MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường: 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại. 3
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 7
1.2. Chất lượng tín dụng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. 8
1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng. 8
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. 9
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá và phân loại chất lượng tín dụng 10
1.2.4. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng 13
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 16
CHƯƠNG 2 21
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT TỈNH HẢI DƯƠNG 21
2.1. Khái quát sơ lược về NHNo&PTNT Hải Dương. 21
2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Hải Dương: 21
2.1.2 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương: 23
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương trong thời gian qua. 29
2.2.1. Môi trường hoạt động kinh doanh 29
2.2.2. Bảng 5: thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương. 31
2.3. đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương. 32
2.3.1. Thành tựu. 32
2.3.2. Hạn chế. 33
2.3.3. Những vấn đề cần đặt ra để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. 35
CHƯƠNG III 38
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH HẢI DƯƠNG. 38
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 38
3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 39
3.2.1. Các giải pháp về nghiệp vụ tín dụng 39
1.2.1- Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình tín dụng, nghiệp vụ cho vay mà các văn bản của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, NHNo Việt Nam đã ban hành từ khâu tiếp cận khách hàng đến khâu thẩm định, phê duyệt cho vay, quản lý đôn đốc và xử lý nợ. 40
1.2.2- Phân tán rủi ro tín dụng: 40
1.2.3- Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi cho vay: 40
1.2.4- Nâng cao năng lực thẩm định dự án vay: 43
1.2.5- Thực hiện tốt biện pháp đảm bảo tín dụng: 44
3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ. 47
3.2.3. Các giải pháp tăng trưởng tín dụng. 50
3.3. Một số kiến nghị. 54
3.3.1. Với Chính phủ: 54
3.3.2. Đối với uỷ ban nhân dân tỉnh 54
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. 55
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o&PTNT Hải Dương.
2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Hải Dương:
Hải Dương là tỉnh nông nghiệp, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh, diện tích tự nhiên là 1.661 km2, dân số khoảng 1,8 triệu người, có 239 xã, 11 Phường, 13 thị trấn. Có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông phân bố đều, thuận lợi cho phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế trong vùng và cả nước. Trong đó 80% diện tích và 82% dân số là nông nghiệp và nông thôn, tổng diện tích gieo trồng 150.078 ha, trong đó đất nông nghiệp 92.800 ha chiếm 61,83%, đất chuyên dùng 21.541 ha chiếm 14,35%, rừng và đất rừng 11.592 ha chiếm 7,72%, đất khu dân cư 12.471 ha chiếm 8,30… Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn: 2.724 doanh nghiệp, trong đó:
+ Doanh nghiệp lớn: 450 doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: 2.274 doanh nghiệp.
Có 68 HTX tiểu TCN, 24.000 hộ cá thể sản xuất công nghiệp... Hải Dương có ưu thế về trồng lúa nước, cây ăn quả và rau mầu.
Bảng 1: Kết quả các chỉ tiêu kinh tế đạt được năm 2007:
chỉ tiêu
đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)
%
9,85
10,9
11,5
Tỷ trọng nông, lâm nghiệp
%
29.2
26,8
25,5
Tỷ trọng thuỷ sản - công nghiệp
%
42.6
43,7
44
Tỷ trọng xây dựng - dịch vụ
%
28.2
29,5
30,5
Sản lượng lương thực
Tấn
790.532
787.141
762.734
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
Triệu USD
200,2
224,7
325
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
Triệu USD
242,2
287,7
412
Nhập siêu
Triệu USD
-42
-60
-87
Trong những năm qua, Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã bước vào một quá trình cải cách, chuyển đổi nền kinh tế. Từng bước xoá bỏ mô hình kinh tế chỉ huy, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường. Nền kinh tế của tỉnh đang từng bước chuyển đổi theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đi dần vào thế ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Mặc dù những năm trước đây với đặc điểm cơ bản của nền kinh tế là thuần nông, kinh tế hàng hoá chậm phát triển, trình độ sản xuất còn lạc hậu... Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, Hải Dương đã dần thay đổi và thích ứng với nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường. Công tác tài chính tiền tệ tín dụng được chấn chỉnh và đổi mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khai thác tốt hơn các tiềm năng của địa phương. Kinh tế quốc doanh đã sắp xếp lại một bước, Hợp tác xã nông nghiệp cũ đang tích cực đổi mới, mô hình hợp tác xã đa dạng và tự nguyện đang hình thành, kinh tế gia đình và cá thể phát triển.
Ngân hàng là bức tranh phản ánh toàn bộ nền kinh tế. Vì thế tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trên địa bàn nói chung, NHNo&PTNT Hải Dương nói riêng.
2.1.2 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương:
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Là một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn trên địa bàn tỉnh có tổ chức màng lưới rộng khắp các huyện thành phố trong toàn tỉnh. Với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng trên mặt trận nông nghiệp và nông thôn và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn, đã và đang giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tín dụng ở nông nghiệp và nông thôn.
Từ một chi nhánh Ngân hàng có nhiều khó khăn khi mới thành lập: Thiếu vốn, chi phí kinh doanh cao, dư nợ quá hạn lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, biên chế đông, trình độ nghiệp vụ non kém, tổn thất rủi ro cao, kinh doanh thua lỗ....Nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới, chi nhánh NHNo&PTNT Hải Dương không những đã khẳng định được mình, mà còn vươn lên phát triển trong cơ chế thị trường, thật sự là một chi nhánh hoạt động có hiệu quả của ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, kinh doanh tổng hợp, có xu hướng mở rộng tới tất cả các dịch vụ tài chính - Ngân hàng hiện đại.
Là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu ở nước ta, NHNo&PTNT Việt nam có một vị thế đặc biệt quan trọng trong hoạt động tiền tệ ở nông thôn:
+ Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh kinh doanh tiền tệ bình thường như các Ngân hàng thương mại khác trên thị trường tiền tệ.. Việc tạo vốn và cho vay theo cơ chế thị trường, vì vậy việc điều hành Ngân hàng cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.
+ NHNo có trách nhiệm thực hiện các chương trình mục tiêu của Nhà nước. Trong việc thực hiện các chương trình có tính mục tiêu và chương trình có tính xã hội đó, NHNo phải ưu tiên về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn cho vay đối với các đối tượng vay, khách hàng thiết cốt của mình.
+ Với vị trí là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, NHNo đang và sẽ phải là một Ngân hàng đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ nông thôn. Nó có trách nhiệm hướng dẫn và chi phối thị trường này, đáp ứng vốn và dịch vụ Ngân hàng cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn ở nước ta, mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
+ Là một Ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng ngắn hạn là chủ yếu, NHNo đã và đang vươn lên thành một Ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng và ngày càng mang tính chất của một Ngân hàng phát triển. Điều này xuất phát từ đòi hỏi hết sức mạnh mẽ và cấp bách của sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn.
+ Điều kiện hoạt động của NHNo có những đặc thù khác với các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác: Địa bàn hoạt động rộng và phân tán, đội ngũ cán bộ, nhân viên đông, cho vay món nhỏ, chi phí cao, dễ gặp thiên tai và rủi ro tín dụng.
2.1.2.2. Một số nét cơ bản về mô hình tổ chức.
Hiện nay, NHNo&PTNT Hải dương có 512 cán bộ với 25 chi nhánh (1 Hội sở NHNo tỉnh, 11 NHNo huyện và 2 NHNo loại IV trực thuộc tỉnh, 12 NHNo loại IV trực thuộc NHNo huyện) và hàng chục các điểm giao dịch huy động vốn và cho vay, bao trùm trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương. Đây là chi nhánh duy nhất trên địa bàn tỉnh có tổ chức màng lưới tới khắp các vùng nông thôn rộng lớn. Khách hàng chủ yếu hiện nay là gần 40 vạn hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và 40 nghìn hộ nông dân nghèo.
Nhờ hoạt động ngày càng có hiệu quả, uy tín của NHNo ngày càng được nâng cao và trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được của bà con nông dân.
Với trách nhiệm của một ngành cung ứng vốn cho phát triển kinh tế địa phương, ngành Ngân hàng nói chung, NHNo&PTNT Hải Dương nói riêng đã có đóng góp tích cực phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là những năm gần đây, trên lĩnh vực huy động vốn để cho vay các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thể hiện thông qua sự tăng trưởng khối lượng tín dụng và thay đổi cơ cấu đầu tư, khối lượng thanh toán qua các năm.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương năm 2007
2.1.2.3.1. bảng 2: Khái quát về tình hình huy động nguồn vốn:
(đv: Triệu đồng)
Tên chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tỷ
Trọng
2007(%)
2007 so với 2006
Số
tuyệt đối
%
1. Nguồn huy động tại địa phương
1.815.016
2.418.146
3.342.860
81,2
924.714
38,2
- Tiền gửi không kỳ hạn
498.335
443.585
577.780
14
134.195
30,3
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm
253.395
318.620
329.715
8
11.095
3,5
- Tiền gửi có KH từ 1 năm trở lên
1.063.286
1.655.941
2.435.365
59.2
779.424
4,4
2. Vốn đại lí uỷ thác
254.576
251.522
284.041
6,9
32.519
12,9
3. Thiếu vốn
-172.073
-238.791
-490.165
11,9
-251.374
105,3
Tổng nguồn
2.241.665
2.908.459
4.117.066
100
1.208.607
41,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2005-2006-2007)
Qua số liệu 3 năm 2005, 2006 và 2007 tổng nguồn huy động tăng nhanh từ 2.241,6 tỷ năm 2005 lên 2.908,4 tỷ năm 2006 và lên 4.117,1 tỷ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.208,6 tỷ bằng (+41,6%).
Trong đó:
* Nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2007 đạt 3.342,8 tỷ chiếm tỷ trọng 81,2%/Tổng nguồn, tăng 924,7 tỷ bằng (+38,2%) so với năm 2006.
Cơ cấu nguồn vốn như sau:
Tiền gửi không kỳ hạn 577.7 tỷ, chiếm tỷ trọng 14 % trong tổng nguồn huy động tại địa phương, tăng 134,2 tỷ so với năm 2006.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm 329,7 tỷ, chiếm tỷ trọng 8%/ Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, tăng 11,1 tỷ so năm 2006;
Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên 2.435,4 tỷ, chiếm tỷ trọng 59,2%/Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, tăng 779,4 tỷ so với năm 2006 tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư cho vay trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hộ sản xuất trong tình hình hiện nay.
Nguồn vốn uỷ thác đại lý 284 tỷ, chiếm tỷ trọng 6,9%/ Tổng nguồn vốn, tăng 32,5 tỷ so với năm 2006.
2.1.2.3.2.. Khái quát về tình hình sử dụng vốn:
Là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay.
Qua số liệu 3 năm 2005, 2006, 2007 ta thấy kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã đạt được kết quả khá nổi bật. Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước :
Bảng 3: Tình hình dư nợ của NHNo Hải Dương
Năm
Tổng dư nợ
2005
1.895
2006
8.517
2007
15.911
(Đ/vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: báo cáo tổng kết tín dụng năm 2005- 2006 - 2007)
Năm 2007 tổng dư nợ tăng so với năm 2006 là 7.394 tỷ (+86,8%) và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành là 52,8%.
2.1.2.3.3. Cơ cấu cho vay:
Có nhiều cách phân loại cơ cấu cho vay, với mỗi cách phân loại có thể đánh giá thực trạng tình hình cho vay của Ngân hàng.
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Ngắn hạn
945
49.9%
4.727
55.5%
7.730
48.6%
Trung-dài hạn
950
50.2%
3.790
44.5%
8.181
51.4%
Tổng
1.895
100%
8.517
100%
15.911
100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2005-2006-2007)
Xét về kỳ hạn cho vay, hoạt động tín dụng có nhiều biến đổi tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển của các thành phần kinh tế. Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả tín dụng giai đoạn 2005-2007 có thể thấy tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đạt tỷ lệ cao trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Điều đó cho thấy dư nợ có tính ổn định hơn; chi phí cho việc thiết lập hồ sơ cho vay giảm đi; đồng nghĩa với việc giảm tải cho cán bộ tín dụng. Tuy nhiên NHNo Hải Dương cần phải có các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro; Vì rủi ro tín dụng trung hạn lớn hơn ngắn hạn.
* Hoạt động dịch vụ cho vay người nghèo:
Doanh số cho vay 102.000 triệu đồng, thu nợ 73.138 triệu đồng.
Tổng dư nợ đạt 153.522 triệu, tăng 35.964 triệu so 31/12/2006. Trong cho vay hộ nghèo mức cho vay đã được nâng dần theo nhu cầu sản xuất của người nghèo từ 1.876 ngàn . hộ năm 2005 lên 2.100ngàn. hộ năm 2006 và lên 2.560 ngàn hộ năm 2007. Kết quả hoạt động cho vay của NHNg năm 2007 đã góp phần giảm được 3.000 hộ thoát khỏi đói nghèo và còn 97.000 hộ còn dư nợ Ngân hàng.
2.1.2.3.4. Kết quả tài chính
Tổng thu khoán tài chính: 341.5 tỷ, tăng 138.5 tỷ( +68.2%) so với năm 2006; Trong đó, thực thu: 221.0 tỷ; dự chi năm 2006:76.4 tỷ, dự thu chưa hạch toán 44.1 tỷ.
Tổng chi khoán tài chính: 279.2 tỷ, tăng160.6 tỷ( +135,4%) so với năm 2006; trong đó: thực chi chưa có lương144.1 tỷ; dự thu năm 2006: 34.0; dự chi chưa hạch toán: 101.1 tỷ.
Quỹ thu nhập: 62,3 tỷ, giảm 4,9 tỷ( -7,3%).
Hệ số tiền lương: đạt được 1.571 ( V1+ V2); so với cùng kỳ năm 2006 giảm 0,099 hệ( -6%). 6 tháng đầu 2007 các chi nhánh đều đạt hệ số tiền lương từ 1,312 đến 1,816.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
2.2.1. Môi trường hoạt động kinh doanh
2.2.1.1. Những khó khăn:
Do lịch sử để lại khi chia tách ngân hàng năm 1988. Theo quan điểm thì ngân hàng đầu tư và ngân hàng công thương tiếp nhận toàn bộ khách hàng là các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã và các khu công nghiệp. Do đó hiện nay hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng công thương và ngân hàng đầu tư, khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh quan hệ với NHNo chỉ có những đơn vị hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mà đa số các doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn, ngân hàng không thể đầu tư được. Khách hàng chủ yếu của NHNo Hải Dương là các hộ nông dân. Dư nợ hộ sản xuất: 871.201 triệu với 135.000 hộ vay. Đây là khó khăn rất lớn trong hoạt độnh kinh doanh của ngân hàng vì thị trường trải rộng trên phạm vi toàn tỉnh, số chi nhánh nhiều: 25 chi nhánh (11 chi nhánh cấp huyện, 14 chi nhánh loại 4), biên chế đông: 512 người (nếu tính cả số hợp đồng công nhật là gần 560 người). Giá trị bình quân một món vay nhỏ: 4.32 triệu; số món thì nhiều : gần 360.000 món. Tất cả những điều đó làm cho chi phí đầu vào bình quân cao hơn các ngân hàng thường mại quốc doanh khác trên địa bàn.
Do hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên rủi ro tín dụng rất lớn, những năm qua thời tiết biến đổi thất thường, chăn nuôi bị dịch, hàng loạt gia súc gia cầm bị chết; lúa và hoa mầu bị sâu bệnh phá hoại, thiên tai như: lốc, úng, hạn hán...cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng, có nơi bị mất trắng. Mặt khác do bị tư thương trong nước cũng như ngoài nước ép giá nên sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ không ổn định, có lúc không bán được hoặc có bán thì giá thấp hơn cả giá thành sản xuất nên làm càng lớn thì thua lỗ càng nhiều (ví dụ như mặt hàng vải khô). Những điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo Hải Dương
2.2.1.2. Những thuận lợi:
Luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng cùng một hệ thống các văn bản dưới luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng được thuận lợi và rõ ràng, hạn chế những sai phạm không đáng có.
Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 80% dân số là nông nghiệp nên Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến nông nghiệp và nông thôn. Phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát trển kinh tế của đất nước. Xuất phát từ nhiệm vụ chiến lược đó mà vị trí vai trò của ngân hàng nông nghiệp ngày càng được coi trọng. Hầu hết các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn mà các tổ chức tài chính quốc tế viện trợ cho Việt Nam đều thông qua ngân hàng nông nghiệp để cho các hộ nông dân vay. Dư nợ cho vay uỷ thác đầu tư của NHNo Hải Dương đến cuối năm 2007 đạt 207 tỷ chiếm 24,7% tổng dư nợ, tăng 32 tỷ so với năm 2006 và tăng 61 tỷ so với năm 2005. Đây là nguồn vốn vừa ổn định vừa có chi phí đầu vào thấp, là nguồn vốn quan trọng để tăng trưởng dư nợ và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
2.2.2. Bảng 5: thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ %
1- Dư nợ quá hạn
77.100
100%
* NQH CV ngắn hạn
22.821,6
29,6%
* NQH CV trung hạn
54.278,4
70,4%
2- Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
0,56%
3- NQH theo nguyên nhân
* NQH do chủ quan của khách hàng
40.532
52,6%
* NQH do nguyên nhân khách quan
36568
47,4%
4-NQH theo khả năng thu hồi
* NQH có khả năng thu hồi bình thường
48.057
62,3%
* NQH khó thu hồi
29.043
37,7%
5- NQH theo thời gian
*NQH đến 180 ngày
41.634
50,4%
*NQH từ 181 ngày đến 360 ngày
9.406,2
12,2%
*NQH từ 361 ngày trở lên
26.059,8
37,4%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2007)
Dư nợ quá hạn năm 2007 là 77.100 triệu chiếm 0,56%/tổng dư nợ. So với năm 2006 giảm 12.545 triệu (- 0,91%). Có thể nói chưa năm nào khối lượng tín dụng tăng trưởng nhanh như năm 2007 và cũng chưa năm nào lại có tỷ lệ nợ quá hạn thấp như năm 2007. Mặc dù trong năm qua NHNo Hải Dương đã tích cực thu nợ quá hạn và một phần xử lý rủi ro, song số nợ khó đòi vẫn còn 29.043 triệu chiếm 37,7% tổng NQH. Nguyên nhân cụ thể số nợ khó thu hồi như sau:
- Dư nợ quá hạn EC: 16.089,8 triệu, chiếm 55,4% nợ khó đòi và 20,86% tổng nợ quá hạn. Do phần lớn các khoản vay đều bị rủi ro bất khả kháng, hiện tại khách hàng không còn SXKD và cũng không có khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng.
- Số còn lại do hộ vay làm ăn thua lỗ hoặc sử dụng vốn sai mục đích, khả năng trả nợ NH rất khó khăn, tài sản thế chấp không bán được. Một số do mới quá hạn 1 phần nên cũng không thuộc đối tượng xử lý rủi ro.
Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ nói lên chất lượng tín dụng tại một thời điểm nhất định. Sản xuất kinh doanh có nhiều biến động và nợ quá hạn cũng biến động thường xuyên nên mỗi cán bộ tín dụng phải thường xuyên sâu sát nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để có biện pháp đối phó kịp thời với nợ quá hạn phát sinh. Hoạt động tín dụng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro nếu mỗi cán bộ tín dụng làm tốt, tận tâm tạn lực với công việc, có đạo đức nghề nghiệp thì chắc chắn NQH sẽ dần bị đẩy lùi, chất lượng tín dụng sẽ được nâng lên.
Tóm lại, Nợ quá hạn là một chỉ tiêu chính để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Do đó cần tăng cường các biện pháp kiểm tra kiểm soát nhằm hạn chế việc làm sai, làm ẩu của cán bộ tín dụng- Đây là việc làm dễ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Mặt khác trước khi cho vay phải lựa chọn chính xác khách hàng để ngăn ngừa nợ quá hạn.
2.3. đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương.
2.3.1. Thành tựu.
2.3.1.1. Về công tác chỉ đạo điều hành
- Người lãnh đạo trong lĩnh vực tín dụng trước hết phải có trình độ, năng lực, có tín nhiệm, phải thực sự sâu sát cơ sở, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;
- Phải bố trí cán bộ hợp lý, phù hợp với khả năng từng người;
- Thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ tín dụng;
- Giao kế hoạch cụ thể cho từng CBTD đồng thời tăng cường khâu kiểm tra, có cơ chế thưởng phạt rõ ràng;
- Biết tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các tổ chức Hội...
2.3.1.2. Về đội ngũ CBTD
- Có đạo đức nghề nghiệp, biết chịu cực, chịu khó, tận tuỵ với nghề;
- Nắm chắc và thực hiện nghiêm túc chế độ tín dụng, am hiểu địa bàn, hiểu khách hàng, có kiến thức về ngành kinh tế, kỹ thuật, thị trường...
- Có sức khoẻ, có khả năng giao tiếp, biết tạo lập mối quan hệ trong công tác...
Bên cạnh nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng thì không thể không nói đến sự hỗ trợ của các cấp các ngành ở địa phương mà đặc biệt là sự đóng góp công sức của các tổ chức hội như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân đã giúp đỡ ngân hàng nông nghiệp Hải Dương trong việc chuyển tải đồng vốn đến tay người nông dân được kịp thời và hiệu quả cũng như trong việc thu hồi nợ vay khi đến hạn.
2.3.2. Hạn chế.
2.3.2.1. Đối với công tác chỉ đạo điều hành:
- Thiếu kinh nghiệm, xa rời thực tế, qua loa đại khái....
- Không phân công rõ người rõ việc, không giao khoán công việc cụ thể cho từng cán bộ;
- Không nghiên cứu và nắm bắt kịp thời chính sách chế độ dẫn đến chỉ đạo điều hành không đúng hướng, kém hiệu quả;
- Sao nhãng việc kiểm tra uốn nắn dẫn đến không phát hiện kịp thời những sai phạm của CBTD
2.3.2.2. Đối với CBTD:
- Non yếu trong nghiệp vụ; thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật, kinh tế, thị trường...
- CBTD có biểu hiện mất phẩm chất, làm bừa, làm ẩu, gây phiền hà, tư lợi cá nhân...
- Thiếu khả năng giao tiếp, không thiết lập được mối quan hệ tốt trong công tác, đặc biệt đối với chính quyền địa phương...
* Thực trạng đội ngũ cán bộ tín dụng
Thực tế ở NHNo Hải Dương chủ yếu là cho vay HSX. Mỗi chi nhánh huyện chỉ có 1 đơn vị là DNNN có quan hệ vay vốn, riêng Hội sở có 5 DNNN và 7 DN ngoài quốc doanh, song dư nợ không đáng kể như đã nêu ở trên. Do vậy CBTD vừa cho vay HSX vừa kiêm nhiệm cho vay DN.
- Tổng số CBTD:512, tăng 110 CB so với 2006, chiếm 38% tổng biên chế.
Trong đó CBTD trực tiếp cho vay 255 người , tăng 18 cán bộ.
- Doanh số cho vay bình quân/1 CBTD: 2.582 triệu, tăng 552 triệu.
- Số hộ dư nợ bình quân 1 cán bộ 468 hộ, tăng 35 hộ.
* Tình hình chung về trình độ của cán bộ tín dụng:
- Đại học 290/512 người, chiếm 56,6%.
- Trung cấp và trình độ khác: 222/512 người, chiếm 43,4%.
* Một số nhận xét:
- Về số lượng CBTD: Theo mục tiêu định hướng của NHNoVN cũng như NHNo tỉnh Hải Dương đề ra là số lượng CBTD phải chiếm 75% tổng biên chế. Song thực tế hiện nay toàn tỉnh mới đạt 56%, thiếu 19%. Việc tăng cường đủ cán bộ cho bộ phận tín dụng đảm bảo 75% biên chế là rất khó khăn do NHNo thành viên không được tuyển lao động. Mặt khác các bộ phận khác hiện tại cũng đã quá tải không thể rút bớt cán bộ cho tín dụng được.
- Về chất lượng CBTD: Do khối lượng tín dụng tăng, cán bộ thiếu, công nghệ Ngân hàng phát triển, một số cán bộ từ kế toán, ngân quỹ, bảo vệ chuyển sang làm tín dụng, chưa được đào tạo cơ bản hoặc chưa có kinh nghiệm thực tế. Do đó trình độ năng lực chuyên môn, hiểu biết về pháp luật, nắm bắt kinh tế thị trường... của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế. Mặt khác, sự quá tải trong công việc cũng làm cho CBTD không còn thời gian để học tập, nghiên cứu chế độ.
2.3.3. Những vấn đề cần đặt ra để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng vấn đề con người là quan trọng mang tính quyết định. Cần tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý được học thêm, để nâng cao trình độ học vấn và năng lực quản lý điều hành- Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Cần bổ sung những cán bộ có trình độ năng lực, có đạo đức tốt cho đội ngũ CBTD. Mặt khác, tăng cường đào tạo và đào tạo lại những cán bộ tín dụng hiện có, nhằm nâng cao nhận thức, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh kiên quyết, triệt để tăng cường triển khai việc họp dân để tuyên truyền Quyết định 67/TTg, Nghị quyết 2308 và công khai hoá cơ chế cho vay của ngành đến toàn dân. Tiếp tục triển khai thành lập các tổ vay vốn để việc vay, trả của người dân được thuận tiện,vừa tăng trưởng được dư nợ vừa giảm bớt cường độ lao động của cán bộ tín dụng. Đây là nhiệm vụ cơ bản, là biện pháp quan trọng quyết định sự tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo Hải dương trong năm qua.
Triển khai nghiêm túc văn bản chỉ đạo số 1411/NHNo-06 của Tổng giám đốc về chỉ đạo điều hành công tác tín dụng đối với hộ sản xuất, HTX và trang trại: tổ chức điều tra kinh tế trang trại, lập hồ sơ kinh tế địa phương 100% các xã (theo các tiêu chí của NHNo tỉnh), phân loại khách hàng, phân công từng đồng chí lãnh đạo phụ trách, theo dõi các chi nhánh NHNo huyện, thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền, tiếp thị...
Chỉ đạo tổ chức sơ kết việc cho vay đời sống, việc thực hiện Quyết định 67, NQ liên tịch 2308 ở các cấp cơ sở.
Lập chương trình hành động cụ thể cho từng quý, từng năm nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch kinh doanh của từng năm đề ra.
Xây dựng theo đề án chiến lược kinh doanh năm 2005-2010- Làm cơ sở, mục tiêu phấn đấu cho năm 2007 và những năm tiếp theo.
Ký kết chương trình phối hợp với Liên minh các HTX, tổ chức khảo sát các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư vốn trong năm 2007 và các năm tiếp theo.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho vay, cơ chế bảo đảm tiền vay, cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Đây là công tác quan trọng để giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.
Hàng năm tiếp tục xét thưởng cho CBTD có thành tích vào dịp tổng kết cuối năm, trên cơ sở hoàn thiện các tiêu chí để đánh giá đúng thực chất thành tích của họ. Sao cho CBTD được thưởng là những tấm gương sáng cho đội ngũ cán bộ tín dụng toàn tỉnh học tập và noi theo- Tạo ra không khí thi đua, phấn đấu để hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kinh doanh đề ra.
Mở thêm 3 ngân hàng loại 4 nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng trưởng tín dụng.
Thực hiện nghiêm túc việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, việc kiểm tra, xét duyệt các khoản nợ rủi ro nghiêm túc, đảm bảo chế độ quy định, nhằm làm lành mạnh tài chính, giảm nợ quá hạn. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng như : thẩm định kỹ khách hàng trước khi vay, thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ cho vay và quản lý tiền vay, Tổ chức phân tích chất lượng tín dụng (mỗi năm ít nhất 2 lần vào 6 tháng và cuối năm) nhằm tìm biện pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất thì công tác tuyên truyền, công tác tiếp thị đối với các doanh nghiệp trên địa bàn phải được coi trọng để thu hút khách hàng đặc biệt là các khách lớnđến với ngân hàng nông nghiệp, nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp trong cơ cấu dư nợ - Phấn đấu đưa tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp lên 20-30%/tổng dư nợ.
Duy trì việc giao ban tín dụng hàng tháng giúp cho NHNo tỉnh nắm bắt thông tin đầy đủ, kịp thời trong hoạt động ngân hàng nói chung, tín dụng nói riêng, nhằm giúp cho việc chỉ đạo công tác tín dụng đạt hiệu quả cao. Mặt khác, tạo điều kiện cho các chi nhánh trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm phát huy những mặt tích cực, những cách làm hay, khắc phục và rút kinh nghiệm những khuyết điểm hoặc tồn tại ở mỗi chi nhánh.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương trong những năm qua đặc biệt là trong 2 năm 2006,2007 đạt được những thành tích đáng phấn khởi. Thông qua hoạt động tín dụng đã góp phầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương.docx