MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
I. Bản chất và vai trò của xuất khẩu 3
1.1. Tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương 3
1.2. Đặc diểm của hoạt động xuất khẩu 5
1.3. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế 7
1.3.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. 7
1.3.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 8
1.3.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân 9
1.3.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước 9
II. Phân loại xuất khẩu và các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu 10
2.1. Các hình thức xuất khẩu 10
2.1.1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp 10
2.1.2. Hình thức xuất khẩu gián tiếp 10
2.2. Các hình thức tổ chức sản xuất hàng dệt may xuất khẩu 13
2.2.1. Hình thức gia công xuất khẩu 13
2.2.2. Hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm 14
2.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu 15
2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 15
2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 19
Chương II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY TÙNG PHƯƠNG 23
I. Giới thiệu khái quát về công ty may Tùng Phương 23
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 23
1.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận, phòng ban 26
1.3.1. Ban điều hành 26
1.3.2. Nhiệm vụ cơ cấu các phòng ban: 26
II. Đặc điểm về sản phẩm và thị truờng của công ty 29
2.1. Cơ cấu sản phẩm của công ty 29
2.2. Thị trường 29
III. Kim ngạch xuất khẩu 30
3.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty 30
3.1.1. Phân tích chung 30
3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 32
3.2. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu 38
Chương III GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY TÙNG PHƯƠNG 41
I. Sự cần thiết phải nâng cao hoạt động xuất khẩu 41
II. Định hướng phát triển của công ty 42
III. Mục tiêu của xuất khẩu 44
IV. Hoàn thiện giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu 45
4.1. Nguồn cung ứng 45
4.1.1. Cải thiện chất lượng sản phẩm 46
4.1.2. Thiết bị và nguyên phụ liệu sản xuất sản phẩm 46
4.1.3. Đột phá trong khâu thiết kế - thương hiệu 47
4.2. Nguồn nhân lực: 48
4.2.1. Nâng cao chất lượng quản lý 49
4.2.2. Cải thiện chất lượng lao động 50
4.3. Nguồn vốn 50
4.4. Hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu 51
4.4.1. Tính toán giá 51
4.4.2. Hoàn thiện phương thức định giá 52
4.4.3. Hoàn thiện phương thức thanh toán 53
4.5. Nhóm giải pháp thị trường 53
4.5.1. Thị trường trong nước 53
4.5.2. Thị trường nước ngoài 56
4.6. Các giải pháp về marketing 60
4.7. Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu trong điều kiện suy thoái kinh tế hiện nay 61
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Tùng Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.2. Phó giám đốc
Nhiệm vụ: Có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động nhân sự, trong nhiều trường hợp có thể thay mặt giám đốc trực tiếp điều hành, ra các quyết định trong phạm vi cho phép. Ngoài nhiệm vụ quản lý, điều hành còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, cụ thể là người thực hiện công việc kinh doanh, thực hiện hợp đồng tìm kiếm dự án và là người thực hiện và chịu trách nhiệm chính của các hợp đồng đấy.
1.3.2. Nhiệm vụ cơ cấu các phòng ban:
1.3.2.1. Phòng tổ chức:
Nhiệm vụ:
Thực hiện công tác tổ chức lao động.
Công tác quản lý định mức lao động, tiền lương.
Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động.
Công tác quản trị hành chính.
Công tác bảo vệ trật tự trị an, chăm lo sức khoẻ ban đầu cho người lao động.
Công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền.
1.3.2.2. Phòng kế hoạch kinh doanh và xuất nhập khẩu
Nhiệm vụ:
Xây dựng phương án và triển khai công tác kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài.
Tổ chức điều hành phòng kinh doanh, tập trung trọng điểm tiêu thu sản phẩm của công ty và thực hiện tốt kế hoạch doanh thu hàng tháng, hàng năm cho công ty.
Tìm hiểu, khai thác, thu thập và xử lý các thông tin thị trường, giá cả tại từng thời điểm để có quyết định đúng đắn hợp lý trong công tác kinh doanh của mình.
Thực hiện công tác xuất nhập khẩu của công ty.
Lập kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm trình giám đốc, hoặc phó giám đốc xem xét và báo cáo đề xuất biện pháp, nguồn lực đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Ghi chép, lưu chứng từ các hợp đồng đã và đang thực hiện.
1.3.2.3. Phòng Kỹ thuật
Nhiệm vụ:
Thực hiện công tác kiểm tra về tình hình kỹ thuật, tình trạng hiện thời của các thiết bị.
Kiểm tra về xuất xứ, so sánh thiết bị vừa nhận với bản kê khai kỹ thuật của các thiết bị được đặt mua.
Thiết kế mẫu mã phù hợp với hợp đồng và thị hiếu người tiêu dùng.
1.3.2.4. Phòng Marketing:
Nhiệm vụ:
Lập ra các phương án mở rộng thị trường.
Tổ chức triển khai công tác quảng cáo, tiếp thị, xây dựng chiến lược và mục tiêu kinh doanh.
1.3.2.5. Phòng Tài chính kế toán:
Nhiệm vụ:
Ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của công ty.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính.
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính.
Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động tài chính của công ty.
Có quyền yêu cầu mọi bộ phận trong công ty cung cấp các số liệu liên quan đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh công ty.
Có quyền không ký chi tiêu hoặc xác nhận các chi phí hoặc các việc trái với pháp lệnh thống kê, kế toán.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tài chính, kế toán, báo cáo định kỳ, báo các bất thường theo quy định của công ty, theo quy định của Nhà nước.
II. Đặc điểm về sản phẩm và thị truờng của công ty
2.1. Cơ cấu sản phẩm của công ty
Cơ cấu các sản phẩm may công nghiệp xuất khẩu đã có những thay đổi đáng kể. Công ty với công nghệ tiên tiến đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của những nhà nhập khẩu “khó tính” như quần áo thể thao, quần áo Jean, áo Jacket.
Sản phẩm chính của doanh nghiệp bao gồm: Áo Jacket, quần áo lót, quần áo thể thao, sản phẩm Jean, áo thun, áo sơ mi cao cấp, veston nam nữ, áo khoác, phụ kiện quần áo.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đem lại lợi nhuận cao cho công ty là bộ đồ thể thao, jacket, áo zilê... Tuy nhiên, nếu so với các công ty trong nước và nước ngoài có trình độ tiên tiến về ngành dệt may, thì sản phẩm của họ rất nhiều, có đến hàng trăm loại, hơn thế còn phong phú về mẫu mã, màu sắc và thiết kế độc đáo.
Lý giải cho vấn đề này một phần do ảnh hưởng chung của ngành dệt may, còn thiếu đội ngũ thiết kế giỏi, sáng tạo, thiếu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may khiến các doanh nghiệp phải tốn chi phí lớn để nhập nguyên liệu sản xuất, khiến cho công ty cắt giảm chi phí các khâu không cần thiết trong thời gian này để nâng cao sức cạnh tranh về giá.
2.2. Thị trường
Sản phẩm của công ty sản xuất ra trên cơ sở được khách hàng nước ngoài, trong nước đồng ý thỏa thuận, ký hợp đồng mua bán, đảm bảo nguyên tắc về giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian, mẫu mã, kích cỡ…
Thị trường nước ngoài tiêu thụ sản phẩm của công ty thường là EU, Mỹ, Nhật Bản,…với thị trường trong nước là các tập thể, cơ quan đặt gia công, đồng phục. Công ty luôn tổ chức thực hiện hợp đồng một cách kịp thời, đầy đủ, đúng hợp đồng. Nhìn chung thị trường sản phẩm của công ty có những đặc điểm sau:
Tính cạnh tranh của thị trường rất cao, rào cản thâm nhập thị trường lớn. Công ty phải cạnh tranh không những với các đối thủ trong nước mà còn cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực về hàng dệt may như: Trung Quốc, Ấn độ,…
Sản phẩm của công ty chủ yếu là gia công hàng may mặc xuất khẩu, làm theo yêu cầu của hợp đồng gia công, nên cũng dễ trong việc thiết kế mẫu mã.
Với sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, thì cần phải nghiên cứu, sáng chế mẫu mã đẹp, chất lượng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
III. Kim ngạch xuất khẩu
3.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty
3.1.1. Phân tích chung
Hàng dệt may trong nước không đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu cho nhu cầu may xuất khẩu của công ty, nên công ty chủ yếu phải nhập vải may, gia công xuất khẩu. Chỉ tính riêng giá trị vải nhập để sản xuất gia công hàng may mặc đã lên tới trên dưới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty, chưa kể các loại phụ liệu may khác mà công ty cũng phải nhập khẩu phần lớn từ các nước thuê gia công.
Việc gia công cho nước ngoài không chỉ có giá trị gia tăng thấp mà còn không ổn định phụ thuộc vào giá gia công và bị động vào nguồn cung cấp nguyên liệu.
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Tùng Phương đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước góp phần đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty không ngừng được gia tăng qua các năm. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu mới chỉ 370.000 USD, chỉ sau 3 năm tức đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty đạt trên 1,6 triệu USD, tăng hơn 4 lần và tăng trên 67% so với năm 2007.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng xuất khẩu
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Kim ngạch XK (USD)
370.000
560.000
966.800
1.618.800
Mức tăng tuyệt đối (USD)
60.000
190.000
406.800
652.000
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
19,3
51,35
72,6
67,4
Trong những năm đầu, do công ty vừa mới thành lập với vốn ít, thiếu thốn về cơ sở vật chất, kinh nghiệm hạn chế, quan hệ ngoại thương còn kém nên công ty chưa mạnh dạn đầu tư lớn, làm cho kim ngạch xuất khẩu còn chưa cao, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ xoay quanh 400.000 USD. Tuy kim ngạch năm sau có cao hơn năm trước nhưng mức tăng đó còn thấp.
Đến năm 2006 công ty có sự phát triển về quy mô nhà xưởng lẫn nguồn vốn, đồng thời ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu hơn làm cho kim ngạch năm này tăng một cách đột biến từ 370.000USD lên đến 560.000 USD tăng trên 50%.
Sau một năm gia nhập WTO, doanh nghiệp lại đối mặt với một thách thức còn gay gắt hơn, đó là Trung Quốc. Kể từ năm 2005, Trung Quốc đã được bãi bỏ chế độ hạn ngạch dưới Hiệp định Dệt May (ATC) và thuế nhập khẩu cũng được cắt giảm theo cam kết thành viên của WTO, ngay lập tức hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới. Trong khi đó, Việt Nam vào thời điểm đó chưa là thành viên của WTO nên phải chịu thuế nhập khẩu dệt may vào các thị trường từ 12-14%. Điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp dệt may nói chung, công ty may Tùng Phương nói riêng. Tuy vậy, sau khi Việt Nam gia nhập WTO 1/2007 đã mở ra một cơ hội cho công ty. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp này năm 2007 tăng khá cao so với năm 2006 (72% ). Điều này chứng tỏ công ty đã tận dụng tốt cơ hội Việt Nam gia nhập WTO để mở rộng thị trường xuất khẩu.
3.1.2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Mỹ, EU, Nhật. Đó là 3 thị trường truyền thống của công ty, chiếm 95% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong đó, thị phần tại Mỹ là nhiều nhất (chiếm 40-45%), sau đó đến thị trường EU (chiếm 30%), thị trường Nhật chiếm khoảng 20%, số còn lại ở các thị trường khác như các nước ASEAN, Mexico..
Bảng 2: Tỷ lệ giá trị xuất khẩu từng thị trường
Thị trường
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Mỹ
%
45
37
40
43
EU
%
30
32
35
31
Nhật
%
20
23
20
20
T.tr. khác
%
5
8
5
6
3.1.2.1. Thị trường Mỹ
- Đặc điểm thị trường
Mỹ là nơi tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới cũng như của công ty chiếm khoảng 40- 45% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Thị trường lại đa dạng, phong phú, có nhiều cấp độ. Điều này rất phù hợp với hoàn cảnh, trình độ sản xuất của công ty.
- Nhu cầu tiêu thụ
Một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn là hàng dệt may. Hàng nhập khẩu có mẫu mã hết sức đa dạng phong phú. Đặc biệt, Mỹ có những hợp đồng rất lớn, do đặc trưng nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường này rất cao.
Theo điều kiện thương mại hiện hành của Mỹ, hàng dệt may không được ưu đãi về thuế quan. Mỹ áp dụng quota với một số nước. Việt Nam cũng bị Mỹ yêu cầu ký hiệp định dệt may để áp dụng hạn ngạch. Song đây vẫn là thị trường thu hút các doanh nghiệp.
- Tình hình xuất nhập khẩu
Đến nay, Việt nam đã được hưởng MFN và là thành viên của WTO, nên hàng của ta có thêm nhiều thuận lợi nhờ tỷ lệ thuế quan được giảm nhẹ đi rất nhiều. Mặt khác, với chính sách khuyến khích xuất khẩu như hiện nay của Nhà nước ta thì việc xuất khẩu sang Mỹ sẽ mang lại nguồn lợi lớn hơn. Nhất là sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam cũng sẽ mạnh hơn.
Nằm trong số đó, công ty may Tùng Phương cũng có những chính sách để đẩy nhanh xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sang mỹ đạt gần 400 nghìn USD, con số này đã tăng lên hơn 700 nghìn USD vào năm 2008. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này công ty gặp rất nhiều khó khăn do:
- Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái.
- Hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không cần hạn ngạch.
- Mức độ cạnh tranh với các thị trường khác sẽ gay gắt hơn, do hội nhập càng sâu và rộng.
- Xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn còn những rào cản.
Vì vậy, mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2009 này chỉ ở mức 900 nghìn USD.
Bảng 3: Giá trị xuất khẩu từng thị trường
Thị trường
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Mỹ
USD
166.500
207.200
386.720
695.244
EU
USD
111.000
179.200
338.380
501.208
Nhật
USD
74.000
128.800
193.360
323.360
T.tr. khác
USD
18.500
44.800
48.340
97.008
3.1.2.2. Thị trường EU
- Đặc điểm thị trường
Là khu vực phát triển kinh tế cao, EU với 27 nước thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số khoảng 500 triệu người, GDP khoảng 13.000 tỷ USD, bình quân đầu người 29.000 USD/năm (số liệu năm 2006).
EU là một thị trường phát triển ở trình độ cao nên đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe. Tại đây, giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Giờ đây, trên thị trường tất cả các nước thành viên EU, mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sản phẩm làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Thông thường, người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng thế giới, phần đông người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, có kiểu dáng và mẫu mã thay đổi nhanh, có phương thức phục vụ tốt và đặc biệt là có dịch vụ hậu mãi chu đáo. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào EU cũng đang có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng giảm dần các sản phẩm thô và gia tăng các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. Công ty may Tùng Phương đã chính thức đặt quan hệ với các EU từ tháng 6 năm 2004, các đối tác này chủ yếu đến từ Đức, Anh.
- Nhu cầu tiêu thụ
EU là thị trường rộng lớn, có nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất, sản phẩm đa dạng, phong phú và tinh tế. Mức tiêu thụ ở thị trường này vào loại cao trên thế giới: 17 kg vải/người/năm. Trong khi đó ở các nơi khác mức tiêu thụ thấp hơn: Thái Lan: 2,8 kg; Inđônêsia: 2,0 kg; Trung Quốc: 5,5 kg; Hồng Kông: 11,9 kg; Hàn Quốc: 14,3 kg; Việt Nam chỉ có 0,84 kg.
Người tiêu dùng ở EU được chia làm bốn nhóm: nhóm dẫn mốt, nhóm ăn mặc đứng đắn, nhóm sau mốt, nhóm thực dụng. Trong đó, tỷ lệ nhóm dẫn mốt cao nhất ở Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Đan Mạch và Đức. Tỷ lệ thấp nhất là ở Anh. Tuy nhiên, nhìn chung toàn EU, nhóm những người thực dụng và nhóm những người sau mốt chiếm khoảng 70-75% tổng số người tiêu dùng, nên sản phẩm dệt may của thị trường này đòi hỏi sự phong phú về mẫu mốt và có giá bán cao hơn các khu vực khác trên thế giới.
- Tình hình xuất nhập khẩu
EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của công ty chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Sức tiêu thụ ngày một tăng cao. Có thể thấy qua vài con số về kim ngạch nhập khẩu:
Năm 2007 nhập khẩu khoảng 400 nghìn USD sản phẩm các loại. Các nước nhập khẩu lớn là Anh, Đức. Năm 2008 giá trị này lên tới trên 500 nghìn USD.
Nhu cầu về hàng dệt may EU ngày càng tăng được bù đắp bằng hàng nhập khẩu từ các nước có giá lao động thấp. Vì lý do đó, sản phẩm dệt may xuất khẩu của công ty cũng sẽ gia tăng với tốc độ cao.
Sau 5 năm hợp tác, EU là thị trường quen thuộc. Đây là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt, mức bảo hộ đặc biệt cao. EU nổi tiếng là khách hàng khó tính về mẫu mã, chất lượng, thời gian giao hàng. Nhưng nếu xem xét kỹ, thì nó cũng mở ra một thị trường rộng lớn để công ty có cơ hội vươn lên thích ứng và phát triển. Qua đó sẽ cải thiện được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại, phương thức kinh doanh, tiếp thị.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng đều, nhưng do nguyên phụ liệu sản xuất trong nước của ta còn hạn chế, mẫu mã chưa phù hợp thị hiếu và chưa có bạn hàng mua bán trực tiếp mà hầu hết vẫn phải thông qua gia công. Gia công đơn thuần khiến không tận dụng được ưu đãi qua chế độ quota.
Để có thể khác phục tình trạng trên, may Tùng Phương cần phát triển sản xuất đồng bộ, có định hướng, đầu tư mở rộng mặt hàng, tiếp thị mạnh mẽ, tăng dần xuất khẩu trực tiếp lẫn tăng giá trị xuất khẩu. Công ty may Tùng Phương đã đề ra mục tiêu xuất khẩu sang EU đến năm 2010 với kim ngạch 750.000 USD.
3.1.2.3. Thị trường Nhật Bản
- Đặc điểm thị trường
Nhật Bản là thị trường rất lớn, tiêu thụ nhiều nhất khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Đây cũng là thị trường phi hạn ngạch. Giống EU, thị trường Nhật Bản cũng đòi hỏi quy định rất khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng, cũng như thời hạn giao hàng. Các thương gia Nhật Bản đều khẳng định rằng: “Người tiêu dùng Nhật không dùng sản phẩm có bất kỳ một khuyết tật nào, hàng may mặc sai quy cách, thủng, không vừa, ố phai màu… đều không bao giờ được chấp nhận”.
Đặc biệt, từ năm 2009, hàng dệt may của ta xuất khẩu sang Nhật được hưởng mức thuế 0% theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết tháng 4 năm 2008, là cơ hội cho may Tùng Phương mở rộng thị trường Nhật.
- Nhu cầu tiêu thụ
Người Nhật chỉ mua những cái gì thích hợp với mình. Chất lượng là điều họ quan tâm trên hết. Họ luôn kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua. Do vậy, muốn xuất khẩu sang Nhật Bản, công ty cần phải cố gắng tìm ra mặt hàng nào mà khách hàng Nhật thực sự có nhu cầu. Có như vậy mới tìm ra hướng sản xuất và phải sản xuất hàng có chất lượng cao. Đối với sản phẩm dệt may thì hầu hết các trường hợp đều phải thay đổi, điều chỉnh hoặc nâng cấp chất lượng trước khi xuất sang Nhật Bản. Công ty cần chú ý đặc điểm này để sản phẩm thích ứng được với các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Tình hình xuất nhập khẩu
Như đã nêu ở trên, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm dệt may đứng thứ 3 của công ty chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2007, tiêu thụ hàng dệt may của công ty tới gần 200 nghìn USD. Năm 2008 con số này là trên 300 nghìn USD, chiếm trên 20 % tỷ trọng xuất khẩu của công ty. Thị trường này có sự cạnh tranh rất khắc nghiệt, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các nguồn hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, sản phẩm của công ty xuất sang Nhật Bản còn hạn chế về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Giá cả chỉ đạt mức trung bình, chưa có mặt hàng cao cấp. Nhưng nếu được đầu tư, chất lượng cao hơn, mẫu mã phù hợp, giá cạnh tranh… sẽ có khả năng thâm nhập sâu và phát triển được thị trường to lớn này. Hy vọng khi đó, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sẽ ngày một tăng. Với tốc độ xuất khẩu tăng trưởng như hiện nay, triển vọng giá trị hàng dệt may Tùng Phương xuất đi Nhật có thể đạt 1,2 triệu USD vào năm 2010.
3.2. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu
Khi chính thức trở thành thành viên WTO, Hoa Kỳ cũng đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tốt để phát triển. Các thành viên dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng mà không lo về hạn ngạch tại bất kỳ thị truờng nào, nhất là thị trường Hoa Kỳ vốn được coi là thị trường màu mỡ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Là một doanh nghiệp trong ngành dệt may, Tùng Phương cũng được hưởng các lợi ích đó, nên trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đáng kể.
Khi đã là thành viên WTO, thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung, của Công ty may Tùng Phương vào các nước WTO sẽ được tính lại một cách bình đẳng và tạo điều kiện xuất khẩu tốt hơn. Công ty cũng có một lợi thế nữa về lao động. Với lực lượng lao động thu hút từ các vùng lân cận, dồi dào, năng động, nhạy bén. Rất dễ đào tạo, chỉ cần 3 tháng đào tạo là có thể làm việc thành thạo.
Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng công ty vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại:
Công ty hiện nay đang hoạt động chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài. Đối tác đặt gia công với công ty chủ yếu là từ Mỹ, EU, Nhật... Nguyên phụ liệu chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài nên giá trị gia tăng của công ty còn thấp (chỉ khoảng 15 - 20%). Vì vậy, công ty gần như phụ thuộc vào phía khách hàng cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
Xét trên quy mô, thì công ty may Tùng phương thuộc loại vừa và nhỏ (sử dụng trên dưới 300 lao động, vốn chủ sở hữu 5 tỷ đồng). Vì vậy, mà công ty gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Để khắc phục nhược điểm này công ty nên liên doanh, liên kết với các công ty khác trong ngành để tạo thế vững chắc trong cạnh tranh.
Công tác thiết kế mẫu còn yếu, chưa được chú trọng. Mặc dù công ty có một phòng kỹ thuật, chuyên lo việc thiết kế mẫu mã, thế nhưng mẫu thiết kế chưa được khả thi, ưa chuộng, mang nặng tính lý thuyết, khó có thể cạnh tranh với sản phẩm của các công ty khác.
Công ty chưa có kinh nghiệm và còn thụ động trong hoạt động tiếp thị, chưa có chiến lược tiếp thị. Công tác xúc tiến thương mại chưa kết hợp khai thác sử dụng triệt để 4 công cụ: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng trực tiếp và tuyên truyền. Công ty vẫn đang trong tình trạng thiếu các kỹ sư công nghệ, quản đốc, cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm, công nhân…có tay nghề vì thế dẫn đến hầu hết năng suất lao động của công ty là thấp. Đội ngũ lao động của các doanh nghiệp này chỉ được đào tạo rất hạn chế, đặc biệt là đội ngũ quản lý. Hệ thống thiết bị đào tạo hiện tại vẫn chỉ mang tính lý thuyết.
Ngoài ra, chất lượng dịch vụ của công ty như hệ thống thông tin, giao dịch, khả năng giao hàng đúng tiến độ của công ty cũng có khoảng cách so với các doanh nghiệp khác, nước khác. Dù có ngày càng nhiều nhà máy được mở ra nhưng số lượng đơn hàng lại ít đi. Doanh nghiệp có khi xảy ra tình trạng không có hạn ngạch để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc là không nhận được đơn hàng, ngay cả việc có đơn hàng lớn nhưng không dám ký kết vì sợ không được giao hạn ngạch và năng lực sản xuất không đáp ứng kịp thời để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.
Đồng thời, các rào cản thuế quan và phi thuế ở các thị trường lớn cũng là lý do khiến sản phẩm công ty vẫn chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng.
Các hàng rào phi thuế cũng gây rất nhiều khó khăn cho công ty việc tiếp cận thị trường. Tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ đặt ra cũng tương đối khắt khe. Công ty cần phải đạt tiêu chuẩn ISO 9.000, ISO 14.000, SA 8000, WRPA… EU vốn là thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao, sản phẩm phải có yếu tố chú trọng bảo vệ sức khỏe. Nhiều nhà nhập khẩu của EU thường đòi hỏi doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường này phải sưu tập đủ bộ tiêu chuẩn chất lượng gồm các chứng chỉ chất lượng sản phẩm: HACCP; CE; ISO 9.000; SA 8000; và quan trọng nhất là hệ thống chứng chỉ môi trường ISO 14.000.
Chương III
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY MAY TÙNG PHƯƠNG
I. Sự cần thiết phải nâng cao hoạt động xuất khẩu
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, khi biết được tầm quan trọng của dệt may như vậy, công ty cần phải có giải pháp đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của mình để góp phần làm phát triển nền kinh tế đất nước. Đồng thời phải tăng cường hoạt động xuất khẩu vì những lý do sau:
Thứ nhất: Do cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Do lợi nhuận của ngành mà ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ, năng lực cũng như kinh nghiệm của các đối thủ là càng ngày càng được nâng cao. Do vậy cần phải tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường.
Thứ hai: Do nhu cầu khách hàng ngày càng lớn, cần phải đáp ứng được đầy đủ, và cũng do yêu cầu cần nâng cao lợi nhuận, đưa công ty lớn mạnh hơn so với tiềm năng hiện có. Để thực hiện được thì trước tiên và công việc cơ bản đó là phải tăng cường được khả năng bán hàng của công ty.
Thứ ba: Nâng cao hoạt động xuất khẩu là yêu cầu của quy luật tiết kiệm (chi phí cố định, chi phí quản lý…), tiết kiệm để đẩy mạnh sản xuất và không ngừng nâng cao năng suất lao động. Tiết kiệm tăng cường năng suất lao động xã hội là quy luật, nói khác đi nó là quy luật bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển.
Thứ tư: Tăng cường khả năng hoạt động xuất khẩu là con đường quan trọng để công ty có thể thắng lợi trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước mọi thành phần kinh tế đều bình đằng như nhau trước pháp luật. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động và nhạy bén hơn để chuyển kịp với cơ chế thị trường. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải tìm ra các biện pháp mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thứ năm: Sự cần thiết của tăng cường khả năng xuất khẩu còn được đặt ra bởi hiệu quả nhập khẩu hiện nay còn rất thấp so với tiềm năng có thể đạt được. Nhiều công ty nhập khẩu các mặt hàng chậm luân chuyển gây ứ đọng vốn, tăng lãi vay ngân hàng nên hiệu quả thấp.
Như vậy, tăng cường hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó có vai trò sống còn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được những kết quả kinh doanh tốt doanh nghiệp phải hoàn thành mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ phù hợp với công ty và bối cảnh đất nước.
II. Định hướng phát triển của công ty
Trong xu hướng kinh doanh trên thế giới hiện nay, cuộc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dần dần lớn mạnh bên cạnh cuộc cạnh tranh về giá. Căn cứ vào việc phân tích rõ các dữ liệu về chi phí bán hàng, may Tùng Phương cần dựa vào các tiêu chí sau để làm phương hướng nâng cao hoạt động xuất khẩu:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại. Hơn nữa, tận dụng các thông tin từ các cơ quan đại diện, tận dụng tính linh hoạt và hiệu quả của các cơ quan đại diện, hiệp hội dệt may Việt Nam tại nước ngoài. Tất cả nhằm tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp. Đồng thời, khai thông con đường buôn bán trực tiếp với các bạn hàng quốc tế.
Thứ hai, doanh nghiệp cần thiết kế mặt hàng với mẫu mốt phù hợp. Đặc biệt, xây dựng phong cách, nhãn hiệu riêng và các bộ sưu tập theo từng mùa cho sản phẩm của mình. Việc này cần được tiến hành đồng thời với việc coi trọng công tác xây dựng, đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Hơn thế nữa, cần trang bị đầy đủ các yếu tố để thực hiện xuất khẩu theo giá FOB, để dần dần thay thế các phương thức may gia công xuất khẩu. Quảng bá hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường thế giới thông qua việc sử dụng và khai thác tốt các phương tiện thông tin hiện đại như Internet, tiến hành kinh doanh qua mạng (e - commerce).
Thứ tư, "phân tán rủi ro", theo nguyên tắc kinh doanh "không bỏ tất cả trứng vào một giỏ". Để tránh quá tập trung, phụ thuộc vào một thị trường, công ty cần có những biện pháp đa dạng hóa thị trường. Cụ thể là mở rộng tới các thị trường như: liên bang Nga, Đông Âu, Trung Cận Đông.
Thứ năm, trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp giữa Tùng Phương (có nhu cầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21903.doc