểm 31/12/2006 đã đạt 43 799 triệu đồng, tăng 26% so với năm 2005.
- Đã xây dựng và chuyển đổi mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng hoạt động mới. Từ đầu năm 2007, BIC sẽ hoạt động theo mô hình tổ chức mới. Theo đó, toàn bộ hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng sẽ được tách ra khỏi trụ sở chính công ty để trụ sở chính tập chung cho vai trò định hướng, điều hành, quản lý, hỗ trợ, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, kiểm tra, giám sát và chi nhánh tập trung cho việc phát triển, quan hệ khách hàng, phát triển thị trường và xử lý sau bán hàng.
- Bước đầu đã gây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộ có tâm huyết, năng động, gắn bó với hoạt động của BIC. Đến cuối năm 2006, toàn công ty có 118 cán bộ, đa số đều còn trẻ, được đào tạo cơ bản, là nền tảng phát triển rất tốt cho BIC nếu có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ tốt.
4.2.Một số kết quả cụ thể:
Trong kết quả chung, ta có thể thấy được những kết quả cụ thể mà BIC đã đạt được như sau:
Bảng 1: Tổng hợp kết quả kinh doanh đến 31/12/2006
STT
Chỉ tiêu
KH 2006 được giao
(triệu đồng)
Thực hiện 2006
(triệu đồng)
Tỷ lệ đạt so với KH giao
(%)
1
Tổng doanh thu phí bảo hiểm
45000
49217
110
2
Doanh thu phí thuần
31500
32489
103
3
Thu từ hoạt động đầu tư
9370
19983
213
4
Lợi nhuận trước thuế
8180
12460
153
5
ROE (%)
2,90%
4,71%
162
6
Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người
70
125
178
7
Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
38620
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 của BIC
Các kết quả đạt được cho thấy:
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
+ Tổng doanh thu phí đạt 49.2 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2005. Với việc mất đi nhiều lợi thế sau chuyển giao, doanh thu khai thác chủ yếu từ bảo hiểm gốc thì kết quả này đã khẳng định sự nỗ lực rất lớn của BIC trong việc không để mất thị phần. Nếu so sánh trên chỉ tiêu bảo hiểm gốc thì thị phần của BIC đã tăng từ 0,45% năm 2005 lên 0,75% vào cuối năm 2006.
+ Tỷ lệ nhượng tái bảo hiểm năm 2006 là 53%, năm 2005 là 21% nhưng tỷ lệ doanh thu phí thuần trên tổng doanh thu năm 2006 đạt 71%, cao hơn nhiều so với 2005 là 21%. Nguyên nhân chính là do một lượng lớn dự phòng phí chưa được hưởng của các đơn cấp vào cuối năm 2005 nay được chuyển vào phí được hưởng của năm 2006.
+ Khiếu nại, bồi thường: do có các quy định khai thác, quy trình giải quyết bồi thường chặt chẽ nên chất lượng rủi ro của công ty khá tốt so với các công ty khác trên thị trường. Tỷ lệ bồi thường của công ty chiếm 41,26% tổng phí giữ lại ròng.
Hoạt động đầu tư:
Sau khi chuyển giao và giao nhận vốn, công ty đã chú trọng công tác đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì mất 4 tháng đầu năm chờ chuyển đổi ngoại tệ và giao vốn chính thức, và là năm đầu hoạt động nên BIC đã tập trung cho các kênh đầu tư an toàn (tiền gửi, trái phiếu) nên kết quả đạt được còn khiêm tốn so với cơ hội của thị trường. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính 2006 đạt 19983 triệu đồng. Ngoài ra chênh lệch giá trị trên danh mục đầu tư tại thời điểm 31/12/2006 là 19926 triệu đồng.
Bảng 2: Doanh thu theo khu vực đến 31/12/2006
STT
Đơn vị khai thác
Thực hiện 31/12/2006
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
1
Trụ sở chính tại Hà Nội
32365
65,75
2
Chi nhánh Hồ Chí Minh
10308
21
3
Chi nhánh Đà Nẵng
2090
4,46
4
Chi nhánh Nghệ An
2011
4,29
5
Chi nhánh Hải Phòng
1284
2,74
6
Chi nhánh Tây Nguyên
505
1,08
7
Chi nhánh Vũng Tàu
313
0,67
8
Chi nhánh Bình Định
194
0,41
9
Chi nhánh Cần Thơ
148
0,32
Toàn công ty
49218
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 của BIC
Mặc dù mạng lưới khai thác đã được mở rộng, nhưng những chi nhánh mới được thành lập của BIC chưa có kết quả kinh doanh do phải tập trung cho việc ổn định tổ chức nhân sự, thiết lập quan hệ, nghiên cứu học hỏi nghiệp vụ… Khu vực có doanh thu cao nhất vẫn là trụ sở chính tại Hà Nội và BIC – HCM.
Bảng 3: Phân chia phí bảo hiểm theo loại hình nghiệp vụ đến 31/12/2006 (chỉ tính phí bảo hiểm gốc).
STT
Loại nghiệp vụ
Số phí
(triệu đồng)
% tổng phí thu
(%)
1
Kỹ thuật
15167
32,37
2
Cháy/Mọi rủi ro tài sản
10754
22,95
3
Tiền
8938
19,07
4
Xe cơ giới
6372
13,6
5
Hàng hoá vận chuyển
1918
4,09
6
Tai nạn, sức khỏe
1323
2,82
7
Thân tàu và trách nhiệm chủ tàu
973
2,08
8
Trách nhiệm
395
0,84
9
Thiệt hại kinh doanh
215
0,46
10
Các loại hình khác
804
1,72
Tổng cộng
46859
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 của BIC
Doanh thu phí từ loại hình bảo hiểm kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất (32,37%), sau đó đến loại hình bảo hiểm cháy / mọi rủi ro tài sản (22,95%), bảo hiểm tiền (19,07%). Doanh thu phí từ bảo hiểm trách nhiệm (0,84%) và bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (0,46%) chiếm tỷ trọng không đáng kể vì đây là loại hình không phải là thế mạnh khai thác của BIC. So với năm 2005, BIC đẩy mạnh khai thác mảng dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới (13,54%) và mở rộng khai thác bảo hiểm tàu (2,08%)
4.3.Đánh giá chung
Công ty bảo hiểm BIC chuyển đổi từ mô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32027.doc