Chuyên đề Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở tỉnh Cao Bằng

 

MỤC LỤC

Trang

Lời Mở đầu 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5.Cấu trúc của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương: 2

Chương I 4

Phát triển kinh tế hộ nông dân 4

Một số vấn đề lý luận 4

I. Những lý luận chung. 4

1. Một số khái niệm, bản chất của kinh tế hộ nông dân. 4

1.1. Khái niệm: 4

1.2. Bản chất: 5

2. Kinh tế hộ nông dân - một thành phần quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân 8

3. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân. 9

3.1. Đặc trưng về mục đích sản xuất: 9

3.2. Đặc trưng về sở hữu: 9

3.3. Đặc trưng về lao động: 9

3.4. Đặc trưng về phân phối: 10

3.5. Đặc trưng về mặt tổ chức: 10

3.6. Đặc trưng về hoạt động kinh tế của hộ: 10

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân. 10

4.1. Về điều kiện tự nhiên: 10

4.2.Về tổ chức sản xuất của chủ hộ. 11

Chủ hộ là người có vị trí quyết định trong sự phát triển kỹ thuật của hộ nông dân, quyết định hướng sản xuất kinh doanh của nông hộ. 11

4.3. Về các nguồn lực của hộ nông dân. 11

4.4. Các yếu tố về sự trợ giúp của Nhà nước. 13

Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và trong quá trình phát triển kinh tế hộ noí riêng. 13

5. Xu thế phát triển của kinh tế hộ nông dân 13

5.1. Xu thế phát triển 13

5.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ nông dân. 16

II. Khái quát tình hình kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và ở nước ta. 19

1. Khái quát tình hình kinh tế hộ nông dân của một số nước trên thế giới. 19

2. Tình hình kinh tế hộ nông dân ở nước ta. 21

Chương II 24

thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân 24

ở tỉnh cao bằng 24

I. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

1. Điều kiện tự nhiên 24

1.1. Vị trí địa lý 24

1.2.Địa hình, địa mạo. 24

1.3 Đặc điểm thời tiết khí hậu. 25

1.4. Điều kiện đất đai. 25

1.5. Nguồn nước 26

1.6. Thảm thực vật. 27

2. Điều kiện kinh tế xã hội và môi trường. 27

2.1. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh. 27

Bảng 1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng thời kỳ 1990- 2000 28

Hạng mục 28

2.2. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn. 29

2.3. Dân số 31

2.4. Lao động và việc làm. 32

3. Tình hình đời sống dân cư 33

4. Cảnh quan môi trường. 34

II. Thực trạng kinh tế hộ nông dân ở Cao Bằng. 35

1. Các yếu tố sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. 35

1.1. Về quy mô đất đai của hộ nông dân 35

1.2. Về công cụ sản xuất của hộ nông dân 37

1.3. Về lao động và trình độ lao động của các hộ nông dân. 39

2. Tình hình tổ chức sản xuất của các hộ nông dân. 43

3. Kết quả sản xuất và tình hình thu nhập của hộ nông dân 47

4. Đánh giá chung về thực trạng kinh tế hộ nông dân ở Cao Bằng 50

Chương III 53

Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ nông dân ở tỉnh Cao Bằng 53

I. Định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở Cao Bằng trong thời gian tới. 53

1. Một số quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân. 53

2. Định hướng xây dựng các mô hình kinh tế hộ nông dân. 54

II. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở Cao Bằng. 56

1. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước. 56

2. Các giải pháp giúp cho các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá. 60

3. Nhóm các giải pháp tăng cường năng lực sản xuất của hộ nông dân. 62

3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai của hộ nông dân: 63

3.2. Nâng cao kỹ thuật sản xuất cho hộ nông dân: 63

3.3. Đầu tư tăng cườngg hệ thống công cụ sản xuất. 64

3.4. Đa dạng hoá nguồn thu và chuyển đổi cơ cấu thu nhập của hộ theo hướng tăng dần các khoản thu phí nông nghiệp: 64

4. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn của tỉnh. 64

5. Giải pháp về đất đai: 65

6. Giải pháp về tín dụng: 66

7. Hoàn thiện tổ chức khuyến nông và khuyến lâm. 68

8. Đào tạo bồi dưỡng người lao động và cho các chủ hộ. 68

Kết luận và kiến nghị 70

I. Kết luận: 70

II.Kiến nghị: 71

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bình quân lương thực quy thóc năm 2000 đạt 307 kg/người, là một trong 3 tỉnh ở vùng miền núi Bắc Bộ có mức lương thực sản xuất bình quân trên đầu người vượt mưcs 300 kg/người/năm. - Diện tích các loại cây trồng mang tính hàng hoá cũng đều có sự gia tăng đáng kể. Năm 2000 diện tích cây công nghiệp đạt 11474 ha tăng 2021 ha so với năm 1994, diện tích cây thực phẩm là 3661 ha, tăng 228 ha, diện tích cây ăn quả 2114 ha, tăng 969 ha. - Đi đôi với phát triển trồng trọt, trong những năm qua ngành chăn nuôi cũng đã được chú ý phát triển, giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi tăng bình quân 3,6%/năm Trong mấy năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số mô hình phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp và thâm canh. Như mô hình phát triển vườn rừng, trang traị, mô hình thâm canh lúa nước, ngô đạt năng suất cao ở huyện Hoà An, mô hình phát triển cây ăn quả kết hợp cây công nghiệp, mô hình nuôi bò kết hợp trồng rừng… Tuy đã đạt được một số thành tựu trong phát triển kinh tế hộ nông dân, nhất là trong sản xuất nông lâm nghiệp. Nhưng đến nay nền kinh tế của Cao Bằng vẫn đang ở điểm xuất phát thấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nền kinh tế của tỉnh phổ biến là sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc, chưa có ngành sản xuất nào được coi là ngành sản xuất hàng hoá đáng kể. Thuốc là cây trồng hàng hoá truyền thống của tỉnh hiện nay phát triển chậm. Cây ăn quả tuy có phát triển nhưng phân tán và chủng loại cây phức tạp, nền kinh tế của tỉnh mới tự đảm bảo tiêu dùng trên lãnh thổ khoảng 80%, thu nhập còn thấp, bình quân GDP trên đầu người mới bằng 60% bình quân chung của cả nước, hàng năm phải nhận trợ cấp ngân sách từ trung ương khoảng 70% tích luỹ thấp do đó thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất. 2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Sau gần 20 năm khắc phục hậu quả chiến tranh biên giới Cao Bằng đã khôi phục và xây dựng mới một số cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, hiện nay nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhưng những kết quả xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đạt được trong thời gian qua là tiền đề quan trọng để tạo điều kiện cho kinh tế của tỉnh nói chung, kinh tế của hộ gia đình nói riêng phát triển. Dưới đây là thực trạng một số cơ sở hạ tầng chính của tỉnh. - Hệ thống đường giao thông: hiện nay ở Cao Bằng có 347 km đường quốc lộ (3 tuyến đường), 467 km đường tỉnh lộ. 651 km đường huyện lộ, 95 km đường đô thị và 1023 km đường xã. Nhìn chung đường giao thông phân bố khá đều và đã được từng bước đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên khó khăn hiện nay là toàn tỉnh có tới 44 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm xã. - Hệ thống công trình thuỷ lợi tính đến cuối năm 2000 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được 25 hồ chứa nước, 1288 phai đập, 99 trạm bơm, 1899 mương tự chảy và gần 7000 kho gạch, guồng con phục vụ tưới cho khoảng 33000 ha. Tuy nhiên nhìn chung hiện nay các công trình trên đang bị xuống cấp nghiêm trọng cần được đầu tư nâng cấp mới phát huy được hiệu quả. - Hệ thống mạng lưới điện hiện tại ở Cao Bằng có 4 trạm thuỷ điện do tỉnh quản lý, sản lượng điện hàng năm của các trạm này đạt 4-5 triệu kw/h. Ngoài ra ở khu vực mỏ Tĩnh Túc còn có 3 trạm biến áp 110 KV đạt 16 MVA, 106,6 Km đường dây 35 KVm (2 trạm biến áp 35 KV/10KV, 4 trạm biến áp 35/0,4KV ) và 70 KM đường dây 0,4KW. - Hệ thống các công trình phúhc lợi công cộng khác. Trong những năm qua hệ thống công trình phúc lợi ở nông thôn như trường học, trạm y tế, các cơ sở văn hoá, công trình cấp nước sạch… cũng đã được chú ý đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho việc nâng cao dân trí điều kiện sống góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. + Về trường học: hiện toàn tỉnh có 35 trường mẫu giáo, 314 trường tiểu học và trung học cơ sở, 5 trường phổ thông trung học, 3 trường trung học và 2 trung tâm đào tạo, tiếp nhận khoảng 2000 cháu nhà trẻ, 120092 cháu mẫu giáo, 86881 học sinh tiểu học, 307949 học sinh trung học cơ sở, khoảng 8000 học sinh phổ thông trung học. + Về mạng lưới y tế: trên địa bàn tỉnh hiện hay có 28 bệnh viện, phòng khám khu vực, 1 xí nghiệp dược và 181 trạm y tế xã. Bình quân có 26 giường bệnh và 6 bác sĩ trên 1 vạn dân. + Về công trình cấp nước sạch, tính đến cuối năm 2000 toàn tỉnh có 9595 bể chứa nước sinh hoạt( 6 m3/ bể), 16 tuyến đường ống dẫn nước có tổng chiều dài 12,8 km và 251 km bể chứa nước công cộng. Tóm lại, tuy trong những năm qua ở Cao Bằng có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất cho dân cư trong tỉnh. Nhưng nhìn chung còn nghèo nàn nên chưa đáp ứng được nhu cầu. Phần lớn đường giao thông có chất lượng kém, đường giải nhựa hoặc bê tông chỉ mới chiếm 63% tổng chiều dài các loại đường, mật độ đường giao thông chỉ mới đạt 0,44km/1 km2 ( bằng khoảng 35-30% mật độ chung của cả nước). Hệ thống công trình thuỷ lợi mới tưới cho được 1/2 diện tích đất canh tác cần tưới hiện nay toàn tỉnh còn tới 94 xã chưa có điện. Do điều kiện cơ sở hạ tầng như trên đã làm cho nhiều khu vực nông thôn của tỉnh bị kìm hãm trong vòng luẩn quẩn của tự cấp tự túc và đói nghèo. Thế mạnh về rừng, cây lâu năm chưa được khai thác tốt, các hộ gia đình nông dân ở các khu vực này thường vẫn phải canh tác theo phương thức đốt nương làm rẫy và khai thác sản phẩm rừng tự nhiên để đảm bảo cuộc sống ngày. 2.3. Dân số Theo thống kê năm 2000 dân số của tỉnh Cao Bằng là 494742 người cư trú tại 189 xã, phường. Mật độ dân số là 74 người/ 1km2. Trên địa bàn tỉnh có 9 dân tộc đang sinh sống, trong đó người Tày đông nhất(43,6%), người Nùng(35,5%), người Dao(8,9%), người H' mông(6,4%), người Kinh( 3,9%), người Sán chỉ(1,1%), người Lôlô( 0,15%) và 0,655 là người các dân tộc. Dân số ở Cao Bằng hiện nay sống chủ yếu ở khu vực nông thôn. Dân số nông thôn năm 2000 của tỉnh là 429133 người chiếm 90,6% dân số chung của tỉnh. Trong những năm qua tuy công tác dân số, kế hoạch hoá giai đoạn ở tỉnh Cao Bằng có nhiều chuyển biến nhưng hiện nay Cao Bằng vẫn là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển dân số cao. Theo thống kê năm 2000 ở khu vực nông thôn tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên 2,55%/năm, tỷ lệ tăng tự nhiên 2000 là 1,3%/năm. Bảng 2: Diện tích và dân số tỉnh Cao Bằng năm 2000 Chỉ tiêu Số xã Số phường thị trấn Diện tích(km2) Dân số (người) Mật độ dân số(người/km2) Tổng số 175 14 6690,72 494742 74 Thị xã Cao Bằng 3 4 44,04 43066 978 Huyện Bảo Lạc 23 1 182,75 91006 50 Huyện Hà Quảng 18 453,67 33948 75 Huyện Thông Nông 9 1 360,49 22859 63 Huyện Trà Lĩnh 9 1 256,98 21314 83 Huyện Trùng Khánh 18 1 469,15 49795 106 Huyện Nguyên Bình 18 2 837,2 39081 47 Huyện Hoà An 24 1 667,67 72141 108 Huyện Quảng Hoà 24 2 633,41 64143 101 Huyện Hạ Lang 14 463,35 26033 56 Huyện Thạch An 15 1 683,01 31356 46 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2000 2.4. Lao động và việc làm. Theo số liệu thống kê năm 98 trên địa bàn tỉnh có 285.000 lao động (chiếm 87% lao động của tỉnh), bình quân hiện nay một lao động nông thôn phụ trách 0,23 ha đất nông nghiệp và 0,62 ha rừng. Kết quả điều tra cho thấy do lao động nhiều, việc làm ít nên ở khu vực nông thôn hiện nay số giờ làm việc trong ngày của người lao động rất thấp thường chỉ 3- 4 giờ (ngày), số ngày công trong năm chỉ đạt từ 125- 150 ngày công/năm. Theo báo cáo về giải quyết việc làm của ngành lao động tỉnh Cao Bằng có thể giải quyết việc làm tại chỗ cho khoảng 80% số lao động của tỉnh, số lao động còn lại cần phải điều phối giữa các khu vực sản xuất và giữa các huyện thị trong tỉnh thậm chí có thể phải nghiên cứu chuyển 10- 15% lao động của tỉnh để tạo việc làm ổn định, lâu dài. 3. Tình hình đời sống dân cư Nằm trong tình hình chung của các tỉnh thuộc vùng miền núi Bắc Bộ, tình hình đời sống của các hộ gia đình ở Cao Bằng, đặc biệt là các hộ dân cư ở khu vực nông thôn huyện còn ở mức thấp. Trình độ dân trí hiện nay còn rất thấp và không đều giữa các tiểu vùng sinh thái và giữa các dân tộc. Theo điều tra hiện nay thì toàn tỉnh có khoảng 25% số người trong độ tuổi lao động còn mù chữ, dịch vụ y tế cơ sở còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay đang còn hạn chế nhiều mặt so với yêu cầu đổi mới, nền kinh tế thiếu lực lượng kỹ thuật và công nhân lành nghề, nhiều tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi như nghiện hút, mê tín dị đoan, tình trạng du canh du cư vẫn còn tương đối phổ biến. Năm 1997 vòn 3182 hộ, 23389 khẩu sống du canh du cư. Trình độ dân trí và những tập tục lạc hậu như trên đã kìm hãm sự phát triển sản xuất trong những năm tới đi đôi với việc nâng cao trình độ dân trí, cần phải tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến các hộ gia đình có vậy mới có điều kiện để khai thác được nguồn lực của hộ nông dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất. Đời sống đại bộ phận các hộ nông dân ở Cao Bằng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, đặc biệt là các hộ gia đình người H'Mông, Sán chỉ, Giao… cư trú tập trung ở tiểu vùng sinh thái núi đất (Bảo Lạc, Nguyên Bình). Hiện nay ở khu vực này phương pháp canh tác nương rẫy vẫn giữ vai trò chủ đạo quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng, nhiều nơi thuộc các xã vùng cao, vùng sâu có sản lượng lương thực trên đầu người rất thấp, mới chỉ đạt dưới 150 kg/người/năm, trong đó chủ yếu là màu, nơi có sử dụng 100% là màu (ngô, sắn). Theo kết quả điều tra nông thôn năm 1994, số hộ đói nghèo của tỉnh chiếm khoảng 33% (riêng hộ thiếu đói chiếm 20%) với thực trạng đời sống của các hộ gia đình như trên, trong những năm tới cần đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình để giải quyết an toàn lương thực và thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. 4. Cảnh quan môi trường. Tuy là một tỉnh miền núi vùng cao, những vấn đề môi trường của tỉnh Cao Bằng cũng là vẫn đề cần được đặt ra và quan tâm giải quyết, vấn đề môi trường sinh thái đáng quan tâm nhất của tỉnh là do một thời gian dài không chú ý các biện pháp ngăn ngừa tệ nạn đốt rừng làm nương rẫy và do hiệu quả của chiến tranh biên giới để lại nên thảm thực vật che phủ đấ hiện nay chỉ mới đạt khoảng 60% so với tỷ lệ che phủ đảm bảo cân bằng sinh thái. Một số nơi đầu nguồn, dốc lớn, đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, diện tích đất sói mòn trơ sỏi đá của tỉnh chiếm tới 1,5% diện tích các loại đất của tỉnh. Để tái tạo lại cảnh quan môi trường của một tỉnh miền núi trong những năm tới cần có các giải pháp để cải tạo phục hồi những khu vực đất đã bị xói mòn trơ sỏi đá và nâng tỷ lệ che phủ của thảm thực vật rừng đạt mức cân bằng sinh thái. Tuy công nghiệp và đô thị của tỉnh chưa thật sự phát triển, nhưng do ngay từ đầu chưa chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, chưa có các giải pháp về bảo vệ môi trường cho nên đã có ô nhiễm môi trường ở khu vực mỏ Măng gan Trà Lĩnh, ô nhiễm môi trường do rác thải đô thị, chất thải công nghiệp, hoá chất độc sử dụng trong nông, lâm nghiệp, đã có hiện tượng ô nhiễm đầu nguồn nước. Vì vậy cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế- xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo lại cảnh quan, bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển lâu bền là vô cùng cần thiết. II. Thực trạng kinh tế hộ nông dân ở Cao Bằng. 1. Các yếu tố sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Các yếu tố sản xuất của các hộ nông dân ở tỉnh Cao Bằng bao gồm đất đai, lao động công cụ sản xuất, nguồn vốn.…Qua những số liệu điều tra về các yếu tố sản xuất kinh doanh của hộ nông dân cho thấy sự khác nhau giữa các vùng sinh thái. Dưới đây là kết quả điều tra một số sản xuất chính của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 1.1. Về quy mô đất đai của hộ nông dân Kết quả điều tra, tổng hợp về quy mô đất đai canh tác của các hộ nông dân ở các tiểu vùng sinh thái của tỉnh Cao Bằng năm 2000 được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 3: Quy mô đất đai bình quân hộ nông dân tỉnh Cao Bằng. Đơn vị tính: ha/hộ Hạng mục Chung toàn tỉnh Tiểu vùng núi đất Tiểu vùng bồn địa Tiểu vùng núi đá Tổng diện tích 100 100 100 100 1. Đất trồng trọt 0,6373 0,461 0,862 0,678 - Đất lúa 0,4160 0,36 0,469 0,43 - Đất màu, cây CNNN 0,1641 0,1 0,199 0,22 - Đất nương rẫy 0,0424 - 0,16 0,02 - Đất cây lâu năm 0,0145 0,001 0,034 0,008 2. Đất rừng 1,9 0,8 3,5 1,3 3. Đất thổ canh thổ cư 0,0498 0,008 0,027 0,034 Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra năm 2000 của Bộ NN & PTNT Bảng 4: Phân loại hộ theo quy mô đất đai của hộ nông dân tỉnh Cao Bằng Hạng mục ĐVT Chung toàn tỉnh Tiểu vùng núi đất Tiểu vùng bồn địa Tiểu vùng núi đá Tỷ lệ hộ có đất rừng < 1ha % 60 55 80 40 Tỷ lệ hộ có đất trồng trọt >1ha % 16 0 44 0 Tỷ lệ hộ có đất rừng 1-5ha % 32 40 10 50 Tỷ lệ hộ có đất rừng >5 ha % 8 5 10 10 Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra năm 2000 của viện QH & TKNN Qua số liệu tổng hợp từ bảng trên chúng ta thấy: - Quy mô đất trồng trọt của hộ nông dân ở Cao Bằng rất nhỏ, thể hiện rõ nét tính chất tiểu nông. Bình quân chung là 0,637 ha/hộ, tiểu vùng bồn địa là 0,461 ha/hộ, tiểu vùng núi đát là 0,862 ha/hộ và tiểu vùng núi đá là 0,678 ha/hộ (chỉ bằng 30- 40% đất canh tác của hộ ở một số nước châu á, chẳng hạn Thái Lan bình quân 1,5- 1,8 ha/hộ, Philippin bình quân 2,1 ha/hộ...) Tỷ lệ hộ nông dân có quy mô đất trồng trọt từ 1 ha trở lên chỉ chiếm 16%. Tuy là một tỉnh miền núi, đất dốc nhiều, đất đồi núi chiếm tới 97% tổng diện tích đất đai nhưng tỷ lệ đất cây hàng năm (sử dụng trên đất bằng chiếm tỷ trọng tới 91% đất trồng trọt của các nông hộ, đất trồng trọt trên đất dốc mới chỉ chiếm có 9%. Điều này cho thấy kinh tế nông hộ ở Cao Bằng hiện nay vẫn tập trung vào sản xuất lương thực, tự cấp tự túc. Kinh tế hàng hoá chưa được chú ý phát triển vì thế mạnh ở miền núi là sử dụng đất dốc để trồng cây lâu naưm tạo ra sản phẩm hàng hoá. Diện tích đất nương rẫy, một loại hình sử dụng đất có hiệu quả là giảm diện tích rừng (do đốt rừng làm rẫy) và làm sói mòn đất đã ngày càng giảm dần. Đây là một xu hướng tốt trong sử dụng đất đai của các nông hộ ở Cao Bằng. Tại mỗi nơi có trình độ thâm canh khá (tiểu vùng bồn địa) hiện nay các hộ nông dân không sử dụng đất nương rẫy mà tập trung đầu tư khai thác trên đất ruộng. Bình quân đất lúa (đất ruộng) của một số hộ nông dân ở Cao Bằng là 0,416 ha, ở tiểu vùng bồn địa có mật độ dân cư đông (145 người/km2 đất lúa của một hộ cũng có đến 0,63 ha. Như vậy diện tích rừng có thể chuyển thành đất trồng cây lâu năm hoặc trồng cây ăn quả nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá và tăng thu nhập cho các hộ. - Ngoài diện tích đất trồng trọt trong nông nghiệp, trong những năm qua, hưởng ứng chủ trương phát triển kinh doanh nghề rừng, các nông hộ ở Cao Bằng đã tham gia tổ chức nhận đất rừng để tổ chức sản xuất kinh doanh. Bình quân chung toàn tỉnh hiện nay mỗi hộ nông dân quản lý sử dụng 2,0 ha đất rừng, ở tiểu vùng núi đất mỗi hộ có tới 3,5 ha đất rừng có một số hộ ở tiểu vùng này hiện nhận tới 20- 30 ha đất rừng để tổ chức sản xuất kinh doanh. Tóm lại, với quy mô đất đai (đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp) của các hộ nông dân ở Cao Bằng như trên, nếu được tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh, đa dạng hoá cây trồng và thực hiện tốt phương thức nông- lâm kết hợp trên đất dốc thì các nông hộ không chỉ bảo đảm sản xuất nông- lâm sản đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của các nông hộ mà còn có thể tạo ra một khối lượng nông- lâm hàng hoá lớn cho xã hội. 1.2. Về công cụ sản xuất của hộ nông dân Hệ thống công cụ sản xuất của hộ nông dân được xem là một trong những nguồn vốn cố định của nông hộ, mặt khác nó phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật, những phương tiện sản xuất như là thước đo của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do bị hạn chế quy mô đất đai canh tác (bình quân trên một hộ nông dân thấp, đất canh tác phân tán manh mún...) kết quả điều tra về công cụ sản xuất của hộ nông dân ở các tiểu vùng thuộc tỉnh Cao Bằng được trình bày trong bảng Bảng 5:Công cụ sản xuất của hộ nông dân ở Cao Bằng Hạng mục ĐVT Chung toàn tỉnh Tiểu vùng núi đất Tiểu vùng bồn địa Tiểu vùng núi đá 1. Bình quân cày/hộ cái 1,5 1,2 2,0 1,1 2. Bình quân bừa/hộ cái 1,6 1,4 2,1 1,0 3. Tỷ lệ hộ có máy tuốt lúa % 8 15 5 0 4. Tỷ lệ hộ có máy bơm nước % 4 10 0 0 5. Tỷ lệ hộ có máy xay xát % 8 15 5 3 6. Tỷ lệ hộ có bình bơm thuốc sâu % 44 62 18 52 Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra năm 2000 của viện kinh tế. Qua bảng trên cho thấy công cụ sản xuất của các hộ ở Cao Bằng chủ yếu là các công cụ thô sơ, đơn giản, thể hiện trình độ sản xuất theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hoá còn rất thấp. - Về cày bừa thì hầu hết các hộ nông dân đều có, bình quân chung của tỉnh mỗi hộ nông dân có 1,5 cái cày và 1,6 cái bừa. Tiểu vùng núi đất có sản lượng cày bừa cao hơn (2 cày và 2,1 bừa). - Về bơm nước trừ sâu, hiện nay cứ 2 hộ thì có một bơm, tiểu vùng bồn đại là nơi có trình độ thâm canh cao nhất thì cũng chỉ có 62% số hộ trong diện điều tra là có máy bơm thuốc trừ sâu, ở tiểu vùng núi đất, nơi có nhiều đồng bào H'Mông, Dao cư trú thì tỷ lệ số hộ có máy bơm thuốc trừ sâu thấp hơn nhiều (18%). - Các công cụ sản xuất phản ánh trình độ sản xuất phát triển như máy tuốt lúa, máy bơm nước, máy xay xát hiện nay số hộ nông dân có các loại công cụ trên rất ít, đặc biệt là tiểu vùng núi đá và tiểu vùng núi đất. Ngay ở Hoà An, thuộc tiểu vùng bồn địa, là huyện gần thị xã có trình độ thâm canh lúa, thuốc lá cao nhất trong 11 huyện của tỉnh Cao Bằng. Theo kết quả điều tra của chúng tôi cũng chỉ có từ 10- 15% số hộ thuộc diện điều tra có các công cụ sản xuất trên. Tóm lại, hệ thống công cụ sản xuất của các hộ nông dân ở tỉnh Cao Bằng là các công cụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp còn nghèo nàn. Nó vẫn mang tính chất truyền thống sản xuất tự cấp, tự túc. Sở dĩ có tình trạng trên là do quy mô đất đai canh tác của các hộ nông dân bé nhỏ, manh mún, các hộ nông dân thiếu vốn để đầu tư. Mặt khác còn bị hạn chế của kỹ thuật trong điều kiện sản xuất phân tán, manh mún trong sản xuất nông nghiệp ở một tỉnh miền núi và trong điều kiện sản xuất hiện nay đã rạo ra việc cho thuê công cụ, mua bán dịch vụ nên có hộ nông dân thậm chí không cần mua sắm công cụ sản xuất. 1.3. Về lao động và trình độ lao động của các hộ nông dân. Hộ nông dân, trước hết là một đơn vị tổ chức lao động, trong công việc đồng áng, các hộ dựa vào sử dụng nhân công trong gia đình là chủ yếu. Về quy mô lao động của các nông hộ ở tỉnh Cao Bằng, qua kết quả điều tra cho thấy bình quân mỗi hộ nông dân có từ 2,1- 2,5 lao động chính và một lao động quy đổi. Như vậy, lực lượng lao động của các hộ nông dân ở tỉnh Cao Bằng hiện nay chiếm khoảng 50% so với nhân khâủ của hộ. Mỗi lao động nuôi từ 2- 3 nhân khẩu. Đây là một khó khăn của hộ trong sản xuất kinh doanh trong điều kiện năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp như ở tỉnh Cao Bằng hiện nay. Lao động trong các hộ nông dân ở tỉnh Cao Bằng hiện nay chủ yếu là tự đào tạo và truyền nghề, chất lượng lao động còn ở mức thấp. Theo kết quả điều tra về trình độ lao động của các chủ hộ ở các tiểu vùng cho thấy tại tiểu vùng bồn địa, nơi có trình độ phát triển tương đối khá, có 10% là trình độ cấp 1; 45% có trình độ cấp 2; và 45% là trình độ cấp 3. Tại tiểu vùng núi đất, nơi mà trình độ dân trí và trình độ sản xuất kém thì chỉ có 17% là trình độ cấp III, 22% trình độ cấp II và có tới 61% là trình độ cấp I trở xuống (trong đó có khoảng 15- 18% không biết chữ). Với trình độ lao động như hiện nay ở Cao Bằng, lao động của nông hộ chủ yếu tự phục vụ gia đình nhằm thoả mãn các nhu cầu vật phẩm của gia đình. Vì vậy để hạn chế người nông dân bước vào kinh tế thị trường và họ thường bị thua thiệt trong thương trường. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là thời gian làm việc của người lao động còn rất thấp. Kết quả điều tra cho thấy số giờ làm việc thực sự trong ngày của người lao động (125- 160 ngày công/năm). Chính vì vậy làm cho thu nhập của hộ nông dân ỏ Cao Bằng thấp kém. Như vậy có thể nói lao động của hộ nông dân ở Cao Bằng khá dồi dào về mặt số lượng nhưng trình độ lao động còn thấp, số ngày làm việc trong năm ít. Thêm vào đó là công cụ lao động còn thô sơ làm cho năng suất lao động thấp dẫn đến kinh tế hộ nông dân của tỉnh còn kém phát triển. Bảng 6:Tình hình lao động của hộ nông dân ở tỉnh Cao Bằng Hạng mục Chung toàn tỉnh Tiểu vùng núi đất Tiểu vùng bồn địa Tiểu vùng núi đá 1. Bình quân người/hộ 6,0 5,1 7,5 5,4 2. Bình quân lao động/hộ (người) 2,2 2,1 2,5 2,1 3. Tỷ lệ lao động/ khẩu (%) 36,7 41,2 33,3 38,9 4. Trình độ của chủ hộ - Tỷ lệ có trình độ cấp 1 (%) 34 10 6,1 33 - Tỷ lệ có trình độ cấp 2 (%) 34 45 22 33 - Tỷ lệ có trình độ cấp 3 (%) 32 45 17 34 5. Tỷ lệ hộ <5 người (%) 36,0 65,0 22,0 50,0 6. Tỷ Lệ Hộ Có 6-10 Người (%) 52,0 45,0 62,0 50,0 7. Tỷ lệ hộ dưới 40 tuổi ( %) 34,0 45,0 22,0 30,0 8. Tỷ lệ chủ hộ 41-50 tuổi (%) 52,0 55,0 50,0 50,0 9. Tỷ lệ hộ > 50 tuổi ( %) 14,0 10,0 28,0 20,0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2000 của Viện quy hoạch và TKMN. Theo kết quả điều tra bình quân chung mỗi hộ gia đình nông dân ở tỉnh Cao Bằng có 6,0 người, trong đó, ở tiểu vùng bồn địa là 5,1 người, tiểu vùng núi đất là 7,5 người và tiểu vùng núi đá 5,4 người. Như vậy ở Cao Bằng bình quân nhân khẩu trên hộ nhiều hơn bình quân của cả nước khoảng 1 người. Vùng bồn địa là nơi có kinh tế phát triển, có số nhân khẩu thấp hơn nhiều so với vùng núi đất, vùng có nền kinh tế thấp hơn. Về tỷ lệ lao động/nhân khẩu cũng có sự khác nhau giữa các tiểu vùng (tại tiểu vùng bồn địa là 41,17%, tiểu vùng núi đá là 38,88% còn tiểu vùng núi đất chỉ có 33,33%). Kết quả điều tra cũng cho thấy ở tiểu vùng bồn địa có trình độ dân trí khá hơn, công tác kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tốt hơn nên có tới 65% số hộ có quy mô 5 người/hộ trở xuống, ở tiểu vùng núi đất trình độ dân trí lạc hậu hơn, tỷ lệ dân tộc H'Mông, Dao cao hơn các tiểu vùng khác nên số hộ có quy mô 5 người/hộ chỉ có 22% và số hộ có quy mô 10 người/hộ chiếm tới 16%. Về kết cấu của hộ, kết quả nghiên cứu chung của tỉnh cho thấy loại hộ nông dân có 1- 2 thế hệ cùng chung sống là chủ yếu (chiếm 84%), mọi hộ nông dân 3 thế hệ chỉ chiếm 16%, kết cấu của hộ nông dân có sự khác nhau giữa các tiểu vùng sinh thái loại hộ nông dân hạt nhân 1- 2 thế hệ ở vùng bồn địa là 87%, tiểu vùng núi đất là 84%, núi đá là 80%. Về độ tuổi của chủ hộ gia đình, tổng hợp 90 là phiếu điều tra (mỗi tiểu vùng sinh thái 30 phiếu) cho thấy chủ hộ < 40 tuổi chiếm 34%, chủ hộ từ 41- 50 tuổi chiến chủ yếu (52%), và chủ hộ trên 50 tuổi chiếm 14%, tiểu vùng bồn địa chủ hộ có ít tuổi hơn các tiểu vùng sinh thái khác kết quả điều tra ở vùng này cho thấy có tới 45% chủ hộ có độ tuổi < 40 tuổi và 55% chủ hộ có độ tuổi từ 41- 55 tuổi. Tình hình sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất của các hộ nông dân Kết quả điều tra và phỏng vấn các hộ nông dân trong vùng nghiên cứu cho thấy khả năng tích tụ tập trung vốn của đại bộ phận các hộ nông dân ở Cao Bằng thấp. Các hộ sản xuất trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng, bình quân các hộ nông dân sử dụng vốn lưu động để đầu tư cho sản xuất còn rất thấp, chỉ khoảng 100.000 đ đến 120.000 đồng có một số hộ đầu tư cao cũng chỉ đến 500.000 đồng . Ngoài vốn đầu tư cho sản xuất, một số hộ sử dụng khoảng 50- 100 nghìn đồng để đầu tư mua công cụ phục vụ sản xuất. Do ít vốn nên hộ nông dân chủ yếu sử dụng vốn vào mua giống và một ít lượng phân hoá học, thuốc sâu, một số hộ nghèo không có vốn để mua vật tư, phân bón đã dẫn đến tình trạng cấy chay, chủ yếu khai thác độ phì tự nhiên của đất. Trên cơ sở tổng hợp các phiếu điều tra cho thấy, trong năm 2000 bình quân 1 hộ nông dân ở Cao Bằng chỉ tiêu khoảng 900.000 đến 1.000.000 đồng. Trong đó chi cho sản xuất khoảng 150.000- 200.000 đồng (chiếm khoảng 20%). Như vậy xét cả về số tuyệt đối và tương đối thì việc sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất của hộ nông dân ở Cao Bằng còn rất thấp. Qua điều tra cho thấy tích luỹ hệ thống của hộ nông dân cũng phải dựa trên 1 nền nông nghiệp thặng dư của sự tích luỹ là chủ yếu do ăn dè hà tiện của người nông dân, những nông sản phẩm được bán đi để mua vật tư cho sản xuất đôi khi chính là những sản phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày mà họ tiết kiệm (tiêu dùng hạn chế). Nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất và tiêu dùng cá nhân của các hộ nông dân chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi trong kinh tế hộ gia đình. Do thiếu vốn nên đã hạn chế nhiều đến việc mở rộng việc làm trong các hộ, hạn chế việc mở mang ngành nghề, thay đổi cơ cấu sản xuất, hạn chế thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. 2. Tình hình tổ chức sản xuất của các hộ nông dân. Qua điều tra nghiên cứu về tình hình tổ chức sản xuất của các hộ nông dân còn duy trì cơ cấu sản xuất và phương thức canh tác đã hình thành từ lâu đời, tuy những năm gần đây đã có sự thay đổi nhất định nhưng nhìn chung sự thay đổi diễn ra rất chậm chạp. Các hộ nông dân với tập quán sản xuất chủ yếu là để tiêu dùng mà ít chú ý tới sản xuất hàng hoá. Cơ cấu sản xuất của hộ nông dân vẫn lấy trồng trọt (chủ yếu là sản xuất lương thực) là chính. Tuy nhiên với điều kiện là một tỉnh miền núi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33925.doc
Tài liệu liên quan