MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mục lục
Lời mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước
1.1-Khái niệm, vai trò và yêu cầu về cán bộ quản lý
1.1.1- Khái niêm cán bộ quản lý
1.1.2- Vai trò của cán bộ quản lý
1.1.3- Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
1.1.3.1- Yêu cầu về kỹ năng đối với cán bộ quản lý
1.1.3.2- Yêu cầu về phẩm chất cá nhân
1.2- Công tác của cán bộ quản lý
1.2.1- Nội dung công tác của cán bộ quản lý
1.2.2- Phong cách làm việc của cán bộ quản lý
1.3- Tính cấp thiết của việc xây dựng đôi ngũ cán bộ trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng đội ngũ cán bộ ở Trung tâm khai thác vận chuyển Bưu điện Hà Nội
2.1- Đặc điểm tình hình hoạt động của Trung tâm khai thác vận chuyển Bưu điện Hà Nội
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm
2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
2.1.3- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.1.4- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung tâm
a- Tổ chức mạng vận chuyển
b- Tổ chức mạng khai thác
2.2- Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm
2.2.1- Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm
2.2.2- Tình hình công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm từ năm 2005 - 2007
2.3- Mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân và các tồn tại của đội ngũ cán bộ trong Trung tâm
2.3.1- Mặt mạnh
2.3.2- Mặt hạn chế và những nguyên nhân
2.3.3- Những bài học kinh nghiệm cần rút ra
Chương III- Những giải pháp cơ bản xây dựng đôi ngũ cán bộ ở Trung tâm khai thác vận chuyển Bưu điện Hà Nội
3.1- Phương hướng và mục tiêu phát triển của Trung tâm
3.1.1- Phương hướng phát triển chung
3.1.2- Phương hướng và mục tiêu phát triển của Tổng Công ty
3.1.3- Phương hướng và mục tiêu phát triển của trung tâm khai thác vận chuyển
3.2- Những giải pháp để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cán bộ của Trung tâm
3.2.1- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng
3.2.2- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
3.2.3- Đổi mới công tác kế hoạch hóa cán bộ
3.2.4- Đổi mới công tác nhận xét đánh giá cán bộ
3.2.5- Tăng cường công tác kiểm tra
3.2.6- Đổi mới bộ máy làm công tác cán bộ
3.2.7- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.2.8- Xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ quản lý tại Trung tâm
3.3- Các kiến nghị về cơ chế, chính sách để đảm bảo thực hiện các đề xuất có hiệu quả
Kết luận
Tài liệu tham khảo 1
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ở Trung tâm khai thác vận chuyển Bưu điện Hà Nội trong giai đoạn hiên nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sự, đào tạo, thi đua, tổng hợp, thanh tra, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ và hành chính quản trị.
- Phòng kế toán: Là đơn vị quản lý, giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện chức năng quản lý công tác hạch toán kế toán thống kê, công tác tài chính và thông tin kinh tế.
- Phòng kế hoạch: Là đơn vị quản lý, giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện chức năng quản lý về kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản, cung ứng vật tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật.
- Phòng quản lý nghiệp vụ: Là đơn vị quản lý, tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện chức năng quản lý nghiệp vụ, triển khai hướng dẫn thực hiện các qui định thể lệ nghiệp vụ trong nước và Quốc tế, quản lý chất lượng dịch vụ, mạng lưới khai thác, vận chuyển, kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông và báo cáo thống kê nghiệp vụ.
- Phòng tiếp thị bán hàng: Là đơn vị quản lý, giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện chức năng về hoạt động Marketing: Tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng, kinh doanh các sản phẩm dịch vụ Bưu chính, các sản phẩm dịch vụ khác và hợp tác kinh doanh theo sự phân cấp của Công ty.
Khối trực tiếp sản xuất:
- Bưu cục giao dịch: Là đơn vị có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của trung tâm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ Bưu chính – Viễn thông.
- Chi nhánh Bưu chính ủy thác: Là đơn vị có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong lĩnh vực khai thác dịch vụ Bưu chính ủy thác.
- Chi nhánh Datapost: Là đơn vị có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong lĩnh vực tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ Datapost.
- Bưu cục khai thác Bưu phẩm: Là đơn vị sản xuất, có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong lĩnh vực khai thác chia chọn thư, ấn phẩm, ghi số Liên tỉnh và đến tận tuyến phát Nội, Ngoại thành Hà Nội.
- Bưu cục khai thác Bưu kiện: Là đơn vị sản xuất, có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong lĩnh vực khai thác chia chọn Bưu kiện Liên tỉnh và Nội, Ngoại thành Hà Nội.
- Bưu cục Ngoại dịch: Là đơn vị sản xuất, có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong lĩnh vực khai thác bưu phẩm, bưu kiện Quốc tế đi và đến.
- Bưu cục khai thác EMS: Là đơn vị sản xuất, có chức năng khai thác hàng Bưu chính gửi dịch vụ chuyển phát nhanh EMS đi, đến trong nước và Quốc tế (Tháng 01 năm 2006 Bưu cục khai thác EMS đã chuyển sang Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hà Nội ).
- Các đội vận chuyển I, II, III: Là đơn vị có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong lĩnh vực vận chuyển Bưu chính, Phát hành báo chí trên các tuyến đường thư do đơn vị được giao phụ trách.
Khối phụ trợ
- Đội kỹ thuật tin học: Là đơn vị phụ trợ, thực hiện chức năng tổ chức theo dõi, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị dây chuyền khai thác, tin học, điện nước, điều hòa nhiệt độ…. đảm bảo an toàn kỹ thuật, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư được Công ty giao.
- Đội điều độ trung chuyển: Là đơn vị phụ trợ, thực hiện chức năng điều hành sản xuất trong lĩnh vực trung chuyển túi gói bưu chính tại đầu mối khu vực Hà Nội.
- Ban bảo vệ: Là đơn vị phụ trợ, giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện chức năng quản lý công tác an ninh nội bộ, bảo đảm mục tiêu quân sự, tự vệ, phòng chống cháy nổ tại các khu vực thuộc Trung tâm quản lý.
Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khai thác vận chuyển Bưu điện Hà Nội:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khai thác vận chuyển Bưu điện Hà Nội:
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
Khối
khai thác
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG
QUẢNLÝNGHIỆP VỤ
PHÒNG TIẾP THỊ BÁN HÀNG
PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU
TƯ
Khối vận chuyển
Khối phụ trợ
Khối doanh thu cước
ĐỘI VẬN CHUYỂN 1
ĐỘI VẬN CHUYỂN 2
ĐỘI VẬN CHUYỂN 3
BAN BẢO VỆ
ĐỘI KỸ THUẬT TIN HỌC
ĐỘI ĐIỀU ĐỘ TRUNG CHUYỂN
BƯU CỤC GIAO DỊCH
CHI NHÁNH BCUT
CHI NHÁNH DATAPOST
BƯU CỤC KHAI THÁC B. PHẨM
BƯU CỤC KHAI THÁC B. KIỆN
BƯU CỤC KHAI THÁC EMS
BƯU CỤC NGOẠI DỊCH
- * Cơ cấu lao động của Trung tâm;
Tính đến quý II năm 2006 cơ cấu lao động tại Trung tâm được thống kê như sau:
Bảng thống kê lao động
Trình độ
Ngành
Đại học
( Người )
Cao đẳng
( Người )
Trung cấp
( Người )
Sơ cấp
( Người )
1. Viễn thông
10
5
2
2. Kinh tế
32
10
5
3. Điện tử tin học
20
4
2
4. Khai thác
20
5
30
427
5. Chuyên ngành khác
25
12
6
Tổng
107
36
45
427
Tổng số CBCNV là 615 người, trong đó:
- Trình độ Đại học và trên Đại học: 107 người, chiếm 17,4%.
- Trình độ Cao đẳng: 36 người, chiếm 5,9%.
- Trình độ Trung cấp: 45 người, chiếm 7,3%.
- Trình độ Sơ cấp: 427 người, chiếm 69,4%.
Theo số liệu thống kê trên có thể thấy lượng lao động có trình độ sơ cấp chiếm tỷ trọng cao nhất 69,4%, trong khi số lượng lao động có trình độ Cao đẳng chỉ chiếm 5,9%. Như vậy cơ cấu lao động như hiện nay là chưa phù hợp. Trong khi việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ngày càng được chú trọng thì với cơ cấu trên khả năng nắm bắt kịp thời công nghệ mới của đại đa số trong đơn vị sẽ thấp. Rõ ràng điều đó làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để đáp ứng được theo yêu cầu phát triển của xã hội và của ngành. Đội ngũ cán bộ quản lý của đơn vị hiện nay có chất lượng chưa theo kịp tốc độ phát triển và sự thay đổi nhanh chóng về cơ cấu tổ chức, một phần do có trình độ chuyên môn chưa cao, một phần do cách thức quản lý tập trung hành chính còn để lại ảnh hưởng sâu nặng.
Những năm gần đây, đơn vị đã chú trọng nhiều tới công tác nâng cao chất lượng lao động thông qua các hình thức đào tạo, nâng cao chuyên môn, tay nghề.Tuy nhiên hiệu quả đạt chưa được cao, do vậy lao động được đào tạo nâng cao chưa nhiều.
2.1.4- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung tâm khai thác vận chuyển bưu điện Hà Nội
a- Tổ chức mạng vận chuyển.
Trung tâm khai thác vận chuyển là đơn vị đầu mối tổ chức, quản lý khai thác vận chuyển và giao nhận túi gói Bưu chính trên mạng cấp 1 (Liên tỉnh) trực tiếp với các Bưu điện tỉnh trong khu vực. Từ Quảng Bình trở ra hết các tỉnh phía Bắc.
Trao đổi trên mạng Quốc tế qua các cửa khẩu Nội Bài, bằng đường hàng không. Qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan, bằng đường bộ. Qua Singapore bằng đường thủy. Đường thư ôtô chuyên ngành trong nước.
Tính đến nay, Trung tâm khai thác vận chuyển có khoảng 16 tuyến đường thư chuyên ngành cấp I, trong đó có 7 tuyến đường thư tần xuất 2 chuyến/ngày và có 9 tuyến đường thư 01 chuyến/ngày với khoảng 16.000 km xe lăn bánh/ngày. Thực hiện giao nhận với 147 Bưu cục cấp 1,2,3 trên tuyến. Đảm nhận toàn bộ mạng vận chuyển cấp 2 của Tp Hà nội.
- Đường thư bộ đi Quốc tế hiện đang duy trì tuyến đường thư bộ Quốc tế là Hà nội – Bắc Kinh giao nhận qua cửa khẩu Hữu nghị quan 2 chuyến/tuần. Đường thư máy bay hợp đồng với 8 tuyến đường bay của hãng Hàng không Việt nam và 3 hãng Hàng không Quốc tế khác để vận chuyển đi Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và đến các nước trên Thế giới. Sử dụng vận chuyển bằng máy bay tuyến Hà nội - Hồ Chí Minh 2 chuyến/ngày.Tuyến Hà nội - Đà Nẵng 2 chuyến/ngày.
- Đường tàu hoả: Sử dụng tàu Thống nhất T3 và T4 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để vận chuyển bưu gửi cho các tỉnh dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam và ngược lại với tần suất 1 chuyến/ngày. Ngoài ra còn thuê thêm toa Hành lý và toa dịch vụ (HBN) để lưu thoát bưu gửi trao đổi thẳng giữa Hà nội và Tp Hồ Chí Minh bình quân 25 - 30 tấn/ngày.
Ngoài ra Trung tâm còn giao nhận tiếp nối với các Trung tâm tại Quảng Bình, Nha Trang, Buôn Ma Thuột bằng xe ôtô chuyên ngành, tạo nên sự phối hợp khép kín trên toàn mạng lưới.
Do năng lực vận chuyển bằng tàu hoả, đường hàng không giữa hai đầu Bắc - Nam còn hạn chế nên Trung tâm vẫn sử dụng thêm các xe ôtô tải ngoài xã hội để vận chuyển hàng Bưu chính đi thẳng Hà nội - Hồ Chí Minh. Tùy theo khối lượng hàng, trung bình 1 tuần khoảng 4 đến 5 chuyến. Đà Nẵng trung bình 2-3 chuyến/ tuần.
b. Tổ chức mạng khai thác.
- Trao đổi chuyến thư Quốc tế:
+ Đường bay: Bưu phẩm với 75 bưu cục - Bưu kiện với 66 bưu cục.
EMS với 32 bưu cục của 50 trên thế giới và 5 nước GDNet.
+ Đường bộ: Bưu phẩm với 24 bưu cục - Bưu kiện với 58 bưu cục.
- Trao đổi chuyến thư liên tỉnh:
+ Bưu phẩm, bưu kiện với 64 bưu cục cấp 1 và 83 bưu cục cấp 2,3.
+ EMS với 55 bưu cục cấp 1 và 81 bưu cục cấp 2, 3.
+ Thư chuyển tiền với 64 bưu cục cấp 1.
+ BCUT với 64 bưu cục cấp 1 và 83 bưu cục cấp 2.3.
- Trao đổi chuyến thư nội tỉnh: Thực hiện khai thác, chia chọn đóng chuyến thư đến tuyến phát Bưu tá, các bưu cục nội, ngoại thành của thành phố Hà Nội cụ thể như sau:
Thư, ghi số gói nhỏ < 500gr, ấn phẩm < 2kg được chia chọn để đóng chuyển đến 132 tuyến phát bưu tá nội, ngoại thành Hà Nội. Bưu phẩm trên 500gr chia chọn đến 55 bưu cục, Bưu kiện đến 55 bưu cục, Thư chuyển tiền đến 53 bưu cục.
* Năng lực và một số kết quả hoạt động của trung tâm(số liệu năm 2006):
- Về mạng vận chuyển nội địa: Tổ chức khai thác 9 tuyến đường bay trong nước bình quân 3 chuyến/ngày; 3 tuyến đường sắt, 42 tuyến đường thư cấp I sử dụng xe chuyên dùng Bưu chính, trong đó có 26 tuyến có 2 chuyến/ngày; 25 tuyến đường thư nội tỉnh ở ba thành phố lớn là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; với tổng số hơn 27000km xe lăn bánh/ngày; giao nhận trực tiếp với 341 bưu cục đảm bảo 63/64 tỉnh thành, 510/532 huyện, 7.986/9.088 xã có báo nhân dân đọc trong ngày.
- Về mạng vận chuyển quốc tế: Sử dụng cả 3 loại phương tiện vận chuyển, đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không; trao đổi đóng chuyến thư trực tiếp với 67 nước bằng đường bay, 29 nước bằng đường bộ.
- Doanh thu kinh doanh: Cước các dịch vụ Bưu chính Viễn thông năm 2005 là 88,739 tỷ đồng, doanh thu sản phẩm vận chuyển, khai thác, chia chọn là 274 tỉ đồng.
2.2- Thực trạng đội ngũ cán bộ Quản lý của Trung tâm khai thác vận chuyển bưu điện Hà Nội
2.2.1- Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm:
Đội ngũ cán bộ quản lý trong Trung tâm được áp dụng theo danh mục chức danh chuyên môn nghiệp vụ, được Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam ban hành tại quyết định số 377/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 09/11/2001 gồm 168 chức danh. Trong đó có 146 chức danh chuyên môn nghiệp vụ, 22 chức danh chuyên môn kỹ thuật. Trong mỗi nhóm chức năng chuyên môn nghiệp vụ gồm 4 ngạch: Cán sự và kỹ thuật viên, Chuyên viên và kỹ sư, Chuyên viên chính và Kỹ sư chính, Chuyên viên cấp cao và Kỹ sư cấp cao. Trung tâm không được phân cấp sử dụng chuyên viên cấp cao và kỹ sư cấp cao. Sau đây là các chức danh phân loại theo nội dung chức năng nhiệm vụ Trung tâm đang sử dụng:
- Quản lý mạng lưới Bưu chính phát hành báo chí.
- Quản lý các dịch vụ Bưu chính phát hành báo chí.
- Quản lý mạng vận chuyển Bưu chính.
- Quản lý nghiệp vụ Phát hành báo chí.
- Quản lý nghiệp vụ Bưu phẩm bưu kiện.
- Quản lý nghiệp vụ Chuyển tiền và tiết kiệm Bưu điện.
- Quản lý điều hành khai thác thông tin vô tuyến và tin học.
- Quản lý và phát triển tin học.
- Kinh tế Bưu điện.
- Tổ chức cán bộ Bưu điện.
- Đào tạo Bưu điện.
- Lao động tiền lương Bưu điện.
- Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ Bưu điện.
- Bảo hộ lao động Bưu điện.
- Hợp tác quốc tế Bưu điện.
- Thẩm định dự án đầu tư Bưu chính.
- Quản lý dự án đầu tư Bưu chính.
- Thẩm định dự án đầu tư kiến trúc.
- Kế toán Bưu điện.
- Tài chính Bưu điện.
- Kiểm toán Bưu điện.
- Thanh tra Bưu điện.
- Bảo vệ Bưu điện.
- Quản lý khoa học công nghệ Bưu chính.
- Quản lý công nghiệp Bưu chính viễn thông.
- Giá cước, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ Bưu chính Viễn thông.
- Tổng hợp Bưu chính Viễn thông.
- Pháp chế Bưu điện.
Đội ngũ lao động quản lý trong Trung tâm khá đông đảo và được phân nhiều cấp.
- Phân cấp quản lý cán bộ lãnh đạo quản lý tập trung chủ yếu ở cấp Trung tâm
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có tuổi trung bình là tương đối cao.
- Nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý từ đội ngũ chuyên viên, kỹ sư là dồi dào nhưng lại chưa được quan tâm đào tạo bồi dưỡng.
- Tỷ lệ nữ cán bộ quản lý cao ở cấp trung gian, giảm ở cấp lãnh đạo cấp cao và cấp tác nghiệp cấp thấp.
- Trình độ cán bộ quản lý được đào tạo trên đại học thấp. Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ đào tạo dưới bậc đại học còn cao.
- Trung tâm đang trong xu thế trẻ hoá đội ngũ cán bộ, tăng cường tuyển dụng đội ngũ cán bộ được đào tạo chính qui. Trung tâm thực hiện kế hoạch tuyển dụng thường xuyên nhưng từ năm 2004 trở lại đây số lượng tuyển dụng tăng nhanh.
- Trình độ đào tạo của công nhân công nghệ cũng được cải thiện, Trung tâm đang dần ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đặc biệt trong 3 năm gần đây.
Bảng thống kê về số lượng, trình độ lao động cán bộ quản lý trong 3 năm từ 2005 đến 2007:
Loại cán bộ
Đơn vị
tính
2005
2006
2007
Cán bộ lãnh đạo:
- Trên đại học
- Đại học
- Trung cấp
Người
35
2
32
1
42
6
35
1
56
8
48
0
Chuyên viên, kỹ sư:
- Trên đại học
- Đại học
- Cao đẳng
Người
91
1
67
13
105
3
94
8
128
4
119
5
Cán sự, kỹ thuật viên: - Đại học,
- Cao đẳng
- Trung cấp
Người
71
49
12
10
92
62
15
15
155
95
38
22
Công nhân công nghệ: - Đại học
- Trung cấp
- Sơ cấp
Người
158
15
30
113
176
38
40
98
202
57
55
90
Tổng số lao động
Người
355
415
541
Từ số liệu thống kê trên cho thấy:
- Trình độ đào tạo ở các cấp cán bộ lãnh đạo được cải thiện đáng kể. Tồn tại của đội ngũ cán bộ quản lý (thiếu tiêu chuẩn bằng cấp đào tạo) đang dần được khắc phục.
2.2.2-Tình hình công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý từ 2005 đến 2007:
Loại cán bộ
đơn vị
tính
2005
2006
2007
Cán bộ lãnh đạo:
- Đào tạo chuyên môn.
- Đào tạo lý luận c. trị.
- Đào tạo ngắn hạn.
- Đào tạo dài hạn.
- Đào tạo trong nước.
- Đào tạo nước ngoài.
lượt/
người
1
11
12
12
0
16
10
15
1
1
4
8
10
7
1
1
7
Chuyên viên, kỹ sư:
- Đào tạo chuyên môn.
- Đào tạo lý luận c. trị.
- Đào tạo ngắn hạn.
- Đào tạo dài hạn.
- Đào tạo trong nước.
- Đào tạo nước ngoài.
Lượt/
người
33
8
33
8
27
5
106
9
106
9
98
8
223
223
0
116
7
Cán sự, kỹ thuật viên:
- Đào tạo chuyên môn
- Đào tạo lý luận c. trị
- Đào tạo ngắn hạn.
- Đào tạo dài hạn.
Lượt/
người
141
121
20
117
4
148
152
4
142
10
272
116
56
213
3
Từ biểu thống kê trên cho thấy:
- Trong 3 năm gần đây Trung tâm đã có bước đột phá trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý. Điều này chứng tỏ Tung tâm đã nhận thức ra được chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chưa tăng tương xứng với số lượng.
- Trung tâm đã đặc biệt quan tâm đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt và đội ngũ chuyên viên, kỹ sư.
- Các lớp đào tạo nước ngoài chủ yếu là những đợt tập huấn ngắn ngày và đào tạo theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.
2.3- Mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân và các tồn tại của đội ngũ cán bộ trong Trung tâm
2.3.1- Mặt mạnh:
- Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý tăng nhanh đáp ứng kịp thời yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và phục vụ như: Phát triển dịch vụ Bưu chính uỷ thác, Chuyển phát nhanh, dịch vụ Datapost, Chuyển tiền nhanh và siêu nhanh, sản xuất phong bì, tăng tuyến và chuyến thư trong ngày, tiếp nhận hai mạng đường thư nội tỉnh của hai Bưu điện Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đưa vào khai thác hệ thống dây truyền chia chọn tự động tại Trung tâm Khai thác vận chuyển Bưu điện - Hà nội. Một nguyên nhân nữa là sự thuận lợi trong thu hút lực lượng lao động được đào tạo chính qui do sự phát triển chung của toàn ngành Bưu chính Viễn thông.
- Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp được nâng cao cả về chuyên môn và trình độ lý luận chính trị.
- Tốc độ tăng tỉ trọng đội ngũ cán bộ quản lý nhanh hơn tốc độ tăng tổng số lao động toàn trung tâm nhưng mặt khác lại thấp hơn tốc độ tăng doanh thu, điều này cho thấy giá trị sản phẩm dịch vụ của trung tâm có sự cải thiện đáng kể về hàm lượng tri thức và công nghệ.
- Tuổi đời bình quân của đội ngũ cán bộ quản lý được trẻ hoá đã mang lại sự năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trong toàn trung tâm.
- Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ quản lý trong trung tâm có nhiều biến động về chức năng chuyên môn, bắt đầu xuất hiện các chức năng chuyên môn mới như lĩnh vực cơ khí, tự động hoá, Marketing, luật, ngoại thương, điều này cho thấy trung tâm đã triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu mà định hướng phát triển đã đề ra.
- Đội ngũ cán bộ quản lý trong trung tâm đã tuân thủ tốt kỷ luật lao động, một số trường hợp kỷ luật chỉ ở mức khiển trách cảnh cáo trong vi phạm nội qui lao động, không có trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng thể lệ thủ tục nghiệp vụ và pháp luật qui định.
2.3.2- Mặt hạn chế và những nguyên nhân:
- Trước hết là trình độ đào tạo trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và đội ngũ chuyên gia vẫn còn một số trường hợp có cấp đào tạo dưới đại học. Điều này cho thấy hậu quả của cơ chế cũ vẫn còn tồn tại và chắc chắn không khỏi gây ra tình trạng số cán bộ quản lý này không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên trong số cán bộ quản lý cấp chuyên gia này lại nổi lên một số trường hợp trưởng thành từ công nhân, gắn bó lâu năm với Trung tâm, có trình độ hiểu biết rất sâu trong lĩnh vực Bưu chính khó có thể thay thế được (Do có sự hụt hẫng trong đào tạo đội ngũ này của Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông trong giai đoạn 1995 đến 2000).
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển, trong những năm gần đây, trung tâm đã thực hiện tuyển dụng liên tục hàng năm, với số lượng lớn. Đội ngũ cán bộ quản lý này tuy trẻ, khoẻ, được đào tạo chính qui tại các trường Đại học trong nước nhưng lại chưa đủ kinh nghiệm thực tiễn. Mặt khác đội ngũ cán bộ quản lý này được đào tạo ở các trường ngoài ngành đòi hỏi phải có thời gian thích nghi với hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ của trung tâm. Chính vì vậy chất lượng và hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ này trong thời gian qua còn hạn chế về nhiều mặt.
- Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao (Đào tạo trên đại học) có tăng nhưng còn quá khiêm tốn, điều này dẫn đến tình trạng trong trung tâm thiếu hụt những cán bộ khoa học kỹ thuật đầu đàn có khả năng hoạt động độc lập hoặc trực tiếp hoàn tất một nhiệm vụ quản lý theo phương thức tổ chức nhóm dự án, hiện đang là hoạt động quản lý có tính phổ biến phát sinh tại trung tâm.
- Công tác phát triển Đảng trong đội ngũ cán bộ quản lý là rất hạn chế, tuổi đời bình quân của đội ngũ cán bộ quản lý trong trung tâm khi kết nạp Đảng là trên 36 tuổi. Đây cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ.
- Phong cách làm việc còn nặng tính bao cấp, thiếu tính năng động sáng tạo do cơ chế hạch toán phụ thuộc, bù chi đem lại. Mặt khác là công tác phân cấp quản lý cán bộ quá tập trung dẫn đến thủ tục bổ nhiệm cán bộ các cấp là thiếu kịp thời. Khi Tổng Công ty thực hiện triển khai kế hoạch tách Bưu chính ra khỏi Viễn thông, thực hiện hạch toán, không khỏi ảnh hưởng đến tư tưởng làm việc của cán bộ công nhân viên trong trung tâm.
2.3.3- Những bài học kinh nghiệm cần rút ra:
- Ngay từ những ngày đầu thành lập, trung tâm cần thiết phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển lâu dài và đồng bộ, đặc biệt là phải chú trọng hàng đầu đến phát triển nguồn nhân lực, không để xảy ra thiếu hụt cả số và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cho mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
- Cần sớm triển khai có hệ thống, liên tục, không buông lỏng, theo một qui trình khoa học trong xây dựng kế hoạch, qui hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, nhận xét, đánh giá và sử dụng cán bộ.
- Dứt khoát xoá bỏ tư tưởng ỷ lại, bao cấp. Cần thiết phải xây dựng thương hiệu, văn minh trung tâm, tạo môi trường đầy cơ hội thăng tiến bình đẳng, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt đông quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý.
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở TRUNG TÂM KHAI THÁC VẬN CHUYỂN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
3.1- Phương hướng và mục tiêu phát triển của Trung tâm khai thác vận chuyển bưu điện Hà Nội
3.1.1-Phương hướng phát triển chung:
Với chức năng nhiệm vụ được giao, trong định hướng chiến lược phát triển cũng như trong xây dựng kế hoạch trung và ngắn hạn, Trung tâm khai thác vân chuyển luôn phải thực hiện hai hoạt động gắn kết hữu cơ với nhau, đó là: Thực hiện kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông như các doanh nghiệp khác, với mục đích lợi nhuận. Đồng thời phải phát triển sản xuất kinh doanh thực sự là doanh nghiệp Bưu chính, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh dịch vụ Bưu chính. Mặt khác trung tâm phải thực hiện chức năng là một trong những kết cấu cơ bản của hạ tầng thông tin quốc gia, phục vụ tốt nhu cầu thông tin Bưu chính cho các cấp Đảng, chính quyền trong chỉ đạo điều hành nền kinh tế, quốc phòng của đất nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ Bưu chính cơ bản ngày càng cao của các tầng lớp dân cư và toàn xã hội về sử dụng dịch vụ.
Với thực trạng đội ngũ cán bộ trong trung tâm hiện nay, hơn bao giờ hết trong xây dựng tiêu cuẩn chức danh cán bộ quản lý thì ngoài những tiêu chuẩn chức danh theo qui định, cần thiết phải bổ sung các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại cán bộ quản lý như sau:
- Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý trước hết phải là Đảng viên, đã kinh qua hoạt động thực tiễn với hiệu quả công tác cao, thể hiện được năng lực cá nhân và có năng khiếu thực sự. Việc đánh giá đội ngũ cán bộ này cần áp dụng phương pháp thi tuyển thông qua cả lý thuyết và thực hành, đó là: Xây dựng, bảo vệ phương án sản xuất kinh doanh và kết quả thực tiễn triển khai nhiệm vụ cụ thể.
- Đối với đội ngũ chuyên gia phải là đội ngũ có trình độ đào tạo ở bậc đại học và trên đại học, có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng hoạt động độc lập, sử dụng thành thạo và ứng dụng các công cụ tin học viễn thông vào trong hoạt động quản lý được phân giao. Nắm chắc mục tiêu và chiến lược phát triển, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế quản lý của trung tâm. Có năng lực sáng tạo, có hiểu biết đa lĩnh vực để liên kết đa lĩnh vực quản lý vào sản phẩm quản lý, có phong cách văn minh Bưu chính. Trong giai đoạn tới trung tâm cần chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu đàn trên các lĩnh vực chuyên môn quản lý.
- Đối với đội ngũ nhân viên quản lý cần bổ sung và nhấn mạnh kỹ năng văn thư lưu trữ và chuyên môn hành chính, kỹ năng sử dụng các công cụ tin học, ngoại ngữ vào nhiệm vụ quản lý được phân giao.
Các yêu cầu về tiêu chuẩn bổ sung và nhấn mạnh nêu trên phải được thể hiện thành tiêu chuẩn ngay từ khâu tuyển dụng và được đưa vào những điều kiện trong các kỳ thi giữ bậc, giữ ngạch lương và trong các hội thi cán bộ quản lý giỏi hàng năm.
3.1.2- Phương hướng, mục tiêu phát triển của Tổng Công ty:
Ngày 18/10/2001 tại quyết định số 158/2001/QĐ-TTG, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu chiến lược như sau:
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện để toàn xã hội khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã được xây dựng, làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Cung cấp cho toàn xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ Bưu chính Viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông, tin học tới tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Đến năm 2010 số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực.
- Xây dựng Bưu chính Viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn hoạt động có hiệu quả, đóng góp vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
* Về định hướng phát triển Bưu chính, chiến lược đã chỉ rõ: Phát triển Bưu chính Việt nam theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tổ chức tách Bưu chính khỏi Viễn thông, hoạt động độc lập có hiệu quả, cung cấp các dịch vụ đa dạng theo chuẩn quốc tế. Năm 2010 đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 7000 người dân một điểm phục vụ Bưu chính - Viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 3 Km. Đạt chỉ tiêu 100% số xã đồng bằng và hầu hết các xã miền núi có báo đến trong ngày.
Trên cơ sở phân tích đánh giá toàn diện về xu thế toàn cầu hoá, về môi trường cạnh tranh phát triển Bưu chính Viễn thông, đánh giá được thời cơ và thách thức. Nhìn thẳng vào sự thật, phân tích toàn thực trạng hoạt động của Tổng Công ty trong thời gian qua để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Tổng Công ty đã triển khai thực hiện chiến lược bằng các kế hoạch trung và ngắn hạn. Sau đây là các mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển trong kế hoạch 5 năm 2005 - 2010 của Tổng Công ty:
* Về mục tiêu kế hoạch:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm là 8-10%/năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111461.doc