Ngay ngày đầu tuần (18/2), Vn-Index đã mất tới 33,46 điểm (-4,10%), tuột khỏi ngưỡng 800 điểm, dừng ở mức 782,57 điểm. Phiên hôm sau, thị trường tiếp tục giảm, dù chậm hơn, mất thêm 5,78 điểm. Đặc biệt, đến phiên ngày 20/2, các nhà đầu tư đã ồ ạt bán ra CP khiến không có mã cổ phiếu nào trên sàn Tp.HCM tăng giá, ngoài 5 mã đứng giá. Chỉ số Vn-Index mất tới 31,87 điểm, tuột khỏi mốc 750 điểm, đóng cửa ở mức 744,92 điểm. Sau phiên giao dịch ngày 21/2, chỉ số Vn-Index chỉ còn 710,45 điểm (mất 34,47 điểm) và nhiều khả năng sẽ xuyên thủng đáy 700 điểm vào ngày 22/2. Tương tự, trên sàn CK Hà Nội trong 4 ngày qua chỉ số HaSTC-Index cũng mất hơn 44 điểm (từ 282,08 điểm xuống còn 237,8 điểm). Trong đó, riêng ngày 21/2 chỉ số HaSTC-Index đã mất tới 19,28 điểm ( tương đương 7,5%), xuyên qua mốc 250 điểm. Không ít mã cổ phiếu blue chip có vai trò dẫn dắt thị trường như SSI, FPT, SJS. (trên sàn Tp. HCM), hoặc VC2, ACB, BVS. (trên sàn HN) đều suy giảm thảm hại, khó có thể cứu vãn, dự báo một cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nguyên nhân thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm trong thời gian gần đây và những định hướng trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để đầu tư. Với sự đổi mới này, sự “tắc nghẽn” của thị trường trong những phiên giao dịch “nóng” đã được giảm tải
Bên cạnh đó, cũng còn tồn tại một số điểm hạn chế trong cách thức quản lý của các cơ quan quản lý. Điển hình là sự chỉ đạo còn thiếu đồng bộ trong việc điều tiết cung cầu giữa Bộ tài chính và NHNN:
trong khi lượng cung tăng mạnh do việc phát hành cổ phiếu còn mang tính tràn lan, IPO các doanh nghiệp lớn có phần dày đặc, thì cầu có phần bị kìm hãm bởi Chỉ thị 03, động thái không mua USD vào của NHNN, ảnh hưởng tâm lý từ việc thông qua luật thuế thu nhập cá nhân đánh vào hoạt động kinh doanh chứng khoán…
Công ty chứng khoán
Nếu tính đến cuối năm 2006, toàn thị trường chỉ có 22 CTCK chính thức đi vào hoạt động thì tính đến thời điểm 31/12/2007, có tổng cộng 80 CTCK được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 69 công ty đã chính thức đi vào hoạt động (59 công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và 10 công ty TNHH trực thuộc các ngân hàng thương mại cổ phần và quốc doanh).
Dịch vụ của các CTCK cũng ngày càng hoàn thiện và phát triển. Nhiều CTCK đã ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để mang lại nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng: đặt lệnh qua điện thoại, trading online, tra cứu kết quả qua SMS… Sự cải tiến trong việc cung cấp dịch vụ đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của các nhà đầu tư. Chính vì thế, có thể nói, vai trò của các CTCK trong việc tạo cầu và kích cầu cho TTCK trong năm vừa qua là rất lớn.
Công ty niêm yết
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, TTCKVN đã có sự góp mặt của 253 chứng khoán niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HASTC. Theo báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh của các Công ty niêm yết Quý IV/2007 và lũy kế của cả năm 2007, phần lớn các công ty đều đạt và vượt kế hoạch đề ra trong năm vừa qua, thậm chí nhiều công ty vượt gấp nhiều lần kế hoạch ban đầu.
Tiêu biểu trong số đó là các tên tuổi quen thuộc trên thị trường như CTCP FPT, CTP Dược Hậu Giang, CTCP Sữa Vinamilk, CTCP Khu công nghiệp Tân Tạo, Ngân hàng Sacombank,… Các doanh nghiệp trên đã hoàn thành từ 100% đến 200% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Đây là những minh chứng sống động nhất cho chất lượng của nguồn cung trên TTCK Việt Nam trong năm vừa qua
Nhà đầu tư
Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các CTCK chỉ đạt 86.184 tài khoản, nhưng đến cuối năm 2007 toàn thị trường đã có tổng cộng 327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK (tăng 240.816 tài khoản, tương đương 279% so với cuối năm 2006).
Bên cạnh sự tham gia ngày càng đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân, TTCKVN hiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tài chính lớn trong khu vực và trên thế giới như: JP Morgan, Merrill Lynch, Citigroup… Tính đến cuối năm 2007, số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản tại các CTCK lên đến con số 7.900 tài khoản (cá nhân 7.400 và tổ chức là 500)
Sự gia tăng về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán là một dấu hiệu khả quan về sự quan tâm và tham gia vào TTCK của công chúng đầu tư. Hơn nữa so với các năm trước, năm nay các nhà đầu tư cũng đã trưởng thành hơn, và ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn. Trình độ hiểu biết và nhu cầu về đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân cũng như tổ chức ngày một tăng. Tâm lý đầu tư theo phong trào đã giảm thiểu đáng kể, góp phần tạo nên sự ổn định cho thị trường.
Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2007
Năm 2007, thị trường chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn thị trường bùng nổ 3 tháng đầu năm:
Khởi đầu một năm hoạt động của TTCK là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thị trường trong vòng 3 tháng đầu năm. Thị trường đã đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc trên tất cả các khía cạnh: chỉ số thị trường, giá trị vốn hóa thị trường, giá cả các loại chứng khoán, khối lượng, giá trị giao dịch và đặc biệt là sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đây là giai đoạn thị trường có những đợt sóng cao, khiến Index của cả 2 sàn giao dịch đều lập kỷ lục: chỉ số VNIndex đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau 7 năm hoạt động và Hastc – Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểm sau 2 năm hoạt động. Có thể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giao dịch.
Nhờ sự tăng trưởng về giá của các cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa của thị trường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng. So với tổng giá trị vốn hóa 492.900 tỷ đồng của cả năm 2007, con số của 3 tháng đầu năm đã chiếm tỷ trọng 4/5. Nhưng điều quan trọng góp phần gia tăng giá trị vốn hóa của thị trường không phải do số lượng chứng khoán niêm yết gia tăng mà do yếu tố giá cổ phiếu tăng mạnh.
Trong giai đoạn này, giá các cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ phi mã, đồng loạt các cổ phiếu từ Blue – chip, Penny stock, các cổ phiếu mới niêm yết trên sàn… tất cả đều đạt mức tăng trưởng trên 50% giá trị so với mức giá giao dịch đầu năm, trong đó có những cổ phiếu đạt mức tăng trưởng trên 100% như: STB (113,57%), REE (122,66%), ACB (197%),…. Rất nhiều mã CP thiết lập mức giá đỉnh kể từ khi lên sàn trong giai đoạn này như: SJS (728.000 đ/CP), FPT (665.000 đ/CP), DHG (394.000đ/CP), REE (285.000đ/CP), SSI (255.000đ/CP), SAM (250.000đ/CP), KDC (246.000đ/CP), VNM (212.000đ/CP), ACB (292.000đ/CP)…
Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng nóng trong giai đoạn này phải kể đến sức cầu trên thị trường tăng một cách đột biến khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Tại sàn HCM, bình quân mỗi phiên giá trị giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, sàn HN cũng đạt con số 300 tỷ đồng.
Thị phần giao dịch của khối NĐTNN chiếm một tỷ trọng lớn trên thị trường trong đó tương quan luôn nghiêng về phía cầu, động thái đó đã tạo ra một làn sóng đầu tư mạnh mẽ, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư trong nước. Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu mua vào của NĐTNN trung bình đạt khoảng 359 tỷ đồng/phiên, chiếm khoảng 30% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Giai đoạn thị trường điều chỉnh từ Tháng 4/2007 đến đầu Tháng 9/2007
Giai đoạn tăng trưởng nóng trong 3 tháng đầu năm khiến giá cả chứng khoán tăng lên quá cao so với dự đoán cũng như kỳ vọng của giới đầu tư. Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường. Phản ứng trước điều này, TTCK đã có những đợt điều chỉnh rõ rệt. Tuy nhiên, một thực tế nằm ngoài mong đợi của giới đầu tư đó là đợt điều chỉnh giảm của thị trường đã diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài (từ cuối Tháng 3 đến đầu Tháng 9).
Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE và HASTC, tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng. VNIndex chỉ trong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm (24/04/2007), giảm tới 22,6% so với mức đỉnh vào tháng 3. Hastc – Index cũng có một kịch bản tương tự khi trở về mốc 321,44 điểm (24/04/2007), giảm 30% so với mức đỉnh. Thị trường đã mất điểm quá nhanh trong 1 thời gian ngắn khiến giá giao dịch của các cổ phiếu đã trở về gần mức giá thiết lập vào đầu năm.
Trong giai đoạn này, thị trường cũng có một đợt hồi phục vào giai đoạn cuối Tháng 5/2007 khi VNIndex quay trở về mốc 1.107,52 điểm (23/05/2007). Nhưng do tác động tâm lý quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trường trước đó như Chỉ thị 03, Luật thuế thu nhập cá nhân,…., thị trường nhanh chóng trở lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh khiến giai đoạn đầu Tháng 8, thị trường xác lập mức đáy 883,9 điểm của VNIndex (6/8/2007) và 247,37 điểm của Hastc - Index (23/08/2007).
Vào giai đoạn thị trường xuống sâu nhất (khoảng đầu Tháng 8), sàn HCM có những phiên giao dịch chỉ có hơn 3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh (ngày 30/07/2007 chỉ có 3.296.340CP được giao dịch), sàn HN cũng chỉ có vẻn vẹn 600.000 CP được chuyển nhượng thành công (ngày 8/8/2007 khớp lệnh 603.100 CP).
Giai đoạn này, các NĐTNN cũng tỏ ra khá thờ ơ khi lượng giao dịch của khối này trên cả 2 sàn giao dịch đều sụt giảm mạnh. Giá trị giao dịch bình quân của khối NĐTNN trong giai đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoạn đầu năm.
Ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của TTCK trong giai đoạn điều chỉnh giảm phải kể đến các yếu tố sau:
Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN quy định về giới hạn dư nợ cho vay chứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng được ban hành đúng thời điểm TTCK đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh, nên càng làm cho thị trường trở nên suy yếu.
Dự thảo về Luật Thuế thu nhập cá nhân được thông qua trong đó thu nhập từ chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế, ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.
Lượng cung hàng hóa ngày càng gia tăng do hoạt động phát hành khá tràn lan của các công ty niêm yết và IPO các doanh nghiệp lớn.
Hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường không có nhiều đột biến bởi lẽ các thông tin khả quan về tình hình kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường đều được công bố vào Quí I, do vậy không có nhiều động lực để thúc đẩy thị trường đi lên.
Tỷ lệ sở hữu của khối nhà ĐTNN tại phần lớn các mã cổ phiếu blue – chip đều chạm giới hạn tối đa 49%. Mặc dù trong giai đoạn này có rất nhiều đề xuất, kiến nghị về việc mở room cho các nhà ĐTNN nhưng không được thông qua, chính vì vậy một lượng vốn của các NĐTNN vẫn chưa được giải ngân vì bị hạn chế về tỷ lệ nắm giữ.
Giai đoạn thị trường phục hồi vào những tháng cuối năm
Sau một thời gian dài đầy biến động, TTCKVN lại nhanh chóng trở lại quỹ đạo bình ổn vốn có của thị trường khi các kỳ vọng và niềm tin của giới đầu tư về sự phục hồi của TTCK bắt đầu mạnh dần lên vào những tháng cuối năm. Thị trường bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gian đầu tháng 9 đến cuối Tháng 10/2007.
Giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là các mã cổ phiếu blue – chip trên cả 2 sàn đều lấy lại được những gì đã mất trong 6 tháng giữa năm, tuy nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủ mạnh để đưa các cổ phiếu trở về mức giá đỉnh thiết lập vào tháng 3. Trong giai đoạn này, VNIndex đã có những phiên giao dịch vượt lên trên ngưỡng 1.100 điểm (1.106,6 điểm vào ngày 3/10/2007), Hastc – Index cũng gần chạm trở lại ngưỡng 400 điểm (393,59 điểm ngày 01/10/2007).
Chương II: Nguyên nhân TTCK sụt giảm trong thời gian gần đây
2.1 Lý giải diễn biến TTCK trong năm 2007.
Giai đoạn đầu năm,TTCK tăng trưởng phi mã,có thể kể đến những nhân tố tích cực sau:
Việc VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO khiến giới đầu tư quốc tế quan tâm đến các cơ hội đầu tư vào hoạt động kinh doanh ở VN, giúp cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng, hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu thuận lợi, tạo cơ hội đầu tư và hoạt động có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu…
Luật chứng khoán chính thức đưa vào thực thi từ ngày 01/01/2007, các văn bản hướng dẫn ban hành rất cụ thể, đã tạo ta một hành lang pháp lý chặt chẽ và thuận lợi cho các hoạt động trên TTCK.
Lượng hàng hóa có xu hướng gia tăng do nhiều công ty cổ phần niêm yết mới trên 2 sàn giao dịch, các công ty niêm yết tiến hành tăng vốn qua các đợt phát hành thêm, thưởng cổ phiếu…
Quí I là thời điểm các công ty niêm yết trên sàn công bố tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2006. Điểm đáng lạc quan là phần lớn các công ty niêm yết đều đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận so với năm trước.
Đầu năm lượng vốn đổ vào thị trường có xu hướng tăng mạnh do nguồn kiều hối chuyển về trong nước thường gia tăng vào dịp Tết nguyên đán, nguồn vốn trong dân có sự dịch chuyển rõ rệt từ các lĩnh vực đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản sang TTCK. Không kém phần quan trọng đó là luồng vốn của nhà ĐTNN đổ vào thị trường VN ngày một tăng mạnh, hơn nữa tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong các doanh nghiệp niêm yết vẫn còn một tỷ lệ sở hữu lớn.
Đến giai đoạn 2, thị trường có xu hướng điều chỉnh. Ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của TTCK trong giai đoạn điều chỉnh giảm phải kể đến các yếu tố sau:
Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN quy định về giới hạn dư nợ cho vay chứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng được ban hành đúng thời điểm TTCK đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh, nên càng làm cho thị trường trở nên suy yếu.
Dự thảo về Luật Thuế thu nhập cá nhân được thông qua trong đó thu nhập từ chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế, ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.
Lượng cung hàng hóa ngày càng gia tăng do hoạt động phát hành khá tràn lan của các công ty niêm yết và IPO các doanh nghiệp lớn.
Hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường không có nhiều đột biến bởi lẽ các thông tin khả quan về tình hình kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường đều được công bố vào Quí I, do vậy không có nhiều động lực để thúc đẩy thị trường đi lên.
Tỷ lệ sở hữu của khối nhà ĐTNN tại phần lớn các mã cổ phiếu blue – chip đều chạm giới hạn tối đa 49%. Mặc dù trong giai đoạn này có rất nhiều đề xuất, kiến nghị về việc mở room cho các nhà ĐTNN nhưng không được thông qua, chính vì vậy một lượng vốn của các NĐTNN vẫn chưa được giải ngân vì bị hạn chế về tỷ lệ nắm giữ.
Sự sụt giảm của thị trường trong giai đoạn cuối năm 2007 cũng xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Sự suy giảm nghiêm trọng của TTCK toàn cầu vào cuối năm 2007 đã tạo ra hiệu ứng sụt giảm của TTCKVN và gây tâm lý bất ổn cho giới đầu tư trong nước.
Sự khởi sắc của thị trường bất động sản, thị trường vàng vào thời điểm cuối năm đã tạo ra một sự dịch chuyển vốn từ TTCK sang 2 thị trường “nóng” này.
Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN chính thức đưa vào thực thi khiến dòng vốn đầu tư vào chứng khoán bị hạn chế. Đặc biệt đến giai đoạn cuối năm 2007, sự đẩy nhanh thanh lý hợp đồng để kịp về đích theo chỉ thị 03 của các NHTM khiến nguồn vốn đổ vào thị trường ngày càng cạn kiệt hơn.
IPO Vietcombank được diễn ra vào những ngày cuối năm 2007 đã hút một lượng vốn khổng lồ (gần 10.000 tỷ đồng) ra khỏi thị trường niêm yết.
Lạm phát tăng cao khiến NHNN hạn chế mua USD khiến kênh vốn quan trọng cho TTCK đến từ các nhà đầu tư nước ngoài gặp bế tắc do khó khăn trong việc chuyển đổi thành đồng Việt Nam.
2.2 Thị trường những tháng đầu năm 2008
Báo cáo 12/02/2008 của Ngân hàng HongKong - Thượng Hải về thị trường tài chính, tiền tệ và chứng khoán Việt Nam cho thấy, từ tháng 1 đến giữa tháng 2, Vn-Index mất tới 9%. Tính từ khi đạt mức đỉnh vào tháng 3/2007 đến giữa tháng 2, hàn thử biểu của sàn TP HCM đã để mất 28% (chưa tính tỷ lệ rơi tự do của chỉ số trong tuần này).
Tuần giao dịch từ 21 – 25/1, thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều biến động lớn mà xuyên suốt là tâm lý lo ngại. Cụ thể, có những điểm nổi bật sau:
Thị trường sụt giảm mạnh: Qua 5 phiên, 4 giảm 1 tăng, VN-Index mất tới 71 điểm, HASTC-Index mất 16,27 điểm.
Riêng bốn ngày liên tiếp trong tuần thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục lao dốc, trong đó có 3 phiên giảm rất mạnh: Vn-Index mất tổng cộng hơn 100 điểm, chỉ số HaSTC-Index mất hơn 44 điểm, giảm mức kỷ lục chưa từng có từ trước tới nay. Nguyên nhân nào dẫn tới sự sụt giảm này?
Ngay ngày đầu tuần (18/2), Vn-Index đã mất tới 33,46 điểm (-4,10%), tuột khỏi ngưỡng 800 điểm, dừng ở mức 782,57 điểm. Phiên hôm sau, thị trường tiếp tục giảm, dù chậm hơn, mất thêm 5,78 điểm. Đặc biệt, đến phiên ngày 20/2, các nhà đầu tư đã ồ ạt bán ra CP khiến không có mã cổ phiếu nào trên sàn Tp.HCM tăng giá, ngoài 5 mã đứng giá. Chỉ số Vn-Index mất tới 31,87 điểm, tuột khỏi mốc 750 điểm, đóng cửa ở mức 744,92 điểm. Sau phiên giao dịch ngày 21/2, chỉ số Vn-Index chỉ còn 710,45 điểm (mất 34,47 điểm) và nhiều khả năng sẽ xuyên thủng đáy 700 điểm vào ngày 22/2. Tương tự, trên sàn CK Hà Nội trong 4 ngày qua chỉ số HaSTC-Index cũng mất hơn 44 điểm (từ 282,08 điểm xuống còn 237,8 điểm). Trong đó, riêng ngày 21/2 chỉ số HaSTC-Index đã mất tới 19,28 điểm ( tương đương 7,5%), xuyên qua mốc 250 điểm. Không ít mã cổ phiếu blue chip có vai trò dẫn dắt thị trường như SSI, FPT, SJS... (trên sàn Tp. HCM), hoặc VC2, ACB, BVS... (trên sàn HN) đều suy giảm thảm hại, khó có thể cứu vãn, dự báo một cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư.
2.3 nguyên nhân thị trường sụt giảm
Thời kỳ khai sinh thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2000 đến 2003, Vn-Index chỉ quanh quẩn trong khoảng 150 đến 300 điểm vì thiếu cả người bán lẫn mua.
Phải cuối 2005, Vn-Index mới vượt lên đến 350 điểm rồi lấy đà tạo sức bật phát triển trong năm 2006, hơi khựng lại nhưng vẫn tiến vào 2007 với mốc điểm 750, rồi 900 và vượt qua 1.000 điểm.
Ngày 22/2, Vn-Index lần đầu tiên trong vòng hai năm qua tụt khỏi ngưỡng 700 điểm, ghi dấu "ngày thứ 6 đen tối" cho chứng khoán Việt Nam.
*Nguyên nhân lớn nhất của đợt sụt giảm trên TTCK lần này đó là thị trường tiền tệ nóng lên; lãi suất của hệ thống ngân hàng tăng cao; Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt.
Cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng trái phiếu bắt buộc, nhưng không được sử dụng vay tái cấp vốn. Ba NHTM Nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng. Hai NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400 – 500 tỷ đồng /ngân hàng. Khối Ngân hàng nước ngoài có 9 chi nhánh phải mua từ 100 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Hai Ngân hàng liên doanh phải mua 150 tỷ đồng/ngân hàng. NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân và các TCTD có số vốn huy động VND đến 31/1/2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống không phải mua tín phiếu NHNN đợt này. Thời điểm phát hành là ngày 17/3/2008. Để chủ động có đủ vốn mua tín phiếu NHNN bắt buộc vào thời điểm đó thì ngay từ bây giờ các NHTM phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường, bởi vì muốn có đủ 20.300 tỷ đồng mua tín phiếu NHNN thì phải huy động ít nhất là 23.000 tỷ đồng vì phải nộp dự trữ bắt buộc 11%. Do đó TTCK có phản ứng tức thì về việc gần 23.000 tỷ đồng bị rút khỏi lưu thông. Chưa kể trước đó 3 tuần, gần 10.000 tỷ đồng các nhà đầu tư phải lo để nộp tiền mua cổ phiếu IPO của Vietcombank đấu thầu cuối năm 2007. Từ tháng 2/2008 các NHTM phải nộp thêm gần 10.000 tỷ đồng dự trữ bắt buộc. Vậy thì chỉ trong thời gian ngắn thử hỏi thị trường tiền tệ lấy đâu ra gần 50.000 tỷ đồng chui vào kho ngân hàng?
Cũng với phản ứng tức thì trên thị trường tiền tệ, hàng loạt ngân hàng thương mại hạn chế cho vay vốn nói chung, vay vốn đầu tư chứng khoán lại càng không thể. Thực tế hiện nay một số ngân hàng đã hạn chế cho vay, tập trung thu nợ. Một số NHTM chỉ cho khách hàng truyền thống, cho dự án tốt vay vốn, còn không cho vay đối với khách hàng mới. Thậm chí có trường hợp chào lãi suất cho vay lên tới 2% một tháng.
Như vậy cùng với việc TTCK phản ứng tiêu cực với Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về sửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Bởi vì Quyết định 03 còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước đâyMột nguồn vốn khác đầu tư vào TTCK cũng bị chặn lại đó là nghiệp vụ Repo và cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán,... của các công ty chứng khoán đối với khách hàng. Bởi vì với Chỉ thị 03 và Quyết định 03, nguồn vốn vay ngân hàng đầu tư vào chứng khoán chặn lại thì còn có cửa ngách khác đó là công ty chứng khoán. Song nguồn vốn để cho vay của các công ty chứng khoán lại được tài trợ bởi ngân hàng thương mại. Nhưng nay do tình hình thị trường tiền tệ nóng lên, tiền đồng Việt Nam khan hiếm, thanh khoản căng thẳng, nên các ngân hàng thương mại cũng hạn chế, thậm chí là tạm dừng hỗ trợ vốn cho các công ty chứng khoán theo hợp đồng cam kết trước đây, nên các công ty chứng khoán không còn tìm đâu ra nguồn vốn để cho khách hàng của mình thực hiện nghiệp vụ Repo, cầm cố để đầu tư chứng khoán.Cũng do chính sách tiền tệ thắt chặt nên nguồn vốn ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam rất khó chuyển sang VND vì Ngân hàng Nhà nước không mua vào hay hạn chế mua vào, tỷ giá VND/USD liên tục xuống thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài thiếu vốn đầu tư trên TTCK.
*Sự hoảng loạn của các nhà đầu tư cũng là nguyên nhân đẩy thị trường lao dốc nhanh. Theo nhận định của một chuyên gia chứng khóan có kinh nghiệm trên sàn Tp. HCM, thì hơn phân nửa số vốn trên sàn là của các nhà đầu tư nhỏ, lẻ trong nước (có vốn từ 500 - 600 trăm triệu đồng trở xuống). Tâm lý đầu cơ, kiếm lời của các nhà đầu tư nhỏ khi gặp lúc thị trường bất lợi dễ hoang mang, nên họ đã tìm mọi cách bán tháo để cắt lỗ, khiến lượng hàng bán ra lớn hơn mua vào rất nhiều, đẩy giá cổ phiếu xuống thảm hại trong khi việc kinh doanh của nhiều Cty niêm yết CP vẫn tốt. Đó là một nghịch lý chỉ có ở TTCK Việt Nam. Mặt khác, đúng thời điểm này thị trường bất động sản, vàng lại lên cơn sốt khiến nhiều nhà đầu tư đã chuyển vốn sang kênh đầu tư vàng và BĐS với hy vọng kiếm lời dễ hơn và ít rủi ro hơn. Bản thân họ cũng không nghĩ rằng, chính thị trường vàng và BĐS cũng đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khi giá nhà, đất và vàng liên tục tăng tới mức phi lý như hiện nay. Đến một thời điểm nào đó người ta sẽ lại phải "tháo chạy" khỏi 2 kênh đầu tư trên để quay lại với chứng khóan. Tâm lý không ổn định, thiếu kiên nhẫn của các nhà đầu tư sẽ gây thiệt hại cho chính họ. Thực tế cho thấy việc bán đổ, bán tháo chứng khóan trong lúc này khiến nhiều nhà đầu tư đã và đang phải chịu thiệt hại rất nặng nề...
"Ở nước ngoài, nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu căn cứ vào hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời của công ty phát hành. Còn nhà đầu tư Việt Nam thì chỉ nhìn vào bảng điện tử để đặt lệnh mua", ông Bích cho rằng, sự khác biệt cơ bản này là nguyên nhân chính yếu khiến hàn thử biểu sàn chứng khoán trong nước nếu đã đi xuống sẽ rơi một mạch.
Báo cáo này nhận định, nhiều người cho rằng chứng khoán Việt Nam đi xuống là do chịu ảnh hưởng của thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, đây không phải là lý do xác đáng. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang mua vào trong suốt 3 tháng qua với tổng giá trị 211 triệu USD, trong khi chỉ bán ra khối lượng có giá trị 22 triệu USD.
Chính các nhà đầu tư trong nước, chứ không phải nước ngoài, đã tháo chạy khỏi thị trường, ngược với những gì đang xảy ra tại các thị trường châu Á khác, bản báo cáo nhận định. Thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức đỉnh vào tháng 3 năm ngoái, trong khi các thị trường khác trong khu vực đến tháng 10 cùng năm mới đạt ngưỡng đỉnh. Thực chất, mối tác động qua lại giữa Vn-Index và chỉ số MSCI tại châu Á trong năm vừa qua chỉ ở mức -7% (trong khi của Ấn Độ là 87%).
*Không ít người cho rằng, một nguyên nhân khá quan trọng để TTCK lao dốc là từ phía các cơ quan quản lý.
Việc UBCK nhà nước cho các Cty niêm yết được tăng vốn, phát hành thêm cổ phiếu một cách ồ ạt, mặc dù không sai Luật, nhưng vô hình chung đã làm loãng thị trường, giảm giá CP. Có Cty khi mới thành lập vốn chỉ có chưa tới 20 tỷ đồng, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn phát hành thêm cổ phiếu lần đầu đã tăng vốn lên tới hơn 300 tỷ đồng. Không có kênh huy động vốn nào dễ dàng hơn việc in cổ phiếu ra để thu tiền, mà kẽ hở này thì DN nào cũng biết! Bởi vậy nên các DN đã đua nhau xin tăng vốn, phát hành thêm cổ phiếu mà các nhà quản lý đã không kìm hãm được. Mặt khác, việc quản lý, cho phép các DN tổ chức IPO (đấu giá lần đầu ra công chúng) của Nhà nước chưa tốt, dẫn tới lượng hàng trên thị trường mất cân đối khi Cung nhiều hơn Cầu. Bên cạnh đó, theo nhận định của một số chuyên gia của các quỹ đầu tư nước ngoài, thì việc điều hành của UBCKNN là kém hiệu quả. Thay vì nghiên cứu, đưa ra chính sách nhằm lái thị trường đi đúng hướng, thì lại toàn "thúc thủ" chạy theo sau thị trường. Ngay cả bây giờ UBCKNN cũng đang rất lúng túng trong việc tìm giải pháp để cứu vãn thị trường...
*Ngoài ra, một nguyên nhân khách quan khiến TTCK Việt Nam bị ảnh hưởng là thị trường chứng khoán thế giới thời gian qua rơi vào tình trạng bất ổn trước nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Điều này đã tác động không ít tới tâm lý các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập WTO...
Cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, thực trạng ảm đạm của TTCK với việc giá các loại cổ phiếu rơi tự do đầu năm Mậu Tý đang khiến nhiều người lo ngại. Mức "đáy" của thị trường sẽ là bao nhiêu? Nhà nước sẽ có biện pháp gì để hỗ trợ và khi nào thị trường sẽ hồi phục? là những câu hỏi chưa có lời giải đáp hiện đang được rất nhiều người quan tâm, nhất là khi các “ngưỡng”, “điểm mốc” được các chuyên gia chứng khoán đưa ra vẫn liên tục bị phá vỡ. Tuy nhiên, một điều ít người nhận thấy là chính trong thời điểm này các nhà đâu tư nước ngoài lại đang âm thầm mua vào để hy vọng kiếm lợi nhuận từ đất nước hình chữ S.
Thị trường chứng khoán thế giới vừa trải qua một làn sóng điều chỉnh mạnh mẽ. Bến nối tiếp của làn sóng này là Việt Nam? Rời sàn giao dịch sáng nay, nhiều nhà đầu tư giật mình khi thông tin sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán tại nhiều nước trên thế giới, tâm điểm là Trung Quốc và Mĩ tràn ngập trên các bản. tin xzcxczxxcxcxcxcxcxcxcxcMối nghi ngại về khả năng bị cuốn theo làn sóng này của thị trường chứng khoán Việt Nam đang nằm trong tính toán của nhiều nhà đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32929.doc