MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 2
I. QUAN ĐIỂM VỀ XUẤT KHẨU VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM 2
1. Xuất khẩu là gì? 2
2. Thế nào là thúc đẩy xuất khẩu 2
II. MỤC ĐÍCH CỦA XUẤT KHẨU VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM 3
III. Ý NGHĨA CỦA XUẤT KHẨU VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 4
1. Ý nghĩa của xuất khẩu đối với nền kinh tế thế giới 4
2. Ý nghĩa của xuất khẩu đối với nền kinh tế mỗi quốc gia 5
3. Ý nghĩa của xuất khẩu đối với doanh nghiệp 7
4. Ý nghĩa của đẩy mạnh xuất khẩu 8
IV. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 8
1. Các nhân tố về kinh tế 8
2. Các nhân tố về khoa học và công nghệ 9
3. Các nhân tố về chính trị, xã hội quân sự 10
4. Sự hình thành các liên minh, liên kết về kinh tế, chính trị và quân sự 10
V. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 11
1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường 11
2. Công tác tạo nguồn cho hoạt động xuất khẩu 13
3. Xây dựng kế hoạch và lập phương án giao dịch 14
4. Giao dịch đàm phán trước ký kết 14
5. Ký kết hợp đồng 15
6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 17
7. Đánh giá hiệu quả thực hiện 20
PHẦN THỨ HAI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1999 - 2001 22
I. NGUỒN GỐC CỦA CÂY CHÈ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN 22
II. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 23
1. Quá trình hình thành Tổng Công ty chè Việt Nam 23
2. Quá trình phát triển của Tổng Công ty chè Việt Nam 25
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CÓ LIÊN QUAN VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 26
1. Thị trường 26
2. Mặt hàng và số lượng đáp ứng nhu cầu sản phẩm 28
3. Chất lượng sản phẩm 29
4. Nguyên nhân chủ yếu mà doanh nghiệp đang sử dụng 30
5. Công nghệ và thiết bị máy móc 30
6. Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp và đội ngũ lao động 31
IV. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 33
1. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 1999 33
2. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2000 39
3. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001 45
V. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY 50
1. Tổng quan thị trường chè thế giới 50
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam 54
VI. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 61
1. Những ưu điểm 61
2. Những tồn tại 63
3. Nguyên nhân của những tồn tại 64
PHẦN THỨ BA: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 66
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÈ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (2001 - 2010) 66
1. Phát triển với điều kiện thích hợp 66
2. Xác định nhu cầu và khả năng tiêu thụ 67
3. Mục tiêu chung 68
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 69
1. Giải pháp về thị trường 69
2. Giải pháp về chất lượng sản phẩm 72
3. Đa dạng hoá sản phẩm 76
4. Giải pháp về hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè 79
5. Giải pháp về chính sách Marketing xuất khẩu 83
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện
So sánh %
1
2
2/1
1. Giá trị tổng sản lượng
Tr.Đ
376190
400780
106.54%
2. Sản phẩm nông nghiệp
a. Chè búp tươi tự sản xuất
Tấn
42000
42740
101.76%
b. Diện tích chè tổng số
Ha
5778.56
5772
99.89%
c. Năng suất chè
Tấn/ha
7.68
7.88
102.60%
3. Sản phẩm công nghiệp
a. Chè tổng số
Tấn
21000
22157
105.51%
b. Sản phẩm cơ khí
Sp
350
423
120.86%
4. Nguyên liệu thu mua
- Chè búp tươi
Tấn
40000
41876
104.69%
- Chè búp khô
Tấn
4600
2984
64.87%
5. Doanh thu tổng số
Tr.Đ
897431
916562
102.13%
6. Lợi nhuận
Tr.Đ
20000
23731
118.66%
Tổng công ty chè Việt nam đã quán triệt tinh thần: “ Chất lượng là trên hết”, “Chất lượng là sự sống còn của nghành chè”, đến tất cả mọi thành viên trong hiệp hội chè Việt Nam và trong toàn tổng công ty. Từ khâu xây dựnh kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện, các đơn vị đã chú trọng đến nguyên liệu, việc thu hái chè tươi tự sản xuất có chất lượng cao được hướng dẫn đến từng hộ gia đình. tổng công ty đã chỉ đạo đến từng đơn vị kiên quyết không thu mua các loại chè kém chất lượng, hạn chế các đơn vị mua chè đen sơ chế của các xưởng chế biến thiết bị không đồng bộ và không đủ tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm. Mặt khác tổng công ty đã tìm mọi biện pháp tiết kiệm các chi phí trong quản lý và xuất nhập khẩu để tạo điều kiện cho các đơn vị giữ giá thu mua chè không giảm so với năm 1999 mặc dù giá xuát khẩu giảm xuống 4%. Bên cạnh đó ngay từ đầu năm Tổng công ty đã quy định giá thu mua chè tươi không thấp hơn 1950 đồng/kg tạo điều kiện cho những người trồng chè yên tâm sản xuất tích cực, tự giác đầu tư cho vườn chè của mình.
Tình hình các mặt hoạt động của Tổng công ty trong năm 2000 như sau:
2.1. Về sản xuất nông nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên liệu chè búp tươi đối với kết quả sản xuất kinh doanh của nghành chè, Tổng công ty luôn tập trung chỉ đạo điều hành khâu sản xuất nông nghiệp. Ngay từ cuối vụ chè năm 1999 tất cả các vườn chè đã được đầu tư chăm sóc qua đúng đến yêu cầu kỹ thuật. Khâu đốn chè đã được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Một số đơn vị đã triển khai áp dụng kỹ thuật canh tác mới và đã cho kết quả tốt như : Đào rãnh thoát nước nhằm chống úng cho vườn chè trong mùa mưa và chánh sói mòn cho đất, bón vôi cải tạo đất và xác định NPK thích hợp.
Về giống chè: Thông qua các chương trình hợp tác, liên doanh với nước ngoài, hiện nay tổng công ty đã thu thập được hơn 30 giống chè nhập ngoại mà không phải bỏ vốn nhập khẩu, qua thực tế kiểm nghiệm đã có 7 giống chè nhập từ ấn Độ, Đài loan, Trung quốc và Nhật bản có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện của nước ta và có thể nhân ra diện rộng.
Trong năm 2000, thực hiện chương trình 2 triệu hom giống chè, Tổng công ty đã nhập khẩu được 1400000 cây chè giống gồm 9 loại được nhập từ Trung quốc và tiếp tục nhập thêm 600000 cây gồm 3 giống của Srilanka, Indonesia, như vậy chương trình này sẽ hoàn tất trong năm 2000. riêng chương trình giống chè Nhật bản nhập cho 120 ha ở Mộc Châu, Sông Cầu đã thực hiện nhập được 155000 cành(11 loại giống) để ngắt ươm 620000 hom giống.
Tổng công ty đã thí điểm hái máy vào 2 công ty Mộc Châu và Sông Cầu và việc hái chè bằng máy bước đầu đã thu được kết quả tốt: Chè phát triển tốt mặt tán đều đẹp. Tuy nhiên do yêu cầu về chất lượng sản phẩm chè nên các nhà máy chế biến theo công nghệ OTD vẫn phải hái bằng tay là chủ yếu.
Kết quả toàn Tổng công ty đã sản xuất được 42000 tấn chè búp tươi, năng suất bình quân đạt 7,68 tấn/ ha. Trồng mới thêm được 172 ha chè trên đất do công ty trực tiếp quản lý.
2.2. Về công nghệ chế biến
Trong nền kinh tế thị trường thì chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Điều đó lại được thể hiện đặc biệt rõ nét khi tình hình giá cả thị trường giảm sút. Năm 1999 và năm 2000 vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt ra hàng đầu cho doanh nghiệp chè. Ngay từ đầu năm Tổng công ty đã thông báo cho mọi đơn vị thành viên đặt chỉ tiêu sản xuất sản phẩm chè cấp cao không dưới 70%. Do vậy, các đơn vị đã tiến hành đồng bộ các giải pháp để nâng cao tỷ lệ mặt hàng chè cấp cao. Phần lớn máy móc thiết bị chế biến ngay từ đầu năm đã được cải tiến để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. Tại tất cả các đơn vị thành viên, công nhân chế biến đã được hướng dẫn lại quy trình đẻ nâng cao chất lượng chè thành phẩm. Những nhà máy mới được đưa vào sản xuất, công nhân chưa có kinh nghiệm, thì Tổng công ty đã cử các chuyên gia đến hướng dẫn cụ thể, giúp đơn vị tìm các giải pháp tối ưu trong mọi công đoạn chế biến. Trong khâu thu mua nguyên liệu để chế biến, các đơn vị đã chú ý đến tình hình thuốc sâu trên lá chè, kiên quyết không mua chè tươi bị nghi là có thuốc cấm nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc sâu trong sản phẩm.
Nhờ áp dụng những đổi mới trong sản xuất như thay thế đốt bằng than cám sang đốt bằng than cục để không những vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển và chi phí đốt lò mà còn giảm được 30% chi phí cho than. Tổng công ty đã chỉ đạo cho công ty cơ khí chè chế tạo thành công: Hệ thống motoray cho khâu héo và tiếp liệu máy vò, hệ thống hút tạp chất sắt và hệ thống gạt phẳng chè trong máy sấy theo các thiết bị tiên tiến của ấn Độ… Nhờ những cải tiến trên đã làm tăng năng suất lao động, tránh hiện tượng chè bị lạc cánh, không bị khê khét, loại trừ tạp chất… Những thành công này góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Kết quả Tổng công ty sản xuất được 22.500 tấn chè thành phẩm (tăng 17,92% so với năm 1999). Đặc biệt là chất lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty đã được nâng lên rõ rệt. Chè nội tiêu năm 2000 tuy chỉ tăng 2,4% về số lượng nhưng chất lượng và chủng loại chè được cải thiện rất nhiều, đã đưa ra thêm 12 mặt hàng mới chất lượng cao, đặc biệt là sản xuất thêm 5 mặt hàng chè hoà tan là Gừng, Chanh, Dâu, Táo, Cam, dự kiến tiêu thụ khoảng 2000 kg trong cuối năm.
2.3. Về công tác thị trường.
Thị trường xuất khẩu: Năm 2000 Tổng công ty xuất khẩu 24000 tấn chè tăng 11,45% so với 1999 và một số nông sản khác, đạt kim nghạch 32 triệu USD. Mặc dù năm 2000 vẫn là năm khó khăn đối với nghành chè thế giới, giá chè thế giới vẫn ở mức thấp và có xu hướng tiếp tục giảm, nhưng nhờ các biện pháp nâng cao chất lượng và làm tốt công tác tiếp thị nên giá chè xuất khẩu của Tổng công ty chỉ giảm 4% so với năm 1999. Đây là một thành tích đáng kể của công tác thị trường. Đối với các thị trường khác như: Nga, các nước Đông Âu, Trung Cận Đông, Pakistan, mặc dù tình hình thị trường chung của thế giới khó khăn như vậy nhưng Tổng công ty vẫn duy trì và giữ vững được thị phần của mình mặc dù giá có giảm sút. Chủ trương của Tổng công ty là vẫn giữ vững uy tín với các bạn hàng đã có và mở thêm các bạn hàng mới- đây là một vấn đề cấp thiết và rất khó khăn trong tình hình thị trường hiện nay- nhưng Tổng công ty đã phối hợp nhiều biện pháp kể cả việc phát triển các mối quan hệ thông qua các chương trình hợp tác liên doanh. Thông qua các chương trình hợp tác này mà các bạn hàng ở Đài loan, Nhật bản, Trung cận đông và Châu Âu vẫn được duy trì và củng cố. Đầu năm 2000 các thị trường Nhật bản, Đài loan, dần dần được khôi phục sau khủng hoảng kinh tế. Sản lượng chè xuất khẩu tăng lên, nhưng các thị trường này cần các loại chè có những đặc trưng riêng nên về lâu dài chúng ta phải giải quyết bằng cách thay thế giống chè mới có chất lượng phù hợp với thị hiếu của các thị trường này. Để khôi phục nhanh và chiếm lĩnh lại thị phần của chè Việt Nam tại SNG, Đông Âu, Tổng công ty và hiệp hội chè Việt nam đã cử nhiều đoàn đi khảo sát và tìm hiểu nhu cầu nhập khẩu chè, luật lệ… tại các nước trong khu vực này, Tổng công ty đã lập dự án thành lập công ty 100% vốn Việt Nam tại Liên bang Nga nhằm làm cơ sở vững chắc cho việc mở rộng thị trường tại Nga và các nước trong khối SNG và đang hoàn thiện các hồ sơ để trình Bộ và Chính phủ phê duyệt.
Năm 2000 đã có trên 40 nước nhập khẩu chè của Việt Nam, dự kiến cả nước xuất khẩu khoảng 45000 tấn chè các loại, kim nghạch xuất khẩu đạt 56 triệu USD.
Thị trường trong nước, Tổng công ty đang tiếp tục mở rộng ra một số mặt hàng mới có chất lượng cao như chè hoà tan, Chè túi nhúng các loại và một số mặt hàng khác. Tổng công ty cũng đang tiến hành các chương trình quảng cáo khuyến mãi tung ra thị trường nội tiêu thêm12 mặt hàng mới có chất lượng đặc biệt cao, trong đó có 5 loại chè hoà tan, dự kiến trong năm 2001 sẽ tiến hành cạnh tranh với chè Lipton, Dilmah tại thị trường các thành phố lớn ở nước ta.
2.4. Về hợp tác quốc tế
Chủ trương của Tổng công ty là mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại để tạo ra thị trường tiêu thụ lâu dài và bền vững, tiếp thu kỹ thuật và phương pháp quản lý tiên tiến, tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài vào nghành chè.
Công ty liên doanh chè Phú Đa với Iraq có mục tiêu trồng mới 1000 ha chè, thâm canh 1000 ha, khôi phục ba nhà máy hiện có và xây dựng thêm một nhà máy mới để sản xuất và xuất khẩu 7000 tấn chè sang Iraq đã đi vào hoạt động chính thức đầu năm 2000. Với liên doanh này chúng ta đã tiến thêm một bước quan trọng nhằm phát triển và giữ vững thị trường Iraq cho chè Việt Nam.
Công ty chè liên doanh Phú Bền sau 5 năm hoạt động đã có những đóng góp đáng kể về tăng nguồn vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đặc biệt là xác lập được các thị trường ổn định và lâu dài cho nghành chè Việt Nam nhờ chất lượng ngày càng được nâng lên.
Các dự án liên kết với Đài loan và Nhật bản vẫn đang được thực hiện. Sau một thời gian ngắn khủng hoảng việc tiêu thụ sản phẩm của các dự án này đã được phục hồi trở lại và có chuyển biến tốt về mở rộng thị trường.
Kết quả năm 2000 các đơn vị liên doanh sản xuất được 6570 tấn chè xuất khẩu, thâm canh 1767 ha, trồng mới 100 ha chè, dự kiến lãi trên 62000 USD.
2.5. Về công tác tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý.
Về thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp: Thực hiện các chỉ thị và nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của Bộ, Tông công ty đã nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa xong 6 công ty, cử cán bộ tham gia vào HĐQT các công ty này để quản lý phần vốn của Tổng công ty và giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các công ty này bước đầu hoạt động theo hình thức mới và đạt được những kết quả khả quan, đã khắc phục được sự trì trệ trong công tác tổ chức và sự ỷ lại trong sản xuất và quản lý. Hầu hết các cán bộ công nhân viên trong các công ty cổ phần đều phấn khởi và ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của mình đối với hoạt động của công ty.
Đã tổ chức tốt việc đánh giá, bàn giao tài sản, sắp xếp và bố trí lại đội ngũ cán bộ của các công ty Phú Sơn, Thanh niên, Tân phú và bộ phận quản lý nông nghiệp của Phú thọ, Hạ hòa khi các đơn vị này tham gia vào hai công ty liên doanh với nước ngoài.
Tổng công ty đã và đang củng cố lại các đơn vị yếu đồng thời xây dựng thêm các xí nghiệp chế biến chè và nguyên liệu thành phẩm tại Cổ Loa( gắn với vùng nguyên liệu chè Bắc Sơn) để tạo ra một số mặt hàng mới có chất lượng đặc biệt cao nhằm kết hợp với công ty chè Hà Nội, công ty cổ phần chè Kim Anh mở rộng thị trường nội tiêu. Tổng công ty đã có đề án trình Bộ về hình thức tổ chức và hoạt động của Tổng công ty sau khi cổ phần hoá các công ty thành viên.
Tổng công ty đang tiếp tục củng cố tổ chức lại một số đơn vị yếu kém, tiến hành tinh giản và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên ở các đơn vị thành viên. Các lãnh đạo doanh nghiệp đã được học tập các chương trình quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật mới thông qua các khoá đào tạo, tham quan thực tập trong và ngoài nước.
2.6. Về xây dựng cơ bản
Trong năm 2000, Tổng công ty chè Việt Nam được Bộ phê duyệt chương trình nhập khẩu 2 triệu hom giống với số vốn đầu tư 6,460 tỷ đồng đến nay cơ bản đã nhập xong. Việc nhập và trồng mới giống gốc nhập từ Nhật Bản để triển khai trồng 120 ha chè tại Mộc Châu và Sông Cầu cũng đã hoàn thành và toàn bộ số chè giống này đang được ươm để nhân giống ở Mộc Châu.
Năm 2000, bằng vốn tự có và vốn tín dụng các đơn vị trong Tổng công ty đã trồng mới xong 172 ha chè và chăm sóc 138 ha chè KTCB. Tập trung hoàn chỉnh xưởng chế biến chè và nông sản thực phẩm Cổ Loa, nhà máy chè Sài Gòn, chè Hà Nội. Tổng công ty cũng được thông báo vốn cho hai công trình dùng vốn ngân sách là công trình trung tâm phục hồi chức năng Đồ Sơn và công trình Viện nghiên cứu chè với tổng vốn là 1,2 tỷ đồng.
Tổng công ty đã tập trung vốn khấu hao cơ bản thuộc nguồn ngân sách và vốn tự có để nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện các máy móc thiết bị và nhà xưởng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chế biến công nghiệp.
Về dây chuyền thiết bị Hàm Yên chấp hành chủ trương của Bộ, Tổng công ty đã tiếp nhận xong toàn bộ dây chuyền này và đã đưa vào vùng chè 20-4 (Hà Tĩnh) cùng với cục chế biến NLS và NNNT đánh giá lại chất lượng thiết bị báo cáo với Bộ phê duyệt tổng giá trị dây chuyền làm cơ sở lập dự án đầu tư.
2.7. Về công tác tài chính
Đầu năm, Tổng công ty đã ứng trước vốn phục vụ cho sản xuất của các đơn vị mà không thu lãi. Sau 5 năm đi vào hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước, tình hình tài chính của hầu hết các đơn vị đều khả quan hơn trước. Tổng công ty đã giành ra 30 tỷ để giải quyết các tồn đọng do thời kỳ bao cấp để lại, nhằm làm lành mạnh khâu tài chính của các đơn vị. Tổng công ty đã tiếp tục giải quyết tồn đọng về tài chính của 5 đơn vị đã đưa vào liên doanh với các đơn vị khác.
Tổng công ty đã quan tâm đến việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, thu nhập bình quân của người lao động đạt 550.000 đồng/người/tháng tăng 11,1% so với năm 1999.
3. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001
Bảng 5. Tình hình sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam trong năm 2001
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh %
1
2
2/1
1. Giá trị tổng sản lượng
Tr.Đ
403886
471921
116.85%
2. Sản phẩm nông nghiệp
a. Chè búp tươi tự sản xuất
Tấn
45000
45652
101.45%
b. Diện tích chè tổng số
Ha
6619.72
5716
86.35%
c. Năng suất chè
Tấn/ha
8.21
8.88
108.16%
3. Sản phẩm công nghiệp
a. Chè tổng số
Tấn
22500
26602
118.23%
b. Sản phẩm cơ khí
Sp
400
550
137.50%
4. Nguyên liệu thu mua
- Chè búp tươi
Tấn
41370
42637
103.06%
- Chè búp khô
Tấn
3760
8728
232.13%
5. Doanh thu tổng số
Tr.Đ
874230
904351
103.45%
6. Lợi nhuận
Tr.Đ
10520
13094
124.47%
Kết quả sản xuất kinh doanh:
Doanh thu của toàn Tổng công ty: 904,35 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ chè là 776,95 tỷ, từ kinh doanh tổng hợp là 127,4 tỷ đồng.
Giá trị tổng sản lượng toàn Tổng công ty đạt 471,92 tỷ đồng, tăng 17,75% so với năm 2000 (công nghiệp tăng20,28%, nông nghiệp tăng 7,61%, xây dựng tăng 18,35%). Trong đó các đơn vị trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam trực tiếp điều hành tăng 26,18% so với năm 2000 (công nghiệp tăng 36,52%, nông nghiệp tăng 13,15%, xây dựng tăng 18,35%).
Năng suất chè toàn Tổng công ty đạt 8,88 tấn/ha, tăng 12,78% so với năm 2000, sản lượng chè búp tươi tự sản xuất đạt 45,65 ngàn tấn, tăng 6,81% so với năm 2000. Sản lượng chè xuất khẩu toàn Tổng công ty đạt 31.471 tấn, tăng 9,94% so với năm 2000. Kim nghạch xuất nhập khẩu toàn Tổng công ty đạt 44,43 triệu USD tăng 4,5% so với năm 2000. Thu nhập bình quân chung của người lao động toàn Tổng công ty đạt 837.450 đ/người/tháng, tăng 13,48% so với năm 2000.
3.1. Về nông nghiệp và nguyên liệu.
3.1.1. Về nông nghiệp.
Năm 2001 các đơn vị trong tc đã chủ động chỉ đạo chăm sóc tương đối tốt các vườn chè. Kết quả Tổng công ty đã bán trên 20.000 tấn phân hữu cơ, 842 tấn phân vi sinh và24.727 tấn NPK.
Việc phòng trừ sâu bệnh hại chè đã được các đơn vị quan tâm đúng mức hơn, công tác vệ sinh đồng ruộng khá tốt, đã loại trừ phần lớn việc dùng thuốc cấm.
Năm2001 đã nhập được 12 giống với trên 2,3 triệu cây và hom, cũng trong năm 2001. Tổng công ty đã nhập 11 loại giống chè của Nhật Bản với số lượng 620.000 hom. Các giống chè này đang được trồng thí nghiệm tại Mộc Châu. Hiện nay vườn cây giống phát triển khá tốt, tỷ lệ sống đạt 65-70%, thời gian tới có khả năng trồng được 24 ha chè Nhật bằng giống mới nhập và 50 ha giống được sản xuất trong nước từ giống chè Nhật mẹ nhập khẩu.
3.1.2. Về chất lượng nguyên liệu chè búp tươi.
Năm 2001 các đơn vị trong toàn Tổng công ty đã thu mua và đưa vào sản xuất 88.298 tấn nguyên liệu.
Trong đó loại: A: 3,97% C: 51,15%
B: 39,50% D: 5,13%
Tình trạng chất lượng nguyên liệu không cao là do đầu tư chăm sóc vườn chè của hộ gia đình còn thấp, cây chè thiếu dinh dưỡng không thể cho được chất lượng cao, ngoài ra còn do tình trạng tranh mua tranh bán nguyên liệu rất gay gắt.
3.2. Về công nghiệp chế biến và chất lượng sản phẩm chè.
3.2.1. Về chế biến.
Các nhà máy chế biến chè của Tổng công ty được sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, nhà xưởng từ ngay cuối vụ năm ngoái, sản xuất công nghiệp không có sự cố, đã mở rộng bổ sung, cỉ tạo khâu bảo quản và héo chè. Do vậy chất lượng sản phẩm chè đen đã được nâng lên so với đầu năm.
3.2.2. Về chất lượng.
Về chất lượng chè Oten: 6 tháng đầu năm chè bị trả lại nhiều (41%) tỷ lệ chè đen bị trả về trong năm là 13,33% trong đó các đơn vị bị trả về với tỷ lệ cao (trên 20%) là: Hà Nội, Viện Chè, Cổ Loa, Tam Đường, Văn Hưng. Các đơn vị bị trả về ít nhất (dưới 5%) là Hải Phòng, Sông Cầu, Nghệ An.
Về chất lượng chè xanh và chè nội tiêu: Chất lượng chè xanh xuất khẩu cho Nhật Bản, Đài Loan Và Pakistan có tiến bộ nhiều hơn so với năm 2000. Chè nội tiêu chất lượng được nâng cao hơn hẳn năm 2000 về cả nội chất và bao bì.
3.2.3. Về tiêu thụ.
Năm 2001, Tổng công ty đã xuất khẩu chè ra thị trường của 22 nước với các loại: Chè OTD, Chè CTC, chè xanh kiến, Nhật bản, chè xanh Pouchung, chè xanh truyền thống, trong đó có 332 tấn chè bao gói 100gam/ hộp.
Trong năm đã tiêu thụ trong nước hơn 1100 tấn chè các loại, cuối năm 2001 đã đưa thêm một số mặt hàng chè nội tiêu các loại ra thị trường gồm các loại từ chè cao cấp đến chè phổ thông, đáp ứng các tầng lớp dân cư từ thành thị đến nông thôn, các đơn vị đã chuẩn bị hơn 400 tấn chè cho dịp tết nguyên đán Nhâm Ngọ.
3.3. Thị trường và xuất nhập khẩu.
Trong năm 2001 Tổng công ty đã cử nhiều đoàn cán bộ ra nước ngoài để nghiên cứu, tìm hiểu và khai thác thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm, ký kết hợp đồng xuất khẩu chè và nhập khẩu hàng hoá với các nước như: Iraq, Pakistan, Nga, Hà lan, Pháp, Bỉ, Đức, Nhật bản...
Năm 2001 Tổng công ty đã chú trọng hơn trong việc mở rộng thị trường, 9 tháng đầu năm xuất khẩu ra các thị trường ngoài Iraq tăng 19% so với năm 2000 nhưng do tác động của sự kiện 11/9 làm kinh tế của nhiều nước suy thoái và do chiến sự tại Afganistan nên việc xuất khẩu chè gặp nhiều khó khăn, vì vậy sản lượng xuất khẩu ra các thị trường ngoài Iraq chỉ đạt sấp xỉ năm 2000.
Năm 2001, sản lượng chè xuất khẩu bị suy giảm so với năm 2000 ở các thị trường: Pakistan 57,72%, Ba lan 52,07%, Nga 40,22%, Syria 58,18%, Nhật bản 45,39%, sản lượng chè xuất khẩu tăng từ 1,5 đến gần 3 lần ở các thị trường: Anh, Đài loan, Indonexia, Thổ nhĩ kỳ, Đức, Libang, Ukraina, A rập, ấn độ, và Hà lan. Tuy nhiên các thị trường này chủ yếu mua chè cấp thấp từ PS trở xuống.
Các mặt hàng xuất khẩu ngoài chè giảm, nhất là dược liệu xuất khẩu cho Nhật giảm 80% sản lượng so với năm 2000, về nhập khẩu tăng trưởng khá mạnh đã nhập khẩu uỷ thác và kinh doanh nội địa 4,8 triệu USD hàng hoá của 20 nước đem lại nguồn thu đáng kể và trợ giíup cho xuất khẩu của Tổng công ty.
3.4. Tài chính, hạch toán- kế toán.
Năm 2001 là năm tài chính tương đối khó khăn với Tổng công ty nhưng lại rất thuân lợi cho các đơn vị: Tổng công ty đã tiến hành cân đối lại toàn bộ các nguồn vốn tự có, mở rộng giao dịch với hàng loạt các ngân hàng và huy động vốn ở mức cao nhất để ứng vốn và mua hết chè cho các đơn vị nhằm ổn định sản xuất và đời sống cho người làm chè, mức chi nợ cho các ngân hàng có lúc lên đến 400 tỷ đồng, lãi vay phát sinh trên 100 triệu đồng/ ngày. Trong năm Tổng công ty cũng đã kiểm kê vốn tài sản và giao vốn, ban hành qquy chế tài chính và dám sát cho 4 đơn vị hạch toán phụ thuộc và báo sổ; tiến hành sắp xếp và đổi mới phương thức quản lí tài chính của Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên, đổi mới phương thức thanh toán nhằm giải quyết nhanh gọn tiền hàng cho các đơn vị khách hàng, do đó không có tình trạng khách hàng phải chờ đợi như những năm trước đây.
Trước khó khăn do thiếu vốn lưu động của các đơn vị, Tổng công ty đã báo cáo và tích cực giải trình với các Bộ nên đã được bổ sung thêm 8 tỷ đồng vốn lưu động cho văn phòng Tổng công ty và một số đơn vị thành viên.
3.5. Công tác đầu tư phát triển sản xuất.
Năm 2001, Tổng công ty đã hoàn thành và đưa vào hoạt dộng nhà máy chè đen Bắc Sơn với công suất 13,5 tấn/ngày. Triển khai xây dựng nhà máy chè đen Văn Tiến công suất 16 tấn/ ngày, làm song thủ tục đầu tư nhà máy chế biến chè đen 16 tấn/ngày tại huyện Đông Hỷ tỉnh Thái Nguyên, tiến hành sửa chữa lớn 12 nhà xưởng và dây chuyền thiết bị chế biến chè.
tuy nhiên còn một số tồn tại: Một số đơn vị không thực hiện đúng quy trình, thi công xong mới báo cáo và xin hoàn tất thủ tục, phát sinh trong đầu tư xây dựng còn nhiều tuy giá trị không lớn nhưng đã làm cho cồn tác quyết toán tài sản gặp nhiều khó khăn.
3.6. Công tác tổ chức và công tác cán bộ.
3.6.1. Công tác tổ chức.
Trong năm 2001 để phục vụ tốt nhất cho công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, trên văn phòng Tổng công ty đã được tổ chức và xắp xếp lại, ngoài một số phòng cũ, Tổng công ty đã chia tách và thành lập mới thêm các phòng phụ trách công tác tham mưu chuyên sâu như: phòng XDCB, phòng hợp tác-đối ngoại, phòng thông tin-lưu trữ, ban thi đua, tổ chức lại trung tâm KCS chè.
Thực tế sau một thời gian hoạt động, các phòng ban đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, phục vụ đắc lực cho công tác điều hành của Tổng công ty.
3.6.2. Công tác cán bộ.
Trong năm 2001 ddeer phù hợp với công tác tổ chức, Tổng công ty đã bổ nhiệm 3 đồng chí trưởng phòng của Tổng công ty, 3 Giám đốc các đơn vị thành viên và miễn nhiệm một giám đóc không hoàn thành nhiệm vụ. Tổng công ty đã cử nhiều cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng quản lý chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ giúp cho công tác quản lý và điều hành của đơn vị được tốt hơn.
3.7. Liên doanh-Liên kết.
Các công ty liên doanh, cổ phần trong năm 2001 đã đạt được những kết quả đáng kích lệ: năng suất lao động tăng, năng suất vườn chè tăng, sản lượng chè búp tươi và sản phẩm 9,06%, chè búp tươi tự sản xuất tăng 12,5% so với năm 2000; các đơn vị cổ phần sản phẩm tăng 28,9%, chè búp tươi tự sản xuất-kinh doanh của các công ty cổ phần và Tổng công ty với liên doanh chè Phú Đa tương đối tốt nên đã đảm bảo số lượng và chất lượng chè đen giao cho Phú Đa thực hiện hợp đồng xuất khẩu chè lớn, tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa các đơn vị, tạo uy tín cho chè Việt Nam trên thị trường Iraq.
Công ty liên doanh chè Phú Bền mặc dù sản xuất tăng trưởng nhưng đang gặp khó khăn rất lớn về tiêu thụ, sản phẩm còn tồn kho lớn chưa bán được do thị trường chính của Phú Bền là Pakistan bị đình đốn tù khi có chiến sự tại Apganistan. Đời sống CBCNV trong các công ty liên doanh và cổ phần tăng 10% so với năm 2000. Liên kết với Nhật Bản tại Sông Cầu và Mộc Châu vẫn hoạt động song do khủng hoảng của nền kinh tế Nhật nên sản xuất kinh doanh bị suy giảm so với năm 2000 cả về số lượng và giá xuất khẩu.
Bảng 6: Tình hình sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam trong 3 năm.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
So sánh (%)
1
2
3
2/1
3/2
1.Giá trị Tổng sản lượng
Tr.Đ
329.615
400.780
471.921
121.59
117,75
2.Sản phẩm nông nghiệp
a.Chè búp tưoi tự SX
Tấn
38.143
42.740
45.652
112,05
106,81
b.Diện tích chè tổng số
Ha
5.608,25
5.772
5.716
102,92
99,03
c.Năng suất chè
Tấn/ha
6,99
7,88
8,88
112,73
112,78
3.Sản phẩm công nghiệp
a.Chè tổng số
Tấn
17.808
22.157
26.602
124,42
120,06
b.Sản phẩm cơ khí
SP
316
423
550
133,86
130,02
4.Nguyên liệu thu mua
- Chè búp tươi
Tấn
32.458
41.876
42.637
129,01
101,82
-Chè búp khô
Tấn
2.199
2.984
8.728
135,7
292,49
5.Doanh thu tổng số
Tr.Đ
651.680
916.562
904.351
140,64
98,67
6. Lợi nhuận
Tr.Đ
8.940
23.731
13.094
265,45
55,18
V. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty.
1. Tổng quan thị trường chè thế giới.
1.1. Diễn biến thị trường chè thế giới trong giai đoạn 1999-2001.
Năm 1999, thương mại chè thế giới bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thay đổi, do nhiều nước nhập khẩu chè đứng trước những khó khăn kinh tế liên tục. Trên thị trường, người ta được chứng kiến việc thay thế xuất khẩu chè khối lượng lớn bằng chè đóng gói, đồng thời lượng chè vận chuyển sang các nước nhập khẩu chuyền thống liên tục giảm. Chẳng hạn như ở Anh, chè ở đây được nhập khẩu để rồi đóng gói bán lẻ hay tái xuất sang các nước khác, các công ty chè vì lý do cạnh tranh đã chuyển công đoạn này sang các nước sản xuất, ở Luân Đôn, việc đóng của thị trường đáu giá chè vào tháng 6/1998 là hậu quả của xu hướng này.
Năm 1999, xuất khẩu chè thế giới là 1,2 triệu tấn, giảm hơn 5% so với năm 1998. Tất cả các nước xuất khẩu chính (trừ Idonexia và Dimbabê) đều xuất khẩu ít đi. Trung Quốc và Ân Độ lần lượt giảm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34261.doc