Chuyên đề Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LÀ NHIỆM VỤ CƠ BẢN VÀ LÂU DÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3

1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 3

1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong kinh doanh thương mại quốc tế 5

1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh thương mại quốc tế 6

1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 9

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 11

2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 11

2.1.1. Vốn kinh doanh 12

2.1.2. Bộ máy tổ chức, quản lý và lao động 12

2.1.3. Nghệ thuật kinh doanh 12

2.1.4. Mạng lưới kinh doanh 13

2.1.5. Đòn bẩy kinh tế trong doanh nghiệp 13

2.2. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 14

2.2.1. Thị trường 14

2.2.2. Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân 14

2.2.3. Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường 14

2.2.4. Kỹ thuật công nghệ 15

2.2.5. Chính trị và pháp luật 15

2.2.6. Điều kiện tự nhiên 15

2.3. Điều kiện và mối quan hệ cần phải đảm bảo trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 16

III. HỆ THỐNG NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH 18

3.1. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp nói chung 18

3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định 18

3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 19

3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của vốn 20

3.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 20

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG AIRSERCO 21

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 21

2.1.1. Sơ lược về Công ty 21

2.1.2. Sự ra đời và phát triển của Công ty 21

2.1.3. Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không 22

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 22

2.1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của các bộ phận 24

2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 24

2.2.1. Tính chất, nhiệm vụ của Công ty 24

2.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty 25

2.2.3. Đặc điểm về lao động 25

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 27

2.3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 27

2.3.1.1. Thực trạng về doanh thu – chi phí – lợi nhuận 28

2.3.1.2. Thực trạng về nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động 31

2.3.2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở Công ty 32

2.3.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 32

2.3.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 34

2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG AIRSERCO 37

2.4.1. Những thành tựu đạt được 37

2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục 38

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG AIRSERCO 40

3.1. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG AIRSERCO 40

GIẢI PHÁP THỨ NHẤT: Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm các hợp đồng xuất nhập khẩu góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu bán hàng. 40

1. Nghiên cứu thị trường trong nước 40

2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài 43

GIẢI PHÁP THỨ HAI: Giữ vững và khai thác có hiệu quả thị trường các mặt hàng truyền thống của ngành, kết hợp với đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu ngoài ngành với mục tiêu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu 43

GIẢI PHÁP THỨ BA: Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có 44

1. Về số lượng lao động 44

2. Về chất lượng lao động 44

GIẢI PHÁP THỨ TƯ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 45

1. Tăng nhanh vòng quay của vốn 45

2. Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh 46

2.1. Bảo toàn và phát triển vốn cố định 46

2.2. Bảo toàn và phát triển vốn lưu động 47

GIẢI PHÁP THỨ NĂM: Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nhằm giảm bớt các khoản chi không hiệu quả. 47

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 48

3.2.1. Đối với Nhà nước 49

3.2.2. Đối với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam 49

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển của nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội. Những nhiệm vụ kinh tế và chính trị mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định việc kinh doanh những loại hàng hóa và dịch vụ cần, nền kinh tế cần Quan điểm thứ ba: Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hieuj quả kinh doanh, tức là nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội của ngành, địa phương và của bản thân doanh nghiệp. Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh, phải coi trọng tất cả các lĩnh vực, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, phải xem xét một cách đầy đủ các mối quan hệ tác động qua lại của tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo những mục tiêu đã xác định. Quan điểm thứ tư: Bảo đảm tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá hiệu quả kinh doanh và khi đề ra những biện pháp, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả phải xuất phát từ những đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Chỉ có như vậy, những chiến lược, phương án kinh doanh, những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới có tính khả thi, đồng thời tránh được những rủi ro trong kinh doanh. Yêu cầu này đòi hỏi phải nâng cao tính khoa học trong công tác kế hoạch hóa của doanh nghiệp. Đồng thời, những mục tiêu kế hoạch đó phải xuất phát từ những yêu cầu thị trường, đáp ứng tôus đa nhu cầu đó, trên cơ sở khai thác triệt để các nguồn nhân lực tiềm tàng của doanh nghiệp, hay nói cách khác, ta có thể xác định được khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường trên cả hai mặt hiện vật và giá trị khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quan điểm thứ năm: Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và giá trị để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi tính toán và đánh giá hiệu quả một mặt phải căn cứ vào sản lượng hàng hóa dịch vụ đac thực hiện, giá cả tiêu thụ trên thị trường, mặt khác phải tính đúng, tính đủ các chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ những hàng hóa đó, có như vậy mới đảm bảo được chính xác trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. HỆ THỐNG NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH 3.1. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp nói chung 3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của tài sản cố định = Tổng doanh thu thuần Nguyên giá tài sản cố định Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp. Suất hao phí TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu hay lợi nhuận thuần Qua chỉ tiêu này ta thấy để có 1 đồng doanh số hoặc lợi nhuận thuần phải có bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. 3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động a. Phân tích chung Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi của vốn lưu động (tài sản lưu động): Sức sản xuất của vốn lưu động = Tổng số doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần Sức sinh lợi của vốn = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp trong kỳ. b. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động = Tổng số doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu thuần Hệ số này cang nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm thu được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này, ta có thể biết được để có 1 đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. 3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của vốn Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động, khi phân tích cần phải xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, thường đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = Lợi nhuận Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần mang lại mấy đồng lợi nhuận. Trong các công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận thường là lợi nhuận ròng trước thuế hay sau thuế lợi tức hoặc lợi tức gộp, còn vốn kinh doanh có thể là tổng số nguồn vốn hay vốn chủ sở hữu, vốn vay tùy thuộc vào mục đích phân tích. Đánh giá chung khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Để đánh giá chung khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cần tính ra và so sánh chỉ tiêu “hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu” giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi cao và ngược lại Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Lãi ròng trước thuế Vốn chủ sở hữu 3.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Mức lợi nhuận đạt được trên một lao động = Lợi nhuận đạt được trong kỳ Tổng số lao động hiện có Doanh thu bình quân của một lao động = Tổng doanh thu thuần Tổng số lao động CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG AIRSERCO LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG Sơ lược về Công ty Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không Tên giao dịch quốc tế: Air Service Supply Joint Stock Company Tên viết tắt: AIRSERCO VIETNAM Trụ sở chính: 1/196 Nguyễn Sơn – Long Biên – Hà Nội Điện thoại: 84 4 8271565 – 8730422; Fax: 84 4 8272426 Wedsite: Airserco.vn Sự ra đời và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không ra đời trên cơ sở tiền thân là Cục phục vụ - Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Ngày 19/9/1994, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1507/QĐ/TCCB – LĐ thành lập Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Tháng 1/2007 Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không (Airserco VietNam), do Tổng công ty Hàng không Việt Nam giữ cổ phần chi phối, với chức năng, nhiệm vụ là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngành nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên máy bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, với những ngành nghề chính sau: Hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại nội địa Sản xuất, cung ứng các mặt hàng phục vụ hành khách trên máy bay Dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách liên vận và quốc tế Hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, du học nước ngoài Đại lý bán vé máy bay và các loại hình dịch vụ khác Kinh doanh khoáng sản Kinh doanh thuốc lá điếu Kinh doanh khí đốt hóa lỏng và một số ngành nghề khác. Thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty rất rộng lớn, không những chỉ trong nước (chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, TP Hồ Chí Minh) mà còn ở nhiều quốc gia khác như Liên bang Nga, Mông Cổ, Malaysia, Dubai Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không CÁC PHÒNG KD VÀ SẢN XUẤT PHÒNG HC TỔNG HỢP PHÒNG KD-XNK PHÒNG marketing CÁC VPĐD NƯỚC NGOÀI TT Tmại 77 Nguyễn Sơn VPĐD LB NGA TT tmại HK VPĐD MALAYSIA PHÒNG KHĐT - TCCB PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÁC TRUNG TÂM TRONG NƯỚC TT XKLĐ & TM VPĐD DUBAI X. DỆT XƯỞNG CÁC CHI NHÁNH CHI NHÁNH TPHCM CHI NHÁNH HƯNG YÊN Vai trò, nhiệm vụ của các bộ phận Các phòng ban nghiệp vụ giúp Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công việc chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ và nồi dung công việc được giao. Phòng Tổ chức - Hành chính – Nhân lực Căn cứ vào tình trạng hoạt động của Công ty qua các năm, các thời kỳ để phân tích, đánh giá và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, lên kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra còn có nhiệm vụ: Quản lý hành chính chung cho toàn Công ty bao gồm: Quản lý nhân sự trong Công ty, quản lý tài sản cố định của Công ty, quản lý công văn Quản lý việc giao nhận hàng, quản lý kho và đội xe Thực hiện cáo công việc quảng cáo và quản lý thông tin Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Tài chính – Kế toán đảm bảo vừa là một phòng hoạt động chức năng vừa là phòng đảm bảo kinh doanh xuất nhập khẩu đúng luật pháp và có hiệu quả với những nhiệm vụ sau: Thực hiện các công việc quản lý về tài chính chung cho toàn Công ty như tình hình về tài sản, chi phí, thuế, lương, thanh toán Tham gia vào quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty qua việc theo dõi, quản lý hợp đồng về tài chính. Chịu trách nhiệm lập các báo cáo quyết toán tài chính trong từng thời kỳ. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tính chất, nhiệm vụ của Công ty Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngành nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên máy bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, với những ngành với những ngành nghề chính sau: Hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại nội địa Sản xuất, cung ứng các mặt hàng phục vụ hành khách trên máy bay Dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách liên vận và quốc tế Hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, du học nước ngoài Đại lý bán vé máy bay và các loại hình dịch vụ khác Kinh doanh khoáng sản Kinh doanh thuốc lá điếu Kinh doanh khí đốt hóa lỏng và một số ngành nghề khác. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không có trụ sở chính tại số 1, ngõ 196, phố Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội với tổng diện tich mặt bằng là 8000 m2 . Trên diện tích đó bao gồm: Văn phòng làm việc, xưởng dệt, xưởng sản xuất đồ hộp xuất khẩu, xưởng may gia công hàng xuất khẩu, và một cơ sở liên doanh sản xuất đồ nhựa phục vụ tiêu dùng nội địa. Công ty có khu đất thuê tại Bạch San, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích là 80.000 m2 . Ngoài ra Công ty còn thuê 3 địa điểm tại thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làm trụ sở văn phòng, giao dịch cho các đơn vị trực thuộc Công ty để tổ chức kinh doanh các lĩnh vực: Xuất khẩu lao động, tư vấn du học, du lịch lữ hành nội địa và quốc tế Công ty có máy móc, thiết bị với dây chuyền đồng bộ trong các xưởng dệt, xưởng chế biến đồ hộp xuất khẩu. Đặc điểm về lao động Sau gần 15 năm thành lập, Công ty đã tồn tại và phát triển trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả như ngày nay là nhờ những đóng góp không nhỏ của những cán bộ công nhân viên trong Công ty. Hơn nữa, với sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo Công ty, đời sống của công nhân viên luôn được đảm bảo. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty là tương đối cao so với mức trung bình của các ngành khác. Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của Công ty TT Cơ cấu, trình độ lao động Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú 1 Tổng số lao động 334 2 Giới tính: Lao động nữ 205 61,38 Lao động nam 129 38,62 3 Trình độ đào tạo 334 Tiến sĩ 1 0,3 Thạc sĩ 0 0 Đại học các ngành nghề 133 39,82 Cao đẳng, trung cấp 31 9,28 Sơ cấp và tương đương(có nghề được đào tạo) 51 15,26 Lao động tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc không kê khai trong hồ sơ 128 38,32 4 Cơ cấu trực tiếp/gián tiếp 334 Lao động quản lý 30 8,98 Lao động chuyện môn nghiệp vụ 93 27,84 Lao động trực tiếp 5 Lao động theo Phòng,Phân xưởng 334 Lãnh đạo công ty 1 0,3 Trợ lý giám đốc 1 0,3 Phòng KTTC 10 2,39 Phòng hành chính tổng hợp 37 11,07 Phòng KHĐT & TCCB 39 11,67 Văn phòng Đảng, Đoàn 2 0,59 Bảo vệ Hưng Yên 9 2,69 Phòng KD XNK I + xưởng gỗ 10 2,99 Đại lý ôtô 5 1,49 Phòng KD XNK III 3 0,89 Phòng KD tổng hợp 67 20,00 Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 52 15,56 Trung tâm XKLĐ & Thương mại 33 9,88 Trung tâm TM & Dịch vụ HK 21 6,28 Phòng dịch vụ Thương mại 5 1,49 77 Nguyễn Sơn 6 Xưởng may xuất khẩu 22 6,6 Trung tâm thuốc lá Hàng không 6 1,79 Cửa hàng kinh doanh ăn uống 3 0,89 Văn phòng đại diện LB Nga 8 2.39 Nhìn chung, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, chuyên viên tinh thông nghiệp vụ, và một cơ cấu nhân sự hợp lý. Với một lực lượng cán bộ công nhân viên như vậy chắc chắn Công ty sẽ đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của ngành Hàng không Việt Nam. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Sau gần 15 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của cục Hàng không dân dụng Việt Nam, được sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý Nhà nước và sự giúp đỡ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên, Công ty đã đạt được một số kết quả đáng trân trọng. Sau đây là một số kết quả mà Công ty đạt được trong những năm gần đây: 2.3.1.1. Thực trạng về doanh thu – chi phí – lợi nhuận Sơ đồ 2: Cơ cấu doanh thu của AIRSERCO Doanh thu DT hoạt động tài chính DT hoạt động SXKD DT hoạt động bất thường DT ủy thác vận chuyển Phí ủy thác Hoa hồng bán vé DT bán hàng NK Nk Doanh thu Sau đây là tình hình thực hiện doanh thu của AIRSERCO trong những năm gần đây: Bảng 3: Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh Năm 2004 2005 2006 Tổng doanh thu 228,674,298,781 302,125,894,519 352,608,801,193 Trong đó: Thương mại & XNK Sản xuất các loại Dịch vụ và doanh thu khác 213,905,021,560 8,750,726,093 6,018,551,128 278,579,322,940 15,306,083,425 8,240,488,154 311,597,559,596 20,944,444,366 20,066,797,231 Qua bảng doanh thu trên ta thấy mức tăng trưởng doanh thu hàng năm bình quân là 22%. Trong đó, cơ cấu mặt hàng và loại hình kinh doanh thực tế như sau: Doanh thu kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bình quân chiếm 88,4% trên tổng doanh thu. Doanh thu về sản xuất chiếm 6% trên tổng doanh thu. Doanh thu về các loại dịch vụ khác chiếm 5,6% trên tổng doanh thu hàng năm. Chi phí Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí, gọi chung là chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là thể hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Bảng 4: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2004 - 2006 Yếu tố chi phí Năm 2004 2005 2006 I. Chi phí nguyên liệu, giá vốn 209,206,332,997 261,206,639,467 321,586,846,485 1. Chi phí nguyên liệu chính 5,344,233,647 10,570,033,197 15,781,381,224 2. Chi phí nguyên liệu chính 203,862,099,350 250,636,606,270 305,805,465,261 II. Chi phí nhân công 6,332,880,094 7,418,395,742 11,061,096,551 1. Ăn ca, các khoản khác 497,082,000 - 540,208,024 2. Lương CBCNV 5,444,545,816 6,976,503,188 9,862,255,188 3. BHXH, BHYT, KPCĐ 391,252,278 441,892,554 658,633,339 III. Chi phí khấu hao TSCĐ 1,435,733,068 1,636,764,826 1,553,288,893 Chi phí khấu hao TSCĐ 1,435,733,068 1,636,764,826 1,553,288,893 IV. Chi phí dịch vụ mua ngoài 8,024,764,561 11,518,305,832 13,063,005,681 V. Chi phí khác bằng tiền 2,689,346,672 5,195,378,675 3,277,543,043 TỔNG CHI PHÍ 227,689,057,392 286,975,484,542 350,541,780,653 Có thể thấy rằng, tổng chi phí không ngừng tăng lên, nguyên nhân là do cơ sở vật chất mà Công ty nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh có giá trị rất lớn, do đó giá vốn hàng bán là rất lớn. Hơn nữa, các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh khác như chi phí dịch vụ mua ngoài, điện thoại, điện tín, điện nước là khá lớn và lại đang có xu hướng tăng lên rất lớn làm cho tổng chi phí kinh doanh của Công ty ngày càng tăng lên do đó hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng giảm xuống. Để tiến hành kinh doanh có hiệu quả thì mục tiêu của AIRSERCO là bằng mọi giá phải quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí hoạt động kinh doanh nhằm hạ thấp chi phí, trong đó chủ yếu là các dịch vụ mua ngoài và vốn hàng, do đó mới có thể tăng được lợi nhuận qua các năm. Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh, đó chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Doanh thu hàng năm mà Công ty thu được đều bù đắp được các khoản chi phí bỏ ra do đó đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty có lãi. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện chi tiết qua bảng sau: Bảng 5: Kết quả kinh doanh năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 1.Doanh thu thuần 228,667,857,992 302,144,683,662 352,608,801,193 2. Giá vốn hàng bán 313,105,618,834 280,245,924,893 323,984,306,433 3. Lợi nhuận gộp 15,562,239,088 21,898,785,769 28,604,696,745 4. Doanh thu HĐ tài chính 7,665,014,995 7,404,704,776 9,266,437,828 5. Chi phí tài chính 7,477,603,407 7,925,866,333 9,685,162,845 6. Chi phí bán hàng 9,414,278,621 14,474,302,091 14,114,368,663 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,169,159,937 5,747,545,070 12,443,087,557 8. Lợi nhuận thuần HĐKD 1,166,212,118 1,115,750,051 1,628,497,508 9. Thu nhập khác 654,003,831 2,152,449,007 515,721,901 10. Chi phí khác 356,454,956 224,407,967 11. Lợi nhuận khác 297,548,875 581,959,972 291,313,934 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 1,463,760,993 1,737,710,203 1,919,811,442 13. Thuế thu nhập DN phải nộp 468,403,518 486,558,806 537,547,204 14. Lợi nhuận sau thuế 995,375,475 1,251,151,217 1,382,264,238 Xem xét doanh thu và kết quả kinh doanh của Công ty, ta thấy hoạt động kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu mang lại nguồn thu chủ yếu cho Công ty (chiếm 88,4% trên tổng doanh thu). Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2005 giảm nhẹ so với năm 2004 (1,7%), nhưng lại tăng đột biến vào năm 2006 (gần 25%). Tuy nhiên các khoản chi phí cũng không ngừng tăng lên và kết quả là hiệu quả kinh doanh tăng không đáng kể. Do đó, trong thời gian tới, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn những khoản chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những khoản chi phí thuê ngoài, có như vậy mới nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.3.1.2. Thực trạng về nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động a. Nộp ngân sách Cùng với sự phát triển của Công ty, các khoản nộp ngân sách Nhà nước qua các năm cũng tăng dần Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch nộp ngân sách 2004 - 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 KH TH %TH KH TH %TH KH TH %TH Nộp ngân sách 7.268 7.357 101,22% 7.506 7.963 106,08% 8.256 8.354 101,18% Có thể thấy trong những năm gần đây, các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước của AIRSERCO tăng dần lên và Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch nộp ngân sách nhà nước. b. Thu nhập bình quân của người lao động Bằng những kết quả đạt được, Công ty không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong thời gian qua. Thu nhập bình quân của người lao động luôn ở mức ổn định và là tương đối cao so với thu nhập trung bình của các ngành khác. Năm 2005: Thu nhập bình quân của một lao động là 1.432.560 đồng Năm 2006: Thu nhập bình quân của một lao động là 1.653.406 đồng Năm 2007: Thu nhập bình quân của một lao động là 1.962.753 đồng Bên cạnh nỗ lực nâng mức thu nhập bình quân, Công ty còn tổ chức các đợt tham quan nghỉ mát hàng năm nhằm gắn kết người lao động với Công ty. Mức sống và điều kiện sống của người lao động được đảm bảo vả về vật chất và tinh thần. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở Công ty Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Cho biết một đồng chi phí bỏ ra cho bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh, ta có: Hiệu quả kinh doanh = Doanh thu Chi phí Bảng 7: Bản phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Tổng doanh thu thuần Triệu VND 228.667 302.144 352.608 Chi phí - 227.689 286.975 350.541 Hiệu quả kinh doanh - 1,004 1.052 1,006 Ta thấy rằng H đều lớn hơn 1, tức là đã có sự xuất hiện giá trị gia tăng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng giảm sút, tuy vậy vẫn chưa thể có mottj kết luận đầy dủ mà cần phải nghiên cứu các chỉ tiêu khác. Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh Chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra vao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn kinh doanh Bảng 8: Phân tích chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế Triệu VND 995 1.251 1.382 Tổng vốn kinh doanh - 169.534 175.690 176.870 Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh - 0,0058 0,0072 0.0078 Qua tính toán trên cho thấy, nếu như năm 2005 bỏ 1 đồng vốn kinh doanh thu được 0,0058 đồng lợi nhuận, con số này tăng dần đến năm 2007 đạt 0,007. Tuy nhiên, những chỉ số này mới chỉ tăng nhẹ, chưa đáng kể. So với năm 2004, hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh ở năm 2006 cao hơn là: 0.0078 – 0.0058 = 0.002, điều này là do ảnh hưởng của các yếu tố: Do lợi nhuận thay đổi: 1.251 169.543 - 995 169.543 = 0.0015 Do nguồn vốn kinh doanh thay đổi: 1.251 175.690 - 1.251 169.543 = -0.0002 Như vậy lợi nhuận năm 2006 tăng giúp cho hệ số doanh lợi tăng 0,001% nhưng nguồn vốn tăng làm hệ số doanh lợi lại giảm 0,0002%. Tổng hợp sự ảnh hưởng của 2 nhân tố trên làm tăng hệ số doanh lợi năm 2006 so với 2004 là 0,0002%, tăng rất ít. Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu Hệ số sinh lợi của doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh ra lợi nhuận từ doanh thu Hệ số doanh lợi của doanh thu = Lợi nhuận thuần sau thuế Doanh thu thuần Bảng 9: Bảng phân tích hệ số doanh lợi của doanh thu Chỉ tiêu Đơn vị 2004 20005 2006 Lợi nhuận triệu đồng 995 1.251 1.382 Doanh thu thuần - 228.667 302.144 352.608 Hệ số doanh lợi của doanh thu - 0.034 0.004 0.0039 Ta thấy chỉ tiêu này của Công ty có xu hướng giảm vào năm 2005, nhưng lại tăng vào năm 2006. Nguyên nhân là do: - Do lợi nhuận tăng đi làm tăng khả năng sinh lợi nhuận từ doanh thu 1.382 228.667 - 995 222.667 = 0.002 Do doanh thu tăng làm ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ tiêu này 1.382 302.144 - 1.382 228.667 = - 0.045 Tổng cộng ảnh hưởng của 2 nhân tố làm giảm chi tiêu doanh lợi của doanh thu năm 2006 so với năm 2004 là 0, 043. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận Vòng quay của toàn bộ vốn Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, nó phản ánh 1 đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu Vòng quay của toàn bộ vốn = Doanh thu thuần Tổng nguồn vốn Bảng 10: Bảng phân tích vòng quay của vốn kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Doanh thu thuần Triệu đồng 228.667 302.144 352.608 Tổng vốn kinh doanh - 169.534 175.690 176.870 Vòng quay của toàn bộ vốn Vòng 1,349 1,72 1,993 Vòng quay của toàn bộ vốn có xu hướng tăng dần, nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ngày càng cao, hay nói cách khác 1 đồng vốn mang lại nhiều doanh thu hơn. Vòng quay của hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Bảng 11: Bảng phân tích vòng quay của hàng tồn kho Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 213.105 280.245 323.948 Hàng tồn kho - 38.746 39.982 42.659 Vòng quay của hàng tồn kho Vòng 5,504 7,01 7,59 Có thể thấy rằng, vòng quay hàng tồn kho của AIRSERCO tương đối cao, năm sau cao hơn năm trước, chứng topr lượng hàng tồn kho ngày càng giảm đi, tài sản dự trữ của Công ty là hợp lý, tốt và rất có hiệu quả. Vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động Bảng 12: Bảng phân tích vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Doanh thu thuần Triệu đồng 228.667 302.144 352.608 Vốn lưu động - 157.376 162.753 164.947 Số vòng quay vốn lưu động Vòng 1,453 1,856 2,138 Vòng quay vốn lưu động của Công ty tương đối cao và không ngừng tăng trong các năm tiếp theo chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7748.doc
Tài liệu liên quan