PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của chuyên đề
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu cây trồng
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng
1.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng
1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng
2. Vai trò của cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.3. Nhân tố tổ chức sản xuất kỹ thuật
3.4. Sự trợ giúp của nhà nước
4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là xu hướng tất yếu có tính quy luật
5. Điều kiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Chương II: Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp ở xã Ngọc Quan
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA XÃ NGỌC QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý, địa hình
1.2. Thời tiết khí hậu
1.3. Chế độ thuỷ văn
2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của xã
2.2. Dân số và lao động
2.3. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của xã
2.4. Tình hình phát triển kinh tế của xã
3. Một số vấn đề xã hội
II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở XÃ NGỌC QUAN
1. Cơ cấu cây trồng của xã trong những năm qua
1.1. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng
1.2. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng
2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu theo mùa vụ
3. Thị trường
III. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Những kết quả đạt được
2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân
a. Những khó khăn
b. Nguyên nhân
Chương III: Định hướng và 1 số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa của xã
I. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA XÃ
1. Quan điểm chung
2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng
3. Mục tiêu kinh tế xã hội của xã đến 2010
II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG
1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất
2. Giải pháp về thị trường
3. Giải pháp về khoa học công nghệ
4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng
5. Giải pháp về vốn
6. Giải pháp về dồn điền đổi thửa
7. Giải pháp về khuyến nông
8. Giải pháp về chính sách ruộng đất
9. Giải pháp về chính sách của nhà nước
10. Giải pháp về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức cho người lao động
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
Giấy chứng nhận
57 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp và kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở xã Ngọc Quan – huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có xu hướng ngày một tăng song còn chậm năm 2005 chiếm 19,3%, năm 2007 chiếm 20,85% trong tổng số lao động chung của toàn xã. Tính chung năm 2007 bình quân mỗi hộ có 3,96 nhân khẩu nông nghiệp và 2,2 lao động. Do đó để người lao động có việc làm thường xuyên nâng cao thu nhập và đời sống cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh ngành nghề phụ, đặc biệt là phát triển ngành dịch vụ, đồng thời đưa các cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao với thời gian sinh trưởng ngắn vào trồng để tăng vụ. Đây là vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Quan trong công cuộc phát triển kinh tế từ nay đến 2010. Có thực hiện được nhiệm vụ này thì công cuộc xoá đói giảm nghèo tiến lên xây dựng một xã hội nông thôn ngày một giàu mạnh, văn minh mới thực hiện được và đạt hiệu quả cao.
2.3. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của xã
Cơ sở hạ tầng là rất cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhận thức đúng điều này trong những năm qua với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Đảng uỷ, chính quyền địa phương và nhân dân trong xã đã đầu tư tiền vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất. Chính vì vậy mà cơ sở hạ tầng của xã được nâng lên và ngày một hoàn thiện hơn.
Hệ thống giao thông của xã hàng năm đều được duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp. Hiện tại xã có hơn 4000m đường bê tông, hàng năm bảo dưỡng gần 20km đường liên thôn, liên xã. Đặc biệt năm 2007 xã đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng 5,1 km đường đá răm từ dự án chè AFD qua 5 khu hành chính của xã nối liền với xã Yên Kiện. Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo việc đi lại cho nhân dân giao lưu trao đổi hàng hoá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Xã đang quản lý và sử dụng 3 trạm biến áp điện, 100% số hộ trong xã có điện thắp sáng và có 71,8% số hộ sử dụng điện của xã. Phấn đấu thực hiện giá điện nông thôn 700đ/kw theo quy định của nhà nước.
Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển, có hơn 90% số hộ có phương tiện nghe nhìn, có 50% số hộ trong xã sử dụng điện thoại cố định. Xã có 1 bưu điện văn hoá và 1 thư viện với các loại sách báo thu hút 1 lượng độc giả đến tham khảo. Hệ thống loa truyền thành của xã được nối đến các cụm khu hành chính nên rất thuận lợi cho việc thông tin phổ biến và triển khai các chủ trương về chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cũng như của xã tới bà con nhân dân một cách kịp thời.
Xã có 3 trường học, cơ sở vật chất cho giáo dục ngày được quan tâm vì vậy mà quy mô, chất lượng giáo dục ngày được cải thiện.
Với đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của xã ngày được xây dựng khang trang cùng với tiềm năng về đất đai, nguồn lao động thì xã Ngọc Quan có đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng hàng hoá đáp ứng được nhu cầu thị trường và có xu hướng phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên của WTO.
2.4. Tình hình phát triển kinh tế của xã
Thực hiện Nghị quyết 05 của tỉnh uỷ về công tác dồn đổi ruộng đất ở địa phương, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVII về công tác phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đó là: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, tình hình kinh tế của xã đã đạt những kết quả rất cao. Đã từng bước chuyển dịch nền kinh tế từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.
Biểu 3: Cơ cấu kinh tế xã Ngọc Quan ( 2005 – 2007)
Chỉ tiêu
Năm 2005
2006
2007
Giá trị
sản xuất
Cơ cấu %
Giá trị
sản xuất
Cơ cấu %
Giá trị sản xuất
Cơ cấu %
I. Tổng giá trị sản xuất
25.430,0
100
6.103
100
26.900
100
1. Ngành nông nghiệp
16.158,0
63,5
16.353
62,64
16.400
60,96
* Trồng trọt
7.245
44,8
7.260
44,39
7.260
44,26
* Chăn nuôi
8.913
55,2
9.093
55,60
9.140
55,73
2. Công nghiệp – TTCN - XDCB
5.554
21,8
6.061
23,21
6.380
23,71
3. Thương mại dịch vụ
1.968
7,7
2.097
8,03
2.365
8,79
4. Lâm nghiệp
1.750
6,8
1.592
6,09
1.755
6,52
II. Một số chỉ tiêu BQ
1. Lương thực BQ/người (kg)
445
450
460
2. Thu nhập BQ/người/năm (TĐ)
4.381.000
4.471.000
4.549
Nguồn: Ban thống kê xã Ngọc Quan
Qua biểu 3 ta nhận thấy cơ cấu kinh tế của xã Ngọc Quan sản xuất nông nghiệp là chỉ yếu. Năm 2005 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là 16.158.000.000 đồng chiếm 63,5% tổng giá trị sản xuất năm 2005, qua các năm đều tăng trưởng năm 2007 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 16.400.000.000đ chiếm 60,96% tổng giá trị sản xuất năm 2007.
Trong ngành nông nghiệp, giá trị đóng góp của ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần, xu thế giá trị đóng góp của chăn nuối có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân giá trị đóng góp của ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần vì tổng diện tích đất gieo trồng của xã đang có xu hướng giảm qua các năm, do nhu cầu ở, đất chuyên dùng tăng, thời tiết mấy năm gần đây khắc nhiệt nắng nhiều hơn mưa nên thiếu nước phục vụ sản xuất ở những tràn chân ruộng cao. Diện tích gieo trồng cây vụ đông (khoai lang, ngô, bí đao, đậu tương, rau xanh) xu hướng giảm vì giá thành phân bón trên thị trường cao, thời tiết bất thường nên năng xuất không ổn định. Năm 2007 cả xã có tới 20 ha cây ngô đồng bị mất trắng do thời tiết quá lạnh cây ngô không thụ phấn được nên không có hạt. Song do sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền sự nỗ lực, cần cù của người dân giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn tăng trưởng, đảm bảo đủ an ninh lương thực, bình quân lương thực đầu người đạt 450 kg/người/năm. Một số cây trồng còn có giá trị kinh tế cao tham gia vào thị trường, được các công ty thu mua chiế biến như cây bí đao, ngô ngọt mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Đó là những tín hiệu và những thành quả đáng mừng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã.
Đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế phải nói đến sự đóng góp của ngành chăn nuôi năm 2007 ngành chăn nuôi đóng góp 33,97% giá trị sản xuất trong tổng giá trị nền kinh tế và 56% giá trị sản xuất trong nền nông nghiệp. Trong xã đã hình thành được một số trang trại chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ chủ yếu là trang trại nuôi lợn thịt và gà. Hàng năm mỗi trang trại này xuất chuồng hàng chục tấn lợn hơi và 600kg – 800kg gà. Trừ chi phí còn lại hơn trăm triệu đồng.
Qua biểu thống kê ta nhận thấy năm 2007 ngành CN – TTCN và XDCB của xã tăng trưởng mạnh chiếm tới 23n71% tổng giá trị nền kinh tế, chủ yếu là các ngành như: Sơ chế gỗ, mộc cao cấp, ván ép và sản xuất chiếu trúc, sản xuất đũa xuất khẩu đi thị trường Đài Loan. Năm 2007 tổng giá trị xuất khẩu tăng 14,86% so với năm 2005 ngành thương mại dịch vụ năm 2007 tăng 20,71% so với năm 2005.
Qua biểu 3 cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của xã có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành kinh tế đều giữ được mức tăng trưởng khá, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng lên qua các năm. Năm 2005 là 445kg/người đến 2007 là 460kg/người. Do vậy thu nhập bình quân đầu người cũng tăng qua các năm, năm 2005 đạt 4.381.000đ/người đến năm 2007 đạt 4.549.000đ/ngưòi. Nhìn chung cơ cấu kinh tế xã đã chuyển dịch đúng hướng giữa nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi. Trong nội bộ ngành trồng trọt đã đi sâu vào khai thác chiều sâu của đất đai, đưa khoa học kỹ thuật và các loại giống có năng suất cao vào sản xuất, đã có sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành chú trọng trồng các loại cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày nhưng có giá trị kinh tế cao. Để hệ số quay vòng đất tăng đạt 2,5 lần.
3. Một số vấn đề xã hội
* Phong tục tập quán sinh hoạt
Nông thôn Việt Nam vẫn giữ được phong tục sinh hoạt cộng đồng. Đây là nét đẹp trong phong tục tập quán sinh hoạt của người Việt. Với tập tục sinh hoạt cộng đồng như vậy người nông dân có thể trao đổi kiến thức trong sản xuất cho nhau, giúp nhau làm kinh tế, cùng nhau vươn lên xoá đói giảm nghèo làm giàu chính đáng trên quê hương mình.
* Phong tục tập quán sản xuất
Ngọc Quan là một xã thuần nông, mặc dù trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đã có sự quy hoạch các vùng sản xuất tập chung, chuyên canh sau, sản xuất đã mang tính hàng hoá. Song phong tục sản xuất của người dân vẫn lạc hậu, sản xuất mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu, chưa mang tính sản xuất hàng hoá cao.
* An ninh chính trị – an toàn xã hội
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn trên địa bàn xã ổn định và giữ vững. Tình hình nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Số vụ việc vi phạm năm sau giảm hơn năm trước. Tỷ lệ giải quyết vụ việc đạt hiệu quả cao. Thường xuyên quan tam chỉ đạo xử lý giải quyết các mâu thuẫn từ cơ sở, tăng cường công tác hoà giải đoàn kết thôn xóm. Tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội quan tâm giải quyết nội bộ, tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo đảm bảo trình tự, thủ tục quy định pháp luật, không có đơn thư khiếu kiện đông người xảy ra.
Tóm lại: Qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã. Ta nhận thấy Ngọc Quan là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng có khả năng đem lại giá trị kinh tế cao và là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế xã. Song bên cạnh những thuận lợi Ngọc Quan còn gặp không ít khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đó là khó khăn trong việc dồn đổi ruộng đất để quy hoạch sản xuất. Đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng hợp lý song còn chậm, sự chuyển dịch chưa tạo bước đột phá, cơ sở hạ tầng trang bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu và chậm phát triển. Để tạo được sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự đầu tư của nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp chế biến từ khâu sản xuất đến thu mua sản xuất đầu ra cho nông nghiệp. Có như vậy người nông dân mới mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cao.
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã ngọc quan
1. Cơ cấu cây trồng của xã trong những năm qua
1.1. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng
Nhìn chung cơ cấu diện tích gieo trồng của xã qua 3 năm có sự biến đổi thất thường là do nhiều nguyên nhân khác nhau có nguyên nhân khách quan có nguyên nhân chủ quan đem lại, đã làm cho tổng diện tích gieo trồng trong 3 năm có sự biến đổi không đều.
Biểu 4: Cơ cấu cây trồng xã Ngọc Quan (2005 – 2007)
Loại đất
2005
2006
2007
Tốc độ tăng (giảm %
DT(ha)
Cơ cấu %
DT(ha)
Cơ cấu %
DT(ha)
Cơ cấu %
2006/
2005
2007/
2005
2007/
2006
I. Tổng diện tích canh tác
562,0
556,30
538,74
9898
96,84
95,86
II. Tổng diện tích gieo trồng
764,04
100
786,5
100
779,75
100
102,94
99,14
102,06
1. Cây lương thực
515
67,4
512,7
65,19
499
63,99
99,55
97,33
96,89
a. Cây lúa
425,0
82,52
42,4
82,69
415,0
83,16
99,76
97,88
97,65
- Lúa chiêm
180
42,35
180
42,45
170
40,96
100
94,44
94,44
- Lúa mùa
245
57,65
244
57,55
245
59,04
99,59
100,41
100
b. Cây ngô
90
17,48
88,7
17,30
84
16,83
98,56
94,70
93,33
2. Cây nông sản thực phẩm
124
16,23
116,5
14,81
113
14,49
93,95
97
91,13
a. Cây sắn
65
52,42
55
47,21
50
44,25
84,62
90,91
76,92
b. Cây khoai lang
45
36,29
45
38,63
45
39,82
100
100
100
c. Rau xanh các loại
14
11,29
16,5
14,16
18
15,93
117,86
109,1
128,57
3. Cây công nghiệp
34
4,45
34,5
4,39
35
4,49
101,48
101,45
102,94
- Cây lạc - đậu
34
34,5
35
4. Cây chè
67,25
8,80
68,77
8,74
69,26
8,88
102,26
100,71
102,98
5. Cây ăn quả
23,79
3,11
54,03
6,87
63,49
8,14
227,11
117,51
266,88
Nguồn: Ban thống kê xã Ngọc Quan
Qua biểu 4 ta thấy cây lúa chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích gieo trồng của xã, năm 2007 tổng diện tích gieo trồng của xã là 779,75 ha thì diện tích lúa là 415 ha chiếm 83,16%. Song diện tích gieo cấy lúa có xu hướng giảm nhẹ nguyên nhân là do bị hạn không gieo cấy được.
Cây ngô diện tích năm 2007 là 84ha giảm 4,7ha so với năm 2006. Nguyên nhân do giá phân bón trên thị trường cao, bà con tính toán không có lãi trong trồng ngô (đặc biệt là ngô đồng trồng ở ruộng lầy thụt thì chi phí về nhân công và phân bón lớn hơn ngô trồng bãi). Cho nên nhiều hộ không gieo trồng ngô mà chuyển trồng một số cây trồng khác.
Diện tích cây nông sản thực phẩm qua 3 năm có sự biến động trong đó cây sắn có sự biến đổi lớn nhất, diện tích trồng sắn ngày bị thu hẹp năm 2005 diện tích trồng sắn là 65ha đến 2007 còn 50 ha giảm 15ha. Nguyên nhân là bà con đã chuyển một phần diện tích trồng sắn sang trồng cây ăn quả (cây bưởi đặc sản Đoan Hùng) và sang trồng chè cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng sắn. Diện tích chè tăng lên năm 2005 là 67,25 ha đến năm 2007 là 69,29 ha tăng 2,04ha. Đặc biệt là diện tích cây ăn quả (cây bưởi đặc sản Đoan Hùng) được khảo nghiệm thành công và đưa vào trồng ở Ngọc Quan theo đúng kế hoạch trong 2 năm 2006, 2007 xã Ngọc Quan đã trồng mới được 37 ha bưởi và đã hoàn thành 100% kế hoạch, đưa diện tích đất trồng cây ăn quả năm 2007 lên 63,49ha.
Ngoài ra trong diện tích cây nông sản thực phẩm thì diện tích rau xanh có xu hướng tăng qua các năm, năm 2005 diện tích là 14 ha đến năm 2007 diện tích là 18 ha tăng 4 ha. Lý do diện tích rau xanh tăng là do giá cả rau xanh trong mấy năm gần đây tương đối cao, giá trị kinh tế trên 1 ha rau xanh đạt 25 – 30 triệu đồng.
Diện tích trồng khoai năm qua thống kê 3 năm diện tích khoai lang vẫn giữ mức ổn định không giảm, vì khoai lang là loại dễ trồng ít tốn phân bón, thích nghi rộng, ít tốn công chăm sóc đặc biệt là mấy năm gần đây ít mưa cho nên khoai lang vụ đông trồng ở chân ruộng lầy thụt lên rất mạnh do không bị ngập úng. Người dân trồng khoai lang lấy dây và củ chăn nuôi gia súc, gia cầm
Nhìn chung: Cơ cấu cây trồng qua các năm đều có sự chuyển dịch, có sự tăng giảm giữa các nhóm cây là loại cây trồng cụ thể song đều phản ánh sự thay đổi của cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng là tất yếu phù hợp với xu thế thị trường và giá trị hàng hoá mà chúng mang lại, cũng như để khai thác hợp lý điều kiện tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên để tăng thêm quỹ đất gieo trồng và hệ số sử dụng ruộng đất trong những năm tới, thì cần cải tạo đưa vào gieo tồng các giống câu trồng cho năng xuất, chất lượng cao có thời gian sinh trưởng ngắn cho thu hoạch sớm.
1.2. Năng xuất, sản lượng các loại cây trồng
Qua biểu 5 ta thấy năng xuất của cây lúa, cây trồng chính của xã năm 2007 đạt 43,95 tạ/ha giảm 10,31% sơ với năm 2006 sản lượng thu hoạch đạt 1823,9 giảm 11,7% so với năm 2006. Nguyên nhân là do diễn biến thời tiết không thuận lợi, hạn hán, sâu bệnh sảy ra trên diện rộng nên năng suất, sản lượng lúa giảm. Tổng sản lượng lương thực đạt 2100,9 tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ. Mắc dù đã tiến hành đưa vào gieo cấy tới hơn 60% diện tích gieo cấy là lúa lai cao sản, năng suất cao như giống: Bồi tạp sơn thanh, Q. ưu 1, nhị ưu 838, nhị ưu số 7 song năm 2007 sản lượng lúa giảm so với các năm trước.
Cây ngô đồng qua 3 năm nhìn chung năng suất ổn định và có xu hướng tăng dần, năm 2005 và 2006 năng xuất đạt 32 tạ/1ha sản lượng đạt 288 tấn, năm 2007 năng xuất đạt 33 tạ/ha tăng 3,13% so với năm 2006. Song sản lượng thu hoạch ngô giảm 2007 đạt 277 tấn giảm 3,82% so với năm 2006. Năng suất cây ngô tăng là do bà con đưa các loại giống ngô mới có năng suất cao vào sản xuất như giống DK4300, DK4900, ngô mỹ 919, 888 song sản lượng giảm là do diện tích cây ngô năm 2007 giảm đi.
Biểu 5: Năng suất, sản lượng các loại cây trồng của xã Ngọc Quan (2005 – 2007)
Loại đất
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tốc độ tăng (giảm %
Năng suất
Sản lượng
N.suất (tạ/ha)
S.lượng (tấn)
N.suất (tạ/ha)
S.lượng (tấn)
N.suất (tạ/ha)
S.lượng (tấn)
2006/2005
2007/2006
2006/2005
2007/2006
1. Cây lương thực
2349,3
2353,7
2100,9
100,18
89,3
a. Lúa
48,5
2061,3
49
2069,9
43,95
1823,9
101,03
89,69
100,42
88,12
b. Ngô
32
288,0
32
283,8
33
277
100
103,13
98,54
96,18
2. Cây nông sản thực phẩm
104,89
a. Khoai lang
49
220,5
50
225
52,5
236
102,04
105
102,04
90,91
b. Cây sắn
90
585
100
550
100
500
111
100
94,01
109,46
c. Rau xanh các loại
133,8
187,3
135
222
135
243
100,89
100
118,52
3. Cây công nghiệp
- Lạc
14
47,6
14,5
50
14,5
50,75
103,57
100
105,40
101,5
4. Cây chè
80
538
80,5
553
82
625
100,62
99,38
102,79
113,01
Nguồn: Ban thống kê xã Ngọc Quan
* Các loại cây nông sản thực phẩm
- Cây khoai lang: Năng xuất và sản lượng tăng qua 3 năm, năm 2007 năng xuất đạt 52,5 tạ/ha tăng 5% so với năm 2006, sản lượng đạt 236 tấn tăng 4,89% so với 2006. Năng suất và sản lượng cây khoai lang tăng vì bà con nông dân đã đưa các loại giống khoai lang tăng sản có năng suất cao vào trồng và diện tích trồng khoai qua 3 năm đều ổn định không thay đổi.
- Cây sắn: Năng suất năm 2006 và 2007 đạt 100tạ/ha tăng 10tạ/ha so với nă 2005 tăng 10%. Song sản lượng giảm năm 2007 đạt 500 tấn giảm 9,09% so với năm 2006 và 14,5% so với năm 2005. Nguyên nhân giảm là do diện tích đất trồng sắn bị thu hẹp chuyển sang trồng chè và cây ăn quả.
- Cây rau xanh: Năng suất rau xanh năm 2006, 2007 đạt 135tạ/ha tăng 1,2% so với năm 2005. Sản lượng rau tăng qua 3 năm đều tăng, năm 2007 sản lượng đạt 243 tấn tăng 9,46 so với năm 2006 nguyên nhân sản lượng rau xanh tăng nhanh là do diện tích trồng rau tăng.
* Cây lạc: Năng xuất 2 năm 2006 và 2007 đạt 14,5tạ/ha, sản lượng qua các năm đều tăng, năm 2007 đạt 50,75 tấn tăng 1,5% so với năm 2006 và tăng 6,6% so với năm 2005. Lý do là bà con đã đưa các loại giống lạc mới cho năng xuất cao vào trồng và đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào gieo trồng lạc (lạc che phủ nilon).
* Cây chè: Năng suất và sản lượng chè qua các năm đều tăng, năng xuất năm 2007 đạt 82 tạ/ha tăng 2,5% so với năm 2005 và 1,8% so với năm 2006. Sản lượng chè năm 2007 đạt 625 tấn tăng 6,1% so với năm 2005và 3,01% so với năm 2006. Cây chè là cây công nghiệp được đảng uỷ chính quyền địa phương coi là cây công nghiệp mũi nhọn có khả năng giúp bà con nông dân trong việc xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu cho nên trong mấy năm nay đặc biệt là từ năm 2008 xã có chủ trương đưa diện tích trồng chè lên khoảng 100 ha trong đó có diện tích mới vào khoảng 25 – 30 ha. Diện tích chè cũ sẽ đưa vào dự án chăm sóc chè AFD.
2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu theo mùa vụ
Biểu 6: Năng xuất và giá trị sản xuất của một số cây trồng
Đơn vi: Tạ/ha. Triệu đồng/ha
TT
Cây trồng
Giá bán (1000đ)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
NS
GTSX
NS
GTSX
NS
GTSX
1
Vụ xuân
- Lúa chiêm xuân
3.5
49,5
17.325
50
17.500
43,5
15.225
2
Vụ hè thu
Lúa mùa chính vụ
3.5
48,3
16.905
49,3
17.255
40
14.000
- Lạc
10
14
14.000
14,5
14.500
14,5
14.500
3
Vụ đông
- Ngô
5
32
16.000
32
16.000
33
16.500
- Khoai lang
2
49
9.800
50
10.000
52,5
10.500
- Rau xanh
2.500
133,8
33.450
135
33.750
135
33.750
Nguồn: Thống kê xã Ngọc Quan
Qua biểu 6 ta thấy: Năng xuất và giá trị sản xuất của rau xanh đạt hiệu quả cao nhất (33 triệu đồng/1 ha) đây là loại cây trồng được bà con nông dân đàu tư sản xuất, thâm canh với quy mô lớn. Các loại rau xanh được đưa vào trồng là súp lơ, cải thảo, cải ngọt và đặc biệt là cây bí đao. Cây bí đao được trồng với tổng diện tích khoảng 10ha cho thu hoạt sản lượng ổn định giá bán hợp lý, đầu ra đảm bảo cho nên mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Cây lúa: Đây là cây trồng chính của xã, giá trị sản xuất đạt 17triệu đồng/1ha.
Giá trị sản xuất vụ hè thu, trà lúa sớm và chính vụ các năm 2005, 2006 đạt trên 16 triệu đồng/ha, năm 2007 nhìn chung giá trị sản xuất của vụ hè thu đều bị giảm đạt 14 triệu đồng/ha.
- Giá trị sản xuất của cây lạc ổn định cho thu nhập khoảng tên dưới 14 triệu đồng/ha.
- Cây ngô: Giá trị sản xuất của cây ngô qua 3 năm đều đạt ở mức 16triệu đồng/1ha. Đây là loại cây trồng chiếm diện tích tương đối lớn của xã trên 80ha,trong những năm tiếp theo Đảng uỷ, UBND xã tiếp tục chỉ đạo tăng diện tích gieo trồng cây ngô lên 100ha. Trong đó đặc biệt là tăng nhanh diện tích gieo trồng cây ngô ngọt.
- Nhìn chung qua biểu năng xuất và giá trị sản xuất của một số loại cây trồng của xã ta thấy: Năng suất các loại cây trồng còn thấp và không ổn định dẫn đến giá trị sản xuất trên 1ha diện tích gieo trồng còn thấp chưa đạt được giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu của mọi ngành sản xuất nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trong đó ngành trồng trọt. Để tối đa hoá lợi nhuận nâng cao giá trị kinh tế trên 1 diện tích đất gieo trồng thì cần phải có sự đầu tư tăng vụ như đưa các loại giống lúa có năng suất, chất lượng cao thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng rộng và chống chịu sâu bệnh cao vào sản xuất, đồng thời phải quan tâm cải tạo đất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh hơn nữa quá trình dồn đổi ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất tập trung có như vậy thu nhập của người dân trên diện tích đất canh tác mới tăng lên, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
3. Thị trường
Thị trường là khâu quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ một ngành sản xuất nào. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp thì vấn đề thị trường, kể cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp là hết sức cần thiết. Hiện nay đối với ngành sản xuất nông nghiệp nước ta vấn đề thị trường còn gặp rất nhiều khó khăn và có nhiều bất cập. Thị trường các sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc trừ sâu giá thành cao và ngày một tăng mạnh dẫn đến chi phí cho một đơn vị diện tích tăng, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Trong khi đó thị trường sản phẩm đầu ra cho ngành sản xuất nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn giá bán thấp và bấp bênh, thường bị tư thương ép giá. cho nên giá trị sản xuất chưa cao, thu nhập của người nông nghiệp còn thấp. Chính vì vậy mà vấn đề tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp là hết sức cần thiết. Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ cho sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như chính sách trợ giá giống, trợ giá phân bón, hay các chính sách khuyến khích mời gọi các doanh nghiệp các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp như chính sách về mặt bằng pháp lý, chính sách miễn giảm thuế để các doanh nghiệp và các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và thu mua các sản xuất nông nghiệp tại gốc để chế biến, người nông dân có thể mua vật tư phục vụ nông nghiệp tại gốc và bán sản phẩm của mình tại nhà máy chế biến. Có giải quyết tốt khâu thị trường cho sản xuất nông nghiệp thì chúng ta mới có thể khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của ngành và qúa trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng sẽ diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.
III. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân
1. Những kết quả đạt được
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã đã góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực làm tăng thu nhập cho người dân góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người nông dân.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã phá vỡ thế độc canh cây lương thực nhất là cây lúa, đã phát triển trồng thêm được nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, có giá tị để đưa nền sản xuất nông nghiệp từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng giúp bà con nông dân dần dần bỏ được tập quán sản xuất lạc hậu, thủ công mà đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng dẫn đến hình thành và bắt buộc quy hoạch được các vùng sản xuất tập trung, chuyên sâu và cải tạo được những giống cây trồng cũ có năng suất, chất lượng kém, sang các loại giống gây trồng mới cho năng suất, chấy lượng cao thời gian sinh trưởng ngắn, do vậy hiệu quả kinh tế cao.
Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa lai cao sản đạt trên 60% diện tích gieo trồng với các giống: Bồi tạp sơn thanh, Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7 năng suất đạt 54ta/1ha chất lượng gạo ngon thay thế các loại giống lúa thuần như: Khang dân, Quy 5năng xuất thất chất lượng gạo chưa cao.
Cây ngô: Các giống ngô được đưa vào trồng đó là: Ngô lai của Thuỵ Sỹ DK 4300, DK 4900, ngô Mỹ 919 vào gieo trồng năng xuất ngày một tăng đạt 33tạ/1ha.
Cây lạc: Các giống lạc lai cao sản, kỹ thuật gieo trồng phủ nilon được đưa vào sản xuất cho năng xuất cao và ổn định, đạt 14,5tạ/1ha.
Rau xanh các loại: Bà con nhân dân đã mạnh dạn đưa các loại giống mới vào gieo trồng cho năng xuất cao đặc biệt là diện tích trồng cây bí đao, dưa chuột ngày một tăng, chính nhờ các loại cây trồng này mà cây trồng của nhiều người dân đã khá lên.
Cây bưởi đặc sản Đoan Hùng: Thực hiện dự án trồng mới 150ha bưởi Đoan Hùng ở 1 số xã của huyện do Sở khao học công nghệ Phú Thọ chỉ đạo. Ngọc Quan là xã nằm trong vùng dự án, trong 3 năm qua đã trồng mới được 37ha bưởi Đoan Hùng. Đây là cây trồng được Tỉnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7764.doc