Chuyên đề Những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng khoán công trình ở công ty cơ giới và xây lắp số 12 trong giai đoạn hiện nay

Trong xây dựng đặc biệt là trong thi công cơ giới và xây lắp máy móc thiết bị cơ giới đóng một vị trí quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ thi công và chất lượng công trình. Nhận thức rõ điều này những năm gần đây công ty đã rất quan tâm đến công tác quản lý cơ giới, đẩy mạnh khâu bảo dưỡng sửa chữa thiết bị nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất thi công

Theo biều 8 Phản ánh tình hình hoạt động của thiết bị, máy móc thi công qua các năm

Có thể nhận xét rằng: công tác sửa chữa, bảo quản, phục hồi các thiết bị xe đã được thực hiện khá tốt. Riêng trong 2 năm 1996-1997 đã đưa gần 100% số xe, thiết bị hiện có của công ty vào hoạt động

Tuy nhiên công tác này còn một số nhược điểm sau

+ Công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị xe cơ giới còn chậm và chất lượng chưa đảm bảo, việc quản lý sử dụng xe phục vụ còn lãng phí, việc theo dõi nhật trình hoạt động của xe chưa chặt chẽ

+ Một số công trình khi giao khoán phần chi phí máy móc chưa giao khoán kèm phần chi phí sửa chữa nhỏ (trường hợp đội nhận khoán sử dụng máy của công ty) nên công nhân chỉ lo khai thác máy chưa có ý thức bảo quản, sửa chữa xe máy gây thiệt hại cho công ty

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng khoán công trình ở công ty cơ giới và xây lắp số 12 trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đây + Điều kiện để áp dụng khoán trong sản xuất thi công là bộ máy tổ chức quản lý của công ty phải tương đối ổn định, các phòng ban chức năng, các bộ phận phải hướng vào phục vụ sản xuất thi công cụ thể là phải phục vụ c ho việc thực hiện khoán + Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp khoa học, gọn nhẹ, linh hoạt góp phần thực hiện tốt công tác khoán Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty LICOGI 12 hiện nay  + Là bộ phận quản lý gián tiếp song nó đóng vai trò quản lý, giám sát, kịp thời giải quyết các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện. Do đó nếu khâu này bị ách tắc sẽ có tác động không nhỏ tới quá trình thực hiện và triển khai công việc ở các tổ, đội Vì vậy việc sắp xếp, đổi mới để có được bộ máy quản lý có hiệu quả là vấn đề luôn được đặt ra. Trong công tác khoán hiện nay ở công ty đã có sự phân cấp chức năng và nhiệm vụ từ giám đốc đến các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và cho đến các đội, tổ để hướng vào phục vụ cho công tác thực hiện + Giám đốc công ty Là người trực tiếp đứng ra giao khoán (hoặc có quyền ủy nhiệm cho cấp dưới) một loại công việc nào đó cho các đội, tổ, cá nhân có đủ năng lực và khả năng nhận và thực hiện Do vậy giám đốc phải chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị Giúp việc cho giám đốc còn có 2 phó giám đốc - Phó giám đốc cơ giới vật tư Chịu trách nhiệm trước giám đốc về máy móc, thiết bị phục vụ thi công, tổ chức cung ứng, cấp phát, tạo nguồn vật tư, nhiên liệu ... đảm bảo cho qúa trình sản xuất thi công của công ty - Phó giám đốc kỹ thuật - thi công Giúp việc cho giám đốc, đảm nhiệm việc kiểm tra kỹ thuật, lập các giải pháp thi công chuẩn bị về mặt kỹ thuật của công trình hạng mục công trình thực hiện khoán Để phục vụ công tác khoán các phòng ban chức năng đóng vai trò phục vụ công tác khoán theo chức năng và nhiệm vụ của mình. + Phòng kinh tế kế hoạch - thi công . Lập dự toán thi công, biện pháp thi công những công tác chủ yếu cho mỗi công trình . Lập định mức, xác định đơn giá, khối lượng thi công làm cơ sở cho việc lập hợp đồng giao khoán, hướng dẫn theo dõi việc thanh quyết toán công trình . Lập kế họach sản xuất tháng, quí, năm đôn đốc các đội nhận khoán thực hiện . Hướng dẫn tổ chức quản lý các đội thống kê lượng thực hiện lập các phiếu thanh toán, thực hiện công tác nghiệm thu + Phòng cơ giới vật tư . Quản lý thiết bị, máy móc thi công và vật tư phục vụ cho thi công . Lập định mức vật tư, máy móc, xác định đơn giá . Lập kế hoạch bảo quản, đại tu sửa chữa xe máy + Phòng tổ chức hành chính . Quản lý tổ chức bộ máy của công ty và ở các đội, tổ, điều động lực lượng công nhân của công ty cho các tổ, đội . Hướng dẫn việc quản lý sử dụng công nhân và hợp đồng thuê lao động . Hướng dẫn kiểm tra, quản lý việc chấm công, chia lương, trả lương của các đội, tổ đảm bảo tính hợp lý của chế độ + Phòng kế toán tài vụ . Làm các thủ tục cho các chủ công trình vay vốn, tạm ứng tiền nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất thi công . Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của chứng từ, lập các bản thanh toán lương cho tổ, đội . Tham gia vào công tác thanh quyết toán các hợp đồng giao khoán Như vậy việc phân chia chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận phòng ban chức năng như trên ở công ty là nhằm phục vụ cho việc áp dụng cơ chế khoán trong sản xuất. Cách phân chia và qui định như vậy là hợp lý nhưng thực tế trong thời gian qua việc phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban nhiều lúc chưa đồng bộ, còn gây ách tắc chẳng hạn là đối với các công việc mới như: xây lắp khoan cọc nhồi làm tính chủ động sáng tạo của các đội, chủ công trình còn hạn chế chưa thúc đẩy được sản xuất Hoặc là công tác thanh quyết toán thực hiện còn chậm. Do đó còn nhiều các vướng mắc, tồn tại chưa được giải quyết kịp thời ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất Vì vậy để hoàn thiện về mặt tổ chức quản lý một mặt cần xác định rõ trách nhiệm chức năng giữa các bộ phận phòng ban, hướng các phòng ban vào việc cùng giải quyết vấn đề chung mặt khác phải tạo ra sự phối hợp đồng bộ, linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ, có như vậy cơ chế khoán mới phát huy hiệu quả II/. Phân tích tình hình thực hiện công tác khoán công trình ở công ty cơ giới và xây lắp số 12 1. Tình hình chung về sản xuất của công ty trong thời gian qua Do tính đặc thù của công việc, quá trình sản xuất thi công công ty đã áp dụng và thực hiện chế độ khoán công trình từ năm 1992 trở lại đây. Nhờ thực hiện cơ chế khoán trong sản xuất hàng năm công ty đều hoàn thành và bàn giao nhiều công trình, hạng mục công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng Hầu hết các công trình được nêu trong biểu: công ty đều thực hiện khoán cho các đội tùy vào khả năng của từng đội và lĩnh vực công việc mà đội đảm nhiệm chẳng hạn * Công trình đóng cọc nhồi ga T1 - sân bay Nội bài-Hà nội: công ty giao khoán cho đội đóng cọc và khoan nhồi thực hiện * Công trình xây dựng nhà bảo hiểm y tế Hưng yên: công ty giao khoán cho đội xây dựng * Công trình san lấp khu chế xuất Sóc sơn-Hà nội: công ty khoán cho đội thi công cơ giới và san nền Các công trình thực hiện khoán đã được các đội tổ chức thực hiện hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Các công trình này đã góp phần mang lại thu nhập cho cán bộ công nhân viên công ty. Tổng doanh thu tăng đều qua các năm, lợi nhuận tănglên qua các năm tạo điều kiện cho công ty đổi mới, mua sắm nhiều công nghệ thiết bị thi công cơ giới hiện đại - Biểu số 1 Qua đó từng bước nâng cao trình độ tay nghề, kinh nghiệm, được tiếp thu nhiều công nghệ máy móc hiện dại. Công ty đã từng bước lớn mạnh trong từng lĩnh vực và tới nay có thể đảm nhận thi công nhiều công trình và dự án lớn, yêu cầu cao về nhiều mặt. Thực hiện cơ chế khoán trong sản xuất thi công, thời gian qua công ty đã áp dụng nhiều hình thức khoán khác nhau cho phù hợp với từng loại h ình công việc và điều kiện thực tế yêu cầu. Song tựu chung lại là hình thức giao khoán chi phí sản xuất như khoán tiền lương, vật tư vật liêu; chi phí máy móc; chi phí sửa chữa nhỏ là chủ yếu. Việc lưạ chọn kết hợp để khoán các chi phí sản xuất tùy thuộc vào công trình cụ thể và tình hình cụ thể. Vừa qua công ty mới chỉ thực hiện thử nghiệm hình thức khoán gọn công trình đối với 2 công trì : công trình ở Hải phòng và công trình xây dựng ở Hà tây (năm 1997). Có thể xem xét tình hình chung về sản xaúat thi công trong thời gian qua chúng ta tìm hiểu tình hình qua một số công tác sau : * Công tác lập kế hoạch : Trong nhứng năm gần đây thị trường xây dựng đang có sự cạnh tranh quyết liệt, việc tìm kiếm đấu thầu công trình gặp khó khăn. Nhằm tìm kiến công trình, thực hiện các công trình sao cho đạt chất lượng và tiến độ, công tác kế hoạch của công ty đã được chú trọng và quan tâm đạt được một số ưu điểm sau : + Công tác kế hoạch đã đáp ứng được mục tiêu chuyển mạnh sang các lĩnh vực mới như xây lắp, làm đường, khoan cọc nhồi, từng bước nâng tỷ trọng các công việc này lên : riêng trong năm 1997 tỷ trọng của công việc thi công đường giao thông chiếm 80%, xây dựng công trình chiếm 16% và công việc khoan cọc nhồi chiếm 10% + Về gía cả: Công ty đã tìm kiếm được các công trình có khối lượng lớn, ký trực tiếp với chủ đầu tư nên đã đạt được hiệu quả kinh tế nhất định, nên các đội nhận khoán luôn có công trình để thực hiện + Một mặt công ty thực hiện việc quản lý đơn giá, định mức giao khoán tương đối tốt song mặt khác vẫn tạo được điều kiện cho các đội, chủ công trình chủ động trong điều hành công việc + Việc thanh quyết toán hợp đồng với khách hàng trong năm qua đã làm tương đối tốt cụ thể: tình trạng nợ đọng vốn của khách hàng với công ty trong các năm qua rất ít Tuy nhiên công tác kế hoạch vẫn còn một số nhược điểm + Việc chủ động tìm kiếm công việc còn hạn chế + Việc giao hợp đồng khoán và thành lý hợp đồng khoán nội bộ còn chậm, nó ảnh hưởng tới việc tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế đặc biệt là trong một số lĩnh vực mới Như vậy để góp phần hoàn thiện cơ chế khoán, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác khoán thì việc khắc phục các nhược điểm, thực hiện tốt công tác lập kế hoạch là yêu cầu đặt ra cho công ty * Công tác hành chính Trong các năm 1996, 1997 công ty gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính như thiếu vốn cho sản xuất và chi trả lương cho cán bộ công nhân viên còn chậm. Chính những khó khăn của công tác tài chính đã tác động tới hiệu quả của công tác khoán: tình trạng thiếu vốn đã không tạm ứng đủ cho các đội thực hiện thi công. Do tình trạng nợ lương công nhân viên đã làm giảm khí thế trong sản xuất thi công của công nhân Cho tới cuối tháng 2/1997 Nợ chưa thu hồi được: 585.525.000 đồng; nợ ngân hàng vay vốn đầu tư thiết bị: 299.507,16USD; nợ ngân hàng vay vốn lưu động: 7.952.962.000 đồng; số lãi phải trả hàng tháng 84.417.000 đồng Hiện tại cần khắc phục một số tồn tại sau để đẩy mạnh sản xuất . Việc tập hợp giá còn chậm chưa làm tốt được hoạt động kinh tế do chưa xây dưng được giá dự toán cho từng khoản mục chi phí, nộp chứng từ thanh toán còn chậm . Quản lý chặt chẽ việc giao khoán cho đội, thanh quyết toán kịp đúng qui định phù hợp với tiến độ thanh toán công trình . Đẩy mạnh việc thu hồi vốn nhanh và sử dụng vốn có hiệu quả Những tồn tại trên chủ yếu là do công tác thực hiện và quản lý chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo ở nhiều khâu, một số cán bộ chưa hòan thành tốt trách nhiệm, bên cạnh đó là việc phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận chưa đồng bộ. Do đó yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tổ chức quản lý chặt chẽ công tác tài c hính phục vụ cho quá trình sản xuất thi công * Công tác quản lý vật tư Vật tư nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm xây dựng do đó công tác quản lý cung ứng vật tư nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất thi công ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực hiện . Trong thời gian qua công tác quản lý vật tư ở công ty đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc tạo nguồn, cung ứng, cấp phát các loại vật tư nhiên liệu phục vụ kịp thời cho các công trình Do thực hiện công tác khoán nên các loại vật tư như sắt thép, xi măng, đá, cát, các vật liệu xây dựng khác thường công ty giao cho các đội nhận khoán tự lo liệu trên cơ sở định mức đã thỏa thuận. Còn phần nhiên liệu như dầu mỡ, xăng dầu xe máy que hàn, đệm cọc ... được công ty quản lý và cấp phát cho đội theo định mức và tiến độ thi công Tuy nhiên bên cạnh các mặt đã đạt được vẫn còn một số tồn tại sau: + Một số loại nhiên liệu, phụ tùng sửa chữa mua có lúc phải đổi lại làm ảnh hưởng đến tiến độ sửa chữa, phục vụ + Các vật tư giao khoán gọn cho đội chỉ làm thủ tục xuất nhập chưa kiểm tra cụ thể về số lượng, chất lượng giá cả để quản lý và đề xuất biện pháp quản lý nên còn xảy ra mất mát lãng phí ở một số khâu sản xuất + Cần xây dựng hệ thống định mức vật tư, nhiên liệu phục vụ cho công tác khoán cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay đặc biệt là phần nhiên liệu, dầu máy phục vụ cho các thiết bị thi công Khắc phục các vướng mắc tồn tại trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý vật tư, là nhân tố ảnh hưởng tới công tác khoán công trình của công ty * Công tác quản lý cơ giới Trong xây dựng đặc biệt là trong thi công cơ giới và xây lắp máy móc thiết bị cơ giới đóng một vị trí quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ thi công và chất lượng công trình. Nhận thức rõ điều này những năm gần đây công ty đã rất quan tâm đến công tác quản lý cơ giới, đẩy mạnh khâu bảo dưỡng sửa chữa thiết bị nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất thi công Theo biều 8 Phản ánh tình hình hoạt động của thiết bị, máy móc thi công qua các năm Có thể nhận xét rằng: công tác sửa chữa, bảo quản, phục hồi các thiết bị xe đã được thực hiện khá tốt. Riêng trong 2 năm 1996-1997 đã đưa gần 100% số xe, thiết bị hiện có của công ty vào hoạt động Tuy nhiên công tác này còn một số nhược điểm sau + Công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị xe cơ giới còn chậm và chất lượng chưa đảm bảo, việc quản lý sử dụng xe phục vụ còn lãng phí, việc theo dõi nhật trình hoạt động của xe chưa chặt chẽ + Một số công trình khi giao khoán phần chi phí máy móc chưa giao khoán kèm phần chi phí sửa chữa nhỏ (trường hợp đội nhận khoán sử dụng máy của công ty) nên công nhân chỉ lo khai thác máy chưa có ý thức bảo quản, sửa chữa xe máy gây thiệt hại cho công ty + Việc điều động thiết bị cơ giới di chuyển giữa các công trình phục vụ cho thi công đang gặp khó khăn do công trình ngày càng xa, ở nhiều khu vực khác nhau Việc khắc phục các nhược điểm này có tác dụng quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc và thiết bị xe cơ giới góp phần hoàn thiện công tác khoán đặc biệt là những công trình thi công chủ yếu dựa vào máy móc thiết bị như san ủi, làm nền, khoan cọc nhồi ... * Công tác tổ chức thi công Những năm gần đây đặc biệt trong năm 1997 công ty có sự chuyển biến đáng kể trong lĩnh vực thi công gắn liền với một số công nghệ mới lần đầu tiên triển khai tại các công trình. Khoan cọc nhồi, thi công đường quốc lộ số 5, thực hiện xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. Bên cạnh đó các công tác thi công truyền thống như san nền đúc cọc, đóng cọc vẫn tiếp tục được duy trì Công tác quản lý thi công tại các công trường được đưa vào nề nếp từ kiểm tra giám sát biện pháp thi công đến nghiệm thu bàn giao. Một mặt nâng cao vai trò của các đội thông qua cơ chế khoán nhưng mặt khác công ty vẫn thường xuyên kiểm tra giám sát kịp thời để đảm bảo chất lượng công trình Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả công tác cần khắc phục các tồn tại sau: + Việc quản lý giám sát chưa chặt chẽ, thiếu cán bộ của công ty giám sát ở các đội để kịp thời báo cáo, giải quyết các vướng mắc nẩy sinh + Trong thi công các lĩnh vực mới như làm đường, khoan cọc nhồi, xây dựng công ty còn thiếu nhiều cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ, tiếp thu công nghệ cao. Do đó cần từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nắm bắt nhanh các yêu cầu đòi hỏi trong các lĩnh vực mới + Việc thành lập các đội chuyên sâu trong từng lĩnh vực có định biên ổn định nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khoán và qủan lý là yêu cầu đang đặt ra cho công ty cần phải thực hiện Trên đây là một số công tác ảnh hưởng tới quá trình sản xuất thi công mà đặc biệt khi cơ chế khoán được áp dụng đối với các loại hình công việc thì các công tác này có ảnh hưởng rất lớn quyết định tới hiệu quả và chất lượng tới công tác thực hiện khoán, k hắc phục được một số vướng mắc và tồn tại ở mỗi công tác sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả trong sản xuất thi công 2. Tình hình thực hiện khoán công trình ở công ty LICOGI 12 Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về khoán của tổng công ty và tình hình sản xuất thi công thực tế của đơn vị, công ty đã từng bước thực hiện cơ chế khoán nhằm duy trì và phát triển sản xuất, tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả trong sản xuất cho phù hợp với các đòi hỏi yêu cầu của sản xuất trong cơ chế thị trường Qua 5 năm thực hiện cơ chế khoán trong sản xuất công ty đã áp dụng các hình thức khoán sau 2.1. Các hình thức khoán được áp dụng ở công ty LICOGI 12 Tùy theo qui mô tính chất công việc, công trình, trình độ năng lực của cả bên giao, bên nhận và các điều kiện cụ thể khác để lựa chọn các hình thức giao khoán phù hợp Thực hiện bất cứ hình thức giao-nhận khoán nào bắt buộc phải có hợp đồng giao nhận khoán. Chỉ khi hợp đồng giao nhận khoán được cả 2 bên cùng ký mới được thực hiện Hợp đồng giao nhận khoán bao gồm một số nội dung sau + Đối tượng và phạm vi giao nhận khoán + Danh mục khối lượng thực hiện + Tiến độ thi công + Giá giao - nhận khoán + Điều kiện phương thức thanh toán + Trách nhiệm các bên giao nhận khoán trong quá trình thực hiện + Chế độ thưởng phạt và xử lý vi phạm hợp đồng + Chữ ký của các bên giao nhận khoán Trong thời gian qua công ty đã áp dụng một số hình thức giao khoán sau a. Giao khoán công việc Đối với hình thức này công ty không áp dụng phổ biến mà chủ yếu áp dụng cho các công việc mang tính chất phục vụ cho quá trình thi công như các công việc sửa chữa đại tu xe máy thiết bị thi công, các công việc phục vụ như bốc xếp, dọn kho, dọn công trường... Khi áp dụng hình thức khoán này tùy vào tính chất mức độ công việc mà công tu hoặc đội trưởng xem xét, đánh giá để định mức cho mỗi loại công việc một số công định mức nhất định và thực hiện khoán Ví dụ: 1 xe ôtô KAMA 3 vào xưởng sửa chữa bảo dưỡng hệ thống lái thì công ty định mức Bảo dưỡng đi khám 10 công Sửa chữa hệ thống lái 3 công ----------------- Cộng 13 công Mỗi công định mức tính 10.000đ/c kể cả phụ cấp do đó thu nhập của công nhân bậc 4/7 khoảng 600.000đ, ngoài ra còn được hưởng lương thời gian và công vượt định mức khoán Cái khó của hình thức khoán này hiện nay là chưa xây dựng được hệ thống định mức chi tiết cho mỗi loại công việc và đơn giá tương ứng. Việc xác định định mức chủ yếu căn cứ vào các công việc đã thực hiện trước, kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật. Do vậy định mức công chưa chính xác, khoa học ảnh hưởng tới chất lượng công tác khoán Về chất lượng công việc: Tuy công ty có qui định cụ thể và kiểm tra thường xuyên việc sửa chữa của công nhân cũng như việc thực hiện các công việc khác song chất lượng công việc còn thấp do một số nguyên nhân sau: Trong sửa chữa, đại tu do thiết bị xe máy đã quá cũ, phụ tùng thay thế thường tận dụng, sự đãi ngộ công nhân còn thấp nên sản phẩm sửa chữa xong hay hỏng + Do chưa định mức chi tiết cho mỗi loại công việc chẳng hạn như công tác hàn, sửa chữa ... nên chưa thực sự khuyến khích được công nhân tăng năng suất và có trách nhiệm trong công tác thực hiện Hình thức khoán công việc tuy không được áp dụng một cách phổ biến song việc vận dụng hình thức này đã giúp công ty giải quyết được các vướng mắc nẩy sinh trong qúa trình sản thi công, phục vụ công tác thi công. Qua đó tạo công ăn việc làm và thu nhập cho bộ phận công nhân sửa chữa, phục vụ b. Giao khoán chi phí sản xuất Thực hiện khoán sản pẩm đã được triển khai khá rộng rãi ở công ty trong hầu hết các lĩnh vực công việc, khi thực hiện khoán sản phẩm công ty thường áp dụng hình thức giao khoán một số chi phí sản xuất chủ yếu * Giao khoán về tiền lương, tiền thưởng (khoán quĩ lương) Khi thực hiện khoán một công trình, công ty thực hiện khoán toàn bộ chi phí tiền lương, tiền thưởng (quĩ lương) cho đội. Đội nhận quĩ lương này sẽ phân phối cho công nhân trong nhóm, tổ theo dõi chế độ tiền lương tính theo sản phẩm tập thể Để xác định chi phí tiền lương khoán dựa vào khối lượng công việc thực hiện, đơn giá nhân công cho từng loại công việc, dựa vào các định mức phụ cấp, trợ cấp ta tính ra chi phí nhân công theo công thức NC = Qj x Gj Trong đó: NC : Chi phí nhân công trong giá thành công trình Qj : Khối lượng công việc loại j phải thực hiện trong công trình Gj : Đơn giá tiền công (tiền lương) cho loại công việc Trong đó đơn giá tiền lương của cả tổ, đội được lĩnh G = M1 x H (1 + Ki) x Đt M1 x H x (1 x Ki) hoặc G = ------------------------- ĐS Trong đó: G : Đơn giá tiền lương của cả đơn vị được lĩnh Đt : Định mức thời gian để hoàn thành khối lượng công việc Đs : Định mức sản lượng sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian M1 : Khối lượng tiền lương của công nhân bậc một Ki : Hệ số phụ cấp loại i H : Hệ số cấp bậc công việc mà công nhân đảm nhiệm Sau khi xác định được quĩ tiền lương của cả tổ, đội. Để tiến hành chia lương cho từng công nhân công ty thường sử dụng một trong 2 phương pháp sau: * Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh: Bao gồm 3 bước sau: Bước 1: Tính tổng số tiền lương đã chia lần đầu (lấy mức tiền lương 1 giờ của mỗi người nhân với số giờ từng người đã làm sau đó tổng hợp lại) Bước 2: Tìm hệ số điều chỉnh: lấy tổng số tiền lương của cả tổ được lĩnh chia cho tổng số tiền lương đã chia lần đầu Bước 3: Tính tiền lương cho từng người căn cứ vào hệ số điều chỉnh và số tiền lương đã lĩnh lần đầu của mỗi người (lấy số tièn lương đã lĩnh lần đầu nhân với hệ số điều chỉnh) * Phương pháp dùng giờ, hệ số Bước 1: Tính tổng số giờ hệ số của cả đơn vị (giờ hệ số là giờ qui đổi các công nhân ở các bậc khác nhau ra giờ của công nhân bậc 1) bằng cách lấy giờ làm việc của từng người nhân với hệ số bậc của người đó. Sau đó tổng hợp cho cả tổ Bước 2: Tính tiền lương của 1 giờ hệ số (lấy tiền lương của cả tổ được lĩnh chia cho tổng số giờ hệ số - hệ số của cả tổ) 1 giờ hệ số và số giờ hệ số của mỗi người Hai phương pháp trên đều đưa đến kết quả giống nhau do đó công ty thường sử dụng một trong 2 phương pháp trên Việc chi trả lương hiện nay ở công ty được thực hiện bằng tạm ứng 60-70% quĩ lương, khi hoàn thành công việc đảm bảo đúng chất lượng và tiến độ thì công ty sẽ thanh toán nốt cho đội, ngoài ra còn có thêm tiền thưởng hoặc phạt Thực hiện tình hình khoán quĩ lương cho đội nhận khoán đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, năng suất lao động tăng lên nhờ đó thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng lên, số lao động không cần thiết cũng được giảm bớt, toàn đội đều có tư tưởng phấn đấu giảm thời gian hoàn thành. Do đó đã khắc phục được một số hạn chế của công tác thực hiện * Khoán phần chi phí sử dụng máy thiết bị phục vụ thi công Trong lĩnh vực thi công cơ giới và xây lắp, máy móc thi công được sử dụng nhiều bởi vì các công trình trong lĩnh vực này chủ yếu là san nền đóng cọc, khoan nhồi, thi công đường giao thông và xây dựng cơ bản Khi thực hiện khoán công trình phần chi phí sử dụng máy thi công được khoán cho các tổ, đội chi phí máy thi công được tính vào khối lượng công việc của công trình và định mức chi phí sử dụng máy móc chính cho 1 đơn vị công việc với những công trình đặc thù có những công việc đặc biệt phải sử dụng thêm máy phụ chi phí máy phụ thường tính theo tỷ lệ % so với chi phí máy chính. Chi phí máy thi công được tính theo công thức M = (1 + Kmp) ( (Ej x Gj) Trong đó: M: Chi phí sử dụng máy thi công E j: Khối lượng công việc loại j do máy móc chính đảm nhiệm Gj : Chi phí máy cho 1 đơn vị công việc Kmp: Hệ số tính đến chi phí sử dụng máy phụ so với máy chính được qui định trong định mức dự toán của công việc Trong thời gian qua hầu hết các công trình mà đội thực hiện đều sử dụng máy móc thiết bị của công ty, công ty không khoán máy móc mà tính toán phần chi phí máy thi công cho đội thuê và thực hiện trừ vào giá thành công trình khi thực hiện thanh quyết toán. Riêng phần máy móc thuê ngoài công ty sẽ giao cho đội tự thuê trên cơ sở định mức và đơn giá qui định trong hợp đồng khoán * Khoán vật tư và nhiên liệu chủ yếu Trong thời gian qua hình thức khoán vật tư và nhiên liệu chủ yếu được áp dụng rộng rãi trong các công trình mà công ty khoán cho đội hoặc phần chi phí nhiên liệu khoán cho các tổ máy. Theo hình thức này công ty lập định mức các loại vật tư, nhiên liệu cần thiết phục vụ cho thi công dựa trên hệ thống định mức vật tư của nhà nước ban hành 1994, xác định đơn giá cho từng loại và tiến hành khoán cho các đội theo giá dự toán để các đội tự lo liệu, cung ứng, đảm bảo cho công tác thi công để tăng tính chủ động trong sản xuất và giảm được các chi phí như chi phí vận chuyển từ công ty tới các công trường - giá cả ở từng địa phương cũng khác nhau Công ty sẽ thực hiện việc quyết toán về chi phí các loại vật tư nhiên liệu đã được dụng căn cứ vào đơn giá, định mức sử dụng và các chứng từ hợp lệ Chi phí vật liệu được tính theo công thức VL = (1 + Kvlp) ( (Q j x Gj) + B Trong đó: VL; Chi phí vật liệu QJ: Định mức sử dụng loại vật liệu j tính bằng hiện vật cho công trình Gj : Đơn giá vật liệu j tại hiện trường theo giá thị trường Kvlp: Hệ số tính đến vật liệu phụ so với tổng chi phí vật liệu chính Ngoài ra nếu G tính ở thời điểm lập dự toán thì khi tính chi phí vật liệu cần cộng thêm khoảng chênh lệch giá so với thời điểm thanh toán. (B) Bên cạnh việc khoán cho đội tự lo liệu các loại vật tư chủ yếu như sắt thép, xi măng, cát, đá, nhựa đường ... riêng phần nhiên liệu như xăng, dầu mỡ, dầu máy, que hàn nếu công trình có sử dụng sẽ được công ty cấp từ kho theo định mức đã thoả thuận. Trong trường hợp công trình ở xa việc cấp phát gặp khó khăn thì công ty sẽ giao cho đội tự lo liệu phần nhiên liệu này theo định mức công ty giao và đơn giá thực tế trên thị trường Ví dụ: Công trình đóng cọc bê tông cốt thép tiết diện 300 x 300 tại Xuân mai-Hòa bình Phần vật tư nhiên liệu sử dụng chủ yếu là cọc bê tông, xăng, dầu máy phục vụ cho máy đóng cọc. Do công trường ở xa, công ty khoán toàn bộ phần chi phí vật tư, nhiên liệu cho tổ cọc D308 + D382 theo hình thức công ty tạm ứng tiền theo tiến độ thi công cho đội đội tự lo liệu, cung ứng các loại vật tư nhiên liệu cần thiết phục vụ thi công. Công ty sẽ thực hiện thanh toán khi công trình hoàn thành theo định mức thỏa thuận và đơn giá thực tế trên thị trường Thực hiện khoán chi phí vật tư nhiên liệu cho đội là hợp lý bởi vì một mặt tạo ra tính chủ động cho các đội việc cung ứng tại chỗ đảm bảo cho việc thực hiện thi công nhưng mặt khác do thị trường vật tư nhiên liệu ngày càng mở rộng việc cung ứng tại chỗ có khi rất có lợi về mặt giá cả, giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản song hiện nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn sau: + Do tạm ứng vốn để các tổ, đội tự lo liệu vật tư nhiên liệu việc sử dụng vật tư nhiên liệu chưa tiết kiệm do khâu giám sát quản lú còn yếu, gây lãng phí nhiều ở một số khâu trong sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT218.doc
Tài liệu liên quan