Năm 2001, do mở rộng hoạt động kinh doanh nên nhu cầu vốn tăng mạnh. Trung tâm đã huy động được nguồn vốn kinh doanh là 24000,64 triệu đồng. cơ cấu vốn cũng có sự biến động mạnh. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh là 57 %, trong đó có sự gia tăng đáng kể của vốn vay ngắn hạn ( vốn vay ngắn hạn năm 1999 là 3653,8; năm 2000 là 25,5 nhưng năm 2001 đã tăng lên 11050 triệu đồng). Vốn vay tăng nhưng doanh lợi vốn và DLVCSH cũng tăng chứng tỏ vốn được sử dụng hiệu quả hơn. Với tỷ lệ nợ là 57 % cao hơn không nhiều so với con số 50% thì có thể nói năm 2001 là năm Trung tâm đã lựa chọn được cơ cấu vốn tương đối hợp lý.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4432 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Trung tâm Thương mại truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích tổng hợp từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
+ Các nhân tố làm tăng lợi nhuận
Tổng doanh thu 14569,7
+ Các nhân tố làm giảm lợi nhuận
Giá vốn hàng bán 13775,1
Chi phí bán hàng & quản lý 230
Các khoản giảm trừ 199,7
Cộng 14214,8
Tổng hợp các nhân tố (14569,7 - 14214,9) = 354,8 triệu
Qua việc phân tích các nhân tố trên ta thấy mặc dù chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí mua hàng tăng song lợi nhuận của công ty vẫn tăng đó là nhờ việc tổ chức tốt khâu tiêu thụ số lượng hàng nhập khẩu được tiêu thụ nhanh. Hàng bán có chất lượng tốt nên không bị trả lại cũng như không phảI giảm giá hàng bán
Để tăng lợi nhuận, Trung tâm phải cố gắng giảm chi phí bán hàng vì đây là nhân tố phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức bán hàng .
Lợi nhuận tăng sẽ là yếu tố quyết định nhất đến khả năng huy động vốn và là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả sử dụng vốn vì các chỉ tiêu tài chính tốt nhất phản ánh hiệu quả sử dụng vốn được được tính theo lợi nhuận ròng sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
2.2.2 Cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu rất phong phú bao gồm các thiết bị phục vụ cho truyền dẫn phát sóng như máy phát, viba, xe thu phát lưu động, camera, thiết bị cho studio, thiết bị kiểm tra, các thiết bị công nghệ kĩ thuật số, thiết bị kỹ xảo, lồng tiếng, thiết bị hoà âm ...
2.2.3 Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, trải qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, việc phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam với các nước được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Trung tâm.
Việc vận dụng phương thức đấu thầu quốc tế vào mua sắm thiết bị đã giúp trung tâm tận dụng được những ưu thế về kĩ thuật, tài chính vì trong quá trình sơ tuyển nhà thầu nếu năng lực kĩ thuật, tài chính đạt 60% mới được dự thầu
2.2.4 Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh
+ Khó khăn về vốn
Mặc dù kinh doanh có lãi nhưng hiện công ty vẫn thiếu vốn để có thể nhập khẩu các thiết bị hiện đại.
+ Thủ tục đấu thầu còn nhiều hạn chế
Theo thông lệ quốc tế sau khi chủ đầu tư đã xét thầu và ký hợp đồng giao thầu thì người trúng thầu chỉ có nhiệm vụ thực hiện hợp đồng. Nhưng hiện nay ở Việt Nam sau khi hội đồng xét thầu đã quyết định người trúng thầu thì hồ sơ của người trúng thầu cần phải thẩm định
+ Nhược điểm về việc lập hội đồng xét thầu
Thực tế vận dụng cho thấy hội đồng xét thầu trong nhập khẩu thiết bị PTTH
đã thực hiện được các mục tiêu thẩm định kết quả. Tuy nhiên trong công tác thẩm định vẫn còn những tồn tại sau:
- Một là tính ban bệ của hội đồng xét thầu: Hiện nay các thành viên của hội đồng xét thầu được lựa chọn theo nguyên tắc bảo đảm yêu cầu thẩm định tài chính, kĩ thuật và thời gian thẩm định. Tuy nhiên trên thực tế một số thành viên chỉ tham gia như một quan sát viên hay chỉ có tên trong hội đồng với nhiệm vụ duy nhất là ký vào văn bản xét thầu hoặc vừa là thành viên của tổ chuyên gia tư vấn vừa là người thẩm định xét kết quả đấu thầu
- Hai là tính thời gian: Như một hệ quả của tính ban bệ, với các tiêu thức như trên, tiến trình lập ra hội đồng xét thầu thường bị vi phạm
2.2.5 Phương hướng kinh doanh của Trung tâm
Là một doanh nghiệp thương mại, mục tiêu cơ bản của công ty là lợi nhuận. Mục tiêu công ty đặt ra trong 5 năm tới là tiếp tục nâng cao chất lượng, rút ngắn khoảng cách về giá của các thiết bị PTTH so với các nước trong khu vực, hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh, tiếp tục củng cố nâng cao vị thế uy tín của công ty, giữ vững vai trò là nhà cung cấp các thiết bị PTTH hàng đầu của Việt Nam.
2.3 Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Trung tâm
2.3.1 Sự biến động cơ cấu vốn theo nguồn vốn của Trung tâm
Để phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn, trước hết cần phân tích sự biến động của cơ cấu vốn. Từ đó kết hợp với việc phân tích sự biến động của hiệu quả sử dụng vốn để thấy được sự thay đổi cơ cấu vốn đã có tác động như thế nào đến hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào cách phân loại vốn mà có các loại cơ cấu vốn khác nhau.
Để tiến hành phân tích sự biến động của cơ cấu vốn theo nguồn vốn, ta lập bảng sau:
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm trong ba năm 1999-2001
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I, Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn
+Vay ngắn hạn
+Phải trả người bán
+Người mua trả trước
+Nợ thuế
2 Vay dài hạn
II, Vốn chủ sở hữu
1Vốn NSNN
2 Nguồn vốn khác
12000
9500
3653,8
4872
162
812,24
2500
8306,7
6500
1806,.7
59
46,8
18
24
0,8
4
12,3
41
32
9
2374,5
2374,5
25,5
1990,5
0
358,5
0
7614,5
6500
1164,4
24
24
0,3
20,1
0
3,6
0
76
64,9
11,1
13550
11050
9497,9
600,2
98,6
853,34
2500
10450,6
8000
2450,6
57
46
39,6
2,5
0,34
3,56
11
43
33,3
9,7
Tổng nguồn vốn
20306,7
100
9988,95
100
24000,64
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn có sự biến động mạnh qua từng năm. Biến động mạnh nhất là các khoản vay có chi phí là vay ngắn hạn và vay dài hạn. Năm 1999, tổng số nợ phải trả là 12 tỷ đồng trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 46,78 % tổng nguồn vốn kinh doanh. Trong cơ cấu nợ ngắn hạn thì khoản phải trả người bán & vay ngắn hạn là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đặc biệt là khoản phải trả người bán, chiếm tới 24 % tổng nguồn vốn kinh doanh và chiếm 40,7 % tổng nợ ngắn hạn. Khoản nợ này cộng với người mua trả trước và nợ thuế chiếm 28,8 % vốn nợ. Nợ thuế là khoản nộp ngân sách nhưng nộp chậm do chưa đến kỳ thanh toán. Như vậy, cả ba khoản nợ này còn gọi là nợ tích luỹ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ. Nó được coi là nguồn tài trợ miễn phí. Tuy nhiên chiếm dụng thương mại quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm. Có thể nói năm 1999, để có đủ vốn cho hoạt động kinh doanh Trung tâm đã phải vay vốn ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng với tỷ lệ khá cao ( 30,3% ) nên chi phí lãi vay lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó việc chiếm dụng vốn quá nhiều, lại chủ yếu từ tín dụng thương mại giống như con dao hai lưỡi. Một mặt nó giúp doanh nghiệp có vốn kinh doanh mà không mất chi phí vốn. Song nó sẽ đẩy doanh nghiệp vào rắc rối nếu tất cả các khách hàng đều đòi nợ cùng một lúc. Hơn nữa, tín dụng thương mại cao cũng ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Năm 1999, tổng nguồn vốn khác bao gồm vốn tự bổ sung và các quỹ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn nhưng xét tỷ trọng trong quan hệ với vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn này là tương đối lớn, nó có được nhờ hoạt động kinh doanh có lãi của những năm trước.
Năm 2000 là năm cơ cấu nguồn vốn của trung tâm biến động mạnh. So với năm 1999, nợ ngắn hạn giảm mạnh cả về số tuyệt đối và số tương đối trong đó giảm mạnh nhất là vốn vay ngắn hạn từ 3653,8 triệu năm 1999 xuống còn 25,5 triệu tức là giảm 99,3%, vốn vay dài hạn được xoá hoàn hoàn, khoản phải trả người bán cũng giảm mạnh xuống chỉ còn 1990,5 triệu đồng. Con số này cho thấy những nỗ lực của trung tâm nhằm giảm nợ phải trả. Tuy nhiên, việc xoá nợ đột ngột đã làm cho nguồn vốn kinh doanh giảm mạnh. Trung tâm đã để mất một số cơ hội kinh doanh do đó các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh giảm. Tuy nhiên do tốc độ giảm của lợi nhuận bé hơn nhiều so với tốc độ giảm nguồn vôn nên doanh lơi vốn tăng, chứng tỏ trung tâm đã sử dụng có hiệu số vốn hiện có, lượng vốn vay ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh của Trung tâm. Năm 2000 nguồn vốn khac trong đó bao gồm cả vốn tự bổ sung giảm là do cuối năm Trung tâm đã đầu tư vào việc mở rộng thị trường.
Năm 2001, do mở rộng hoạt động kinh doanh nên nhu cầu vốn tăng mạnh. Trung tâm đã huy động được nguồn vốn kinh doanh là 24000,64 triệu đồng. cơ cấu vốn cũng có sự biến động mạnh. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh là 57 %, trong đó có sự gia tăng đáng kể của vốn vay ngắn hạn ( vốn vay ngắn hạn năm 1999 là 3653,8; năm 2000 là 25,5 nhưng năm 2001 đã tăng lên 11050 triệu đồng). Vốn vay tăng nhưng doanh lợi vốn và DLVCSH cũng tăng chứng tỏ vốn được sử dụng hiệu quả hơn. Với tỷ lệ nợ là 57 % cao hơn không nhiều so với con số 50% thì có thể nói năm 2001 là năm Trung tâm đã lựa chọn được cơ cấu vốn tương đối hợp lý.
2.3.2 Phân tích sự biến động cơ cấu vốn theo nội dung của vốn
Theo nội dung kinh tế, vốn được chia thành vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động ( VLĐ ). Sự biến động cơ cấu vốn theo cách phân loại vốn này của Trung tâm được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.3 Cơ cấu vốn theo nội dung kinh tế của Trung tâm
thời kỳ 1999-2001
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000 so
với 1999
2001 so
với 2000
Giá trị
%
Giá trị
%
I, TSLĐ
1.Tiền
2.Vốn dự trữ
+ Hàng tồn kho
+ Các khoản phải thu
II, TSCĐ
19298,4
7107,34
12191,1
3557,1
8634
1008,3
8656,2
3451,9
5206,3
1772,3
3432
1332,8
22967,8
7862,3
15105,3
4880,3
9025
1032,8
-1042
-3655
-7015
-1785
-5202
-224,5
45
49
57,5
50
40
78
14311
44101
9099
2308
7593
-300
265
227
175
230
320
77,5
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động có sự biến động mạnh. Là một trung tâm thương mại chuyên XNK các mặt hàng có giá trị tương đối lớn và có tính chất kĩ thuật chuyên nghành nên mặc dù có sự biến động mạnh về mặt giá trị song tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản hay tổng vốn kinh doanh của Trung tâm. Năm 1999 TSLĐ là 19298,4 triệu đồng, chiếm 95% tổng tài sản hay nguồn vôn. Năm 2000 do tổng vốn giảm mạnh vì điều kiện kinh doanh không thuận lợi cộng với những nỗ lực thanh toán nợ cũ nên TSLĐ giảm mạnh xuống còn 8656,2 tức là giảm 55 % so với năm 1999. Tuy nhiên sang năm 2001 cùng với việc mở rộng thị trường và đa dạng hoá các mặt hàng XNK nên vốn kinh doanh tăng mạnh nhưng chủ yếu bằng cách tăng TSLĐ.
Trong TSLĐ thì tiền mặt và vốn lưu động cũng có sự biến động mạnh do sự biến động của tổng nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên vốn dự trữ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu VLĐ lại chủ yếu là các khoản phải thu. Điều này cho thấy Trung tâm bị chiếm dụng nhiều vốn.
2.3.3 Phân tích sự biến động của hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn kinh doanh của Trung tâm
Để phân tích sự biến động của hiệu quả sử dụng vốn, trước hết cần phải biết sự biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của trung tâm
Bảng 2.4 Bảng cân đối kế toán.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
TàI sản lưu động
1. Tiền
2. Vốn dự trữ
- Hàng tồn kho
- Các khoản phải thu
19298,44
7107,34
12191,1
8656,2
3451,9
5206,3
22967,8
7862,33
15105,25
TàI sản cố định
1008,27
1402,75
1033,06
Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn.
-Vay ngắn hạn
-Phải trả người bán
-Người mua trả trước
- Nợ thuế
2. Nợ dàI hạn.
12000
9500
3653,76
487,2
162
812,24
2500
2374,5
2374,5
25,5
1990,5
0
358,5
0
13550
11050
600,16
98,6
853,35
2500
2500
Vốn chủ sở hữu.
1. Vốn NSNN
2. Nguồn vốn khác
8306,71
6500
1806,71
7614,45
6500
1164,45
10450,64
8000
2450,64
Tổng tài sản- nguồn vốn
20306
9988,950
24000,64
Hiệu quả sử dụng vốn là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh, mở ra khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Sự biến động hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm thương mại truyền hình trong ba năm qua thể hiện qua một số chỉ tiêu sau
Đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm
Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Trung tâm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Doanh thu thuần
24916
16034
30410
Tổng vốn
20306,71
9988,95
24000,64
Lợi nhuận ròng
502,65
456,96
709,17
Vòng quay toàn bộ vốn
1,23
1,61
1,63
Doanh lợi vốn
2,46
4,57
2,95
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2000 vòng quay toàn bộ vốn tăng 30,1% với mức tăng 0,38 vòng chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn tăng. Vòng quay vốn năm 2000 tăng so với năm 1999 là do tốc độ giảm của tổng vốn lớn hơn tốc độ giảm của doạnh thu thuần.
Doanh lợi vốn năm 2000 so với 1999 tăng 2,11 đồng hay tăng 86% mặc dù lợi nhuận ròng giảm 45,69 triệu đồng với tỷ lệ giảm 9,1% phán ánh tốc độ giảm của lợi nhuận ròng nhỏ hơn nhiều so với tốc độ giảm của tổng nguồn vốn.
Như vậy trong năm 2000 cả hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn đều tăng so với năm 1999 tuy nhiên kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2000 lại thấp hơn năm1999 . Điều này thể hiện ở sự giảm xút của doanh thu thuần và lợi nhuận ròng. Nguyên nhân là do sự thay đổi bất thường của các nguồn vốn khác nhau trong cơ cấu vốn của Trung tâm .
Năm 2001, mặc dù tổng nguồn vốn tăng mạnh từ 16034 triệu đồng năm 2000 lên 24000,64 triệu đồng chỉ số doanh lợi trên tổng vốn giảm đáng kể với mức giảm 35 % hay với một đồng vốn bỏ ra lợi nhuận thu về giảm 1,38 đồng . Có được kết quả này là do kết quả kinh doanh cao của trung tâm được thể hiện trong chỉ tiêu lợi nhuận ròng và doanh thu thuần.
So với năm 2000, doanh thu thuần tăng 89,6% với mức tăng14376 triệu đồng, lợi nhuận ròng tăng 55,2% với mức tăng 252,1 triệu đồng. Nhờ có kết quả kinh doanh cao nên vòng quay toàn bộ vốn cũng tăng lên mặc dù mức tăng là không đáng kể.
Để đi sâu phân tích sự biến động của hiệu quả sử dụng vốn ta sẽ xem xét hiệu quả sử dụng các nguồn vốn trong tổng vốn của trung tâm thông qua việc xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn chủ sở hữu đồng thời với việc đánh giá tình hình tài chính của Trung tâm thông qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính cơ bản như các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, chỉ tiêu khả năng hoạt động, chỉ tiêu về khả năng sinh lãi…
2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Trung tâm
Một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và huy động tối đa vốn cố định vào hoạt động kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Trung tâm ta phải dựa vào chỉ tiêu phân tích về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng vốn lưu động năm 1999-2001
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
So sánh
Chênh lệch
2000/1999
Chênh lệch
2001/2000
Số tiền
%
Số tiền
%
1 DTT
2 LNT
3 VLĐ bình quân
+Tiền
+Các khoản phải thu
+Hàng tồn kho
+TSLĐ khác
4 Doanh lợi VLĐ
5 Vòng quay hàng
tồn kho
6 Số ngày một vòng
quay hàng tồn kho
7 Vòng quay các
khoản phải thu
8 Kỳ thu tiền bq
9 Vòng quay VLĐ
10 Kỳ luân chuyển
VLĐ
11 VLĐ TX
24619
502,65
19298,4
7107,34
8634
3557,1
0
2,6
6,75
53,3
2,88
125
1,29
279
1491,73
16050
456,96
8656,2
3451,9
3432
1772,3
0
5,2
8,6
41,8
4,67
77,08
1,85
194,5
5511,7
30619,7
709,17
22967,8
7862,3
9025
4880,25
0
3
4,77
75,4
3,39
106,2
1,33
270,6
1466,94
-8882
-43,69
-1042
-3655
5202
-1785
2,6
0,96
-11,5
1,79
-47,92
056
-84,5
4019,9
64,4
90,9
-55,1
-51,4
60,3
50,17
100
48
-22,5
62
-38,3
43,4
30,2
269,5
14367
252,21
14311,6
44104,3
7593
2307,95
-2,2
-1,01
33,6
-1,28
29,12
-0,52
76,1
-4044,8
189,6
55,2
165,5
127,7
219,9
130,2
-42,3
-34,4
80,3
-27,4
37,7
-28,1
39,1
73,4
Từ số liệu bảng trên cho thấy trong ba năm gần đây VLĐ của trung tâm thay đổi thất thường. Năm 2000, VLĐ giảm mạnh so với năm 1999 với mức giảm 10642,24 triệu ( 55,1%). Nhưng đến năm 2001 lại tăng vọt, đạt mức 22967,8 triệu tăng so với năm 2000 là 14311,6 triệu (165,3 %) chứng tỏ số vốn đem đầu tư vào TSLĐ năm 2001 tăng mạnh . Đồng thời vốn LĐTX trong ba năm đều dương chứng tỏ nguồn vốn dài hạn sau khi đầu tư vào tài sản cố định vẫn còn dư, phần còn lại trung tâm đêm đầu tư vào tài sản lưu động. Vậy TSCĐ được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn.
Chỉ tiêu doanh lợi vốn lưu động nói lên kết quả cuối cùng của việc sử dụng vốn lưu động. Trong năm 1999, doanh lợi vốn lưu động là 2,6 % tức là cứ 100 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 2,6 đông lợi nhuận thuần. Đến năm 2000 chỉ tiêu này là 5,2. Năm 2001 doanh lợi vốn lưu động bằng 3. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong năm 2000 là cao nhất ( 100 đồng vốn lưu động tạo ra 5,2 đồng lợi nhuận thuần ) tăng 48% . Nhưng năm 2001 doanh lợi vốn lưu động giảm 42,3 % so với năm 2000 do vốn lưu động bình quân tăng mạnh, đạt 22967,8 triệu trong khi lợi nhuận có tăng ( 252,21 triệu so với năm 2000). Nhưng về số tương đối thì tốc độ tăng của lợi nhuận vẫn thấp hơn tốc độ tăng của vốn lưu động (năm 2001/2000 lợi nhuận thuần tăng 55,2 % trong khi vốn lưu động tăng 165,3 % ).
+ Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với ngân hàng cũng như các nhà phân tích tài chính khác, hệ số này càng cao càng tốt. Hệ số này thấp có nghĩa là có sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý hàng dự trữ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó khâu tiêu thụ cũng cần xem xét lại .
Liên hệ với thực trạng của Trung tâm trong ba năm gần đây ta thấy:
Vòng quay hàng tồn kho năm 2000 tăng 0,96 lần ( 48%) đến năm 2001 giảm 34,4 % chứng tỏ hiệu hoạt động kinh doanh năm 2000 tăng nhưng đến năm 2001 giảm. Cụ thể là vòng quay hàng tồn kho trong năm 1999 bằng 6,75 lần tương ứng số vòng quay hàng tồn kho là 53,3 ngày tức là cứ 53,3 ngày thì hàng tồn kho lại được đem tiêu thụ. Với đặc điểm của Trung tâm là chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng điện tử cụ thể là các thiêt bị phát thanh truyền hình thì vòng quay hàng tồn kho như vậy là quá cao, tốc độ lưu chuyển hàng chậm. Đến năm 2000 con số này giảm xuống còn 148 ngày/ lần luân chuyển nhưng nếu so với chỉ tiêu chung của nghành thì vẫn trong tình trạng trì trệ. Không những thế, trong năm 2000 chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho lại giảm xuống 4,77 lần tức là số ngày vòng quay hàng tồn kho tăng lên 75,4 ngày / vòng quay, có nghĩa là hơn 2 tháng 15 ngày hàng mới được tiêu thụ tính từ khi nhập về. Điều này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn, vốn bị ứ động không thể đưa vào quá trình lưu thông làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt là vốn lưu động. Trung tâm cần tìm ra các biện pháp thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, giảm giá hàng bán…
+ Kỳ thu tiền bình quân
Qua phân tích kỳ thu tiền bình quân của Trung tâm có thể đánh giá khả năng thu hồi tiền của hàng hoá bán ra . Kỳ thu tiên bình quân trong ba năm qua là khá lớn đặc biệt là năm 2000. Điều đó chứng tỏ các khoản phải thu nhiều, Trung tâm bị chiếm dụng vốn. Các khoản phải thu của Trung tâm đang ở mức rất cao so với doanh thu thuần, chiếm gần 30%. điều đó dẫn đến kỳ thu tiền bình quân trong các năm tương đối cao Trung tâm cần tìm ra các biện pháp giảm các khoản phải thu như sử dụng chính sách cho khách hàng trả ngay một tỷ lệ % nào đó phù hợp để đảm bảo diều kiện số tiền chiết khấu nhỏ hơn hoặc bằng chi phí bảo quản, chi phí quản lý hàng tồn kho, chi phí tồn đọng vốn.
+ Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động của Trung tâm thấp, năm 1999 vòng quay vốn lưu động là1,29 tức là một đồng vốn lưu động tạo ra 1,29 đồng doanh thu thuần đến năm 2000 tăng lên 1,85 (một đồng vốn lưu động tạo ra 1,85 đồng doanh thu thuần) Nhưng chỉ tiêu này lại giảm xuống vào năm 2001. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Trung tâm không ổn định.
+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết trong bao nhiêu ngày thì vốn lưu động trải qua một chu kỳ kinh doanh từ khi đem vào kinh doanh cho đến khi thu hồi.
Theo số liệu bảng trên ta thấy kỳ luân chuyển vốn lưu động của Trung tâm là khá cao.Trong khi Trung tâm là đơn vị kinh doanh thương mại thì kỳ luân chuyển vốn lưu động bằng 279 ngày trong năm 1999 vàv194,5 ngày trong năm 2000 ; 270,6 ngày trong năm 2001 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của trung tâm chưa cao, tiền bị chiếm dụng quá nhiều do các khoản phải thu lớn, hàng tồn kho lớn. Trong thời gian tới, Trung tâm cần xem xét lại vấn đề này để đưa ra giải pháp tối ưu trong quá trình sử dụng vốn lưu động nhất là vốn lưu động lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên Trung tâm cần phải chú trọng công tác thanh toán thu hồi vòng nợ, từ đó tăng vòng quay vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
.2.3.5 Phân tích tình hình tài chính của Trung tâm
Hiệu quả sử dụng vốn cao là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn cao phải đi đôi với tình hình tài chính lành mạnh mới đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm chúng ta không thể không phân tích các chỉ tiêu tài chính để thấy được tình hình tài chính của Trung tâm hiện nay.
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của trung tâm.
trong 3 năm 1999- 2001
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
I Chỉ tiêu khả năng thanh toán.
1. Khả năng thanh toán hiện hành.
2. Khả năng thanh toán nhanh.
3. Vốn lưu động ròng( triệu đồng)
2,3
0,75
9798,44
3,64
1,45
6281,7
2,08
0,71
1197,58
II Chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn
Hệ số nợ
0,59
0,24
0,57
III Chỉ tiêu về khả năng hoạt động.
1. Vòng quay tiền
2. Vòng quay dự trữ.
3. Kỳ thu tiền bình quân.
4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
3,5
2,04
297
1,23
4,64
3,08
227
2,85
3,84
2,01
288
2,33
IV Chỉ tiêu về khả năng sinh lãi( % )
1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm.
2. Doanh lợi vốn.
3. Doanh lợi vốn chủ sở hữu.
2,02
2,46
6,05
2,85
4,57
6
2,33
2,95
6,79
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy:
* Về khả năng thanh toán:
+ Khả năng thanh toán của trung tâm biến động mạnh qua các năm. Năm 2000 các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán có sự cảI thiện đáng kể.
+ Khả năng thanh toán hiện hành được tính bằng cách lấy tài sản cố định chia cho nợ ngắn hạn
+ Khả năng thanh toán hiện hành tăng từ mức 2,3 vào năm 1999 lên 3,64. Nguyên nhân là do năm 2000 trung tâm tiến hành thanh toán nợ, mức tăng này xấp xỉ 58%, phản ánh khả năng thanh toán cao của trung tâm.
+ Khả năng thanh toán nhanh
Cũng nhờ thanh lý nợ nên trong năm 2000 chỉ số thanh toán nhanh của trung tâm tăng gấp đôi năm trước. Trong 3 năm liên tục trung tâm luôn duy trì mức vốn lưu động ròng cao. Đặc điểm này là do lĩnh vực kinh doanh của trung tâm là xuất nhập khẩu các thiết bị truyền hình có giá trị lớn nên cần dự trữ tiền mặt lớn và vốn lưu động ròng cao. Tuy nhiên, năm 2001 các chỉ số khả năng thanh toán của trung tâm giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 năm. Trung tâm mất khả năng thanh toán nhanh, nguyên nhân là do dự trữ quá nhiều làm cho vốn lưu động ròng giảm. Chính sách tín dụng và cơ cấu tàI chính đã làm trung tâm không thể thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn nếu không sử dụng một phần dự trữ.
+ Tỷ lệ dự trữ / vốn lưu động ròng
Tỷ lệ này cho biết phần thua lỗ mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu do giá trị hàng dự trữ giảm. Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng của trung tâm trong ba năm qua lần lượt là 63%, 60%, 65,8%. Tỷ lệ dự trữ này là quá cao nên tài sản của Trung tâm sẽ giảm mạnh nếu giá của các hàng hoá tồn kho giảm.
+ Vốn lưu động ròng hay vốn lưu động thường xuyên
Vốn lưu động ròng cho thấy khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp.
* Về khả năng hoạt động
Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của trung tâm cũng như kết quả kinh doanh. Các chỉ tiêu này sễ đo lường kết quả và hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành nguồn vốn. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong các chỉ tiêu này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
+ Vòng quay tiền của trung tâm năm 1999 là 3,5 vòng, năm 2000 tăng lên là 4,64 vòng chứng tỏ tiền được quay vòng nhanh, được luân chuyển liên tục trong quá trình kinh doanh, phản ánh hoạt động kinh doanh sôi động của trung tâm trong năm. Tuy nhiên năm 2001 vòng quay tiền giảm phản ánh hiệu quả hoạt động giảm.
+ Vòng quay dự trữ
Khả năng thanh toán nhanh năm 1999 của Trung tâm quá thấp do lượng hàng dự trữ nhiều, vòng quay dự trữ thấp. Năm 2000 Trung tâm đã cơ cấu lại lượng hàng dự trữ. Do đó vòng quay dự trữ tăng.
+ Kỳ thu tiền bình quân
Năm 2000, kỳ thu tiền bình quân của Trung tâm đạt mức thấp nhất trong 3 năm là 227 ngày là nhờ vòng quay tiền tăng đồng thời với việc giảm vốn sử dụng.
* Về khả năng cân đối vốn:
Hệ số nợ của Trung tâm năm 1999 là 0,59%, tức là vốn vay chiếm tới 59% tổng nguồn vốn. Với hệ số nợ hiện có thì trung tâm sẽ khó có khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Vì vậy, năm 2000 Trung tâm đã áp dụng các biện pháp để giảm xuống mức tối thiểu hệ số nợ. Cụ thể là trung tâm đã tiến hành thanh toán nợ, do đó tổng tàI sản và hệ số nợ giảm mạnh. Hệ số nợ năm 2000 của trung tâm là 0,24 < 0,5 đảm bảo hành lang an toàn cho nguồn tài chính của Trung tâm. Năm 2001 hệ số này lại tăng lên xấp xỉ năm 1999 là 0,57.
Tóm lại, tỷ lệ nợ của Trung tâm trong 2 năm 1999 và 2001 là tương đối cao thể hiện sự bất lợi đối với chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ hiện nay trung tâm khó có thể huy động nhiều tiền vay để tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
* Về khả năng sinh lãi
+ Doanh lợi tiê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12088.DOC