Chuyên đề Những biện pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng

Gá trị và cơ cấu giá trị trong ngành trồng trọt có nhiều biến động không ổn định do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng năm 2000 đạt 399890 triệu đồng tăng 98.839 triệu đồng so với năm 1996 (theo giá so sánh năm 1994). Tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 1996 - 2000 là 6,6% như vậy nhìn chung sản xuất ngành trồng trọt đã có sự gia tăng đáng kể. Đây là cơ sở để phát triển ngành trồng trọt những năm tiếp theo.

Sản xuất lương thực đặc biệt là sản xuất lúa chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất của ngành trồng trọt, theo tính toán cảu năm 2000 giá trị sản xuất của lúa đạt 140.707 triệu đồng chiếm 35,18% cây lương thực khác đạt 133.969 triệu đồng chiếm 33,50%, nhóm cây công nghiệp ngắn ngày đạt 66703 triệu đồng chiếm 16,68%, cây ăn quả đạt và cây công nghiệp lâu năm đạt 27782 triệu đồng chiếm 6,95%, cây thực phẩm đạt 23.203 triệu đồng chiếm 5,8%, cây khác đạt 7526 triệu đồng chiếm 1,88%.

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những biện pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến năm 2010. Đồng thời đã triển khai, hướng dẫn soạn thảo trình uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản pháp quy phù hợp với điều kiện địa phương góp phần quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cảu tỉnh có hiệu quả. * Ngành dịch vụ - thương mại - du lịch. Trong mấy năm qua cùng với sự chuyển biến của các ngành sản xuất vật chất, ngành dịch vụ - thương mại - du lịch của Cao Bằng đã có nhiều cố gắng vươn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp đầy đủ, các mặt hàng thiết yếu và những mặt thuộc diện chính sách cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Hệ thống cơ sở dịch vụ hiện nay trên địa bàn tỉnh khá đa dạng. Ngoài Công ty 36 cửa hàng bán lẻ do Sở Thương mại - Du lịch của tỉnh Cao Bằng quản lý, còn các Công ty, trạm trại kỹ thuật của các ngành kinh tế và các hộ cá thể tham gia vào lĩnh vực hoạt động này, đặc biệt là hoạt động khá mạnh mẽ của các tổ chức tư nhân và các hộ cá nhân. Vì vậy hiện nay hoạt động dịch vụ - thương mại của tỉnh tuy các doanh nghiệp Nhà nước đã có nhiều cố gắng, nhưng các tổ chức tư nhân và cá nhân vẫn là vai trò chủ đạo để chiếm lĩnh thị trường nội địa và cả xuất nhập khẩu. Về xuất nhập khẩu hàng hoá của tỉnh trong những năm qua chủ yếu là thị trường các tỉnh phía nam và Trung Quốc. Việc buôn bán qua biên giới từ khi mở cửa khẩu đã phát triển theo xu hướng tích cực giá trị xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Về du lịch ở Cao Bằng có tiềm năng rất lớn nhưng chưa do quy hoạch cụ thể để khai thác, nhà cửa và thiết bị khách sạn chưa đáp ứng yêu cầu, giao thông đến các điểm du lịch vẫn chưa được đầu tư, đường xuống cấp khó đi lại. * Cơ sở hạ tầng của tỉnh. Ngoài các hệ thống như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống công trình thuỷ lợi, hệ thống mạng lưới điện và các trạm trại kỹ thuật, còn có các hệ thống như hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống công trình phúc lợi công cộng, hệ thống trường học, mạng lưới y tế. I.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu ngành trồng trọt. Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua cho thấy những ảnh hưởng đến cơ cấu ngành trồng trọt. I.3.1. Những thế mạnh của tỉnh Cao Bằng. Trong nông nghiệp đã hình thàh những cơ sở nòng cốt (các trạm trại, Công ty) phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách tích cực kịp thời, tưới tiêu chủ động, được nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo được sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu thị trường và hiện nay đang chuyển đổi theo hướng dịch vụ ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể như khuyến nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật, tưới tiêu chủ động thu mua, tiêu thụ sản phẩm … một cách tích cực. Trong công nghiệp đã hình thành các cơ sở sản xuất gang xi măng, sản xuất đường kính trắng chất lượng cao … bước đầu sản xuất có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt đã từng bước hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với việc chế biến, tạo ra nhiều việc làm để thu hút lao động góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đang từng bước sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Các trục giao thông từng bước được tu sửa và nâng cấp, đường giao thông nông thôn phát triển nên việc giao lưu kinh tế và đi lại của nhân dân được dễ dàng hơn, giúp cho việc tiêu thụ nông sản phẩm được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hệ thống thông tin liên lạc được trang bị tương đối hiện đại bằng đường vi ba đến tất cả các huyện thị đã tạo điều kiện thông tin thường xuyên được thông suốt trong và ngoài tỉnh để người sản xuất có thêm nhiều thông tin về tất cả mọi mặt kinh tế - xã hội. Cơ sử vật chất của các ngành văn hoá, y tế, giáo dục … được tăng trưởng đã nâng cao trình độ văn hoá, dân trí, tăng cường sức khoẻ cho toàn dân và tăng chất lượng nguồn nhân lực. Do đất đai khí hậu đa dạng cho phép Cao Bằng có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng của tỉnh trong những năm tới. Đất đai ở Cao Bằng khá tốt phù hợp với một số loại cây trồng sinh trưởng và phát triển. Nguồn lao động trong ngành nông nghiệp của tỉnh dồi dào, đủ điều kiện để thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Nguồn tài nguyên đất, nước khí hậu, nhân văn của tỉnh hiện chưa được khai thác triệt để. Do vậy trong thời gian tới có thể khai thác các nguồn lực trên để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng của tỉnh. I.3.2. Những hạn chế. Bên cạnh những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì còn một số hạn chế. Những yếu tố bất lợi bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, hạn hán thường xuyên xảy ra ngoài ra còn thêm về lũ lụt … đã gây cản trở khó khăn cho việc phát triển ngành trồng trọt của tỉnh. Tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp nhiều nhưng đội ngũ lao động có kỹ thuật, có kiến thức kinh tế còn rất ít, trình độ dân trí còn thấp. Do vậy đã hạn chế đến việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ bé thậm chí lạc hậu và thiếu đồng bộ. Nhưng trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn đầu tư chưa được thoả đáng, không thể ngay 1 lúc có thể thay thế ngay được hết, nên những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có vẫn được đưa vào sử dụng một cách thủ công. Để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế song cần phải tích cực đầu tư để thay thế dần và xây dựng mới những cơ sở cần thiết để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội. trước hết là cơ sở nòng cốt của nông - lâm nghiệp và công nghệ chế biến, dịch vụ, tiếp đến là cơ sở hạ tầng nông thôn, giao thông, điện nước nhằm nhanh chóng vực dậy 1 vùng lãnh thổ lớn còn giàu tiềm năng chưa được khai thác triệt để để phát triển. II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng đó là yếu tố quan trọng, bởi vì chuyển dịch cơ cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm … từ đó mới tăng được thu nhập cho người lao động và mặt bằng xã hội, chính vì ý nghĩa to lớn đó Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chú ý đến việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là mấy năm gần đây. Công cuộc đổi mới do Đảng, Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua đã lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá nhằm giải quyết lương thực cho nhân dân. Chỉ thị 100 của Ban bí thư (khoá IV), Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (khoá VI) được triển khai cùng các chỉ thị, nghị quyết của các đại hội và hội nghị Trung ương các khoá V, VI, VII, VIII, đã đưa được những thành tựu to lớn trong ngành nông nghiệp từ một nước thiếu lương thực triền miên và phải nhập khẩu gạo thì nay đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, lương thực trong nước được đáp ứng thoả mãn. Mấy năm gần đây thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Cao Bằng lần thứ 14 và Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, cùng với cả nước các cấp các ngành trong tỉnh đã quán triệt thực hiện đưa nhanh các chỉ thị, nghị quyết và đời sống nhân dân, bên cạnh đó tỉnh cũng đã đưa ra phương hướng phát triển xây dựng các chương trình kinh tế mới năng động, hiệu quả và ngày càng gắn với một cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt là xem xét được tỷ lệ cây có hiệu quả hay kém hiệu quả để từ đó đưa ra mục tiêu để chuyển dịch hợp lý để phát triển. Hiện nay ngành trồng trọt vẫn chiếm hơn 50% tổng giá trị sản phẩm của nông nghiệp. II.1. Tình hình sản xuất một số cây trồng chủ yếu. II.1.1. Tình hình sản xuất cây lương thực. Sản xuất lương thực ở Cao Bằng trong những năm qua tập trung vào việc đầu tư thâm canh mở rộng diện tích gieo trồng các giống lai, giống mới năng suất cao. Do đó diện tích thay đổi chưa lớn lắm nhưng về năng suất các loại cây lương thực và sản lượng lương thực quy thóc tăng khá nhanh. Theo số liệu thống kê tình hình thóc tăng khá nhanh. + Diện tích cây lương thực năm 2000 là 64.836 ha trong đó lúa có diện tích 28688 ha, màu có diện tích 36148 ha. + Sản lượng lương thực đạt 171.880 tấn. Dưới đây là tình hình sản xuất của một số cây lương thực chủ yếu: * Cây lúa: Có diện tích: Có diện tích là 28688 ha năm 2000, năng suất đạt bình quân 30,65 tạ/ha. Trong đó lúa đông xuân đạt 48,12 tạ/ha, lúa mùa đạt 28,3 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm 2000 đạt 87942 tấn. Hệ canh tác của tỉnh có các hệ thống: Lúa xuân - lúa mùa; lúa xuân - lúa mùa - khoai tây xen; Lúa mùa - thuốc lá xuân; Lúa mùa - ngô xuân. Về giống hiện đang sử dụng: Ngoài các giống bản địa còn đưa một số giống mới vào sản xuất có năng suất. Sản lượng cao hơn. * Cây Ngô: Năm 2000 có diện tích 31.511 ha. Sản lượng đạt 75.838 tấn và năng suất đạt được 24,06 tạ/ha. Còn hệ thống canh tác khá đa dạng. Về giống hiện nay đang sử dụng giống của địa phương và một số giống mới vào sản xuất và trồng thực nghiệm. * Cây lương thực khác như: khoai lang, cây sắn … + Cây khoai lang: có diện tích 2064 ha năng suất còn thấp sản lượng 8865 tấn. + Cây sắn: có diện tích 1639 ha năm 2000 năng suất cũng không cao, sản lượng đạt 13.021 tấn. II.1.2. Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp ngắn ngày. * Cây đậu tương: Đây là loại câu công nghiệp có quy mô lớn nhất trong tập đoàn cây công nghiệp hiện đang được trồng ở Cao Bằng và cũng là loại cây trồng hàng hoá quan trọng của tỉnh. Cây đậu tương có diện tích 6874 ha năm 2000, năng suất đạt 6,2 tạ/ha, sản lượng đạt 4272 tấn. Về giống: Ngoài những giống địa phương trong mấy năm gần đây tỉnh đã đưa giống mới có năng suất cao như : DT 84, DT 90 … vào sản xuất. * Cây mía: Mía là cây trồng có diện tích lớn thứ 2 trong tập đoàn cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích năm 2000 đạt 2561 ha. Riêng vùng nguyên liệu mía Phục hoà có khoảng 2.300 ha, năng suất mía bình quân đạt tương đối khá (đạt 460,7 tạ/ha),sản lượng đạt 117974 tấn. * Cây thuốc lá: Thuốc lá là cây trồng truyền thống của Cao Bằng những do thị trường không ổn định nên diện tích gieo trồng qua các năm cũng tăng, giảm không ổn định. Từ năm 1995 đến nay được sự trợ giúp của tổng Công ty thuốc lá Việt Nam đưa giống thuốc lá mới vào trồng và bao tiêu sản phẩm nên diện tích trồng thuốc lá khôi phục dần. Theo thống kê năm 2000 diện tích đạt 1312 ha. Do đưa giống mới vào sản xuất nên năng suất đạt khá cao. Thuốc lá ở Cao Bằng chủ yếu trồng vào vụ xuân trên đất ruộng lúa. II.1.3. Thực trạng sản xuất cây dài ngày So với các tỉnh khác trong vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, Cao Bằng là một tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả vào loại thấp nhất. Diện tích cây công nghiệp dài ngày có 300 ha (chủ yếu là chè, cà fê), diện tích cây ăn quả 2114 ha và có sản lượng 83,259 tấn. Nhìn chung các loại cây dài ngày hiện nay chủ yếu trồng phân tán ở trong vường gia đình Bảng 4: Diện tích, năng suất sản lượng một số cây trồng chính của tỉnh thời kỳ 1996 - 2000. Cây trồng Năm 1996 Năm 2000 Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Tổng số 73699 - 208301 78907 - 331918 1. Cây lương thực 61857 - 167580 63902 185666 - Cây lúa 27937 30,16 84268 28688 30,65 87942 - Cây ngô 29235 18,09 52902 31511 24,06 75942 - Cây khoai lang 2760 54,16 14904 2064 43,00 8865 - Cây sắn 1925 80,55 15506 1639 79,45 13021 2. Cây thực phẩm 3410 - 12848 3661 17568 - Rau các loại 1620 75,46 12090 2124 79,26 16833 - Đậu đỗ các loại 1808 4,19 758 1537 4,78 735 3. Cây CN ngắn ngày 8432 - 27873 11344 128684 - Cây đậu tương 6632 5,25 3480 6874 6,21 4272 - Cây mía 827 286,2 23669 2561 460,66 117974 - Cây lạc 439 6,68 290 597 5,66 338 - Cây thuốc lá 534 8,1 434 1312 13,93 1828 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng Bảng 5: Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng của tỉnh Cao Bằng (1997 - 2000) Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Diện tích Tỷ trọng Diện tích Tỷ trọng Diện tích Tỷ trọng Diện tích Tỷ trọng Tổng diện tích gieo trồng 79.130 100 79368 100 80755 100 82325 100 - Cây lương thực 64.831 81,92 63854 80,43 64414 79,73 64836 78,75 - Cây CN ngắn ngày 9453 11,95 10529 13,26 10750 13,30 11474 13,43 - Cây CN dài ngày 368 0,34 269 0,34 366 0,45 355 0,43 - Cây ăn quả 1145 1,45 1041 1,31 1130 1,39 2114 2,56 - Cây thực phẩm 3433 3,34 3639 4,66 4125 4,13 3661 4,45 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2000 II.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh II.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu về diện tích sản xuất theo các nhóm cây trồng. Theo số liệu thống kê thì trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh, diện tích các nhóm cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả của tỉnh có sự gia tăng khá nhanh ở năm 2000 này. Nhưng những năm trước rất chậm. Do đó dẫn đến chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày và giảm tỷ trọng cây lương thực. Xu hướng này phù hợp với điều kiện của tỉnh và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng chung của cả nước. Nhưng sự chuyển dịch rất chậm. - Tỷ trọng diện tích nhóm cây lương thực từ 83,97% năm 1996 giảm xuống còn 82,3% năm 2000. - Tỷ trọng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày 11,49% năm 1996 tăng lên 14,57% năm 2000. - Tỷ trọng diện tích cây dài ngày 0,33% năm 1997 tăng 0,45% năm 2000. - Tỷ trọng cây ăn quả 1,45% năm 1997 tăng lên 2,7% năm 2000. * Chuyển dịch diện tích gieo trồng của từng nhóm cây trồng chủ yếu: - Các cây trồng lương thực. Cơ cấu các loại cây lương thực chính của tỉnh từ năm 1996 đến nay (2000) cũng có sự chuyển dịch theo xu thế chung là giảm tỷ trọng cây lúa, tăng tỷ trọng cây ngô những cũng rất chậm. Tỷ trọng các loại cây lương thực năm năm qua hầu như thay đổi không đáng kể. Bảng số liệu cho thấy rõ điều đó: Biểu 6: Cơ cấu các loại cây lương thực của tỉnh Cao Bằng Cây trồng Năm 1996 Năm 2000 Tổng cây lương thực 100,00 100,00 1. Cây lúa 44,31 44,24 2. Cây ngô 46,37 48,60 3. Cây khoai lang 4,38 3,18 4. Cây sắn 3,05 2,53 5. Cây lương thực khác 1,89 1,45 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng - Cây công nghiệp ngắn ngày. Theo số liệu thống kê thì trong tập đoàn cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh, từ 1996 - 2000, diện tích các loại cây chủ yếu như đậu tương, mía, thuốc lá đều có sự gia tăng nhất định, trong đó mía tăng lớn nhất còn một số cây truyền thống như bông, lạc giảm. Nhưng tỷ trọng các loại cây này so với diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh thì chỉ có cây mía và cây thuốc lá tăng, còn các cây khác đều giảm: Biểu 7: Cơ cấu các loại cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh Cao Bằng Cây trồng Năm 1996 Năm 2000 Tổng số cây công nghiệp ngắn ngày 100,00 100,00 1. Cây đậu tương 76,87 59,90 2. Cây lúa 5,09 5,20 3. Cây mía 9,6 22,32 4. Cây bông 0,39 0,13 5. Cây thuốc lá 6,18 11,43 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng - Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả: Nhìn chung, cơ cấu các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả của tỉnh ít có sự thay đổi Diện tích các loại cây trồng này nhỏ và phân tán, hầu hết các địa bàn chưa có cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Biểu 8: Cơ cấu cây ăn quả Cây trồng Năm 1997 Năm 2000 Tổng số cây ăn quả 100,00 100,00 1. Cây có mùi 14,15 19,58 2. Cây dứa 4,72 3,47 3. Cây nhãn, vải 5,76 13,00 4. Cây ăn quả khác 75,37 63,68 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng * Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo nhóm cây trồng. Gá trị và cơ cấu giá trị trong ngành trồng trọt có nhiều biến động không ổn định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng năm 2000 đạt 399890 triệu đồng tăng 98.839 triệu đồng so với năm 1996 (theo giá so sánh năm 1994). Tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 1996 - 2000 là 6,6% như vậy nhìn chung sản xuất ngành trồng trọt đã có sự gia tăng đáng kể. Đây là cơ sở để phát triển ngành trồng trọt những năm tiếp theo. Sản xuất lương thực đặc biệt là sản xuất lúa chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất của ngành trồng trọt, theo tính toán cảu năm 2000 giá trị sản xuất của lúa đạt 140.707 triệu đồng chiếm 35,18% cây lương thực khác đạt 133.969 triệu đồng chiếm 33,50%, nhóm cây công nghiệp ngắn ngày đạt 66703 triệu đồng chiếm 16,68%, cây ăn quả đạt và cây công nghiệp lâu năm đạt 27782 triệu đồng chiếm 6,95%, cây thực phẩm đạt 23.203 triệu đồng chiếm 5,8%, cây khác đạt 7526 triệu đồng chiếm 1,88%. Từ đó cho thấy tuy là một tỉnh miền núi nhưng trong những năm qua sản xuất cây lương thực đặc biệt là cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị sản xuất cây lương thực chiếm tới 68,68% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Điều này phản ánh tính độc canh cây lương thực vẫn còn tồn tại ở Cao Bằng, mặc dù trong những năm qua tỉnh đã cố gắng trong việc đa dạng hoá cây trồng. Tỷ trọng cây ăn quả, cây công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển các loại cây này cảu tỉnh. Trong thời gian tới để tưng giá trị sản lượng của ngành trồng trọt tăng sản phẩm hàng hoá và để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt một cách mạnh mẽ, cần phải tập trung đầu tư phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Về chuyển dịch cơ cấu giá trị sản phẩm ngành trồng trọt thời kỳ 1996 - 2000 nhìn chung theo xu hướng thuận phù hợp với xu thế chung về chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nước ta hiện nay và một số nước trong khu vực. Tỷ trọng giá trị sản phẩm của cây lương thực nói chung và cây lúa nói riêng tuy giá trị tuyệt đối tăng tương đối khá, nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm dần từ 42,05% nưm 1997 xuống còn 35,18% năm 2000. Biểu 9: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở tỉnh Cao Bằng thời kỳ 1996 - 1999 Theo giá so sánh 1994 Chỉ tiêu Đơn vị tính 1996 1997 1998 1999 2000 * Giá trị sản xuất Triệu đồng 301.051 349.407 349.909 376.711 399.890 - Cây lương thực Triệu đồng 238329 264.881 256.200 271.869 274.676 - Cây CN ngắn ngày Triệu đồng 26.663 43.206 54.384 58.886 66.703 - Cây CN lâu năm và cây ăn quả Triệu đồng 11.355 14.034 12.009 16.190 27.782 - Cây thực phẩm Triệu đồng 16399 17.875 18.774 21.254 23.203 * Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100 100 100 - Cây lương thực % 79,17 75,80 73,21 72,16 68,69 - Cây CN ngắn ngày % 8,86 12,37 15,54 15,63 16,68 - Cây CN lâu năm và cây ăn quả % 3,37 4,02 3,43 4,30 6,95 - Cây thực phẩm % 5,41 5,12 5,36 5,64 8,05 - Cây khác 2,80 2,69 2,45 2,27 0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2000 Tỷ trọng cây công nghiệp ngắn ngày tăng nhanh gấp đôi từ 8,86% năm 1996 đến năm 2000 đã đạt được 16,68%. Như vậy cây công nghiệp ngắn ngày sẽ là cây tăng nhanh để có thể giảm cây lương thực theo xu thế chung, hiện tại cây lương thực đã giảm nhưng còn chậm từ 79,17% năm 1996 xuồng còn 68,69% năm 2000. Cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm tăng 3,77% năm 1996 lên 6,95% năm 2000. Cây thực phẩm và một số loại cây khác có sự chuyển biến chưa được ổn định lắm riêng năm 2000 đã tăng lên tương đối. II.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu diện tích và giá trị sản xuất theo nội bộ từng nhóm cây trồng. II.2.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu diện tích theo nội bộ từng nhóm cây trồng. * Cây lương thực: Tập đoàn cây lương thực hiện đang được trồng ở Cao Bằng bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn. Những cây lương thực trên ngoài việc trồng trên đất ruộng bằng còn được đồng bào dân tộc trồng trong hệ thống canh tác trên đất dốc. Do được canh tác ở núi cao, độ dốc lớn, mùa khô hạn kéo dài và biên độ nhiệt lớn nên đồng bào tỉnh Cao Bằng đã sử dụng khá nhiều loại giống khác nhau, phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái. + Cây lúa: - Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2000 đạt 68688 ha tăng lên so với năm 1999 là 751 ha. Trong đó diện tích lúa đông xuân là 3460 ha còn lúa mùa có diện tích là 25288 ha. ở Cao Bằng lúa đông xuân chủ yếu được sản xuất tại vùg bồn địa. Một vấn đề đáng lưu ý là những năm qua, việc sản xuất lúa nương, rẫy, năng suất thấp hiệu quả về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái rất kém … nên có xu hướng giảm bớt diện tích lúa nương rẫy. - Do việc tích cực đưa các giống lúa lai thuần chất lượng giống tốt vào sản xuất nên năng suất lúa từ năm 1996 đến nay đã có sự gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê năng suất lúa bình quân năm 2000 đạt 30,65 tạ/ha. Năng suất lúa đông xuân năm 2000 đạt 48,12 tạ/ha tăng lên so với năm 1996 là 7,45 tạ/ ha. + Cây ngô: Cây ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa về tiêu dùng còn về quy mô diện tích thì mấy năm gần đây đã có sự thay đổi tăng lên hiện nay ở Cao Bằng diện tích trồng ngô cao hơn trồng lúa. Sở dĩ sản xuất ngô của vùng trong những năm qua tăng khá nhanh cả về diện tích và sản lượng là do vừa qua thực hiện chương trình đa dạng hoá cây trồng, đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ trồng ngô vụ đông, trên đất hai vụ lúa, ngô vụ xuân trên đất 1 vụ lúa mùa và đưa các giống ngô lai, ngô mới năng suất cao vào sản xuất. + Cây khoai lang: Sự biến động về diện tích của cây khoai lang không đáng kể lắm. Nhìn chung chưa có tác động nhiều về giống chủ yếu là sử dụng giống cũ. + Cây sắn: Có diện tích năm 2000 là 1639 ha giảm 286 ha so với năm 1996. - Cơ cấu loại cây lương thực của tỉnh từ năm 1990 đến nay cũng có sự chuyển dịch theo xu thế chung là giảm tỷ trọng cây lúa, tăng tỷ trọng cây ngô. Tỷ trọng diện tích trồng cây lương thực mỗi năm gần đây hầu như thay đổi không đáng kể. Biểu 10: Cơ cấu diện tích các loại cây lương thực Loại cây 1996 1997 1998 1999 2000 DT % DT % DT % DT % DT % Lúa 27937 44,31 28594 44,1 28880 45,22 29429 45,69 28688 44,25 Ngô 29235 46,37 31233 48,17 30239 47,36 30407 47,20 31511 48,6 Khoai lang 2760 4,4 2404 3,7 2301 3,60 2179 3,38 2064 3,18 Sắn 1925 3,05 1643 2,53 1451 2,27 1420 2,20 1639 2,52 Cây khác 1184 1,88 957 1,48 983 1,54 980 1,52 936 1,44 Tổng cộng 63041 100 64831 100 63854 100 64414 100 64836 100 * Cây công nghiệp ngắn ngày: Tập đoàn cây công nghiệp ngắn ngày ở tỉnh Cao Bằng có một loại cây trồng phổ biến như sau: + Cây đậu tương: Là cây có quy mô lớn nhất trong tập đoàn cây công nghiệp của tỉnh có diện tích 6874 ha tăng lên so với năm 1996 là 236 ha. Đậu tương chủ yếu được canh tác trên ruộng 1 vụ tập chung nhiều ở huyện Hoà An, Trùng Khánh, Hà Quảng. Đây cũng là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính của tỉnh Cao Bằng. + Cây mía: Đây là loại cây có diện tích đứng thứ 2 sau cây đậu tương trong tập đoàn cây công nghiệp ngắn ngày diện tích năm 2000 đạt 2561 tăng lên so với năm 1996 là 1734 ha. Mía ở Cao Bằng tập trung chủ yếu là ở phục hoà đó là nguyên liệu cho nhà máy đường phục hoà của tỉnh. + Cây thuốc lá: Thuốc lá là loại cây trồng truyền thống đặc sản của Cao Bằng nhưng do thị trường tiêu thụ không ổn định nên diện tích gieo trồng thuốc lá của tỉnh qua các năm cũng tăng giảm không ổn định. năm 1990 diện tích đạt 903 ha đến năm 1992 tăng lên 1,262 ha. Từ năm 1992 do không tiêu thụ được nên diện tích giảm dần nên chỉ còn 534 ha. Từ năm 1995 đến nay được sự giúp đỡ của tổng Công ty thuốc lá Việt Nam trong việc đưa giống thuốc lá mới vào trồng và bao tiêu sản phẩm nên diện tích trồng thuốc lá được khôi phục dần. Theo thống kê năm 2000 diện tích gieo trồng thuốc lá của tỉnh đã lên tới 1312 ha. Do đưa giống thuốc lá mới, năng suất cao vào trồng nên năng suất thuốc lá tăng đáng kể. Năng suất năm 2000 đạt 13,93 tạ/ ha tăng lên 2,6 tạ/ha so với năm 1999. ở Cao Bằng thuốc lá chủ yếu được trồng ở vụ xuân trên đất ruộng lúa, màu luân canh với lúa mùa và có một số ít diện tích được trồng trên đất chuyên màu. * Thực trạng sản xuất một số cây dài ngày. So với các tỉnh khác trong vùng trung du miền núi bắc bộ, Cao Bằng là một tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả vào loại thấp. Diện tích cây công nghiệp hiện có (chủ yếu là chè và cà fê), diện tích cây ăn quả các loại năm 2000 đạt 2114,6 ha trong đó cây có mùi chiếm 414 ha, dứa là 79 ha, nhãn, vải là 275 ha, sản lượng đạt 83.259 tấn. Nhìn chung, các loại cây dài ngày được trồng phân tán trong vườn quốc gia đình mỗi loại trồng một số cây, tuỳ theo điều kiện ở mỗi nơi mà có tập đoàn cây dài ngày trong vườn phù hợp. Biểu 11: Cơ cấu diện tích các nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Cây trồng Năm 1996 Năm 2000 Diện tích Tỷ trọng Diện tích Tỷ trọng 1. Cây CN ngắn ngày 8432 100 11344 100 - Cây đậu tương 6632 78,65 6874 60,59 - Cây mía 827 9,80 2561 22,57 - Cây lạc 439 5,20 597 5,26 - Cây thuốc lá 534 6,33 1312 11,57 2. Cây CN dài ngày và cây ăn quả 1145 100 2114 100 - Cam, quýt, bưởi 162 14,14 414 19,58 - Nhãn, vải 66 5,76 275 12,15 - Dứa 54 4,71 79 3,73 - Cây khác 863 75,37 1346 63,67 II.2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng và giá trị ngành sản xuất theo vùng lãnh thổ. II.2.3.1. Quá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100272.doc
Tài liệu liên quan