Ngày nay khi mà hoạt động kinh doanh dịch vụ theo cơ chế thị trường đòi hỏi người cán bộ của các tổ chức kinh tế nói chung và cán bộ quản lý HTX nói riêng phải có trình độ, năng động nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết cho công việc kinh doanh của mình.
Qua biểu 11 cho thấy hiện nay, tổng số cán bộ toàn tỉnh là 6183 người bình quân một HTX có 12,1 người và so với trước chuyển đổi thì có thêm Ban kiểm soát. Trình độ cán bộ quản lý HTX được chia ra : Đại học 36 người (chiếm 0,58%), cao đẳng 410 người (6,63%), trung cấp 1878 người (chiếm 30,37%), chưa qua đào tạo 3859 người (chiếm 64,42%). Như vậy tỷ lệ số cán bộ có trình độ còn nhỏ, trong khi số cán bộ chưa qua đào tạo là khá lớn.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành nông nghiệp. Đây là hai ngành có giá trị kinh tế cao, để phát triển sản xuất hàng hoá thì các hộ nông dân rất cần những dịch vụ về đầu vào như giống, thú y, khuyến nông ...Ngoài ra dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cũng rất cần thiết bởi vì thông qua dịch vụ của HTX sẽ tạo ra các cơ sở thu gom thuận lợi cho các doanh nghiệp đến ký hợp đồng mua, bán với các hộ nông dân.
3.Đánh giá chung.
+ Về thuận lợi.
Hà Tây có thời tiết khí hậu, đất đai và các nguồn lực khác khá thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, luân canh cây trồng. Phát triển cây lương thực, thực phẩm đặc biệt là cây công nghiệp cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Do đó, để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá, đa dạng các sản phẩm nông nghiệp thì bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội như trên thì việc phát triển các loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp là rất cần thiết. Các HTX dịch vụ này sẽ phục vụ đắc lực cho việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp.
Qua một thời gian dài đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, Hà Tây đã có một cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và vững chắc. Nó sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hoá- dịch vụ, tiếp thu khoa học công nghệ được dễ dàng. Lúc này yêu cầu đặt ra HTX nông nghiệp là phải mở rộng các khâu dịch vụ đáp ứng nhu cầu của kinh tế hộ.
Những năm qua, kinh tế Hà Tây đã có bước tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cải thiện, nông thôn ổn định hơn. Đặc biệt đối với người nông dân đã phần nào yên tâm và tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước nói chung, sự chỉ đạo điều hành sản xuất nông nghiệp ở các HTX nông nghiệp Hà Tây nói riêng.
Bên cạnh những thuận lợi trên Hà Tây cũng có những khó khăn cho phát triển các loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp, đó là:
Sự tác động của điều kiện tự nhiên như: Mưa, gió, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh làm hạn chế năng suất, sản lượng cây trồng, vật nưôi ảnh hưởng đến thu nhập của xã viên, kéo theo nguồn thu của HTX nông nghiệp không đảm bảo.
Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, chất lượng kém.
Nhìn chung, Hà Tây là tỉnh nghèo, dân số đông, bình quân GDP/người thấp chỉ bằng khoảng 5.5% so với bình quân cả nước và 69,2% so với vùng Đồng bằng Sông Hồng cơ sở hạ tầng chưa phát triển, kinh tế hộ chủ yếu thuần nông, nhu cầu về các dịch vụ đầu ra, đầu vào chưa cao. Do đó, phát triển các loại hình HTX dịch vụ cũng gặp nhiều khó khăn.
II- Các giai đoạn phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Hà Tây trước luật HTX.
1. Giai đoạn thực hiện chỉ thị 100 của Ban bí thư.
Cùng với sự phát triẻn của phong trào HTX nông nghiệp trong cả nước, các HTX nông nghiệp tỉnh Hà Tây cũng có những bước đi nhất định. Sau năm 1954 Hà Tây bắt tay vào xây dựng HTX nông nghiệp. Cuối năm 1960 các HTX nông nghiệp Hà Tây cơ bản hoàn thành góp phần chi viện cho tiền tuyến ở miền Nam. Sau năm 1975 đất nước thống nhất các HTX nông nghiệp được phát triển mạnh về quy mô.
Tuy nhiên do điều kiện của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dẫn đến người lao động không phấn khởi hăng say trong sản xuất, người nông dân mất dần tính chủ động sáng tạo, dựa dẫm ỷ lại vào HTX, tình trạng “rong công, phóng điểm “ diễn ra phổ biến ở các HTX nông nghiệp trong tỉnh, dẫn đến một số HTX nông nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Trước tình hình đó chỉ thị 100 của Ban bí thư đã được ban hành vào ngày 13\1\1981 nhằm “ Cải tiến công tác khoán mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động “ trong HTX nông nghiệp.
Do tác động tích cực của cơ chế “khoán sản phẩm “ đến đầu năm 1982, chỉ sau một năm phần lớn các HTX nông nghiệp trong tỉnh đã triển khai cơ chế này. Nông dân phấn khởi nhiệt tình trong sản xuất, đưa giống mới vật tư kỹ thuật vào sản xuất làm cho năng suất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể, và nguồn nộp của HTX cho Nhà nước cũng tăng.
Bên cạnh những thành công của cơ chế “khoán sản phẩm “ thì cũng bộc lộ những hạn chế cần giải quyết đó là cơ chế quản lý thụ động, phân phối theo công điểm, tệ quan liêu lãng phí vẫn tiếp tục tăng và trở nên phổ biến do đó làm cho sản lượng lương thực giảm.
Trong bối cảnh đó Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ra đời.
2. Tình hình phát triển HTX nông nghiệp sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đến khi có Luật HTX.
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (Khoá VI ) ban hành 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã mở ra thời kỳ mới trong nông nghiệp- nông thôn.
Nội dung chủ yếu của Nghị quyết 10 là xoá bỏ công điểm, thực hiện khoán theo đơn giá thanh toán gọn, giao đất đai tư liệu sản xuất chủ yếu cho người lao động quản lý và sử dụng trong các HTX nông nghiệp.
Các HTX nông nghiệp hoạt động theo cơ chế mới. Ban quản trị HTX chuyển từ quản lý trực tiếp sang gián tiếp tức là HTX đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất cho từng vụ, từng năm, chỉ đạo xã viên về cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, chỉ đạo thời vụ gieo cấy, kỹ thuật thâm canh, khắc phục thiên tai, HTX nông nghiệp chuyển sang làm dịch vụ cho hộ xã viên. Hộ xã viên có quyền tự do bố trí sản xuất và quan hệ với hợp tác bình đẳng thông qua hợp đồng.
Tuy nhiên việc chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới làm cho hầu hết các HTX nông nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành quản lý, thậm chí có những HTX không thích ứng được phải giải thể.
Đến năm 1996 khi luật HTX được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997 các HTX nông nghiệp Hà Tây đã chuyển đổi để hoạt động theo luật HTX. Trên thực tế tình hình chuyển đổi diễn ra cũng rất phức tạp và khó khăn. Tính đến ngày 31/12/2002 toàn tỉnh có 520 HTX đã chuyển đổi được 514 HTX, còn 6 HTX chưa chuyển đổi được do còn những vướng mắc về nội bộ chưa giải quyết được.
Các HTX nông nghiệp sau khi chuyển đổi đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. đến hết năm 2002, có 452 HTX chiếm 87,93% số HTX đã chuyển đổi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Biểu 5 : Tình hình chuyển đổi HTX nông nghiệp theo luật.
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1.Tổng số HTXNN
514
515
520
520
2.Số HTX đã chuyển đổi
495
505
511
514
% so với tổng số HTX
96.30
98.05
98.26
98.85
3.Số đã được cấp ĐKKD
429
451
498
452
% so với số đã chuyển đổi
86.67
89.30
97.45
87.93
4.Số HTX đã đổi lại dấu
158
205
254
302
% so với số đã chuyển đổi
31.92
40.59
49.70
58.75
5.Số HTX chưa chuyển đổi
19
10
9
6
Nguồn :Phòng HTX và ngành nghề nông thôn
Tuy nhiên, việc đổi dấu của HTX tiến hành rất chậm nên ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giao dịch kinh doanh dịch vụ của HTX với các tổ chức, cá nhân khác. Nguyên nhân là do ban quản trị chưa quan tâm tới viẹc đổi dấu mới và chưa thấy hết hậu quả xấu gây ra trong quá trình phát triển các loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp.
III. Tình hình phát triển các loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp của tỉnh Hà Tây từ khi có luật HTX đến nay.
1.Thực trạng các loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp sau khi có luật HTX.
Tính đến ngày 31/12/2002 toàn tỉnh có 520 HTX đã chuyển đổi được 514 HTX, còn 6 HTX chưa chuyển đổi được do còn những vướng mắc về nội bộ chưa giải quyết được.
Các HTX nông nghiệp sau khi chuyển đổi đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đến hết năm 2002, có 452 HTX chiếm 87,93% số HTX đã chuyển đổi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Sau khi chuyển đổi và hoạt động theo luật HTX các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các khâu dịch vụ phục vụ cho hộ xã viên qua (biểu 6) cho thâý các khâu dịch vụ do các HTX thực hiện đều tăng lên đáng kể. Qua các năm dịch vụ thuỷ nông được các HTX chú trọng nhất (bình quân 473 HTX /năm ) tiếp đến là dịch vụ bảo vệ thực vật (bình quân 362 HTX mỗi năm ) tiếp đó là dịch vụ điện bình quân mỗi năm 326HTX ) dịch vụ tiêu thụ sản phẩm còn ít HTX tổ chức, năm 2001 có 27 HTX tổ chức khâu dịch vụ này và tăng so với năm 1998 là 12 HTX tăng 80% ).
Năm 2001 có 95% số HTX đã xây dựng kế hoạch sản xuất, 28% số HTX đảm nhiệm 5 khâu dịch vụ trở lên, 29% số HTX đảm nhiệm 4 khâu dịch vụ, 43% số HTX đảm nhiệm 1-3 khâu dịch vụ. trong đó các dịch vụ chủ yếu như: Thuỷ nông, giống, BVTV, vật tư nông nghiệp. Kết quả dịch vụ phục vụ sản xuất của các HTX cho hộ xã viên đạt tổng doanh thu 166,7 tỷ đồng /năm, bình quân 1HTX 355,4 triệu đồng. Có 82% HTX dịch vụ có lãi, bình quân 1HTX lãi từ làm dịch vụ là 29,3 triệu đồng. Còn 8% kinh doanh thua lỗ.
Bộ máy quản lý HTX được gọn nhẹ, số cán bộ bình quân 1HTX có 16 người, trong đó ban quản trị 2-3 người. Ban kiểm soát có từ 1-2 người, kế toán có từ 1-3 người. Về trình độ chỉ có 12-28 % qua đào tạo có trình độ trung cấp trở lên, 72-88% chưa qua đào tạo.
Tình hình vốn quỹ và công nợ của HTX.
Bình quân 1 HTX có vốn quỹ là 817,4 triệu đồng, tăng 47,4% triệu đồng so với trước chuyển đổi (Vốn tăng thêm chủ yếu là do kiên cố hoá kênh mương ). Trong đó, tài sản cố định là 557 triệu đồng, vốn lưu động 199 triệu đồng, các quỹ 61,4 triệu đồng. Nợ phải thu bình quân 1 HTX 190,2 triệu đồng. Khả năng thu hồi nợ của các HTX chỉ chiếm 48 % số tiền nợ. Nợ phải trả bình quân 1 HTX là 89 triệu đồng. Do vậy nhiều HTX thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh : Số HTX có đủ vốn lưu động để hoạt động chỉ chiếm 30%, HTX không có vốn lưu động chiếm 31%, có tới 40% HTX vốn lưu động thấp từ 20-50 triệu đồng.
Biểu 6: Các khâu dịch vụ của HTX nông nghiệp.
Tiêu thức
1999
2000
2001
2002
Số luợng HTX
Tỷ lệ
(%)
Số luợng HTX
Tỷ lệ
(%)
Số luợng HTX
Tỷ lệ
(%)
Số luợng HTX
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng HTX chuyển đổi
495
505
511
514
2. Các khâu DV
+DV Thuỷ nông
470
96
470
94.9
471
93.3
484
94.7
+DV BVTV
314
64.1
380
76.8
381
75.4
373
73
+DV Vật tư
157
32
392
79.2
377
74.7
316
61.8
+DV Điện
304
62
313
63.2
313
62
336
65.8
+DV Giống
25
5.1
34
6.9
50
9.9
312
61.1
+DV làm đất
147
30
159
32.1
161
32
154
30.1
+DV Thú y
39
8
86
17.4
86
17
97
19
+DV Khuyếnông
294
60
353
71.3
359
71
369
72.2
+DV Tiêu thụ SP
15
3
17
3.4
19
3.8
27
5.3
+DV khác
5
1.02
10
2
8
1.6
12
2.3
Nguồn: Phòng HTX và Ngành nghề nông thôn-Sở NN&PTNT Hà Tây
Mặc dù các HTX đã tổ chức các khâu dịch vụ phục vụ kinh tế hộ xã viên nhưng chủ yếu là dịch vụ đầu vào còn dịch vụ trong và sau quá trình sản xuất còn ít. Trên thực tế số hộ HTX làm tốt các khâu dịch vụ đã tổ chức chưa nhiều (chiếm 60%), quy mô, số lượng các khâu dịch vụ mỗi HTX đảm nhận còn nhỏ bé và ít.
Biểu 7: Số khâu dịch vụ số HTX đảm nhiệm.
Tiêu thức
1999
2000
2001
2002
Số lượng
Tỷ lệ
Số luợng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Tổng HTX chuyển đổi
490
100
495
100
505
100
511
100
+ 5khâu dịchvụ trở lên.
123
25.2
147
29.7
142
28.2
150
29.5
+4khâu dịch vụ
139
28.3
148
29.9
147
29.1
154
30.1
+3khâu dịch vụ
99
20.2
117
23.6
123
24.3
117
22.8
+1-2 khâu dịch vụ
126
25.7
83
16.8
93
18.4
90
17.6
+Không làm dịch vụ
3
0.6
0
0
0
Nguồn:Phòng HTX và ngành nghề nông thôn-Sở NN&PTNT Hà Tây.
Qua biểu 7 cho thấy số HTX thực hiện bốn khâu dịch vụ chiếm số lượng lớn nhất (bình quân mỗi năm 147 HTX) sau đó là số HTX thực hiện năm khâu dịch vụ trở lên ( bình quân mỗi năm 140 HTX ) ít nhất là số HTX không đảm nhiệm dịch vụ và chỉ duy nhất năm 1999 có ba HTX là không thực hiện dịch vụ. Số HTX thực hịên năm khâu dịch vụ trở lên từ 1998 đến 2002 tăng từ 25,2% lên 29,5%. Số HTX thực hiện một đến khâu năm 2002 (còn 90HTX ) và số HTX có xu hướng giảm xuống từ 25,7% xuống còn 17,1% năm 2001. Nhìn chung các HTX rất muốn mở rộng các khâu dịch vụ phục vụ xã viên nhưng chủ yếu là dịch vụ đâù vào, vốn HTX bị xã viên chiếm dụng vốn dẫn đến mất vốn hoạt động hoặc đã tổ chức dịch vụ nhưng không cạnh tranh được với các tổ chức kinh tế khác nên đã tự thu hẹp lại. Nhiều HTX còn có quan điểm là : tổ chức số khâu dịch vụ ít nhưng kinh doanh có lãi thu hồi được vốn thì tốt hơn là tổ chức nhiêù mà cho kết quả ngược lại.
Từ thực trạng phát triển các loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp, mặc dù các dịch vụ của HTX đã đáp ứng được một số khâu dịch vụ quan trọng của hộ xã viên, song vẫn còn những vướng mắc nhất định. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các HTX dịch vụ nông nghiệp có thể lựa chọn những khâu dịch vụ mà hộ xã viên thực sự cần.
2. Một số kết quả bước đầu của các loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp.
a.Về kết quả sản xuất
* Tình hình khả năng đáp ứng nhu cầu của hộ xã viên.
Đối với mỗi HTX nông nghiệp của tỉnh Hà Tây việc lựa chọn những khâu dịch vụ hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ xã viên có vai trò rất quan trọng. Từ đó, nó cho biết được khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ của HTX đến đâu, trong những khâu dịch vụ đó có tổ chức nào tham gia làm dịch vụ cạnh tranh với HTX hay không.
Biểu 8 : Khả năng đáp ứng dịch vụ cho các hộ xã viên .
Khoản mục
SôHTX
Nhu cầu(%)
Khả năng đáp ứngcủa HTX(%)
DV tư nhân(%
DV Nhà nước
1.DV thuỷ nông
484
100
90
10
2.DV làm đất
154
100
60
40
3.DV BVTV
97
100
100
4.DV Điện
336
100
100
5.DV TTSP
27
100
30
70
6.DV Thú y
97
100
100
7.DV Vật tư NN
316
100
20
80
8.DVKhuyến nông
369
100
100
9.DV Giống
312
100
70
20
10
10.DV khác
12
100
70
30
Nguồn : Phòng HTX & Ngành nghề nông thôn-Sở NN&PTNT Hà Tây.
Qua biểu trên cho thấy khả năng đáp ứng dịch vụ cho hộ xã viên của các HTX nông nghiệp tỉnh Hà Tây là khá cao nhưng lại không đều ở các khâu dịch vụ. Khả năng đáp ứng dịch vụ của HTX ở các khâu dịch vụ như BVTV, Điên, Thuỷ nông, Thú y, giống từ 70-100% đây là tỷ lệ tương đối cao.Bởi vì, đó là những khâu dịch vụ đó là những khâu dịch vụ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, tính đồng bộ cao...mà bản thân từng hộ xã viên lại không làm được do đó họ phải tham gia vào HTX và chỉ có HTX mới đáp ứng được các dịch vụ đó tốt hơn các tổ chức kinh tế khác. Vì vậy, Ban quản trị HTX cần có những phương án để nâng cao chất lượng dịch vụ của HTX địa phương mình nhằm thu hút nhiều hơn các hộ xã viên tham gia.
Bên cạnh những khâu dịch vụ mà khả năng đáp ứng của HTX là cao thì vẫn còn một số khâu dịch vụ khả năng đáp ứng còn thấp. Chẳng hạn, dịch vụ làm đất, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vật tư nông nghiệp ...Đối với dịch vụ làm đất do hệ thống máy móc đã cũ, do địa hình từng cánh đồng, thửa ruộng, do tập quán canh tác các vùng khác nhau nên tình trạng làm đất của HTX thường không đảm bảo thời vụ cho hộ xã viên và họ có xu hướng thuê tư nhân làm. Đối với dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư nông nghiệp khả năng đáp ứng của HTX còn nhỏ do tính chất sản xuất của hộ còn nhỏ bé, thuần nông, sản phẩm hàng hoá còn ít, không ổn định, trong khi đó khả năng đáp ứng của tư nhân lại linh hoạt và năng động hơn nên thường phù hợp hơn .
Từ những phân tích trên, đòi hỏi mỗi HTX cần phải xem xét lại những điểm mạnh, điểm yếu trong từng khâu dịch vụ của mình, từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu tăng khả năng cạnh tranh của HTX nhằm phục vụ hộ xã viên được tốt hơn .
* Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ.
So với trước luật HTX, các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định. Năm 2001, số HTX làm ăn có lãi chiếm khoảng 70 %, còn lại 30% số HTX là lỗ. ở nhiều HTX số lãi thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ chỉ tính trên sổ sách kế toán, còn trên thực tế số tiền lãi này không thu được và nằm trong hộ xã viên vì nợ đọng sản phẩm của HTX.
Biểu 9 : Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ HTX nông nghiệp.
(Đơn vị :Triệu đồng )
Chỉ tiêu
Số HTX
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Tổng lãi
Tổng lỗ
Kết quả
1.Dịch vụ khuyếnông
369
10432.2
10003.5
932.5
503.8
+428.7
2.Dịch vụ giống
312
28725.3
26567.3
3245.3
1087.3
+2158
3.Dịch vụ thuỷ nông
484
27321.0
24948.7
3076.1
703.8
+2372.3
4.Dịch vụ làm đất
154
21604
18041.6
4285.9
723.5
+3562.4
5.Dịch vụ điện
336
36737.2
32138.6
5095.2
496.6
+4598.6
6.Dịch vụ BVTV
373
10234.9
9500.9
837.5
103.5
+734
7.Dịch vụ thú y
97
8731.9
9336.9
576.4
1181.4
-605
8.Dịch vụ vật tư NN
316
30237.8
29677.7
2053.8
1493.7
+560.1
9.Dịch vụ tiêu thụ SP
27
5356.4
5031.1
598.3
273.0
+325.3
Dịch vụ khác
12
1839.7
1290.8
622.7
73.8
+548.9
Tổng cộng
181220.4
166537.1
21323.7
6640.4
14683.3
Nguồn: Phòng HTX và Ngành nghề nông thôn Sở NN&PTNT Hà Tây.
Qua biểu 9 cho thấy dịch vụ điện là có lãi cao nhất, trong 336 HTX đạt doanh thu 36737.2 triệu đồng, chi hết 32138.6 triệu đồng, lãi 5059.2 triệu đồng(chiếm 13,77%) tổng doanh thu. Dịch vụ điện ở Hà Tây có nơi do HTX nông nghiệp quản lý, có nơi do UBND xã quản lý nên giá điện ở các thôn thường khác nhau. Kết quả kinh doanh các năm từ dịch vụ điện cững khác nhau, phụ thuộc vào việc sửa chữa các công trình điện của HTX. Vì vậy cần có sự phân bổ chi phí hợp lý để giá điện ở mức ổn định đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của xã viên.
Tiếp sau các dịch vụ điện là các dịch vụ giống, thuỷ nông, làm đất cũng đạt kết quả khá cao .Đối với dịch vụ thuỷ nông, lãi từ 484 HTX là 3076 triệu đồng (chiếm 11.2%) tổng doanh thu.Tuy nhiên, dịch vụ giống thường bấp bênh không ổn định. Năm 1999 nhiều HTX đã cải tiến cách khoán, chủ yếu khoán cho hộ xã viên sản xuất giống, HTX thu mua sản phẩm rồi cung ứng cho các hộ khác .
Như vậy làm dịch vụ giống trước hết là phục vụ hộ xã viên, đồng thời HTX cũng có lãi, tạo công ăn việc làm cho xã viên, cần duy trì và mở rộng dịch vụ giống ở HTX .
Tuy nhiên vẫn còn một số dịch vụ của HTX chưa có lãi, thậm chi bị lỗ, chẳng hạn, dịch vụ thú y. Hiện nay, chỉ có một số ít HTX đảm nhận còn chủ yếu do thú y viên xã đảm nhận. Dichh vụ thú y ở HTX chỉ thu tiền thuốc và tiền công tiêm phòng còn điều trị cho gia súc do thoả thuận giữa thú y viên và hộ chăn nuôi. Doanh thu từ dịch vụ thú y dạt 8731.9 triệu đồng, chi hết 9336.9 triệu đồng, HTX lỗ 1181.4 triệu đồng.
Chính vì vậy, ở một số HTX nguồn tài chính yếu HTX không tổ chức dịch vụ thú y.
Biểu 10: Kết quả kinh doanh dịch vụ bình quân một HTX năm 2001.
(Đơn vị :Triệu đồng )
Chỉ tiêu
Doanh thu bình quân
Chi phí bình quân
Lãi bình quân
Lỗ bình quân
Kết quả bình quân
DV Khuyến nông
28.3
27.1
2.56
1.36
+1.2
DV giống
92.1
85.2
10.4
3.5
+6.9
DV Thuỷ nông
56.5
51.5
6.4
1.4
+5
DV làm đất
140.3
117.2
27.8
4.7
+23.1
DV Điện
109.3
95.7
15.1
1.5
+13.6
DV BVTV
27.5
25.5
2.3
0.3
+2.0
DV Thú y
90
96.3
5.9
12.2
-6.3
DV Vật tư NN
95.7
93.9
6.5
4.7
+1.8
DV tiêu thụ SP
198.4
186.3
22.2
10.1
+12.1
DV khác
153.1
107.6
51.9
6.4
+45.5
Tổng cộng
991..2
886.3
151.06
46.16
+104.9
Nguồn: Phòng HTX và Ngành nghề nông thôn-Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây.
Qua biểu 10 cho thấy năm 2001 tổng doanh thu bình quân từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đạt 991,2 triệu đồng, chi phí bình quân đạt 886,3 triệu đồng .Tổng lãi là 151,06 triệu đồng, tổng lỗ là 46,16 triệu đồng, bình quân một HTX lãi 104,9 triệu đồng. Cũng qua biểu trên còn cho thấy các dịch vụ về làm đất, giống, dịch vụ điện, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm...là có lãi cao còn các dịch vụ khác có lãi song số lãi đem lại còn nhỏ, thậm chí có dịch vụ còn bị lỗ như dịch vụ thú y lỗ bình quân 6,3 triệu đồng/HTX.
Năm 2001, dịch vụ điện các HTX thực hiện lãi nhiều nhất (chiếm 31,3%) so với tổng lãi tiếp đến là dịch vụ làm đất (chiếm 24,3%) sau đó là dịch vụ thuỷ nông (chiếm 12,6%) dịch vụ lãi ít nhất là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm (chiếm 2,2% ) so với tổng lãi. Đặc biệt dịch vụ thú y các HTX thực hiện đều lỗ (chiếm 78% số HTX thực hiện ). Tính chung các HTX thì tổng lỗ là 605 triệu đồng vào năm 2002. Nguyên nhân là do các HTX thu dịch vụ cố định theo đầu sào hộ xã viên nhưng trong năm lại phát sinh rất nhiều dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi do vậy mà thu không bù đắp được chi phí.
Mặc dù, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ BVTV, dịch vụ vật tư nông nghiệp lãi bình quân còn thấp nhưng đây là những khâu dịch vụ rất quan trọng đối với mỗi hộ xã viên mà bản thân từng hộ lại không làm được hoặc làm được nhưng không có hiệu quả. Hơn nữa đây là những dịch vụ cần sự phối hợp chặt chẽ giữa hộ nông dân và HTX, trên cơ sở đó sẽ tạo được công ăn việc làm cho lao động trong hộ xã viên, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của hộ xã viên. Vì vậy mỗi HTX cần căn cứ vào từng điều kiện của địa phương mình để lựa chọn các khâu dịch vụ sao cho hợp lý nhằm phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp của hộ xã viên được tốt hơn.
* Về hiệu quả kinh tế.
Có thể được phản ánh thông qua lợi nhuận trên tổng doanh thu và lợi nhuận trên tổng chi phí của các dịch vụ mà HTX phục vụ cho hộ xã viên.
Theo bảng 13 thì dịch vụ giống có:
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu =3245.3/28725.3*100%=11.29 %.
Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí =3245.3/26567.3*100%=12.21%
Tương tự đối với dịch vụ điện : Tỷ suất LN/DT=13.86%
Tỷ suất LN/CP=15.85%
Dịch vụ thuỷ nông: Tỷ suất LN/DT=11.25%
Tỷ suất LN/CP=12.32%
Dịch vụ thú y: Tỷ suất LN/DT= 6.6%
Tỷ suất LN/CP=6.17%
Như vậy, qua so sánh các tỷ suất trên thì dịch vụ điện là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ giống, dịch vụ làm đất...Tuy nhiên, vẫn còn một số dịch vụ hiệu quả kinh tế chưa cao như dịch vụ thú y, dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, các HTX cần xem xét lại để vừa nâng cao chất lượng phục vụ hộ xã viên vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho HTX.
* Về hiệu quả kinh tế hộ xã viên.
Được phản ánh thông qua việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, Thu nhập/ lao động...
Thông qua việc đáp ứng các dịch vụ về giống đã làm cho năng suất lúa tăng lên. Năm 2000 năng suất lúa đạt 54.6 tạ/ha, năm 2001 đạt 56tạ/ha. Sản lượng thóc bình quân/người/năm tăng từ 360 kg lên 400 kg. Năng suất ngô năm 2000 đạt 38.6 tạ/ha.
Sản lượng thịt hơi năm 2000 đạt 93.7 nghìn tấn, tăng 10.4% trng đó chủ yếu thịt lơn.đạt 80.5 nghìn tấn.
Đối vơi gia súc lớn : Đàn bò tăng bình quân 2.5%/năm
Thuỷ sản năm 2000 đạt 8.729 tấn.
Tỷ lệ số hộ nghèo giảm 10%.
Với những kết quả đạt được của hộ xã viên như trên chứng tổ các dịch vụ của HTX cung cấp cho hộ xã viên đóng vai trò rất quan trọng. Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho hộ xã viên làm cho hộ xã viên ngày càng gắn bó với HTX hơn.
3. Một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
3.1 Về tổ chức quản lý ở HTX dịch vụ nông nghiệp.
* Về tổ chức bộ máy quản lý.
Theo quy định của luật HTX và điều lệ mẫu việc tổ chức đại hội xã viên thường kỳ hàng năm mỗi năm 1lần vào thời gian từ 1/1 đến 1/3 hàng năm do Ban quản trị triệu tập. Theo báo cáo của các huyện, thị xã trong tỉnh Hà Tây thì có 169 HTX (chiếm 31,1%) tiến hành Đại hội xã viên theo đúng luật còn lại 342 HTX Đại hội xã viên sau 1/3/2001. Riêng thị xã Hà Đông và Sơn Tây thực hiện Đại hội xã viên đúng luật là 100%, chậm nhất là huyện Ba Vì và Hoài Đức số HTX Đại hội đúng luật chỉ chiếm 5-7%. Nguyên nhân của việc không tiến hành Đại hội xã viên là do :
-Còn vướng mắc các vấn đề về tài chính giữa HTX với hộ xã viên, với tổ chức kinh tế khác hoặc giữa cán bộ quản lý với HTX.
-Nông thôn mất đoàn kết gây chia rẽ xã viên, kéo bè phái .
* Về trình độ cán bộ HTX.
Ngày nay khi mà hoạt động kinh doanh dịch vụ theo cơ chế thị trường đòi hỏi người cán bộ của các tổ chức kinh tế nói chung và cán bộ quản lý HTX nói riêng phải có trình độ, năng động nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết cho công việc kinh doanh của mình.
Qua biểu 11 cho thấy hiện nay, tổng số cán bộ toàn tỉnh là 6183 người bình quân một HTX có 12,1 người và so với trước chuyển đổi thì có thêm Ban kiểm soát. Trình độ cán bộ quản lý HTX được chia ra : Đại học 36 người (chiếm 0,58%), cao đẳng 410 người (6,63%), trung cấp 1878 người (chiếm 30,37%), chưa qua đào tạo 3859 người (chiếm 64,42%). Như vậy tỷ lệ số cán bộ có trình độ còn nhỏ, trong khi số cán bộ chưa qua đào tạo là khá lớn.
Chức danh chủ nhiệm HTX là người chịu trách nhiệm mọi công việc của HTX, quyết dịnh mọi thành bại của HTX nhưng mới chỉ có 25 người đạt trình độ đại học (chiếm 4,89% trong 511 chủ nhiệm HTX ),cao đẳng chiếm 19%, trung cấp chiếm 37,2%, còn lại chưa qua đào tạo.Phần lớn cán bộ HTX chưa được đào tạo, chủ yếu làm theo kinh nghiệm dẫn đến công việc kinh doanh dịch vụ thường bấp bênh, không chắc chắn, đôi khi không dám đầu tư làm cho số khâu dịch vụ của HTX còn ít. Đây là điểm hạn chế của các HTX dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hà Tây cần khắc phục.
Biểu 11: Tình hình cán bộ HTX sau chuyển đổi.
Số tt
Chỉ tiêu
Tổng số cán bộ
Bq/HTX
Trình độ cán bộ HTX NN
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Chưa đào tạo
1
Ban quản trị Tỷ lệ trình độ (%)
1329
2.6
32 2.4
140 10.53
529 39.8
628 47.27
2
Kế toán HTX Tỷ lệ trình độ (%)
1266
2.4
4 0.33
103 8.4
608 49.59
511 41.68
3
Ban kiểm soát Tỷ lệ trình độ (%)
920
1.8
0
25 2.72
67 7.28
828 90
4
Thủ quỹ, Thủ kho Tỷ lệ trình độ (%)
971
1.9
0
19 1.96
72 7.42
880 90.62
5
Cán bộ chuyên môn Tỷ lệ trình độ (%)
1737
3.4
0
123 7.08
602 34.66
1012 58.26
Tổng số Tỷ lệ (%)
6183 100
12.1
36 0.58
410 6.63
1878 30.37
3859 64.42
Nguồn: Phòng HTX & Ngành nghề nông thôn-Sở NN&PTNT Hà Tây.
3.2 Về xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh .
Kế hoạch sản xuất kinh doanh là những chỉ tiêu, nhiệm vụ và những biện phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100839.doc