MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHẬP SIÊU 4
1. Một số thuật ngữ 4
1.1. Thương mại quốc tế 4
1.2. Cán cân thanh toán quốc tế 4
1.3. Cán cân tài khoản vãng lai 5
1.4. Cán cân thương mại 5
1.5. Nhập siêu (thâm hụt cán cân thương mại) 6
2. Mối quan hệ và ảnh hưởng của nhập siêu tới các biến số kinh tế vĩ mô 7
2.1. Nhập siêu và tỷ giá hối đoái 7
2.2. Nhập siêu và khả năng cạnh tranh quốc gia trên thị trường quốc tế 8
2.3. Nhập siêu và cán cân tài khoảng vãng lai, nợ nước ngoài, và ổn định
kinh tế vĩ mô 9
3. Các nhân tố tác động tới nhập siêu 10
3.1. Chính sách thương mại 10
3.2. Chính sách đầu tư 11
3.3. Chính sách tỷ giá 13
3.4 Các chính sách khác 15
4. Các phương thức điều chỉnh mức nhập siêu 15
4.1. Khuyến khích xuất khẩu 15
4.2. Quản lý nhập khẩu 16
4.3. Điều chỉnh tỷ giá hối đoái 17
4.4. Điều chỉnh chính sách đầu tư 19
4.5. Các biện pháp khác 20
5. Kinh nghiệm điều tiết nhập siêu ở một số quốc gia châu Á và bài học đối với Việt Nam 22
5.1. Khái quát chung 22
5.2. Khuyến khích phát triển xuất khẩu 23
5.3. Quản lý nhập khẩu 26
5.4. Điều chỉnh chính sách đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 27
5.5. Điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái 28
5.6. Các biện pháp khác 29
5.7. Một số bài học đối với Việt Nam 29
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2006 31
NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG 31
1. Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn
1996-2006 31
1.1. Tăng trưởng xuất nhập khẩu 31
1.2. Về hoạt động xuất khẩu 32
1.3. Về hoạt động nhập khẩu 38
2. Tình hình nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006: Nguyên nhân và ảnh hưởng 43
2.1. Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006 43
2.2. Nguyên nhân về tình hình nhập siêu 48
2.3. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của nhập siêu tới một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng 53
2.4. Đánh giá chung về tình hình nhập siêu của nước ta trong giai đoạn 10 năm qua 59
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬP SIÊU TRONG THỜI GIAN TỚI 65
1. Một số điểm chính của Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010 65
2. Quan điểm, định hướng điều chỉnh nhập siêu của Chính phủ trong
thời gian tới 69
2.1. Quan điểm điều chỉnh nhập siêu 69
2.2. Định hướng điều chỉnh nhập siêu 70
3. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm điều chỉnh nhập siêu trong thời gian tới 71
3.1. Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu 71
3.2. Chính sách quản lý nhập khẩu 76
3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư 79
3.4. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ 81
3.5. Chính sách tỷ giá hối đoái 83
3.6. Tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới 85
3.7. Một số giải pháp khác 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng xuất khẩu hai mặt hàng này (172%). PGS.TS Nguyễn Văn Lịch, Cán cân thương mại trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2006.
So với các nước đang phát triển trong khu vực có tỷ lệ nhập khẩu máy móc - thiết bị thường chiếm 30-40% tổng kim ngạch nhập khẩu thì tỷ trọng máy móc ở Việt Nam như vừa qua vẫn còn thấp. Điều này cho thấy, việc Diễn đàn kinh tế thế giới xếp nước ta vào hàng rất thấp về đổi mới công nghệ và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế là điều dễ hiểu
Tỷ lệ nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, đồng thời tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị khá nhỏ bé và hầu như không được cải thiện trong suốt 10 năm qua cho thấy, xuất khẩu nước ta quá phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài và công nghệ chậm thay đổi và mở rộng. Điều này cho thấy sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ cũng như sản xuất thay thế nhập khẩu, sự yếu kém về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, nếu không đổi mới công nghệ, việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian sẽ không cải thiện được giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu. Điều này sẽ hạn chế việc cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.
Nhóm hàng tiêu dùng: chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu, và ngày càng giảm. Các mặt hàng chính trong nhóm này bao gồm : hàng lương thực, thực phẩm, hàng y tế và một số mặt hàng khác.
1.3.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Đến hết năm 2006, cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam đã được mở rộng tới hơn 170 nước và vùng lãnh thổ. Khu vực châu Á chiếm tới hơn 70% thị phần nhập khẩu, châu Âu đứng thứ hai với khoảng 15%, các khu vực khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Như vậy, khu vực châu Á (chủ yếu là ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan) là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta trong thời gian qua do có những lợi thế về vị trí địa lý, giá cả. Đồng thời, đây cũng là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất vào nước ta. Khu vực này cung cấp chủ yếu nguyên liệu, phụ liệu, máy móc phụ tùng và hàng tiêu dùng.
Bảng 6 : Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu chủ yếu 1996 - 2006
Năm
Châu Á
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Phi
C. Đại Dương
Tổng
1996
77,3
13,8
2,7
0,1
1,4
100,0
1997
78,4
14,9
2,6
0,2
1,9
100,0
1998
78,0
14,2
3,4
0,1
1,6
100,0
1999
80,4
13,1
3,6
0,3
2,3
100,0
2000
81,9
11,
3,0
0,3
2,3
100,0
2001
79,3
13,4
3,7
0,3
2,5
100,0
2002
79,7
14,1
3,4
0,3
1,8
100,0
2003
77,3
14,3
5,9
0,5
1,5
100,0
2004
79,1
13,5
4,9
0,6
1,9
100,0
2005
81,2
12,1
4,2
0,7
1,7
100,0
2006
83,1
11,7
3,8
0,8
0,6
100,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đáng lưu ý là cơ cấu thị trường nhập khẩu cũng có sự chuyển biến tích cực: đó là sự gia tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng từ những thị trường có trình độ công nghệ cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada...
1.3.4. Nhập khẩu theo thành phần kinh tế
Nhập khẩu đã có sự thay đổi đáng kể theo thành phần kinh tế từ năm 1996 đến nay. Trước năm 1996, nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho các ngành kinh tế trong nước. Kể từ năm 1996, khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xu hướng là giảm dần tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước từ 80% xuống còn 63.1% năm 2005. Nhập khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng với tốc độ cao (bình quân 34.7%/năm) và đến nay chiếm khoảng 37% (2006). Một điều đáng lưu ý là khu vực FDI, nhập khẩu chỉ bằng 50% khu vực trong nước nhưng chiếm tới 55% trị giá xuất khẩu. Và từ năm 1996 đến nay, khu vực này toàn xuất siêu với mức độ ngày càng gia tăng. Năm 2006, xuất siêu tới 6,5 tỷ USD, trong khi đó khu vực trong nước nhập siêu tới 11,6 tỷ USD Theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
. Điều này cho thấy, chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu đã phát huy hiệu quả, đồng thời thể hiện khả năng cạnh tranh xuất khẩu của khu vực này cao hơn hẳn so với khu vực trong nước do có lợi thế về công nghệ, định hướng mặt hàng và thị trường.
Bảng 7 : Cơ cấu nhập khẩu theo thành phần kinh tế
Năm
Khu vực kinh tế trong nước
Khu vực có vốn ĐT nước ngoài
Kim ngạch
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
1996
9.100,9
81,7
2.042,7
18,3
1997
8.396,1
72,4
3.196,2
27,6
1998
8.831,6
76,8
2.668,0
23,2
1999
8.359,9
71,2
3.382,2
28,8
2000
11.284,5
72,2
4.352,0
27,8
2001
11.233,0
69,3
4.985,0
30,7
2002
13.042,0
66,1
6.703,6
33,9
2003
16.440,8
65,1
8.815,0
34,9
2004
20.882,2
65,3
11.086,6
34,7
2005
23.121,0
62,9
13.640,1
37,1
2006
28.401,7
63,3
16.489,4
36,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Công thương Việt Nam
Nhìn chung, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006 diễn ra theo định hướng chỉ đạo của Nhà nước, chú trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng nhằm tạo đà cho sản xuất trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa và nhu cầu xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu tuy có tăng theo từng năm nhưng không tăng quá mạnh, dù cho mức giá những mặt hàng nhập khẩu chiến lược của Việt Nam tăng nhanh (xăng dầu, phân bón...). Tuy nhiên, xét theo cơ cấu nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến, công nghệ nguồn vẫn còn thấp, cho thấy mức đổi mới công nghệ của nước ta rất chậm. Xét về dài hạn, yếu kém về công nghệ sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thay thế nhập khẩu. Do đó, trong dài hạn sẽ khó có thể cải thiện được cán cân thương mại. Trong khi đó tỷ trọng nhập khẩu nguyên, vật liệu khá cao, cho thấy ngành công nghiệp phụ trợ nước ta còn kém phát triển, do đó các ngành sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Điều này sẽ cản trở cải thiện thâm hụt cán cân thương mại vì không thể giảm nhập khẩu nguyên liệu. Hơn nữa, với tỷ trọng nhập khẩu cao từ các thị trường châu Á, những nước có trình độ công nghệ trung bình và xuất siêu sang các thị trường có công nghệ nguồn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản sẽ gây khó khăn cho việc phát triển theo kiểu rút ngắn, đi tắt đón đầu, xác định vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong điều kiện nguồn tài nguyên đang có xu hướng cạn kiệt, phát triển xuất khẩu theo hướng sử dụng ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu như hiện nay thì hạn chế tăng trưởng là khó tránh khỏi.
Ngoài ra, trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa, chất lượng thông tin, dự báo thị trường và diễn biến giá cả các loại hàng hóa nhập khẩu chưa cao, nên việc nhập khẩu còn bị động và nhiều khi có những tác động bất lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nước.
2. Tình hình nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006: Nguyên nhân và ảnh hưởng
2.1. Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006
Phân tích mức tăng kim ngạch nhập siêu trong 10 năm qua
Bảng 8: Tỷ trọng nhập siêu trên xuất khẩu và GDP
Năm
Nhập siêu
(triệu USD)
Tỷ trọng nhập siêu trên xuất khẩu
(%)
Tỷ trọng nhập siêu trên GDP
(%)
2006
5.065
12,1
9,20
2005
4.314
14,4
8,50
2004
5.572
21,0
12,15
2003
5.107
25,3
12,75
2002
3.040
18,2
8,60
2001
1.189
7,9
3,47
2000
1.154
8,0
3,77
1999
0.081
0,7
0,70
1998
2.139
22,8
7,82
1997
2.407
26,2
9,32
1996
3.888
53,5
16,28
Nguồn: IMF, Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương và tính toán của tác giả
Năm 1996, nhập siêu đạt mức cao nhất so với những giai đoạn trước (3,88 tỷ USD), cao hơn gần 30% so với năm 1995, và tăng hơn 2 lần so với năm 1994.
Giai đoạn 1997-2000: mức nhập siêu giảm mạnh, thể hiện là tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu giảm từ 26.2% năm 1997 xuống tới mức thấp nhất 0.7% năm 1999 và giữ mức thấp 8% năm 2000. Nguyên nhân chính làm cho mức thâm hụt cán cân thương mại trong những năm này thấp là do Chính phủ đã sử dụng các biện pháp phi thuế quan một cách mạnh mẽ để làm giảm tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Theo đánh giá của CIE và IMF (1999), các biện pháp phi thuế của Việt Nam giai đoạn 1996-1999 trở nên mạnh hơn. Các biện pháp áp dụng là lệ phí hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập trong nước, bảng tính giá tối thiểu, yêu cầu giao nộp ngoại hối, yêu cầu về kết hối ngoại tệ, giấy phép xuất khẩu, quota, và các biện pháp cấm, các biện pháp độc quyền, thủ tục hải quan đặc biệt.
Mức tăng trưởng nhập khẩu giảm tới mức kỷ lục, 0.85% năm 1997, -2,11% năm 1998, 1.1% năm 1999. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, ngoại trừ năm 1998 với mức tăng thấp (1.04%), vẫn giữ ở mức cao: 26,45% năm 1997; 23,2% năm 1999. Một nguyên nhân nữa làm cho thâm hụt cán cân thương mại trong giai đoạn này thấp là khủng hoảng tài chính châu Á làm hạn chế luồng đầu tư vào nước ta từ các thị trường mà Việt Nam thường nhập siêu như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.
Do sự giảm sút về tăng trưởng nhập khẩu đã dẫn đến chênh lệch lớn giữa mức tăng xuất khẩu và mức tăng nhập khẩu, tỷ lệ này giai đoạn 1996-2000 là 7,3 tỷ USD so với 4,5 tỷ USD. Mặc dù mức độ nhập siêu bị hạn chế đáng kể, nhưng sụt giảm nhập khẩu đã kéo theo sự sụt giảm về tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 2001-2006: nhập siêu có xu hướng gia tăng tới năm 2004, sau đó giảm dần. Tỷ lệ nhập siêu năm 2004 là 21%, năm 2005: 14,4%, năm 2006: 12,1% với mức thâm hụt tương ứng là 5,57 tỷ USD, 4,31 tỷ USD và 5,06 tỷ USD. Tỷ lệ thâm hụt so với GDP đạt mức cao nhất năm 2003: 12,75% thì liên tục giảm, chỉ còn 8,5% năm 2005 và tới năm 2006 có tăng nhẹ lên 9,2%. Điều này có thể lý giải một cách đơn giản là do (i) các biện pháp kiểm soát nhập khẩu được nới lỏng để thực hiện các cam kết quốc tế với Hoa Kỳ, AFTA, gia nhập WTO, (ii) kinh tế thế giới và nhất là khu vực đã phục hồi và phát triển sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, (iii) giai đoạn đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa – hiện đại hóa, (iv) đầu tư nước ngoài phục hồi trở lại, (v) phát triển khu vực kinh tế tư nhân, (vi) nền kinh tế cần phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu.
Đây là một kết quả tất yếu đối với các nước mới công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, nếu phân tích tính chất tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu trong một vài năm gần đây, sẽ thấy tình trạng thâm hụt thương mại chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới ổn định kinh tế vĩ mô. Những biểu hiện đó là: Hiệu quả sử dụng vốn thấp: đầu tư vào những ngành cần nhiều vốn và mức sinh lời thấp, thay thế nhập khẩu, sử dụng ít lao động và kích thích tiêu dùng trong nước hơn là xuất khẩu. Khả năng của những ngành xuất khẩu có giá trị gia tăng cao còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang công nghiệp chế biến và kỹ thuật cao thể hiện xu thế của công nghiệp hóa và hội nhập sâu chưa thật rõ nét; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp và chậm được cải thiện; quá trình xây dựng các thể chế của kinh tế thị trường diễn ra chậm. Một trong những biểu hiện nói trên là mức chênh lệch khá lớn giữa mức tăng xuất khẩu và mức tăng nhập khẩu giai đoạn 2001-2006: 26,6 tỷ so với 28,2 tỷ USD. Điều này thể hiện tính gia công trong xuất khẩu những năm gần đây đã gia tăng rất mạnh, thể hiện chủ yếu ở sự gia tăng các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu.
Tóm lại, trong vòng 10 năm qua, cán cân thương mại nước ta luôn ở trong tình trạng thâm hụt, tuy nhiên vẫn ở trong mức độ an toàn cho phép, chưa ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và nợ nước ngoài. Tuy nhiên, đã xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn đối với cán cân thương mại nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
2.1.2. Các thị trường nhập siêu chủ yếu
Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập siêu từ các nước châu Á. Từ năm 1996, các thị trường nhập siêu chính của Việt Nam là ASEAN, Hàn Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và xuất siêu sang thị trường các nước phát triển như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Từ năm 2000 đến nay, mức độ nhập siêu từ khu vực châu Á có xu hướng gia tăng, đặc biệt với Trung Quốc, năm 2004 tổng nhập siêu từ các nước này đạt mức kỷ lục, 8,89 tỷ USD. Điều này cho thấy, nhập khẩu Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào các thị trường châu Á với nguồn nguyên, nhiên liệu, công nghệ máy móc, hàng tiêu dùng chất lượng trung bình. Điều này phản ứng trình độ sản xuất và năng lực cạnh tranh thấp của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Xu hướng này khác hẳn với các nước công nghiệp hóa châu Á trước đây là nhập khẩu của họ từ các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Bảng 9: Nhập siêu của Việt Nam từ Châu Á, ASEAN và một số quốc gia khác (Trung Quốc, Hàn Quốc...)
Đơn vị: triệu USD
Năm
Châu Á
ASEAN
Trung Quốc
Hàn Quốc
1996
3.358,6
1.252,7
-32.2
1.018,3
1997
3.068,6
1.307,0
-11.2
1.223,1
1998
3.497,8
1.399,4
-73,8
1.147,5
1999
2.781,5
774,6
75,0
1.191,8
2000
4.134,6
1.830,0
-73,3
1.166,9
2001
4.071,0
1.628,7
-135,3
1.401,0
2002
7.058,7
2.334,3
188,8
1.480,7
2003
9.766,8
2.996,0
640,5
1.810,9
2004
12.160,0
3.712,4
1.355,5
2.133,3
2005
13.808,0
3.582,8
1.696,0
2.751,3
2006
14.562,3
4.294,2
2.817,9
2.969,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Công thương
2.1.3. Nhập siêu theo khu vực kinh tế
Trong giai đoạn qua, khu vực kinh tế trong nước liên tục có nhập siêu, với mức nhập siêu tăng dần theo hàng năm. Năm 1996, nhập siêu của khu vực này mới là 4 tỷ USD, sau đó có giảm trong 2 năm tiếp theo, nhưng từ năm 2000 thì tăng liên tục, từ mức hơn 3 tỷ lên mức 6 tỷ năm 2003 và gần 9 tỷ năm 2004. Điều này phản ánh sản xuất kém hiệu quả của khu vực kinh tế trong nước, nhập khẩu nhiều nhưng hiệu quả sản xuất và xuất khẩu không cao, dẫn tới thâm hụt xuất nhập khẩu liên tiếp trong giai đoạn qua.
Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu. Bắt đầu từ năm 1996, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã bắt đầu xuất siêu với tỷ trọng ngày càng tăng. Điều này cho thấy khu vực FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển xuất khẩu nói chung và kinh tế nói riêng, góp phần lành mạnh cán cân thương mại nước ta. Năm 2005, xuất khẩu của khu vực này chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu gần 3,5 tỷ USD. Như vậy, nếu không tính yếu tố nước ngoài, cán cân thương mại Việt Nam trong năm 2004 thâm hụt trên 8,8 tỷ USD. Đây là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những định hướng cải thiện tình trạng nhập siêu. Đồng thời, cải cách doanh nghiệp trong nước (phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước) theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển xuất khẩu và thay thế nhập khẩu cũng là hướng chủ đạo để cải thiện cán cân thương mại.
Bảng 10 : Tình hình xuất nhập khẩu và nhập siêu theo khu vực kinh tế
Năm
Khu vực kinh tế trong nước
Khu vực có vốn ĐT nước ngoài
Kim ngạch
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
1996
9.100,9
81,7
2.042,7
18,3
1997
8.396,1
72,4
3.196,2
27,6
1998
8.831,6
76,8
2.668,0
23,2
1999
8.359,9
71,2
3.382,2
28,8
2000
11.284,5
72,2
4.352,0
27,8
2001
11.233,0
69,3
4.985,0
30,7
2002
13.042,0
66,1
6.703,6
33,9
2003
16.440,8
65,1
8.815,0
34,9
2004
20.882,2
65,3
11.086,6
34,7
2005
23.121,0
62,9
13.640,1
37,1
2006
28.401,7
63,3
16.489,4
36,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.
2.2. Nguyên nhân về tình hình nhập siêu
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Mở cửa hội nhập, nới lỏng các rào cản thương mại, cam kết giảm dần các hàng rào thuế và phi thuế, tạo điều kiện cho nhập khẩu tăng. Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước và tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN-AFTA, ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, thiết lập quan hệ thương mại với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ, quan hệ đầu tư với hơn 70 nước, trong đó đã ký kết hiệp định thương mại với hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Thực hiện các cam kết thương mại, đầu tư với các nước, Việt Nam đã giảm dần các hàng rào thuế và phi thuế. Mức thuế quan trung bình hiện nay đã giảm xuống còn 18%. Các rào cản phi thuế đã giảm đáng kể như hạn chế định lượng, trợ cấp xuất khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ, tỷ lệ nội địa hóa... Cải cách thương mại theo yêu cầu của các tổ chức mà Việt Nam gia nhập sẽ làm nới lỏng các hạn chế thương mại, do đó làm gia tăng nguồn nhập khẩu. Việc nới lỏng các rào cản thương mại để thực hiện các cam kết quốc tế làm cho nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh hơn xuất khảu trong ngắn hạn, do xuất khẩu cần phải có một thời gian mới đạt được tốc độ tăng trưởng. Đây là một thực tế khách quan nhằm phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa, tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn, công nghệ nước ngoài. Do đó trong ngắn hạn, cán cân thương mại thường ở trong tình trạng thâm hụt. Trong 10 năm qua, các chính sách nhập khẩu của Việt Nam được điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi để tiếp nhận công nghệ, thiết bị, máy móc và nguyên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế, trước hết là lĩnh vực kết cấu hạ tầng, khuyến khích xuất khẩu, xây dựng các ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, tài chính, các công trình văn hóa, giáo dục, môi trường... Định hướng nói trên khuyến khích nhập khẩu. Trong điều kiện sản xuất trong nước chưa đáp ứng yêu cầu về công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu, gia tăng nhập khẩu thường kéo theo tình trạng thâm hụt cán cân thương mại
- Chính sách đầu tư. Trước hết, đầu tư liên quan tới nhập khẩu, đầu tư tăng mạnh là một trong những nhân tố chính dẫn tới nhập khẩu tăng cao, do đó góp phần làm tăng nhập siêu. Trong những năm vừa qua, Việc nguồn vốn đầu tư nước ngoài gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đã khiến cho nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất tăng lên nhanh chóng. Khu vực này đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và được khuyến khích phát triển trong những năm tới. Mặc dù khu vực này chỉ chiếm, nhưng nhập khẩu bằng ½ khu vực nhà nước. Tuy nhập khẩu nhiều, nhưng khu vực này từ năm 2000 trở lại đây, liên tục xuất siêu, năm 2005 xuất siêu tới gần 5 tỷ USD. Theo dự báo, trong những năm tới dòng vốn đầu tư vào nước ta sẽ gia tăng, kéo theo sự gia tăng của kim ngạch nhập khẩu, chủ yếu là nhập khẩu công nghệ và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
- Trình độ phát triển kinh tế thấp, phụ thuộc thị trường thế giới. Là một nước đang trong quá trình chuyển sang phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, với trình độ phát triển thấp, Việt Nam phải lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn, công nghệ, nguyên, nhiên vật liệu của nước ngoài. Do đó, trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, xu hướng nhập khẩu thường cao hơn xuất khẩu do cần có một thời gian nhất định để các ngành sản xuất đủ mạnh đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
- Tốc độ tăng giá các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng mạh và cao hơn tốc độ các mặt hàng xuất khẩu do biến động giá thế giới. Có thể lấy số liệu thống kê trong 3 năm gần đây để minh chứng cho điều này: trong tổng số 3,277 tỷ USD và 48,75% tăng NK của năm 2004 so với năm trước, chỉ có 823 triệu USD là do tăng khối lượng, chiếm 12,24%, còn lại 2,454 tỷ USD và 36,51% là do tăng giá. Hơn thế, trong năm 2005, trong 2,205 tỷ USD và 22,05% tăng NK, phần tăng do khối lượng chỉ vỏn vẹn có 202 triệu USD và 2,02%, còn phần tăng do tăng khối lượng đều gấp 10 lần (2,002 tỷ USD và 20,03%). Tuy nhiên, năm 2006 vừa qua, trong 2,676 tỷ USD và 21,93% tăng NK, đã có 629 triệu USD và 5,16% là tăng do khối lượng, còn lại 2,046 tỷ USD và 16,77% là do tăng giá, còn trong 2,689 tỷ USD và 23,93% tăng NK 9 tháng đầu năm nay thì phần tăng do khối lượng đã cao hơn với 1,294 tỷ USD và 11,52%, còn phần tăng do tăng giá đã giảm còn 1,395 tỷ USD và 12,41%. Theo bài viết “Nhập siêu - Nhiều nỗi lo” trên website Báo Diễn đàn doanh nghiệp, đăng ngày Thứ sáu, 19/10/2007.
Ngoài ra, có thể xem xét thêm mức tăng giá của một trong những mặt hàng nhập khẩu chủ lực: xăng dầu. Trong những năm qua, giá dầu đã liên tục tăng trên thị trường thế giới, khiến cho kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này không ngừng tăng lên, cho tới năm 2005, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu đã lên tới hơn 5 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng gần 40% so với năm 2004, trong khi lượng nhập khẩu chỉ tăng có 2,8%, từ (11 050 000 Tấn lên 11 478 000 Tấn). Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu nhập khẩu tăng mạnh khiến cho chi phí sản xuất chung tăng cao, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh chung của nền kinh tế. Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Thống kê.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chậm chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến. Gần như trong 5 năm gần dây tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến không có sự cải thiện đáng kể. Trong khi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như dầu thô, khoáng sản, nông sản, thủy sản khó có thể tăng trưởng mạnh do gặp phải hạn chế mang tính cơ cấu như năng suất, diện tích canh tác, sản lượng, yếu tố tự nhiên, môi trường, thì tăng hàng chế biến xuất khẩu là hướng chủ đạo để tăng xuất khẩu và khắc phục tình trạng nhập siêu. Thêm vào đó, chưa có những mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. Chủ yếu hàng xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài và gia công, có giá trị gia tăng thấp. Hàng công nghệ cao gần như chưa có. Các ngành công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển. Không tăng được giá trị gia tăng và phát triển mặt hàng sử dụng công nghệ cao, sẽ rất khó đạt được tăng trưởng xuất khẩu cao và cải thiện cán cân thương mại.
- Gia tăng xu hướng đầu tư thay thế nhập khẩu. Trong đầu tư, chính sách của Nhà nước vẫn là tập trung phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu (sắt, thép, xi măng, đường…), kể cả đưa tới tình trạng bảo vệ thị trường nội địa cho đầu tư nước ngoài (xe hơi, xe gắn máy…), thay vì tập trung đầu tư phát triển xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của hàng thay thế nhập khẩu. Đầu tư không hiệu quả các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu đã làm cho khả năng cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất trong nước có giá cao hơn so với thế giới, do đó, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
- Hiệu quả đầu tư thấp. Tình trạng sử dụng không hết các nguồn lực và kém hiệu quả làm cho tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng. Tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào tăng vốn. Tuy nhiên, mức độ tăng vốn tăng nhanh nhưng mức đóng góp vào tăng trưởng lại giảm sút. Đầu tư tăng, kéo theo nhập khẩu tăng. Nhưng đầu tư kém hiệu quả không bù đắp được nhập khẩu dẫn đến nhập siêu liên tục.
- Hoạt động xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước kém hiệu quả. Xuất khẩu của khu vực này chiếm tỷ trọng ngày càng giảm, trong khi đầu tư ngày càng tăng. Khu vực tư nhân kém phát triển, xuất khẩu của khu vực Nhà nước yếu kém. Cải cách doanh nghiệp chậm. Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước thấp, khu vực tư nhân không được tiếp thêm sức mạnh, do đó sức cạnh tranh chậm được cải thiện. Trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, mặc dầu chỉ chiếm khoảng 17% tổng vốn đầu tư xã hội thì khu vực trong nước với tỷ trọng vốn đầu tư cao thì xuất khẩu lại ít hơn. Nếu không cải thiện được tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước thì việc giảm thâm hụt thương mại sẽ rất khó khăn.
- Sức cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước còn thấp kém, trước hết là các ngành công nghiệp phụ trợ. Do đó, tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên liệu, phụ liệu ở mức quá cao và chưa thấy có dấu hiệu giảm. Các ngành chế biến xuất khẩu của ta phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như ngành dệt, ngành may, da giày, chế biến gỗ, điện tử... Nhập khẩu máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu từ các nước công nghệ trung gian, do đó công nghệ chậm đổi mới, dẫn đến năng suất và chất lượng không cao, làm cho khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu và thay thế xuất khẩu chậm được cải thiện. Hạn chế về công nghệ là một trong những nguyên nhân chủ yếu của sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Theo tính toán của một doanh nghiệp da giày thì chi phí sản xuất của một đôi giày tại Việt Nam thường gấp 1,3 đến 1,5 lần so với Trung Quốc. Không những chúng ta thu được lợi rất ít từ xuất khẩu, mà nhìn ở một khía cạnh khác, sự yếu kém trong nền công nghiệp phụ trợ cũng chính là rào cản trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Một số nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất giày dép xuất khẩu đã ngừng sản xuất và chuyển hướng sang Trung Quốc, nơi có ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng kịp thời nguồn nguyên liệu đầu vào. Đây cũng là nguyên nhân sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong 5 tháng đầu năm 1005 do chi phí nguyên liệu đầu vào cao hơn các nước khác khi hạn ngạch dệt may được bãi bỏ. Ở các nước công nghiệp phát triển, ngành công nghiệp phụ trộ thường được phát triển đi trước một bước hoặc ngang bằng so với ngành công nghiệp chính yếu. Nhưng ở nước ta, 70-80% nguyên phụ liệu cho công nghiệp xuất khẩu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này chứng tỏ sự phụ thuộc của hàng xuất khẩu vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập là rất lớn, khiến cho doa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVKT067.doc