MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 2
1. Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 2
1.1 Bản chất hoạt động xuất khẩu 2
1.2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 2
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản 2
2.1 Nhân tố thuận lợi 2
2.1.1 Điểu kiện tự nhiên 2
2.1.2 Yếu tố kinh tế xã hội 2
2.1.3 Các yếu tố khác 2
2.2 Nhân tố khó khăn và thách thức 2
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 2
2.2.2 Yếu tố kinh tế xã hội 2
2.2.3 Các yếu tố khác 2
3.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả xuất khẩu thủy sản 2
3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2
3.2 Sản lượng thủy sản xuất khẩu 2
3.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản 2
4. Những kinh nghiệm phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2
4.1. Tôm Việt Nam bị kiện bán phá tại thị trường Hoa Kỳ 2
4.1.1. Thông tin chung : 2
4.1.2. Diễn biến vụ việc tôm Việt Nam bị Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá. 2
4.1.3. Nguyên nhân Việt Nam bị cho là có bán phá giá 2
4.2. Dư lượng kháng sinh trong tôm xuất khẩu Việt Nam 2
4.2.1. Các doanh nghịêp tự giết mình 2
4.2.2. Nguyên nhân rút ra từ sự kiện trên 2
4.3. Con tôm ôm sổ đỏ 2
4.3.1. Thất bại từ những dự án chạy theo phong trào 2
4.3.2. Nguyên nhân thất bại và hậu quả để lại 2
4.4. Mối quan hệ giữa người nuôi và nhà chế biến 2
Chương II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM. 2
1. Khái quát về ngành thuỷ sản Việt Nam. 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam. 2
1.2. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. 2
1.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành thuỷ sản Việt Nam. 2
1.3.1 Đầu tư cho ngành thuỷ sản. 2
1.3.2. Tình hình sản xuất nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản của Việt Nam. 2
2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 2
2.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 2
2.1.1. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam 2
2.2. Các hình thức xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 2
2.3. Một số hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 2
2.3.1. Nghiên cứu thị trường 2
2.3.2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 2
2.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng 2
2.4. Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng chính. 2
3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 2
3.1. Khái quát về Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 2
3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội. 2
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 2
3.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty 2
3.2.1. Các loại sản phẩm xuất khẩu. 2
3.2.2. Tình hình xuất khẩu theo một số thị trường chính của Công ty. 2
3.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty 2
3.3.1. Những mặt đã đạt được 2
3.3.2. Những mặt chưa đạt được 2
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 2
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 2
2. Các giải pháp: 2
2.1. Các giải phápđối với doanh nghiệp nói chung. 2
2.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước. 2
1.2 Đẩy mạnh hoạt động xóc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam. 2
1.3. T ích cực, chủ động hội nhập quốc tế. 2
1.5. Chỉ đạo đẩy nhanh quá trình cổ phần, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 2
1.6. Đẩy mạnh cải cách hành chính. 2
PHẦN KẾT LUẬN 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành mũi nhọn, coi chuyển một bộ phận đất đai đang canh tác nông nghiệp và làm muối kém hiệu quả hơn sang làm nuôi trồng thủy sản là hướng đi chủ yếu của biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn( Nghị định 09/ NĐ – CP ngày15 /06/2000). Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách lớn hỗ trợ cho công việc chuyển đổi và phát triển thuỷ sản năm 1998, chương trình phát triển chế biến và xuất khẩu thuỷ sản năm 1998, hỗ trợ phát triển thuỷ sản: Các dự án phát triển nuôi tôm công nghiệp; các dự án phát triển nuôi biển.
Ngành thủy sản đã có một thời kỳ khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới( khoảng 20 năm) của nền kinh tế hướng theo thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thủy sản đã có sự cọ xát với kinh tế thị trường và đã tạo ra được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả các lĩnh vực từ khai thác, chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tế cũng tăng lên đáng kể.
Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng, thế thượng phong và ổn định trên thị trường thế giới.
Định hướng phát triển.
Trong 10 – 15 năm nữa, ngành thuỷ sản vẫn lấy xuất khẩu làm động lực phát triển, coi xuất khẩu là hướng phát triển mũi nhọn và ưu tiên số một, lấy các thị trường có nền kinh tế phát triển cao và Trung Quốc là thị trường chính, đồng thời coi thị trường trong nước là một thị trường đang phát triển đầy tiềm năng với những đòi hỏi ngày càng cao về sự phong phú và chất lượng.
Coi phát triển kinh tế thuỷ sản là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế ven biển, là một trong những định hướng hiệu quả và nhiều triển vọng nhất của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của cư dân và thay đổi bộ mặt của nông thôn đặc biệt là vùng ven biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia.
Phát triển kinh tế thuỷ sản phải dựa trên tiêu chuẩn cơ bản là hiệu quả và bền vững. Hiệu quả là thước đo động lực cho sự phát triển. Hiệu quả được thể hiện ở mức độ lợi nhuận và tổng thu nhập trên một đơn vị đất đai canh tác thuỷ sản và trên một đồng vốn đầu tư, năng suất lao động tính bằng giá trị. Sự bền vững phải được xem xét toàn diện: Kinh tế( có hiệu quả kinh tế ngày càng gia tăng), môi trường( không gây ô nhiễm, không làm suy thoái các nguồn lợi tự nhiên) và xã hội( không gây mâu thuẫn và tranh chấp, được đồng tình).
Ngành thuỷ sản chỉ có thể phát triển mạnh hiệu quả, có khả năng cạnh tranhcao và bền vững khi các chính sách đầu tư và quản lý phù hợp với điều kiện và tính chất đặc thù của ngành đồng thời phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý của Nhà nước kết hợp với tính tích cực và sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế tham gia vào ngành thuỷ sản. Mọi chính sách và chiến lược phát triển ngành đều phải xuất phát từ những đánh giá về lợi thế so sánh và tiềm năng của đất nước.
Tạo điều kiện thuận lợi cơ bản nhất để thu hút mọi thành phần kinh tế, trong đó lấy kinh tế tư nhân và hợp tác là lực lượng cơ bản áp dụng công nghệ thích ứng với trình độ của quan hệ sản xuất, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân và cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghề cá trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, dịch vụ mạnh hơn nữa theo định hướng mạnh vào sản xuất và nội địa, hiện đại hoá ngành thủy sản đang là mục tiêu vươn tới của ngành.
Hội nhập với nghề cá khu vực và thế giới là định hướng tất yếu. Mọi luật lệ các quy định và cách hành sử của nghề cá nước ta đang dần thích ứng và phù hợp những công ước - pháp luật quốc tế và khu vực; mọi điều kiện sản xuất và kinh doanh phải được cải thiện cho phù hợp và đáp ứng những yêu cầu tất yếu thị trường sau hội nhập WTO
1.2. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam.
Tiềm năng điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội - thị trường.
Trong lịch sử phát triển lâu dài của mình Việt Nam đã sớm là một quốc gia biển. Đánh bắt hải sản, vận tải biển và buôn bán trên biển đã là một bộ phận cấu thành của nền văn hoá Đông Nam Á ngay từ thuở khai nguyên cho đến những năm 50 của thế kỷ 20. Nhìn chung nghề cá Việt nam hiện nay vẫn còn ở trình độ thô sơ lạc hậu. Nhưng trong tương lai nó sẽ trở thành một nghề sản xuất vật chất có vị trí lớn, tương xưng với tiềm năng thuỷ sản to lớn của mình và những đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam có đường bờ biển dài và khí hậu nhiệt đới với sự đa dạng sinh học cao, vừa có nhiều thuỷ sản đặc sản quý giá được thế giới ưa chuộng, vừa có điều kiện phát triển hầu hết các đối tượng xuất khẩu chủ lực mà thị trường thế giới cần. Mặt khác, nước ta nằm trong cửa ngõ giao lưu Âu – Á, có nhiều điều kiện tiếp cận dễ dàng với thị trường khu vực và trên thế giới.
Nhìn chung có thế phát triển thuỷ sản khắp cả nước. Ở mỗi vùng lại có một điều kiện đặc thù, một tiềm năng và những đặc sản riêng có. Tuy nhiên, Việt Nam có một số vùng sinh thái thấp đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long và châu thổ sông Hồng, nơi có thể đưa nước mặn vào rất sâu tạo ra một vùng nuôi nước lợ chuyên hoặc nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng lúa thì sẽ tạo ra được sản phẩm nuôi trồng có chất lượng cao, chi phí thấp mà các hệ thống canh tác khác không thể có được.Lợi thế này đặc biệt phát huy mạnh trong cạnh tranh với hệ thống nuôi công nghiệp khi giá cả thuỷ sản trên thế giới ở mức thấp nhất là mặt hàng tôm.
Việt Nam chưa thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm năng đất đai để nuôi trồng, còn nhiều tiềm năng sinh thái ở các vùng để nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Việc đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra một tiềm năng và triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản khác theo phương thức nuôi công nghiệp, nhất là đối với vùng Duyên Hải dọc theo bờ biển miền Trung. Khả năng vừa mang ý nghĩa đẩy nhanh tốc độ phát triển nuôi trồng thuỷ sản thâm canh, sử dụng những tàu thuyền xưa nay bỏ phí, vừa có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo đồng thời là một giải pháp hữu hiệu nhằm cải tạo và bảo vệ môi trường ven biển.
Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản:
Nằm trong khu vực biển Đông, biển Việt Nam có tính chất như một vùng biển kín. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, mức sâu nhất không quá 90m. Bờ biển nước ta dài 3260 km, các vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng 1 triệu km2 , hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và hàng nghìn đảo lớn nhỏ khác.
Nhờ đặc điểm địa hình, biển nước ta thuộc loại giàu hải sản với 2038 loại cá biển, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế trữ lượng cá khoảng 3 triệu tấn/ năm, sản lượng khai thác cho phép từ 1,2 – 1,3 triệu tấn / năm. Giáp xác có 1647 loài, trong đó tôm có hơn 70 loài với những loại tôm hùm có giá trị kinh tế lớn. Nhuyễn thể khoảng 2500loài, khác nhau với những loài có giá trị như: mực, sò, huyết, hải sâm, bào ngư…Ngoài ra, còn có trên 600 loài rong biển, trong đó những loài có thể làm thực phẩm hoặc bộ nguyên liệu, chất phụ gia cho công nghiệp bánh keo, dệt vải…
Cùng với chiều dài bờ biển, các măt nước nội địa cũng rất phong phú 12 đầm và các eo vịnh, 112 cửa sông, hệ thống sông ngòi chằng chịt, ao hồ đã tạo cho nước ta tiềm năng lớn về mặt nước có khả năng phát triển thuỷ sản( khoảng 1700000 ha) trong đó có 120000 ha ao hồ nhỏ, mương vườn, 340000 ha hồ chứa mặt nước lớn, 580000ha ruộng úng trũng, ruộng nhiễm mặn cấy lúa một vụ hoặc 2 vụ bấp bênh, 600000 ha vùng triều.
Nguồn nhân lực phát triển thuỷ sản dồi dào với hàng chục triệu hộ nông dân vừa làm nông nghiệp vừa nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trên 4 triệu hộ nông dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở các đầm, phá, luyến đảo thuộc 28 tỉnh và thành phố có biển hằng năm đang tạo ra một nguồn lợi nhân lực đáng kể.
1.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành thuỷ sản Việt Nam.
1.3.1 Đầu tư cho ngành thuỷ sản.
Trong 6 năm từ 2000 đến 2006 đầu tư cho ngành không ngừng tăng lên, tổng mức đầu tư nước ngoài là 545000 triệu đồng ( chiếm 5,93%). Trong hơn 9 nghìn tỷ đồng được huy động để đầu tư phát triển, ngành chủ yếu vận dụng nội lực là chính, vốn đầu tư trong nước là 8600 tỷ đồng chiếm 94,07% tổng mức đầu tư. Để có được nguồn vốn này, ngoài vốn ngân sách cấp, ngành đã huy động trong dân 1700 tỷ đồng( chiếm 18,62%). Tuy vậy, có thể thấy đầu tư nước ngoài vào ngành thuỷ sản còn quá hạn chế, thị trường thuỷ sản chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề ngành cần nghiên cứu để đề ra những giải pháp chiến lược, chính sách thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài trong những năm tới.
Nếu tính tổng mức đầu tư của nền kinh tế trong 6 năm thì đầu tư cho ngành thuỷ sản còn quá nhỏ bé chỉ chiếm 1,83%. Song hiệu quả đem lại cho nền kinh tế quốc dân là từ 3 – 3,2%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy hoạt động đầu tư đã đem lại hiệu quả cao. Các nguồn vốn đầu tư cho thuỷ sản tâp trung phân bổ như sau:
Đầu tư khai thác hải sản là: 2.497.122 triệu đồng chiếm 27,88%
Đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản là 2.28.057 triệu đồng chiếm 25,49%
Đầu tư cho lĩnh vực chế biển là 2.727.308 triệu đồng chiếm 30,45%
Nhờ có nguồn vốn đầu tư này mà 6 năm qua đã đem lại kết quả như sau:
Số tàu thuyền đánh bắt tăng lên 5928 chiếc, trong đó tàu có công suất lớn khai thác xa bờ đã tăng lên rõ rệt.
Xây dựng được 23 cảng cá, trong đó nhiều cảng cá đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả cao.
Nuôi trồng thuỷ sản đã tăng thêm hàng chục nghìn ha, chuyển dịch cơ cấu về diện tích trồng lúa năng suất thấp và đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản đã có hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó hoạt động đầu tư của ngành vẫn tồn tại những mặt hạn chế. Đó là :
Công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch thực hiện chậm nên nhiều dân đầu tư tự phát, phá đê, xây cống ngăn mặn, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bền vững.
Chất lượng tư vấn lập dự án và thiết kế, xây lắp chưa cao, việc thẩm định các dự án đầu tư chưa làm tốt dẫn đến báo cáo nghiên cứu khả thi chất lượng thấp, tổng dự toán nhiều, dự án cao hơn tổng đầu tư, công tác đấu thầu còn kém và thiếu kinh nghiệm.
Nhiều dự án triển khai chậm, chi phí phát sinh quá lớn và cải hoán và đóng mới tàu thuyền khai thác xa bờ còn tồn tại nhiều bất cập dẫn tới việc hiệu quả đầu tư không cao. Ngành thuỷ sản cần khắc phục nhứng hạn chế này những năm tới
1.3.2. Tình hình sản xuất nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản của Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê và Bộ thuỷ sản, sản lượng hải sản đánh bắt của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Sản lượng đánh bắt tăng từ 928.860 tấn năm 1995 lên 1.456.000 tấn năm 2005 tức là tăng 57% so với năm 1995( tăng trung bình 5,7% / Năm) và đạt gần 1,5 triệu tấn năm 2006.
Sản lượng nuôi trồng tăng từ 415.280 tấn năm 1995 lên 1.504.000 tấn năm 2005, tăng 262% so với năm 1995( tăng trung bình 26,2% / năm) và đạt 1.721.000 tân năm 2006, tăng 314% so với năm 1995( tăng trung bình 28,5%). Có được lượng tăng lớn này vì nước ta đã thực hiện chuyển một phần diện tích đất trồng lúa và làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1998 cả nước mới chỉ có 623.320 ha nuôi trồng thuỷ sản thì đến năm 2001 lên tới 1.091 ha tăng 74,2% so với năm 1998.
Như vậy tổng sản lượng thuỷ sản cả nước tăng từ 1,34 triệu tấn năm 1995 lên 2, 96 triệu tấn năm 2005, tăng 121%( tăng trung bình 12,1% / năm) và đạt 3,12 triệu tấn năm 2006( tăng 133% so với năm 1995, bình quân tăng 13,3% / năm). Xu hướng tăng sản lượng thuỷ sản Việt Nam thời gian qua là phù hợp với xu hướng tăng chung của khu vực và thế giới. Có thể thấy mức tăng sản lượng thuỷ sản bình quân hàng năm của Việt Nam đạt trên 10% / năm trong thời gian qua là một tỷ lệ đáng khích lệ. Đặc biệt sản lượng đánh bắt và nuôi trồng là khá cân đối. Điều này nó sẽ làm giảm sự thụ động trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đảm bảo cho những bước đi vững chắc sau này của ngành. Bởi sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn đánh bắt hay nuôi trồng đều nảy sinh những vấn đề phức tạp khó đảm bảo về nguồn hàng cung cấp trong nước cũng như nhu cầu xuất khẩu một tỷ lệ tăng trưởng lâu bền. Ngoài ra, sự tăng trưởng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng như vậy cũng chứng tỏ tiềm năng thuỷ sản của VIệt Nam còn rất phong phú và đa dạng.
Bảng 1: Tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam.
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng sản lượng
( tấn)
2003000
2310000
2490000
2650000
2780000
2960000
3120000
Sản lượng đánh bắt(tấn)
1280600
1490000
1400000
1440000
1418000
1456000
1399000
Sản lượng nuôi trồng ( tấn)
722400
820000
109000
1210000
362000
1504000
1721000
Tổng số tàu thuyền ( tàu)
79768
78978
81800
83122
85430
90880
96530
Diện tích mặt nước nuôi trồng ( ha)
652000
1291423
1352119
1462574
1586133
1702814
1842416
Số lao động( 1000 người)
3400
3650
3720
3870
4030
4290
4430
Nguồn: Bộ Thuỷ sản.
Về đầu tư đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản.
Từ năm 1996 đến 1999 số tàu thuyền tăng trên 2 lần nhưng tổng công suất tăng lên 3 lần. Thực hiện chương trình khai thác hải sản xa bờ trong 3 năm 1997 – 1999, Nhà nước đã đầu tư 900 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Các địa phương đã triển khai trên 615 dự án, đóng mới 769 tàu, cải hoàn 132 tàu có công suất từ 90 cv đã có 450 tàu đi vào đánh bắt thuỷ sản xa bờ.
Ngành công nghệ chế biến:
Công nghệ chế biến là một khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thuỷ sản. Hoạt động chế biến trong 20 năm qua đã được đánh giá là có hiệu quả, góp phần tạo sự khởi sắc cho ngành thuỷ sản trong sự đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Nếu như năm 1996 cả nước có trên 40 nhà máy chế biến thuỷ sản với công suất 210 tấn thành phẩm / ngày thì năm 2005 đã có 297 nhà máy chế biến( tăng 7,425 lần về số lượng), với công suất chế biến hơn 1800 tấn thành phẩm / ngày ( tăng 8,6 lần về công suất).
Không những thế, tỷ trọng hàng chế biến có giá trị gia tăng tăng lên đáng kể đạt khoảng 19,75% giá trị xuất khẩu năm 200. Tuy nhiên, số lượng cơ sở chế biến chỉ chiếm khoảng 28,95% tổng số nhà máy chế biến thuỷ sản hiện nay ở Việt Nam. Mặt khác, cũng theo Bộ Thuỷ sản gần 80% nhà máy chế biến xuất khẩu đã hoạt động trên 10 năm, trang thiết bị hiện nay đã quá lạc hậu, lại thiếu đồng bộ nên chưa đảm bảo được các yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm chế biến.
Trước tình hình này cuối năm 2003 vừa qua Bộ Thuỷ sản đã gấp rút tổ chức kiểm tra phân loại toàn bộ các xí nghiệp đông lạnh cả nước, để có hướng xử lý. Theo đó 94 nhà máy chiếm 25% đạt loại A và B đủ tiêu chuẩn chế biến thuỷ sản xuất khẩu giai đoạn hiên nay, số còn lại không đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, từ nay chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều khó khăn gay gắt về sự mất cân đối giữa yêu cầu xuất khẩu thuỷ sản ngày một tăng cao và cơ sở vật chất chế biến xuống cấp không thay thế kịp. Như vậy theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh mới với đầu tư trang thiết bị hiện đại, đưa vào hoạt động hiện nay là cần thiết. Để từ đây có thể phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam phát triển bền vững, có nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường thế giới và phát triển nhanh trước khi ngành xuất khẩu thủy sản cả nước đạt trạng thái cân bằng vào năm 2010.
2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
2.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo nguồn số liệu từ năm 2000 đến nay chủ yếu vẫn dựa vào nguồn khai thác tự nhiên và nuôi trồng. Theo các năm, giá trị xuất khẩu thuỷ sản lien tục tăng, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 1480 triệu USD đến năm 2005 đạt 2739 triệu USD tăng 85% tức tăng trung bình hang năm là 17% đến năm 2006 đạt 3045 triệuvc USD tăng 11,5% so với năm 2005. Hy vọng trong năm 2007 kim ngạch này sẽ đạt 3,4 tỷ USD.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ thời kỳ 2000 – 2006.
Năm
KNXK
( tr. USD)
Tốc độ tăng
( %)
2000
1480
2001
1780
20,3
2002
2014
13,2
2003
2200
9,2
2004
2401
9,1
2005
2739
14,1
2006
3045
11,5
Nguồn: Bộ Thuỷ sản.
Ghi chú: KNXK: Kim ngạch xuất khẩu.
2.1.1. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Tong thập kỷ qua, mậu dịch thuỷ sản thế giới lien tục tăng do nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Mỹ, Nhật Bản, EU vãn tiếp tục thống soái thị trường nhập khẩu thuỷ sản.
- Thị trường Nhật Bản
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 làm cho nền kinh tế Nhật Bản bị trì trệ, làm cho người Nhật Bản tăng sử dụng những sản phẩm thuỷ sản rẻ tiền để thay thế cho những sản phẩm đắt tiền. Giá nhập khẩu thuỷ sản cũng như giá bán trong nước của Nhật chưa bao giờ thấp như thời kỳ 1999. Sự suy yếu của thị trường thuỷ sản lớn nhất thế giới này đã làm cho thị trường thuỷ sản nói chung trên toà thế giơi trở nên ảm đạm. Mặc dù cũng như nhập khẩu thuỷ sản vào Mỹ có tăng lên nhưng không đủ sức “hâm nóng “ không khí kinh doanh thuỷ sản trên địa cầu. Người ta dự báo có lẽ hội đón chào thiên niên kỷ mới. Để cạnh tranh với khách hang Mỹ, các nhà nhập khẩu tôm Nhật Bản đã tăng nhập khẩu với hy vọng giá bán trong nước vào thời điểm cuối năm sẽ tăng lên. Trên thực tế vào cuối năm, nhu cầu về giá bán trong nước có tăng lên nhưng không thể tăng cao bằng giá nhập khẩu.Bởi vậy vào đầu tháng 11 các nhà nhập khẩu thuỷ sản Nhật Bản đã giảm nhập khẩu thuỷ sản Nhật Bản đã giảm nhập khẩu và giảm giá nhập, thị trường thuỷ sản vừa mới sôi động chút ít đã nguội trở lại. Nhìn chung trong năm 1999, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của nhật Bản có cải thiện so với năm 1998 nhưng giá nhập khẩu và giá bán trong nước lại thấp hơn.
Sang năm 2000, mức nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản từ Việt Nam có tăng lên so với năm 1999 nhưng không nhiều và chậm hơn thời kỳ 1996-1997 (chiếm 46-47% thị phần của Việt Nam).
Từ năm 2002-2005 tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản đang dần có xu thê thấp hơn sang Mỹ,cho đến nay Mỹ đã vươn lên là thị trường nhập khẩu thuỷ sản số một của Việt Nam (cao hơn Nhật Bản).
- Thị trường Mỹ:
Tuy có một số biến động theo xu hướng chung của thị trường thuỷ sản thế giới (sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998) thị trường thuỷ sản Mỹ năm 1999 khá ổn định. Trước sự suy thoái của thị trường Nhật Bản, Mỹ trở thành thị trường mục tiêu của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Mặc dù việc thâm nhập thị trường Mỹ mới chỉ thực hiện từ năm 1996 nhưng đến năm 2000 thị trường Mỹ đã là thị trường xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam và từ tháng 08/2001 thị trường Mỹ đã vươn lên vị trí số 1, năm 2002 chiếm 32% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đến năm 2003 Mỹ vẫn giữ vị trí sô 1 và chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường thế giới và vẫn giữ vị trí thứ nhất cho tới nay.Cấc mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chủ yếu của Mỹ là cá rô, cá phi lê, cá tra, cá basa.
- Thị trường EU:
xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU từ năm 1999 có phần khó khăn. Mặc dù ngày 08/11/1999 Việt Nam đã chính thức được Uỷ ban liên minh châu Âu công nhận đáp ứng chỉ thị 91/493/EEC và được xếp vào danh sách một nhóm các nước được phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU nhưng khó khăn đối với việc xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường chưa hết. Với danh sách 18 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU năm 1999, trong đó chỉ có 15 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh, còn 3 doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng truyền thống là mắm và bánh phòng tôm thì việc cạnh tranh hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường là khó. Hiện nay chúng ta đã có hơn 70 doanh nghiệp chiếm 23,1%( trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ) đã được EU công nhận vào danh sách các nước xuất khẩu thuỷ sản sang EU, trên 100 doanh nghiệp áp dụng HACCP (hệ thống phân tích tại điểm kiểm soát tới hạn), nhưng EU vẫn là thị trường khó tính, với yêu cầu kiểm tra chất lượng gắt gao. Bài hoc kinh nghiệm là các vụ kiện tôm Việt Nam có chúa dư luợng kháng sinh vào thị trường EU trong những năm vừa qua. Do đó để đạt được một tỷ trọng lớn ở thị trường EU là rất khó khăn. Muốn làm được điều này thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng, tăng cường kiểm soát dư lượng thuốc kháng sinh, an toàn vệ sịnh thực phẩm.
2.2. Các hình thức xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
- Hiện nay, hang thuỷ sản của Việt Nam xuất sang thị trường thế giới dưới hai hình thức chính là: xuất qua các công ty thương mại hoăc công ty nhập khẩu và xuất qua một số thị trường trung gian.
Các thị trường trung gian mà hàng thuỷ sản Việt Nam xuất ra thị trường thế giới là: thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, mới nổi lênnhw một thị trường nhập khẩu cá Ngừ đại dương chính thức của VIệt Nam sang Nhật Bản và EU…hang thuỷ sản của Việt Nam xuất qua các thị trường trung gian nay chiếmmột tỷ trọng rất lớn khoảng 35-40%. Các trung gian này lại xơ chế qua như đóng hộp, tẩm gia vị và một số hình thức khác rồi xuất khẩu đi các nước khác với mức giá cao hơn.
Ngoài ra hàng thuỷ sản Việt Nam còn dược xuất khẩu trực tiếp sang các siêu thị, nhà phân phối tại các nước.Tuy nhiên các công ty có thể xuất khẩu trực tiếp vào thị trường các nước vẫn còn rất ít. Vì vậy để nâng cao được giá bán sản phẩm thuỷ sản chúng ta cần hạn chế xuất khẩu qua trung gian, tăng cường xuất khẩu trực tiếp.
2.3. Một số hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
2.3.1. Nghiên cứu thị trường
Ngành thuỷ sản Việt Nam trong quá trình phát triển từ trước đến nay đã tạo lập được một số thị trường quan trọng trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc Hồng Kông… trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều loại mặt hàng. Với phương châm coi thị trường là yếu tố quan trọng hàng đầu, chủ động tiếp cận thị trường để nắm bắt được sự thay đổi về nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp rất nỗ lực trong các hoạt động này.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. Từ năm 1995 trở lại đây, các doanh nghịêp tham gia rất nhiều các hội trợ quốc tế về thuỷ sản tại Nhật Bản, Mỹ… các doanh nghiệp cũng được sự hỗ trợ rất nhiều từ hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). VASEP đã hỗ trợ tốt thông tin và giơi thiệu khách hang cho các doanh nghịêp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Tuy hoạt động này của chung ta vẫn còn yếu trong khi điều kiện nước ta lại rất cần sự hoạt động tích cực của VASEP trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp có được những thông tin chinh xác về thị trường thuỷ sản trên thế giới.
2.3.2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu
Hiện nay nước ta có hai loại hình doạnh nghiệp làm công tác xuất khẩu, đó là:
- Doanh nghiệp ngoại thương hoạt động kinh doanh xuất khẩu: các doanh nghiệp này phải tiến hành thu gom từ các cơ sở sản xuất nhở, từ các cơ sở thu mua thông qua các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghịêp với các cơ sở sản xuất. Sau đó doanh nghiệp cần bao bì đóng gói, kẻ mã hiệu cho hàng hoá chuẩn bị xuất khẩu.
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: các doanh nghiệp này dao dịch buôn bán trực tiếp với các nhà nhập khẩu. Ở đây doanh nghiệp không phải làm nhiệm vụ thu gom hang.
2.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng
Các bên có thể gặp gỡ trực tiếp để cùng nhau đàm phán về các tiêu chuẩn, điều khoản của hợp đồng, từ đó đi đến ký kết hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng còn có thể được ký dưới hình thức thư tín, điện thoại, fax.
Quá trình này gồm 4 bước sau:
Bước 1: chào hang, đây là việc nhà kinh doanh thuỷ sản của chúng ta phải làm, lời chào bán hàng của mình hay là lời đề nghị ký kết hợp đồng với những điều kiện nhất định về giá, thời gian giao hang, phương thức thanh toán…
Bước 2: hoàn gá, khi nhận được đơn chào hàng nhưng không chấp nhận hoàn toàn đơn chào hàng đó mà đưa ra một đề nghị mới thì lời đề nghị này gọi là hoàn giá. Thường dao dịch không kết thúc ngay từ lần chào hàng đầu tiên mà phải qua nhiều lần hoàn giá.
Bước 3: chấp nhận, là sự đồng ý tất cả mọi điều kiện chào hàng mà phía bên kia đưa ra. Khi đó sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 4: xác nhận, hai bên sau khi thống nhất thoả thuận với nhau điều kiện giao dịch, ghi lại mọi điều khoản đã thoả thuận gửi cho bên kia. Đó là văn kiện xác nhận và có chữ ký của hai bên.
2.4. Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng chính.
Quá trình phát triển kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản diễn ra đồng thời với quá trình mở rộng các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản. Cách đay 18 năm, Việt nam hầu như chưa xuất khẩu cá, nhưng đến nay xuất khẩu cá đã chiếm vị trí thứ hai sau tôm. Các sản phẩm cá được xuất khẩu hiện nay bao gồm:
+ Theo môi trường sống có cá biển, cá nước lợ, cá nước ngọt dưới dạng.
+ Theo sản phẩm chế biến có cá tươi, cá đông lạnh, cá khô
+ Theo qui cách sản phẩm có cá nguyên con, cá philê, cá khúc…
Nhìn chung các sản phẩm xuất khẩu được đa dạng hoá theo loài, dạng và qui cách sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam theo mặt hàng có sự biến đổi lớn trong thời gian gần 2 thập kỷ vừa qua. Nếu như năm 1998kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hầu hết là cá đông lạnh, trong đó Tôm chiếm 64%, cá hầu như chưa có thì đến 2003 mặc dù xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng đã giảm đi rõ rệt. Tỷ lệ tôm xuất khẩu còn 43,8% Năm 2001 và 48,1% năm 2003, trong khi đó xuất khẩu cá tăng từ 11,4% năm 2001 lên 21,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32095.doc