Chuyên đề Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu ở Công ty Thanh Hà

MỤC LỤC

Tiêu đề. 1

LỜI NÓI ĐẦU. 2

PHẦN I. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA TẠO NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU LÀ NHÂN TỐ CƠ BẢN TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN. 3

I. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU. 3

1. Khái niệm và ý nghĩa hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 3

1.1. Khái niệm và những quan điểm về hiệu quả. 3

1.2. Ý nghĩa. 5

1.3. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân. 6

1.4. Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. 7

2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 7

3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 8

II. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THU MUA TẠO NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU. 9

1. Vai trò của công tác tạo nguồn hàng trong xuất khẩu. 9

1.1. Khái niệm về nguồn hàng cho xuất khẩu. 9

1.2 Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. 10

1.3. Thu mua tạo nguồn hàng. 10

1.4. Phân loại nguồn hàng. 14

2. Ý nghĩa công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. 16

3. Nội dung công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. 17

3.1. Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu. 17

3.2. Tổ chức hệ thống thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. 19

3.3. Ký kết hợp đồng trong thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. 20

3.4. Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu. 25

3.5. Tiếp nhận bảo quản và xuất kho giao hàng xuất khẩu. 26

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA TẠO NGUỒN

HÀNG XUẤT KHẨU. 29

1. Khả năng nghiên cứu và tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. 29

2. Khả năng tài chính và uy tín của doanh nghiệp. 29

3. Đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia tạo nguồn hàng xuất khẩu. 30

4. Sự cạnh tranh trong công tác thu mua. 30

5. Chính sách, quy định của nhà nớc liên quan tới mặt hàng xuất khẩu. 30

6. Môi trường khu vực và thế giới. 31

7. Vấn đề về tỷ giá

IV. XU HƯỚNG ĐỔI MỚI TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN HÀNG CHO XUẤT KHẨU. 31

PHẦN II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA TẠO NGUỒN HÀNG CHO XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY THANH HÀ. 33

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY THANH HÀ. 33

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thanh Hà. 33

1.1. Quá trình hình thành. 33

1.2. Quá trình phát triển. 34

1.3. Chức năng, nhiêm vụ chính của Công ty. 36

2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 38

2.1. Đặc điểm về mặt bằng. 38

2.2. Đặc điểm về sản phẩm của công ty. 38

2.3. Đặc điểm về nguồn nguyên liệu. 39

2.4. Đặc điểm về công nghệ. 39

2.5. Đặc điểm về lao động trong doanh nghiệp. 40

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA TẠO NGUỒN HÀNG CHO XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY THANH HÀ. 41

1. Thực trạng công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu của Công ty hiện nay 41

1.1. Thực trạng công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu

1.2. Thực trạng tình hình dự trữ hàng hoá

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty. 44

2.1. Theo doanh số mua vào, bán ra. 44

2.2. Theo danh mục mặt hàng mua vào, bán ra. 47

2.3. Mức tăng kim ngạch xuất khẩu. 50

2.4. Doanh lợi. 51

2.5. Tỷ suất doanh lợi. 52

2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA TẠO NGUỒN HÀNG CỦA CÔNG TY. 53

1. Những mặt làm được. 53

2. Những khó khăn tồn tại. 57

3. Nguyên nhân. 62

PHẦN III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA TẠO NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY THANH HÀ. 64

I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý cho từng thời kỳ. 64

2. Tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường thu mua. 66

3. Biện pháp đầu tư tạo nguồn hàng ổn định lâu dài.

4. Đào tạo để nâng cao trình độ, ý thức của đội ngũ cán bộ làm công tác thu mua. 73

5. Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ. 74

6. Một số kiến nghị với nhà nước. 76

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA TẠO NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY THANH HÀ

Tài liệu tham khảo. 79

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu ở Công ty Thanh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p vụ ngoại thương. Tổ chức tiếp thị tới thị trường xác định ngành hàng, nguồn hàng xuất khẩu. Do đó công ty đã từng bước tạo được chỗ đứng trên thị trường, vị thế của công ty ngày càng được nâng cao, được nhiều khách hàng nước ngoài biết tới. Có thể minh hoạ kết quả này qua các chỉ tiêu chủ yếu của công ty qua các năm: Các chỉ tiêu chủ yếu của công ty qua các năm: Đơn vị tính: 1000 VND Năm 1998 1999 2000 2001 Chỉ tiêu Doanh thu (1000 VND) 93.488.640 121.957.780 151.101.412 194.121.670 Lợi nhuận (1000 VND) 194.287 261.450 250.178 380.976 Tổngsố nguồn vốn kinh doanh (1000 VND) 35.670.784 42.784.213 48.078.000 51.310.000 Số vòng quay của vốn 2,6 2,85 3.14 3.78 Doanh lợi của vốn KD 0,0054 0,0061 0,0052 Tổng số lao động (người) 348 420 435 515 Thu nhập bình quân (1000 VND/ tháng) 480 510 540 610 Tổng TSCĐ (1000 VND) 3.548.124 3.670.568 4.010.901 4.650.780 Hiệu quả sử dụng TSCĐ 0,055 0,071 0,62 0,082 Kết quả trên cho thấy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu doanh thu, tài sản cố định, lợi nhuận, tổng vốn kinh doanh, lao động, thu nhập bình quân đều tăng. Mặc dù việc tăng chưa hợp lý tuyệt đối và không có sự đồng đều giữa các năm, nhưng đó là một kết quả đáng mừng vì lợi nhuận là mục tiêu chính trong kinh doanh. Sự phát triển của Công ty có thể được hình dung qua chỉ tiêu lợi nhuận mà Công ty đạt được được minh hoạ bằng biểu đồ sau: Lợi nhuận 194.287 261.450 250.178 380.976 Năm Lợi nhuận 1998 1999 2000 2001 1997 1998 1999 2000 Đơn vị tính:1000VND Từ năm 1998 đến năm 2001 lợi nhuận của Công ty cũng có biến động. Năm 2000 lợi nhuận giảm so với năm 1999 nhưng năm 2001 lại tăng cao. Đó là kết quả đáng mừng. Trụ sở chính: Trụ sở giao dịch cũ của Công ty ở 15 phố Quán Thánh-Hà Nội sau đó chuyển về số 18 phố Nguyễn Trung Trực - Quận Ba Đình-Hà Nội. Hiện nay trụ sở chính chuyển về 122-124/M2 Láng Trung- Đống Đa-Hà Nội. Công ty xuất nhập khẩu Thanh Hà là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Công ty quản lý. Công ty có con dấu, tài sản và các quỹ theo quy định. Công ty hoạt động theo phương thức tự cân đối thu chi trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty có tài khoản tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội(VIET COM BANK). Như vậy thực hiện theo đường lối đổi mới của Đảng, Công ty Thanh Hà đã có những bước đi và định hướng, những thay đổi phù hợp tạo điều kiện cho sự phát triền của Công ty ngày càng vững mạnh. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty. 1.3.1.Chức năng của Công ty. Công ty Thanh Hà được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm, thổ sản và dược liệu...Chức năng chính của Công ty là: - Tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh các mặt hàng: may mặc, thủ công mỹ nghệ, sơn mầu, dược liệu, khoáng sản... tạo nguồn hàng xuất khẩu kích thích sản xuất trong nước. - Làm dịch vụ khách sạn, trang trí nội thất, xây dựng mới cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty và các sản phẩm liên doanh, liên kết, đại diện, đại lý cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. - Nhập khẩu kinh doanh vật tư, nguyên liệu, phương tiện, hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu sản xuất của Công ty và nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước 1.3.2.Nhiệm vụ của Công ty. - Xây dựng, tổ chức và thực hiện các kế hoạch về sản xuất sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu, kinh doanh thương mại, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước đã ban hành. - Xây dựng các phương án kinh doanh sản xuất sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu theo kế hoạch mục tiêu chiến lược của Nhà nước. - Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ, chính sách cũng như quyền về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực của Nhà nước. Thực hiện hạch toán kế toán, bảo tồn và phát triển nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức trong và ngoài nước. - Quản lý toàn diện, đào tạo, phát triển đội ngũ công nhân lao động theo quyền lợi của từng thành viên trong Công ty theo điều lệ của Công ty đã quy định. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh xã hội theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp. 1.3.3.Quyền hạn của Công ty. - Kinh doanh theo đúng mục đích thành lập doanh nghiệp và theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. - Chủ động trong sản xuất kinh doanh, ký kết hợp đồng kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước.Về hợp đồng đầu tư, nghiên cứu kỹ thuật theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. - Được giao quyền quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài sản, nguồn lực. Được huy động các nguồn vốn khác trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. - Được tiếp thị, tham gia triển lãm, hội chợ , quảng cáo tham gia các cuộc hội thảo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao và phải đạt hiệu quả. Quản lý và sử dụng đội ngũ lao động áp dụng các hình thức trả lương làm đòn bẩy tăng năng suất lao dộng theo đúng chính sách và quy định của Nhà nước. - Được quyền tố tụng khiếu nại trước cơ quan pháp luật về các vụ việc vi phạm chế độ chính sách Nhà nước làm ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp và Nhà nước. 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.1. Đặc điểm về mặt bằng của công ty: Đất sử dụng của công ty là đất đi thuê. Công ty có trụ sở chính tại 122 - 124/ M2 Láng Trung - Đống Đa - Hà Nội với diện tích đất văn phòng khoảng 980 mét vuông. Xưởng sản xuất khăn bông xuất khẩu tại Gia Lâm có diện tích khoảng gần 3000 mét vuông. Ngoài ra công ty còn có các chi nhánh tại 322C - Huỳnh Văn Bánh - Phường 11 - Quận Phú Nhuận - Thành phố Hồ Chí Minh, Số 14 - Hoàng Hoa Thám – Phường Tăng Chính - Quận Thanh Khê - Đà Nẵng, Nguyễn Công Hoan – Phường Lao Cai - Thị xã Lao Cai. Đặc điểm này về mặt bằng của Công ty cho thấy Công ty có các chi nhánh ở khắp ba miền Bắc-Trung-Nam của đất nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc nắm chắc nguồn và tiến hành thu mua sản phẩm xuất khẩu do đó nâng cao được hiệu quả công tác thu mua nói riêng và hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung. Tuy nhiên nó gây khó khăn cho công tác quản lý và tập kết bàng về một mối để tiến hành xuất khẩu. 2.2. Đặc điểm về sản phẩm của công ty: Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đa dạng, sản phẩm của công ty sản xuất ra chỉ có khăn bông để xuất khẩu còn lại các mặt hàng khác đều phải đi thu mua từ nhiều nguồn khác nhau thông qua các chi nhánh ở 3 miền đất nước. Các sản phẩm chủ yếu công ty tiến hành thu mua và xuất khẩu là: chè, quế, lạc, long nhãn, khăn bông...Các sản phẩm xuất khẩu của Công ty phần lớn là những sản phẩm rất độc đáo ở Việt Nam do đó nó có lợi thế riêng là dễ được thị trường thế giới chấp nhận vì sự độc đáo của nó, hơn nữa vì là những mặt hàng đặc trưng nên dễ tiến hành thu mua xuất khẩu theo từng vùng có hàng. Điều này là rất thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả công tác thu mua của Công ty. 2.3. Đặc điểm nguồn nguyên vật liệu: Nguồn nguyên vật liệu của công ty để sản xuất khăn bông gồm 2 loại sợi CT 1 và OE được cung cấp từ các địa chỉ sau: Trung Quốc, ấn Độ, Nhà máy dệt Nha Trang, Nhà máy dệt Minh Phương-Việt Trì, Nhà máy dệt 8-3 Hà Nội, Nhà máy dệt Nam Định, Từ ấn Độ và Pakistan trên hình thức lấy chè đổi hàng. Trong các nguồn cung cấp trên thì nguồn cung cấp chủ yếu là từ Trung Quốc, ấn Độ và từ nhà máy dệt Nha Trang. Xu hướng hiện nay là Công ty tiến hành mua sợi của các công ty trong nước. Mặt khác, các công ty trong nước cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng sợi Công ty cần mua để sản xuất khăn. Đặc điểm này sẽ giúp Công ty đảm bảo được nguồn sợi và giảm chi phí vận chuyển, chi phí thu mua nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. 2.4. Đặc điểm về công nghệ: Do chỉ có một xưởng sản xuất khăn bông đặt tại Đức Giang –Gia Lâm – Hà Nội nên công nghệ để sản xuất chúng nhìn chung vẫn còn lạc hậu. Cho tới thời điểm này Công ty mới chỉ đầu tư mua máy nấu, máy căng để sản xuất khăn bông xuất khẩu, mua máy cắt chè để chế biến chè đen thành 7 loại chè có chất lượng cao hơn, nâng cao chất lượng hàng xuất. Quy trình sản xuất khăn của Công ty Thanh Hà là quy trình công nghệ chế biến liên tục bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Đặc điểm sản xuất sản phẩm của Công ty là sản xuất hàng loạt, sản phẩm hoàn thành được kiểm tra chất lượng và đem đi xuất khẩu là kết quả của một quá trình chế biến liên tục từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm. Đó là một quy trình khép kín, không gián đoạn về mặt kỹ thuật. Sự lạc hậu về mặt công nghệ dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu do không tăng được chất lượng hàng xuất nên giá xuất khẩu thấp, giảm sức cạnh tranh với các mặt hàng của các nước khác, công ty khác. Vấn đề đặt ra là Công ty cần đầu tư một cách thoả đáng một số công nghệ để có thể nâng cao chất lượng hàng, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.5. Đặc điểm về lao động trong doanh nghiệp: Do những đặc trưng của mình nên lao đông của Công ty cũng có những đặc điểm riêng. Theo cơ cấu lao động trực tiếp, lao động gián tiếp, hiện tại doanh nghiệp có 8,16 % là lao động trực tiếp và 91,84 % là lao động gián tiếp. Tức là trong tổng số 515 người lao động có 473 người là lao động trực tiếp và 42 người là lao động gián tiếp. Theo giới tính (nam, nữ): Trong tổng số 515 người lao động của công ty có 411 ngưòi là nữ và 104 người là nam. Như vậy, tỷ lệ nam chiếm 20,19 % còn tỷ lệ nữ chiếm 79,81 %. Tỷ lệ nữ trong công ty cao như vậy bởi vì họ chủ yếu đảm nhận các công việc như may khăn bông xuất khẩu. Theo trình độ (bậc): Hiện nay trong tổng số hơn 500 cán bộ công nhân viên của Công ty sau một thời gian đổi mới thì hiện tại công ty có 100% cán bộ quản lý đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và sau đại học. Còn tại xí nghiệp sản xuất khăn bông xuất khẩu thì số cán bộ quản lý chiếm khoảng 7% đều đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc sau đại học, 90% công nhân tham gia sản xuất là công nhân kỹ thuật đã được qua đào tạo. Còn lại khoảng 3% là lao động phổ thông. Cơ cấu này được thể hiện thông qua bảng sau: Cơ cấu lao động của công ty trong những năm gần đây Đơn vị tính:Người Năm 1998 1999 2000 2001 Tổng số 348 420 435 515 Sau đại học 2 3 5 6 Đại học 92 126 129 157 Trung cấp 242 275 286 335 PTTH 12 17 15 17 Nguồn lao động để tiến hành thu mua hàng xuất khẩu và nhất là để sản xuất khăn tương đối dồi dào. Nó không đòi hỏi phải có một trình độ cao. Trong sản xuất khăn thường đòi hỏi sự kiên trì do phải thực hiện các bước công việc được chuyên môn hoá lặp đi lặp lại nhưng lại không tốn sức nhiều nên rất phù hợp với lao đông nữ. Điều này có thể thấy rõ khi trong cơ cấu lao đông thì nữ chiếm tới 79,81%. Sự biến đổi của môi trường thế giới cũng đòi hỏi sự linh hoạt, năng động của người cán bộ quản lý trong việc quản lý điều hành hoạt đông của Công ty cho thích ứng, do đó người quản lý phải là người có trình độ. Việc 100% cán bộ quản lý của Công ty đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và sau đại học tạo ra thuận lợi lớn cho Công ty trong lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thu mua, sản xuất và tiến hành xuất khẩu nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. II. Thực trạng hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu ở Công ty Thanh Hà. Việc xác định các mặt hàng kinh doanh của Công ty căn cứ vào giấy phép quy định và điều quan trọng hơn là phải tìm được thị trường đầu ra. Thị trường xuất khẩu của Công ty đã có sự thay đổi và xác lập cụ thể. Sự thay đổi này trước hết phải nói tới sự tác động do sự thay đổi chính sách của Nhà nước. Mà đặc điểm nền kinh tế nước ta là một nến kinh tế nhỏ, phân tán nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu là nguồn hàng sơ cấp, hàng nông lâm thổ sản phải thu gom từ nhiều cơ sở sản xuất. 1. Thực trạng công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu của Công ty hiện nay: 1.1. Thực trạng công tác thu mua tạo nguồn hàng: Sau khi củng cố hoàn chỉnh lại tổ chức, chiến lược kinh doanh của Công ty được xây dựng lại mang tính khả thi. Thị trường xuất khẩu của Công ty trong thời gian đầu có nhiều biến động nhưng về sau đã ổn định dần và ngày càng được mở rộng. Do sự thay đổi chính sách của Nhà nước với việc đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ và thiết lập mối quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia có thể chế chính trị khác nhau cũng như là với các tổ chức kinh tế quốc tế. Cho đến nay Công ty đã có 26 bạn hàng ở các nước như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ, Anh... tuy nhiên cũng có một điều đáng nói là mối quan hệ kinh tế của Công ty với các bạn hàng ở các nước trong khối ASEAN còn ở mức rất khiêm tốn. Công ty đã tập trung vào những thị trường xuất khẩu là những nước có nền kinh tế phát triển. Thị trường lớn lại chuyên nhập khẩu nguyên liệu để chế biến thành thành phẩm xuất khẩu sang nước khác hoặc tiêu dùng trong nước. Khi đã có thị trường xuất khẩu Công ty củng cố tổ chức thu mua nguồn hàng như hạt tiêu, quế, lạc, long nhãn... đặc biệt là chè đen. Mặt hàng chè đen là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản của Công ty được Công ty xác định là mặt hàng chủ lực cho nên ban lãnh đạo của Công ty đã không ngừng đầu tư phát triển việc xuất khẩu chè cả về chiều sâu và bề rộng. Công ty đã mở rộng liên doanh, liên kết với các nông trường chè trong cả nước đặc biệt là khu vực phía bắc, đã mạnh dạn đầu tư thiết bị, máy móc cũng như tiền vốn vào các nhà máy chè. Cụ thể Công ty đã có mối quan hệ với các đơn vị sản xuất chè ở các tỉnh có nguồn chè lớn như: Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ... và cụ thể như tại Yên Bái Công ty đã có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà máy chè như: Nhà máy chè Trần Phú, Nhà máy chè đen Yên Bái... Sự đầu tư và hợp tác này là nhằm để nắm chắc nguồn hàng với giá cả hợp lý và đảm bảo tiến độ xuất khẩu. thông qua đó tạo điều kiện cho người lao động có việc làm về các mặt hàng khác như gỗ, long nhãn, quế, lạc. Công ty cũng có mối quan hệ truyền thống với các bạn hàng ở các tỉnh có nguồn nguyên liệu khá chặt chẽ như quế ở Yên Bái. Lạc, long nhãn ở các tỉnh như Nghệ An, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình... Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu Công ty đã rất chú trọng tới việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để tìm kiếm thêm bạn hàng. Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như: Chia nhỏ khối lượng, xuất khẩu từng container, bán hàng theo đúng mẫu, đa dạng hoá bao bì... Ngoài hình thức xuất khẩu hàng hoá theo hình thức thương mại như trên hiện nay Công ty còn có một xí nghiệp sản xuất khăn bông xuất khẩu đặt tại Đức Giang-Gia Lâm. Nhiệm vụ chính của nó là sản xuất khăn bông xuất khẩu theo hợp đồng Công ty đã ký kết với khách hàng nước ngoài. Thị trường xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Được thành lập từ năm 1996 cho đến nay xí nghiệp khăn bông đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của Công ty. Về đầu vào để sản xuất khăn bông có 2 loại sợi chủ yếu là loại sợi CT 1 và OE Công ty nhập chủ yếu từ Trung Quốc, ấn Độ, từ nhà máy dệt Nha Trang và một số nguồn trong nước như: Nhà máy dệt 8/3, Nhà máy dệt Nam Định, Nhà máy dệt Minh Phương- Việt Trì, Tổng Công ty bông Việt Nam, Từ ấn Độ và Pakistan trên hình thức lấy chè đổi hàng. Tình hình thu mua hàng hoá của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng danh số mua vào của một số hàng hoá Đơn vị tính:1000VND Nhóm hàng 1998 1999 2000 2001 So sánh Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 99/98 (%) 00/99 (%) 01/00 (%) Chè 8.634.742 10,21 13.219.078 11,85 48.661.850 36,9 56.784.786 32,46 153,09 368,12 116,69 Quế 7.513.043 8,88 6.593.309 5,91 4.180.407 3,17 3.810.784 2,18 87,76 55,64 91,16 Lạc 13.724.414 16,23 14.547.420 13,04 13.914.166 10,55 15.784.214 9,02 106 95,65 113,44 Long nhãn 4.321.684 5,11 8.872.920 7,96 2.983.407 2,26 9.540.720 5,45 205,31 33,62 319,79 Lốp ô tô 4.578.324 5,41 13.158.221 11,8 5.843.961 4,43 14.200.780 8,12 28,74 44,41 243 Hoá chất 6.789.431 8,03 10.941.459 9,81 2.552.011 1,94 8.540.217 4,88 161,15 23,32 334,65 Sợi 3.915.000 4,63 4.455.000 4 6.615.000 5,02 10.150.000 5,8 113,79 148,48 153,44 Hàng hoá khác 35.111.042 41,51 39.487.727 35,4 47.124.933 35,73 56.137.620 32,09 112,47 119,34 119,13 Tổng 84.587.680 100 111.518.184 `100 131.881.860 100 174.949.212 100 Qua bảng trên ta thấy mặt hàng chè có doanh số mua vào liên tục tăng từ năm 1998 đến năm 2001 đặc biệt năm 2000 so với năm 1999 chứng tỏ hiệu quả của công tác thu mua cũng được nâng cao. Trong cơ cấu nguồn hàng đa dạng như trên thì chè là mặt hàng có hiệu quả thu mua cao nhất từ chiếm tỷ lệ 10,21 % năm 1998 lên chiếm tỷ lệ 36,9 % năm 2001. Hiệu quả thu mua sợi khá ổn định luôn dạt từ 4 đến 5,8 %. Doanh số mua vào của quế, lạc giảm dần. So sánh doanh số mua vào giữa 2 năm gần đây nhất của các sản phẩm ta thấy doanh số năm 2001 đều tăng so với năm 2000 chứng tỏ một sự cố gắng lớn của Công ty trong nâng cao hiệu quả thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Việc nghiên cứu thị trường mua cũng như bán, đầu tiên Công ty nghiên cứu thị trường đầu ra xem cầu hàng hoá là bao nhiêu sau đó sẽ tiến hành nghiên cứu lượng cung hàng hoá sản xuất ở trong nước cũng như nghiên cứu khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Công ty dựa và doanh số bán hàng của từng loại hàng hoá để có chiến lược cụ thể cho từng mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh. Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài Công ty tiến hành thu thập thông tin chủ yếu qua mạng Internet, qua văn phòng đại diện của công ty tại nước ngoài, qua thông tin của tham tán thương mại các nước... cũng như qua các cuộc họp, triển lãm, báo cáo thị trường nước ngoài về nhu cầu thị hiếu của họ trong hiện tại cũng như tương lai. Bên cạnh đó Công ty cũng cho cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực thị trường đi nghiên cứu ở nước ngoài cũng như những vùng nguyên liệu để thu thập những thông tin chính xác nhất. Chi phí cho nghiên cứu thị trường của Công ty luôn ổn định. Các nhân viên thị trường đều có phương tiện đi lại thuận lợi. Cán bộ về thị trường không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức lý thuyết cũng như thực tiễn. Thông qua các thông tin thu thập được, các cán bộ của công ty sẽ tiến hành phân tích và lựa chọn thông tin, lựa chọn các khách hàng thoả mãn các điều kiện đặt ra của công ty và phù hợp với khả năng thực tế của công ty. 1.2. Thực trạng tình hình dự trữ hàng hoá: Để tăng hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu Công ty còn phải tiến hành dự trữ hàng hoá. Do đặc thù, một số hàng hoá kinh doanh của Công ty mang tính thời vụ cao như: chè, hạt tiêu, long nhãn... Để đảm bảo có hàng hoá xuất khẩu thường xuyên Công ty phải tiến hành công tác dự trữ hàng hoá. Việc dự trữ hàng hoá phải đảm bảo không để hàng xuống cấp, hạn chế đến mức thấp nhất hư hỏng, mất mát. Nếu việc dự trữ hàng hoá quá nhiều sẽ dẫn đến ứ đọng vốn hoặc thị trường biến động giá mua xuống thì hàng hoá bán ra sẽ bị lỗ, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty. Hiện nay, về mặt dự trữ hàng hoá, đối với sản phẩm chè Công ty có một tổng kho đặt tại Đông Anh chuyên làm công việc dự trữ đồng thời tái chế, đóng gói trước khi xuất khẩu. Do quá trình thu mua, tái chế được tiến hành liên tục nên lượng dự trữ chè khá lớn và tăng, giảm theo lượng xuất khẩu lớn hay nhỏ. Năm 1998 lượng xuất khẩu khoảng 380 tấn thì lượng dự trữ là 230 tấn, đến năm 2001 luợng xuất khẩu chè cao khoảng 2500 tấn thì lượng dự trữ cũng tăng theo khoảng 1700 tấn. Chè sau khi mua về trừ một lượng chè đen được xuất khẩu ngay thì phần lớn được dự trữ tại kho và tái chế, đóng gói sau đó mới đem xuất khẩu. Trong thời gian tái chế chè để xuất khẩu thì đồng thời Công ty cũng vẫn tiến hành thu mua để đảm bảo có chè đen để tái chế và xuất khẩu sau đó. Còn đối với các mặt hàng nông lâm sản và dược liệu cho đến nay Công ty vẫn chưa có kho chứa mà thực hiện việc xuất khẩu mỗi khi thu gom hàng đủ cho một container. Đối với mặt hàng khăn bông xuất khẩu thì việc dự trữ hàng hoá không cần phải đòi hỏi kho bởi quá lớn mà chủ yếu là sản xuất đến đâu xuất khẩu hết đến đó hoặc nếu có dự trữ thì cũng với khối lượng rất nhỏ điều này có thể thực hiện ngay tại xưởng sản xuất. Trong năm 1998 lượng xuất khẩu là 7000 nghìn chiếc thì lượng dự trữ khoảng 500 nghìn chiếc bằng với một loạt sản xuất. Năm 2001 lượng xuất khẩu lớn khoảng 16000 nghìn chiếc thì Công ty cũng tiến hành dự trữ nhiều hơn bằng với 2 loạt sản xuất là khoảng 1000 nghìn chiếc. Có thể minh hoạ tình hình dự trữ 2 mặt hàng chè và khăn bông của Công ty qua bảng sau: bảng tình hình dự trữ hàng hoá 1998 1999 2000 2001 Chè (tấn) 230 500 1570 1700 Khăn bông ( nghìn chiếc) 500 500 500 1000 Do đã có kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường nên Công ty luôn tuân thủ các quy luật khách quan như: trung thực với nhà cung ứng nên tạo lòng tin trong kinh doanh. Đối với khách hàng Công ty luôn giữ "chữ tín" trong kinh doanh chính vì vậy thị trường của Công ty khá ổn định trong mấy năm vừa qua. Cũng nhờ thực hiện tốt những điều trên đã làm cho Công ty tiết kiệm được một phần chi phí kho bãi vì hàng hoá chủ yếu được cung ứng đầy đủ và kịp thời từ phía nhà cung ứng. 2. Thực trạng hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu của Công ty. 2.1. Theo doanh số mua vào, bán ra: Bảng doanh số mua vào, bán ra của một số năm gần đây Đơn vị tính: 1000 VNĐ 1998 1999 2000 2001 So sánh 99/98 (%) 00/99 (%) 01/00 (%) Doanh số mua vào(1) 84.587.680 111.518.184 131.881.860 174.949.212 131,84 118,26 132,66 Doanh số bán ra(2) 93.488.640 121.957.780 151.101.412 194.121.670 130,45 123,9 128,47 So sánh (2)/(1) 1,10523 1,09361 1,14473 1,0959 * Về doanh số mua vào: Doanh số mua vào của Công ty thể hiện giá trị của các mặt hàng mà Công ty tiến hành thu mua. Trong điều kiện giá cả thu mua ổn định thì doanh số mua vào càng lớn thể hiện lượng hàng hoá thu mua càng nhiều. Qua bảng doanh số mua vào và bán ra qua một số năm ở trên ta thấy: - Năm 1998 doanh số mua vào các loại hàng hoá của Công ty có giá trị bằng 84.587.680 ngàn VNĐ. - Năm 1999 là 111.518.184.000 VNĐ tăng 31,84 % hay tăng 26.960.504 ngàn VNĐ. - Năm 2001, doanh số mua vào là 131.881.860 ngàn VNĐ, tăng 18,26 % so với năm 1999, cụ thể là tăng 20.363.676 ngàn VNĐ. - Năm 2001, doanh số mua vào các loại hàng hoá của Công ty là 174.949.212 ngàn VNĐ tăng 32,66 % so với năm 2000 hay tăng 43.067.352 ngàn VNĐ. Như vậy trong vòng 4 năm, doanh số mua vào các loại hàng hoá của Công ty Thanh Hà tăng hơn hai lần. Đây có thể coi là một kết quả rất đáng mừng của Công ty. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty còn phải dựa vào doanh số bán ra và tình hình lợi nhuận của nó. * Về doanh số bán ra: Doanh số bán ra các mặt hàng của Công ty thể hiện kết quả thu được bằng tiền của Công ty sau khi xuất khẩu hàng hoá. Qua bảng trên ta thấy: - Năm 1998, doanh số bán ra của Công ty là 93.488.640 ngàn VNĐ. - Năm 1999, doanh thu của Công ty đạt được là 121.967.780 ngàn VNĐ, tăng 30,45 % hay tăng 28.469.140 ngàn VNĐ. - Năm 2000 là 151.101.412 ngàn VNĐ, tăng 23,9 % tức là tăng 29.143.632 ngàn VNĐ. - Năm 2001 doanh thu của Công ty là 194.121.670 ngàn VNĐ, tăng so với năm 2000 là 28,47 % hay về số tuyệt đối tăng 43.020.258 ngàn VNĐ. Doanh thu của Công ty cũng đã tăng gấp 2,076 lần trong vòng 4 năm từ 1998 đến 2001. Kết quả này tương xứng với sự tăng lên của doanh số mua vào đã phân tích ở trên. * So sánh doanh số mua vào và bán ra của các mặt hàng của Công ty ta thấy: Doanh số bán ra các mặt hàng năm 1998 cao hơn doanh số mua vào 1,10523 lần hay cao hơn doanh số mua vào 10,523 %. Năm 1999 là 1,09361 lần tức 9,361 %. Năm 2000 gấp 1,4473 lần hay 44,73 %. Trong năm gần đây nhất là năm 2001 thì doanh số bán ra gấp 1,0959 lần doanh số mua vào hay chỉ hơn 9,59 %. Qua sự đánh giá trên chúng ta thấy rằng các con số đã nói lên một kết quả đáng kể mà Công ty Thanh Hà đã đạt đuợc trong thời gian qua. Doanh số mua vào và bán ra của Công ty đạt giá trị cao nhất vào năm 2001 nhưng tỷ số giưã chúng đạt giá trị cao nhất năm 2000. Điều đó một phần nói lên rằng, nếu đánh giá hiệu quả kinh donh xuất nhập khẩu theo doanh số mua vào và bán ra thì trong những năm qua năm 2000 là năm mà Công ty hoạt động có hiệu quả nhất. So sánh giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra ta thấy tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty có hiệu quả đáng kể. Doanh số mua vào và bán ra của các hàng hoá năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ công ty tăng khả năng cung cấp hàng hoá xuất khẩu. Chênh lệch giữa doanh số bán ra và doanh số mua vào đều trên 9 %. 2.2. Danh mục mặt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100583.doc
Tài liệu liên quan