MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH 5
1.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA KINH DOANH 5
1.1.1. Khái quát chung về văn hóa 5
1.1.2. Khái niệm về văn hóa kinh doanh 7
1.1.3. Văn hóa kinh doanh – văn hóa doanh nghiệp 9
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA KINH DOANH 10
1.3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN VĂN HÓA KINH DOANH 11
1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA KINH DOANH 20
1.4.1. Văn hoá kinh doanh là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh 21
1.4.2. Văn hoá doanh nghiệp "tiêu cực" là yếu tố kìm hãm sự phát triển 24
1.5. TÍNH CHẤT “MẠNH”, “YẾU” CỦA VĂN HÓA KINH DOANH. 25
CHƯƠNG 2
NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN 29
2.1. NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN VĂN HÓA KINH DOANH NHẬT BẢN 29
2.1.1. Con người Nhật Bản 29
2.1.2. Những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản 31
2.2. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH NHẬT BẢN 34
2.2.1. Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản 34
2.2.2. Một số mô hình kinh doanh thành công của Nhật Bản 50
2.2.3. Tinh thần Sato 57
CHƯƠNG 3
NHỮNG BÀI HỌC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 64
3.1. THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM 64
3.1.1. Về văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay 65
3.2. BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TỪ VĂN HÓA KINH DOANH NHẬT BẢN 71
3.2.1. Xác định mục đích và phương hướng kinh doanh đúng đắn 71
3.2.2. Dành sự quan tâm hơn nữa đến việc tuyển chọn và đãi ngộ nhân sự 73
3.2.3. Xây dựng một mô hình kinh doanh lý tưởng, năng động và tiến bộ 74
3.2.4. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng 75
3.3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI KINH DOANH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN 76
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
86 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(điều này khác biệt so với văn hóa phương Tây) vì nếu làm như vậy sẽ làm giảm năng suất lao động, gây hại cho công ty. Gìn giữ gương mặt cho nhân viên, phát hiện, động viên những mặt mạnh, trung hòa những mặt yếu là nhiệm vụ bắt buộc của những nhà lãnh đạo Nhật Bản.
Người Nhật cho rằng chỉ nên khiển trách trong những trường hợp sau đây:
Nếu người bị khiển trách có uy tín và được người khiển trách kính trọng.
Nếu người khiển trách có uy tín
Nếu lời khiển trách đưa ra trong không khí hòa hợp, không thô bạo, không gây sự đối đầu.
2.2.1.3. Phát huy tính tích cực của nhân viên
Người Nhật Bản quan niệm rằng trong bất cứ ai cũng tồn tại cả mặt xấu và mặt tốt, tài năng dù ít hay nhiều cũng đều nằm ở mỗi bàn tay. Vì vậy hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quý giá nhất tạo nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của doanh nghiệp “Những nét văn hóa cần chú ý của doanh nghiệp Nhật” ( )
. Như Matsushita Electric – hãng kinh doanh nhất nhì Nhật Bản với hàng điện tử gia dụng mang nhãn hiệu như National, Panasonicđã khẳng định: “Cần phải sản xuất con người trước khi sản xuất sản phẩm. Con người chất lượng mới mong sản phẩm có chất lượng”. Tại hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản, mỗi người lao động đều rất được coi trọng, được đánh giá là một phần của doanh nghiệp giống như một bộ phận trên cơ thể, và họ được tạo những điều kiện tốt nhất để làm việc và sáng tạo. ở Nhật Bản, bình quân hàng năm mỗi lao động đề xuất 60 đến 80 sáng kiến hợp lý hóa, đứng đầu thế giới. Bí quyết là ở chỗ người Nhật thưởng cả những sáng kiến không có hiệu quả (chiếm quá nửa kho sáng kiến của họ). Và cái lý của người Nhật chính là làm sao để thu được vàng mà không mất công tinh luyện Kinh nghiệm đổi mới hoạt động quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản (Phần I) ( –Website Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản.)
.
Giám đốc hãng truyền hình Sharp cho biết cần phải thưởng cho tất cả những ai có sáng kiến, nếu không sẽ làm thui chột niềm say mê của họ. ở hãng chúng tôi, nhiều người sau hàng loạt thất bại đã có những phát minh vô cùng quý giá, mang lại một nguồn lợi khổng lồ cho hãng. Mazda là một công ty xe hơi lớn thứ ba ở Nhật, một trong 10 công ty xe hơi hàng đầu thế giới, mỗi năm xuất xưởng chừng 10 triệu xe các loại. Sự thành công của Mazda là tôn trọng tính sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm của nhân viên. Công ty đã triển khai hoạt động kiến nghị hợp lý hóa, bình quân mỗi người một năm đưa chừng 30 kiến nghị. Từ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật hay người bán hàng đề rút ra bài học cho mình từ việc làm này.
Người lao động Nhật Bản vốn có ý thức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc, hơn nữa họ lại được công ty coi trọng và khuyến khích nên đã củng cố lòng trung thành của họ với công ty. Họ có tinh thần trách nhiệm rất cao với công việc của mình. Một khi có quyết định thuyên chuyển làm việc tại nơi khác họ luôn sẵn sàng đi cho dù phải chia tay với gia đình trong một thời gian dài. Với tinh thần trách nhiệm như thế, người Nhật không bao giờ tự hài lòng mà luôn cố hết sức để đạt được kết quả cao hơn nữa, và họ coi vận mệnh của công ty như chính vận mệnh của mình. Doanh nghiệp và người lao động cùng phấn đấu vì sự sống còn và lớn mạnh của công ty.
2.2.1.4. Tổ chức sản xuất năng động, độc đáo
ở Nhật Bản, các doanh nghiệp lớn chiếm không đến 2% trong tổng số doanh nghiệp, còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả. Đó là liên kết hàng ngang giữa những công ty mẹ nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của công ty thành viên, tăng sức cạnh tranh vào thị trường lớn và trước đối thủ quốc tế. Dưới mỗi công ty mẹ là vô số công ty con liên kết theo chiều dọc phát huy lợi thế tương đối của mọi thành viên, khai thác thị trường tại chỗ, thích nghi nếu kinh tế biến động. Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn cơ động trong sản xuất, độc đáo trong kỹ thuật chế biến, có khả năng cải thiện chất lượng, giảm giá thành và khai thác mặt hàng mới để luôn luôn tồn tại và phát triển “Những nét văn hóa cần chú ý của doanh nghiệp Nhật” ( )
.
Về nghệ thuật quản lý của các doanh nghiệp Nhật Bản, bí quyết nằm trong 7 chữ “ S ” như đã được tổng kết trong cuốn sách “Nghệ thuật quản lý Nhật Bản” của Đại học Havard và Đại học Stanford Kỹ xảo kinh doanh của các công ty Nhật Bản – NXB Văn hóa thông tin (2004), 230
.
Chiến lược (Strategy): Kế hoạch hoặc phương sách phân phối tài nguyên có hạn để đạt tới mục tiêu dự định.
Kết cấu (Structure): Chỉ phương thức tổ chức là phân quyền hay tập quyền, trọng thị nhân viên trực tuyến hay trọng thị nhân viên tham mưu, tức là đặc trưng của cơ cấu tổ chức.
Chế độ (Systems): Chỉ việc thông tin trong nội bộ được truyền đi ra sao, tức trình tự báo cáo và sắp xếp thứ tự quy định, hình thức hội nghị
Nhân viên (Staff): tình trạng tổ chức và quản lý toàn bộ thành viên trong nội bộ doanh nghiệp.
Tác phong (Style): Nó biểu thị toàn bộ tác phong, phong cách của doanh nghiệp, hành vi của người lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong quá trình đạt tới mục đích.
Kỹ năng (Skills): Chỉ sở trường của doanh nghiệp và nhân vật chủ chốt của nó, khả năng họ đối phó với đối thủ cạnh tranh.
Mục tiêu cao nhất (Superoddinate goals): Nó là ý nghĩa trong đại hoặc quan niệm chỉ đạo của một xí nghiệp muốn truyền tới các thành viên, bao gồm tinh thần, mục đích và quan niệm về giá trị cộng đồng; là mục tiêu phấn đấu của một doanh nghiệp và các thành viên của nó chứ không chỉ là thành quả kinh doanh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng 3 chữ “ S ” cứng: chiến lược, kết cấu, chế độ; càng coi trọng hơn 4 chữ “ S ” mềm: nhân viên, tác phong, kỹ năng, mục tiêu cao nhất; đồng thời 7 chữ “ S ” dung hợp lại hình thành một mạng có sức mạnh bởi sự tương hỗ, dựa dẫm vào nhau giữa các chữ “ S ” ấy. Đó chính là bí mật thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản trên thị trường quốc tế.
2.2.1.5. Xí nghiệp như một cộng đồng sinh sống
Đặc trưng này có lẽ xuất phát từ tích cách của người Nhật, đó là tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết. Và nét văn hóa này đã tạo cho các công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên. Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh concũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Và vì làm việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty.
Về phía người lao động, họ cũng coi công ty – nơi họ dành 1/3, thậm chí là 1/2 thời gian trong ngày như là ngôi nhà thứ hai của mình, coi môi trường làm việc cũng chính là môi trường sống của mình, vì thế họ sẵn sàng làm việc hết sức mình để cùng xây dựng ngôi nhà chung, xây dựng một môi trường sống tốt đẹp. Chính tinh thần này đã tạo nên nguồn nội lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Soichiro Honda - Chủ tịch tập đoàn Honda - là một người lãnh đạo luôn quan tâm tới từng nhân viên của mình. Đối với tất cả mọi người, ông luôn đối xử như người trong gia đình. Đặc biệt từ kinh nghiệm bản thân, ông khuyến khích và động viên những người không có đủ bằng cấp nhưng có khả năng thực sự. Với ông, cơ hội là như nhau với mọi nhân viên. Kết quả làm việc là trên hết chứ không phải là bằng cấp. Soichiro Honda làm việc không mệt mỏi và ông cũng đã truyền được tinh thần đó cho mỗi người làm tại Tập đoàn Honda. Đó chính là một nguồn sức mạnh vô hình, giá trị tinh thần to lớn không gì so sánh được, đó cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên thành công và sự trường tồn của tập đoàn cho đến ngày nay.
2.2.1.6 Chế độ tuyển dụng suốt đời.
Đây là đặc điểm nổi bật nhất của chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự của Nhật Bản. Theo ông A. Urata, văn hóa truyền thống của Nhật Bản, do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trưng. Đó là những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Mỗi năm, vào đầu tháng 4 (bắt đầu năm tài chính của Nhật) những người nhân viên trẻ tuổi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của họ. Họ là những thanh niên rất trẻ, vừa mới ra trường và qua một cuộc thi tuyển đầu vào rất khắt khe. Khi mới vào, họ sẽ được tạo điều kiện để được huấn luyện, học tập trong khoảng 2 – 3 tháng. Và rồi họ sẽ làm việc ở công ty đó cho đến lúc về hưu mà không hề nghĩ ngợi gì đến việc thay đổi chỗ làm việc. Lương của họ sẽ tăng dần theo thâm niên, cho dù trình độ có chênh lệch thì cũng không hề gì. Bởi các doanh nghiệp Nhật Bane đều tìm kiếm những người biết hòa hợp với tập thể, hòa mình vào cái chung và biết làm việc với tập thể chứ không phải những cá nhân xuất chúng.
Thế nhưng, cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội, ngày nay “chế độ tuyển dụng suốt đời” không còn là tư tưởng chủ đạo của người dân Nhật nữa. Giới trẻ Nhật Bản ngày nay không còn mong muốn làm việc suốt đời cho một công ty nữa. Bởi vì nếu như vậy thì để tìm kiếm sự thành đạt và chức vị có khi họ phải mất cả cuộc đời. Họ có xu hướng muốn tìm và thử sức ở những môi trường khác nhau nhằm tìm ra một môi trường mà họ có thể phát huy tối đa năng lực cũng như thỏa mãn những khát vọng của tuổi trẻ.
2.2.1.7. Tư tưởng Kaizen và 5S trong tinh thần văn hóa kinh doanh Nhật Bản
Tư tưởng Kaizen và 5S là tư tưởng chủ đạo của hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản. Bắt đầu từ những điều rất đơn giản, những nỗ lực cải tiến môi trường lao động hàng ngày không mệt mỏi, những thay đổi nhỏ mà đôi khi chúng ta cũng không nhận thấy và không mất nhiều công sứcsau một thời gian, chúng ta sẽ tạo ra một thế giới mới, những thay đổi và tiến bộ vượt bậc, đem lại sự thành công và lớn mạnh cho công ty - đó là nội dung tư tưởng Kaizen và 5S.
2.2.1.7.1. Tư tưởng Kaizen
* Tìm hiểu về Kaizen
Trong tiếng Nhật, Kaizen có nghĩa là cải tiến, những cải tiến mà không cần phải chi phí tài chính lớn, là việc liên quan đến tất cả mọi thành viên từ ngài giám đốc cho đến người công nhân, mang tính ý thức chung. Kaizen theo cách của Nhật Bản đó là những cải tiến nhỏ trong đời sống hàng ngày, được thực hiện liên tục. Chìa khóa của Kaizen là việc thực hiện liên tục và không bao giờ ngừng. Đây là một phương pháp có trình tự và linh hoạt đối lập với cách thức của người phương Tây, luôn vứt bỏ mọi thứ đi và bắt đầu bằng những thứ mới.
Kaizen có nhiều phương thức khác nhau. Đầu tiên và phổ biến nhất đó là làm thay đổi quy cách làm việc của người thợ để công việc của anh ta thêm năng suất, hiệu quả, an toàn, giảm đi sự mệt mỏi trong công việc. Để người công nhân thấy được ý nghĩa của việc cải tiến hãy mời anh ta hợp tác, để anh ta thực hiện với sự giúp đỡ của những người đồng nghiệp hoặc sự hỗ trợ từ nhóm Kaizen.
Bước thứ hai đó là việc cải tạo lại các máy móc, trang thiết bị như là việc sắp xép thiết bị sao cho thuận, dễ sử dụng.
Bước thứ ba đó là những thay đổi về các trình tự, thủ tục trong công việc. Những công việc trên có thể sắp xếp, phối hợp trong một kế hoạch Kaizen có quy mô.
Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên nên xem xét lại một cách toàn công việc để kiểm tra hiện trạng đang diễn ra, từ đó có một nhận xét sẽ thực hiện và thực hiện từng nào để có thể tốt hơn được. Khi giai đoạn này được thực hiện xong, mức độ chuẩn sẽ có những thay đổi phù hợp.
Không thế chấp nhận để cho bất kì cá nhân nào được thay đổi hình thức, quy cách, những tiêu chuẩn cho những Kaizen mang tính giả tạo. Hầu hết những Kaizen được thực hiện bởi tập thể, những nhóm cải tiến, không kể vị trí, chức vụ của những người tham gia. Các ý tưởng Kaizen luôn được khuyến khích đề xuất. Những đề xuất đó sẽ được xem xét, bàn bạc bởi một hội đồng có thẩm quyền. Những ý tưởng khả thi sẽ được thưởng phụ thuộc vào lợi ích mà ý tưởng đó mang lại cho tập thể. Những ý tưởng cải tiến có thể sẽ là một câu trả lời cho một vấn đề được đưa ra bởi hội đồng Kaizen hoặc đó có thể là những ý tưởng phát sinh một cách tự nhiên.
Đặc điếm chính của Kaizen:
Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc
Tập trung nâng cao năng suất và thỏa mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm lãng phí.
Triền khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo.
Đặc biệt nhấn mạnh vào hoạt động nhóm
Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu.
Thường trong các công ty, nhà máy có hai cách tiếp cận để nâng cao năng suất:
Cách tiếp cận từng bước – Kaizen
Cách tiếp cận mang tính đột phá - Đổi mới.
Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như mọi cán bộ công nhân viên.
Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong một thời gian dài. Thực tế, các công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có sự tham gia của nhân viên vì các chương trình này nằm trong tầm kiểm soát của các cán bộ quản lý. Kaizen ít tốn kém hơn là đầu tư mới. Nó nâng cao chất lượng công việc, nó ghi nhận sự tham gia của nhà quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động.
Các nhà quản lý phương Tây tôn sùng đổi mới. Đổi mới là sự đột phá về công nghệ hoặc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới. Đổi mới mang tính đột phá và gây tác động mạnh còn Kaizen thì dần dần và tinh tế, kết quả không nhìn thấy ngay. Trong khi Kaizen là một quá trình liên tục thì đổi mới thường là hiện tượng tức thời. Kaizen thường được tiến hành theo từng bước nhỏ với ý thức của một tập thể thì sự đổi mới thường được tiến hành theo những bước lớn và chạy theo những tiến bộ công nghệ. Kaizen chỉ dựa vào những cố gắng cơ bản còn đổi mới lại lấy đầu tư làm căn bản. Kaizen luôn xem xét các trình tự, quá trình để đối chiếu kết quả với mục tiêu đề ra còn đổi mới chỉ chú trọng đến kết quả.
* Các bước thực hiện Kaizen nơi làm việc
Các bước thực hiện Kaizen tuân thủ theo vòng PDCA. Từ bước 1 đến bước 4 là P (plan - kế hoạch), bước 5 là D (do - thực hiện), bước 6 là C (check - kiểm tra) và bước 7, 8 là A (action - hành động khắc phục hoặc cải tiến). Các bước thực hiện Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liêu. Các bước thực hiện Kaizen được tiêu chuẩn hóa như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Bước 2: Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu
Bước 3: Phân tích dữ liệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ
Bước 4: Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu
Bước 5: Thực hiện biện pháp
Bước 6: Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp
Bước 7: Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn
Bước 8: Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo
* Lợi ích của việc áp dụng Kaizen
- Tích lũy các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn (góp gió thành bão)
- Giảm các lãng phí, tăng năng suất
- Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến
- Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết
- Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí.
- Xây dựng nền văn hóa công ty.
Những lợi ích từ việc áp dụng nguyên lý Kaizen cơ bản mang lại hết sức đa dạng. Nó nhấn mạnh đến ý thức tập thể, hướng đến chi phí hợp lý, luôn luôn có những sự điều chỉnh mang tính thực tiễn đồng thời có cả những hoài bão trong công việc. Mỗi một thành viên trong nhà máy, công ty phải ý thức, phải hiểu được tầm quan trọng của Kaizen và phải luôn nỗ lực cho việc Kaizen.
2.2.1.7.2. Triết lý 5 S
* 5S là gì ?
5S là một triết lý bao trùm nhưng lại như là một phương thức kết hợp hết sức đơn giản. Nó là một trong những phương thức cơ bản của Kaizen gồm có năm nội dung là những quy tắc và kỷ luật cơ bản để quản lý hiệu quả công việc.
Quản lý tốt là điều kiện tiên quyết cho sự cải tiến không ngừng. 5S đơn giản không chỉ là cách thức để duy trì mọi thứ một cách trật tự mà còn đưa ra một sự duy trì cơ bản để kiểm tra và đóng góp vào sự việc cải tiến.
5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ quan điểm: nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn.
Vậy 5S là gì ?
* 5S là chữ cái đầu của các từ: 整理 整頓 清楚 清潔 仕付
=> Theo tiếng Nhật là: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”
=> Theo tiếng Việt là: “sàng lọc” , “sắp xếp”, “sạch sẽ”, “săn sóc”, và “sẵn sàng”.
=> Theo tiếng Anh là: “ SORT”, “SET IN ORDER”, “STANDARDIZE”, “SUBTAINT” và “SELF-DISCIPLINE”
SEIRI (sàng lọc) là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc
SEITON (sắp xếp) là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễ dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng
SEISO (sạch sẽ) là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường mỹ quan tại nơi làm việc.
SEIKETSU (sự duy trì) là liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc bằng Seri, Seiton và Seiso.
SHITSUKE (sẵn sàng) là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc
* ý nghĩa của hoạt động 5S
5S là một trương trình nâng cao năng suất rất phổ biến ở Nhật Bản và dần dần trở nên phổ biến ở các nước khác.
5S xuất phát từ nhu cầu :
- Đảm bảo sức khỏe của nhân viên
- Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc
- Tạo tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
- Nâng cao năng suất
Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiệc các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình. Ví dụ, trong phân xưởng, người quản lý sẽ cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhân là “đây là công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”, “máy móc của tôi”. Từ đó người lao động sẽ dễ dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành “công việc của mình” một cách tốt nhất.
* Lợi ích của 5S
Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn
Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến
Mọi người trở nên có kỷ luật hơn
Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc
Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn
Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình
Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn
Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM
Cải tiến Năng suất ( P – Productivity)
Nâng cao Chất lượng (Q – Quality)
Giảm Chi phí (C – Cost)
Giao hàng đúng hạn (D – Delivery)
Đảm bảo An toàn (S – Safety)
Nâng cao Tinh thần (M – Morale)
Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hòa đồng của mọi người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc.
* Vì sao hầu hết các công ty Nhật Bản tham gia thực hiện 5S
- 5S có thể áp dụng đối với mọi loại hình tổ chức và mọi quy mô doanh nghiệp
- 5S có thể áp dụng đối với doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào: sản xuất, thương mại hay dịch vụ.
- Triết lý của 5S đơn giản, không đòi hỏi phải biết các thuật ngữ khó
- Bản chất mọi người đều thích sạch sẽ, thoải mái và sự ngăn nắp tại nơi làm việc.
Trong khi các công ty không áp dụng 5S thường gặp những vấn đề sau:
Có rất nhiều những thứ không cần thiết và chúng không được sắp xếp gọn gàng
Di chuyển các đồ vật mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến các hoạt động khác, không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng các khu vực làm việc
Lãng phí thời gian, công sức trong phần lớn các công việc
Tồn tại nhiều sai sót trong công việc
Nhiều công việc phải làm lại, giao hàng luôn chậm trễ và phải làm ngoài giờ nhiều
Tồn kho nguyên liệu, bán thành phầm quá nhiều và mất nhiều thời gian xếp dỡ
Thiết bị văn phòng, trang thiết bị sản xuất bẩn, diện tích bỏ không, tỷ lệ máy móc không hoạt động cao.
Sàn nhà, tường, cửa sổ, thiết bị chiếu sáng bẩn, bám bụi, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
Nơi làm việc không an toàn dẫn đến nhiều tai nạn, sự cố xảy ra
Những nơi công cộng (phòng ăn, tủ đồ đạc, nhà vệ sinh) không sạch sẽ
Tinh thần làm việc của công nhân kém
Người lao động không tự hào về công ty và công việc của mình
* Mục tiêu chính của chương trình 5S
5S là một phương pháp rất hiệu quả để huy động con người, cả tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất doanh nghiệp
Những mục tiêu chính của chương trình 5S
Xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi người tại nơi làm việc
Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người
Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế
Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến
* 4 yếu tố cơ bản để thực hiện thành công 5S:
1. Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hình thành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện
2. Bắt đầu bằng đào tạo: đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của 5S, cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện là khởi nguồn của chương trình. Khi đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong các hoạt động 5S
3. Mọi người cùng tự nguyện tham gia: Bí quyết thành công khi thực hiện 5S là tạo ra một môi trường khuyến khích được sự tham gia của mọi người
4. Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn: Thực hiện chương trình 5S là sự lặp lại không ngừng các hoạt động nhằm duy trì và cải tiến công tác quản lý.
* Các bước áp dụng 5S
Bước 1: Chuẩn bị, xem xét thực trạng
Bước 2: Phát động chương trình
Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh
Bước 4: Bắt đầu bằng Seiri
Bước 5 : Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày
Bước 6 : Đánh giá định kỳ
Trên đây là những đặc trưng rất cơ bản trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản, và cũng là chìa khóa của những thành công thần kỳ của các doanh nghiệp Nhật Bản ở trong nước và trên thị trường thế giới. Với những mục tiêu và phương hướng như thế, cộng với sự kiên trì, bền bỉ, phấn đấu không ngừng của mỗi cá nhân và tập thể, các doanh nghiệp Nhật Bản đã tạo nên những điều kỳ diệu. Chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể một số mô hình kinh doanh thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản để thấy được vai trò của nền văn hóa kinh doanh vững mạnh đối với sự thành công của doanh nghiệp.
2.2.2. Một số mô hình kinh doanh thành công của Nhật Bản
2.2.2.1. Sony – luôn đổi mới để chiến thắng
Ngày nay, nhắc đến cái tên Sony thì hầu như gia đình nào cũng biết. Đó là một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới về mặt hàng điện tử. Ra đời đầu tiên vào ngày 7 tháng 5 năm 1946 với cái tên “Tokyo Tsushin Kogyo” và đến tháng 6 năm 1957 thì tên của công ty được đổi thành Sony. Đầu những năm 1990, doanh thu của Sony là 8 tỉ USD. Đến năm 1996 là 46 tỉ USD và năm 2002 là 56 tỉ USD. Hiện nay SONY Corporation đang có gần 50 nghìn nhân viên với 30 chi nhánh sản xuất chủ yếu hoạt động tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sau khi đạt được doanh số hàng tỉ USD, Morita đã quyết định tập trung vào những khoản đầu tư và chiếm lĩnh thị trường mới. Năm 1988, Sony đã mua lại CBS Records với giá 2 tỉ USD, và tiếp sau đó là niềm tự hào của công nghiệp điện ảnh Mỹ – “Columbia Pictures” – với giá 3,4 tỉ USD. Sony và những nhân vật sáng lập nó đã đi vào lịch sử với tư cách các “tư tưởng gia” cho nền kinh tế mới của Nhật Báo điện tử Sài Gòn giải phóng (3/7/2005)
.
Tinh thần Sony
Trong lời thuyết minh quảng cáo của Sony có một đoạn ca từ ghi lại “Tinh thần Sony” như sau:
SONY là khai phá
Nó giống như một cửa sổ rộng mở
Hướng về thế giới của mọi thứ chưa biết
Sung mãn khí thế và thanh xuân!
Gặp khó khăn
Mọi người không dám đối đầu
Tìm lối vòng qua mà đi
Thì SONY dũng cảm xông lên, thẳng tiến
Khai phá ra những lĩnh vực mới
Công việc, sinh hoạt, yêu cầu, mong mỏi
Đều không ngừng sáng tạo, dũng cảm hướng tới
Đó chính là SONY của chúng tôi
Đó chính là những người lao động của SONY!
Tinh thần Sony, đó là tinh thần dám nghĩ dám làm, khai sông mở núi, tìm tòi, khám phá công nghệ cao nhất, giàu sáng tạo độc đáo, lấy thế giới làm đối thủ, khiến cho mọi người tiêu dùng trên thế giới phải khâm phục sản phẩm của Nhật Bản Kỹ xảo kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản – NXB Văn hóa thông tin (2004), 31
. Tinh thần này còn được đúc kết thành phương châm: “Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta”.
Công ty Sony đã dựa vào tinh thần như vậy mà tìm tòi, sáng tạo, không ngừng đổi mới. Trong 10 năm từ năm 1955 đến 1965, công ty đã sản xuất ra đầu tiên trên thế giới loại máy thu thanh bán dẫn, máy ghi âm từ năm 1965 đến năm 1975 lại đưa ra những sản phẩm hiện đại như vô tuyến truyền hình màuHọ không chỉ giỏi trong chiếm lĩnh thị trường mà còn không ngừng tạo ra thị trường, tạo ra nhu cầu mới mỗi khi đưa ra sản phẩm mới. Theo thống kê, tỷ lệ sản phẩm mới đưa ra thị trường của Sony là cao nhất thế giới, bình quân mỗi ngày đưa ra 4 loại sản phẩm mới, mỗi năm đưa ra 1000 loại sản phẩm mới, trong đó 800 loại l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2376.doc