Chuyên đề Ôn thi đại học Hồ Chí Minh

Nhìn từ cấu trúc của “Tảo giải” ta đã thấy tư duy nghệ thuật của HCM là thứ tư duy luôn vận động theo chiều hướng tích cực. Hồn thơ HCM mặc dù luôn rung cảm một cách tinh tế trước sự sống bên trong hết sức tinh vi của taọ vật nhưng bao trùm vẫn là khuynh hướng vươn tới ánh sáng, hướng tới tương lai. Còn “Tảo giải” hình ảnh của thiên nhiên tạo vật trong vũ trụ vì thế mà càng ngày càng trở nên tươi sáng ấm áp nồng nàn. Dường như trong bất kỳ cảnh ngộ nào dù dữ dội khắc nghiệt đến đâu hồn thơ HCM cũng nồng nàn, cũng tràn trề một sức sống, một tinh thần lạc quan. “Tảo giải” nhìn từ góc độ cấu trúc là kết tinh những gì nổi bật của những đặc trưng ấy trong thơ HCM.

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2842 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ôn thi đại học Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cô đơn trên đất nước người và cả những ý nghĩ về sự tự do của chòm mây với sự mất tự do của người chiến sỹ suốt đời chiến đấu cho tự do. Hai câu thơ vì thế không chỉ đem đến cho người đọc những rung cảm thẩm mỹ trước vẻ đẹp của bức tranh chiều mà còn gợi ra ở người đọc niềm cảm thông sâu sắc của người làm thơ. Với tựa đề “Chiều tối” ngỡ như bài thơ chỉ là niềm xúc động của thi nhân trước vẻ đẹp của thiên nhiên ở một vùng rừng núi lúc chiều xuống, niềm xúc động của một tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên để thấy bản lĩnh phi thường của người tù HCM, ngỡ như bài thơ chỉ là cuộc trò chuyện của thi nhân với thiên nhiên tạo vật và gửi gắm chút tâm trạng của một thi nhân - tù nhân vào sự sống của thiên nhiên tạo vật ấy. Vậy mà ở câu thơ thứ 3 bức tranh chiều tối đã đột ngột xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ xóm núi đang say ngô và ngọn lửa hồng lên ở câu thơ thứ tư làm bừng sáng cả không gian xóm núi, không gian một vùng sơn cước xa xôi. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã thấy cảm hứng thi ca ở HCM, ngay cả trong hoàn cảnh đầy những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống cũng không chỉ hướng tới thiên nhiên mà luôn gắn liền với sự sống của con người. Sự xuất hiện hình ảnh của người thiếu nữ xóm núi khiến cho bức tranh chiều càng trở nên có cấu trúc nhiều tầng lớp. Hình ảnh của những cánh rừng xa, của chòm cây, của cánh chim, của một đám mây lẻ loi như bị đẩy lùi về phía xa. Để trung tâm của bức tranh bây giờ là hình ảnh của cuộc sống đang diễn ra nơi xóm núi, là hình ảnh người thiếu nữ trẻ trung, khỏe khoắn đã làm cho bức tranh chiều trở nên sống động và dẫu sao cũng tươi tắn hơn. Hình ảnh người thiếu nữ xóm núi được thể hiện một cách hết sức trân trọng qua những chữ “sơn thôn thiếu nữ” vậy mà bản dịch thơ lại chuyển thành “cô em xóm núi”, những chữ hết sức xa lạ đối với ngôn ngữ của HCM nhất là ngôn ngữ thơ khi tả cảnh, là một thứ ngôn ngữ hết sức quan trọng, cổ điển mẫu mực. Hình ảnh người thiếu nữ trong công việc lao động đã đem đến trong bức tranh chiều tối một sức sống mạnh mẽ sôi động và chân thực. Nhưng chữ “ma bao túc” ở câu thơ thứ ba được láy lại ở câu thơ thứ tư với sự đảo trật tự thành “bao túc ma hoàn” tạo nên cái nhịp điệu sôi nổi khi hai dòng thơ gắn kết với nhau. Nó khác hẳn với nhịp điệu chậm rãi, thưa thớt trong vận động của thiên nhiên tạo vật qua “quyện điểu cô vân”, qua những “quy, tầm, túc”, những “mạn mạn” và “độ” (nghĩa là vượt qua). Bởi ở đây là nhịp điệu cuộc sống đang vận động trong quy luật của nó. Đồng thời sự nối kết của hai câu thơ qua thủ pháp lặp của cụm từ “ma bao túc” còn gợi ra nhịp chuyển động sự quay vòng của chiếc cối xay ngô. Ngỡ như ta đã lắng nghe được cái nhịp điệu cần mẫn của cuộc sống luôn tiếp nối không bao giờ ngưng nghỉ. Thời gian cũng lặng lẽ trôi cùng chiếc vòng cối xay ấy. Có thể nói cùng với hình ảnh người thiếu nữ xóm núi nhịp điệu của chiếc cối xay ngô đã đem đến cho bức tranh chiều tối cái hơi thở trẻ trung khỏe khoắn. Nhịp vận động của nhịp quay chiếc cối xay ngô như sự vận động của dòng thời gian để bất ngờ làm bừng sáng ngọn lửa hồng ở chóp cùng của câu thơ như muốn nói: bóng tối đã bao trùm xóm núi. Hình ảnh ngọn lửa hồng vừa như một thủ pháp nghệ thuật cổ điển lấy sáng để nói tối lại vừa là điểm sáng trong TG nghệ thuật của HCM. Mới biết câu thơ dịch thế là đã thừa một chữ “tối”. Người làm thơ chỉ đặt vào bức tranh chiều ấy cái rực sáng của ngọn lửa là người đọc đã nhận ra cái tối của không gian đang bao trùm cả một miền sơn cước. Xét về mặt cấu trúc của bức tranh chiều tối phải thấy người họa sĩ ngôn từ đã chọn vị trí để làm cho ngọn lửa soi sáng toàn bộ thiên nhiên tạo vật cũng như con người nơi xóm núi khi bóng tối buông xuống. Nghĩa là từ một điểm chóp cùng của bức tranh, ngọn lửa hồng ấy đã toả ánh sáng bao trùm và mạnh mẽ nhất. Người ta thường nói HCM luôn hướng tới ánh sáng, hướng tới cuộc sống. Phải chăng “Chiều tối” cũng là một bài thơ như vậy. Tuy nhiên phải nhìn sâu vào tâm hồn HCM mới thấy ngọn lửa hồng kia vừa là tả thực mà lại vừa sáng lên từ chính tâm hồn đầy tình yêu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với cuộc sống, đối với con người. Đó là ngọn lửa của tâm hồn, của trái tim HCM luôn là điểm sáng trong thơ của Người. “Mộ” là một trong những bài thơ hay nhất của “NKTT” của HCM. Nó là kết tinh của một tâm hồn nghệ sĩ đích thực với tình yêu thiên nhiên bao la với niềm tin vào cuộc sống cũng như lòng yêu thương đối với con người, sự kết tinh của TG nghệ thuật với những rung động hết sức tinh tế, những cảm xúc nồng nàn, TG nghệ thuật ngay cả viết về cảnh chiều tối cũng tràn đầy ánh sáng, ánh sáng của ngọn lửa luôn ở phía trước thôi thúc Người, nguồn ánh sáng không bao giờ tắt. Nó như đốm lửa trước mặt cho những người dấn thân trong cuộc hành trình ban đêm không bao giờ nản chí. Tảo giải (Giải đI sớm). Bài làm. Uýt Man, nhà thơ người Mỹ đã từng viết: “Mở cuốn sách này ra ta sẽ gặp một con người. Cũng có thể nói như vậy về NKTT của HCM”. Tập thơ nhật ký ấy chính là bức chân dung tự họa của Người. Thậm chí bức chân dung tinh thần tự họa của tập thơ này nhiều lúc còn được thể hiện một cách sinh động, đầy đủ và tập trung trong một bài thơ. “Tảo giải” chính là bài thơ như thế. Bài thơ viết về những cảm xúc và suy tưởng trước sự vận động của thời gian và không gian trong vũ trụ song hành với cuộc chuyển lao của Người. Nhưng người đọc cùng lúc có thể nhận thấy không phải chỉ người tù trong hai chữ “Tảo giải” mà là hình ảnh của một thi nhân đang say ngắm vũ trụ đêm thu, hình ảnh của người chiến sỹ trong tư thế sẵn sàng trên con đường đấu tranh của mình và đặc biệt là hình ảnh của một nhà hiền triết đang từ sự vận động của vũ trụ mà suy ngẫm về quy luật vận động của đời sống, của xã hội. Nhưng tư tưởng sâu xa ấy toát ra từ bức chân dung tinh thần lại được thể hiện trong những hình ảnh đầy cảm xúc. “Tảo giải” thực chất là hai bài thơ “tứ tuyệt liên hoàn”. Có thể gọi là “Tảo giải 1” và “Tảo giải 2”. Đó là sự liên hoàn dựa trên trục vận động của thời gian từ lúc gà gáy lần thứ nhất, bóng đêm còn chưa tan cho đến bình minh đã rực hồng ở phương Đông, nắng sớm đã bao trùm cả vũ trụ. Tất cả thiên nhiên tạo vật trong vũ trụ, tất cả những cảm xúc những suy nghĩ, những liên tưởng trong TG tâm hồn của người tù đều vận động trên cái trục thời gian ấy. Hình ảnh của nhân vật trữ tình vì thế cũng vận động chuyển hóa trên cái trục thời gian này. Từ hình ảnh người tù - nhân vật trữ tình đã thoát khỏi cảnh ngộ của mình để trở thành một thi nhân, một chiến sỹ, một nhà tư tưởng lớn. Nhìn từ cấu trúc của “Tảo giải” ta đã thấy tư duy nghệ thuật của HCM là thứ tư duy luôn vận động theo chiều hướng tích cực. Hồn thơ HCM mặc dù luôn rung cảm một cách tinh tế trước sự sống bên trong hết sức tinh vi của taọ vật nhưng bao trùm vẫn là khuynh hướng vươn tới ánh sáng, hướng tới tương lai. Còn “Tảo giải” hình ảnh của thiên nhiên tạo vật trong vũ trụ vì thế mà càng ngày càng trở nên tươi sáng ấm áp nồng nàn. Dường như trong bất kỳ cảnh ngộ nào dù dữ dội khắc nghiệt đến đâu hồn thơ HCM cũng nồng nàn, cũng tràn trề một sức sống, một tinh thần lạc quan. “Tảo giải” nhìn từ góc độ cấu trúc là kết tinh những gì nổi bật của những đặc trưng ấy trong thơ HCM. Gắn liền với hai chữ “Tảo giải” là câu thơ “nhất khứ kê đề dạ vị lan” dường như chỉ là câu thơ ghi lại thời điểm lên đường của người tù khi chuyển lao, thời điểm còn rất sớm, mới là lúc gà gáy lần thứ nhất, gà gáy còn chưa tan nhưng cái hồn của câu thơ đã không bị ràng buộc bởi ý nghĩa này. Trong cảnh bị chuyển lao vào lúc đêm khuya như vậy người tù rất dễ rơi vào trạng thái cô đơn, tâm hồn dễ rơi vào trạng thái lạnh lẽo. Vậy mà ngay từ câu thơ mở đầu của “Tảo giải” tiếng gà gáy như âm thanh cuộc sống đã vang lên xóa tan cái yên tĩnh xua bớt đi cái lạnh lẽo của đêm thu phương Bắc, làm cho lòng người như ấm lên, con người không còn thấy cô đơn nữa. Cảm hứng của người tù trong cảnh lưu đày quả thực là một cảm hứng mạnh mẽ tích cực, cảm hứng có thể nâng đỡ con người vượt lên trên thực tại của mình. Ngay cả sự mô tả bóng đêm cũng cho thấy cái khuynh hướng tích cực ấy của thi hứng khi nhà thơ viết “dạ vị lan”. “Dạ vị lan” nghĩa là bóng đêm chưa tan chứ không phải là bóng đêm bao trùm tất cả. Bị chuyển lao trong đêm Người vẫn nghĩ tới cái thời điểm bóng đêm sẽ tan. Hình ảnh người tù từ hai chữ “Tảo giải” chuyển sang câu thơ thứ hai đã trở thành hình ảnh của một nhà thơ đang say ngắm vũ trụ đêm thu. Cái lớn lao trong tâm hồn HCM chính là ở chỗ người như quên đi cảnh ngộ của mình để hướng tới bầu trơì đêm thu, để trò chuyện cùng trăng sao, hình ảnh “quần tinh ủng nguyệt thướng thu san” tự nó đã là bức tranh thu đẹp một cách cổ điển. Một câu thơ đủ gợi ra cả một không gian trong trẻo bao la và tĩnh lặng với chòm sao thu, vầng trăng thu, những đỉnh núi mùa thu. Vũ trụ hiện ra chỉ trong một câu thơ mà thật sống động. T/g không dừng lại ở những khái niệm về tạo vật mà thổi vào tạo vật cái hồn rất thơ mộng từ những chữ “ủng”, “thướng”, và chữ “thu”. Theo đó có thể thấy chòm sao đêm thu đang nâng vầng trăng thu lên và cả trăng sao đêm thu ấy đang vượt lên trên đỉnh núi mùa thu. Cái tinh tế của những chữ “ủng, thướng” là ở chỗ nó gợi ra một cuộc đồng hành giữa trăng sao và con người. Nhà thơ không chỉ trò chuyện với trăng sao, ngắm nhìn vẻ đẹp của “thu san” mà còn thấy cả tạo vật trong vũ trụ đang đồng hành cùng với mình. Nhà thơ in bóng lồng lộng vào vũ trụ đầy trăng sao ấy. Chỉ tiếc trong bản dịch thơ đã làm mất đi một chữ “thu”. Một chữ thôi nhưng đó là hồn thơ cổ điển, là sự tĩnh lặng của không gian vũ trụ. Bức tranh đêm thu đẹp là thế, vậy mà vẫn có những cách hiểu “thô thiển hóa” câu thơ. Đó là cách hiểu cho rằng hình ảnh “quần tinh” là hình ảnh của bọn lính TGT còn vầng trăng là hình ảnh của Bác. “Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san” là hình ảnh lính TGT áp giải Người đi vượt qua núi cao trên đường chuyển lao. Lại có ý kiến cho rằng đó là hình ảnh quần chúng công kênh lãnh tụ... những cách hiểu thiên về xã hội học dung tục. ở đây chỉ có thể cảm nhận những rung động đầy chất thơ của người tù HCM, những rung động khiến Người quên cả cảnh ngộ của mình để đến với trăng sao. Đọc thơ HCM có thể thấy niềm cảm hứng trước thiên nhiên dù nồng nàn đến đâu, bay bổng đến đâu cũng không làm cho người thoát ly thực tại. Cho nên ở đây cũng vậy, từ cõi trăng sao đầy chất thơ Người trở về với con đường lưu đày của mình. Trở về với con đường lưu đày nhưng không phải trong tâm trạng bực bội lo âu buồn phiền mà với bản lĩnh phi thường. Người tự coi mình là một chinh nhân chứ không phải tù nhân. “Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng” câu thơ đã làm hiện lên hình ảnh không phải là của một tù nhân mà là hình ảnh của một “chinh nhân”, một “chinh nhân” đã sẵn sàng trên “chinh đồ”. Chữ “chinh nhân” vốn chỉ có ý nghĩa là “người đi xa” còn “chinh đồ” vốn chỉ có ý nghĩa là “con đường xa”. “Chinh nhân” vẫn thường hiện ra hình ảnh người chiến sỹ trong cuộc đấu tranh và “ chinh đồ” thường gợi ra những chặng đường đầy thử thách. HCM đã coi mình là người chiến sỹ đang sẵn sàng vượt qua những chặng đường xa. Vậy mà bản dịch thơ lại biến “chinh nhân” thành “người đi”, biến cái “dĩ tại” thành sự “cất bước”, biến “chinh đồ” thành “con đường thẳm” làm mất đi hình ảnh rất đẹp của người chiến sỹ, làm giảm đi cái phi thường trong bản lĩnh của người làm thơ, làm mất đi cái âm hưởng trầm hùng khỏe khoắn, cái khí thơ mạnh mẽ của câu thơ trong nguyên tác. Hình ảnh người chiến sỹ càng trở nên hiên ngang trong câu thơ “nghênh diện thu phong trận trận hàn” nghĩa là người chiến sỹ ấy vẫn ngẩng mặt bất chấp cái lạnh của đêm thu, gió thu liên tiếp thổi về. Thêm một nét vẽ cho tư thế của người chiến sỹ, câu thơ như dựng lên sừng sững trước mắt người đọc hình ảnh của một con người với ý chí kiên cường đang vượt những chặng đường xa trong cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt của mình. Nếu như ba thanh trắc trong những chữ “dĩ tại, thượng” tạo ra cái âm hưởng mạnh mẽ trầm hùng thì hai chữ “trận trận” như gợi ra âm hưởng từ mỗi bước đi của người chiến sỹ chứa đựng sức mạnh bất chấp mọi thử thách, bước chân mang sức mạnh của cả cuộc CM trên những chặng đường đầy khó khăn kia. Chỉ tiếc câu thơ dịch đã biến tư thế chủ động của người chiến sỹ với hai chữ “nghênh diện” thành tư thế bị động trong hai chữ “rát mặt”. Cái âm hưởng của hai chữ “trận trận” cũng không còn nữa khi dịch là “rát mặt đêm thu trận gió hàn”. Đọc câu thơ dịch âm hưởng bỗng trở nên nhẹ thênh. Bức tranh thiên nhiên với sự chuyển hóa sâu sắc, sự suy ngẫm sâu xa và thi hứng nồng nàn biến chuyển trên cái trục thời gian cảm hứng trên đường chuyển lao đã hướng tới một bình minh rực rỡ. Cả một vũ trụ đang diễn ra sự chuyển hóa quyết liệt dữ dội căn bản và sâu sắc. Bức tranh thiên nhiên từ cảm hứng ấy được mô tả trước hết ở sự tương phản đến gay gắt giữa cái sắc màu biến chuyển của thiên nhiên, giữa màu trắng với màu hồng, giữa màu hồng và cái u ám tàn dư. Nhưng đặc biệt là ở những động từ mô tả quá trình ấy: “Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng U ám tàn dư tảo nhất không” Những động từ “dĩ thành” cho thấy sự chuyển hóa đã trở nên triệt để, màu trắng đã trở thành màu hồng chứ không phải chuyển sang còn như một quá trình đang tiếp diễn, động từ “tảo” (nghĩa là “quét” chứ không phải là “sớm”) với trạng từ “nhất không” cũng để chỉ sự chuyển hóa triệt để (không phải chữ “tảo” là “sớm” như SGK đã giải thích). Sự tương phản gay gắt giữa các sắc màu, sự chuyển hóa một cách quyết liệt của vũ trụ vừa gợi ra hình ảnh của một bình minh đã đến nhưng đồng thời còn chứa đựng trong đó cái ý nghĩa sâu xa về bức tranh hiện thực trong đời sống xã hội của nhân loại ở thời điểm ấy với sự đối kháng quyết liệt giữa các lực lượng phản tiến bộ là CNĐQ, CNTD, CNPX với một nhân loại yêu hoà bình. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng ấy ánh sáng đã chiến thắng bóng tối, bình minh đã đẩy lùi bóng đêm, một tương lai tươi sáng đang đến. Người đã từ quy luật vận động của tự nhiên, từ bóng tối đến ánh sáng mà khẳng định quy luật tất yếu của cuộc sống. Vì vậy bức tranh “TG2” thấm đẫm màu sắc triết học. Bức tranh “TG2” là sự gửi gắm, ký thác những tư tưởng lớn lao, sâu sắc của nhà hiền triết. ở đây không còn là sự vận động thiên nhiên trong quy luật khách quan của nó nữa mà là sự vận động trong cái nhìn của nhà tư tưởng lớn, nắm vững các quy luật tồn tại và biến hoá của tự nhiên cũng như của xã hội; là sự vận động của cảm xúc. Vì thế không chỉ có sự vận động của bóng đêm tới bình minh mà là sự vận động của bóng tối hướng tới ánh sáng, từ bóng tối hướng tới tương lai, từ cái “trận trận hàn” chuyển sang bao trùm cả vũ trụ, từ cái giá lạnh của lịch sử xã hội chuyển sang cái ấm áp trong đời sống nhân loại đang đến gần, một cái nhìn như thế không phải ở “Tảo giải” mới được HCM nhấn mạnh. Trong “Triêu cảnh” ta đã thấy một vầng dương như thế vẫn mọc ở đầu non mới sớm để làm cho sông núi khắp nơi toả ánh hồng, mặc dù trong nhà lao vẫn còn bóng tối. Ta đã từng thấy trong “Tảo” cũng một bình minh như vậy trong sự tương phản với bóng tối nhà lao. Một vũ trụ trong “tảo tình” cũng bừng sáng và ấm áp xua tan cái u ám của chốn ngục tù: “Thái dương xuyên quá lung toàn bộ Thiêu tận u yên dữ ám mai Sinh khí dồn thì xung vũ trụ Tù nhân cá cá tiếu nhan khai”. Bởi thế thiên nhiên trong “TG2” luôn thống nhất với cảm quan đầy màu sắc triết học trong thơ HCM nhất là ở “NKTT”. Sự chuyển hóa của trạng thái của nhân vật trữ tình cũng hết sức đặc sắc. Từ trạng thái người tù trong “TG1” đến trạng thái thiên nhiên của thi nhân, rồi cái hiên ngang của người chiến sỹ qua “TG1” để rồi sừng sững hiện lên giữa cái không gian khoáng đạt, hùng vĩ và rực rỡ của cả một bầu vũ trụ khi bình minh xuất hiện là hình ảnh của một “hành nhân” với thi hứng nồng nàn. Chưa bao giờ trong thơ HCM, bức chân dung của Người lại rạng rỡ một tinh thần lạc quan đến thế. Nhân vật trữ tình qua hình ảnh của “hành nhân” như được kết tinh từ ánh sáng, hơi ấm để thi hứng trở nên nồng nàn hơn, nhưng nhìn từ “tâm thế sáng tạo” của người nghệ sĩ ta lại cũng có thể thấy dường như chính con người ấy đã tạo ánh sáng và hơi ấm, sự sống vào vũ trụ bao la kia. Nhìn từ góc độ triết học phương Đông “hành nhân” là kết quả của sự hoà hợp giữa trời đất và con người, sự “nhất thể” của “tam tài” như trong “Kinh dịch” từng bàn tới. “TG” đâu chỉ là bức chân dung tinh thần tự họa để “mở cuốn sách này ra ta sẽ gặp một con người”. “TG” rất đặc trưng cho thế giới nghệ thuật mang đậm màu sắc triết học của nhà thơ HCM. Nó là sự kết hợp hài hoà giữa bản lĩnh của người làm thơ với cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ và những suy nghĩ thâm trầm của nhà tư tưởng. Một bài thơ như “TG” có thể ký thác cả những tiên tri vô cùng chính xác về tương lai của xã hội. Bên cạnh đó “TG” còn là một bài thơ rất cổ điển, cổ điển từ cảm hứng tới thi liệu, tới ngôn ngữ thơ, một thứ ngôn ngữ trong suốt để người đọc có thể từ thế giới ngôn ngữ ấy mà nhìn thấu vũ trụ và cả thế giới tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tân xuất ngục học đăng sơn. Bài làm. Nhà thơ, nhà văn hóa lớn nhất của TQ TK XX, Quách Mạt Nhược đã đánh giá rất cao vẻ đẹp cổ điển của “NKTT” với nhận xét :”Nếu chọn một số bài thơ của NKTT đặt vào giữa tuyển tập thơ Đường, thơ Tống thì khó có thể phân biệt” bởi ở “NKTT” ta luôn nghe thấy âm vang của thơ Đường, thơ Tống, luôn tìm thấy vẻ đẹp của một thi tứ cổ điển, một TG ngôn ngữ rất giàu chất đường thi, ngay cả khi chủ đề của bài thơ gắn bó chặt chẽ với hiện thực của đời sống, tư tưởng và cảm xúc gắn liền với thời đại. “Tân xuất ngục học đăng sơn” có thể coi là một trong các bài thơ khó có thể phân biệt với thơ Đường, thơ Tống mà nội dung lại rất hiện thực, hiện đại. Xuất xứ của t/p trữ tình nhiều khi không hẳn là cái quyết định cho việc mở cánh cửa vào TG nghệ thuật của người nghệ sĩ, nhưng cũng không phải không có ý nghĩa đối với quá trình tìm hiểu của người nghiên cứu phê bình. Bài thơ có tựa đề “ TXNHĐS” là bởi người biên tập “NKTT” đã dựa vào những dòng hồi ký về “cuộc đời hoạt động của HCT”, về những ngày Bác mới ra khỏi nhà tù TGT, sức khỏe yếu, mắt mờ, tóc bạc, chân tay mềm như bông, Bác đã phải luyện tập một cách quyết liệt “dù phải bò, phải lết mỗi ngày cũng phải đi cho được 10 bước”, sau Người đã leo được núi nhân đó làm bài thơ này. Tuy nhiên bài thơ dù ra đời trong hoàn cảnh ấy cũng chưa hẳn chỉ để thể hiện bản lĩnh của người nghệ sĩ khi học “đăng sơn”. Bài thơ còn thể hiện những ý tưởng sâu xa nhất là với HCM vừa là nhà thơ, vừa là nhà hiền triết nhà tư tưởng lớn. Bài thơ còn một xuất xứ khác qua hồi ký của Đại tướng VNG theo đó có thể thấy, bài thơ đi kèm với một lời nhắn gửi “Chúc chư huynh bên nhà mạnh khỏe, công tác tốt. Bên này vẫn bình yên”. Bài thơ và lời nhắn gửi ấy được ghi bên lề một tờ báo nước ngoài gửi về cho các đồng chí TW giữa lúc phong trào VM dọc biên giới Việt - Trung bị đánh phá rất dữ dội. Bài thơ theo Đại tướng VNG nói :”như nắng xuân xua tan đi những đám sương mờ trong nỗi lo lắng của TW”, bởi vì bài thơ đã khẳng định Bác đã ra khỏi nhà tù và sắp trở về nước. Từ xuất xứ này bài thơ như là bức thông điệp mà HCM đã gửi về cho các đồng chí của mình, một bức thông điệp bằng hình tượng nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ, giá trị cảm xúc, tư tưởng... sức sáng tạo nghệ thuật của HCM nhiều khi đã ngời lên ở những đề tài rất chính trị, rất CM. Như vậy, bài thơ được viết ra từ một thi đề cổ điển “đăng sơn ức hữu”. Có lẽ vì thế mà nhà xuất bản Văn học đã đưa bài thơ ra khỏi “NKTT” để đặt vào tập thơ chữ hán HCM và lấy tựa đề “ức cố nhân” thay cho tựa đề “TXNHĐS” ở “NKTT”. Bài thơ chỉ được cảm nhận một cách đầy đủ khi ta hiểu ý nghĩa thông điệp của nó, khi ta đến với nó như đến với một bài thơ cổ điển, đến với thi đề rất quen thuộc, thi đề : đăng sơn - ức hữu. Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh của thiên nhiên “mây, núi, dòng sông”. Trong thi đề “đăng sơn” không kể đến những bài thơ “sơn thuỷ hữu tình” mây, núi, sông giao hòa quấn quýt với nhau. Cùng với một chất trữ tình ấy là một không gian hết sức khoáng đạt, hùng vĩ. Trước hết, đó là cảnh mây, núi trùng điệp: “Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân” Câu thơ mở đầu là hình ảnh của mây, kết thúc vẫn là hình ảnh của mây, một biển mây mênh mông bát ngát, một trời mây rộng lớn bao la. Giữa câu thơ và giữa biển mây, trời mây ấy sừng sững những trùng núi qua hai chữ “sơn”. Câu thơ như vẽ. Bài thơ thiên nhiên vì thế mà trở nên vô cùng khoáng đạt. Câu thơ chỉ có những chữ “vân”, “sơn” nối tiếp nhau nhưng khung cảnh lại rất sống động bởi những chữ “ủng”, “trùng”. Chữ “ủng” được nhắc lại hai lần để tả cái hùng vĩ của “trùng sơn” với “trùng vân”. Một câu thơ chỉ mới 7 chữ mà mở ra cái lớn lao, hùng vĩ của trời đất. Một khung cảnh đã gặp ở đâu đó trong những thi phẩm, những danh họa của Đường, Tống xưa. Nhưng để tạo nên cái hình ảnh của “sơn thuỷ hữu tình” nghệ thuật đã đem vào đó một dòng sông sáng như gương sạch không một hạt bụi :”Giang tâm như kính tịnh vô trần”, dòng sông lấp lánh sáng trong suốt, thanh khiết không một hạt bụi làm cho bức tranh sơn thủy được mở ra không chỉ từ bề rộng của biển mây, chiều cao của ‘trùng sơn” mà còn là chiều sâu của không gian. Một sự so sánh lòng sông “sáng như gương” đã làm cho bầu vũ trụ ở đây bừng sáng lên. Sự tiếc nuối hoàn quyện giữa cái hùng vĩ của bầu trời mây núi với cái mềm mại, uyển chuyển trong sáng của dòng sông là sự hài hoà đầy màu sắc triết học, sự hài hoà giữa cái bền vững, cái vĩnh cửu với cái uyển chuyển, biến hóa không cùng giữa cái lớn lao với cái hết sức khiêm nhường. Chất triết học trong tư duy nghệ thuật của HCM như một điểm rất nổi bật, luôn đem đến cho người đọc những sâu xa, thâm thuý, thâm trầm. Câu thơ trong nguyên tác đã mở ra một không gian lớn lao, hùng vĩ như vậy, chỉ tiếc câu thơ dịch đã không lột tả vẻ đẹp ấy với những chữ “ấp ôm”. “ấp ôm” thiên về trữ tình với những “bụi không mờ”. Chẳng những thế câu thơ dịch còn làm mất đi thế đứng của người làm thơ, trong nguyên tác dù không một đường nét phác họa chân dung của nhân vật trữ tình, vị trí của nhân vật trữ tình. Nhưng ta vẫn thấy người làm thơ đã ở đỉnh cao nhất của dãy núi Tây Phong để có thể nhìn thấy nơi xa kia là những đỉnh núi đang nâng mây lên. Còn ở đây ngay dưới chân mình “vân” đang “ủng trùng sơn”, đang nâng núi lên cao, đang nâng nhà thơ lên cao mãi giữa không gian bao la ấy. Trật tự của mây, núi trong câu thơ thứ nhất đã làm hiện lên hình bóng của thi nhân trong cái không gian hùng vĩ ấy. Bài thơ như một bức thông điệp về sự bình yên của HCM sau khi ra khỏi nhà tù. Sự bình yên ấy đã được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ của mây, núi, dòng sông cho nên cái hùng vĩ của cảnh mây núi cũng là bản lĩnh phi thường của người chiến sỹ CM dẫu trải qua “mười bốn trăng tê tái gông cùm”. Đó còn là tầm vóc không nhà tù nào đè bẹp nổi người chiến sỹ ấy. Người vẫn đứng như non cao và tấm lòng của người chẳng phải vẫn sáng như gương đó sao? Tâm hòn của người tù chiến sỹ vẫn không hề gợi một hạt bụi, nghĩ đến đây ta bỗng nhớ ở “NKTT” người từng viết về cuộc hội ngộ giữa Trương Dực Đức và Quan Công: “Cành lá khéo in hình Dực Đức Vườn hồng soi sáng dạ Quan Công” Đó chính là sự bình yên mà người đã nhắc tới trong lời nhắn gửi. Thủ pháp ẩn dụ đã tạo nên một bài thơ thiên nhiên đẹp, rất cổ điển, nhà thơ như trò chuyện với thiên nhiên như tâm tình cùng tạo vật mà lại nói được rất nhiều về khí phách, về bản lĩnh, tấm lòng của người chiến sỹ CM nồng nàn yêu nước. Nếu như bản lĩnh khí phách tầm vóc của Người được thể hiện một cách kín đáo qua hình ảnh ẩn dụ thì nỗi niềm nhớ nước của Người lại được thể hiện một cách trực tiếp. Bài thơ tâm trạng ấy được thể hiện một cách đặc sắc ở câu thơ thứ ba : “Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh”. Hai chữ “bồi hồi” là nói trạng thái vẫn được giữ nguyên trong bản dịch nhưng hai chữ “độc bộ” lại chuyển thành “dạo bước” đã không còn sát với nguyên bản nữa. Đành rằng trong thực tế HCM có thể lên đỉnh Tây Phong vừa dạo bước, vừa rèn luyện sức khỏe song những mạch cảm xúc ở đây không thể là một sự thanh thản để dạo chơi sau những ngày tù đày. Khi còn phải giam cầm trong nhà tù Người lúc nào cũng hướng về Tổ Quốc, chợp mắt Người đã thấy “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”. Người từng than: “Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng Tin tức bên nhà bữa bữa trông: Lẽ nào có thể dạo chơi thư nhàn đến thế. câu thơ trong nguyên tác chính là đi một mình trên đỉnh núi Tây Phong với trạng thái “bồi hồi”. Kết cấu của câu thơ rất đặc sắc. Nó như ai đó từng nói là bản lề khép mở hai tâm trạng trong một bài thơ tứ tuyệt. Bởi vì nỗi “bồi hồi” kia khi đi một mình trên đỉnh Tây Phong phải chăng cũng có thể là nỗi bồi hồi trước một thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ, nhưng phải tới câu thơ thứ tư mới thấy nỗi “bồi hồi” kia gắn liền với những tình cảm hết sức thiêng liêng đối với đất nước. Cho nên câu thơ thứ ba vừa khép lại trước thiên nhiên vừa mở ra một TG tâm trạng khác. Tâm trạng hướng về cuộc sống của CM, của đất nước. “Dao vọng nam thiên ức cố nhân” - đó cũng là nỗi bồi hồi đích thực. Câu thơ mở ra nỗi niềm thương nhớ đến cảm động của con người. Dường như đây mới là chủ đề chính của bài thơ. Hình ảnh những làm thơ hiện ra thật cảm động Người đã “dao vọng nam thiên” nghĩa là Người đã hướng về phía trời Nam nước Việt với tất cả những nỗi lòng của mình. Cái nhìn như xuyên suốt không gian

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔn thi đại học chuyên đề Hồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan