MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu.3
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM RAU QUẢ Ở VIỆT NAM
I. Các lý thuyết kinh tế cơ bản về thương mại quốc tế và phân công lao động quốc tế.5
1.Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối.5
2.Lý thuyết về lợi thế so sánh.6
II. Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả ở Việt Nam là một tất yếu khách quan.9
1.Xuất khẩu rau quả Việt Nam là hướng đi phù hợp với lợi thế của Việt Nam trong thương mại quốc.9
2.Sản xuất va xuất khẩu rau quả Việt Nam phù hợp với địmh hướng phân công lao động quốc tế.12
3.Sản xuất rau quả phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trong nông nghiệp nước ta, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.13
4.Một số xu hướng phát triển của thị trường rau quả.13
III. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu rau quả và kinh nghiệm sản xuất, chế biến - xuất khẩu rau quả của một số nước.14
1. Đặc đIểm của hoạt động sản xuất rau quả.14
2. Kinh nghiệm thành công của một số nước và khu vực trong lĩnh vực sản xuất - chế biến xuất khẩu rau quả.16
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
I. Thực trạng sản xuất - chế biến - sản xuất rau quả của Việt Nam.18
1. Tình hình sản xuất rau quả.18
2. Chế biến và bảo quản rau quả.22
3. Tình hình xuất khẩu rau quả.24
4. Tổ chức hệ thống kinh doanh sản xuất rau quả.31
II. Khái quát chung về thực trạng kinh doanh xuất khẩu rau quả và các chính sách đã ban hành.32
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM RAU QUẢ CHỦ YẾU TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2005
I. Định hướng và dự kiến khả năng sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến năm 2005.37
1. Quan điểm và định hướng xuất khẩu eau quả của Đảng và Nhà nước.37
2. Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2005.39
3. Dự kiến năng lực sản xuất.42
4 Dự kiến về thị trường và khả năng cạnh tranh của xuất khẩu rau quả Việt Nam.45
II. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả có lợi thế ở Việt Nam.46
1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm rau quả xuất khẩu.46
2. Phát triển thị trường xuất khẩu.50
3. Giải pháp về thông tin.50
4. Tổ chức lưu thông xuất khẩu rau quả.52
5. Giải pháp về vốn và tài chính.56
6. Phát triển nguồn nhân lực.58
7. Vệ sinh an toàn thực phẩm.58
III. Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợ cho xuất khẩu rau quả.59
1. chính sách đất đai.60
2. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả.61
3. Chính sách đầu tư.62
4. Chính sách vốn tín dụng.63
5. Chính sách bảo hiểm kinh doanh xuất khẩu rau quả.64
6. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu rau quả.64
7. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.66
Kết luận.67
Tài liệu tham khảo.68
75 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả chủ yếu trong giai đoạn 2000 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rách nhiệm hữu hạn và các hô tư thương.
Trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả, xuất khẩu chính ngạch chủ yếu do các tổ chức kinh doanh xuất khẩu rau quả nhà nước đảm nhiệm, bao gồm các khâu : thu mua chế biến và trực tiếp xuất khẩu. Nguồn rau quả xuất khẩu chủ yếu từ các nông trường quốc doanh, các vùng sản xuất tập trung. Các công ty tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các tư thương có tham gia thu mua nguyên liệu chế biến, đặc biệt là thực hiện xuất khẩu tiểu ngạch thường có tính cạnh tranh quyết liệt trong thu gom hàng tạI các địa phương,hoặc tạI các chợ bán buôn các hàng xuất khẩu sang các nước, đặc biệt là Trung Quốc.
Trong các tổ chức kinh doanh xuất khẩu rau quả nhà nước Tổng Công Ty Rau Quả Việt Nam nắm giữ nguồn hàng của 45 doanh nghiệp và 12 xí nghiệp chế biến. Đây là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả lớn nhất nước ta Trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu rau quả trên thị trường ngày càng gaqy gắt, các doanh nghiệp nhà nước đã tích cực, chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức tốt khâu quản lý, thanh quyết toán từng lô hàng nhằm đem lạI hiệu quả cao. Khâu sắp xếp lạI tổ chức và mạng lưới kinh doanh đã được quan tâm hơn. Các doanh nghiệp dần xúc tiến mở các văn phòng đạI diện, thành lập công ty kinh doanh ở nước ngoàI tạo đIều kiện thuận lợi đưa ra nước ngoàI tiêu thụ. Các doanh nghiệp cũng xúc tiến hoạt động của chi nhánh ở một số tỉnh đường biên, tạo đIều kiện xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước có trung biên giới với Việt Nam.
Trong hoạt động xuất khẩu rau quả, khâu tiếp thị đã được các doanh nghiệp chú ý. Một số công ty chế biến, công ty kinh doanh xuất khẩu đã chủ động tìm kiếm thị trường, tìm bạn hàng. Phương thức tiến hành là sau khi tìm được thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng với bên sản xuất, thực hiện đầu tư các yếu tố đầu vào như giống, phân bón và một phần vốn cho nông dân. Đến vụ thu hoạch các doanh nghiệp đầu tư sẽ bao tiêu sản phẩm để trừ nợ. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp bố trí cán bộ hướng dẫn, tập huấn cho người sản xuất. Nhờ đó, sản phẩm thu được có chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Đây là mô hình kinh doanh khép kín và tỏ ra có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư và những khó khăn khác, phương thức này chưa được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu áp dụng rộng rãi.
Đã xuất hiện mô hình hợp tác xã làm dịch vụ cho các hộ xã viên như tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo phương thức ký kết hợp đồng trực tiếp với hộ sản xuất, trực tiếp chỉ đạo bộ phận thu gom, đóng gói, vận chuyển sản phẩm.Ở đây hợp tác xã là trung gian giữa các công ty xuất khẩu với người nông dân. Hợp tác xã hưởng hoa hồng do cơ quan thu mua trả, hoặc theo hình thức uỷ thác tiêu thụ cho các hộ. Giá cả do hai bên thoả thuận, hợp tác tổ chức tiêu thụ. Để có sản phẩm xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hợp tác xã chỉ đạo hướng dẫn xã viên sản xuất. Tuy nhiên đây cũng là mô hình thí điểm, chưa được triển khai rộng rãI do còn thiếu đIều kiện thực hiện.
Nhìn chung, hệ thống kinh doanh rau quả còn chồng chéo. Các doanh gnhiệp nhà nước có nhiều thuận hơn về vốn, kinh nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật. Quan hệ bạn hàng nhưng còn hạn chế về nhiều mặt, đặc biệt là còn chịu ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp với bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, cơ sở vật chất không phù hợp,tính thụ động, linh hoạt chưa cao nên chưa thực sự làm tốt vai trò hậu cần của sản xuất, thu mua tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tư thương với lợi thế về tính linh hoạt trong hoạt động tiếp thị, liên kết chặt chẽ với người sản xuất, khả năng chịu rủi ro cao, chi phí kinh doanh thấp, nắm bắt thông tin nhanh nhạy... đã tỏ ra có ưu thế trong hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch.
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐÃ BAN HÀNH.
Thực trạng kinh doanh xuất khẩu rau quả những năm gần đây phản ánh những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này. Bước đầu, hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả đã tính đến yếu tố hàng hoá của sản phẩm. Sau lần chao đảo về thị trường xuất khẩu rau quả truyền thống những năm 1990., đến nay việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu rau quả được các doanh nghiệp đặc biệt chú ý. Trong sản xuất, chế biến, các doanh nghiệp đã chú ý tới việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng cề xuất khẩu. Bước đầu việc quy hoạch vùng chuyên cãnhuất khâu rau quả được các nhà kinh doanh chú ý. Đặc biệt các nhà doanh nghiệp nhà nước đã mạnh dạn đầu tư trong lĩnh vực tìm kiếm thị trường. Tổng công ty rau quả Việt Nam, với nhuồn kinh phí còn hạn hẹp nhưng mỗi năm cũng tổ chức được hàng chục cán bộ đI thăm quan, khảo sát, tham gia hội thảp, hỗ trợ xúc tiến thương mạI ở nước ngoàI nhằm học tập kinh nghiệm của các nước và tìm kiếm đối tác. Các doanh nghiệp ngoàI quốc doanh do hạn chế về kinh phí, kinh nghiệm nên không có cơ hội tổ chức nhiều nhiều đoàn ra nước ngoàI nghiên cứu thị trường, tìm đối tác nhưng họ rất năng động nắm bắt thông tin thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nhỏ, có kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch chiếm tỷ trọng đáng kể.
Tuy nhiên, còn nhiều tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu rau quả ở nước ta chưa được khai thác triệt để. Qua nghiên cứu tôI cho rằng những nguyên nhân sau đây cản trở khả năng khai thác lợi thế so sánh này:
Một là: Sức cạnh tranh của rau quả xuất khẩu của nước ta. Sản phẩm chưa đáp ứng được đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu về chất lượng, số lượng, giá cả. Về chất lượng, một số sản phẩm rau quả xuất khẩu không đạt yêu cầu về độ đồng đều của sản phẩm, về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với rau xuất khẩu, chất độc hạI tồn đọng trong rau vượt quá tỷ lệ cho phép, mẫu mã bao bì sản phẩm không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Các lô hàng xuất thường nhỏ lẻ, giá rau quả xuất khẩu củ ta đôi khi còn quá cao. So sánh giá dứa xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan cho thấy, giá dứa của Thái Lan thấp hơn nên cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm nước ta. Nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh về chất lượng, số lượng, giá cả xuất khẩu của ta là:
+Sản xuất rau quả chưa thoát khỏi tình trạng tự phát, phân tán theo tập quán và kinh nghiệm lâu đời. Đặc biệt ở phía Bắc, ruộng đất được phân chia nhỏ theo từng hộ nông dân vốn ít nên càng mạnh mún . Thiếu các vùng rau quả thu hoạch tập trung có tỷ suất hàng hoá cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Do vậy, rất khó khănkhi tổ chức thu gom phục vụ chế biến, xuất khẩu, khi áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất. Công tác khuyến nông trong lĩnh vực trồng rau quả còn nặng về phong trào, chưa phổ cập, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay là sản xuất sản phẩm tươi cho xã hội và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến xuất khẩu.
+Giống rau quả của ta chậm đổi mới, có tình trạng giống thoái hoá. Điển hình là các loại quả có múi như bưởi Đoan Hùng, Cam Vinh... Việc chọn giống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Do vậy, đã hạn chế chất lượng và năng suất sản phẩm.
+Đối với sản phẩm xuất khẩu công nghệ sau thu hoạch đóng vai trò rất quan trọng trong khi đó hệ thóng các nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu hầu hết trong tình trạng lạc hậu, chậm đổi mới về kỹ thuật. Năng suất, chất lượng thấp làm suy yếu khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Hệ thống bảo quản quả tươI chậm được đầu tư. Công tác nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra những sản phẩm mới chưa được quan tâm đúng mức.
Hai là: Hạn chế trong công tác tổ chức và phát triển thị trường xuất khẩu.
Những năm qua mặc dù cồn tác nghiên cứu, dự báo, tìm kiếm thị trường được các cấp quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp chú ý xúc tiến nên bước đầu có một số tiến bộ so với trước đây. Song nhìn chung vẫn dừng ở mức thăm dò, chưa đầu tư thoả đáng cho họat động nghiên cưú, tìm kiếm thị trường, do vậy chưa thực sự thiết lập hệ thống thị trường chủ yếu với những mặt hàng xuắt khẩu ổn định có khối lượng lớn . Những thông tin thương mạI thu thập được về thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế , chung chung, chậm tới tay người sản xuất. Do vậy, xảy ra tình trạng sản xuất phát triển tự phát, thiếu ổn định thoát ly nhu cầu thị trường, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm , ứ đọng gây thiệt hại cho người sản xuất. Về phía người sản xuất mặc dù đã được giao quyền tự chủ trong khâu tìm hiểu nghiên cứu , nắm bắt thông tin về thị trường do thiếu hiểu biết trong lĩnh vực này hoặc do hạn chế về kinh phí. Nhìn chung, chưa có sự phân định rõ ràng để thúc đẩy công tác Marketing ở tầm vĩ mô nên chưa mở rộng được thị trường, hạn chế mặt hàng xuất khẩu.
Ba là: Tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu rau quả chưa hợp lý thiếu hiệu quả.
Tham gia vào hoạt động xuất khẩu rau quả gồm nhiều thành phần kinh tế ngày càng xuất hiện nhiều tổ chức kinh doanh xuất khẩu rau quả ngoài quốc doanh. Số lượng các nhà kinh doanh rau quả tuy lớn song giữa họ thiếu sự liên kết trong kinh doanh nên còn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, gây thiệt hại cho cả đôI bên. Còn ít các nhà kinh doanh mạnh dạn đứng ra đầu tư cho người sản xuất và thực hiện bao tiêu sản xuất. Mỗi Iên kết kinh doanh xuất khẩu rau quả thiếu gắn bó, chưa coi trọng chữ tín trong kinh doanh. Do vậy, khi gặp các biến động lớm về thị trường cung- cầu, về giá cả...các hợp đồng kinh tế có nhiều nguy cơ bị phá vỡ.
Các tổ chức kịnh doanh xuất khẩu rau quả gồm nhiều thành phần kinh tế khác song chưa thực hiện tốt vai trò chủ đạo dẫn dắt các thành phần kinh tế khác. Nhiều vùng dản xuất quả phát triển đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, nhất là các sản phẩm thời vụ thu hoạch chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (vải, nhãn, mận, cà chua ...), nhưng thiếu bàn tay của các doanh nghiệp nhà nước thị trường nông thôn chủ yếu vẫn do tư thương chi phối . Người nông dân phải tự lo các yếu tố đầu vào và tự giải quyết đầu ra . Vào vụ thu hoạch rộ tình trạng bị tư thương ép giá, ép cấy gây thiệt hại cho người sản xuất là khá phổ biến .
Hệ thống hợp tác xã - dịch vụ ở nông thôn chậm đổi mới phương thức hoạt động chưa làm tốt vai trò cung cấp dịch vụ cần thiết cho người kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân, chưa làm tốt chức năng cầu nối giữa nông dân và khách hàng .
Nhìn chung, chưa hình thành được các kênh kinh doanh rau quả xuất khẩu có hiệu quả. Thiếu sự liên kết, gắn bó trong từng hệ thống, thiếu hệ thống vệ tinh năng động thực hiện thu mua, bảo quản, chế biến rau quả phục vụ xuất khẩu .
Bốn là: Năng lực tài chính, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh rau quả xuất khẩu còn nhiều hạn chế .
Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh rau quả xuất khẩu thiếu vốn kinh doanh, vốn lưu động chỉ đáp ứng trên dưới 30% nhu cầu kinh doanh . Các doanh nghiệp phải vay vốn chịu lãi suất cao đã đẩy chi phí lên cao ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .Đặc biệt, do thiếu vốn kinh doanh các doanh nghiệp không đủ sức tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm sản xuất, nhất là ở các vùng sản xuất tập trung để dự trữ chế biến xuất khẩu, không đủ sức liên kết với bên sản xuất đầu tư ứng trước giống, phân bón thuốc trừ sâu ... cho người sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu. Năng lực lao động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả còn hạn chế cả về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế .
Năm là : Vai trò can thiệp của nhà nước trong thị trường xuất khẩu rau quả thông qua hệ thống chính sách đã ban hành còn yếu, chưa thực sự phát huy khuyến khích xuất khẩu rau quả .
Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nông sản , các chính sách đã ban hành bước đầu tạo nên khung khổ pháp lý mang tính hệ thống, tạo môi trường hoạt động để kinh doanh xuất khẩu đi vào quỹ đạo của quản lý luật pháp và theo các quy luật của thị trường. Thành tựu về kinh doanh xuất khẩu nông sản thời gian qua đã khẳng định hiệu quả của hệ thống chính sách và cơ chế đã ban hành. Tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất - chế biến - lưu thông xuất khẩu rau quả Nhà nước, các bộ ngành có liên quan chưa tạo lập được cơ chế quản lý và chính sách kinh tế thực sự khuyến khích đối với người kinh doanh xuất khẩu rau quả như chính sách đầu tư vàolĩnh vực nghiên cứu khoa học, đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch, chính sách khuyến khích về thuế, chính sách khuyến nông, chính sách bảo hiểm đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả ... Đồng thời, chưa có các giải pháp đủ mạnh có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu rau quả. Những chính sách đã ban hành chung trong lĩnh vực sản xuất - lưu thông xuất khẩu nông sản vẫn còn hạn chế ở nhiều khía cạnh, cần được bổ sung nhằm khuyến khích xuất khẩu rau quả, chủ trương phát triển xuất khẩu chưa được quán triệt một cách thấu đáo .
Để phát huy lợi thế so sánh của rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới và thúc đẩy xuất khẩu rau quả cần phải có cơ chế quản lý và chính sách kinh tế thực sự tạo môi trường thuận lợi khuyến khích xuất khẩu, phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu rau quả, đồng thời thực thi đồng bộ các giảI pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả cuả kinh doanh rau quả xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
Tóm lại, thực trạng kinh doanh xuất khẩu sản phẩm rau quả của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế . Để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta trong giai đoạn tới thì điều quan trọng là phải được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn về các mặt như vốn, kỹ thuật, lao động, chính sách ...
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM RAU QUẢ CHỦ YẾU TRONG GIAI ĐOẠN 2000- 2005.
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ DỰ KIẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2005.
Quan điểm và định hướng xuất khẩu rau quả của Đảng và Nhà nước
1.1.Quan đIểm về xuất khẩu rau quả của Đảng và Nhà nước.
a). Kinh doanh xuất khẩu rau quả cần xuất phát từ nhu cầu thị trường, lấy thị trường làm một trong những căn cứ chủ yếu để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh.
Quán triệt quan đIểm này cần làm tốt công tác nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu khách hàng, xác định được thị trường trọng điểm, ổn định với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Từ đó quay quay trở lại định hướng quy hoạch sản xuất, xây dựng các vùng rau quả chuyên canh xuất khẩu, gắn với công nghệ sau thu hoạch.
b).Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuấtkhẩu, thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu.
Quán triệt quan đIểm này cần phát tích và tìm ra những sản phẩm rau quả có lợi thế so sánh tìm ra những sản phẩm xuất khẩu có hiệu quả cao, có chi phí và giá thành thấp so với thế giới . Đồng thời tập trung đầu tư cho các công đoạn của quá trình kinh doanh rau quả thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
c).Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Quan đIểm này đòi hỏi quá trình sản xuất - chế biến - tổ chức xuất khẩu rau quả cần chú ý ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, đồng thời đổi mới công nghệ và thiết bị công nghiệp chế biến rau quả, bảo quản rau quả theo hướng hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các loại rau quả xuất khẩu của nước ta trên thị trường thế giới.
d).Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả.
Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu rau quả nên đủ điều kiện. Quán triệt quan đIểm này nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng thành phần kinh tế.
e).Thúc đẩy xuất khẩu rau quả cần có sự hỗ trợ của nhà nước, các ngành có liên quan.
Kinh doanh trong môi trường kinh tế thị trường, để thúc đẩy xuất khẩu rau quả đòi hỏi phải xuất phát từ động lực trực tiếp của người kinh doanh. Mặt khác nó cũng thuộc vào sự tác động từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô thông qua hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích cụ thể đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
1.2.Định hướng xuất khẩu rau quả.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996 )đã đề ra 11 chương trình phát triển trong đó có “chương trình nông nghiệp và kinh tế nông thôn” với phương hướng là: “Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và ra đậu có hiệu quả kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tạI chỗ” và “ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu” tăng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, tạo thêm những nhóm hàng, mặt hàng có khối lượng và giá trị lớn. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28%. Định hướng chính sách trong thời gian tới là: tăng cường củng cố quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế chính trị trên thế giới...
Chủ trương phát triển mạnh cây ăn quả, rau ,hoa, sinh vật cảnh để đáp ứng yêu cầu trong nước và từng bước nâng lên thành mặt hảng xuất khẩu lớn... đã được Hội nghị lần 5 - Ban chấp hành TW Đảng khoá VII năm 1993 đề cập tới.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII, trong giải pháp “ phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá và dân chủ hoá” tiếp tục khẳng định: ưu tiên phát triển các cây trồng vật nuôi có quy mô xuất khẩu tương đối lớn và thị trường ổn định, đặc biệt coi trọng các sản phẩm quý hiếm có lợi thế. Hết sức chú trọng phát triển công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến.
Tháng 12/1995, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã trình Chính phủ phê duyệt các dự án phát triển các ngành sản xuất rau quả với mục tiêu tạo được vùng chuyên canh rau quả hàng hoá và hoa xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu rau 100 triệu USD, quả 350 triệu USD, đạt tổng số 450 triệu USD đã đề ra các giảI pháp và chính sách phát triển rau quả, tổng vốn đầu tư 2000 - 2005 khoảng 390 triệu USD
Việt Nam là thành viên của ASEAN, chuẩn bị tham gia tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước. Đó là những thuận lợi cơ bản cho hoạt động kinh tế đối ngoại, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong đó có rau quả.
Mặt khác, theo tài liệu của FAO, trong mấy thập kỷ gần đây nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới tăng nhanh đã thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. FAO đánh giá vè tình hình sản xuất, cung cấp sản phẩm rau quả tươi sống và chế biến mới chỉ đáp ứng được 45,6% nhu cầu chung của xã hội. Hiện nay thường xuyên có các đoàn khách nứoc ngoài đặt vấn đề mua rau quả của Việt Nam với khối lượng lớn như chuối tươi, đồ hộp, dứa và nhiều sản phẩm rau quả khác.
2. Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005.
Trong Công ty Rau7 quả Việt Nam cho biết thách thức lớn nhất của ngành rau quả là phải tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và tập trung cho chế biến. Phải tạo được mặt hàng chủ lực tránh tình trạng bị động như trước đây, tức là đợi có khách mới đi gom hàng. Bên cạnh đó, phải tạo được thế cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Philippin hay Trung Quốc. Để vượt qua thách thức trên,Tổng Công ty đã xây dựng kế hoạch đầu tư tổng thể từ giống, vùng nguyên liệu tới công nghệ chế biến, bảo quản.Tính tới tháng 9/9/1999 ngành rau quả trên toàn quốc có 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , trong đó có hai nhà máy liên doanh với Tổng Công ty là Nhà máy chế biến Nước Giải khát DONA NEW TOWER (20.000 tấn/năm )và nhà máy bao bì hộp sắt TOVECO (60 triệu hộp/năm ) đã đi vào hoạt động, cùng với 17 nhà máy (12nhà máy đồ hộp có tổng công suất thiết kế (70.000tấn/năm ) và 3 nhà máy đông lạnh (20.000 tấn/năm). Tuy nhiên, 17 nhà máy này đã cũ nát và cho ra các sản phẩm chất lượng thấp, không thể thâm nhập vào thị trường khó tính .
Theo dự kiến tới năm 2000 với 900 tỷ đồng đầu tư, bước nhảy thứ nhất sẽ tạo ra 20.000 ha diện tích canh tác rau quả với sản lượng 350.000 tấn và các nhà máy sẽ được nâng cấp xây mới đạt tổng công suất 85.000 tấn . Tiếp đó giai đoạn 2000-2005 bước nhaỷ hai sẽ có tổng đầu tư là 1150 tỷ, đưa tổng công suất chế biến lên 165.000 tấn. Bước nhảy ba với 650 tỷ đồng đầu tư tới 2010 phát triển công suất chế biến tới 250.000 tấn/năm và đạt kim ngạch xuất khẩu 250 triệu USD. Ngay trong năm nay, Tổng côngty đầu tư 3 triệu USD thay thiết bị ở nhà máy chế biến thực phẩm Tân Bình và Đồng Giao với công suất 10.000 tấn/năm, trong năm 2000 sẽ xuất khẩu 15000-20.000 tấn dứa hộp. Tiếp đó, nâng cấp và xây mới cô đặc ở đồng giao, Hà Tĩnh, Tân Bình, Quảng Ngãi ... tạo quy trình khép kín từ đồ hộp tới đông lạnh và cô đặc, đảm bảo chế biến hết nguyên liệu của các vùng chuyên canh, công tác cải tạo, thay giống mới và phát triển vùng nguyên liệu cũng được tiến hành song song để đạt 50.000 ha vào năm 2010.
Lĩnh vưc xuất khẩu rau quả tươi cũng là một mặt hàng được chú trọng. Tuy nhiên còn khá nhiều ách tắc cần tháo gỡ, mặt hàng này đòi hỏi phảI đầu tư kho lạnh, container hoặc tàu lạnh. Đây là những khoản đầu tư nằm ngoài khả năng của Tổng Công ty nói riêng và của ngành rau quả nói chung, cần có sự quan tâm của Chính phủ cũng như việc xúc tiến phát triển các tàu lạnh của Tổng Công ty tàu thuỷ Việt Nam . Hiện nay lượng rau quả xuất khẩu tươi hàng năm rất nhỏ, chủ yếu tới các nước khu vực như Đài loan, Nhật ... Phương tiện vận tải chính là máy bay. Vì vậy, giá rau tươi quá cao mà sức cạnh tranh lại quá thấp.
Do đó, ngành rau quả Việt Nam rất cần sự giúp từ Chính phủ đặc biệt sự kết hợp giữa ngành vận tải, ngân hàng để tháo gỡ những ách tắc hiện nay.
Theo đề án phát triển rau, quả, hoa và cây cảnh thời kỳ 2000-2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đề án sẽ tạo việc làm cho khoảng 5 triệu người. Các cơ quan chức năng chuyên môn và chính quyền không được để xảy ra tình trạng sản xuất tự phát, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây, phải có bộ giống tốt, có năng suất cao để thay thế các loại giống kém hiện nay theo hướng tuyển chọn giống sẵn có, nhập khẩu, lai tạo giống mới năng suất cao, chất lượng tốt, nhanh chóng áp dụng các quy trình sản xuất công nghệ sạch như phân vi sinh, thuốc vi sinh bảo vệ thực vật ), công nghệ tưới tiêu, công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến. Về chế biến cần đầu tư cơ sở chế biến phù hợp với nguồn nguyên liệu.
Cũng theo đề án, mức thu từ xuất khẩu rau quả nước ta năm 2005 có thể đạt gần 1 tỷ USD
Để khiến mục tiêu trên thành hiện thực, người sản xuất rau quả có thể yên tâm về thị trường tiêu thụ, bởi các thị trường truyền thống và thị trường mới phát triển thời gian gần đây đều là những thị trường lớn, đầy tiềm năng. Chẳng hạn, Trrung Quốc hiện đang là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất Việt Nam, tiếp đến là Đài Loan Nhật Bản và Nga. Các thị trường này đã thu hút hàng rau quả, chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Nhật Bản đã giành cho Việt Nam ba quy chế tối huệ quốc đầy đủ, các mặt hàng bạn có nhu cầu như hành bấp cải, gừng ớt, chuối bưởi, cam, dừa ... là thứ trồng ở nước ta, hoàn toàn có khả năng thâm nhập và dứng vững trên thị trường Nhật. Hiện nay ta mới bán vào thị trường này khoảng 7- 8 triệu USD/ năm, so với mức nhập 3tỷ USDrau quả/năm của Nhật, mới chiếm khoảng 0,3 thị phần.
Thị trường Nga có nhu cầu dứa miếng, dứa khoanh, chuối sấy nước quả, dưa chuột muối, khoai tây chế biến, tương ớt ... với khối lượng lớn.
Thị trường Mỹ: Kim ngạch nhập khẩu rau qủa hàng năm tới 5 tỷ USD, sẵn sàng nhập rau quả của Việt Nam, nếu đảm bảo tiêu chuẩn của họ.
Vấn đề khó khăn của người sản xuất hiện nay là khâu trồng trọt, chế biến, bảo quản; từ cơ chế sản xuất còn phân tán, chưa có vùng chuyên canh lớn, chưa có hệ thống bảo quản đủ đáp ứng yêu cầu với khối lượng lớn, cũng từ sự phân tán, sẽ khó khăn cho việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2000 - 2005:
Theo công trình nghiên cứu của hãng ROBANK ( Hà Lan ), nhập khẩu rau quả tren thế giới ước tính đạt 23 tỷ USD, trong đó thị trường EC chiếm 54% tương đương 14,42 tỷ USD, thị trường Mỹ khoảng 2,5 tỷ USD. Ở nhiều nước công nghiệp phát triển có xu hướng tăng tiêu thụ quả đặc sản ngoại và ngoại nhập, giảm tiêu thụquả ở địa phương. Theo tài liệu của FAO, các nhà nghiên cứu theo rõi và rút ra một số đặc điểm nổi bật về thị trường tiêu thụ rau quả trên thế giới.
- Người tiêu dùng muốn sử dụng rau quả “ sạch”, sản xuất theo công nghệ mới chỉ dùng phân bón hữu cơ, hạn chế tối đa phân sinh học và thuốc trừ sâu.
- Rau quả phải sạch sẽ, tươi ngon, được trình bày đẹp, được bao gói cẩn thận, có ghi đặc điểm, hàm lượng dinh dưỡng, có hướng dẫn cách dùng.
- Rau quả có màu sắc, hình thức đẹp, hấp dẫn người mua, dễ tiêu dùng à còn để trang trí.
- Người tiêu dùng ngày càng ưa thích nước rau quả ép nguyên chất không pha đưòng không có chất phụ gia, thích các đồ uống pha chế trên cơ sở nước quả nguyên chất, tạo vị nước quả hấp dẫn.
Do dân số thế giới ngày càng tăng lên nên việc sản xuất và tiêu dùng rau quả vẫn có chiều hướng tăng liên tục. Qua nghiên cứu các tài l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả chủ yếu trong giai đoạn 2000 - 2005.DOC