Ở những xã gần đường quốc lộ, gần thị tứ, thị trấn và thành phố, là những xã đang trong quá trình chuyển mạnh sang kinh tế thị trường và cũng tiến mạnh trong quá trình đô thị hoá, nhu cầu về đất ở tăng nhanh. Mặt khác, tại những xã này, dân cư có mức thu nhập cao hơn, năng lực chuyển đổi kinh tế của các hộ gia đình cũng lớn hơn. Ở những địa phương này sự giao lưu kinh tế, xã hội cũng phát triển, dân cư có nhiều mối quan hệ với dân đô thị, nên khả năng tập trung các nguồn đầu tư cho đô thị hoá cũng mạnh hơn. Đến lượt mình, chính những điều mà đã tạo ra ở đây một nhu cầu về đất đô thị lớn đột biến thậm chí hình thành những cơn sốt về đất đô thị hoá. Rốt cuộc là giá đất đô thị hoá tăng vọt. Tại những xã này, việc bán đất diễn ra mạnh nhất và tạo ra nguồn tài chính chủ yếu cho phát triển hạ tầng.
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những vấn đề lí luận và thực tiễn huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nguồn lực trong dân trước đây mà thôi. Một thời gian trong quá trình diễn ra sự chuyển đổi và trước đó trong thời kinh tế suy thoái, khủng hoảng, việc huy động các nguồn lực trong dân là giảm đi đáng kể, hoặc không có, vì vậy, từ năm 193, sự khôi phục lại việc huy động các nguồn lực trong dân, cố nhiên gây ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tăng bột phát về việc huy động các nguồn lực trong dân. Thực ra, việc huy động các nguồn lực trong dân giờ đây chỉ là tiếp tục một tiến trình trong lòng một nền sản xuất, kinh tế chậm phát triển mà thôi. Trước đây là giữa các thành viên và cộng đồng thôn làng, sau đó giữa các xã viên và hợp tác xã nông nghiệp và giờ đây là giữa dân và chính quyền. Cái nền chung của ba loại hình huy động này là nền kinh tế - xã hội chậm phát triển.
Không có những số liệu cần cho sự so sánh giữa ba thời kỳ của cùng một tiến trình và một phương thức, song cũng có thể nhận thấy mức huy động của những thời kỳ này là khá trùng hợp. Thời kỳ hợp tác hoá, quỹ dành cho phúc lợi công cộng trong thu nhập của hợp tác xã từ 5% - 10% tuỳ từng xã. Ngoài nguồn huy động trực tiếp từ thu nhập của hợp tác xã, hàng năm hợp tác xã còn huy động một lượng không đáng kể sức lao động của xã viên. Loại huy động này không quy ra giá trị được, tuy là một lượng khá lớn. Tính ra, một xã viên (tuỳ độ tuổi lao động) một năm đóng góp lao động chung cho xã hội (nghĩa vụ) từ 20-30 ngày công. Và trong hợp tác xã, thì lao động dành cho xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng được huy động nhiều gấp đôi như vậy. Nếu quy ra giá trị, mức huy động cũng lên tới 15-20% tổng thu nhập. Ở đây, tuồng như mức huy động có một hằng số cho một nền kinh tế chậm phát triển và cả trong giai đoạn chuyển đổi: Để phát triển hạ tầng và thoả mãn những nhu cầu công cộng, người dân phải dành ra một khoảng đóng góp tối đa mình có thể, vào khoảng từ 10-20% thu nhập.
Thứ hai, thời kỳ 1993, cùng với sự khôi phục lại thế cân bằng cho sự phát triển, tức là phương thức phát triển dựa trên cơ sở hộ gia đình và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thì nhu cầu về dịch vụ công cộng và hạ tầng kinh tế - xã hội cũng tăng lên đáng kể. Đến lượt mình nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có dịch vụ công cộng và hạ tầng trong kinh tế - xã hội thích ứng và thúc đẩy việc huy động các nguồn thu trong dân tăng lên.
Thứ ba, cơ chế thị trường trong giai đoạn khởi phát có những thúc đẩy ở một số xã việc tăng cường xây dựng hạ tầng. Đến lượt mình tăng cường xây dựng hạ tầng có tác dụng dây chuyền đến việc tăng nhu cầu thu góp trong dân lên.
Thứ tư, cũng cần nhấn mạnh rằng, việc xây dựng hạ tầng trong thờigian qua cũng có một bước tiến về cấp độ công trình. Với các công trình ở cấp độ cao hơn: đường rải nhựa, trường học, trụ sở kiên cố, cao tầng… không thể hoặc không chủ yếu tiến hành trực tiếp bởi lao động thủ công của người dân nông thôn, mà thường phải thuê các công ty xây dựng đường, các đội xây dựng chuyên nghiệp. Ở đây đã hình thành quan hệ bên A, bên B. Bên B, để có việc làm, tức nhận được các công trình xây dựng cơ bản, thường ứng một phần vốn đầu tư ra, rồi bên A sẽ trả sau. Đây là một kiểu tín dụng. Kiểu tín dụng này đã có tác dụng kích thích nhu cầu xây dựng hạ tầng ở nông thôn. Trên thực tế vốn đi vay, chiếm tới 20-25% vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đòi hỏi nhiều vốn ở nông thôn. Các xã đã lợi dụng quan hệ tín dụng này để có vốn phát triển hạ tầng, rồi sau huy động đóng góp của dân trả dần. Có thể nói, quan hệ tín dụng A-B, đã là một kích thích đáng kể đến việc phát triển hạ tầng ở nông thôn, và gián tiếp thúc đẩy việc tăng cường thu.
Thứ năm, nguyên nhân thứ nhất chỉ ra sự tăng cường vai trò của Nhà nước cấp xã, nhất là sự chuyển giao chức năng phát triển từ hợp tác xã nông nghiệp sang cấp chính quyền xã ở nông thôn, tự nhiên đã tăng nguồn thu từ sự đóng góp của dân trong ngân sách xã lên. Nhưng còn một nguyên nhân khác là, cùng với sự thăng tiến của đời sống nói chung, của phát triển kinh tế nói riêng đã tăng nhanh nhu cầu xây dựng hạ tầng ở nông thôn một cách đángkể. Một là, sau một thời gian chiến tranh kéo dài, thêm vào đó cũng một thời kỳ dài trong cơ chế bao cấp, đời sống của dân nông thôn ở vào một trạng thái khó khăn, nếu không nói là ở vào mức nghèo khổ về vật chất, vì thế, đổi mới, mở cửa, kinh tế thị trường đã tạo ra một sự tăng đột ngột về cầu các hàng hoá dịch vụ công cộng: mặt khác, tâm lý muốn được hưởng thụ sau chiến tranh cũng kích thích cầu về những hàng hoá, dịch vụ công cộng tăng lên. Đặc biệt là, một số hoạt động văn hoá, xã hội truyền thống, việc học hành, chữa bệnh, tiêu thụ hàng hoá bị giảm đi đáng kể trong thời kỳ chiến tranh và thời kỳ suy thoái, nay trong bối cảnh hoà bình, đổi mới, các hoạt động và nhu cầu hưởng thụ văn hoá được khôi phục và tăng lên nhanh chóng. Sự tăng lên của những nhu cầu này, đã thúc đẩy nhu cầu về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tăng lên nhanh chóng. Hai là, với kinh tế thị trường và hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, một động lực kinh tế mới được hình thành trong nông thôn. Động lực kinh tế này dã đẩy sản xuất nói riêng, hoạt động kinh tế xã hội nói chung tăng lên mạnh mẽ. Nhất là kinh tế hàng hoá phát triển đã tạo ra nhu cầu về giao lưu hàng hoá, cung cấp năng lượng điện đã đặt việc phát triển hệ thống thành một sự cấp thiết. Ba là, nhu cầu tăng lên về hạ tầng kinh tế - xã hội không chỉ về mặt lượng, mà cả về mặt chất. Ta biết rằng, trong khuôn khổ của kinh tế chậm phát triển, ngay cả thời kỳ hợp tác hoá, thì hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn cũng ở một cấp độ rất thấp. Hệ thống đường giao thông trong xã, chủ yếu là đường đất nâng cấp để cho xe cải tiến đi; trường học, trạm xá và các công trình xây dựng khác như trụ sở, hội trường, sân phơi, nhà kho, chuồng trại… Cũng chỉ là những công trình xây dựng cấp 4; Hệ thống thuỷ nông là mương máng bằng đất; chưa có điện và hệ thống thông tin điện thoại, truyền hình… Với hệ thống hạ tầng ở cấp độ thấp này, các hợp tác xã có thể đảm nhận xây dựng trực tiếp bằng những nguồn lực vốn của mình và kinh phí xây dựng cũng rất thấp. Trái lại, hệ thống hạ tầng được xây dựng trong thời gian vừa qua, mặc dù chưa hoàn toàn vượt khỏi khuôn khổ một nền kinh tế và xã hội chậm phát triển, song đã có một sự phát triển đáng kể, đạt một cấp độ cao hơn thời kỳ hợp tác hoá một cấp độ. Đó là một hệ thống đường giao thông được rải nhựa, hoặc lát bê tông, xây gạch, thấp cũng là đường cấp phối: hệ thống xây dựng là trường học, trạm xá, trụ sở, hội trường, được xây dựng kiên cố cao tầng. Đặc biệt, trong thời kỳ này, trong hệ thống hạ tầng, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc đồng thời đã được xây dựng ở hầu khắp các xã. Đây là một hệ thống hạ tầng, có kinh phí xây dựng lớn, đòi hỏi tiến hành xây dựng trong một thời gian tập trung bởi các đội xây dựng chuyên nghiệp. Chính cấp độ cao của hệ thống hạ tầng được xây dựng trong thời gian qua là một nhân tố quyết định đến việc tăng đột ngột các nguồn thu trong dân.
Khảo sát ở một số địa phương cho thấy đầu tư cho xây dựng hạ tầng ngày một tăng lên.
Theo kết quả tổng hợp của UBND tỉnh Thái Bình ngà 29/7/1997, chỉ tính riêng nguồn thu về xây dựng hạ tầng nông thôn (chưa kể thuỷ lợi, bưu điện, nước sạch nông thôn) từ 1991-1996 lên tới 1.277 tỷ đồng, chưa kể công lao động. Bình quân 1 xã khoảng 4,6 tỷ. Kinh phí cần cho một hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh của một xã trung bình của đồng bằng Bắc Bộ khoảng 4-5 tỷ đồng. Nếu thêm hệ thống nước sạch và chất lượng cấp độ của các hạng mục công trình trong hệ thống kết cấu hạ tầng đạt cao thì cần tới 8-10 tỷ đồng. Hệ thống điện làm mới, với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cần 3-4 tỷ đồng cho mỗi xã, và đường rải nhựa đủ tiêu chuẩn cũng cần 3-4 tỷ đồng. Nhưng chỉ đối với mức đầu tư như trong thực tế, theo mức của Thái Bình đầu tư thì gần 5 tỷ đồng cho 1 xã, cũng đã là một lượng đầu tư lớn. Mức đầu tư này tất phải bổ vào người dân.
Có thể nói, phát triển đột biến trong xây dựng hạ tầng là một nguyên nhân quyết định làm tăng nhanh chóng các khoản đóng góp của dân nông thôn.
Tình hình trên đây mới cho ta thấy mối quan hệ giữa các nguồn thu khác nhau hình thành nên nền tài chính của cấp xã. Tình hình này khắc hoạ một nét tiêu biểu: từ năm 1993 trở đi việc chính quyền xã bắt đầu việc thu các khoản đóng góp trong dân và đóng góp của dân vào ngân sách xã ngày một tăng lên. Sự tăng lên nhanh chóng và đặc biệt việc thu góp các nguồn lực trong dân như vậy có nguyên nhân chính trực tiếp là tăng đầu tư xây dựng hạ tầng ở nông thôn, còn nguyên nhân sâu xa là sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội trong nông thôn sau thời kỳ đổi mới. Đến đây ta đi sâu phân tích xem việc tăng thu góp các nguồn lực trong dân như vậy mang tính chất gì và có tác dụng ra sao đến sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
Điểm nhận xét đầu tiên là kinh phí cho xây dựng hạ tầng ở nông thôn khá đa dạng, gồm nhiều nguồn khác nhau gộp lại. Các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng ở nông thôn trong thời gian qua gồm có: a) Công trợ (ngân sách cấp trên hỗ trợ); b) quỹ hợp tác xã nông nghiệp; c) đi vay ngân hàng, vay dân; d) nợ bên B; e) tiền cấp bán đất công ích; g) huy động các nguồn lực trong dân. Thứ hai, điều đáng chú ý là, đầu tư xây dựng hạ tầng ở nông thôn không chỉ là nguồn lực ở trong dân, mà có sự tham gia đầu tư của Nhà nước. Ta biết được rằng sự phát triển hạ tầng trong nông thôn với khuôn khổ thôn làng trước đây, chỉ là công việc của cộng đồng thôn làng; còn trong thời kỳ hợp tác hoá, thì cơ bản là từ sức lực của nông dân do hợp tác xã thống nhất quản lý và huy động. Nhà nước chỉ đầu tư những công trình ở cấp độ lớn, có tác dụng trong một phạm vi rộng lớn, còn hạ tầng trong thôn xã vẫn là do thôn xã thực hiện. Với những nguồn tài chính cho phát triển hạ tầng ở nông thôn như thế này, trong thực tế đã hình thành nên nhiều mô hình xây dựng hạ tầng ở nông thôn. Những mô hình này khác nhau ở cách thức tìm kiếm các nguồn tài chính cho việc xây dựng hạ tầng của mình. Thứ ba, việc tiến hành xây dựng hạ tầng ở nông thôn đã vượt quay mô cộng đồng thôn làng; Việc phát triển hạ tầng ở nông thôn được mở rộng ra quy mô cấp xã. Phát triển hạ tầng ở nông thôn được diễn ra ở hai cấp có quan hệ mật thiết với nhau: cấp thôn làng và cấp xã. Trong thời kỳ hợp tác hoá, như trong trường hợp hợp tác xã ở quy mô thôn, thì giữa hợp tác xã và thôn có sự đồng nhất, cả về nội dung, thì giữa hợp tác xã và thôn có sự đồng nhất, cả về nội dung, lẫn địa giới hành chính, khi hợp tác xã mở ra quy mô xã, thì sự đồng nhất vẫn được duy trì ở nội dung kinh tế. Nhưng ở đây giữa xã và làng có quan hệ giữa thiết chế hành chính và thiết chế cộng đồng.
Với tính cách là một đơn vị trong hệ thống hành chính, làng được gọi là thôn, và nó được quản lý theo pháp luật. Ở đây, người dân của mỗi làng là những công dân được quản lý theo hệ thống hành chính. Nhưng với tính cách là cộng đồng, làng là đơn vị xã hội hoàn chỉnh của nông thôn, trong đó diễn ra mọi sinh hoạt, kinh tế, xã hội của người dân nông thôn theo những quy tắc được quy định ở hương ước. Do có hai tính cách này, làng và xã có quan hệ mật thiết với nhau song lại có tính độc lập tương đối. Đây là một đặc điểm rất đáng chú ý trong việc phát triển nông thôn Việt Nam ở một chừng mực nhất định là ở vùng đồng bằng sông Hồng, khu Bốn cũ và ở duyên hải miền Trung. Trong sự phát triển hạ tầng nông thôn, ở đây nảy sinh quan hệ về quản lý các nguồn thu hay sự huy động các nguồn lực trong dân và việc đầu tư phát triển hạ tầng giữa làng và xã. Trong hệ thống hành chính, xã là đơn vị cơ sở, là một cấp tài chính, còn thôn chỉ là đơn vị nhỏ hơn, không phải là cấp ngân sách độc lập. Bởi vậy, các nguồn thu thuộc ngân sách, là do xã quản lý và chi tiêu. Trái lại, ở thôn không phải là cấp ngân sách, nên về nguyên tắc, thôn chỉ là đơn vị quản lý hành chính dân sự mà không phải là cấp quản lý các nguồ thu và chi. Tuy nhiên, với tính cách là một cộng đồng, các làng lại là một đơn vị cơ sở xã hội nói riêng, có thể và cần phải chăm lo cho đời sống cộng đồng, trong đó có việc tự tạo ra và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của làng. Như vậy, việc tiến hành xây dựng hạ tầng ở nông thôn được tiến hành ở hai cấp, cấp xã và cấp thôn, nghĩa là có hai tính chất, nhà nước và cộng đồng.
Việc xây dựng hạ tầng trong các làng là công việc chủ yếu của các làng, do từng làng tự tổ chức từ huy động vốn sức lao động, đến việc thi công, xã chỉ là người tư vấn, hỗ trợ, nên các khoản đóng góp này không nằm trong các khoản thu vào ngân sách xã, bởi vậy, tổng nguồn thu cho xây dựng hạ tầng ở nông thôn phải lớn hơn những nguồn lực mà xã đã huy động vào ngân sách từ nguồn đóng góp của nhân dân. Việc phát triển hạ tầng truyền thống là do các làng tiến hành, trong những năm qua truyền thống này vẫn duy trì. Nhưng điểm đáng nhấn mạnh ở đây là quy mô phát triển hạ tầng đã vượt khỏi quy mô thôn, và được mở ra quy mô xã. Tương ứng với quy mô phát triển này là cấp quản lý của sự phát triển ở nông thôn gầy đây là chính quyền xã. Sự hiện diện của cấp chính quyền xã, với tính cách là người quản lý toàn bộ sự phát triển hạ tầng ở nông thôn trong phạm vi một xã, thể hiện Nhà nước đã thực sự thực hiện vai trò của mình trong việc phát triển hạ tầng ở nông thôn. Đây là một trong những điểm mới trong việc phát triển hạ tầng ở nông thôn Việt Nam.
Thứ tư, hợp tác xã cũng là một đơn vị tham gia tạo vốn đầu tư xây dựng hạ tầng ở nông thôn. Ở những nơi, hợp tác xã có nhiều vốn không chia, hoặc khi chuyển đổi có nhiều tài sản, do đó vốn của hợp tác xã là còn khá lớn. Có hợp tác xã, vốn có tới hàng tỷ đồng. Thêm vào đó, hàng năm, các hộ nông dân còn phải nộp sản cho hợp tác xã theo đầu vào, vì thế, ở một số hợp tác xã tiềm lực kinh tế là khá mạnh. Bởi vậy, các hợp tác xã đã tham gia đóng góp vốn cho ngân sách xã để đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn.
Thứ năm, Quan hệ tín dụng cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng trong phát triển hạ tầng ở nông thôn. Đây là một điểm mới đáng chú ý trong phát triển hạ tầng trong thời gian qua. Trước đây, sự phát triển hạ tầng ở nông thôn được tiến hành trên quan hệ hiện vật, trực tiếp của kinh tế tự cung tự cấp. Bằng nguồn lực vốn có là sức lao động và nguồn vật liệu tại chỗ, dân còn tham gia tiến hành xây dựng hạ tầng cho mình. Sự xuất hiện của quan hệ tín dụng trong việc phát triển hạ tầng, thể hiện tính chất thị trường của sự phát triển và đã có một vai trò đáng kể trong việc cung cấp nguồn tài chính để phát triển hạ tầng ở nông thôn. Ở tỉnh Nam Định nguồn đi vay lên tới trên 10% tổng nguồn thu ngân sách cấp trên hỗ trợ cho xã. Ở một số huyện, nguồn đầu tư cho xây dựng hạ tầng ở nông thôn, lại dựa một phần lớn vào nguồn vốn đi vay. Chẳng hạn, huyện Xuân Trường, trong nguồn huy động từ đóng góp của dân cho xây dựng cơ sở hạ tầng năm 1996 là 21.676 triệu đồng, thì nguồn đi vay là 7.396; năm 1997, tổng số tiền huy động từ đóng góp của dân là 14.327 triệu, đi vay là 6.752 tỉệu (có số liệu là 10.800 triệu). Huyện Hải Hậu, năm 1997, tổng só tiền huy động từ dân cho xây dựng hạ tầng là 14.500 triệu, thì quỹ đi vay cho xây dựng hạ tầng là 3.079 triệu, vay bên B là 10.415 triệu. Có thể nói, quan hệ tín dụng đã trở thành một cơ sở của việc phát triển hạ tầng trong thời gian qua ở nông thôn.
Các xã trong tỉnh Thái Bình có số tiền vay cho xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. Đến ngày 31 - 7 - 1997 tổng số tiền các xã nợ trong xây dựng hạ tầng lên tới 245,2 tỷ. Bình quân một xã nợ gần 1 tỷ; bằng 25% giá trị các công trình hạ tầng xây dựng trong thời gian từ 1999 lại đây. Trong các khoản nợ này, nợ dân khoảng trên 65 tỷ, nợ các chủ thầu 80 tỷ, nợ ngân hàng thương mại, và kho bạc khoảng trên 42 tỷ. Có thể nói, hạ tầng ở Thái Bình được tạo dựng là dựa một phần đáng kể vào quan hệ tín dụng.
Thứ sáu, vốn cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội trong thời gian qua có một nguồn chủ yếu là tiến cấp bán đất, mà chủ yếu là bán đất công ích. Việc bán đất công ích xét về luật pháp là một điều sai rất nghiêm trọng. Việc bán đất công ích có rất nhiều nguyên nhân thúc đẩy. Nhưng hiển nhiên, nguyên nhân trực tiếp là cái người ta mạnh dạn cho phép vượt quyền, vượt cả quy định của pháp luật là bán đất công vì mục tiêu tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng ở nông thôn. Xét ở một yếu tố kinh tế, trong khuôn khổ kinh tế thị trường, thì xét cho cùng, việc bán đất cũng là cách tạo nguồn tài chính công tập trung cho công cuộc xây dựng hạ tầng. Ở đây việc bán đất công chẳng qua là một sự chuyển hoá từ đất thành hạ tầng mà thôi. "Đổi đất lấy hạ tầng" có thể xem là một phương thức tạo nguồn tài chính cho phát triển hạ tầng. Nguồn tài chính cho phát triển hạ tầng từ bán đất là khác nhau rất nhiều tuỳ từng vùng, từng xã. Nhìn chung, qua thống kê, nguồn kinh phí từ đất công ích theo quy định của Luật Đất đai 1993 là không đáng kể. Ở cả nguồn thu của các xã từ quỹ đất công ích chỉ có 3,9%,. Riêng của tỉnh Nam Định, nguồn thu từ đất công ích cho phát triển hạ tầng cũng chỉ nhỉnh hơn mức chung, khoảng 5% so với tổng kinh phí xây dựng hạ tầng ở nông thôn. Có nhiều mô hình về nguồn thu cho xây dựng cơ bản: Mô hình xây dựng hạ tầng chủ yếu dựa vào bán đất; Mô hình vừa dựa vào bán đất và vừa dựa vào huy động các nguồn lực khác; Mô hình chủ yếu dựa vào huy động các nguồn lực trong dân; Mô hình dựa vào quan hệ bên ngoài…
Mô hình xây dựng hạ tầng chủ yếu dựa vào bán đất:
Ở những xã gần đường quốc lộ, gần thị tứ, thị trấn và thành phố, là những xã đang trong quá trình chuyển mạnh sang kinh tế thị trường và cũng tiến mạnh trong quá trình đô thị hoá, nhu cầu về đất ở tăng nhanh. Mặt khác, tại những xã này, dân cư có mức thu nhập cao hơn, năng lực chuyển đổi kinh tế của các hộ gia đình cũng lớn hơn. Ở những địa phương này sự giao lưu kinh tế, xã hội cũng phát triển, dân cư có nhiều mối quan hệ với dân đô thị, nên khả năng tập trung các nguồn đầu tư cho đô thị hoá cũng mạnh hơn. Đến lượt mình, chính những điều mà đã tạo ra ở đây một nhu cầu về đất đô thị lớn đột biến thậm chí hình thành những cơn sốt về đất đô thị hoá. Rốt cuộc là giá đất đô thị hoá tăng vọt. Tại những xã này, việc bán đất diễn ra mạnh nhất và tạo ra nguồn tài chính chủ yếu cho phát triển hạ tầng.
Khảo sát ở một số xã, cho thấy, chẳng hạn xã Phù Khê, Tiên Sơn, Bắc Ninh, bán 7 suất đất, mỗi suất 120m2, với giá 60.000.000đ/1 suất đã thu về được 420.000.000đ; mở rộng thổ cư cho 42 hộ dẫn dân, thu về 1.800.000đ. Với số tiền trên 2 tỷ đồng, sau khi nộp lên tỉnh, xã đa xcó tiền xây trường học kiên cố, nâng cấp trạm xá, dân không phải góp tiền. Tại xã Khắc Niệm từ 1993 - 1995, tiền bán đất thu về khoảng 1.700.000.000đ, nộp lên tỉnh 400.000.000đ còn 1.300.000.000đ đủ tiền xây dựng trường học, trạm xá, dân không phải đóng góp. Xã Bình Dung, Gia Lương, Bắc Ninh bán một số diện tích cho dân làm nhà, với số tiền 600.000.000đ dùng vào việc xây trụ sở, hội trường, dân không phải đóng góp.
Tỉnh Thái Bình có 288 xã thì 260 xã giao đất trái thẩm quyền, cấp đất trái phép, thực chất là bán đất. Tổng số tiền thu về giao bán đất khoảng 140 tỷ. Chúng tôi cho rằng số tiền này là thấp xa so với thực tế. Vì theo số liệu báo cáo giá đất bán lại thấp hơn giá đất cấp. Số đất giao đúng thẩm quyền ở Thái Bình là 753.358m2, số tiền bồi hoàn 77.061.268.000đ; trong khi đó, đất bán 2.882.112m2, số tiền thu về lại chỉ có 72.382.678.000đ. Nhưng với số liệu chưa chính xác này, thì số tiền bán giao đất làm nhà ở bình quân cho 1 xã cũng đã lên tới gần 600.000.000đ. Với giá đất ở xã Đồng Xuân, trên đường 10, từ thị xã Thái Bình đi Hải Phòng, giá 100m2 đất, khoảng 40.000.000 - 80.000.000đ thì 100 suất đất, xã đã có thể thu về khoảng 5-6 tỷ đồng. Với số tiền này, dân trong xã hầu như không phải nộp tiền về xây dựng hạ tầng trong xã, trong thôn.
Mô hình phát huy nội lực, kết hợp với khai thác các nguồn bên ngoài.
Đây là những xã đặc biệt, thường là những xã được chọn làm điển hình cho phong trào, hoặc do những hoàn cảnh đặc biệt, được nhận đầu tư của những dự án của nước ngoài.
Xã Nhật Tựu là một xã của huyện Kim Bảng, điều kiện cho phát triển kinh tế gần với những xã thuần nông, độc canh lúa nước của vùng chiêm trũng Hà Nam, là khó khăn. Thêm vào đó, xã Nhật Tựu lại ở bên cống Nhật Tựu, trong những năm qua nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng. Tỉnh, huyện quyết định lấy xã Nhật Tựu làm xã điểm, cho rằng, nếu ở đây phát triển được hạ tầng thì các nơi khác cũng sẽ làm được. Để khắc phục nguồn nước, nhà nước đầu tư làm hệ thống nước sạch bán hiện đại ở đây.
Tổng kinh phí xây dựng hạ tầng ở Nhật Tựu từ 1993-1998 là 7.900.000đ. Trong đó:
- Nhà nước: 900.000.000đ;
- Đầu tư nước ngoài (Nhật): 3.000.000.000đ;
- Bán đất: 2.400.000.000đ
- Dân đóng góp: 1.600.000.000đ
Nhờ một nguồn vốn tổng hợp, xã đã tạo ra được một hệ thống hạ tầng khá tốt
- Một hệ thống nước sạch bán hiện đại;
- Một hệ thống trường học kiên cố, hiện đại;
- 2,7 km đường rải nhựa và đường thôn xóm lát gạch.
- Một hệ thống đường điện
1) Kinh phí và các nguồn góp cho làm hệ thống nước sạch.
Tổng kinh phí: 2tỷ; gồm các khoản:
- Vốn Trung ương cấp: 500.000.000đ;
- Huyện tỉnh cấp: 300.000.000đ
- Vay ngân hàng: 800.000.000đ
- Dân góp: 400.000.000đ
Bình quân một hộ góp 200.000đ cho làm nước sạch
2) Làm 2,7km đường nhựa hết 597.000.000đ
- Huyện: 33.000.000đ;
- Bán đất: 294.000.000đ;
- Dân góp: 270.000.000đ.
* Làm đường thôn và xóm do thôn và xóm tiến hành Xã hỗ trợ cho thôn 50%; xóm 30%, lấy từ tiền bán đất còn lại là từ nguồn đóng góp của dân.
3) Trường học: 3.900.000.000đ
- Đầu tư của Nhật (ODA): 3.000.000.000đ;
- Bán đất: 900.000.000
Huyện Đại Lợi tỉnh Quảng Nam:
Đây là mô hình phát triển hạ tầng ở nông thôn cấp xã nhờ đầu tư mới phát triển và có sự đầu tư của Nhà nước.
1) Viện trợ quốc tế: Viện trợ không hoàn lại của UNDP cho xây dựng các công trình thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng hạ tầng điện 35KV, 15KV, có hệ thống máy biến thế để cung cấp điện đến hộ gia đình. Dự án trên bắt đầu tư năm 1990, kết thúc năm 1997: Kinh tế phí do UNDP tài trợ: 19 triệu USD, gồm 6 triệu USD cho thuỷ lợi; 6 triệu USD cho hệ thống điện; 6 triệu USD cho hệ thống giao thông và 1 triệu USD cho chi phí chung.
2) Kinh phí của Nhà nước Việt Nam: Ngân sách Trung ương và tỉnh đảm nhiệm chi phí đền bù, di chuyển giải phóng mặt bằng, xây dựng hồ chứa nước Kẻ Sáu.
3) Huy động nguồn lực trong dân:
Xã huy động dân đóng góp cho xây dựng trường học. Mỗi năm, tiến hành xây dựng cho 2 xã. Qua 8 năm các xã, huyện đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trường lớp cho học sinh. Tổng kinh phí khoảng 8 tỷ đồng.
Kết quả sau 8 năm, huyện Đại Lộc đã có một hệ thống hạ tầng khá phát triển, gồm:
1) Thuỷ lợi: Chuyển hệ thống tưới tiêu dựa vào bơm nước, sang hệ thống tưới tiêu tự chảy. Cải tạo đồng ruộng: chuyển ruộng mấp mô, bậc thang thành ruộng bằng phẳng. Nhờ kết hợp thuỷ lợi với cải tạo đồng ruộng nên đã chuyển được 500 ha ruộng từ 1 vụ hoặc 2 vụ thành ruộng 3 vụ/năm.
2) Giao thông nông thôn: Xây dựng và nâng cấp được 13km đường nhựa; 20 km đường cấp phối, 196km đường liên xã, liên thôn, đường nội đồng của 16 xã trong huyện cải tạo và mở rộng đường đất cho xe cơ giới có thể đi được. Xây dựng mới 3 cầu, 1 phà tự hành qua sông: 700m cầu nhỏ và cống theo đường giao thông được xây dựng mới, hoặc nâng cấp đường ô tô đã tới tất cả các xã trong huyện.
3) Điện: Xây dựng hệ thống đường điện 35KV, 15KV và các trạm biến áp, trung chuyển từ các xã đồng bằng lên các xã miền núi, tới hộ tiêu dùng điện, đưa xã có điện từ 60% trước khi thực hiện dự án, lên 100% xã có điện, với 82% số hộ có điện, đồng thời cung cấp đủ điện cho công tác tưới tiêu, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong toàn huyện với chất lượng cao. Cụ thể, 7 xã đồng bằng 100% hộ dân dùng điện, 8 xã trung du miền núi số hộ dùng điện từ 40 - 90%. Chỉ 1 xã vùng cao số hộ dùng điện mới đạt 10%.
4) Trường học: Xây dựng được 57 trường học và tiểu học kiên cố chủ yếu là trường ở 16 xã trong huyện, xoá được nạn tạm, học ba ca trước đây.
5) Thông tin liên lạc: Xây dựng 282km đường cáp thông tin, 100% xã thị trấn đã có điện thoại tới trung tâm xã với 1000 máy điện thoại.
Mô hình xây dựng hạ tầng chủ yếu dựa vào việc huy động các nguồn lực trong dân.
Với những xã năng lực kinh tế của xã là trung bình hoặc khá, năng lực cộng đồng, năng lực quản lý của cấp xã khá, nếu không có điều kiện bán đất hoặc bán đựơc ít đất, việc phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở những xã này, chủ yếu là dựa vào sự huy động đóng góp của dân. Tại huyện Hải Hậu, từ 1992 - 1997, trong tổng số kinh phí đầu tư cho hạ tầng, nguồn huy động từ dân chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong số dân góp, thì 80% là dân trực tiếp góp, còn khoảng 20% là vay, dân góp trả sau. Đặc biệt năm 1997 nguồn đi vay, dân góp trả sau là chủ yếu. Trường hợp xã Đồng Hoá Huyện Kim Bảng - Hà Nam giữa dân góp và ngân sách Nhà nước, bán đất (ngân sách xã), đi vay, là gần tương đương. Tức huy động trong dân trực tiếp hơn 50%; nếu cả trả nợ do dân phải góp trả dần, thì phần đóng góp của dân lên tới 70%. Có thể xem Đồng Hoá là loại xã không gần thị tứ, đường giao thông, song có bán đất, bởi vậy nguồn tài chính chủ yếu cho phát triển hạ tầng là nguồn lực huy động từ trong dân.
Ở tỉnh Thái Bình, tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng ở nông thôn cấp xã là 1288 tỷ đồng, trong đó d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những vấn đề lí luận và thực tiễn huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.docx