Chuyên đề Những giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I

Vấn đề nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng

Của các ngân hàng thương mại

I/- Kinh doanh tín dụng của các Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường

1. Khái niệm Ngân hàng và hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Thương mại

2. Hoạt động tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

3. Các hình thức tín dụng

II/- Vấn đề nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Thương mại

1. Bản chất nợ quá hạn

2. Các loại hình nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Thương mại.

3. Thiệt hại do nợ quá hạn gây ra

4. Nguyên nhân nợ quá hạn

Chương II

Thực trạng nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng

ở ngân hàng công thương Thái Bình

I/- Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Thái Bình

1. Những diễn biến cơ bản về tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh và ảnh hưởng tới hoạt động Ngân hàng trong thời gian gần đây .

2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Thái Bình

II/- Thực trạng kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Công thương Thái Bình những năm gần đây .

1. Về khai thác nguồn vốn

2. Về hoạt động cho vay

III/- Tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng Công thương Thái Bình

1. Thực trạng nợ quá hạn

2. Nguyên nhân nợ quá hạn

3. Những biện pháp ngăn ngừa, xử lý nợ quá hạn mà Ngân hàng Công thương Thái Bình đã áp dụng

Chương II

Những phương pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ quá hạn

 ở Ngân hàng Công thương Thái Bình

I/- Những giải pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ quá hạn ở Ngân hàng Công thương Thái Bình

II/- Những kiến nghị

1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng

2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh, chính quyền, các ngành địa phương

3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam

KẾT LUẬN

 

 

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác kiểm tra sau ... - Sự hợp tác giữa các Ngân hàng thương mại và trung tâm thông tin tín dụng (CIC) không đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao. Thậm chí có một số Ngân hàng thương mại vì sự cạnh tranh nên đã không thông tin cho CIC điều đó dẫn đến việc tìm hiểu khách hàng có quan hệ vay nợ tại nhiều tổ chức tín dụng rất khó khăn . 3. Nguyên nhân khác 3.1 - Khi nền kinh tế trong nước ở tình trạng suy thoái sản xuất bị đình đốn, thu nhập của mọi thành viên trong xã hội giảm sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng của người vay hoặc khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt, giá cả đồng tiền giảm sút, chỉ số giá cả tăng nhanh, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh cũng tác động đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng . Trong thời gian qua, ở nước ta môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn như hàng hoá sản xuất ra không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập tràn lan ngoài thị trường. Điều đó dẫn tới một số doanh nghiệp trong nước bị thua lỗ phải giải thể, phá sản . - Do nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên, thiên tai, địch hoạ... gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng của mình làm gia tăng khối lượng các khoản nợ quá hạn . 3.2 - Nhân tố chính sách và quản lý vĩ mô - Do sự thay đổi về chính trị, chính sách chế độ, luật pháp của Nhà nước hoặc thay đổi địa giới hành chính các địa phương, sự sát nhập hay tách ra của các bộ, ngành, tỉnh ... cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng . - Về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta còn chưa được hoàn thiện gây ra sự mất ổn định của nền kinh tế, các nhà kinh doanh mất phương hướng rõ rệt. Những công ty lớn được hình thành theo các xu hướng bành chướng qui mô mang tính phiêu lưu không có mục tiêu chiến lược cụ thể cả hai mặt vĩ mô và vi mô . - Về mặt quản lý Nhà nước mà nói ta chưa có một bộ, một cơ quan nào đặc trách việc hoạch định chính sách vĩ mô và điều hành chính sách vĩ mô một cách cụ thể. Hiện nay mỗi bộ, ngành đều có quản lý một số doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trực tiếp những việc phối hợp trên bình diện chung của toàn nền kinh tế là bộ nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm thì không rõ ràng. Do vậy mà sự bành chướng của các doanh nghiệp không có một cơ quan nào theo dõi quản lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội chung, cho đến khi đổ vỡ các doanh nghiệp khác thì mới có sự qui trách nhiệm là các Ngân hàng thương mại đã cho vay quá nhiều. 3.3- Nhân tố quốc gia Ngân hàng đầu tư tín dụng sang một nước khác hoặc đầu tư cho một doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc bảo lãnh doanh nghiệp Việt Nam để nhận vốn, máy móc thiết bị nước ngoài khi nền kinh tế các nước đó bị suy thoaí khủng hoảng, biến động về chính trị giá cả, phương thức thanh toán, thuế xuất nhập khẩu ... thì sẽ gây trở ngại cho khách hàng của Ngân hàng . Như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Việt Nam . 3.4 - Nhân tố môi trường - Môi trường sinh thái cũng là một yếu tố quan trọng khi thẩm định cho vay phải xem xét dự án, khoản vay, TSTC tác động gì đến môi trường và môi trường tác động đến khoản vay như thế nào ? Trong chi phí dự án đã tính đến điều này chưa ? Người vay có chấp hành tốt việc bảo vệ môi trường không. Nếu không thẩm định tính toán đầy đủ sự tác động của môi trường cũng như ý thức thực hiện bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ . - Môi trường pháp lý : hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gây nên các khoản nợ quá hạn cho Ngân hàng . Tóm lại : Qua phân tích trên ta thấy hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng trong cơ chế thị trường hiện nay là hết sức phức tạp là điều tất yếu rủi ro (sự quá hạn phát sinh) là không tránh khỏi. Nợ quá hạn phát sinh do rất nhiều nguyên nhân. Khi phát sinh nợ quá hạn nếu không được xử lý sẽ gây hậu quả nặng nề cho Ngân hàng như mất vốn và dễ dẫn đến phá sản . Vậy thực trạng nợ quá hạn ở Ngân hàng Công thương Thái Bình như thế nào? ta xét đến chương tiếp theo . Chương II Thực trạng nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng ở Ngân hàng Công thương Thái Bình I/- Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Thái Bình 1. Những diễn biến cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh Thái Bình có ảnh hưởng tới hoạt động Ngân hàng trong thời gian gần đây Thái Bình là một tỉnh đồng bằng thuần nông với diện tích 1.500km2, dân số 1,7 triệu người . - Về tình hình kinh tế : Nhìn chung nền kinh tế Thái Bình có bước phát triển khác toàn diện tổng sản phẩm (GDP) năm 2001 tăng so với năm 2000 là 5,8% (toàn quốc tốc độ tăng trưởng 5,83% ). Chỉ số lạm phát Đảng và Nhà nước có những giải pháp điều hành có hiệu quả nên giữ ở mức 9,1% . Tuy vậy, năm 1999 - 2001 là năm tình hình thiên tai khắc nghiệt kéo dài và trên diện rộng, đồng thời cũng vừa lúc ảnh hưởng cơ bão tài chính tiền tệ trong khu vực trên thế giới tác động vào nền kinh tế của nước ta nói chung và Thái Bình nói riêng . Trước hết là hoạt động xuất nhập khẩu : - Kim ngạch xuất khẩu đạt 27,757 triệu USD, hàng hoá phong phú, giá cả ổn định, chỉ số giá trung bình tăng trong năm 2001, 2,5% so với tháng 12/2000 đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm nay các công trình XDCB, giao thông vận tải ... đều tăng về vốn đầu tư và chất lượng công trình . - Về tình hình chính trị : Tình hình khiếu kiện gay gắt trên diện rộng ở nông thôn Thái Bình đã gây ảnh hưởng bất lợi cho mọi mặt đời sống kinh tế xã hội nói chung. Hoạt động Ngân hàng nói riêng , bộ máy chính quyền cơ sở giảm sút hiệu lực điều hành . Tình hình khiếu kiện bất ổn định chính trị xã hội ở nông thôn Thái Bình đã làm hạn chế nhiều mặt hoạt động của Ngân hàng ở nông thôn như huy động vốn, cho vay nhất là việc thu hồi nợ hết sức khó khăn theo báo cáo số 60/BCTV tháng 10/1998 tỉnh đánh giá "tình hình khiếu tố của nhân dân lắng dịu hơn" tuy nhiên vẫn đang là trở ngại lớn cho hoạt động của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ở nông thôn. - Một số doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh làm ăn thua lỗ thậm chí đang trong vòng phá sản giải thể làm cho nợ quá hạn Ngân hàng , các tổ chức tín dụng gia tăng . - Trong cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô và cả vi mô cả chủ trương và trong quản lý điều hành cụ thể một bên là các tổ chức tín dụng ,các doanh nghiệp với một bên là các ngành thực thi pháp luật đang còn nhiều điều " khập khiễng vướng mắc " 2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Thái Bình a, Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, tiếp giáp với các tỉnh bạn ,có nền kinh tế hàng hoá đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú, giao thông vận tải chuyển bằng đường sông và biển rất thuận tiện trong việc giao lưu hàng hoá . Để không ngừng phát triển kinh tế địa phương từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân theo tinh thần nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, VII; VIII. Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã có nhiều nghị quyết đẩy mạnh sản xuất công nghiệp - xuất khẩu, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế Thái Bình nông công nghiệp hoàn chỉnh. Phấn đấu đưa sản phẩm công nghiệp tăng hơn nông nghiệp. Hoạt động Ngân hàng với cơ chế nghiệp vụ và phát huy chức năng trung tâm tín dụng, tiền mặt và thanh toán thiết thực góp phần và phát triển kinh tế địa phương . Chính vì vậy Ngân hàng Công thương Thái Bình ra đời trên cơ sở sát nhập hai đơn vị là Ngân hàng thị xã và phòng ngoại hối từ Ngân hàng Nhà nước chuyển sang chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình được thành lập từ 01/01/1991 theo nghị quyết số605/NHQĐ ngày 22/12/1990 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . Khởi nghiệp từ nền tảng con người là cơ chế bao cấp quá trình tổ chức kinh tế tổ chức kinh doanh tại địa phương của Ngân hàng Công thương Thái Bình để phục vụ cho nhu cầu kinh tế xã hội trong tỉnh đã nói lên một số vấn đề sau : Là Ngân hàng cơ sở từ đầu năm 1991 được thành lập mới ổn định tổ chức thì Nhà nước lại thay đổi hàng loạt chính sách, xoá bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, điều kiện và môi trường của Ngân hàng chưa theo kịp, pháp lệnh của Ngân hàng được ban hành từ tháng 5/1990 nhưng các cơ chế tín dụng tiền mặt và thanh toán chưa đồng bộ vẫn phải tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với cơ chế thị trường ảnh hưởng đến chỉ đạo điều hành . Hoạt động Ngân hàng công thương trên địa bàn tỉnh nông nghiệp, thị trường nông thôn chưa hoàn thành công nghiệp lớn, công nghiệp hiện đại chưa phát triển. Trong khi đó hàng loạt chính sách và cơ chế pháp lệnh được Nhà nước ban hành đã tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng . Địa bàn tỉnh Thái Bình không rộng nhưng có nhiều Ngân hàng thương mại cùng kinh doanh (Ngân hàng Công thương , Ngân hàng Ngoại thương, Công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý ...) Trong khi đó biện pháp và hướng dẫn chỉ đạo một hệ thống khác nhau, mạng lưới hoạt động (quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch) của các Ngân hàng lại xen kẽ nhau, có thời gian mức lãi suất khác nhau đã ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng (bên nào có lợi thì khách hàng chuyển tới ) . Nhưng cùng với khả năng thành tựu to lớn của kinh tế địa phương của toàn ngành Ngân hàng Công thương qua 10 năm đổi mới, Ngân hàng Công thương Thái Bình đã phấn đấu vươn lên khẳng định được vai trò vị trí là một trong những Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trên địa bàn , không ngừng phát triển và đổi mới, góp phần đắc lực thực thi chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát củng cố sức mua của đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương . b, Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công thương Thái Bình Trong những năm qua, Ngân hàng Công thương Thái Bình dã không ngừng phát triển và khẳng định mình trên thương trường. Để đạt được những kết quả như ngày nay... Ngân hàng Công thương Thái Bình đã thực hiện một cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh một cách hợp lý, đảm bảo cho mọi hoạt động của Ngân hàng diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ . Bộ máy quản lý của Ngân hàng Công thương Thái Bình bao gồm : - Ban giám đốc gồm 3 đ/c, 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Đ/c giám đốc phụ trách chung kiêm phụ trách các mặt hoạt động : Kinh doanh, tổ chức, kiểm tra nội bộ và 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch Tiền Hải và Phòng giao dịch Diêm Điền . + Đồng chí Phó giám đốc phụ trách phòng tiền tệ kho quỹ, tiền gửi dân cư, phòng giao dịch Minh Khai, phòng giao dịch Trần Lãm và làm thay những việc của đồng chí Giám đốc khi đồng chí giám đốc đi vắng. + Đồng chí Phó giám đốc thứ hai phụ trách phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh đối ngoại, phòng giao dịch Hồng Phong, phòng giao dịch Phúc Khánh, bộ phận hành chính . Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc là các phòng ban bao gồm : - Phòng kinh doanh : trực tiếp cho các doanh nghiệp ( trong và ngoài quốc doanh) vay vốn để sản xuất kinh doanh những mặt hàng trong nước và xuất nhập khẩu . - Phòng kinh doanh đối ngoại : thực hiện mở L/C cho khách hàng, thanh toán trực tiếp với nước ngoài, làm dịch vụ mua ngoại tệ và thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu, chuyển tiền ngoại tệ ... - Phòng kế toán tài chính: Thực hiện thanh toán giao dịch với khách hàng, theo dõi các khoản phải thanh toán, các khoản phải thu, quản lý tài khoản khách hàng ... Thực hiện giao dịch điện tử và các dịch vụ thanh toán phục vụ khách hàng ... - Phòng tiền tệ kho quỹ : Quản lý tiền bạc và các loại giấy tờ có giá, thu - chi tiền mặt nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời chính xác, chọn lọc, sắp xếp làm cho đồng tiền Việt Nam sạch đẹp ... - Phòng quản lý tiền gửi dân cư : Thực hiện phân tích cơ cấu nguồn vốn, xây dựng chỉ tiêu huy động vốn theo kết cấu nguồn cho các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm để làm tốt công tác huy động vốn . - Phòng kiểm tra nội bộ : Thực hiện thanh tra thường kỳ, thanh tra đột xuất trong nội bộ Ngân hàng . Kiểm soát lại những thủ tục hồ sơ đã thực hiện giải quyết cho vay, kiểm tra việc thanh toán thu, chi của ngân hàng. - Phòng hành chính tổ chức : thực hiện quản lý điều động nhân sự và làm các công tác phục vụ kinh doanh Ngân hàng . - Các phòng giao dịch : Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và cho vay dân cư các hộ sản xuất kinh doanh . - Các quỹ tiết kiệm : thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, tạo nguồn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng . sơ đồ Trong hoạt động, giữa các phòng ban luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của Ngân hàng . c, Về công nghệ tin học điện tử : Đã đầu tư 810 triệu đồng với 21 bộ máy vi tính được áp dụng rộng rãi, nối mạng và cập nhật số liệu hoạt động hàng ngày trong phạm vi từ hội sở chính tới các phòng giao dịch, chấm dứt một thời kỳ dài làm công tác kế toán, thanh toán bằng phương pháp thủ công . d, Về hoạt động nghiệp vụ : Vị trí của Ngân hàng Công thương trên thị trường vốn tại địa phương phát triển qua từng năm, đến nay chiếm 33,2% thì phần về nguồn vốn và cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn . Tổng nguồn vốn đến 31/12/2001 có số dư 505 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn huy động tại chỗ là 356 tỷ đồng tăng 11,8 lần so với năm 1991 . Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2001 là 487 tỷ đồng tăng 16 lần sovới năm 1991 . Trong đó tỉ trọng đầu tư trung dài hạn từ 3,8% năm 1991 lên 10% đến cuối năm 2001 . Doanh số cho vay bình quân từ 400 - 500 tỷ đồng mỗi năm. Từng bước mở rộng nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, hàng năm mở từ 80 - 100 L/C xuất nhập khẩu tạo nguyên liệu cho sản xuất nội tỉnh và tiêu thụ hàng hoá cho các cơ sở sản xuất . đ, Nghiệp vụ thu chi tiền mặt : Đảm bảo qui trình chặt chẽ giữ được an toàn doanh số thu chi hàng năm trên 600 tỷ đồng, là đơn vị liên tục bội thu mỗi năm nộp vào ngân sách Nhà nước từ 150 - 200 tỷ đồng ... công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng mở rộng đã thu hút hàng trăm khách hàng thường xuyên đến giao dịch, chuyển tiền qua hệ thống vi tính điện tử với doanh số thanh toán hàng năm từ 2.500 - 300 tỷ đồng một cách an toàn chính xác . Kết qủa kinh doanh 10 năm có lãi tuy không ổn định song đặt trong hoàn cảnh một tỉnh nông nghiệp mà kinh doanh Ngân hàng có lãi bình quân 1.100 triệu đồng/năm là một cố gắng rất lớn . Bên cạnh những kết quả nêu trên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Thái Bình qua 10 năm còn bộc lộ những mặt tồn tại trong hoạt động tắc nghiệp nhất là trong lĩnh vực tín dụng như sau: Việc mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng cường qui mô cho vay (tăng tài sản có ) là yêu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế, song việc tự kiểm tra kiểm soát chưa ngang tầm làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Sự yếu kém khả năng phân tích thẩm định tín dụng, dự báo thị trường chủ quan, một số cán bộ tín dụng chưa chấp hành đúng nguyên tắc thể lệ nghiệp vụ dẫn đến nợ quá hạn diễn biến qua các năm có su hướng phức tạp từ 34 triệu đồng năm 1994 (0,02%) lên 5,491 triệu đồng năm 1996 (2,45%) và hiện nay nếu trừ số đề nghị xử lý theo thông tư liên tịch 03/TTLT - NHNN - Bộ tài chính vẫn còn ở mức 3,46 so với tổng dư nợ . Nợ quá hạn năm 2001 tuy có giảm nhưng vẫn ở mức độ cao . - Việc quản lý, giáo dục và đào tạo cán bộ còn tồn tại, việc giáo dục và sinh hoạt chính trị tư tưởng đối với cán bộ công nhân viên chưa được quan tâm đúng mức, việc đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái của cán bộ chưa kịp thời, đôi khi còn có biểu hiện xuê xoa, nên dẫn đến việc chấp hành nguyên tắc chế độ và cơ chế điều hành không nghiêm, gây ảnh hưởng đến uy tín và làm tăng thêm độ rủi ro trong kinh doanh tín dụng của chi nhánh . Công tác tuyên truyền và cơ chế chính sách nghiệp vụ của ngành nhằm cập nhật sự hiểu biết của khách hành để tạo ra sự đồng cảm cùng thực hiện thể lệ chế độ nghiệp vụ của Ngân hàng một cách nghiêm túc chưa thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự ủng hộ của các ngành, các cấp chưa ngang tầm với vai trò, vị trí yêu cầu đổi mới phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng , chưa tạo được sự quan tâm ủng hộ môi trường thuận lợi kinh doanh tiền tệ địa bàn . 505 Tỷ đồng 384 300 270 240 210 180 150 120 90 60 30 0 Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Biểu 1 : Tổng nguồn vốn huy động - vốn điều hoà 10 năm (1991 - 2001) Vốn điều hoà Vốn huy động tại chỗ Năm 1991 Năm 2001 Ghi chú : Năm 2001 - tổng nguồn vốn là 505 tỷ . Vốn điều hoàn là 140 tỷ đồng 478 Tỷ đồng 300 270 240 210 180 150 120 90 60 30 Năm 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Biểu 2 : Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế 10 năm (1991 - 2001 ) Tổng dư nợ Ghi chú : Năm 1991 tổng dư nợ 28 tỷ Năm 2001 tổng dư nợ 478 tỷ II/- Thực trạng kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Công thương Thái Bình những năm gần đây 1. Về khai thác nguồn vốn Phân tích nguồn vốn Biểu số 3: Tình hình huy động vốn tại NHCT Thái Bình Đơn vị tính : triệu đồng Mục lục Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng nguồn vốn 424.017 100 384.300 100 505.273 100 Trong đó Tiền gửi khách hàng 286.305 67 41.100 10.7 41.300 8.28 Tiền gửi tiết kiệm 137.712 33 343.200 89.3 463.973 91.82 Nguồn: Phòng quản lý tiền gửi dân cư Qua bảng phân tích trên ta thấy. Trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh vốn là yếu tố quyết định đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhưng trên thực tế trong ba năm từ 1999 - 2001 tổng nguồn vốn huy động hàng năm không đồng đều . Cụ thể, năm 2000 so với năm 1999 ít hơn 39 tỷ đồng. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 120 tỷ đồng . Mặt khác nhu cầu tiền gửi tiết kiệm có chiều hướng gia tăng do ổn định của đồng tiền, chỉ số lạm phát thấp, cụ thể năm 1999 là 33%. Năm 2000 là 89% và năm 2001 đã tăng lên 91% . Chính vì giá cả đồng tiền ổn định khách hàng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Thời gian gửi dài hơn do đó tỷ lệ lãi suất mà Ngân hàng phải trả cho khách hàng lớn hơn. Chính yếu tố này Ngân hàng đã gặp phải không ít những khó khăn trong việc kinh doanh của mình. Hơn thế nữa, Ngân hàng công thương Thái Bình lại đóng trên địa bàn của tỉnh nông nghiệp có doanh số cho vay thấp tổng nguồn vốn huy động được thường phải chuyển về Trung ương để ăn chênh lệch lãi suất. Nên tỷ lệ chênh lệch không được cao. Nhưng với phương châm kinh doanh "vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp" quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng sòng phẳng. Số lãi đã chi cho tiền gửi của khách hàng vào Ngân hàng năm 2001 là 28.326 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83% tổng thu nhập của Ngân hàng Công thương Thái Bình. Đây cũng là nguồn thu đối với người gửi để tạo điều kiện phục vụ cho phát triển kinh tế của chính gia đình họ . 2. Về hoạt động cho vay : Với đặc điểm là tỉnh thuần nông, kinh tế hàng hoá đang phát triển môi trường hoạt động của Ngân hàng Công thương Thái Bình có những khó khăn nhất định . Tuy vậy hướng chính trong hoạt động kinh doanh vẫn tập trung vào đầu tư tín dụng phát triển nền kinh tế trên địa bàn với mạng lưới ổn định và đa dạng hoá các loại hình, đối tượng đói với các loại hình kinh tế . a, Phân tích theo thời gian : Phân tích do nợ tín dụng xét theo thời gian : Biểu số 4: dư nợ các thành phần kinh tế Đơn vị tính : triệu đồng chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng dư nợ 259.828 100 308.800 100 478.554 100 Dư nợ cho vay ngắn hạn 139.242 53,59 165.889 53,70 227.504 45,66 Dư nợ cho vay dài hạn 120.586 46,41 142.911 46,30 251.050 54,34 Nguồn: Phòng quản lý tiền gửi dân cư Qua bảng phân tích trên ta thấy dư nợ trong ba năm gần đây của Ngân hàng Công thương Thái Bình có tốc độ tăng trưởng khác nhanh đánh dấu mức độ trưởng thành và lớn mạnh của Ngân hàng . Cụ thể năm 1999 có mức dư nợ là : 259.828 triệu đồng thì năm 2000 có mức dư nợ là 308.800 triệu đồng, tăng 45,6%. Đến 31/12/2001 tổng dư nợ của Ngân hàng Công thương Thái Bình đã tăng lên 478.554 triệu đồng tăng 54,3% so với năm 2000. Có được sự tăng trưởng đó là do Ngân hàng mở rộng cho vay trung và dài hạn tập trung chủ yếu đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất. Khai thác chế biến nông sản phẩm của địa phương phục vụ tiêu dùng và một phần cho may mặc xuất khẩu vật liệu xây dựng góp phần tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Cụ thể vốn đầu tư trung và dài hạn được đầu tư cho dây truyền nước khoáng vi tan và gạch Branít Lông Hầu, tầu thuyền đánh bắt hải sản và vận chuyển hàng hoá, từ đó đặt móng cơ sở vật chất ban đầu cho nhiều cá nhân và doanh ngiệp góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh Thái Bình . b, Phân tích theo thành phần kinh tế biểu số 5 : tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế Đơn vị : triệu đồng chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng dư nợ 259.828 100 308.800 100 478.554 100 Dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh 24.289 9.35 59.818 19.37 163.679 34.3 Dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh 235.530 90.65 248.982 80.63 314.866 65.7 Nguồn: Phòng quản lý tiền gửi dân cư Qua số liệu trên cho ta thấy tổng dư nợ tăng lên chủ yếu là tăng trưởng của dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh. Còn cho vay kinh tế quốc doanh thất thường không ổn định. Nhưng có chỉ số tăng dần đều trong ba năm gần đây. Năm 1999, dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh là: 24.289 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,35% năm 2000 dư nợ là 59.815 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,37% đến 31/12/2001 dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh đạt 163.679 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,3% . Qua số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh lại bắt đầu phát triển khi tình hình chính trị ở Thái Bình bắt đầu ổn định trở lại . Ngược lại : dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh có bước phát triển vững chắc. Cụ thể năm 1999 số dư cho vay kinh tế ngoài quốc doanh là 235.530 triệu đồng chiếm tỷ lệ 90,65% đến 31/12/2001 dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh là 314.866 triệu đồng chiếm tỷ lệ 67,7% . Những năm qua đối tượng cho vay của Ngân hàng Công thương Thái Bình là tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh Ngân hàng Công thương Thái Bình còn mở cho vay phát triển kinh tế biển tại 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải (nơi có hai phòng giao dịch ) đối tượng đầu tư là đánh bắt, nuôi trồng chế biến hải sản và các đặc sản nội đồng . Ngân hàng còn cho vay phát triển kinh tế hộ, khai thác nghề truyền thống , cho vay sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn . c, Phân tích hiệu quả tổng doanh số cho vay: Tổng doanh số cho vay Đ.V tính Năm 1999 Năm 2000 năm 2001 Tổng doanh số cho vay 263.135 394.800 763.028 Tổng doanh số thu nợ 434.227 343.173 580.482 Dư nợ bình quân 216.583 284.314 366.766 Vòng quay vốn tín dụng 1.16 1.26 1.40 Hồ sơ sinh lời trên 1 đồng vốn đầu tư 0.085 0.95 0.95 Doanh số cho vay 3 năm gần đây tăng rất mạnh. cụ thể năm 2000 doanh số cho vay tăng 131.665 triệu đồng đến 31/12/ 2001 doanh số cho vay đã tăng lên 763.028 triệu đồng. Tăng so với năm 1999 là 499.893 triệu đồng. Sở dĩ doanh số cho vay tăng nhanh như vậy là có sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên toàn Ngân hàng được sự ủng hộ của các ban ngành trong tỉnh nhất là sự ổn định của tình hình chính trị trong tỉnh và hướng đầu tư có hiệu quả của ban lãnh đạo Ngân hàng . Hệ số sinh lời trên đồng vốn đầu tư kinh doanh tín dụng đạt thấp mặc dù dư nợ tăng nhanh. Bởi vì do tình hình mất ổn định về chính trị kéo dài nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả hàng hóa sản xuất ra không bán được. Từ đó việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng có nhiều khó khăn. Lãi treo của các đơn vị này lớn. dẫn đến vòng quay vốn tín dụng thấp, hệ số sinh lời trên 1 đồng vốn đầu tư tín dụng giảm. Mặc dù dư nợ hữu hiệu tăng nhanh nhưng chỉ đủ bù đắp cho các doanh nghiệp này nên trong mấy năm gần đây hiệu quả của chi nhánh kém. Do vòng quay chậm, doanh số thu nợ thấp và nợ quá hạn chưa được giảm nhiều . III/- Tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng Công thương Thái Bình 1. Thực trạng nợ quá hạn : biểu số 6: tình hình nợ quá hạn Đơn vị : triệu đồng chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng dư nợ 259.828 100 308.800 100 478.554 100 Dư nợ trong hạn 236.828 91.2 288.425 93.41 461.970 96.54 Dư nợ quá hạn 23.000 8.8 20.375 6.59 16.584 3.46 Phân loại nợ quá hạn theo thời gian 23.000 100 20.375 100 16.584 100 Nợ quá hạn đã được khoanh Nợ quá hạn dưới 6 tháng 5.566 24.2 3.620 17.7 900 5.4 Nợ quá hạn 6 - 12 tháng 350 1.6 200 1.1 100 0.6 Nợ quá hạn trên 12 tháng 17.084 74.2 16.555 81.2 15.584 94 Phân loại nợ quá hạn theo thành phần KT 23.000 100 20.375 100 16.584 100 Nợ quá hạn KT quốc doanh 12.660 16 5.031 24.7 4.730 28.6 Nợ quá hạn KT ngoài quốc doanh 19.340 84 15.344 75.3 11.854 71.4 Nguồn: Phòng quản lý tiền gửi dân cư Qua bảng phân tích trên cho ta thấy : ba năm trở lại đây . Nợ quá hạn đã giảm xuống rõ rệt nhất là giảm xuống của năm 2001. Năm 1999, nợ quá hạn là 23.000 t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28241.doc
Tài liệu liên quan