Chuyên đề Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

 MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Tổng quan chung về bảo lãnh ngân hàng 4

1.1.1. Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng 4

1.1.2. Đặc điểm và tính chất của bảo lãnh ngân hàng 6

1.1.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 10

1.1.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại 11

1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại 13

1.2.1 Khái niệm 13

1.2.2. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại 14

1.2.3. Vai trò của hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại 16

1.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu 19

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại 33

1.3.1. Nhân tố khách quan 33

1.3.2. Nhân tố chủ quan 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 37

2.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 37

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37

2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 38

2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức 38

2.2.2.2.Chức năng các phòng ban 40

2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội những năm gần đây 43

2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn 43

2.2.3.2. Hoạt động tín dụng 46

2.2.3.3. Công tác thanh toán hàng xuất nhập khẩu 48

2.2.3.4. Kinh doanh ngoại tệ 49

2.2.3.5. Công tác kế toán 50

2.2.3.6. Công tác ngân quỹ 51

2.2.3.7. Hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng 51

2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 53

2.2.1. Các văn bản pháp lý về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng 53

2.2.2. Quy định và quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 56

2.2.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 60

2.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 62

2.2.5. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu 63

2.2.5.1. Bảo lãnh trong nước 64

2.2.5.2. Bảo lãnh nước ngoài 71

2.2.5.3. Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế 72

2.2.5.4. Phí bảo lãnh 75

2.2.5.5. Tài sản bảo đảm bảo lãnh 77

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 78

2.3.1. Thành công 78

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 85

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 96

3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian tới 96

3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 98

3.2.1. Về phía Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 98

3.2.2. Một số kiến nghị 107

3.2.2.1. Đối với Chính phủ 107

3.2.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 109

3.2.2.3. Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 110

3.2.2.4. Đối với khách hàng 111

KẾT LUẬN 113

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với năm 2007. Lợi nhuận kinh doanh đạt 102 tỷ đồng. 2.2.3.5. Công tác kế toán Công tác kế toán của ngân hàng luôn đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của khách hàng thông qua việc áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn qua ngân hàng. Công tác thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán IBT ONLINE đã đạt kết quả cao cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể: - Doanh số thanh toán bù trừ đạt 9.325 tỷ đồng năm 2006, tăng 11% so với năm 2005; đạt 10.973 tỷ đồng năm 2007, tăng 57% so với năm 2006 và đạt trên 11 tỷ đồng năm 2008. - Doanh số thanh toán IBPS đạt 33.008 tỷ đồng năm 2006, tăng 53% so với năm 2005; đạt 82.540 tỷ đồng năm 2007, tăng 106% so với năm 2006; và ước đạt 95 tỷ đồng năm 2008. - Doanh số thanh toán IBT online : năm 2006 đạt 34.293, tăng 60% so với năm 2005; đạt 83.683 tỷ đồng năm 2007, tăng 144% so với năm 2006 và ước đạt 91 tỷ đồng vào năm 2008. 2.2.3.6. Công tác ngân quỹ Năm 2006, khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt tăng nhiều, lượng tiền ngoại tệ cũng như tiền Việt Nam đồng qua quỹ Ngân hàng tăng mạnh. Năm 2006, tổng thu chi VND đạt 32.694 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2005, thu chi ngoại tệ quy USD đạt 859 triệu USD, tăng 2% so với năm 2005. Năm 2007, tổng thu chi VND tăng 33% so với kế hoạch đặt ra, đạt 28.450 tỷ đồng. Với ý thức trách nhiệm cao trong công việc, công tác Ngân quỹ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn đảm bảo an toàn, đúng quy trình thu tiền mặt, ngoại tệ và ngân phiếu thanh toán theo quy định hiện hành, tổ chức tốt công tác thu chi và điều hoà tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho sản xuất và đời sống, tạo được lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban Giám đốc cũng như sự nỗ lực của từng giao dịch viên nên mặc dù luôn có sự thay đổi về mặt nhân sự, các nghiệp vụ đa dạng, khối lượng công việc nhiều vẫn luôn đảm bảo chi đủ, đúng, thực hiện trả lại tiền thừa cho khách, thu được nhiều tiền giả mà vẫn đảm bảo giải phóng khách hàng nhanh chóng cùng thái độ phục vụ nhiệt tình. 2.2.3.7. Hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng Luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc. Với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, Ban lãnh đạo chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuyếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút đông đủ khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương. Công tác dịch vụ Ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh. - Số lượng tài khoản cá nhân mở mới tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội liên tục tăng, góp phần thúc đẩy thanh toán bằng các phương thức như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, chuyển tiền, trả lương tự động, . . . đã tạo thêm nhiều tiện ích trong thanh toán cho khách hàng, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, góp phần mở rộng việc thanh toán không dùng tiền mặt. Tính đến cuối năm 2008: - Số lượng tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh đạt 22.284 tài khoản, nâng tổng số tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh là 92.249 tài khoản, tăng 33% so với năm 2007 và tăng 27% so với năm 2006. - Chuyển tiền trong nước đạt 291 tỷ đồng, đạt 90% so với năm 2007 và đạt 104% so với năm 2006. - Chuyển tiền đi nước ngoài đạt 2.7 triệu USD, tăng 108% so với năm 2007 và tăng 110% so với năm 2006. - Chi trả kiều hối đạt 72 triệu USD, tăng 16,5% so với năm 2007 và tăng 10.8% so với năm 2006. - Dịch vụ chi trả tiền Money Gram đạt 636.945 USD, tăng 112% so với năm 2007. - Doanh số bán ngoại tệ cho chi nhánh từ 4 địa bàn thu đổi ngoại tệ đạt 2.2 triệu USD, bằng 34% so với năm 2007 ( do giảm số lượng địa bàn từ 6 xuống 4 địa bàn). Là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát hành và thanh toán các loại thẻ, hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế như: Visa, MasterCard, Dinner Club, Amex, JCB, VCB Connect 24, . . . Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã liên minh với các ngân hàng cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán tiền điện, nước, cước điện thoại, internet, phí bảo hiểm,… Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc, số lượng thẻ do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành ngày càng tăng. - Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2008 của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đạt 35.139 thẻ, tăng 44% so với năm 2005, tăng 76.7% so với năm 2004 và vượt 32% kế hoạch năm 2006, nâng tổng số thẻ của chi nhánh lên 93.556 thẻ . - Số lượng phát hành thẻ tín dụng mới đạt 2.720 thẻ, tăng 155% so với năm 2005, tăng 75% so với năm 2004 và vượt 127% kế hoạch năm 2006, nâng tổng số thẻ tín dụng của chi nhánh đạt 5.970 thẻ . 2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 2.2.1. Các văn bản pháp lý về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng Thời gian đầu khi mới triển khai, việc thực thi nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội dựa trên một số văn bản pháp lý sau: - Quyết định số 23 QĐ - NH14 ngày 21/02/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam, ban hành kèm theo Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài. - Quyết định số 196/QĐ - NH14 ngày 16/09/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam, ban hành kèm theo Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng. - Quyết định số 262/QĐ - NH14 ngày 19/09/1995 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi một số điều của Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ – NH14 ngày 16/09/1994 của Thống đốc NHNN. - Quyết định số 263/QĐ - NH14 ngày 19/09/1995 của Thống đốc NHNN về việc sửa một số điều của Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ-NH4 ngày 21/02/1994 của Thống đốc NHNN. Và đến năm 2000, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 283/2000/QĐ - NHNN14, ban hành kèm theo Quy chế về bảo lãnh ngân hàng. Quyết định cùng với quy chế bảo lãnh này ra đời đã thay thế cho tất cả các quyết định kể trên. Quyết định số 26/2006/QĐ - NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kèm theo Quy chế bảo lãnh ngân hàng ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong việc thực thi nghiệp vụ bảo lãnh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Quyết định này thay thế Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng; Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 1348/2001/QĐ-NHNN ngày 29/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số quy định liên quan đến thu phí bảo lãnh của các tổ chức tín dụng; Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/02/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; Thông tư số 02/TT-NHNN14 ngày 16/04/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng.Hiện tại, tất cả các Ngân hàng thương mại Việt Nam có nghiệp vụ bảo lãnh đều áp dụng quy chế này trong giao dịch bảo lãnh. Ngoài việc áp dụng Quy chế bảo lãnh ngân hàng số 26, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội còn áp dụng một số các văn bản pháp lý khác trong hoạt động bảo lãnh của mình như: - Nghị định 58/Cp- Ngày 30/08/1993 của Thủ tướng chính phủ về Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. - Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về Quản lý ngoại hối. - Quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 22/2008/QĐ- NT.HĐQT ngày 15/01/2008 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Quyết định Số: 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại. 2.2.2. Quy định và quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Thông thường, một nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được tiến hành qua 5 bước: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh Phát hành bảo lãnh Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh Kết thúc bảo lãnh Bước 1 : Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Khi khách hàng có nhu cầu được bảo lãnh, sau khi tư vấn cho khách hàng về dịch vụ, các chuyên viên bảo lãnh có nhiệm vụ hướng dẫn cho khách hàng làm thủ tục bảo lãnh nếu thấy việc bảo lãnh là có thể thực hiện được. 1. Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ bảo lãnh  a. Hồ sơ chung - Đơn đề nghị bảo lãnh (theo mẫu của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) - Hồ sơ pháp lý về khách hàng: tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, thẩm quyền của người đại diện khách hàng. Cụ thể: + Đối với hộ kinh doanh cá thể: CMTND, sổ hộ khẩu, giấy phép hành nghề (nếu có), đăng ký kinh doanh,.. + Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân: giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có),... + Đối với các công ty cổ phần, công ty liên doanh,... : phải có văn bản uỷ quyền cho người đại diện khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng và phải có chứng minh được tư cách pháp lý của người đó. - Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính (ít nhất hai năm gần nhất),... - Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh: hồ sơ về các tài sản bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh, có kèm theo các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị của các tài sản bảo đảm đó. Người xin bảo lãnh phải có tài khoản mở tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Tuỳ theo khả năng tài chính và mức độ tín nhiệm của khách hàng, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có thể : + Yêu cầu người xin bảo lãnh ký quỹ bằng tiền tại ngân hàng từ 5-100% giá trị được bảo lãnh. + Hoặc phải có tài sản thế chấp + Hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba. - Các tài liệu liên quan đến giao dịch xin bảo lãnh (nếu có) b. Hồ sơ riêng - Trường hợp bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán: ngoài các tài liệu quy định ở mục a, khách hàng cần bổ sung các tài liệu liên quan đến dự án/phương án sản xuất - kinh doanh, nguồn vốn để thanh toán, hợp đồng/cam kết giữa các bên,... - Đối với bảo lãnh dự thầu: cần bổ sung thêm hồ sơ về quy định/quy chế mời thầu của chủ đầu tư. - Đối với bảo lãnh vay và trả nợ nước ngoài: khách hàng phải cung cấp thêm các tài liệu sau : + Các văn bản chấp thuận cho phép vay vốn và trả nợ vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành về Quản lý vay và trả nợ nước ngoài. + Phương án vay trả nợ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. + Các tài liệu chứng minh tính khả thi của phương án vay trả nợ nước ngoài. Khi hồ sơ được gửi tới phòng thanh toán xuất nhập khẩu, nếu các chuyên viên 2. Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ Sau khi nhận được hồ sơ xin bảo lãnh từ khách hàng, các chuyên viên bảo lãnh sẽ kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu không đủ những tài liệu cần thiết theo yêu cầu, chuyên viên sẽ từ chối bảo lãnh bằng văn bản tới khách hàng. Bước 2 : Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh Chuyên viên bảo lãnh sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của các tài liệu mà khách hàng cung cấp, tính khả thi của phương án kinh doanh cũng như năng lực tài chính của khách hàng,...Sau khi thẩm định, chuyên viên bảo lãnh có trách nhiệm lập tờ trình thẩm định trình lên trưởng phòng Thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó có ý kiến đề nghị cấp bảo lãnh hay không cấp bảo lãnh. Trưởng phòng Thanh toán xuất nhập khẩu xem xét lại toàn bộ hồ sơ xin bảo lãnh và tờ trình thẩm định của nhân viên. Sau đó ghi rõ ý kiến của mình và trình lên Ban giám đốc chờ quyết định. Sau khi nhận được tờ trình thẩm định và đề nghị quyết định của phòng Thanh toán xuất nhập khẩu, Giám đốc hoặc người ủy quyền hợp pháp của Chi nhánh sẽ xem xét và đưa ra quyết định. Đối với những hồ sơ vượt quá phạm vi được uỷ quyền, Giám đốc hoặc người uỷ quyền sẽ lập tờ trình kèm theo biên bản họp Hội đồng tín dụng (nếu có) gửi lên Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xem xét. Nếu không đồng ý thì từ chối bằng văn bản. Nếu đồng ý thì chuyển toàn bộ hồ sơ xuống phòng Thanh toán xuất nhập khẩu để chuyên viên bảo lãnh mở thư bảo lãnh. Chuyên viên bảo lãnh sẽ thông báo cho khách hàng biết về quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh. Thời hạn thẩm định và ra quyết định bảo lãnh không quá 20 ngày kể từ ngày ngân hàng nhận được hồ sơ xin bảo lãnh từ khách hàng. Bước 3 : Phát hành bảo lãnh - Sau khi nhận được quyết định bảo lãnh từ cấp trên, chuyên viên bảo lãnh sẽ tiến hành soạn thảo cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đảm bảo bảo lãnh. - Yêu cầu người xin bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm như ký quỹ, thế chấp tài sản,... - Sau khi đã ký kết, chuyên viên bảo lãnh phải gửi bản chính của cam kết bảo lãnh cho người thụ hưởng hoặc khách hàng được thoả thuận trong hợp đồng. Đồng thời gửi 1 bộ hồ sơ bảo lãnh cho bộ phận kế toán để hạch toán ngoại bảng giá trị bảo lãnh và quản lý khoản tiền ký quỹ. Thời hạn phát hành bảo lãnh không quá 30 ngày kể từ ngày chi nhánh nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của khách hàng. Bước 4 : Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh - Tiến hành thu phí bảo lãnh. Nếu là phí thu theo thời hạn thì cần mở sổ thu phí để theo dõi. - Bộ phận kế toán tự động lập chứng từ trích từ tài khoản của khách hàng tại chi nhánh chuyển sang khoản thu phí nếu khách hàng không tự động trả hoặc không gia hạn thời hạn nộp phí. Nếu khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khác, chi nhánh sẽ lập nhiệm thu gửi ngân hàng đó để thu phí. - Xử lý khi chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh: +Trong trường hợp chi nhánh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì phải thông báo ngay cho khách hàng kèm theo các tài liệu có liên quan đến việc bảo lãnh (nếu đã trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng) và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà chi nhánh đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh (nếu khách hàng không có tài khoản mà chỉ có tài sản thế chấp). + Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo cho khách hàng, nếu khách hàng không hoàn trả hoặc không có xác nhận nợ thì ngân hàng sẽ ghi nợ cho khách hàng hoặc phát mại tài sản. Bước 5: Kết thúc bảo lãnh - Chuyên viên bảo lãnh lưu lại hồ sơ bảo lãnh, các biên bản kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và các văn bản khác có liên quan. - Khi hợp đồng bảo lãnh hết hiệu lực, ngân hàng tiến hành thanh lý hợp đồng bảo lãnh và thông báo cho khách hàng biết. - Nếu khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người thụ hưởng bảo lãnh, chi nhánh ngân hàng sẽ trao trả đầy đủ tài sản thế chấp cho khách hàng. - Đến hạn trả nợ, nếu khách hàng trả nợ đầy đủ cho ngân hàng, ngân hàng sẽ trả lại tiền ký quỹ (kể cả lãi) nếu có thoả thuận từ trước. - Ngân hàng tổ chức đúc rút kinh nghiệm cho những hợp đồng bảo lãnh tiếp theo. 2.2.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội * Điều kiện chung Khách hàng có nhu cầu được bảo lãnh tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội thì phải: - Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. - Có bảo đảm hợp pháp cho bảo lãnh theo yêu cầu của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội: bảo đảm về tài sản ký quỹ, thế chấp,… * Điều kiện riêng - Trường hợp Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán và Bảo lãnh có thời hạn trung/ dài hạn, ngoài các qui định tại Điều kiện chung, khách hàng cần có thêm các điều kiện sau: • Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán với tổ chức tín dụng. • Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn. • Đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng vay vốn được qui định tại bản Hướng dẫn của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội về Quy chế cho vay đối với khách hàng. • Trong trường hợp vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật về Quản lý vay và trả nợ nước ngoài. - Trường hợp phát hành Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo lãnh bảo dưỡng; Bảo lãnh khoản tiền giữ lại; và các loại bảo lãnh khác ngoài các điều kiện qui định tại Điều kiện chung, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội sẽ xem xét: mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, năng lực chuyên môn, biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh hoặc ký quỹ để quyết định phát hành bảo lãnh. - Đối với trường hợp bảo lãnh Hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo qui định của pháp luật về Thương phiếu. - Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài phải được phép đầu tư, kinh doanh hoặc tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các qui định của Pháp luật Việt Nam. - Riêng đối với khách hàng ký quỹ tương đương 100% trị giá bảo lãnh và các chi phí cần thiết, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện qui định tại Điều kiện chung. * Lệ Phí bảo lãnh Mức phí do 2 bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/ năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 300.000 đồng. Ngoài ra, có thể thanh toán một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thoả thuận bằng văn bản của 2 bên. (Xem phụ lục 1) * Mẫu hợp đồng bảo lãnh (Xem phụ lục 2) 2.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương đã triển khai một số nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu như: • Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng • Bảo lãnh dự thầu • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng • Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm • Bảo lãnh hoàn thanh toán • Bảo lãnh bảo hành • Bảo lãnh bảo dưỡng • Bảo lãnh khoản tiền giữ lại và một số bảo lãnh nước ngoài khác như phát hành L/C trả chậm, ký xác nhận trên hối phiếu, lệnh phiếu,… Riêng loại bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn từ các Ngân hàng thương mại vẫn chưa được Ngân hàng Ngoại thương triển khai do tính chất phức tạp của nó. Hơn nữa, nó lại là một loại bảo lãnh mới được điều chỉnh bằng văn bản luật chính thức (Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại - Ngày 21/01/2009 do Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban hành). 2.2.5. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu Trong thời gian qua, lạm phát trong nước cao cùng với diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt trước tình hình thanh khoản khó khăn, biến động tỷ giá phức tạp và thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường nguyên liệu diễn biến phức tạp,…đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các NHTM nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ làm công tác bảo lãnh cùng với sự quan tâm của Ban lãnh đạo, doanh số bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt những kết quả khả quan với các loại hình bảo lãnh ngày càng phong phú và đa dạng. Để đánh giá kết quả kinh doanh bảo lãnh của ngân hàng, người ta thường quan tâm đến doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh. Doanh số bảo lãnh là tất cá giá trị bảo lãnh phát sinh trong một giai đoạn nào đó. Dư nợ bảo lãnh (hay số dư bảo lãnh) là số dư còn treo ngoại bảng tính đến cuối kỳ (thường là tính đến ngày 31/12 hàng năm). Dư nợ bảo lãnh = Phát sinh nợ - Phát sinh có + số dư bảo lãnh tính đến trong năm trong năm cuối kỳ năm trước Phát sinh nợ trong năm là tất cả giá trị bảo lãnh phát sinh mà ngân hàng đã phát hành bảo lãnh cho khách hàng. Phát sinh có trong năm là toàn bộ giá trị bảo lãnh mà ngân hàng đã xuất ra để thanh toán cho các khoản bảo lãnh của khách hàng. Bảo lãnh đã “giải toả” là số tiền mà Ngân hàng đã xuất ra để trả cho các bảo lãnh của khách hàng. Nó bao gồm cả những bảo lãnh đã quá hạn. 2.2.5.1. Bảo lãnh trong nước Nghiệp vụ bảo lãnh trong nước của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong những năm qua đã dần được mở rộng với nhiều loại hình bảo lãnh phong phú. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được doanh số phát sinh của các loại bảo lãnh trong nước của chi nhánh từ năm 2006 đến năm 2008. Bảng 2.2 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn 2006-2008 3 (Đơn vị: tỷ đồng) 2006 2007 2008 Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ Thanh toán 82.56 27.67 22.71 10.66 52.67 14.13 T.H hợp đồng 101.38 33.98 56.11 26.35 90.98 24.39 Đấu thầu 61.35 20.57 55.84 26.23 40.27 10.80 Bảo lãnh Khác 53.06 17.78 78.27 36.76 189.03 50.68 Tổng 298.35 100.00 212.94 100.00 372.96 100.00 % tăng giảm -26.6% 75.1% Qua bảng trên ta thấy tổng doanh số phát sinh bảo lãnh của các loại hình bảo lãnh mặc dù có xu hướng giảm trong năm 2007 nhưng năm 2008 đã tăng mạnh mẽ. Năm 2007 đạt 212.94 tỷ đồng, giảm 26.6% so với năm 2006. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các rào cản thương mại được cắt giảm đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không gặp quá nhiều khó khăn như trước đây nên việc lựa chọn và tin cậy bạn hàng trở nên dễ dàng chấp nhận hơn. Vì vậy, nhu cầu cần ngân hàng bảo lãnh có xu hướng giảm trong năm này. Tháng 12/2007 khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã làm cho hệ thống các NHTM thận trọng hơn trong việc chấp nhận các khoản bảo lãnh. Mặt khác, do sự ra đời của Quy chế số 26 giữa năm 2006 về bảo lãnh ngân hàng nên trong năm 2007 Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tập trung hạch toán, kế toán và giải quyết các khoản bảo lãnh cũ. Đó cũng là nguyên nhân khiến doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh giảm trong năm 2007 so với năm 2006. Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh trong nước giai đoạn 2006 – 2008 Đến năm 2008, doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh tăng đột biến: tăng 75.1% so với năm 2007, đạt 372.96 tỷ đồng vượt 34.3% so với kế hoạch đặt ra đầu năm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng trong năm 2008: khủng hoảng từ nguồn lương thực đến nhiên liệu, từ tài chính đến chính trị, từ môi trường đến an ninh,…đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, hoạt động thương mại gặp vô cùng nhiều khó khăn. Trước tình hình này, nhu cầu bảo lãnh xuất nhập khẩu tăng cao, không chỉ ở Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội mà ở tất cả các NHTM. Xét về cơ cấu của các loại hình bảo lãnh phát sinh trong giai đoạn 2006 – 2008 (Biểu đồ 2.2), ta nhận thấy doanh số phát sinh bảo lãnh tăng trong năm phần lớn là loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh đấu thầu mặc dù có xu hướng giảm từ năm 2006 đến năm 2008. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu phát sinh các loại bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2006 - 2008 Doanh số phát sinh các loại bảo lãnh có xu hướng tăng lên chứng tỏ nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ngày càng được khách hàng tin dùng. Số lượng các loại bảo lãnh trong nước phát sinh có xu hướng tăng cộng với các loại bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và các loại bảo lãnh đã quá hạn từ thời kỳ trước tương đối nhiều đã tạo cho ngân hàng một sức ép lớn trong vấn đề giải toả bảo lãnh. Tuy nhiên, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong giai đoạn 2006 – 2008 đã nỗ lực hết mình phục vụ nhu cầu của khách hàng. Bảng 2.3: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2006-2008 Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu năm 2006, 2007, 2008 – Phòng TTXNK NHNTHN 2006 2007 2008 Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ Thanh toán 115.85 28.76 28.45 12.03 38.62 12.09 T.H hợp đồng 171.62 42.61 94.6 40.01 62.11 19.44 Đấu thầu 54.84 13.62 53.96 22.82 40.3 12.61 Bảo lãnh Khác 60.47 15.01 59.44 25.14 178.44 55.86 Tổng 402.79 100.00 236.45 100.00 319.47 100.00 Bảo lãnh thanh toán: Trong năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã giải toả được 115.85 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2007 doanh số giải toả chỉ đạt 28.45 tỷ đồng, giảm 75.4% so với 2006). Năm 2008, doanh số giải toả đạt 38.62 tỷ đồng, tăng 35.7% so với năm 2007 nhưng vẫn chỉ bằng 33.3% năm 2006. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 171.63 tỷ đồng là doanh số mà Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã giải toả được trong năm 2006. Năm 2007, doanh số này giảm 44.9%, đạt 94.6 tỷ đồng. Năm 2008, doanh số tiếp tục giảm, chỉ đạt 62.11 tỷ đồng, giảm 34.3% so với năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21996.doc
Tài liệu liên quan