Chuyên đề Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

 Ở Hội An, gần như quanh năm đều có lễ hội phản ánh khá chân thực đời sống văn hoá dân gian. Lễ hội Cầu Ngư của dân miền biển, lễ hội Cầu Bông, rước Long Chu của cư dân nông nghiệp, lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thần Tài của cư dân thương nghiệp. Những tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Đoan Ngọ, Trung thu. Những lễ tế Xuân, Thu, tế tổ làng nghề. Những lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Noel và những lễ hội của Ngũ Bang người Hoa.

 Những năm gần đây, lại có thêm nhiều lễ hội hoành tráng: Giỗ tổ Hùng Vương, Hành trình di sản., đặc biệt là những “đêm hội Phố Hoài” vào những đêm trăng 14 âm lịch hàng tháng, đêm của bạn bè dù xa hay gần, dù thân hay sơ, đêm vừa mộng vừa thực, đêm đã thành thơ, thành nhạc, thành một sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An không dễ nơi nào có được .

 Những lễ hội ấy làm cho đời sống cộng đồng ngày càng phong phú sinh động và ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn.

 - Ngày nay, những nghề truyền thống nỗi tiếng ở Hội An từ xa xưa vẫn còn được bảo tồn, tuy hành trình của chúng khá gian nan, vất vả. Nghề mộc Kim Bồng đang hồi phục, thông qua du khách đã tìm được thị trường xuất khẩu. Nghề gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế thì có nhọc nhằn hơn, nhưng vẫn được từng bước đầu tư để phát huy. Làng Yến Thanh Châu nay không còn tên làng nữa, nhưng nghề xưa thì vẫn tồn tại và đóng góp lớn cho kinh tế Thị xã. Bây giờ ở phố đã có thêm những làng nghề mới phát triển nhanh như làm lồng đèn, may mặc, vẽ tranh. tạo thêm phố cổ một sắc thái mới hấp dẫn du khách.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu Bồn về phía hạ lưu, có Cửa Đại và có bờ biển dài 7 km; khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 25,90C, độ ẩm không khí trung bình 80 – 85%, lượng mưa trung bình 2087 mm/năm tập trung nhiều vào các tháng 9,10,11, dễ gây ngập lũ hàng năm cho những vùng trũng, thấp, địa hình đất liền ven sông, ven biển đặc trưng chủ yếu là cồn – bàu, gò – bãi, bị chia cắt bởi nhiều sông, lạch, địa hình hải đảo là quần đảo núi, vịnh nhỏ, bãi nhỏ. Cù Lao Chàm được chọn để xây dựng khu bảo tồn sinh thái biển - đảo, có rừng nguyên sinh với hàng trăm loài thực vật và dược liệu quí, một số loài có tên trong sách đỏ, có nhiều rặng san hô lớn và đẹp với hệ thuỷ sinh vật phong phú. Cá Cửa Đại nổi tiếng là ngon, Yến Cù Lao Chàm vang danh thế giới về chất lượng cao. Địa hình ven sông, ven biển tạo cho Hội An một vùng sinh thái trong lành với một dãi bờ cát trắng - biển xanh lộng gió, một hệ đảo và bán đảo sông xen lẫn những làng quê đẹp, xanh và thoáng; đặc biệt với địa hình tự nhiên thuận lợi, từ thế kỷ 16 – 17 đã hình thành một đô thị thương cảng quốc tế nổi tiếng Đàng Trong và để lại cho ngày nay một khu phố cổ - Di sản Văn hoá Thế giới. 2/ Về kinh tế - xã hội: Hội An có 12 địa bàn hành chính cơ sở gồm 5 phường và 7 xã. Dân số 8 vạn người, mật độ 1.320 người/km2; ở nội thị, trung bình 3.626 người/km2, riêng trong khu phố cỗ lên đến 13.000 người/km2, ở nông thôn, trung bình có 848 người/ km2, riêng xã đảo Tân Hiệp chỉ có 266 người/km2. Lao động trong độ tuổi của toàn thị xã xó 45.950 người, trong đó, đang làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu tại thị xã, có 27.449 người, chiếm 59,7 % (riêng làm việc trực tiếp trong ngành du lịch có 1500 người), các ngành khác (như công nhân viên chức, học sinh, đi làm ăn xa, học nghề...) có 18.502 người, chiếm 40,26%. Thành Phố Hội An có cơ cấu kinh tế được xác định là thương mại, du lịch, dịch vụ - ngư, nông, lâm nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong 3 năm liền, mức tăng GDP của Hội An đều đạt “chỉ số nóng”, từ 16 – 18%/ năm. Tỉ trọng GDP trong 3 năm qua: - Ngành dịch vụ chiếm từ: 54,3 – 56,9 % - Ngành nông – lâm – ngư chiếm từ: 27,5 – 23,8% - Ngành công nghiệp chiếm từ: 18,1 – 19,2% Song song với kinh tế phát triển, văn hoá được tập trung chăm lo, chính trị ổn định, xã hội cơ bản là an toàn. Toàn Thành phố không còn hộ đói, hộ nghèo – theo mức bình quân thu nhập dưới 151.000đ/người/tháng, chỉ còn 6,25%;tỷ lệ thất nghiệp ở mức dười 4%; Hội An là một địa bàn cho đến nay có thể nói về cơ bản là sạch ma tuý và mại dâm. II/ Phân loại và đánh giá tài nguyên du lịch Hội An: Hơn một thập kỷ phát triển của du lịch Hội An, từ những ngày đầu, người Hội An đã nhận ra tài nguyên văn hoá quý giá của mình là quần thể khu đô thị cổ - dù lúc bấy giờ mới chỉ là Di sản Văn hoá Quốc gia - để dựa trên cái nền đó mà xây dựng ngành kinh tế du lịch chưa từng trải qua một tiền nghiệm nào. Trên vùng đất ven biển, nhiều sông hợp lưu ra Cửa Đại, nơi “hội thuỷ” “hội nhân” và hội tụ văn hoá từ phức thể tiền sử Sa Huỳnh, chuyển sang Chămpa rồi Đại Việt, để lại giao thoa, tiếp biến với nhiều nền văn hoá Âu, Á, Đông, Tây thông qua cảng thị Quốc tế Hội An sầm uất một khởi từ thế kỷ XVI, Hội An đương đại vẫn giữ được trong lòng đất, trên mặt đất và trong lòng người một kho tàng văn hoá độc đáo. Khu phố cổ, di sản văn hoá thế giới (từ năm 1999) - một bảo tàng sống, mang dáng dấp điển hình cho kiến trúc đô thị của một cảng thị phồn thịnh xa xưa, với một quần thể gần như nguyên vẹn nhà ở, nhà thờ tộc, hội quán, đình, chùa, cầu, chợ... soi bóng ven sông hay xúm xít 2 bên những con đường nhỏ hẹp, vẫn sống động nhân sinh, hoà quyện cái xưa cũ với cái hiện đại bên dưới nhấp nhô những mái ngói âm dương rêu phong, cùng với những lo toan áo cơm thường ngày của thời mở cửa, những kính ngưỡng lễ nghi, những náo nức hội hè và những gian nan bão lũ năm này qua năm khác. Kho tàng văn hoá vật thể dày đặc ở Hội An với hơn 1.350 di tích, trong đó hơn 1.260 di tích kiến trúc nghệ thuật, đã khiến cho Giáo sư Viện sĩ Kakurai Kiyohiko, Chủ tịch Hội khảo cổ học Nhật Bản, vào năm 1992 phải thốt lên: “Những kiến trúc cổ của Hội An không chỉ là tài sản văn hoá của riêng các bạn; nó còn là tài sản của cả thế giới, của cả nhân loại”. Còn trước đó, Kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsti, người nước ngoài đầu tiên có công phát hiện khu phố cổ Hội An thì đã nhận xét rất sâu sắc: “... Vẻ đẹp không trùng lắp chứa đựng trong các phố phường lịch sử, sự phong phú của các thể dáng kiến trúc tạo nên cho Hội An những đặc điểm nổi bật trong một không gian riêng biệt. Những đặc điểm này đưa quần thể di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích văn hoá của Việt Nam và cả trong kho tàng di sản văn hoá nhân loại...” Nhiều nhà khoa học Việt Nam thống nhất nhận định rằng nếu từng ngôi nhà cổ, từng kiến trúc cổ Hội An mà đứng biệt lập, dù đẹp đến đâu cũng không là gì cả, không đủ sức thu hút, không thể níu chân du khách, chúng chỉ tạo sự ấm cúng và cảm xúc nghệ thuật khi hoà chung trong không gian cộng đồng cả dãy phố hẹp san sát, nhấp nhô,trồi sụt không thẳng hàng. Ngày nắng, ngày mưa, khi khô ráo, lúc lũ tràn, lúc bình minh hoặc khi chiều xuống hay những đêm khuya tĩnh lặng, những đêm trăng bàng bạc, khu phố cổ đều toát lên những vẽ đẹp riêng lắng đọng khác thường, đôi khi chợt bừng lên đến sững sờ, nhiều khi chỉ hiện ra từ chiêm nghiệm, du khách mỗi người một cảm nhận riêng mê đắm. Nhiều người cứ nghĩ tạt qua cho biết gọi là, nhưng rồi phải nấn ná mấy hôm, nhiều khi dăm bữa nửa tháng... Nhiều người một lần vội, lại tìm đến lần sau và những lần sau nữa. Rất thú vị khi nhìn được những dấu tích của người cổ hơn 3.000 năm trước đã từng sinh sống ở Cù Lao Chàm qua những công cụ lao động và phức hệ nông nghiệp tiền sử đã được phát hiện. Không chỉ có vậy, những di vật Sa Huỳnh tìm thấy ở Hội An được tập hợp thành một bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh thuộc loại tầm cỡ quốc gia tại thị xã và những hiện vật tiền đồng Ngũ Thù, Vương Mãng thời Hán, đồ sắt Tây Hán, Đông Sơn, Óc Eo, đã chứng tỏ từng có một nên văn hoá Sa Huỳnh rực rỡ tồn lại trên mãnh đất này và nơi đây đã từng có từ ngàn xưa, một nền giao thương quốc tế. Những thư tịch cổ và những phế tích Chămpa còn lạ cũng cho thấy đã từng trải qua một thời gian khá dài khi người Chăm nối tiếp người Sa Huỳnh, ở đây, một tiền cảng Lâm Ấp phố được xây dựng để làm cửa ngõ giao thương mậu dịch hàng hải quốc tế quan trọng của kinh thành Trà Kiệu và trung tâm tín ngưỡng Mỹ Sơn của các vương triều Chămpa ngày trước. Cho nên quả là cực kỳ lý thú khi ngày nay chúng ta nối lại trục di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn - Hội An với quần đảo Cù Lao Chàm trên một con đường du lịch đầy hấp dẫn. Bên cạnh những tài sản văn hoá vật thể vô giá đó, những giá trị văn hoá phi vật thể Hội An là hết sức phong phú và đa dạng. Về cơ bản, người Hội An vẫn mang đậm những đặc tính chung của dân tộc Việt Nam, những phong cách, khí chất của người xứ Quảng, nhưng do sinh tồn trên một vùng đất đặc thù của lịch sử mở nước về phương Nam, nên vẫn có một sắc thái riêng. Thực ra, rất khó tách bạch rạch ròi, nhưng trong cảm nhận của bạn bè, của lữ khách, người Hội An có cái gì đó vừa mang tính chất thị, lại vừa có tính chất quê, văn hoá làng quê và văn hoá thị dân hà quyện; vì thế mà chân chất, hiền hoà, cần cù, nhẫn nại, lại vừa nhạy bén, quảng giao, lanh mà không ranh, tiếp thu nhanh cái mới nhưng không dễ dàng buông bỏ cái cũ, lạc quan, thân thiện, dễ gần, ít khi xích mích, nhung không vồ vập, không dễ mất đi cái kín đáo, đằm thắm. Có lẽ từ cái đặc trưng này mà Hội An cho đến nay vẫn giữ được một môi trường xã hội trong lành, an toàn - hiểu theo nghĩa tương đối, trước những áp lực không hề nhỏ, nhẹ của văn hoá ngoại lai và những mặt trái của cơ chế thị trường. Đương nhiên, trong xã hội ấy, vẫn còn những hạn chế nhất định trong nếp nghĩ, cách làm, lối sống... vẫn còn những người ích kỷ, nhỏ nhen, nông cạn..., nhưng người Hội An nói chung, là chủ thể quan trọng nhất làm nên những giá trị văn hoá phi vật thể Hội An, linh hồn của Phố cổ, làm cho Hội An tuy nhỏ nhắn, khiêm nhường, không có gì phô trương, nhưng sâu lắng, thân tình, để nhớ khó phai. - Những giá trị phi vật thể Hội An không chỉ ẩn chứa đằng sau những hình khối, đường nét, sắc màu vốn đã tinh tế, hài hoà của phố mà còn lắng đọng qua những lễ hội và những sinh hoạt làng nghề truyền thống. Ở Hội An, gần như quanh năm đều có lễ hội phản ánh khá chân thực đời sống văn hoá dân gian. Lễ hội Cầu Ngư của dân miền biển, lễ hội Cầu Bông, rước Long Chu của cư dân nông nghiệp, lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thần Tài của cư dân thương nghiệp. Những tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Đoan Ngọ, Trung thu... Những lễ tế Xuân, Thu, tế tổ làng nghề... Những lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Noel và những lễ hội của Ngũ Bang người Hoa... Những năm gần đây, lại có thêm nhiều lễ hội hoành tráng: Giỗ tổ Hùng Vương, Hành trình di sản..., đặc biệt là những “đêm hội Phố Hoài” vào những đêm trăng 14 âm lịch hàng tháng, đêm của bạn bè dù xa hay gần, dù thân hay sơ, đêm vừa mộng vừa thực, đêm đã thành thơ, thành nhạc, thành một sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An không dễ nơi nào có được . Những lễ hội ấy làm cho đời sống cộng đồng ngày càng phong phú sinh động và ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn. - Ngày nay, những nghề truyền thống nỗi tiếng ở Hội An từ xa xưa vẫn còn được bảo tồn, tuy hành trình của chúng khá gian nan, vất vả. Nghề mộc Kim Bồng đang hồi phục, thông qua du khách đã tìm được thị trường xuất khẩu. Nghề gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế thì có nhọc nhằn hơn, nhưng vẫn được từng bước đầu tư để phát huy. Làng Yến Thanh Châu nay không còn tên làng nữa, nhưng nghề xưa thì vẫn tồn tại và đóng góp lớn cho kinh tế Thị xã. Bây giờ ở phố đã có thêm những làng nghề mới phát triển nhanh như làm lồng đèn, may mặc, vẽ tranh... tạo thêm phố cổ một sắc thái mới hấp dẫn du khách. - Văn hoá ẩm thực Hội An tuy rất còn khiêm nhường nhưng cũng góp một chút hương sắc ý vị cho du lịch. Món mì Cao Lầu riêng có ở Hội An mấy trăm năm qua vẫn còn đó... Cùng với sự phát triển du lịch, danh mục ẩm thực Hội An ngày càng dài thêm tên những món mới vừa có dân dã, vừa có cao sang, vừa có Á, vừa có Âu, góp phần vào quá trình định hình một sắc thái văn hoá ẩm thực riêng trong thời kỳ mới. Ngoài tài nguyên văn hoá – xã hội, tài nguyên du lịch Hội An còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có những vùng sinh thái trong lành. Đó là 7 km bờ biển phẳng, bãi cát rộng, trắng sạch, nắng ấm, nước trong xanh; đó là khu bảo tồn sinh thái biển đảo, là con tàu bảo tàng văn hoá đảo Cù Lao Chàm chỉ cách bờ 15 hải lý, đang hình thành những khu nghỉ dưỡng, những khu thể thao biển lớn. Đó là nhiều đảo sông lớn nhỏ, nhiều bãi cồn gắn với những làng quê bến nước xanh tươi, êm ả và thơ mộng suốt dọc chiều dài 2 con sông Hoài, sông Cổ Cò và nhiều kênh lạch chằn chịt khác. Đó là những làng hoa kiểng nhiều sắc màu, dáng, thế; là những cánh đồng quê vẫn còn người nông phu nhọc nhằn đánh trâu cày ruộng, vẫn còn có khói đốt đồng thơm phức, vấn mượt xanh khoai lúa điểm trắng những cánh cò... khó tìm thấy ở những xã hội công nghiệp hóa hiện đại. Vâng, những tài nguyên ấy chính là những điều kiện thuận lợi cơ bản để Thị xã tập trung phát triển du lịch bền vững theo hướng CNHHDH với tinh thần: “Tất cả vì du lịch, du lịch có lợi cho tất cả”. III/ Thực trạng tình hình du lịch Hội An và những vấn đề đặt ra. 1/ Những kết quả: Sau hội thảo quốc gia năm 1985 về Khu phố cổ Hội An, năm 1988 Thành phố thành lập Ban quản lý di tích và dịch vụ du lịch trên cơ sở nhận thức: gắn bảo tồn và phát huy giá trị Khu phố cổ với hoạt động dịch vụ - du lịch. Nhưng ngày ấy, du lịch Hội An đâu đã có gì, chỉ vài phòng trọ đơn sơ nằm trong cửa hàng ăn uống giải khát, khách trú chẳng được mấy người. Năm 1991, Thành phố tách riêng hoạt động dịch vụ - du lịch từ Ban quan lý di tích sát nhập với công ty Dịch vụ ăn uống và thành lập mới công ty Du lịch - Dịch vụ Hội An. Ngành kinh tế du lịch Thành phố chính thức ra đời với một khách sạn nhỏ (mini) chỉ có 8 phòng, được ngân sách nhà nước đầu tư 500 triều đồng. Du khách bắt đầu tới thăm phố cổ, nhưng chưa nhiều. Cả năm 1991 mới đón được 600 khách lưu trú (trong đó chỉ có 120 khách quốc tế và 480 khách nội địa) và 3410 lượt khách tham quan. Đến cuối năm 1992, tình hình đã phát triển khả quan, số khách lưu trú tăng hơn 6 lần, riêng khách quốc tế tăng 17,5 lần. Tháng 5 năm 1993, HĐND Thành phố họp ra nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Hội An. Từ đấy khởi đầu một chiến lượt phát triển du lịch quan trọng và hết sức đúng đắn: Du lịch văn hoá, du lịch biển - đảo, du lịch làng quê. Tháng 12 năm 1995, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hội An đến năm 2010, khẳng định định hướng phát triển du lịch Hội An mà Thành phố đã chọn từ năm 1993, đặt du lịch Hội An trong mối quan hệ mật thiết liên vùng Hội An - Đà Nẵng - Huế và khu vực phía Nam, xây dựng du lịch Hội An thành kinh tế mũi nhọn của Thành phố. Đến nay Thành phố đã phân rõ các vùng, các cụm du lịch của Hội An gồm: Khu vực trung tâm 5 phường nội thị mà hạt nhân là Khu phố cổ, không gian du lịch nới rộng về phía Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Sơn Phong; khu vực biển - đảo Cẩm An – Cù Lao Chàm; khu vực làng quê, làng nghề, sông nước. Qua 10 năm phát triển, du lịch Hội An đã có những bước chuyển lớn, từ chỗ chỉ là một ngành thứ yếu nay đã cùng với thương mại trở thành mũi kinh tế xếp hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Năm 1995 là năm chuyển biến mạnh mở ra thời kỳ tăng tốc du lịch. Biểu 1: Tình hình du khách Năm Khách nội địa Khách quốc tế Tổng cộng Tỷ lệ % tăng so với năm trước 1997 58.834 81.148 139.982 - 1998 80.039 66.480 146.519 4,7 1999 84.858 73.457 160.314 9,4 2000 97.823 99.617 199.440 24,4 2001 208.133 153.600 363.734 82,4 2002 230.565 212.000 444.567 22,2 2003 277.900 185.296 465.199 4,6 2004 241.868 352.442 596.314 28,2 2005 318.994 329.222 650.221 9,0 2006 453.397 423.395 878.780 35,2 2007 424.320 608.477 1.032.797 17,5 Biểu 2: Tình hình doanh thu du lịch Năm Nguồn doanh thu Buồng Dịch vụ ăn uống Các dịch vụ khác(internet, spa, cà phê,...) Tham quan Doanh thu vận chuyển Lữ hành Tổng cộng 1999 18.431,00 3.840,00 1.410,00 4.419,00 1.285,00 396,00 29.781,00 2000 25.452,00 6.892,00 1.485,00 5.910,00 1.233,00 673,00 41.645,00 2001 45.000,00 18.483,00 3.001,00 7.607,00 1.750,00 1.440,00 77.281,00 2002 65.945,20 26.968,27 4.541,60 7.923,06 2.412,58 1.922,20 109.712,91 2003 75.184,86 29.070,22 5.495,70 7.248,82 2.660,08 2.765,23 122.424,91 2004 109.363,05 39.662,85 9.776,61 10.127,70 4.803,85 3.060,20 176.794,26 2005 171.712,36 67.092,45 15.424,08 16.282,93 7.786,10 4.224,22 282.522,14 2006 224.415,71 91.952,40 21.798,15 18.293,00 10.631,99 5.005,16 372.096,41 2007 321.180,05 38.262,45 27.043,86 13.060,63 7.301,04 550.419,11 Biểu 3: Tình hình cơ sở lưu trú Loại cơ sở lưu trú Số lượng khách sạn/ nhà nghỉ Số lượng phòng Tỷ lệ phần trăm của các phòng (%) Khách sạn từ 3-5 sao 19 khách sạn 1.684 phòng 55,96% Khách sạn từ 1-2 sao 26 khách sạn 843 phòng 28,02% Nhà nghỉ 34 nhà nghỉ 482 phòng 10,02% Rõ ràng, du lịch phát triển đã góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tích cực: tỉ trọng GDP ngành nông – ngư nghiệp giảm dần, tỉ trọng dịch vụ tăng nhanh. Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành khác phát triển, nhất là ngành thủ công mỹ nghệ và các ngành dịch vụ như dịch vụ viễn thông, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ Internet... Góp phần làm cho GDP thành phố từ năm 1999 đến nay tăng bình quân 17%/năm. Tính ở thời điểm hiện nay, bình quân một người dân đón được 6 người khách du lịch. Du lịch phát triển đã làm cho diện mạo đô thị và nông thôn Hội An thay đổi sâu sắc, kết cấu hạ tầng phát triển khá, đời sống nhân dân được cải thiện rất nhiều, số hộ giàu có tăng lên nhanh, hộ nghèo giảm mạnh. Đặc biệt du lịch phát triển đã làm tăng ý thức xã hội về trách nhiệm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đó là sự cẩn trọng trong việc trùng tu, tôn tạo khu phố cổ, trước hết là đối với các chủ nhân trực tiếp của di tích; hơn 10 năm qua, Nhà nước và nhân dân đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng vào sự nghiệp quan trọng này. Điều đáng tự hào là phát triển du lịch nhưng vẫn giữ được môi trường xã hội lành mạnh, an toàn. Đây là công sức, tâm lực lớn lao của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền Thành phố. Đảng bộ có chủ trương đúng, chính quyền quản lý qua trình phát triển khá chặt chẽ, và điều quan trọng là được nhân dân đồng tình ủng hộ. Ở Hội An không được phép tồn tại dịch vụ Massage có người phục vụ và các dịch có “ôm” khác. 2/ Những hạn chế, tồn tại: Tuy nhờ có được những mặt thuận lợi lớn về tài nguyên du lịch, vị trí địa lý du lịch như đã trình bày, nên thời gian qua, du lịch Hội An gặt hái được những thành quả lớn, phát triển nhanh, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Du lịch phát triển thiếu đồng bộ, chưa khai thác tốt tiềm năng và lợi thế nhiều mặt về du lịch của Thành phố. Mặc dù đã sớm nhận ra, nhưng vẫn chưa khắc phục được nhược điểm nặng tập trung đầu tư vào laọi hình kinh doanh cơ sở lưu trú. Đến nay Thành phố vẫn chưa có được một khu vui chơi giải trí nào ngoài một công viên văn hoá nhỏ chưa đáng là một công viên, các hoạt động còn nghèo nàn, ngoài một nhà biểu diễn nghệ thuật quần chúng cũng nho nhỏ, hằng đêm chỉ phục vụ chừng 20 – 30 khách Tây. Du lịch biển, ngoài việc tắm biển và phơi nắng, hoặc thỉnh thoảng ra đảo một vài chuyến bằng thuyền chạy chậm, còn chưa có gì! Du lịch làng nghề phát triển chậm, du lịch làng quê, sông nước chưa có chuyển biến, thực tế chưa được ngành du lịch chú trọng. Ngành du lịch chỉ chăm vào khai thác Khu phố cổ, với dịch vụ lưu trú, tham quan, ăn uống, mua sắm và thưởng thức đêm rằm phố cổ hàng tháng. Dĩ nhiên phải làm như thế, nhưng chỉ có như thế thì chưa ổn. Vả lại, tuy ăn uống tạo ra nguồn doanh thu xếp thứ hai sau lưu trú, nhưng chất lượng ẩm thực nâng lên thành nghệ thuật thì vẫn chưa đạt yêu cầu, món ăn chưa đang dạng và cũng chưa ngon. Hoạt động lữ hành, tuy từ hai năm nay có chuyển biến, nhưng vẫn đang trong tình trạng yếu kém, trừ ra 4 – 5 đơn vị đang có nỗ lực bước đầu, các doanh nghiệp khách sạn ở Hội An đều bị động nguồn khách từ các công ty lữ hành lớn trong nước, vì thế phải chịu phí trung gian lớn. Cơ cấu thành phần du khách thì khách đi tự do, khách balô vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khách đoàn, khách giàu chưa nhiều lắm. Khách nội địa tăng chậm, 3 năm gần đây có khá hơn nhưng vẫn còn ít, chưa vượt qua con số 250 ngàn lượt người, chủ yếu vẫn là khách đi tham quan, khách lưu trú chỉ chiếm một lượng nhỏ, bình quân trên dưới 10%. Hội An chưa tạo được hấp lực để thu hút và lưu giữ khách nội địa - một nguồn khách có tiềm năng rất lớn. Du lịch Hội nghị, Hội thảo, liên hoan văn nghệ, mặc dù đã bắt đầu phát triển, nhiều cuộc hội thảo quy mô miền, quốc gia và quốc tế, nhiều cuộc liên hoan văn nghệ toàn ngành của một số cơ quan Trung ương đã được tổ chức thắng lợi, nhưng điều kiện cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng nhu cầu có chất lượng cao và quy mô lớn. Mặc khác, tuy tập trung vào loại hình lưu trú và có được một doanh nghiệp xếp hạng “topten” nhiều năm liền của ngành du lịch Việt Nam, nhưng thành phố vẫn chưa coa khách sạn nào đạt tiêu chuẩn 5 sao, loại từ 3 sao – 4 sao còn ít, chỉ mới được 4 khách sạn, tuyệt đại bộ phận là loại không sao và 1 sao. Cho đến nay, vẫn chưa có được doanh nghiệp nào có quy mô tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ khu vực với những khu nghỉ từ 400 phòng trỏ lên để tham gia cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Nhìn chung, Hội An tuy là trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Nam, có tiếng ở Miền Trung và có tiếng của cả nước, nhưng vẫn chưa xứng tầm một khu du lịch tổng hợp trong chuỗi Huế - Đà Nẵng - Hội An. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, doanh thu du lịch vẫn thấp nhiều so với khu vực, chỉ bằng 15 – 16% so với Đà Nẵng. 18% so với Huế, 17 – 18% so với Khánh Hoà. Cốt lõi du lịch Hội An là du lịch văn hoá, thế nhưng tạo ra các sản phẩm văn hoá độc đáo mới, kiểu như Đêm rằm phố cổ, các lễ hội, nâng cấp các làng nghề truyền thống... thì chưa nói đến yêu cầu tự làm, tự sáng tạo, mà ngay cả việc chỉ cần chủ động phối hợp, tích cực phối hợp với ngành văn hoá, với các ngành khác và với cộng đồng trong tổ chức thực hiện, ngành du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, còn một chút gì đó chưa thực sự tự giác. Dưới góc độ này, xem ra số đông các doanh nghiệp du lịch, nhất là các doanh nghiệp khách sạn, thường có xu hướng thích hái quả hơn trồng cây, chăm cây. Công tác xúc tiến du lịch, tuy có làm được một số việc như là tổ chức Hội thảo, Hội nghị, tổ chức các tuần văn hoá Hội An tại Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia triển lãm, hội chợ du lịch tại Hà Nội, tham gia một số cuộc triển lãm du lịch quốc tế... như là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là báo viết, đã quảng bá, tuyên truyền về văn hoá Hội An, du lịch Hội An khá có hiệu quả bước đầu. Nhưng nhìn chung vẫn chưa mạnh, chưa đều, chưa có bài bản, nhất là quảng bá ra nước ngoài. Sách hướng dẫn du lịch Hội An, các tập gấp, các logo, các hình ảnh, huy hiệu và bản đồ du lịch Hội An chưa có nhiều, lại ít được bổ sung, đổi mới... Thông tin về du lịch Hội An truyền ra nước ngoài từ nước ngoài lại nhiều hơn. Thành phố đã sớm xây dựng một Website về Hội An, ban đầu khá thu hút, nhưng lại thiếu cơ chế duy trì hữu hiệu, thiếu đầu tư, thiếu nhân lực nên càng về sau, nội dung còn nghèo, ít phát huy tác dụng. Đến nay trung tâm thông tin du lịch vẫn chưa ra đời được. Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, cung ứng hàng kém chất lượng, phá giá, chèn ép nhau vẫn tồn tại trong một bộ phận những nhà doanh nghiệp du lịch. Mặt khác, xu hướng tăng giá dịch vụ, tăng giá hàng hoá không tương ứng với chất lượng, thậm chí bắt chẹt du khách, để mong nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, để kiếm nhiều lời trong hoạt động du lịch, dịch vụ là điều rất đáng lo ngại. Môi trường du lịch ở thành phố có những mặt cần phải cảnh báo. Khu phố cổ còn rất nhiều di tích đang xuống cấp nặng. Tuy thời gian qua chính quyền và nhân dân địa phương ra sức trùng tu nhưng lực bất tòng tâm, vốn vẫn thiếu trầm trọng. Chất thải chưa được thu gom hết, chưa được xử lý tốt, đã tác động xấu đến môi trường nước, môi trường không khí. Sông Hội An, kênh Chùa Cầu đang ngày càng hôi, bẩn. Ở các khu vực sinh thái, các khu dân cư nông thôn và ven đô, lượng rác thải đang nhiều dần, rất khó chịu. Về mặt xã hội, đã có những hiện tượng không bình thường, người ăn xin từ các nơi đến tăng lên, khi có lễ hội đông người, kẻ xấu cũng theo đến móc túi, cướp giật tài sản của du khách làm cho công tác bảo vệ trật tự an toàn thêm khó khăn, vất vả. Tình trạng bu bám, cò mồi du khách vẫn chưa khắc phục triệt để. Mại dâm trá hình, ma tuý bắt đầu manh nha. Những mặt tồn tại đó đang có nguy cơ làm xấu đi hình ảnh du lịch Hội An. 3/ Nguyên nhân của những mặt hạn chế: a) Về khách quan: - Do tác động của khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở khu vực; do chiến tranh và xung đột cục bộ ở một số nước, một số khu vực; do tai nạn khủng bố quốc tế gia tăng; do tình hình dịch bệnh nguy hiểm đang có nguy cơ phát triển... đã làm hạn chế nhiều mặt đến du lịch thế giới và du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hội An nói riêng. - Ngành du lịch Việt Nam có xuất phát thấp, kinh tế du lịch chậm phát triển, tất yếu có ảnh hưởng lớn đến các vùng du lịch trong nước, trong đó có Hội An. - Khu vực miền Trung vốn còn nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chậm phát triển, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kém xa so với 2 vùng động lực phía Bắc và phía Nam, cho nên đến miền Trung, lượng khách quốc tế chỉ bằng 26 – 29%, khách nội địa chỉ bằng 18% so với cả nước. Do chịu chung những tác động không thuận lợi đó, Hội An lại xa các trung tâm công nghiệp phát triển, các thành phố đông đúc dân cư, vì vậy, khách du lịch đến với Hội An còn ít, chỉ bằng 13 - 14% lượt khách quốc tế và 4 – 5% lượt khách nội địa đến miền Trung, du lịch phát triển có khó khăn cũng là điều dễ hiều. b) Về chủ quan. Đây là những nguyên nhân chủ yếu: - Trước hết là do nhận thức về du lịch, từ du lịch văn hoá, du lịch sinh thái đến du lịch gắn với cộng đồng..., chưa thật đầy đủ và trong một mức độ nào đó còn đơn giản. Mặc dù từ rất sớm thành phố có chủ trương, có nghị quyết, có định hướng phát triển du lịch đúng đắn, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn thiếu sự nhất quán, “dế, làm – khó, bỏ”. Tư tưởng sản xuất nhỏ, “ăn chắc” trong đội ngũ doanh nhân còn nặng. Hiểu sâu về kinh tế học phát triển du lịch chưa đạt yêu cầu; công tác nghiên cứu về du lịch thiếu chuyên gia giỏi thực hiện, cả ở cấp thành phố, lẫn ở một số doanh nghiệp lớn. - Do trình độ chuyên môn, năng lực làm du lịch chất lượng cao còn hạn chế. Tuy công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tay nghề, được nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn chú ý, đã làm cho chất lượng phục vụ ở đấy được nâng cao dần, đem lại hiệu quả kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2953.doc
Tài liệu liên quan