Dây chuyền máy móc thiết bị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ta đưa công nghệ máy móc hiện đại vào doanh nghiệp để làm tối đa hoá lợi nhuận, làm tăng hiệu quả về mặt kinh tế của doanh nghiệp , công nghệ hiện đại sẽ làm chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao, tiết kiệm được nguồn nguyên liệu. Việc nâng cao yếu tố khoa học kỹ thuật trong doanh nghiệp là khả năng hoạt động nghiên cứu ứng dụng và khai thác khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ hiện đại của các yếu tố khoa học kỹ thuật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, nâng cao trình độ hiện đại các yếu tố vật chất kỹ thuật sản xuất các yếu tố đó chính là công cụ lao động, năng lượng, nguyên liệu và phương pháp công nghệ. Yếu tố vật chất kỹ thuật là bộ phận cơ bản của lực lượng sản xuất. Nếu lực lượng sản xuất phát triển sẽ dẫn đến sản xuất phát triển, như vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, do đó yếu tố vật chất kỹ thuật là rất quan trọng trong doanh nghiệp khi yếu tố vật chất kỹ thuật tăng lên thì nó đòi hỏi năng lực hoạt động của con người, với tư cách là yếu tố sản xuất cũng phải được nâng lên .
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những biện pháp chủ yếu nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dõi việc thực hiện hợp đồng đã ký kết.
Tổ chức mạng lưới tiêu thụ , thực hiện các dịch vụ trước và sau khi bán.
Đánh giá hiệu quả toàn bộ hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo từng giai đoạn.
Một bộ máy tiêu thụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra sẽ góp phần tăng sản lượng hàng hoá tiêu thụ , thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp . Doanh nghiệp căn cứ vào quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ .
Phân tích công tác giao dịch ký kết hợp đồng phương thức vận chuyển thanh toán.
Giao dịch và ký kết hợp đồng: Nơi đăng ký, thời gian đăng ký, hình thức hợp đồng những điều khoản thể hiện điều kiện cơ bản của các bên. Tổ chức vận chuyển hàng hoá , thủ tục giao nhận hàng.
Phần II
Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định trong thời gian qua
I. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1 Quá trình hình thành của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần lâm sản Nam Định tiền thân là xí nghiệp chế biến và kinh doanh lâm sản Nam Hà trực thuộc sở lâm nghiệp Nam Hà. Xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định428/ QĐ - UB ngày 11 - 10 -1992 do UBND tỉnh Nam Hà ký quyết định. Trụ sở xí nghiệp đặt tại 207 phố Minh Khai thành phố Nam Định tỉnh Nam Hà và chi nhánh đặt tại thị trấn Lắc Xao tỉnh Polykhămxay nước CHDCND Lào.
1.2 Quá trình phát triển của doanh nghiệp
Xí nghiệp lâm sản Nam Hà được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp Nhà nước hoạch kế toán độc lập, có tính pháp nhân kinh tế và có tài khoản riêng tại ngân hàng. Đến năm 1996 theo quyết định số 484 ngày 13/ 07/ 1996 công ty đổi tên thành công ty lâm sản Nam Định. Thực hiện nghị định44/ CP ngày 29/ 06/ 98 của CP về việc chuyển đổi DN NN thành công ty cổ phần. Căn cứ quyết định 458/1999/ QĐ- UB ngày 26- 04-99 của UBND tỉnh Nam Định về cổ phần hoá công ty Lâm Sản Nam Định. Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và lấy tên là công ty Cổ phần lâm sản Nam Định .Tên giao dịch quốc tế: Nam Định Forest Product Joint stock company và tên viết tắt là:NAFOCO.
Theo quyết định số 1194 ngày 28/09/1999 đã chính thức đi vào hoạt động từ 1/10/1999 và cũng ngày này công ty Cổ phần lâm sản Nam Định chuyển về Km số 4 đường 21 Lộc Hoà - Nam Định với tổng diện tích đất là 14.800 m2 và cơ sở sản xuất thứ 2 của công ty tại ga Trình Xuyên, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tổng diện tích nhà xưởng của công ty là 7000m2 với 5 dây truyền máy chế biến gỗ có công xuất 100.000 sản phẩm một xuất khẩu/ năm.
Sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường các nước như Hàn Quốc,Đài Loan, Cộng Hoà Séc,Pháp với khả năng của mình công ty đã tự khẳng định mình và đứng vững trong cơ chế thị trường,sản xuất kinh doanh ổn định và ngày càng phát triển vững chắc. Bằng chứng được chứng minh cụ thể là năm 2001 sau gần 10 năm hoạt động xây dựng và trưởng thành công ty vinh dự đã được nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý "Huân chương lao động hạng 3" cho tập thể cán bộ công nhân viên cho công ty.
Công ty Cổ phần lâm sản Nam Định kinh doanh các ngành nghề như chế biến và kinh doanh lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, các loại đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng cơ bản, mộc công cụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Bước đầu thành lập công ty Cổ phần lâm sản Nam Định có số vốn điều lệ công ty cổ phần là 3200 triệu đồng.
Trong đó:
Tỷ lệ cổ phần NN: 0% vốn điều lệ
Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong DN:100% số vốn điều lệ
Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài DN:0%vốn điều lệ
Hiện nay với đội ngũ CBCNV có trình độ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và luôn được đào tạo bồi dưỡng kiến thức mới nhất về kinh tế, kỹ thuật và quản lý. Sản phẩm sản xuất của công ty ngày càng có chất lượng cao, về giá cả hợp lý, thời gian sản xuất nhanh đã tạo niềm tin cho khách hàng. Với sự phát triển vững chắc, công ty đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy.Trong nhiều năm qua, công ty luôn là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đời sống CBCNV ngày càng tăng, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Giám Đốc
PGĐ
Kỹ thuật
PGĐ
Kinh doanh
Phòng Kế toán
XNCB gỗ Nam Định
XNCB gỗ
Hoà Xá
XNCB gỗ Trình Xuyên
Phòng Kinh Doanh
Phòng Kế hoạch
Phòng
Tổ chức hành chính
Tổ hoàn thiện
Tổ ghép ngang
Tổ ghép dọc
Tổ
phục
vụ
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước công ty, trước pháp luật về quá trình hoạt động của công ty. Là đại diện pháp nhân của công ty.
Hai PGĐ là người trực tiếp điều hành hoạt động quản lý của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
Phòng tổ chức hành chính giúp cho lãnh đạo trong việc bố trí tuyển dụng và đào tạo lao động, đảm bảo đời sống an toàn cho người lao động, giải quyết các vấn đề khác liên quan đến người lao động và công ty.
Phòng kế toán ghi chép kịp thời và hoạt động kinh doanh phát sinh trong đơn vị, phân tích và đánh giá tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin cho giám đốc ra quyết định, phòng có trách nhiệm áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành và tổ chức chứng từ, sổ sách kế toán.
Phòng kinh doanh: Lập và thực hiện các hợp đồng kinh tế liên quan đến việc mua sắm nguyên vật liệu, theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu của công ty, điều tra khảo sát thị trường có kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Phòng kế hoạch: giúp giám đốc công ty thực hiện nhiệm vụ quản lý kế hoạch, kỹ thuật sản xuất, định mức đơn giá, vật tư kỹ thuật và an toàn lao động.
Ba XNCB gỗ Nam Định, Hoà Xá, Trình Xuyên có nhiệm vụ trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất sản phẩm của công ty.
Tổ phục vụ, tổ ghép dọc, tổ ghép ngang, tổ hoàn thiện, mỗi tổ đều có tổ trưởng, công nhân lao động. Trong mỗi tổ lại tổ chức thành các tổ sản xuất theo yêu cầu sản xuất của từng thời kỳ mà số lượng các tổ sản xuất thay đổi.
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.1 Đặc điểm mặt hàng sản xuất .
Ngoài những sản phẩm như bàn, ghế, giường, tủ, nội thất gia đình công ty còn sản xuất bàn ăn, giá sách, xe đẩy, đồ chơi trẻ em. Mặt hàng sản xuất của công ty rất đa dạng và phong phú, công ty sản xuất theo đơn đặt hàng. Để thúc đẩy quá trình sản xuất sản phẩm công ty đã mở rộng quy mô sản xuất với 3 xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu là xí nghiệp chế biến gỗ Cầu ốc(Nam Định), xí nghiệp chế biến gỗ Hoà Xá (Lộc Hoà) và xí nghiệp chế biến gỗ Trình Xuyên (Vụ Bản). Do đặc điểm công ty nằm ở khu vực kinh tế không phát triển so với cả nước nên công ty đã chủ động liên kết với các vùng trọng điểm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng để sản xuất sản phẩm phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu, mặt khác để tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mới.
2.2 Đặc điểm lao động.
Quản trị lao động trong doanh nghiệp bao gồm một hệ thống những phương pháp nhằm quản trị có hiệu quả nhất về chất và lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp đảm bảo lợi ích và sự phát triển toàn diện cho người lao động trong doanh nghiệp và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hay nói cách khác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là hệ thống những hoạt động, những phương pháp, cách thức của tổ chức có liên quan đến việc tuyển chọn đào tạo phát triển động viên người lao động.
Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp đảm bảo tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả nhất sức lao động nhằm tăng năng suất lao động tạo điều kiện tăng thu nhập quốc dân tạo tích luỹ cho nhà nước và cho doanh nghiệp, thoả mãn nhu cầu trang trải chi phí tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động ổn định kinh tế gia đình. Về mục tiêu xã hội thì tạo công ăn việc làm, giáo dục động viên người lao động, phát triển phù hợp với sự tiến bộ của xã hội làm trong sạch môi trường xã hội. Ngược lại thông qua quản trị nhân sự thể hiện trách nhiệm của nhà nước, của tổ chức với người lao động để đạt được mục tiêu này cần các hoạt động hỗ trợ như tuân thủ pháp luật, trật tự xã hội tổ chức các hoạt động xã hội và dịch vụ trong doanh nghiệp, xác lập và giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa tổ chức công đoàn và các cấp quản trị doanh nghiệp .
Lực lượng lao động của công ty có trình độ tương đối tốt trong việc quản lý cũng như việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm về gỗ, trong những năm qua số lượng lao động của công ty luôn tăng cả về số lượng và chất lượng góp phần tích cực vào kết quả chung của công ty. Hiện nay công ty có 200 cán bộ công nhân viên làm việc tại các phòng ban và các đơn vị sản xuất. Trình độ cán bộ công nhân viên tương đối cao. Điều này được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về trình độ cán bộ công nhân viên của công ty
STT
Chi tiêu
Đơn vị
Số lượng
1
Số cổ đông
người
80
2
Đại học
người
15
3
Trung học
người
5
4
Công nhân kỹ thuật bậc 4 trở lên
người
50
5
Đảng viên
đảng viên
30
(Báo cáo thành tích đề nghị nhà nước tặng huân chương lao động hạng 3)
Qua bảng trên ta thấy số người có trình độ đại học trong công ty quá ít chỉ chiếm có 7,5 % số Cán bộ công nhân viên, số cổ đông thì tương đối nhiều chiếm gần 50% số cán bộ công nhân viên trong công ty điều này chứng tỏ rằng người lao động có lòng tin vào công ty đóng góp số vốn ít ỏi của mình vào để xây dựng và phát triển công ty.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đều có trình độ trung học và đại học và một số lượng lớn công nhân lành nghề, đó chính là yếu tố thuận lợi cho việc bố trí và sử dụng cán bộ có năng lực có trình độ .Hiện nay các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân lành nghề được công ty luôn bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề trang thiết bị để thích hợp với thị trường hiện nay. Trong những năm qua công ty đã đào tạo được đội ngũ công nhân có trình độ bậc cao chiếm 70%, cán bộ quản lý đã được đào tạo qua các lớp đại học và Marketing để chiếm lĩnh thị trường .
2.3 Đặc điểm về cung ứng nguyên vật liệu.
Kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu dựa trên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và được xây dựng sau khi đã có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty căn cứ vào những chỉ tiêu, những con số trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định các chỉ tiêu kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu. Việc xây dựng kế hoạch cung ứng nhằm đảm bảo thực hiện tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, kế hoạch này phản ánh khả năng thu mua, sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật liệu để đảm bảo thực hiện có hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bảng 2: Bảng thu mua nguyên vật liệu của công ty
STT
Tên NVL
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
1
Gỗ cao su
m3
1400
1500
107.1
1800
2000
111.1
2900
3000
103.4
2
Keo P115A
kg
69
80
115.9
79
90
113.9
87
100
114.9
3
Chất cứng keo
kg
69
80
115.9
79
90
113.9
90
100
111.1
4
Thuốc tẩy
kg
90
100
111.1
103
120
116.5
139
150
107.9
5
Chất cứng sơn
hộp
180
200
111.1
220
250
113.6
270
300
111.1
6
Dung môi
thùng
70
80
114.3
95
100
105.3
100
120
120.0
(Theo báo cáo tổng kết 2001 – 2003)
Kế hoạch thu mua nguyên vật liệu do phòng kinh doanh xây dựng sau đó đưa xuống phòng vật tư thực hiện kế hoạch này. Căn cứ vào định mức tiêu dùng, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty để tiến hành thu mua nguyên vật liệu. Công tác quản lý nguyên vật liệu được quản lý ở hệ thống kho, việc xây dựng định mức nguyên vật liệu là khâu khá quan trọng, trong những năm qua công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty thực hiện tương đối tốt vì nguyên vật liệu của công ty không những được nhập từ trong nước mà còn được nhập khẩu từ nước ngoài như Indonexia
Để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch cung ứng về mặt số lượng và chất lượng trong nhiều năm qua công ty Cổ phần lâm sản Nam Định rất chú trọng đến công tác quản lý chất lượng của sản phẩm, bởi nếu thực hiện tốt kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công ty đã sử dụng nhiều nguyên vật liệu của công ty được Nhà nước cho phép để ổn định và phát triển lâu dài các mặt hàng chiến lược trong và ngoài nước. Tìm nguồn hàng trước đầu tư sau lấy ngắn nuôi dài, đầu tư từng khâu từng dây truyền, từng bước để phát triển sản xuất, trong đầu tư ưu tiên mua máy móc thiết bị, cái gì trong nước có thì mua trong nước để tiết kiệm vốn, củng cố nhà xưởng sau. Với chủ trương tự mình làm là chính những gì không làm được mới thuê thầu khoán, với chủ trương đó các đơn vị bạn đầu tư của đơn vị chỉ chiếm 70% giá trị thiết bị máy móc và 65% giá trị công trình theo đồ án thiết kế nên đã tiết kiệm cho đơn vị hàng tỉ đồng vốn đầu tư.
2.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị
Công ty đã đầu tư số máy móc thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện đạt hiệu quả, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu
Dây chuyền máy móc thiết bị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ta đưa công nghệ máy móc hiện đại vào doanh nghiệp để làm tối đa hoá lợi nhuận, làm tăng hiệu quả về mặt kinh tế của doanh nghiệp , công nghệ hiện đại sẽ làm chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao, tiết kiệm được nguồn nguyên liệu. Việc nâng cao yếu tố khoa học kỹ thuật trong doanh nghiệp là khả năng hoạt động nghiên cứu ứng dụng và khai thác khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ hiện đại của các yếu tố khoa học kỹ thuật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, nâng cao trình độ hiện đại các yếu tố vật chất kỹ thuật sản xuất các yếu tố đó chính là công cụ lao động, năng lượng, nguyên liệu và phương pháp công nghệ. Yếu tố vật chất kỹ thuật là bộ phận cơ bản của lực lượng sản xuất. Nếu lực lượng sản xuất phát triển sẽ dẫn đến sản xuất phát triển, như vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, do đó yếu tố vật chất kỹ thuật là rất quan trọng trong doanh nghiệp khi yếu tố vật chất kỹ thuật tăng lên thì nó đòi hỏi năng lực hoạt động của con người, với tư cách là yếu tố sản xuất cũng phải được nâng lên .
Nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật mà năng lực trí tuệ tăng, tiến bộ khoa học kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định tác động đến toàn bộ mặt hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời nó là nhân tố để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Xét ở tầm vĩ mô thì năng lực khoa học của mỗi doanh nghiệp là bộ phận cấu thành của toàn bộ năng lực khoa học kỹ thuật, nâng cao khoa học kỹ thuật trong mỗi doanh nghiệp là nâng cao năng lực của mỗi quốc gia và nâng cao vị thế của mỗi quốc gia.
Nhìn chung số lượng máy móc thiết bị của công ty tương đối đầy đủ để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, do đó nó có tác dụng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm. Vậy việc phát triển khoa học kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng, và không thể thiếu được, nếu khoa học kỹ thuật không được quan tâm trú trọng sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kém, chất lượng sản phẩm không đạt hiệu quả, dẫn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trì trệ không đáp ứng được như cầu thị trường, sản phẩm sẽ bị lạc hậu. Nước ta là nước đang phát triển nền kinh tế là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì thế cần phải hiện đại hoá, tự động hoá trong việc sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp để sản phẩm của mình sản xuất ra có chỗ đứng trên thị trường và hoà nhập vào thị trường thế giới cũng như thị trường khu vực.
Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến lâm sản
Tập kết nguyên vật liệu
Sơ chế I
Xẻ gỗ theo quy cách
Ngâm, tẩm, sấy
Sơ chế II
Bào,cắt
Ghép tấm
Pha, cắt, tạo dáng
Tinh chế
Bào, đục, phay, chà nhám
Lắp ráp
Kiểm tra sản phẩm
Hoàn thiện sản phẩm ,đánh bóng, sơn bóng
Bảo quản, đóng gói
Thị trường
2.5 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn của công ty, sản phẩm hàng hoá được coi là tiêu thụ khi công ty xuất kho sản phẩm gửi đi tiêu thụ và được tiền hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán.
Là một doanh nghiệp cổ phần hạch toán độc lập nên công ty rất coi trọng việc tiêu thụ sản phẩm và coi đây là định hướng chiến lược của công ty, chính vì vậy công ty có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm một cách chặt chẽ cho từng nhóm hàng và từng mặt hàng.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, CH Pháp...vì thế sản phẩm của công ty không những phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, phù hợp với sự biến động của thị trường . Sản phẩm của công ty sản xuất ra đã tạo được uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.
Bảng 3:Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
QQ
STT
Tên nước
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
1
Đài loan
SP
12378
14369
116.1
9832
10379
105.6
7030
8420
119.8
2
Hàn Quốc
SP
17630
19324
109.6
19846
20379
102.7
24534
27360
111.5
3
Nhật Bản
SP
12672
13539
106.8
14632
15398
105.2
14832
16520
111.4
4
Pháp
SP
1039
1384
133.2
1974
2090
105.9
1683
2329
138.4
5
Hồng Kông
SP
6872
7536
109.7
8763
9634
109.9
10036
10836
108.0
6
Italy
SP
2098
2672
127.4
3026
3248
107.3
3987
4321
108.4
7
Singapo
SP
4038
4362
108.0
5083
5379
105.8
6214
6398
103.0
(Theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000 –2003)
Qua bảng trên ta thấy kết quả tiêu thụ trên thị trường thế giới của công ty ở thị trường Hàn Quốc chiếm số nhiều nhất vì các sản phẩm tiêu thụ ở thị trường Hàn Quốc là những sản phẩm phổ biến nhất , và cũng được sản xuất ra từ những nguyên vật liệu sẵn có từ trong nước. Còn thị trường Pháp có kết quả tiêu thụ ít nhất nhưng những sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Pháp được sản xuất ra bằng những nguyên vật liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Còn một số các nước khác như Hồng Kông, Đài Loan, Singapo ... các sản phẩm xuất khẩu cũng tương đối nhiều bởi nguồn nguyên liệu thuận lợi hơn cho doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm . Riêng thị trường Đài Loan do nguồn gỗ khan hiếm nên năm 2003 đã giảm tỷ lệ xuất khẩu xuống nhanh chóng ( năm 2001 xuất khẩu14.369 sản phẩm nhưng đến năm 2003 chỉ xuất khẩu 8420 sản phẩm tương ứng giảm 58,6%)
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rất rộng do quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ngày càng được cải thiện, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.Do các nước trong khu vực co vị trí địa lý gần với Việt Nam, có nét văn hoá tương đồng, thuận tiện cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai bên.
II . Phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
1. Phân tích và đánh giá việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Công ty Cổ phần lâm sản Nam Định trước đây là một doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của tỉnh Nam Định trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu. Công ty được thành lập và hoạt độngtừ năm 1985, những năm chuyển đổi cơ chế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường , công ty gặp rất nhiều khó khăn, có lúc đã tưởng bên bờ vực phá sản. Nhưng cán bộ viên chức công ty đã kiên trì tìm tòi cơ chế mới đưa sản xuất dần dần ổn định và đang trên đà phát triển. Đến nay công ty đã tự khẳng định được mình một cách chắc chắn thích ứng với đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra và đã chuyển đổi thành công ty cổ phần ngay từ đợt đầu tiên của tỉnh Nam Định công ty Cổ phần lâm sản Nam Định với các ngành kinh doanh hàng lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, mộc công cụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hợp tác với Lào về chế biến lâm sản hàng hoá . Nhập khẩu gỗ lâm sản và các phụ liệu công cụ phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Do mặt hàng sản xuất của công ty là đồ mộc, hàng cồng kềnh chiếm nhiều diện tích. Mặc dù với hai cơ sở sản xuất đã có là xí nghiệp chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu là xí nghiệp chế biến gỗ Nam Định và xí nghiệp chế biến gỗ Trình Xuyên nhưng chỉ đáp ứng được với công suất 4000m3/năm tương đương với 800.000USD/năm, chưa đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện nay. Tại hai xí nghiệp trên đây hiện tại không thể mở rộng mặt bằng sản xuất được nữa nên công ty đã chớp thờ cơ xin UBND tỉnh Nam Địnhđược 3200m2 đất để mở rộng công suất lên 10000m3gỗ/năm đạt doanh thu xuất khẩu 2-2,5 triệu USD/năm.
Bảng 4:Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
1
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
15.536
17.537
112.9
59.021
60.924
103.2
70.926
79.392
111.9
2
LN sau thuế
Trđ
9
11
122.2
721
747
103.6
798
869
108.9
3
Nộp NSNN
Trđ
401
476
118.7
6.038
6.898
114.2
7821
7932
101.4
4
Tiền lương bq/ng/t
Trđ
0.5
0.531
106.2
0.58
0.634
109.3
0.7
0.75
107.1
(Theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000 – 2003)
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên đây công ty Cổ phần lâm sản Nam Định đã nhất trí đầu tư mở rộng sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu năm 2004 của công ty . Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng doanh thu năm 2001 so với năm :năm 2001 doanh thu của công ty đạt 15,537 tỷ đồng ngưng bước sang năm 2002 đạt 60,924 tỷ đồng tăng 43,387 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2001 so với năm 2003 tăng 61,855 triệu đồng (tăng hơn 3 lần).
Lợi nhuận sau thuế năm 2001 đạt 11 trđ nhưng bước sang năm 2002 đạt 747 trđ một kỷ lục tăng vượt mức , tăng 736 trđ đó là một số lợi nhuận lớn mà công ty đạt được, năm 2003 tăng 122 trđ so với năm 2002.Tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng lên kéo theo lợi nhuận của công ty tăng lên điều đó ảnh hưởng lớn tới thu nhập bình quân của công nhân viên trong công ty tăng lên, tiền lương bình quân /người/tháng của công ty năm 2001 chỉ đạt 531000 đồng , sang năm 2002 đạt 643000đồng và năm 2003 là 750000 đồng .
Nói tóm lại năm 2003 quy mô kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể do kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty có một quy mô tổ chức công việc hợp lý để tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng ổn định. Điều này chứng tỏ kế hoạch sản xuất của công ty đang trên đà phát triển thuận lợi, công ty đã tổ chức tốt để hoàn thành kế hoạch, điều đó được chứng minh qua tiền lương bình quân của công nhân trong doanh nghiệp .Công ty phấn đấu từ một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thành đơn vị kinh tế phát triển của tỉnh và có uy tín trong ngành chế biến gỗ ở phía Bắc, tạo niềm tin của doanh nghiệp đối với tỉnh và đối với thị trường .
Doanh thu tăng tương đối cao, riêng năm 2002 đạt hơn 60 tỷ tăng 3,2% so với kế hoạch dự tính bằng cả 10 năm thời kỳ1991-2000. Đặc biệt là sau khi cổ phần hoá công ty không suy yếu mà còn phát triển hơn rất nhiều lần , mở ra được nhiều triển vọng mới, điều đó khẳng định thành công của tinh thần đoàn kết đồng lòng phát huy nội lực phấn đấu vươn lên của công ty. Năm 2003 công ty đã tập trung ổn định tổ chức, chủ động đẩy mạnh sản xuất kinh doanh chọn mặt hàng từ gỗ rừng trồng (như gỗ xoan, keo, cao su, thông) để xuất khẩu, chọn thị trường mục tiêu là các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, CH Séc... và thị trường châu âu. Để hoạt động xuất khẩu là mục tiêu chính của công ty vì thế công ty đã chủ động tìm thị trường mới trên cơ sở đa dạng hoá sản phẩm , căn cứ vào kế hoạch xây dựng mới dây chuyền chế biến gỗ tại khu công nghiệp Hoà Xá, căn cứ vào các hợp đồng đã và đang sản xuất cũng như các hợp đồng nguyên tắc năm 2003 và các năm tiếp theo mà công ty Cổ phần lâm sản Nam Định dự án sản xuất các mặt hàng.Trong 3 năm 2001-2003 công ty đã sản xuất ra rất nhiều các sản phẩm phục vụ chủ yếu cho việc xuất khẩu.
Bảng 5:Một số mặt hàng sản xuất chính của công ty
STT
Tên nhóm hàng
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
1
Đồ mộc ngoài trời
SP
9700
10000
103.1
15000
17000
113.3
18000
20000
111.1
2
Đồ mộc nội thất
SP
7000
7650
109.3
7250
9500
131.0
9720
10000
102.9
3
Ván sàn, ván trang trí
SP
8956
10623
118.6
23430
23430
100.0
26530
27780
104.7
4
Cỗu thang
SP
6980
7521
107.8
9231
9576
103.7
10000
10130
101.3
5
Xe đẩy 3,4,5 tầng
SP
59211
61832
104.4
138260
141200
102.1
200627
224768
112.0
6
Giá sách rút
SP
9732
11300
116.1
19833
20018
100.9
25270
27360
108.3
(Theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2003)
Sản phẩm đồ mộc ngoài trời gồm ghế xếp có tay, bàn ghế ngoài trời, ghế xích đu, ghế phơi nắng... được sản xuất từ gỗ chò chỉ, trong năm 2001-2003 kế hoạch sản xuất của công ty đề ra năm nào cũng vượt chỉ tiêu, năm 2001 đạt 103% tăng 3% so với kế hoạch , bước sang năm 2002 đạt 113% tăng 13%so với kế hoạch, kế hoạch sản xuất của công ty luôn vượt chỉ tiêu đề ra.
Sản phẩm đồ mộc , nội thất gồm tủ hàng, bàn hàng, bàn ghế, mắc áo, bàn ghế, giường, tủ... được sản xuất từ gỗ rừng trồng trong nước như gỗ xoan, gỗ cao su, gỗ keo bông vàng... sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng cho xuất khẩu nhất là xuất khẩu sang Pháp và Hàn Quốc.
Sản phẩm ván sàn, ván trang trí gồm ván lát sàn nhà, d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mở rộng TT tiêu thụ.doc