MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP 3
I. Quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp 3
1. Mục tiêu của việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 3
2. Thực trạng các doanh nghiệp trước cổ phần hoá và sau cổ phần hoá 4
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá 5
3.1 Huy động được thêm nhiều nguồn vốn trong xã hội: 5
3.2 Giải quyết vấn đề lao động và thu nhập của người lao động : 6
3.3 Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh . 7
II.Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau CPH của doanh nghiệp. 12
1.Khái niệm: 12
2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp sau cổ phần hoá . 14
3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. 15
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. 18
1. Nhân tố chủ quan. 18
2. Nhân tố khách quan. 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH SAU QUÁ TRÌNH CPH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ PHẨM BA NHẤT 20
I. Khái quát về Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất` 20
1. Quá trình hình thành và phát triển: 20
2. Đặc điểm về máy móc- thiết bị- công nghệ 21
3.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức. 21
4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba nhất trước cổ phần hoá. 22
II. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất sau cổ phần hoá. 24
1. Hoạt động sản xuất kinh doanh – Tài sản – Vốn – Lao động. 25
2.Các chỉ tiêu phản ánh. 37
III. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất sau cổ phần hoá. 46
1. Kết quả. 46
2. Hạn chế và những nguyên nhân. 46
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH SAU CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ PHẨM BA NHẤT 48
I. Sự cần thiết phải có các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp sau CPH. 48
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá. 50
1. Tổ chức sản xuất kinh doanh: 50
2. Công tác tài chính kế toán: 50
3. Lập kế hoạch bằng các chỉ tiêu cụ thể: 51
III, Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất 51
1. Nhà nước: 51
2.Đối với công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất: 52
2.1, Đáp ứng các yêu cầu chủ yếu đối với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doannh của doanh nghiệp: 52
2.2,Cung cấp đầy đủ vốn lưu động để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty và sử dụng hợp lý nguồn vốn lưu động này. 53
2.3, Cải tiến và đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất: 57
2.4, Nâng cao trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể, cá nhân người lao động: 58
2.5, Tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường của công ty: 60
2.6, Nâng cao trình độ năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trong Công ty: 61
KẾT LUẬN 63
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá tại Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty hoá phẩm Ba Nhất làm cơ sở sản xuất CaCO3 tại xã Thanh Tuyền - Thanh Liêm - Hà Nam. Từ tháng 7/1998, Công ty hoá phẩm Ba Nhất gồm có hai bộ phận:
Trụ sở giao dịch tại xã Đông Mỹ – huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội.
Cơ sở sản xuất CaCO3 tại xã Thanh Tuyền - Thanh Liêm - Hà Nam.
Ngày 01 tháng 7 năm 2002, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 4580/QĐ-UB chuyển DNNN Công ty Hoá phẩm Ba Nhất thành Công ty Cổ phần Hoá phẩm Ba Nhất.
Sản phẩm chính của Công ty từ khi thành lập đến nay là bột nhẹ CaCO3 (Canxi Cacbonat). Trước đây, Công ty sản xuất CaCO3 và một số hoá chất cơ bản như Fe2O3, CaSO4, Ca(OH)2, CaO… tuy nhiên do vấn đề môi trường trong khu vực nên từ năm 1991 trở lại đây Công ty chỉ sản xuất duy nhất một sản phẩm là CaCO3 với nguyên liệu sản xuất dùng 100% trong nước vì:
Hàm lượng CaO ở các mỏ nguyên liệu của nước ta đạt trung bình 55,18%, trong khi ở các nước khác như: Đài Loan, Hàn Quốc …hàm lượng cao nhất chỉ đạt 54 - 55%
Hàm lượng kim loại nặng ngay trong bản thân nguyên liệu ban đầu đã nhỏ hơn hàm lượng cho phép nên trong sản xuất không phải xử lý.
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp tiêu dùng, bột nhẹ ngày càng được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu đầu vào trong các lĩnh vực sản xuất: Cao su, mỹ phẩm, nhựa, vật liệu xây dựng, sơn, giấy, giầy….Hàng năm, một số lượng lớn bột nhẹ chất lượng cao vẫn phải nhập ngoại, đây là một thị phần mà công ty đang chiếm lĩnh.
2. Đặc điểm về máy móc- thiết bị- công nghệ
Hiện nay, công nghệ sản xuất của Công ty ở loại trung bình tiên tiến trong nước, bởi Công ty vẫn chưa trang bị được hệ thống máy móc- thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại một cách đồng bộ. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường, trong thời gian tới, Công ty có kế hoạch đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất bột nhẹ hoạt động bằng gas của Đài Loan.
3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức.
Công ty Cổ phần Hoá phẩm Ba Nhất là một doanh nghiệp hoạt động độc lập theo Luật Doanh nghiệp dưới sự điều hành của Hội Đồng Quản Trị và Ban giám đốc.
Sơ đồ tổ chức của Ban giám đốc Công ty
Giám đốc công ty
Bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận sản xuất
Chế độ chính sách
Tài vụ
Kế hoạch kinh doanh
KT - KCS
Cơ điện
Phân xưởng CaCO3
Phân xưởng chế thử
Kế hoạch
4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba nhất trước cổ phần hoá.
Nhìn chung, kể từ khi thành lập, Công ty cổ phần hoá phẩm Ba nhất đã có nhiều biến động về mặt tổ chức. Tuy phải đương đầu với sự cạnh tranh của cơ chế thị trường song công ty luôn cố gắng ổn định sản xuất, giữ vững và mở rộng thị trường kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, hoàn thành kế hoạch, đáp ứng một phần nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
a. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Tổng số vốn kinh doanh: 5.443.816.960, đồng
*Phân theo cơ cấu vốn :
Vốn cố định : 4.713.893.093, đồng
Vốn lưu động : 879.923.790, đồng
* Phân theo nguồn vốn:
Vốn nhà nước: 4.889.852.144, đồng
Vốn tự có : 703.964.739, đồng
TT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
1
Doanh Thu
4.093.422,5
4.273.190
4.134.739,5
2
Vốn kinh doanh
1.768.416,5
1.819.416,5
4.593.816,5
3
Vốn nhà nước
4.489.851,5
4
Lợi nhuận trước thuế
82.281
5
Lợi nhuận sau thuế
61.710
6
Số lao động ( người)
109
115
120
7
Thu nhập bình quân (người /tháng)
1011,8
1077,6
1.263.600
8
Các khoản nộp ngân sách: Trong đó :
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
278.108
74730
94.000
243.238
240.434
32.000
282.752
143.368
46.686
9
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (Trên vốn kinh doanh)
1,1%
10
Nợ phải trả
Trong đó: Nợ ngân sách
94.000
-3091
32.000
13.752
2.319.734
-70.138
11
Nợ phải thu
Trong đó: - Nợ khó đòi
918.688
2.431.472
1.609.870
62.920
b. Tình hình tài sản
* Máy móc thiết bị bao gồm cả phương tiện vận tải trị giá trên sổ sách kế toán:
- Nguyên giá : 3.084.325.238
- Giá trị còn lại: 1.661.271.172
* Máy móc thiết bị không còn sử dụng:
- Giá trị trên sổ sách kế toán:
+ Nguyên giá: 13.868.976
+ Giá trị còn lại: 1.570.172
+ Tỷ lệ so với tổng số : (b/a) = 0,08%
* Nhà xưởng - đất đai
- Diện tích công ty đang sử dụng: 20.450 m 2
Diện tích nhà xưởng : 4.500 m 2
Nguyên giá 4.714.673.702
Giá trị còn lại: 3.457.972.528
c. Tình hình lao động:
Lao động dài hạn: 120 người
Lao động dưới một năm : 02 người
Số lao động có tham gia đóng BHXH: 120 người
Nghỉ thai sản : 1 người.
Nhờ có sự thống nhất trong lãnh đạo của Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty cùng tinh thần đoàn kết nhất trí của cả tập thể CBCNV mà công ty đã đạt được những kế hoạch đã đặt ra. Vì vậy, Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất luôn là một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong ngành công nghiệp của Thủ đô.
II. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất sau cổ phần hoá.
Qua 2 năm hoạt động, với mức lãi cổ phần chia cho các cổ đông cao, công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất đã chứng tỏ một khả năng kinh doanh nhạy bén và hiệu quả. Trong năm 2006, công ty tiếp tục triển khai việc mở rộng, nâng công suất sản xuất , cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút thêm nhiều khách hàng.
Dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu kinh tế của công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất qua các năm 2003, 2004 và 2005 để từ đó có thể đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau khi tiến hành cổ phần hoá một cách khách quan và chính xác.
1. Hoạt động sản xuất kinh doanh – Tài sản – Vốn – Lao động.
a. Doanh thu
Giá trị doanh thu của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất qua các năm như sau:
Diễn giải
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Sản lượng tiêu thụ (kg)
2.105.000
2.531.606,5
2.317.200,5
2. Doanh thu bán hàng (đ)
4.431.578.947
6.750.950.667
6.179.201.334
Như vậy, chỉ sau một năm đầu hoạt động, nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của hội đồng quản trị và ban giám đốc, sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên marketing cũng như tinh thần làm chủ thực sự của toàn thể người lao động trong công ty mà sản lượng bột CaCO3 tiêu thụ năm 2004 đã tăng thêm 426.606,5 kg tương đương 20%, đạt 2.531.606,5 kg. Do giá bán không thay đổi nên sự thay đổi về sản lượng là yếu tố quyết định đến doanh số bán hàng của công ty. Tổng doanh thu năm 1999 của công ty là 10.126.426.000 đồng, tăng thêm 1.706.426.000 đồng, tương ứng 20%.
Sang năm 2005, giá bán vẫn giữ nguyên nhưng do nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi nên so với năm 2004, sản lượng bột CaCO3 bán ra giảm xuống còn 2.317.200,5kg, tức giảm 214.406kg, dẫn đến doanh thu giảm xuống còn 9.268.802.000 đồng, tức giảm 857.624.000 đồng, tương ứng 8%.
Sự suy giảm này là rất đáng lo ngại song không phải do nguyên nhân tiến hành cổ phần hoá mà là do yếu tố khách quan. Bởi vậy, năm 2006, công ty cổ phần đã triển khai bước tiếp theo trong phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá là triển khai kế hoạch cải tạo nhà xưởng, thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút thêm nhiều khách hàng.
Có thể thấy là, tuy có giảm so với năm 2004 song so với năm 2003 - trước khi cổ phần hoá thì năm 2005, sản lượng tiêu thụ của công ty vẫn tăng thêm 212.200,5 kg cho kết quả là doanh số của công ty tăng thêm 848.802.000 đồng, tương ứng 10%. Qua các số liệu trên, có thể nói hoạt động cổ phần hoá đã có tác động tích cực đến việc nâng cao doanh số bán hàng của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất.
b. Chi phí:
Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất qua các năm như sau:
ĐVT: đồng
Diễn giải
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng chi phí SXKD
2.835.432.000
4.694.055.923
4.436.501.152
Trong đó:
- Chi phí giá vốn
2.547.050.000
4.432.969.108
4.165.048.414
- Chi phí bán hàng
12.710.000
7.315.800
7.800.000
- Chi phí quản lý DN
275.672.000
253.771.015
263.652.738
Dựa vào các số liệu trên, có thể đánh giá về tình hình biến động chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2004 so với năm 2003 qua bảng sau:
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Biến động 2004/2003
Số tiền
Tỷ lệ
1. Doanh thu thuần (đ)
4.431.578.947
6.750.950.667
2.319.371.720
52%
2. Tổng chi phí (đ)
2.835.432.000
4.694.055.923
1.858.623.923
66%
3. Tỷ suất phí
64%
70%
4. ± Tỷ suất phí
6%
5. Tiết kiệm/bội chi (đ)
405.057.040
So với năm 2003, cả doanh thu thuần và tổng chi phí của công ty năm 2004 đều tăng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm, tổng cộng: 27.295.185 đồng, thế nhưng chi phí giá vốn (chủ yếu do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh) lại tăng thêm 1.885.919.108 đồng làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng thêm 1.858.623.923 đồng, tương ứng 66%, cao hơn cả mức tăng của doanh thu thuần là 52% (2.319.371.720 đồng). Như vậy, có thể thấy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong năm biến động chưa hợp lý, dẫn đến công ty đã bội chi chi phí là 405.057.040 đồng.
Sang năm 2005, do sản lượng tiêu thụ giảm nên cả doanh thu thuần và tổng chi phí đều giảm, cụ thể như sau:
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
Biến động 2005/2004
Số tiền
Tỷ lệ
1. Doanh thu thuần (đ)
6.750.950.667
6.179.201.334
- 571.749.333
- 8%
2. Tổng chi phí (đ)
4.694.055.923
4.436.501.152
- 257.554.771
- 5%
3. Tỷ suất phí
70%
72%
4. ± tỷ suất phí
2%
5. Tiết kiệm/bội chi (đ)
123.584.026
Chi phí giá vốn giảm 267.920.694 đồng tương ứng 6% thế nhưng chi phí bán hàng lại tăng 7%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4%, tổng cộng: 10.365.923 đồng, làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty chỉ giảm có 257.554.771 đồng tương ứng 5%, nhỏ hơn mức giảm của doanh thu thuần là 571.749.333 đồng (8%). Như vậy, có thể thấy tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2005 biến động chưa hợp lý làm cho công ty bội chi chi phí là 123.584.026 đồng.
So với năm 2003, tình hình quản lý chi phí năm 2005 của doanh nghiệp lại càng chưa tốt, cụ thể là:
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
2003
2005
Biến động 2005/2003
Số tiền
Tỷ lệ
1. Doanh thu thuần (đ)
4.431.578.947
6.179.201.334
1.747.622.387
39%
2. Tổng chi phí (đ)
2.835.432.000
4.436.501.152
1.601.069.152
56%
3. Tỷ suất phí
64%
72%
4. ± tỷ suất phí
8%
5. Tiết kiệm/bội chi (đ)
494.336.106
Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều giảm, tổng cộng 16.929.262 đồng nhưng do sản lượng tiêu thụ năm 2005 tăng so với năm 2003 nên chi phí giá vốn tăng 1.617.998.414 đồng tương ứng 64%, làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng 1.601.069.152 đồng tương ứng 56%, cao hơn cả mức tăng của doanh thu thuần là 39% (1.747.622.387 đồng). Công ty đã bội chi chi phí là 494.336.106 đồng.
Có thể đi đến kết luận là công ty vẫn chưa quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh của mình, liên tục bội chi chi phí, làm cho mức chi phí trên một đơn vị doanh thu tăng dần: năm 2003, để có được 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,64 đồng chi phí, đến năm 2004 con số này là 0,7 đồng và năm 2005 là 0,72 đồng. Công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận của công ty.
c. Lợi nhuận:
Giá trị lợi nhuận của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất qua các năm như sau:
ĐVT: đồng
Diễn giải
Năm 2004
Năm 2005
1. Lợi nhuận gộp
1.884.528.947
2.317.981.559
2.014.152.920
2. Lợi nhuận thuần HĐKD
1.596.146.947
2.056.894.744
1.742.700.182
3. Lợi nhuận bất thường
0
64.443.623
0
4. Lợi nhuận trước thuế
1.596.146.947
2.121.338.367
1.742.700.182
5. Lợi nhuận sau thuế
877.880.821
1.781.924.229
1.463.868.153
Qua các số liệu trên, có thể thấy rằng: so với thời điểm trước khi cổ phần hoá, lợi nhuận của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất không những tăng mà còn tăng rất mạnh.
Sau năm đầu hoạt động, tổng doanh thu của công ty tăng 20%. Mặc dù đã đuợc giảm thuế nhưng do chi phí giá vốn tăng mạnh nên tổng lợi nhuận gộp của công ty chỉ tăng 433.452.612 đồng tương ứng 23%. Thế nhưng, do trong năm công ty lại thu thêm được 64.443.623 đồng tiền lợi nhuận từ hoạt động bất thường và được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế của công ty so với năm 2003 tăng thêm 904.043.408 đồng, tương ứng 103%.
Sang năm 2005, do sản lượng tiêu thụ giảm dẫn đến doanh thu bán hàng của công ty giảm 8%. Mặc dù chi phí giá vốn đã giảm 267.920.694 đồng (6%) so với năm 2004 nhưng lợi nhuận gộp của công ty chỉ đạt 2.014.152.920 đồng, giảm 303.888.639 đồng, tương ứng 13%.
Do việc quản lý chi phí chưa tốt làm cho chi phí bán hàng tăng 7%, chi phí quản lý tăng 4% dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 giảm 314.194.562 đồng (15%) so với năm 2004. Hơn thế, trong năm công ty lại không thu được lợi nhuận từ hoạt động bất thường như năm 2004 nên lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 là 1.463.868.153 đồng, giảm 318.056.076 đồng tương ứng 18% so với năm 2004.
Tuy nhiên, so với trước khi cổ phần hoá thì chỉ tiêu lợi nhuận của công ty năm 2005 lại tăng ở mức cao. So với năm 2003, doanh thu tăng 10%. Chi phí giá vốn tăng 64% làm cho tổng lợi nhuận gộp của công ty chỉ tăng thêm 129.623.973 đồng, tương ứng 7%. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 16.929.262 đồng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 439.434.097 đồng, dẫn đến tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 tăng thêm được 585.987.332 đồng, tương ứng 67% so với năm 2003.
Qua phân tích trên có thể thấy rằng mặc dù yếu tố chi phí chưa biến động theo chiều hướng tốt song chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất đã tăng rất cao : năm 2004 tăng 103% và năm 2005 tăng 67% so với năm 2003 . Đây là những con số rất khả quan, chứng tỏ rằng sau khi chuyển sang hình thức cổ phần, công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh hết sức năng động và hiệu quả.
d.. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước:
Có thể tóm tắt tình hình giao nộp ngân sách nhà nước sau khi cổ phần hoá như sau:
Diễn giải
Năm 2004
Năm 2005
- Thuế thu nhập DN
339.414.138
278.832.029
Nhìn vào bảng số liệu trên thì thấy rằng giá trị giao nộp ngân sách của công ty giảm qua các năm vì mức thuế suất giảm và công ty lại được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước khi mới chuyển sang hình thức cổ phần chỉ phải nộp 50% thuế thu nhập nên mức thuế phải nộp chỉ còn là 16%. Sang năm 2005, do doanh thu giảm so với năm 2004 nên tổng giá trị giao nộp ngân sách thấp hơn năm 1999 là 60.582.109 đồng, tương ứng 17,8%, Như vậy, có thể kết luận rằng sau khi cổ phần hoá, doanh nghiệp vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ giao nộp với nhà nước còn giá trị giao nộp giảm không phải do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà là do được giảm thuế suất.
e.Thu nhập của người lao động:
Sau khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất không những đã đảm bảo đủ việc làm cho người lao động mà còn đem lại mức thu nhập cao.Năm 2003, tổng thu nhập bình quân của người lao động tại Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất đạt 1,1 triệu đồng/người/tháng. Sang năm 2004, sau khi cổ phần hoá, người lao động tại công ty cổ phần vẫn được giữ nguyên mức lương và hưởng các chế độ thưởng lễ, tết... với tổng thu nhập là 1,4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, người lao động tại công ty cổ phần còn được thu nhập thêm về cổ tức .
Như vậy, thực tế thu nhập bình quân năm 2003 của người lao động tại công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất là 1.690.000 đồng/người/tháng, tăng 590.000 đồng/tháng, tương ứng 54%.
Năm 2005, do doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm, lãi cổ phần giảm xuống còn 25%. Người lao động tại công ty ngoài thu nhập bình quân 1,4 triệu đồng/người/tháng còn được hưởng thêm tiền lãi cổ phần bình quân mỗi người:
Như vậy, thực tế thu nhập bình quân thực tế năm 2005 của người lao động tại Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất là: 1.626.563 đồng/người/tháng, so với năm 2003 tăng 526.563 đồng/tháng, tương ứng 48%.
Qua các số liệu trên, có thể nói rằng hoạt động cổ phần hoá đã góp phần tích cực đến việc nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho người lao động tại Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất.
g. Cổ tức cho các cổ đông:
Sau 3 năm hoạt động hiệu quả, công ty cổ phần đã chia cổ tức cho các cổ đông ở mức rất cao: 32% năm 2003 và 25% năm 2004. Các cổ đông đều hết sức phấn khởi vì phần lợi nhuận thu được cao, tin tưởng sớm thu hồi vốn.
h. Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản và lao động:
1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn:
Ta hãy xem xét bảng số liệu của công ty dưới đây:
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Doanh thu thuần (đ)
4.431.578.947
6.750.950.667
6.179.201.334
2. Lợi nhuận gộp (đ)
1.884.528.947
2.317.981.559
2.014.152.920
3. Tổng vốn (đ)
6.500.509.268
6.793.647.084
9.961.336.767
4. Năng lực KD của vốn
0,68
0,99
0,62
5. Khả năng sinh lời của vốn
0,29
0,34
0,20
Qua các số liệu trên, có thể thấy rằng: năm 2004, công ty đã sử dụng nguồn vốn của mình hết sức hiệu quả so với năm 2003, cụ thể là:
Năm 2004, với 1 đồng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, công ty thu về được 0,99 đồng doanh thu và tạo ra 0,34 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2003 với 1 đồng vốn bỏ ra, công ty chỉ thu được 0,68 đồng doanh thu và tạo ra 0,29 đồng lợi nhuận. Nói cách khác, so với năm 2003, năng lực kinh doanh của vốn đã tăng lên 46% và khả năng sinh lời của vốn tăng 17%.
Tuy nhiên, sang năm 2005 do chính sách của công ty đầu tư thêm vốn mua dự trữ nguyên vật liệu với số lượng lớn nên tổng vốn của công ty tăng đáng kể (hơn 3 tỷ đồng, tương ứng 47%); trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận tăng ít hơn dẫn đến hiệu quả sử dụng tổng vốn giảm, cụ thể là:
Năm 2005, với 1 đồng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, công ty chỉ thu về được 0,62 đồng doanh thu và tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận. Như vậy, trong năm 2005, năng lực kinh doanh của vốn giảm 9% so với năm 2003 và 37% so với năm 2004; khả năng sinh lời của vốn giảm 31% so với năm 2005 và 41% so với năm 2004.
Như vậy, do để vốn nằm tồn đọng ở nguyên vật liệu dữ trữ mà hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty năm 2005 đã bị giảm mạnh.
2. Hiệu quả sử dụng tài sản:
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Doanh thu thuần (đ)
4.431.578.947
6.750.950.667
6.179.201.334
2. Lợi nhuận gộp (đ)
1.884.528.947
2.317.981.559
2.014.152.920
3. Tài sản lưu động (đ)
3.599.012.450
4.055.293.408
7.313.266.267
4. Tài sản cố định (đ)
2.901.496.818
2.738.353.676
2.148.070.498
5. Năng lực KD của TSLĐ
1,23
1,66
0,84
6. Khả năng sinh lời của TSLĐ
0,52
0,57
0,28
7. Năng lực KD của TSCĐ
1,53
2,47
2,88
8. Khả năng sinh lời của TSCĐ
0,65
0,85
0,94
Qua các số liệu trên, có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty như sau:
* Về tài sản lưu động:
Năm 2003, với 1 đồng tài sản lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh, công ty thu về được 1,23 đồng doanh thu, tạo ra 0,52 đồng lợi nhuận. Năm 2004, con số này là 1,66 đồng doanh thu và 0,57 đồng lợi nhuận. Như vậy năm 2004, khả năng sản xuất kinh doanh của tài sản lưu động đã tăng 35% và khả năng sinh lời của tài sản lưu động tăng 10%.
Năm 2005, do đá vôi và than là những nguyên vật liệu chính trong sản xuất bột CaCO3 , có xu hướng ngày càng tăng giá mạnh nên công ty đã có chủ trương mua dự trữ với số lượng lớn dành cho sản xuất các năm sau. Chủ yếu bởi lý do này mà tài sản lưu động của công ty đã tăng đáng kể (hơn 3 tỷ đồng, tương ứng 80%), dẫn đến khả năng kinh doanh và khả năng sinh lời của tài sản lưu động trong năm giảm, cụ thể là:
Năm 2005, với 1 đồng tài sản lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh, công ty chỉ thu về được 0,84 đồng doanh thu, tạo ra 0,28 đồng lợi nhuận. Như vậy, khả năng sản xuất kinh doanh của tài sản lưu động trong năm đã giảm 32% so với năm 2003, 49% so với năm 2004; khả năng sinh lời của tài sản lưu động đã giảm 46% so với năm 2003, 51% so với năm 2004.
Như vậy, do chủ yếu để tài sản lưu động nằm đọng ở nguyên vật liệu dự trữ mà hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty năm 2005 đã bị giảm mạnh. Tuy nhiên, đây là một việc làm nhằm lợi ích lâu dài của công ty, có thể trong năm 2005 hiệu quả bị giảm nhưng sang các năm sau công ty do có lợi hơn về chi phí đầu vào, hiệu quả lại tăng lên.
* Về tài sản cố định:
Với 1 đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh, năm 2003, công ty thu về được 1,53 đồng doanh thu, tạo ra 0,65 đồng lợi nhuận; trong khi đó, năm 1999 với 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định thu được 2,47 đồng doanh thu, tạo ra 0,85 đồng lợi nhuận. Như vậy, năm 2004, khả năng sản xuất kinh doanh của tài sản cố định đã tăng 61% và khả năng sinh lời của tài sản cố định tăng 31% so với năm 2003.
Sang năm 2005, 1 đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh thu được 2,88 đồng doanh thu, tạo ra 0,94 đồng lợi nhuận. Có thể tính được là: trong năm 2005, khả năng sản xuất kinh doanh của tài sản cố định tăng 88% so với năm 2003 và 17% so với năm 2004 ; khả năng sinh lời của tài sản cố định tăng 45% so với năm 2003 và 11% so với năm 2004.
Như vậy, công ty đã sử dụng tài sản cố định của mình hết sức hiệu quả so với thời kỳ trước khi cổ phần hoá.
3. Hiệu quả sử dụng lao động:
Ta hãy xem xét bảng số liệu của công ty dưới đây:
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Doanh thu thuần (đ)
4.431.578.947
6.750.950.667
6.179.201.334
2. Lợi nhuận gộp (đ)
1.884.528.947
2.317.981.559
2.014.152.920
3. Số lao động (người)
158
160
160
4. Năng lực KD của 1 LĐ (đ)
28.047.968
47.193.442
38.620.009
5. Khả năng sinh lời/1 LĐ (đ)
11.927.399
14.487.385
12.588.455
Có thể thấy, so với năm 2003 hiệu quả sử dụng lao động của công ty đã tăng lên rõ rệt. Một người lao động trong năm 2003 tạo ra được 28.047.968 đồng doanh thu, đem về cho công ty 11.927.399 đồng lợi nhuận. Năm 2004, mỗi người lao động tạo ra thêm được 14.487.385 đồng doanh thu (tăng 50%) và 2.559.986 đồng lợi nhuận (tăng 21%) so với năm 2003
Đến năm 2005, các chỉ số này tuy có giảm so với năm 2004 nhưng đều tăng so với năm 2003, cụ thể là:
Năm 2005, năng suất lao động bình quân là 38.620.009 đồng, giảm 8% so với năm 2004 nhưng lại tăng 38% so với năm 2003 ; lợi nhuận bình quân mỗi lao động tạo ra là 12.588.455 đồng, giảm 13% so với năm 2004 nhưng lại tăng 6% so với năm 2003. Điều này cho thấy, sau khi đi vào hoạt động cổ phần, công ty đã sử dụng lao động của mình một cách hợp lý và hiệu quả.
2.Các chỉ tiêu phản ánh.
Phụ lục1
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003
của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị
Sản lượng
kg
2.105.000
Tổng doanh thu
đồng
4.431.578.947
Doanh thu thuần
-
4.431.578.947
Giá vốn hàng bán
-
2.547.050.000
Lợi nhuận gộp
-
1.884.528.947
Chi phí bán hàng
-
12.710.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp
-
275.672.000
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
-
1.596.146.947
Lợi nhuận hoạt động tài chính
-
0
Lợi nhuận hoạt động bất thường
-
0
Tổng lợi nhuận trước thuế
-
1.596.146.947
Thuế thu nhập DN phải nộp (45%)
-
718.266.126
Lợi nhuận sau thuế
-
877.880.821
Phụ lục 2:
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004
của công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị
Sản lượng
kg
2.531.606,5
Tổng doanh thu
đồng
6.750.950.667
Doanh thu thuần
-
6.750.950.667
Giá vốn hàng bán
-
4.432.969.108
Lợi nhuận gộp
-
2.317.981.559
Chi phí bán hàng
-
7.315.800
Chi phí quản lý doanh nghiệp
-
253.771.015
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
-
2.056.894.744
Lợi nhuận hoạt động tài chính
-
0
Lợi nhuận hoạt động bất thường
-
64.443.623
Tổng lợi nhuận trước thuế
-
2.121.338.367
Thuế thu nhập DN phải nộp (16%)
-
339.414.138
Lợi nhuận sau thuế
-
1.781.924.229
Phụ lục 3:
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005
của công ty cổ phần hoa phẩm Ba Nhất
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị
Sản lượng
kg
2.317.200,5
Tổng doanh thu
đồng
6.179.201.334
Doanh thu thuần
-
6.179.201.334
Giá vốn hàng bán
-
4.165.048.414
Lợi nhuận gộp
-
2.014.152.920
Chi phí bán hàng
-
7.800.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp
-
263.652.738
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
-
1.742.700.182
Lợi nhuận hoạt động tài chính
-
0
Lợi nhuận hoạt động bất thường
-
0
Tổng lợi nhuận trước thuế
-
1.742.700.182
Thuế thu nhập DN phải nộp (16%)
-
278.832.029
Lợi nhuận sau thuế
-
1.463.868.153
Phụ lục 4:
bảng cân đối kế toán năm 2004
của công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất
Đơn vị tính: đồng
Tài sản
Số đầu năm
Số cuối kỳ
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
3.599.012.450
4.055.293.408
I. Tiền
2.088.411.312
2.612.970.715
1. Tiền mặt tại quỹ
143.420.436
598.953.905
2. Tiền gửi ngân hàng
1.944.990.876
2.014.016.810
3. Tiền đang chuyển
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
2. Đầu tư ngắn hạn khác
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
1.276.362.139
170.932.982
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
1.036.935.851
3.000.000
3. Thuế GTGT được khấu trừ
4. Phải thu nội bộ
- Vốn kinh doanh của các đơn vị trực thuộc
- Phải thu nội bộ khác
5. Các khoản phải thu khác
239.426.288
167.932.982
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
IV. Hàng tồn kho
215.738.999
1.257.889.711
1. Hàng mua đang đi trên đường
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
101.555.849
1.183.790.098
3. Công cụ, dụng cụ trong kho
883.500
5.311.973
4. Chi phí SXKD dở dang
113.299.650
68.787.640
5. Thành phẩm tồn kho
6. Hàng hoá tồn kho
7. Hàng gửi đi bán
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác
18.500.000
13.500.000
1. Tạm ứng
18.500.000
13.500.000
2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31744.doc