Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Do vậy, số lượng các Ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng lớn. Như từ khi Chi nhánh khai trương hoạt động đến tháng 3/ 2005 đã có 6 NHTMCP đăng ký và quý III/2005 đã có 7 đơn vị: Ngân hàng Nhà Hà Nội, Ngân hàng ngoài Quốc Danh, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng Kỹ Thương, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Đông Nam Á, Ngân hàng Hàng Hải. Qua công tác giám sát, không có một đơn vị nào không tự giác đăng ký tham gia BHTG. Đây là kết quả thể hiện việc giám sát công bằng, chặt chẽ và việc đôn đốc nhắc nhở kịp thời của Chi nhánh BHTGVN khu vực Hà Nội. Đồng thời nó còn khẳng định được vai trò của BHTGVN đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần.
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nội dung về công tác giám sát của bảo hiểm tiên gửi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đầu tháng thứ nhất của quý trước sát với quý thu phí BHTG.
- S1, S2 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí BHTG.
- 0.15/100 x 4 là tỷ lệ phí phải nộp cho một quý trong năm.
Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp được tính làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.
Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có số phí bảo hiểm tiền gửi bình quân phải nộp tính được cho một quý nhỏ hơn 500.000đ thì việc nộp phí bảo hiểm tiền gửi được thực hiện theo hướng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại công văn số 220/CV- BHTG ngày 6/9/2001 và công văn số 22/CV- BHTG, ngày 5/2/2002.
Đối chiếu với số phí phải nộp (đã tính toán ở trên) với số phí thực nộp của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo báo cáo của phòng kế toán để xác định số phí nộp thừa, thiếu và có biện pháp xử lý phù hợp.
Giám sát việc chấp hành thời hạn nộp phí của Ngân hàng thương mại cổ phẩn khi tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Nếu ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí theo định kỳ Quý thì số phí được nộp vào tài khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý thu phí BHTG.
- Nếu Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí 1 năm 2 lần thì số phí được nộp vào tài khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng 1 và ngày 20 tháng 7 hàng năm.
- Nếu Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí 1 năm 1 lần thì số phí được nộp vào tài khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng 1 hàng năm.
Giám sát việc nộp các thông tin báo cáo theo quy định
+ Hồ sơ pháp lý: giám sát việc có thay đổi đối tượng hoạt động, nội dung kinh doanh, hội đồng quản trị …có phù hợp với quy định của pháp luật không.
+ Báo cáo tài chính
Giám sát về an toàn trong hoạt động Ngân hàng
Cơ cấu tài sản nợ, tài sản có
Cơ cấu tài sản nợ
* Vốn huy động
- Từ khách hàng ( thị trường 1)
- Từ các tổ chức tín dụng (thị trường 2)
* Vốn vay
- Vay từ Ngân hàng nhà nước
- Vay từ các tổ chức tín dụng khác
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
* Vốn và các quỹ
* Tài sản nợ khác
* Lãi, lỗ trong kinh doanh
Trong cơ cấu tài sản nợ, căn cứ bảng cân đối tài khoản kế toán và báo cáo thống kê liên quan đến tách một số chỉ tiêu sau:
- Các loại tiền gửi thuộc đối tượng
- Các khoản nợ Chính phủ, nợ NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
- Các khoản BHTGVN hỗ trợ dưới các hình thức:
+ Cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm
+ Thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm.
Đánh giá cơ cấu và diễn biến tài sản nợ
Cơ cấu ổn định và có chiều hướng tăng trưởng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần. Khi đánh giá nội dung này cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tỷ trọng vốn huy động ở thị trường 1 so với tổng số vốn huy động. Nếu vốn huy động chủ yếu ở thị trường 1 thì trong hoạt động sẽ nhiều thuận lợi, ít bị ảnh hưởng bởi những biến động bất thường trong quan hệ cung cầu tiền tệ hơn là dựa vào nguồn vốn huy động ở thị trường 2. Chi phí cũng thấp hơn tương đối so với dựa vào nguồn vốn thị trường 2.
- Tỷ trọng vốn huy động bằng VND so với tổng vốn huy động. Nếu vốn huy động bằng đòng VND chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn huy động, ngân hàng sẽ tránh được rủi ro tỷ giá hối đoái.
- Tỷ trọng tiền gửi thanh toán so với tổng vốn huy động. Nếu tỷ lệ này cao, ngân hàng sẽ dễ gặp phải rủi ro thanh khoản hơn, yêu cầu về dự trữ để đảm bảo htnh toán cũng cao hơn.
- Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm so với tổng vốn huy động. Nếu tỷ lệ này cao, ngân hàng có thể ít gặp phải rủi ro thanh khoản hơn, yêu cầu về dự trữ để đảm bảo thanh toán cũng thấp hơn.
- Mối tương quan giữa vốn huy động có kỳ hạn và không kỳ hạn. Nguồn vốn có kỳ hạn thường có nhiều ưu điểm hơn nguồn vốn không kỳ hạn. Nếu nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn thì cơ cấu càng ổn định. Tuy nhiên, cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn như lãi suất, sự biến động của thị trường.
- Nguyên nhân tăng, giảm nguồn vốn: nếu nguồn vốn huy động tăng vào loại có lãi suất cao sẽ bất lợi cho hoạt động kinh doanh.
- Uy tín của Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số lượng chi nhánh và nơi đặt các địa điểm chi nhánh, sự đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế…
- Những biến động không bình thường về huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi bằng VND: sự biến động không bình thường này được thể hiện thông qua sự tăng, giảm đột biến của tổng tiền gửi, tổng tiền vay.
Tài sản có
Cơ cấu tài sản có
* Tài sản có nội bảng
- Cho vay; cho vay các tổ chức kinh tế, cho vay cá nhân, cho vay các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều hình thức phân loại khác nhau: theo thời gian, mục đích sử dụng, loại bảo hiểm…
- Đầu tư: góp vốn mua cổ phần, hùn vốn
- Vốn khả dụng
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
- Tài sản cố định
- Tài sản khác
* Tài sản có ngoại bảng
- Bảo lãnh, cho vay vốn
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh dự thầu
- Các hình thức cam kết bảo lãnh khác cho tổ chức, cá nhân: cam kết giao dịch hối đoái, tài trợ khác, cho thuê tài chính.
Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều hình thức phân loại khác nhau: theo phương thức phát hành: bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh được xác nhận, đồng bảo lãnh, theo hình thức sử dụng: bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện.
Đánh giá diễn biến và cơ cấu tài sản có
Khi đánh giá nội dung này cần chú ý xem xét các tiêu chí sử dụng:
- Tỷ lệ tài sản có sinh lời/tổng tài sản có: tỷ lệ nàycao phản ánh chất lượng quản lý và hiệu suất sử dụng vốn.
- Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = (dự trữ sơ cấp + dự trữ thứ cấp/tổng tài sản.) Tỷ lệ này cao phản ánh đảm bảo khả năng thanh khoản nhưng tính sinh lời thấp
- Tỷ lệ cho vay ngắn hạn/ tổng tài sản so với tỷ lệ cho vay trung, dài hạn/ tổng tài sản.
Ngoài ra, cần quan tâm đến một số nhân tố tác động đến cơ cấu đầu tư như sau:
- Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động chủ yếu ở thị trường 1 hay 2.
- Khối lượng vốn đầu tư vào các lĩnh vực kinh tê
- Ngoài việc đánh giá về cơ cấu đầu tư, vấn đề cần xem xét diễn biến của cơ cấu đấu tư và những biến động bất thường về chuyển dịch cơ cấu đầu tư của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong từng thời kỳ cũng cần phải được quan tâm kịp thời, và trong một chừng mực nhất định nào đó khả năng rủi ro lớn cũng có thể xảy ra
- Sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn;
+ Huy động vốn quá lớn trong khi cho vay không lớn dẫn đến ứ đọng vốn, vốn “ đóng băng” trong Ngân hàng thương mại cổ phần
+ Huy động vốn ít trong khi cho vay nhiều dẫn đến nguy cơ mất khả năng chi trả
- Những biến động bất thường trong sử dụng vốn
Các chỉ tiêu và phương pháp giám sát
Vốn tự có
- Vốn tự có của Ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm:
Vốn điều lệ ( vốn đã được cấp, vốn góp) và các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
- Căn cứ đánh giá: Nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/98 của Chính phủ về việc ban hành danh mục mức vốn pháp định của các Ngân hàng thương mại cổ phần
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vốn điều lệ của các Ngân hàng thương mại đang hạch toán trên bảng cân đối tài khoản kế toán có đáp ứng yêu cầu tối thiểu về vốn điều lệ so với vốn pháp định do nhà nước quy định hay không?
- Khi giám sát cần lưu ý những biến động tăng, giảm về vốn điều lệ không bình thường và được chuyển nhượng cổ phần phát sinh trong kỳ.
- yêu cầu: Duy trì vốn điều lệ thực có không thấp hơn số vốn điều lệ đã được Thống đốc ngân hàng nhà nước chuẩn y.
STT
Ngân hàng thương mại cổ phần
Mứcvốn pháp định
Đơn vị
1
Ngân hàng TMCP đô thị
+ Tại TP Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh
+ Tại các tỉnh, TP khác
70 tỷ
50 tỷ
VNĐ
VNĐ
2
Ngân hàng TMCP nông thôn
5 tỷ
VNĐ
Chất lượng tài sản có
Chất lượng tín dụng
- Tính toán các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng
Xem xét diễn biến của Tổng dư nợ
* Tổng dư nợ: là số Tài sản Có của các Ngân hàng thương mại cổ phần đang quản lý dưới các hình thức cho vay, cho thuê, đầu tư chứng khoán hoặc đang quản lý các tài sản thu nợ, nợ chờ xử lý, nợ khoanh đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân…
Nếu một Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động chủ yếu là cho vay, cho thuê thì tổng dư nợ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tài sản Có. Khi giám sát cần quan tâm đến mối tương quan của tốc độ tăng dư nợ cho vay với tốc độ tăng các khoản tiền gửi của khách hàng, nếu tốc độ tăng dư nợ cho vay lớn hơn tốc độ tăng tiền gửi thì điều này cho thấy:
+ Có thể ngân hàng phải đi vay để cho vay, mà thông thường nguồn vốn đi vay có chi phí cao hơn vốn huy động của dân cư, dẫn đến khả năng sinh lời sẽ kém.
+ Có thể ngân hàng đang bị chịu sức ép về mặt cho vay do đã cam kết từ trước mà việc thu hồi các khoản nợ cũ không đúng hạn, vì thế ngân hàng phải đi vay để cho vay.
+ Có thể ngân hàng không đủ uy tín để huy động vốn của dân cư, trong khi đó để tồn tại và duy trì các hoạt động ngân hàng phải chấp nhận các chi phí cao hơn để có nguồn vốn huy động;
+ Có thể ngân hàng đang điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, ngân hàng rút vốn đang sử dụng dưới dạng tiền gửi ở các tổ chức tín dụng hoặc ở nước ngoài để đầu tư trong nước.
* Nợ quá hạn
- Khái niệm: Nợ quá hạn là các khoản nợ trong hạn đã quá thời hạn trả nợ, được chuyển sang hạch toán trên tài khoản nợ quá hạn.
- Tính toán các chỉ tiêu
+ Nợ quá hạn đến 180 ngày/tổng dư nợ
+ Nợ quá hạn từ 181-360 ngày/tổng dư nợ
* Nợ khó đòi
- Khái niệm: Là các khoản nợ được hạch toán trên tài khoản nợ khó đòi, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ trong hạn và quá hạn đến 360 ngày nhưng đã có cơ sở xác định được là không có khả năng thu hồi (trước kia: nợ khó đòi là nợ đã quá hạn hơn 1 kỳ gia hạn nợ)
- Tính toán chỉ tiêu: Nợ khó đòi/tổng dư nợ
* Nợ chờ xử lý
- Khái niệm: Là các khoản nợ đã quá hạn chờ xử lý có tài sản xiết nợ, gán nợ làm đảm bảo, hoặc các khoản nợ có tài sản thế chấp liên quan đến vụ án đang chờ xét xử.
- Tính toán các chỉ tiêu: Nợ chờ xử lý/Tổng dư nợ
* Nợ khoanh
- Khái niệm: Là các khoản nợ đã quá hạn trả và đã được Chính phủ chấp thuận cho các khoản nợ quá hạn này không phải trả lãi để chờ xử lý.
- Tính toán các chỉ tiêu: Nợ khoanh/ Tổng dư nợ
* Nợ xấu
- Khái niệm: bao gồm các khoản nợ quá hạn; nợ khó đòi; nợ chờ xử lý; nợ cho vay được khoanh thể hiện trên bảng cân đối tài khoản kế toán hàng tháng và khoản nợ được chuyển cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý thu hồi vốn cho các Ngân hàng thương mại cổ phần.
- Chỉ tiêu tính toán: Nợ xấu/ Tổng dư nợ
Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng
- Diễn biến và mức độ biến động so với kỳ trước, tỷ lệ tăng giảm, nguyên nhân tăng giảm các chỉ tiêu.
- Nợ quá hạn so với tổng dư nợ phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 5% Chất lượng tíndụng được đánh giá tốt nếu tỷ lệ này nhỏ hơn hoặc bằng 5% và không có nợ khó đòi
- Nợ xấu so với tổng dư nợ phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 10%; hoặc so với vốn tự có phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 10%. Tại Quyết định khoản 1071/2002/QĐ-NHNN ngày 2/10/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của “ Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN5 ngày 23/6/1998 quy định:
Tổ chức tín dụng cổ phàn có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một hoặc một số trường hợp sau đây:
Có nguy cơ mất khả năng chi trả, được biểu hiện: ba lần trong một tháng không đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu bằng 1 giữa tài sản “ Có” có thể thanh toán ngay so với các loạ tài sản “ Nợ” phải thanh toán ngay.
Có nguy cơ mất khả năng thanh toán,được biểu hiện:
Liên tục trong ba tháng liên tiếp không duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tài sản “ Có”, kể cả các cam kết ngoại bảng, được điều chỉnh theo mức độ rủi ro.
Các khoản nợ xấu (bao gồm: các khoản nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ cho vay được khoanh được thể hiện trên bảng cân đối kế toán hàng tháng, nợ chuyển cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý thu hồi vốn cho tổ chức tín dụng cổ phần, chiếm từ 10% trở lên so với tổng dư nợ cho vay hoặc từ 100% tổng dư nợ trở lên.
Số lỗ luỹ kế và số tiền chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định, lớn hơn 50% tổng vốn tự có.
Trích lập dự phòng rủi ro
* Cơ sở pháp lý cho việc giám sát trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng thương mại cổ phần
- Quyết định số 488/200/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 200 ban hành Quyết định về việc phân loại tài sản “ Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
- Điều 82-Luật các tổ chức tín dụng
* Nội dung giám sát phần trích lập dự phòng rủi ro
- Khái niệm về dự phòng rủi ro
+ Dự phòng rủi ro là dự phòng hạch toán vào chi phí hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần thông qua việc trích lập dự phòng cho phần giá trị tài sản “ Có” có khả năng khong thể thu hồi được.
+ Việc phân loại tài sản “ Có”, mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và việc sử dụng khoản dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ trưởng bộ tài chính.
+ Trong trường hợp Ngân hàng thương mại cổ phần thu hồi được vốn đã được xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được coi là doanh thu của Ngân hàng thương mại cổ phần.
- Tính toán mức phải trích dự phòng rủi ro
- Phân loại các khoản tài sản phải trích dự phòng rủi ro và không phải trích
Tài sản “ Có” không phải phân loại và trích lập dự phòng rủi ro
- Những khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư theo từng hiệp định đã ký kết với các tổ chức nước ngoài, đã được trích dự phòng rủi ro theo yêu cầu của hiệp định và rủi ro xảy ra sẽ được tổ chức nước ngoài có trách nhiệm xử lý.
- Những khoản không phải trích lập dự phòng rủi ro thuộc Tài sản nhóm 1 gồm:
+ Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ ( kể cả kỳ hạn nợ gia hạn)
+ Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán.
+ Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê.
Tài sản “ Có” phải phân loại và trích lập dự phòng rủi ro
- Tài sản Có nhóm 2 phải trích 20% bao gồm:
+ Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản quá hạn trả nợ dưới 181 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 91 ngày.
+ Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày.
+ Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuế trong thời gian dưới 181 ngày.
- Tài sản Có nhóm 3 phải trích lập 50% gồm:
+ Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày đến dưới 361ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã qúa hạn trả nợ từ 91 ngày đến dưới 181 ngày.
+ Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 31 ngày đến 61 ngày.
+ Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa đủ thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày.
+ Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuế từ 181 ngày đến dưới 261ngày.
- Tài sản Có nhóm 4 phải trích lập 100% gồm:
+ Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày trở lên.
+ Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 61 ngày trở lên.
+ Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa đủ thu hồi dược từ 181 ngày trở lên.
+ Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 361 ngày trở lên.
- Tài sản Có của các dịch vụ thanh toán phải trích 20% (nhóm 5) gồm:
Các khoản thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác(không bảo gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh quy định tại khoản 1, điều này) đã quá hạn thu hồi.
Tổng số rủi ro dự phòng phải trích được tính trên cơ sở tài sản Có ở các nhóm nhân với tỷ lệ phải trích lập dự phòng của từng nhóm cụ thể:
Tổng số dự phòng Tài sản Có Tài sản Có Tài sản có Tài sản có
= + + +
rủi ro phải trích nhóm 2 x 20% nhóm 3 x 50% nhóm 4 x 100% DVTT nhóm 5 x 20%
* Dự phòng rủi ro đã trích: Lấy số dư có cuối kỳ của các tài khoản dự phòng theo từng loại nghiệp vụ phải trích dự phòng. Theo quy định hiện hành, số dư các tài khoản dự phòng ở các tháng 3,6,9,12 chính là số thực trích dự phòng trong Quý. Tổng số dư có các tài khoản dự phòng, phải bằng số dự phòng rủi ro phải trích được tính toán như trên.
* So sánh số phải trích và số đã trích, xác định số trích lập thừa hoặc thiếu
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng thứ ba mỗi quý, các Ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện phân loại tài sản “ Có” tại thời điểm cuối ngày của ngày cuối cùng của tháng thứ hai và trích lạap dự phòng để xử lý rủi ro( Tổng số dư các tài khoản dự phòng ở các tháng 3,6,9,12 phải bằng số dự phòng rủi ro phải trích được phân loại như trên.
- Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng lớn hơn số tiền dự phòng hiện còn thì các Ngân hàng thương mại cổ phần phải trích thêm phàn chênh lệch thiếu.
- Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng nhỏ hơn số tiền dự phòng hiện còn thì các Ngân hàng thương mại cổ phần phải hoàn lại phần chênh lệch thừa để giảm số tiền dự phòng đã trích.
* Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
Ngân hàng thương mại cổ phần được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau đây:
Khi khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người phát hành thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác, người bảo lãnh thương phiếu, bên thuê tài chính, người được cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản. Mức xử lý rủi ro bằng mức tổn thất sau khi đã thanh toán tài sản của tổ chức bị phá sản, giải thể.
Tài sản “ Có” có thời gian quá hạn (kể cả trường hợp các tổ chức bị phá sản, giải thể nhưng chưa hoàn thành việc thanh toán tài sản) như sau:
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã qúa hạn trả nợ từ 721 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên.
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết kháu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên.
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 361 ngày trở lên.
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 721 ngày trở lên.
- Số tiền thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác ( không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi từ 181 ngày trở lên.
3. Những khoản nợ cho vay được Chính phủ cho phép xóa nợ cho khách hàng nhưng không được Chính phủ cấp nguồn vốn để bù đắp mà chưa được sử dụng dự phòng để xử lý theo quy định ở trên.
Giới hạn cho vay một khách hàng
Giới hạn cho vay một khách hàng được quy định tại Điều 79 của luật các tổ chức tín dụng và đã được cụ thể hoá bằng Quyết định 296 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và nội dung cơ bản như sau:
* Tổng dư nợ cho vay của 1 Ngân hàng thương mại cổ phần đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng thương mại cổ phần.
- Một khách hàng được hiểu là 1 pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân.
- Tổng công ty nhà nước được coi là 1 khách hàng, mỗi doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước được coi là 1 khách hàng.
- Vốn tự có bao gồm: Vốn điều lệ( vốn đã được cấp, vốn đã góp) và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; vốn tự có của ngân hàng.
* Các quy định tại mục trên đây không áp dụng trong các trường hợp sau:
- Những khoản cho vay từ các nguồn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc những khoản cho tổ chức tín dụng khác vay;
- Các khoản do Thủ tướng Chính phủ quy định về mức cho vay tối đa.
Hạn chế tín dụng
Thực hiện theo Điều 78 Luật các tổ chức tín dụng, cụ thể như sau:
* Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:
- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng; Thanh tra viên;
- Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
* Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
Hoạt động bảo lãnh
- Tổng số tiền bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại cổ phần được phản ánh ở phần tài sản ngoại bảng. Số tiền bảo lãnh cho một khách hàng so với vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo ở tỷ lệ cho phép theo quy định tại điều 7 Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng. Cụ thể như sau:
+ Tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng thương mại cổ phần cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần. Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần phải trả thay cho khach hàng dẫn đến tổng dư nợ cho vay vàdư nợ do trả thay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần thì ngân hàng thương mại cổ phần phải ngừng ngay việc cho vay và bảo lãnh mới đối với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng theo quy định.
Khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt qúa 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần thì ngân hàng thương mại cổ phần cùng các tổ chức tín dụng khác thực hiện việc bảo lãnh theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này.
+ Ngân hàng thương mại cổ phần xác định mức bảo lãnh phù hợp với khả năng tài chính của mình, bảo đảm thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần.
- Xác định tỷ trọng các khoản trả thay bảo lãnh chiếm trong tổng giá trị cam kết bảo lãnh.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh thì dư nợ cho vay và dư nợ trả thay bảo lãnh với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần.
Các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng
Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn.
* Căn cứ để xác định: Tỷ lệ và danh mục nguồn vốn ngắn hạn của tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung và dài hạn được nêu tại Điều 2-Quyết định 297/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 hiện nay đã hết hiệu lực và được thay bởi công văn số 457 NHNN và Quyết định 381/2003/QĐ-NHNN ngày23/4/2003:
+ Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn đối với ngân hàng thương mại cổ phần của nhà nước và nhân dân: 30%
- Nguồn vốn ngắn hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn bao gồm:
+ Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức tín dụng khác;
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức, cá nhân;
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng của cá nhân;
+ Nguồn vốn huy động trong nước dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn;
* Công thức tính toán tỷ lệ:
Tỷ lệ(%) nguồn vốn Tổng dư nợ cho _ Vốn tự có được sử dụng _ Nguồn vốn huy
cho vay trung, dài hạn cho vay trung, dài hạn động trung, dài hạn
ngắn hạn sử dụng cho =
vay trung, dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung, dài hạn
Lưu ý: Trong trường hợp tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn < Nguồn vốn huy động cho vay trung và dài hạn và Vốn tự có được sử dụng cho vay trung dài hạn thì không cần tính toán tỷ lệ trên.
Khả năng chi trả
* Tính toán các yếu tố tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các loại tài sản Nợ phải thanh toán ngay.
Tài sản Có có thể thanh toán ngay
> = 1
Tài sản Nợ phải thanh toán ngay
* Đánh giá khả năng chi trả theo các nội dung sau:
- Tỷ lệ giữa tài sản có thể thanh toán ngay tối thiểu phải bằng với các loại tài sản Nợ phải thanh toán ngay.
- Đánh giá việc quản lý rủi ro thanh khoản, xem xét tính cân đối về vốn và sử dụng vốn;
- Uy tín và khả năng huy động vốn trên thị trường, sự tăng trưởng về tài sản Có dựa trên sự tăng trưởng về vốn huy động.
An toàn vốn tối thiểu
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định theo công thức:
Vốn tự có
> = 8%
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu =
Tài sản có rủi ro
Khi tính toán tỷ lệ an toàn tối thiểu phải trừ Vốn tự có các khoản đầu tư vào Tổ chức tài chính khác dưới hình thức góp vốn mua cổ phần.
Theo quy định tại Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN5, ngày 23/6/1998 thì tổ chức tín dụng cổ phần có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt nếu liên tục trong 3 tháng liên tiếp không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Kết quả kinh doanh
Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Các khoản mục thu, chi của Ngân hàng thương mại cổ phần được phản ánh đầy đủ, chi tiết theo từng nghiệp vụ trên Bảng cân đối tài khoản kết toán hàng tháng theo quy định tại Điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32309.doc