Theo ông Võ Anh Tài, Giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, với những lợi thế riêng - dù ít, Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn có điều kiện để sáng tạo và tổ chức các loại hình tour lưu trú dài ngày cho du khách trong và ngoài nước khám phá những nét văn hóa sống động của mình. Đó có thể là loại hình homestay kết hợp tham gia công việc đồng áng theo kiểu “một ngày làm nông dân Nam bộ”. Du khách có thể cùng chăm sóc vườn, tham gia tát nước bắt cá, bắt cua. như những nông dân thực thụ. Cũng có thể phát triển các tour du thuyền có nghỉ đêm, kết hợp các sinh hoạt như đi thuyền chèo vào các kênh, rạch hoặc thăm vườn trái cây, nhà dân, làng nghề. trên các cù lao.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, ông Tài cho rằng một trong những việc cần làm ngay là phải có chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân sự chuyên nghiệp. Mọi ý tưởng khai thác dịch vụ, đầu tư, marketing. để thu hút khách đều xuất phát từ con người và để biến ý tưởng thành hiện thực cần phải có những người thực hiện chuyên nghiệp. Như hiện nay, theo lời ông Khanh: “Lực lượng làm du lịch chưa tới 50% học qua trường lớp”. Và điều quan trọng, theo ông Dũng: “Cần lưu ý rằng, hình ảnh, lợi ích và sự dị biệt hóa phải là sự cảm nhận của du khách, chứ không phải của các quan chức hay các nhà quảng bá du lịch”.
Mới đây, Bộ Nội vụ đã chính thức có quyết định cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm đảm nhận các công việc như quảng bá cho ngành du lịch và xây dựng hình ảnh chung của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đào tạo và huấn luyện cán bộ, phối hợp hoạt động giữa các địa phương. Tuy vậy, vẫn khó đặt hết sự kỳ vọng vào ban chấp hành hiệp hội nếu như đó vẫn là những con người thiếu chuyên nghiệp!
29 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những vấn đề về kinh tế du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ còn được ví như “đô thị miền sông nước”. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước. Trước tiên, du khách đến công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu. Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ.
Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan chợ nổi Cái Răng - chợ mua bán trên sông, một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Từ tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là “cây bẹo”. Người mua chỉ cần nhìn vào “cây bẹo” là biết ngay ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự với những người gọi là “dân thương hồ” - quanh năm, họ lấy sông nước làm bầu bạn. Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở Thành phố Cần Thơ như: cồn Khương, cồn Ấu... Sau một ngày thư giãn cùng sông nước, du khách nghỉ chân ở nhà hàng, khách sạn “hạng sao” như: Ninh Kiều, Golf, Quốc Tế, Victoria...
1.1.3. Nền du lịch xanh, văn hóa cổ
Sẽ là một thiếu sót nếu du khách đến thành phố Cần Thơ mà không tham quan vườn cây ăn trái. Do được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp hầu hết các loại cây ăn trái vùng nhiệt đới. Hiện nay, Cần Thơ có nhiều khu sinh thái vườn và vô số vườn cây gia đình lúc nào cũng đón mời khách lạ. Đến đây, du khách thực sự hít thở bầu không khí trong lành mặc tình thư thả dạo chơi trong vườn cây bóng mát. Những lúc mỏi chân, du khách đong đưa trên chiếc võng hoặc “nhào vô” tát đìa bắt cá nướng trui...
Du khách có thể ngủ đêm tại các khu nhà rong xinh xắn hoặc qua đêm tại nhà những người dân mến khách. Hãy đến vườn cò Bằng Lăng, du khách có dịp chứng kiến những buổi hoàng hôn từng đàn cò trắng chao nghiêng tìm về tổ cũ. Vườn cò rộng hơn 2ha nhưng có hơn 250 ngàn con cò và nhiều loại chim quý sinh sống. Tour sinh thái khám phá đất Cần Thơ để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng. Ngoài ra, du khách được dịp biết 9 di tích trên địa bàn thành phố đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa truyền thống như: chùa, đình, chợ cổ Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy, tuyến lộ vòng cung... Tìm hiểu các làng nghề truyền thống và những nét sinh hoạt độc đáo của 3 dân tộc Việt - Hoa - Khmer. Du khách cũng không quên loại hình đờn ca tài tử dặt dìu trên sông làm say lòng người viễn xứ.
1.1.4. Du lịch Cần Thơ không ngừng phát triển
Với tiềm năng sẵn có, trong những năm qua, ngành du lịch thành phố Cần Thơ luôn nỗ lực để níu chân khách tham quan, không xa nữa, thành phố Cần Thơ sẽ là trung tâm du lịch. Hệ thống siêu thị, dịch vụ đã hoạt động rất hiệu quả như: Metro, Maximark, Coopmart, Citimart... luôn cung cấp đủ hàng hóa và trò vui chơi để phục vụ tốt khách du lịch.
Năm 2004, thành phố Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương. Vượt qua những khó khăn, thử thách của một thành phố trẻ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành chỉ thị về việc “Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn thành phố”. Để thực hiện chỉ thị trên, lãnh đạo Sở Du lịch TP.Cần Thơ đã tiến hành rà soát lại tất cả dự án đầu tư đã được phê duyệt. Trên cơ sở đó xúc tiến dự án cầu đường qua cồn Khương, nghiên cứu khả thi dự án con đường bên kia cồn Khương. Tiếp xúc với các chủ đầu tư thực hiện dự án khu du lịch cồn Ấu, cồn Khương với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, Sở Du lịch cũng hợp đồng với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thuộc Tổng cục Du lịch nhằm tiến hành điều chỉnh qui hoạch tổng thể du lịch trên địa bàn thành phố đến năm 2010. Thường xuyên phát triển nguồn lực đang có tại địa phương; đó là các tour du lịch vườn, du lịch sinh thái... đã thu hút đông đảo khách tham quan. Nâng cấp, trang bị khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhiều nhà hàng, khách sạn hạng sao.
Cần Thơ cũng đang có kế hoạch xây dựng Khu văn hóa miền Tây rộng khoảng 100ha tại khu Nam sông Hậu. Nơi đây sẽ xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi tầm cỡ...
Đặc biệt các khu điểm vườn du lịch đang được nâng cấp mở rộng, sau khi được UBND thành phố thống nhất chủ trương như:
Làng du lịch Mỹ Khánh dự kiến sẽ mở rộng thêm 20 ha
Vườn du lịch sinh thái Thủy Tiên dự kiến mở rộng thêm 10 ha
Vườn du lịch sinh thái Ba Láng (4ha) đang từng bước nâng cấp để phục vụ du khách gần xa và đón đầu khi Cầu Cần Thơ đi vào hoạt động.
Đáng chú ý nhất là công ty Cataco đã đưa vào hoạt động nhân Quốc khánh 2/9/2006 này khu du lịch Phù Sa với diện tích 30ha toạ lạc ở Cồn Ấu.
Đây là khu vui chơi giải trí rất thích hợp cho mọi lứa tuổi đi thư giãn vào cuối tuần sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng. Với diện tích khoảng trên 30 ha, nhiều dịch vụ lý thú như: Câu cá sấu, cano kéo, ẩm thực Nam bộ, tắm sông, bơi xuồng, tổ chức cắm trại…, khu Du lịch Phù Sa sẽ là địa chỉ lý tưởng cho du khách khi đến Cần Thơ.
Nhằm chuẩn bị phục vụ tốt Năm Du lịch quốc gia 2008, trong quí 2 năm 2007, Sở Du lịch đã phối hợp với Phòng Kinh tế quận, huyện tiến hành rà soát lại toàn bộ các điểm, vườn du lịch trên địa bàn, chọn các điểm vườn để đưa vào khai thác và quảng bá, giới thiệu trên trang Web cantho-tourism.com của Sở. Sáu tháng đầu năm 2007, có thêm 7 điểm vườn đi vào hoạt động nâng tổng số điểm, vườn du lịch đang hoạt động trên địa bàn thành phố lên 21.
Các cơ sở lưu trú trên địa bàn liên tục được bổ sung, trong nửa đầu năm 2007, có thêm 5 khách sạn đi vào hoạt động, nâng tổng số khách sạn hiện có trên địa bàn lên 120 với 3.000 phòng, trong đó có 24 khách sạn từ 1 đến 4 sao với 1.031 phòng. Các khách sạn xây mới có qui mô khá hơn so với năm 2006 trở về trước: đa số có qui mô từ 20 đến 30 phòng, có 2 khách sạn mới xây 60 phòng và trên 100 phòng. Qua thẩm định và tái thẩm định 23 khách sạn trong 6 tháng đầu năm cho thấy có hơn 90% cơ sở giữ vững được tiêu chuẩn loại, hạng đã cấp.
Nguồn: Sở du lịch Thành phố Cần Thơ.
Hình 2: Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007.
Sáu tháng đầu năm 2007, tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có bước tăng trưởng khá, ước tính trong 6 tháng đầu năm, ngành Du lịch Cần Thơ đón và phục vụ 835.765 lượt khách, trong đó có 324.958 lượt khách lưu trú, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2006, đạt 50% kế hoạch năm. Du khách quốc tế đạt 76.280 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2006, đạt 51% kế hoạch năm 2007. Doanh thu đạt 168 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, đạt 51% kế hoạch năm .
Bảng 1: Kết quả đạt được của toàn ngành du lịch Cần Thơ qua từng năm.
Năm Chỉ tiêu
2006
2007
2008
(Dự kiến)
Tổng lượt khách (Triệu lượt)
1.28
1.70
2.50
Doanh thu (Tỉ đồng)
266
365
450
Nguồn: Báo cáo hằng năm Sở du lịch Thành phố Cần Thơ
1.2. Thực trạng du lịch Cần Thơ nói chung và du lịch sinh thái nói riêng:
Ngày 21/2/08, lễ công bố Năm Du lịch Quốc gia Mê kông-Cần Thơ được tổ chức vào lúc 20h tại thành phố Cần Thơ. Được lựa chọn để tổ chức sự kiện lớn này, không chỉ ngành du lịch có cơ hội tăng tốc phát triển cho xứng với tiềm năng mà từ đó, mức tăng trưởng GDP của Cần Thơ cũng có thể đảm bảo 15,5 - 16% không chỉ cho năm nay mà còn cho đến năm 2010. Nhưng từ tham vọng đến thực tế vẫn còn khoảng cách khá dài, không thể duy ý chí mà khỏa lấp được.
1.2.1. Vừa làm vừa chạy
Theo thống kê mới nhất, thành phố Cần Thơ có hệ thống cơ sở lưu trú khá nhất vùng với 126 khách sạn, gồm khoảng 3.132 phòng, trong đó có 27 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 - 4 sao. Hiện tại, Cần Thơ có 21 điểm du lịch đang hoạt động, trong đó có một số khu du lịch sinh thái lớn như: làng du lịch Mỹ Khánh (Phong Điền), vườn du lịch Thủy Tiên (Ô Môn), vườn cò Bằng Lăng (Thốt Nốt) đang có kế hoạch nâng cấp mở rộng. Riêng khu du lịch Phù Sa (trên cồn Ấu, gần cầu Cần Thơ) với diện tích 30 ha được xem là một khu du lịch sinh thái nước ngọt lớn nhất vùng đang tiếp tục được đơn vị đầu tư mở rộng quy mô hoạt động với các dịch vụ, sản phẩm du lịch mới để phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Bảng 2: Lượng điểm du lịch sinh thái Cần Thơ qua các năm.
Năm Chỉ tiêu
2006
2007
2008
(Dự kiến)
SL điểm du lịch sinh thái
14
21
25
Nguồn: Báo cáo hằng năm Sở du lịch Thành phố Cần Thơ.
Tuy nhiên, các số liệu kể trên cho thấy quy mô của hoạt động của ngành công nghiệp không khói của thành phố được mệnh danh là thủ phủ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn khiêm tốn.
1.2.2. Vẫn ngổn ngang
Để đăng cai tổ chức một lễ hội du lịch yếu tố văn hóa không thể tách rời. Có thể đơn giản là từ nếp sinh hoạt của người dân, nụ cười mến khách hay từ một đội ngũ tình nguyện viên thành thạo nhiều ngôn ngữ giúp du khách mở cánh cửa để hiểu hơn Văn hóa vùng đồng bằng sông nước. Con người của Đồng bằng sông nước chính là trung tâm của sự kiện này tạo nên thành công cũng như có thể khiến sự kiện mất đi ý nghĩa phải có.
Một điều không thể thiếu là việc chuẩn bị hạ tâng viễn thông, dịch vụ cho tương xứng với tầm cỡ của “pháo hiệu” mở đầu cho năm du lịch quốc gia. Hãy để cho du khách trong và ngoài nước nhớ đến và trở lại cùng Cần Thơ cho dù năm du lịch có kết thúc!
1.2.3. Đã thiếu, lại không biết giữ!
Khi những chiếc tàu du lịch còn chưa kịp ghé chợ nổi Cái Răng, du khách đã bị vây bởi một vài chiếc ghe nhỏ, thi nhau “đeo bám” chào mời. Nào là xoài, đu đủ, dưa hấu... khách muốn mua thứ nào cũng được, nhưng giá thì chẳng rẻ chút nào, thậm chí không thể chi trả được.
Thực ra, khi đến điểm du lịch này, không mấy du khách muốn mua hàng kiểu như vậy mà họ muốn được tự do tha hồ nhìn ngắm những loại nông sản được bày bán... Chừng thích món nào thì họ hỏi mua món ấy.
Đó chỉ là một dẫn chứng cho lời than phiền của rất nhiều du khách trong và ngoài nước về tình trạng chèo kéo, đeo bám du khách tại nhiều điểm tham quan du lịch ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo ông Đinh Viết Khanh, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Cần Thơ, Đồng bằng Sông Cửu Long vốn nghèo nàn về các sản phẩm du lịch, hầu như các tour đều nhắm vào khai thác cảnh quan sông nước, vườn cây ăn trái và làng nghề nên dễ tạo cảm giác trùng lắp, nhàm chán cho du khách. Kể cả phương tiện di chuyển, ở nhiều nơi như Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang)... chủ yếu cũng do dân địa phương cung cấp, không chuyên nghiệp và thiếu an toàn, nói chi đến chuyện mua bảo hiểm cho phương tiện. Tuy nhiên, đáng lo hơn là lãnh đạo các địa phương cũng tỏ ra thiếu tầm nhìn trong tổ chức khai thác du lịch khiến cho chút lợi thế khác biệt nhỏ nhoi cũng dần mất đi.
Sản phẩm du lịch nghèo nàn nên lượng doanh nghiệp đứng ra khai thác cũng lèo tèo. Ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch, thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), cho biết đến nay cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mới có... 18 doanh nghiệp lữ hành quốc tế - chiếm 2,8% cả nước. Trong đó, Tiền Giang có nhiều nhất với chín doanh nghiệp, còn Cần Thơ là thành phố lớn nhất vùng nhưng chỉ có... một doanh nghiệp lữ hành quốc tế!
Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ, dẫn chứng các điều tra đã được tiến hành ở nhiều địa phương cho thấy mức lưu trú bình quân của du khách ở Lâm Đồng đến 26 ngày, Thành phố Hồ Chí Minh là 7,8 ngày, Lào Cai cũng đạt 2,6 ngày... Còn tại Cần Thơ, tuy không có số liệu điều tra nhưng ước đoán chỉ ở mức dưới hai ngày! Các con số tính toán hồi năm 2004 cho thấy, bình quân khách quốc tế lưu trú tại Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ vào khoảng 0,85 ngày và tại Cần Thơ là 1,2 ngày. Và lượng khách quốc tế đến Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ chiếm 15% so với cả nước.
“Rõ ràng chúng ta mới chỉ có một vài điểm như vẻ đẹp tự nhiên vùng sông nước, các lễ hội và chùa miếu. Còn một loạt cái, chúng ta thiếu và rất thiếu. Chưa nói ngay cả những điểm vừa nói thì cũng mới chỉ ở dạng sơ khai - giống như trưng bày ra đó - còn để làm đẹp thêm thì vẫn chưa biết phải làm sao”, ông Võ Hùng Dũng nhận định.
1.2.4. Cần những con người chuyên nghiệp
Theo ông Võ Anh Tài, Giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, với những lợi thế riêng - dù ít, Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn có điều kiện để sáng tạo và tổ chức các loại hình tour lưu trú dài ngày cho du khách trong và ngoài nước khám phá những nét văn hóa sống động của mình. Đó có thể là loại hình homestay kết hợp tham gia công việc đồng áng theo kiểu “một ngày làm nông dân Nam bộ”. Du khách có thể cùng chăm sóc vườn, tham gia tát nước bắt cá, bắt cua... như những nông dân thực thụ. Cũng có thể phát triển các tour du thuyền có nghỉ đêm, kết hợp các sinh hoạt như đi thuyền chèo vào các kênh, rạch hoặc thăm vườn trái cây, nhà dân, làng nghề... trên các cù lao.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, ông Tài cho rằng một trong những việc cần làm ngay là phải có chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân sự chuyên nghiệp. Mọi ý tưởng khai thác dịch vụ, đầu tư, marketing... để thu hút khách đều xuất phát từ con người và để biến ý tưởng thành hiện thực cần phải có những người thực hiện chuyên nghiệp. Như hiện nay, theo lời ông Khanh: “Lực lượng làm du lịch chưa tới 50% học qua trường lớp”. Và điều quan trọng, theo ông Dũng: “Cần lưu ý rằng, hình ảnh, lợi ích và sự dị biệt hóa phải là sự cảm nhận của du khách, chứ không phải của các quan chức hay các nhà quảng bá du lịch”.
Mới đây, Bộ Nội vụ đã chính thức có quyết định cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm đảm nhận các công việc như quảng bá cho ngành du lịch và xây dựng hình ảnh chung của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đào tạo và huấn luyện cán bộ, phối hợp hoạt động giữa các địa phương... Tuy vậy, vẫn khó đặt hết sự kỳ vọng vào ban chấp hành hiệp hội nếu như đó vẫn là những con người thiếu chuyên nghiệp!
Chương II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ DU LỊCH SINH THÁI CẦN THƠ
2.1. Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình:
Du lịch sinh thái là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Thành phố Cần Thơ nói chung cũng như hiệu quả kinh tế đối với từng điểm kinh doanh loại hình du lịch này nói riêng.
Mang lại đời sống kinh tế khá cao và ổn định cho đội ngũ nhân lực phục vụ trong ngành.
Giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho cả đội ngũ chuyên môn cũng như những người được hưởng từ các dịch vụ kèm theo… Có thể nói “Du lịch là một cây xanh nhưng hái ra tiền thật”.
Doanh thu năm 2007 đạt 365 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2006, vượt kế hoạch năm 11%.
Bảng 3: Kết quả đạt được của toàn ngành du lịch Cần Thơ qua từng năm.
Năm Chỉ tiêu
2006
2007
2008
(Dự kiến)
Tổng lược khách (Triệu lượt)
1.28
1.70
2.50
Doanh thu (Tỉ đồng)
266
365
450
Nguồn: Báo cáo hằng năm Sở du lịch Thành phố Cần Thơ
Riêng doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 đạt 168 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, đạt 51% kế hoạch năm.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn:
2.2.1. Thuận lợi:
Về vị trí: Thành phố Cần Thơ có địa thế hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế trong đó du lịch cũng có nhiều điều kiện hơn để phát triển. Nằm ở trung tâm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có tiềm năng du lịch sinh thái được đánh giá là lớn vào bậc nhất nước. Là đầu mối giao lưu kinh tế của vùng với các bộ phận khác.
Hình 3: Bảng đồ du lịch Thành phố Cần Thơ năm 2008.
Cơ sở hạ tầng, vật chất: kể từ khi được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương, việc trang bị cơ sở hạ tầng, vật chất được củng cố và phát triển khá nhanh và thế mà Thành phố Cần Thơ cũng là nơi có tiện nghi thoải mái nhất trong vùng, việc đi lại thuận tiện hơn, tạo điều kiện thu hút du khách hơn. Cũng vì là Thành phố trực thuộc Trung ương nên thu hút nhiều sự quan tâm đầu tư hơn trong đó đầu tư cho du lịch sinh thái là không nhỏ. Điển hình là chỉ trong mấy năm gần đây số lượng các nơi tham gia kinh doanh loại hình du lịch sinh thái tăng đáng kể. Đầu tư cho các điểm nghỉ ngơi, ăn uống như nhà hàng, khách sạn cũng được chú trọng nhiều.
Cần Thơ nằm trong cây trái quanh năm, thời tiết mát mẽ, mưa thuận gió hòa, sông nước chan hòa. Sự kết hợp các điều kiện ấy đã tạo nên những không gian du lịch vô cùng hấp dẫn.
Du lịch sinh thái, còn là loại hình du lịch đặc trưng của Đồng bằng nói chung và của Thành phố Cần Thơ nói riêng, được các cấp lãnh đạo chú ý phát triển. Năm 2004, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Cần Thơ ban hành Chỉ thị “Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố”.
Cần Thơ nổi tiếng và đi vào long người với vẻ đẹp tự nhiên và năng động của bến Ninh Kiều, mỗi khi nghĩ đến Cần Thơ trong lòng bỗng ngân lên câu hát:
“Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”
Đặc biệt hơn, năm 2008 Thành phố Cần Thơ được chọn là điểm tổ chức năm du lịch Quốc gia với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long”, du lịch sinh thái Cần Thơ lại một lần nữa như được chấp thêm đôi cánh để bay cao bay xa hơn xứng đáng với những gi mà thiên nhiên ban tặng. Bởi lẽ chính khẩu hiệu “Miệt vườn sông nước Cửu Long” đã nói lên đặc trưng đó.
Hình 4: Lễ khai mạc năm du lịch Quốc gia Mekong_Cần Thơ 2008.
2.2.2. Khó khăn:
Kinh tế: Nền kinh tế đi lên từ một tỉnh vốn có truyền thống nông nghiệp, mặc dù là Thành phố thuộc Trung ương nhưng Cần Thơ vẫn còn nghèo, mức sống người dân vẫn chưa cao.
Ý thức bảo vệ môi trường sống của người dân nhìn chung còn thấp. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến việc kinh doanh và phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.
Lực lượng nhân viên quản lý và phục vụ trong ngành còn thiếu và hoạt động chưa thực sự có hiệu quả. Nguồn nhân lực đã hạn chế về số lượng lại vướng phải khó khăn về trình độ chuyên môn, ““…Ngay cả những người làm du lịch chuyên nghiệp cũng chưa... chuyên nghiệp vì hơn 50% lực lượng chưa qua trường lớp đào tạo…” (Ông Đinh Viết Khanh, Phó ban Tổ chức năm Du lịch Quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008, Giám đốc Sở Du lịch Cần Thơ, trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Sài Gòn).
Hệ thống đào tạo cung ứng nguồn nhân lực cho ngành chưa được quan tâm và phát triển đúng mức. Trên toàn địa bàn Thành phố Cần Thơ cũng chỉ có vỏn vẹn có 2 nơi cung ứng nguồn nhân lực cho ngành là Trường Đại Học Cần Thơ và Trường Trung Cấp Du lịch Cần Thơ. Riêng Đại Học Cần Thơ cũng chỉ có 2 chuyên ngành phục vụ trực tiếp nguồn nhân lực cho ngành là Hướng dẫn viên du lịch (Khoa sư phạm) và Quản trị du lịch – dịch vụ (Khoa Kinh tế).
Chưa có một kênh thông tin nào thực sự quản bá nột cách có hiệu quả đối với du lịch sinh thái Cần Thơ. Nghĩ đi nghĩ lại khi nói đến du lịch Cần Thơ trong tâm trí du khách cũng chỉ có là bến Ninh Kiều cùng câu hát bao đời:
“Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”
mà hiếm khi có ai nghĩ đến việc Thành phố Cần Thơ còn có trên 20 điểm du lịch sinh thái cũng được đầu tư khá công phu.
Bên cạnh đó việc đầu tư kinh phí và chủ trương mở rộng của các cấp lãnh đạo còn chưa cao, hầu như mọi kinh phí đầu tư đều do chính nhà đầu tư bỏ ra và mô hình chỉ là tự phát theo khả năng vốn có của từng nhà đầu tư.
2.3. Nhận xét:
2.3.1. Những điểm đạt được:
Trong những năm qua, ngành du lịch Thành phố Cần Thơ, đặc biệt là du lịch sinh thái đã đạt được những bước phát triển đáng tự hào.
Về số lượng các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn Thành phố Cần Thơ: hiện nay Cần Thơ có 21 điểm du lịch sinh thái (năm 2008) được đầu tư rộng khắp từ trung tâm Thành phố đến các vùng nông thôn. Trong đó nổi bậc nhất là khu du lịch sinh thái Phù Sa kết hợp các loại hình vui chơi giải trí xây dựng từ năm 2004 với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng, chính thức khai trương ngày 01-09-2006 được đông đảo du khách ủng hộ. Xuất phát từ bến Ninh Kiều sau khoảng 5 đến 10 phút đi tàu là các bạn có thể đặt chân đến khu du lịch Phù Sa.
Hình 5: Khu du lịch sinh thái Phù Sa.
Bên cạnh đó, còn có nhiều điểm du lịch sinh thái danh tiếng không kém như: Làng du lịch Mỹ Khánh (335 Lộ Vòng Cung - Xã Mỹ Khánh Huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ) hiện đang rất nổi tiếng với món “Cơm điền chủ”;
Hình 6: Vườn du lịch Mỹ Khánh.
Khu du lịch sinh thái Thủy Tiên (cách trung tâm TP Cần Thơ hơn 10 km theo quốc lộ 91, qua cầu San Trắng 2 hướng về Ô Môn 200 m) Bạn và gia đình sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa lan, mệnh danh là Hoàng Hậu của các loại hoa, bên cạnh những hòn non bộ độc đáo giàu tính sáng tạo cùng các loại cây kiểng mới lạ. Một số loài động vật quí như: Gấu, Baba, Trăn, Cá Sấu....; Vườn du lịch Xuân Mai (Phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) Một không gian xanh của vườn cây trái trĩu quả, mát mẽ và những con rạch nhỏ dọc theo lối đi. Sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người sẽ làm cho du khách có cảm nhận nơi đây đích thực là nông thôn Việt Nam. Đặc biệt vườn du lịch Xuân Mai còn thu hút nhiều du khách bởi những món ăn đậm đà như: lươn, cá bóng mú, cá rô… ; vườn cò Bằng Lăng, khu du lịch Ba Láng… Đặc biệt không thể không nhắc đến Chợ Nổi Cái Răng (Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ), điểm du lịch đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long với hình ảnh ghe xuồng tấp nập, hàng hóa được giới thiệu và mua bán ngay chính trên những chiếc ghe, chiếc xuồng đó; Cùng nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác…
Khối lượng du khách đến Thành phố Cần Thơ nhình chung thời gian qua luôn tăng đạt mức xấp xỉ 1,5 triệu lược/năm. Dự kiến năm 2008 sẽ đón 2 triệu lược thông qua tác động từ chương trình du lịch quốc gia Mekong 2008. Với tốc độ tăng như dự kiến thì hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao đáng kể.
2.3.2. Những mặt cần khắc phục:
Tuy đạt được những thành công to lớn và du lịch Thành phố Cần Thơ nói chung, du lịch sinh thái nói riêng đang trên đà phát triển nhanh chóng. Song vẫn còn rất nhiều những hạn chế, những khuyết điểm cần sớm được khắc phục để thúc đẩy ngành phát triển hơn nữa.
Trước hết là phải khắc phục được tình trạng thiếu trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên phục vụ trong ngành bỡi lẽ đây là yếu tố then chốt trong khâu phát triển kinh tế du lịch. Không có đủ năng lực trình độ chuyên môn thì không thể thực hiện được những bước phát triển cao hơn nữa được mặc dù những điều kiện khác vẫn đang góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của ngành.
Bên cạnh đó, việc khắc phục năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực phục vụ trong ngành ngành là chưa đủ. Hiện cả nước nói chung, Thành phố Cần Thơ nói riêng, đặc biệt là du lịch sinh thái của Thành phố đang rất cần sự bổ sung về số lượng nguồn nhân lực do thực tế sự thiếu hụt trầm trọng của ngành đặt ra. Đặc biệt là đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm và sang tạo, năng động và nhiệt tình, có tinh thần tự hào về bản sắc dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước…
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch gắn liền với môi trường tự nhiên vì thế mà nó không thể phát triển được trên môi trường bị ô nhiểm và tù đọng. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần khắc phục càng sớm càng tốt, càng sạch càng tốt vấn đề môi trường trên địa bàn Thành phố Cần Thơ để tạo điều kiện cho ngành phát triển hơn nữa. Trước hết phải nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường của tầng lớp dân cư trên địa bàn và các doanh nghiệp tham gia sản xuất.
Thêm vào đó, vì là yếu tố quảng bá nên việc quảng bá tiếp thị hình ảnh du lịch của Thành phố đến với khách du lịch cũng rất quan trọng và cần được khắc phục càng sớm càng tốt, phải xây dựng cho được kênh thông tin cụ thể cho việc quảng bá thực sự có hiệu quả đồng thời có kế hoạch mở rộng và liên tục hơn nữa.
Cải thiện và hoàn thiện hệ thống giao thông vì thực tế như thế vẫn chưa đủ, chưa phải là hoàn hảo, chưa đủ tiêu chuẩn của một đô thị tiên tiến mà chúng ta đang hướng tới xây dựng Thành phố Cần Thơ trở thành đô thị loại 1.
Chú trọng hoen nữa nguồn đầu tư cho loại hình du lịch sinh thái bao gồm đầu tư từ phía nhà đầu tư và đầu tư hỗ trợ từ phía chính quyền thông qua các chính sách phát triển…
Cải thiện và nâng cao chất lượng hệ thống lưu trú, nghỉ dưỡng, cũng như ẩm thực cho khách du lịch. Thiết nghĩ đây là yếu tố dịch vụ không thể thiếu được trong mọi loại hình du lịch. Khắc phục được tình trạng du khách chỉ đến 1 lần rồi không đến nữa, tương lai không mấy tốt đẹp đối với kinh doanh ngành nghề này.
Đặc biệt là chúng ta cần tiếp tục củng cố và nâng cao hơn nữa những mặt đã đạt được để càng ngày phát triển hơn nữa du lịch Thành phố vươn ra thị trường du lịch thậm chí là quốc tế.
Chương III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC YẾU KÉM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
3.1. Giải pháp:
3.1.1. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực:
Công việc này đòi hỏi cần phải có sự kết hợp của từ cả 3 phía Chính quyền, các điểm Trường trong Thành phố cùng các trung tâm du lịch hiện có. Chính quyền địa phương cần đưa ra được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thông qua đánh giá nhu cầu tổng quan của ngành. Nhà trường là nơi đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho ngành với đủ điều kiện tiêu chuẩn nếu như sự liên kết giữa các công ty, các điểm du lịch… và nhà trường được tốt. Khi đó phía nhà tuyển dụng sẽ có thể đặt ra được đâu là nhu cầu cấp thiết nhất về nguồn nhân lực cho mình. Nguồn nhân lực được tạo ra phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng.
3.1.2. Xây dựng hệ thống cở sở vật chất phục vụ trong ngành
Cơ sở vật chất ở đây bao gồm hệ thống cơ sở vật chất trong và ngoài ngành, bên trong các điểm du lịch và xung quanh các điểm du lịch ấy.
Cần phải củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất này vì đây là yếu tố đánh giá mức độ ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những Vấn Đề Về Kinh Tế Du Lịch Sinh Thái Ở Thành Phố Cần Thơ Giai Đoạn 2009 – 2012.doc