Chuyên đề Những biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn để phát triển kinh doanh tại Công ty cổ phần SESA Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ VỐN 3

I.Khái niệm về vốn 3

II.Phân loại vốn 3

1.Vốn cố định 3

1.1Khái niệm tài sản cố định 3

1.2Phân loại tài sản cố định 3

2.Vốn lưu động 4

2.1Nội dung của vốn lưu động 4

2.2Phân loại vốn lưu động 5

III.Đặc điểm của vốn 6

1.Đặc điểm của vốn cố định 6

2.Đặc điểm của vốn lưu động 6

IV.Vai trò của vốn trong phát triển kinh doanh 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY SESA VIỆT NAM 9

I.Tổng quan về Công ty CP SESA 9

1.Thông tin chung 9

2.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 9

3.Quá trình hình thành và phát triển 9

II.Cơ cấu tổ chức 10

1.Sơ đồ tổ chức 10

2.Chức năng của các vị trí quản trị 11

4.Thị trường khách hàng 17

III.Thực trạng ngồn vốn huy động vốn tại Công ty SESA 17

1.Đặc điểm chung về quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp 17

2.Nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất và phát triển của Công ty 21

2.1Nhu cầu vốn phục vụ đầu tư phát triển 21

2.2Nhu cầu vốn phục vụ sản xuất hiện nay của Công ty 23

3.Những hạn chế và vấn đề đặt ra 25

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG VỐN CHO CÔNG TY CP SESA VIỆT NAM 27

I.Định hướng phát triển cho Công ty SESA trong những năm tới 27

II.Một số giải pháp huy động vốn cho Công ty SESA 27

1.Huy động vốn từ các nguồn bên trong doanh nghiệp. 28

2.Huy động thông qua vay vốn. 29

3.Huy động vốn qua hợp tác liên doanh 32

KẾT LUẬN 35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn để phát triển kinh doanh tại Công ty cổ phần SESA Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại cũng như tương lai của quý khách hàng. - Công ty sẽ tập trung tối đa các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và cam kết trên. - Công ty luôn sẵn sàng lắng nghe và tận tụy phục vụ quý khách hàng. 3.4. Mục tiêu Với mục tiêu trở thành đối tác lâu dài của Quý doanh nghiệp Công ty luôn hoạt động với những tiêu chí: “Uy tín – Chất lượng - Chuyên nghiệp - Bảo mật”. Với đội ngũ Thiết kế chuyên nghiệp, dây chuyền in Offset hiện đại, tinh thần phục vụ thân thiện của đội ngũ Marketing, Công ty luôn tự hào đã góp phần mang đến cho Quý khách hàng những sản phẩm: Đẹp nhất – Nhanh nhất – Giá cả tốt nhất góp phần vào sự thành công của Quý doanh nghiệp. II. Cơ cấu tổ chức 1. Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG THIẾT KẾ PHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM 2. Chức năng của các vị trí quản trị 2.1.Giám đốc Là người chi đạo, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ban hành các quy định và các quyết định cuối chiụ trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt đông của Công ty. 2.2. Phòng kinh doanh - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty. Trên cơ sở kế hoạch của các phòng, xây dựng kế hoạch tổng thể của Công ty bao gồm các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh, tài chính, xây dựng và đầu tư và các kế hoạch liên quan đến hoạt động của Công ty. - Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh và các kế hoạch khác của Công ty trình Giám đốc. - Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. - Cân đối lực lượng hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong sản xuất lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong toàn bộ Công ty. - Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những người không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Làm báo cáo sơ kết, tổng kết 6 tháng và hàng năm của Công ty. - Thực hiện các Hợp đồng kinh tế - Khi được uỷ quyền được phép ký kết các Hợp đồng mua bán hàng hoá, để tạo điều kiện chủ động với thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. - Là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện công tác tìm kiếm khách hàng, hoàn thành chỉ tiêu mà Giám đốc Công ty hoạch định ra theo đúng kế hoạch. 2.3. Phòng Thiết kế Thiết kế sản phẩm theo thông tin khách hàng cung cấp, đưa ra ý tưởng phù hợp với nội dung sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Phối hợp đồng bộ với phòng kinh doanh và phòng sản xuất khi thực hiện các hợp đồng nhằm đáp ứng kịp thời hàng hoá và nguyên vật liệu. 2.4.Phòng sản xuất Là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc. Hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong Công ty. 2.5. Phòng tổ chức hành chính Là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý, hoạch định các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương - bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Xây dựng hệ thống nội quy, quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp, thực hiện lưu giữ các văn bản của doanh nghiệp. Phân xưỏng sản xuất Là nơi tổ chức sản xuất tạo ra các sản phẩm của Công ty. Đây là bộ phận chủ yếu của Công ty có số lượng công nhân viên lớn nhất, tập trung chủ yếu các nguồn lực của Công ty. Bao gồm phân xưởng sản xuất tạo ra các sản phẩm là vật liệu giấy, thiết bị mực in và chuyên gia công, các sản phẩm in ấn. 3. Cách thức sản xuất 3.1.Thiết bị gia công chủ yếu 3.1.1.Máy in offset bốn màu Win – 504 - Xuất xứ: Uy Hải – Trung Quốc - Thông số kỹ thuật: Kích thước giấy lớn nhất 500x365 mm Kích thước giấy nhỏ nhất 130x184 mm Độ diầy giấy 0.04 – 0.3 mm Tốc độ in 3000 – 9000 tờ/giờ Kích thước bản in 490 – 412 mm Kích thước bản cao su 496x472x1.9 mm Chồng đưa giấy 450 mm Chồng thu giấy 510 mm Zip kẹp giấy 8 mm Điện áp 380V 50Hz Công suất máy chủ 5.5kw Công suất bơm hơi nước 0.75kw Kích thước máy 3600x1070x1600 mm Trọng lượng máy 3800kg 3.1.2.Máy bế MX - Đặc điểm tính năng máy bế MX: Đây là máy chuyên dụng để bế các sản phẩm phổ thong, giấy cotton, nhựa, da… thích hợp sử dụng trong ngành in và ngành bao bì. Máy có kết cấu chặt chẽ, chế tạo tinh mỹ, lực ép bế lớn, sử dụng thuận tiện, thao tác an toàn đáng tin cậy… - Kết cấu chủ yếu: - Vòng bi bôi trơn được làm từ hợp kim đúc đồng, độ bền cao và giảm chấn động - Lực ép mạnh - Thân máy được chế tạo bằng thép chất lượng tốt, cường độ cao, độ bền tốt - Hoạt động của máy li hợp điện từ đơn linh hoạt đáng tin cậy - Máy liên tục ba công đoạn: Bế đơn, bế ép liên tục, kéo dài thời gian tạm dừng máy, việc kéo dài thời gian này có thể điều chỉnh được. - Thao tác máy hoạt động cao độ, thiết kế hợp lý, góc mở của giá ép to. - Hệ thống bảo vệ an toàn có thể điều chỉnh được - Có thể lắp khoang bản hoạt động và hệ thống bôi trơn. 3.1.3. MX – 1200 thông số kỹ thuật chủ yếu: Kích thước giá 1200x820 mm Tốc độ làm việc 20 vòng/phút Chiều dài đường ép bế <35m Công suất điện cơ 4kw – 6h Trọng lượng máy 5000kg Kích thước máy 2050x2150x1900 mm 3.2.Quy trình in offset 3.2.1.Bước 1: Thiết kế chế bản: Đầu tiên phải tạo ra đi tượng cần in trên máy tính. Ví dụ ta định in một tờ rơi khổ A4 để quảng cáo cho một Công ty Bán máy tính, trước hết ta phải chuẩn bị các tư liệu liên quan tới việc quảng cáo đó: hình ảnh máy vi tính và các thiết bị, địa chỉ, số điện thoại...., sau đó đưa lên máy tinh để xử lý và sắp xếp cho hài hoà và ấn tượng với sự phối hợp cả tư duy, kinh nghiệm của người thiết kế và dựa trên ý muốn của khách hàng..., hoàn thành xong phần thiết kế chế bản là tới phần outfilm... 3.2.2. Bước 2: Output Film Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in Opset: Mầu trong In offset là hệ mầu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các mầu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ mầu đỏ cờ là sự kết hợp từ mầu Y (Yellow/vàng) và mầu M (Magenta/hồng); Hay mầu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai mầu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng); Rồi còn các mầu được kết hợp từ 3 trong 4 mầu nói trên hay kết hợp của cả 4 mầu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả mầu sắc khác nhau. Output 4 tấm phim xong thì chuyển sang phơi bản kẽm 3.2.3.Bước 3: Phơi bản kẽm: Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm), đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in. 3.2.4.Bước 4: In Opset: Người ta sẽ tiến hành in từng mầu một, in mầu gì trước, mầu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm mầu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ.... Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy) 3.2.5.Bước 5: Gia công sau in: Cán láng: Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn. Có 2 kiểu cán láng: cán mờ và cán bóng: Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên. Cán láng chỉ là một trang sức sau khi in, không bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn hoặc không là tuỳ. Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm. 4. Thị trường khách hàng 4.1. Địa bàn thị trường và những nhóm khách hàng chính Địa bàn thị trường chủ yếu của Công ty là Hà nội và các tỉnh phía Bắc. Khách hàng chủ yếu hiện nay của Công ty là các đơn vị Nhà nước, Doanh nghiệp, Công ty, Trường học, Ngân hàng, Nhà hàng, Khách sạn… các khách hàng là cá nhân có nhu cầu đến in ấn, thẻ nhân viên, nêm card… 4.2. Chính sách thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường Công ty Đức Anh không ngừng nâng cao, và phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. Xác định rõ tầm quan trọng hàng đầu của công tác marketing trong nền kinh tế thị trường, có biện pháp điều tra nghiên cứu, đánh giá xu hướng phát triển của thị trường,trên cơ sở đó xây dựng chiến lược marketing dài hạn, xác định rõ thị trường chính trước mắt và thị trường tiềm năng, lập kế hoạch phát triển sản phẩm, tổ chức các hoạt động hỗ trợ bán hàng, quảng bá và phát triển thương hiệu. Mở rộng không ngừng hệ thống sản xuất kinh doanh trong phạm vi thành phố Hà Nội, và bắt đầu mở rộng sang các tỉnh lân cân, nhanh chóng tăng thị phần tại các thị trường trọng điểm là Thủ đô, đồng thời tạo cơ sở để thâm nhập vào thị trường tiềm năng, thị trường mới. III. Thực trạng ngồn vốn và huy động vốn tại Công ty SESA Việt Nam 1. Đặc điểm chung về quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp 1.1. Quy mô vốn của Công ty Nhìn chung Công ty SESA Việt Nam là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tổng số vốn không lớn. Cụ thể: - Năm 2009 tổng nguồn vốn là 4.000.000.000 vnđ tăng 36.9% so với năm 2008. - Năm 2010 tổng nguồn vốn là 13.693.761.103 vnđ tăng 238,8% so với năm 2009. Ta có thể theo dõi sự biến động của nguồn vốn qua sơ đồ sau: BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN 1.2. Cơ cấu nguồn vốn Nguồn vốn của Công ty bao gồm vốn các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó nợ phải trả gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải trả nhà nước…Vốn chủ sở hữu gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2007 đến năm 2010 (đơn vị tính VNĐ) NGUỒN VỐN NĂM 2009 NĂM 2010 Nợ phải trả 3.331.673.338 12.915.715.573 Nợ ngắn hạn 3.331.673.338 12.915.715.573 Vay ngắn hạn Phải trả người bán 3.325.322.250 12.907.615.356 Thuế và các khoản nộp Nhà nước 6.351.088 8.100.217 Vốn chủ sở hữu 706.435.513 778.045.530 Vốn chủ sở hữu 706.435.513 778.045.530 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 609.431.636 609.431.636 Các quỹ thuộc chủ sở hữu 55.175.715 89.179.088 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 41.828.162 79.434.806 Tổng cộng nguồn vốn 4.038.108.851 13.693.761.103 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy : - Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua 2 năm tăng không đáng kể. Năm 2009 số vốn chủ sở hữu là 706.435.513 vnđ đến năm 2010 con số này là 778.045.530 vnđ tức chỉ tăng hơn 20% - Vốn vay ( nợ phải trả ) của doanh nghiệp tăng lên rất nhanh qua từng năm, cụ thể: Năm 2009 vốn vay của doanh nghiệp là 3.331.673.338 vnđ tăng 46,1% so với năm trước. Năm 2010 vốn vay của doanh nghiệp là 12.915.715.573 vnđ tăng 289,4% so với năm trước. Các chỉ tiêu tài chính cụ thể cho hai năm 2009 và 2010 như sau : *Hệ số nợ: Tính theo công thức Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn = 0,825 Hệ số nợ = 2009 2008 3.331.673.338 = 0,943 4.038.108.851 Hệ số nợ = 2010 2009 12.915.715.573 13.693.761.103 Kết quả cho thấy hệ số nợ qua các năm là rất cao, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là thấp đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi, điều này tạo áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên do nhu cầu của thị trường lớn nên doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi, do đó đòn bẩy tài chính phát huy được hiệu quả, mức gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là cao. *Hệ số vốn chủ sở hữu: Tính theo công thức Vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn = 0,175 Vốn chủ sở hữu = năm 2009 706.435.513 4.038.108.851 77 = 0,057 Vốn chủ sở hữu = năm 2010 778.045.530 1 3.693.761.103 Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở mức thấp nó cho thấy được vốn tự có của doanh nghiệp thấp, khả năng tự hỗ trợ vốn của doanh nghiệp nhỏ. *Hệ số đảm bảo nợ Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Được tính theo công thức: Hệ số đảm bảo nợ = Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả = 0,212 Hệ số đảm bảo nợ = Năm 2008 706.435.513 2.3.331.673.338 = 0,062 Hệ số đảm bảo nợ = Năm 2009 778.045.530 12.915.715.573 Kết quả trên cho thấy khả năng đảm bảo trả nợ vay của doanh nghiệp là xấu, đặt doanh nghiệp trong tình trạng nguy hiểm nếu như kinh doanh thua lỗ. Mặc dù giai đoạn 2009 – 2010 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong trong hai năm 2009-2010 nhưng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp chịu ít ảnh hưởng và không bị thu hẹp. Mặt khác nhu cầu thị trường so với năng lực đáp ứng của doanh nghiệp vẫn là rất lớn. Do đó tạo điều kiện kinh doanh thuân lợi cho doanh nghiệp đảm bảo điều kiện sinh lời. Doanh nghiệp tuy sử dụng chủ yếu là vốn vay nhưng sử dụng hợp lý nên vẫn thu được kết quả kinh doanh tôt. Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn vốn, việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu cũng là khó khăn vì chỉ được trích lập từ một phần lợi nhuận và các khoản khác của chủ sở hữu. Vốn vay chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, đóng vai trò chủ yếu trong việc phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong hoàn cảnh quy mô doanh nghiệp đang được mở rộng. Mặt khác việc lượng vốn vay của doanh nghiệp tăng nhanh qua từng năm cho thấy việc huy động vốn vay dễ dàng hơn việc tăng vốn chủ sở hữu khá nhiều. Do đó trong việc huy động vốn phục vụ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp việc huy đông vốn vay sẽ đóng vai trò chủ đạo. 2. Nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất và phát triển của Công ty 2.1. Nhu cầu vốn phục vụ đầu tư phát triển Thị trường hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là địa bàn Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận. Thị trường hiện nay có mức độ cạnh tranh khốc liệt, đồng thời có nhu cầu cao về các sản phẩm in ấn. Đây được Công ty xem như một cơ hội tốt để mở rộng quy mô hoạt động, phát triển kinh doanh. Để làm được điều nay nhu cầu về vốn của Công ty là rất lớn. Mong muốn đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thị trường, yêu cầu đạt ra là phải đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nhân công. Mặt khác cũng giúp cho Công ty tránh những tổn thất do sử dụng thiết bị lạc hậu. Sự lạc hậu, cũ kỹ của máy móc không những ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm sản xuất ra mà trong quá trình sử dụng Công ty thường xuyên phải tiến hành sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng của máy móc thiết bị. Chi phí sửa chữa hàng năm cũng khá tốn kém. Theo số liệu thống kê chi phí sửa chữa thay thế thiết bị tại doanh nghiệp năm 2009 là 160 triệu đồng, năm 2010 là 180 triệu đồng. Trong thời gian máy móc thiết bị không sử dụng sẽ trực tiếp gây nên tình trạng thiếu máy để tiến hành sản xuất, ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất tạo nên hiện tượng ứ đọng tại một số bộ phận của dây truyền gia công đã được chuyên môn hoá. Mong muốn hiện nay của doanh nghiệp là đầu tư trên cơ sở nâng cấp, cải tạo, kế thừa và phát triển nền tảng công nghệ hiện có kết hợp với đầu tư bổ sung có trọng điểm vào một số loại thiết bị chủ yếu nhất thiết phải thay thế. Mục tiêu của việc đầu tư phát triển sản xuất là làm tăng năng suất lên 40% so với năng suất hiện nay. Cụ thể: - Một dây truyền gia công tự động của Nhật (bao gồm máy in, bế, cán) có giá 8 tỷ đồng. - Xây dựng thêm nhà xưởng, kho tàng… Theo tính toán chứng kinh tế kỹ thuật, để thực hiện được dự án tăng năng suất lên 40% đòi hỏi Công ty phải huy động được số vốn khoảng 11,5 tỷ đồng. Đối với một Công ty cổ phần đây là một số vốn lớn. Nếu chỉ huy động từ quỹ khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển sẽ không đủ bù đắp nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư. Mặt khác hoạt động đầu tư này cũng không thể tiến hành chậm chễ. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu vốn cho dự án này Công ty phải huy động thêm từ những nguồn khác. Với nhiều nguồn vốn cần huy động, Công ty cần phải có những giải pháp thật cụ thể và chi tiết. Huy động vốn là công tác Công ty đã từng bước thực hiện trong những năm qua. Điều này cũng được thể hiện trong các bản cân đối kế toán của Công ty khi lượng vốn của doanh nghiệp cũng được tăng lên qua từng năm. 2.2. Nhu cầu vốn phục vụ sản xuất hiện nay của Công ty Trước hết ta xem xét các chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm như chi phí nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản cố định… vì đây là các chi phí liên quan trực tiếp nhất đến việc vận hành doanh nghiệp một cách liên tục: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố (đơn vị: vnđ) Chi tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chi phí nguyên vật liệu 1.906.294.381 3.060.290.225 Chi phí nhân công 187.475.000 241.645.000 Chi phí khấu hao tài sản cố định 29.000.000 40.000.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.0650.795 _ Chi phí khác bằng tiền _ 3.610.785 Cộng 2.123.835.176 3.345.546.010 Chi phí sản xuất kinh doanh theo các yếu tố trên của Công ty liên tục tăng theo từng năm, phù hợp với tình hình mở rộng kinh doanh của Công ty . Tuy nhiên đây mới chỉ là một phần chi phí liên quan đến sản xuất các sản phẩm. Do đó ta phải xem xét thêm tình hình vốn lưu động để hiểu rõ hơn nhu cầu vốn thực sự của Công ty. Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, vốn lưu động là bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Đó là lượng vốn khác nằm trong các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh như : - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ, bán thành phẩm tự gia công chế biến - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế dự trữ và chuẩn bị dùng cho hoạt động sản xuất. - Vốn lưu động dùng cho quá trình lưu thông: là bộ phận dùng cho quá trình lưu thông như: thành phẩm, vốn tiền mặt... Bộ phận vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của SESA Tình hình nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh (đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Nợ phải trả 3.331.673.338 12.915.715.573 Các khoản phải thu ngắn hạn 786.925.276 11.120.758.715 Hàng tồn kho 958.435.335 461.516.270 Nhu cầu vốn lưu động 1.586.312.727 1.333.440.585 Như vậy có thế thấy nhu cầu vốn lưu động trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên tục tăng qua từng năm. Thực tế đây là một bài toán nan giải cho doanh nghiệp để có đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của mình. Nhu cầu về vốn lớn nhưng vẫn chưa được đáp ứng. Thực tế Công ty Đức Anh vẫn trong tình trạng thiếu vốn và khó khăn trong việc huy động vốn. Mà biểu hiện rõ nhất là vốn vay (nợ phải trả) chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, trong khi vốn chủ sở hữu không thể đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Những hạn chế và vấn đề đặt ra Điều dễ nhận thấy nhất trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP SESA là tỉ lệ vốn vay (nợ phải trả) chiếm phần lớn trong khi vốn chủ sở hữu chiếm tỉ lệ nhỏ. Hiện tại tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp khá khả quan, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nhận được nhiều đơn hàng. Điều này đem lại cho doanh nghiệp doanh thu tốt và đảm bảo trả nợ cho doanh nghiệp. Lá chắn trước thuế của vốn vay đang được doanh nghiệp sử dụng triệt để nhằm mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Và dường như nó đang mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Mặt khác, nhu cầu thị trường lớn và kì vọng quá cao của ban lãnh đạo đã thôi thúc doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng về quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị. Viêc huy động thêm nhiều vốn vay là điều không tránh khỏi, lại càng làm cho cơ cầu trong nguồn vốn của doanh nghiệp thêm mất cân đối. Thông thường lợi ích càng cao thì rủi ro cũng càng lớn. Trước mắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tiến hành ổn định. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nhu cầu thị trường có thay đổi lớn, khi mà máy móc, trang thiết bị mới được đầu tư không thể phát huy được công suất. Hàng tỷ đồng tiền vốn có nguy cơ không thể thu hồi. Doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Do đặc thù là doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ nên trong quan hệ hợp tác với các đơn vị khác chưa tạo được niềm tin vững chắc về năng lực. Các đơn vị đối tác vẫn còn dè dặt trong quan hệ với doanh nghiệp. Nhưng khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong những năm qua là việc đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh. Do đặc trưng của ngành sản xuất in ấn cần khối lượng vốn lớn mà khả năng thu hồi vốn khá lâu. Vì vậy để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải tự mình chủ động trong việc tìm nguồn tài trợ. Một trong những biện pháp huy động vốn doanh nghiệp đang sử dụng là vay vốn của các tổ chức tín dụng thông qua thế chấp. Nhưng việc vay vốn diễn ra chậm chạp, khó khăn và tốn kém do phải trải qua quá trình thẩm định, kiểm tra với nhiều thủ tục phức tạp. Nhiều khi làm cho doanh nghiệp mất đi những cơ hội kinh doanh tốt. Hơn nữa chi phí cho các khoản vay quá lớn sẽ làm cho chi phí lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi. Công tác thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp còn yếu kém các hợp đồng của doanh nghiệp khi thực hiện xong nhưng chưa thu hồi kịp làm cho các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, số vốn bị chiếm dụng nhiều, tình trạng nợ nần dây dưa vẫn tồn tại. Năm 2006 Viêt Nam ra nhập WTO thách thức lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài với quy mô và nguồn vốn dồi dào giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Thủ tục hành chính còn rườm rà, việc vay vốn kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Quy mô của công ty ở mức độ nhỏ do đó chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước. Do đó bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là tốc độ đầu tư thêm vốn như thế nào cho bền vững? Làm thế nào để huy động thêm vốn chủ sở hữu? Huy động vốn vay bao nhiêu là hợp lý? Và huy động từ những nguồn nào để có chi phí cũng như rủi ro thích hợp nhất?... Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động trong nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu phát triển của mình. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG VỐN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SESA VIỆT NAM Định hướng phát triển cho Công ty CP SESA Việt Nam trong những năm tới Để hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế và của ngành in. Ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng một số chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động trong thời gian tới: - Doanh thu : từ 35 tỷ trở lên - Lợi nhuận: đạt trên 2 tỷ - Hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. - Thu nhập bình quân đạt trên 5 triệu đồng/tháng. - Các chính sách đối với công nhân ngày hoàn thiện hơn. - Ký hợp đồng in ấn lớn hơn trong thời gian tới. - Mở rộng quy mô của Công ty cả về số lượng và chất lượng. II. Một số giải pháp huy động vốn cho Công ty SESA Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể huy động một lượng vốn tiền tệ nhất định. Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo việc tổ chức huy động vốn đạt hiệu quả cao, thì ngay từ bước lập kế hoạch huy động vốn doanh nghiệp cần chủ động, chú trọng một số vấn đề sau: Trước hết phải xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn khi cần đối với việc tạm ứng đấu thầu khi cần thiết và hoạt động đổi mới trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên. Từ đó đề ra các biện pháp huy động nhằm cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời, tránh tình trạng thiếu vốn như hiện nay, gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở xác định vốn kinh doanh như kế hoạch đã lập, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm: Việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định số vốn hiện có, số vốn cần bổ sung. 1. Huy động vốn từ các nguồn bên trong doanh nghiệp. - Để đảm bảo cho nhu cầu vốn kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn để phát triển kinh doanh tại Công ty CP SESA Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan