Chuyên đề Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Việt An

Dựa vào kết quả tính toán số liệu trên ta thấy, tất cả các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh năm 2006 đều tăng rất cao so với năm 2005. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng cao nhất, đến chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Như đã giới thiệu ở trên, chi phí sản xuất là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh. Vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao các loại chi phí lại có sự gia tăng đột biến để từ đó tìm ra giải pháp nhằm khắc phục kịp thời.

Qua tìm hiểu thực tế, sở dĩ các khoản chi phí sản xuất năm 2006 tăng nguyên nhân chính là do mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, số lượng sản phẩm sản xuất nhiều hơn, thị trường tiêu thụ của công ty được mở rộng hơn. Do đó làm tăng chi phí sản xuất phát sinh. Cụ thể:

- Đối với chi phí nguyên vật liệu: tăng 180,91% nguyên nhân chính là tăng khối lượng sản xuất, cần tiêu hao nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra còn sự tác động khách quan nữa là giá nguyên liệu đầu vào trong năm 2006 tăng hơn 2005, dao động trung bình khoản 1.762đ/kg. Và không riêng gì công ty Việt An mà kể cả các công ty thủy sản khác đều chịu sự tác động của sự tăng giá này.

- Đối chi phí nhân công trực tiếp: việc tăng quy mô sản xuất cũng dẫn đến thuê thêm nhân công, tăng ca, tiền cơm cho công nhân tăng. Vì vậy làm cho chi phí nhân công tăng.

- Chi phí sản xuất chung: tăng 168,77% cũng do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, cần tiêu hao nhiều vật liệu dùng trong phân xưởng và các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài tăng như: chi phí điện, chi phí khấu hao do đầu tư thêm máy móc thiết bị, chi phí bao bì tăng

Giải thích cho sự gia tăng chi phí sản xuất trên, ta thấy tổng số lượng sản phẩm hoàn thành năm 2006 cũng gia tăng đáng kể đạt 174,75% so với 2005. Vì vậy có thể kết luận sơ bộ chi phí sản xuất tăng cao là do tăng quy mô sản xuất.

 

doc44 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 15884 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Việt An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa, tránh vi phạm hợp đồng. Lập kế hoạch kiểm tra các khoản nợ phải thu căn cứ vào thời gian hóa đơn, đôn đốc khách hàng về các khoản nợ phải thu cũng như hạn mức tính dụng cấp cho khách hàng, phân loại các khoản nợ khó đòi hoặc mất khả năng chi trả báo cho kế toán trưởng kịp thời có biện pháp xử lý. - Kế toán doanh thu Theo dõi doanh thu mua hàng, các hợp đồng mua hàng của các khách hàng trong và ngoài nước. Theo dõi các khoản thuế của các hộp đồng mua bán, lập báo cáo thuế đúng theo thời gian quy định. - Kế toán tiền mặt thủ quỹ Quản lý tiền mặt tại quỹ của công ty, các khoản thu chi và thanh toán bằng tiền mặt, phát lương cho nhân viên. 3.5.3. Hình thức tổ chức công tác kế toán 3.5.3.1. Hình thức kế toán Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và mọi nghiệp vụ phát sinh được xử lý thông hệ thống phần mềm kế toán rất thuận lợi. 3.5.3.2. Luân chuyển chứng từ Khi nhận được chứng từ gốc kế toán ghi nhận ngày nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ cụ thể là xác định nghiệp vụ phát sinh, đối chiếu các chứng từ có liên quan và kiểm tra sự hợp lệ của chứng từ. 3.5.3.3. Xử lý chứng từ Căn cứ chứng từ đã kiểm tra hàng ngày ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung định kỳ để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp, đồng thời với việc ghi chép vào sổ Nhật ký chung, kế toán ghi chép vào các sổ quỹ, sổ kế toán chi tiết và các sổ Nhật ký đặc biệt. Cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ Cái. Theo yêu cầu của kế toán quản trị, cuối mỗi tháng, mỗi quý kế toán tổng hợp cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, đồng thời kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính. 3.5.3.4. Phương pháp đánh giá hàng tồn kho - Công ty áp dụng chế độ hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Giá trị thành phẩm xuất kho tính theo phương pháp đích danh. 3.5.4. Chế độ kế toán Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC và các thông tư 20/2006/TT- BTC và thông tư 21/2006/ TT-BTC ban hành 20/3/2006 của Bộ Tài Chính về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều trong chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Sơ đồ 3.4: Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ cái Sổ quỹ Bảng cân đối tài khỏan Báo cáo tài chính - Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Chương 4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT AN 4.1. Khái quát về các loại chi phí phát sinh tại công ty Do đặc điểm hoạt động của công ty thuộc loại hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, nên chi phí phát sinh tại công ty chủ yếu gồm các loại sau: chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và chi phí ngoài sản xuất (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính). Sau hơn hai năm đi vào hoạt động, có thể khái quát về tình hình chi tiêu các loại chi phí phát sinh của công ty qua bảng số liệu tổng hợp dưới đây. Bảng 4.1: Bảng tổng hợp chi phí phát sinh của công ty TNHH Việt An năm 2005-2006 Đơn vị tính: triệu đồng MCP Năm CHI PHÍ SẢN XUẤT CHI PHÍ NGOÀI SẢN XUẤT TỔNG CP NVL NCTT SXC CPBH CPQL CPTC 2006 276.873 16.545 31.185 26.192 3.156 13.652 367.605 2005 98.564 6.058 12.203 7.916 2.147 4.663 130.951 Nguồn: số liệu được lấy từ bảng cân đối số phát sinh năm 2005-2006 Để giúp đi sâu hơn các vấn đề trọng tâm trong quá trình phân tích, ta cần nắm được tỷ trọng và mức độ ảnh hưởng của từng loại chi phí trong tổng chi phí phát sinh tại công ty. Từ đó xác định được loại chi phí nào ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh, bám sát phân tích tình biến động của chúng, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục để quản lý chi phí tốt hơn. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng từng khoản mục chi phí sau đây sẽ giúp giải quyết các vấn đề này. Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh năm 2005 - 2006 Qua biểu đồ trên ta thấy, tỷ trọng các loại chi phí giữa hai năm là ít biến động. Và trong cơ cấu chi phí thì chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh, kế đó là chi phí sản xuất chung. Do vậy các loại chi phí này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong quá trình phân tích. 4.2. Phân tích chung toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Để thấy được tình hình biến động chi phí phát sinh tại công ty qua hai năm hoạt động 2005-2006, trước hết cần phân tích chung toàn bộ chi phí. Kết quả phân tích này giúp người đọc thấy một cách tổng quát về tình hình chi tiêu chi phí của công ty. 4.2.1. Đối với chi phí sản xuất - Sử dụng công thức: + Chênh lệch tuyệt đối: rtcp = tcp06- tcp05 + % tăng (giảm): Bảng 4.2: Bảng so sánh biến động chi phí sản xuất năm 2005-2006 Đơn vị tính: Triệu đồng KMCP Năm NVL NCTT SXC Tổng CPSX Sản phẩm sản xuất 2006 276.873 16.545 31.185 324.603 7.776.759 2005 98.564 6.058 12.203 116.225 2.830.461 So Sánh Tuyệt đối 178.309 10.487 19.582 208.378 4.946.118 Tương đối 180,91% 173,11% 168,77% 178,29% 174,75% Dựa vào kết quả tính toán số liệu trên ta thấy, tất cả các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh năm 2006 đều tăng rất cao so với năm 2005. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng cao nhất, đến chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Như đã giới thiệu ở trên, chi phí sản xuất là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh. Vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao các loại chi phí lại có sự gia tăng đột biến để từ đó tìm ra giải pháp nhằm khắc phục kịp thời. Qua tìm hiểu thực tế, sở dĩ các khoản chi phí sản xuất năm 2006 tăng nguyên nhân chính là do mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, số lượng sản phẩm sản xuất nhiều hơn, thị trường tiêu thụ của công ty được mở rộng hơn. Do đó làm tăng chi phí sản xuất phát sinh. Cụ thể: - Đối với chi phí nguyên vật liệu: tăng 180,91% nguyên nhân chính là tăng khối lượng sản xuất, cần tiêu hao nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra còn sự tác động khách quan nữa là giá nguyên liệu đầu vào trong năm 2006 tăng hơn 2005, dao động trung bình khoản 1.762đ/kg. Và không riêng gì công ty Việt An mà kể cả các công ty thủy sản khác đều chịu sự tác động của sự tăng giá này. - Đối chi phí nhân công trực tiếp: việc tăng quy mô sản xuất cũng dẫn đến thuê thêm nhân công, tăng ca, tiền cơm cho công nhân tăng. Vì vậy làm cho chi phí nhân công tăng. - Chi phí sản xuất chung: tăng 168,77% cũng do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, cần tiêu hao nhiều vật liệu dùng trong phân xưởng và các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài tăng như: chi phí điện, chi phí khấu hao do đầu tư thêm máy móc thiết bị, chi phí bao bì tăng… Giải thích cho sự gia tăng chi phí sản xuất trên, ta thấy tổng số lượng sản phẩm hoàn thành năm 2006 cũng gia tăng đáng kể đạt 174,75% so với 2005. Vì vậy có thể kết luận sơ bộ chi phí sản xuất tăng cao là do tăng quy mô sản xuất. 4.2.2. Đối với chi phí ngoài sản xuất Bảng 4.3: Bảng so sánh biến động chi phí ngoài sản xuất năm 2005-2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm KMCP 2006 2005 So sánh Tuyệt đối Tương đối CPBH 26.192 7.916 18.276 230,87% CPQL 3.156 2.147 1.009 47% CPTC 13.652 4.663 8.989 192,77% Tổng 29.348 10.063 19.285 191,64% - Công thức tính + Chi phí bán hàng Chênh lệch tuyệt đối: 26.192-7.916 = 18.276 triệu đồng % tăng (giảm) = + Chi phí quản lý Chênh lệch tuyệt đối: 3.156 – 2.147 = 1.009 triệu đồng % tăng (giảm) = + Chi phí tài chính Chênh lệch tuyệt đối: 13.652 – 4.663 = 8.989 triệu đồng % tăng (giảm) = Ta thấy, cùng với sự gia tăng của chi phí sản xuất, thì chi phí ngoài sản xuất cũng tăng theo. Cụ thể: - Đối với chi phí bán hàng: đây là khoản chi phí tăng cao nhất vượt 230,88% so với 2005. Chi phí bán hàng tăng có nhiều nguyên nhân, có thể do chính sách bán hàng của công ty không hợp lý? Hay do khối lượng hoạt động tiêu thụ hàng hóa năm 2006 tăng cao hơn năm 2005? Qua tìm hiểu thực tế được biết, nguyên nhân chính là do khối lượng tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm của công ty năm 2006 tăng cao, do vậy mà các khoản chi phí vận chuyển và dịch vụ mua ngoài phát sinh tăng, chi phí quảng cáo để tìm kiếm khách hàng mở rộng thị trường và đào tạo nhân viên tăng. Ngoài ra, khi so sánh tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong năm 2006 và 2005 ta thấy có sự chênh lệch rất cao, cụ thể doanh thu tăng từ 83.045 triệu lên đến 342.261 triệu, điều này chứng tỏ chi phí bán hàng tăng là do tăng khối lượng giao dịch mua bán cũng như xuất khẩu, hay nói cách khác nó hệ quả của việc tăng khối lượng xuất khẩu. - Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: trong tất cả các khoản mục chi phí thì chi quản lý doanh nghiệp tăng thấp nhất, vì đây là loại chi phí chi phí cố định nên ít biến động. Tuy nhiên do mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu quản lý cũng tăng, phải tuyển dụng thêm nhân viên, xây dựng và trang bị thêm thiết bị, dụng cụ quản lý, các dịch vụ mua ngoài tăng dẫn đến chi phí quản lý cũng tăng theo. - Đối với chi phí hoạt động tài chính: mức gia tăng của chi phí tài chính trong năm 2006 cũng không nằm ngoài nguyên nhân công ty mở rộng quy mô sản xuất, công ty phải huy động thêm vốn vay để đầu tư thêm máy móc thiết bị cũng như là bổ sung nguồn vốn dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó thì chi phí chuyển khoản phát sinh trong hoạt động mua bán thanh toán năm 2006 cũng tăng cao do tăng khối lượng giao dịch thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng. Đây là những nguyên nhân làm chi phí tài chính tăng 192,77% trong năm 2006. 4.3. Phân tích biến động từng khoản mục chi phí có liên hệ với khối lượng hoạt động (quy mô) Xét theo mối quan hệ ứng xử của chi phí, ứng với quy mô hoạt động khác nhau thì mức chi phí thực tế phát sinh cũng khác nhau. Do vậy, phải tiến hành phân tích biến động chi phí dựa trên quy mô thực hiện để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí của công ty chính xác hơn. - Sử dụng công thức + Chênh lệch: rtcp = tcp1- tcp0 X + % tăng (giảm) = 4.3.1. Đối với chi phí sản xuất Sử dụng công thức tính trên, ta tính được bảng số liệu sau: Bảng 4.4: Bảng so sánh chi phí sản xuất năm 2005-2006 có loại trừ yếu tố quy mô hoạt động Đơn vị tính: Triệu đồng KMCP Năm NVL NCTT SXC Tổng CP sản xuất Thành phẩm(kg) 2006 276.873 16.545 31.185 324.603 7.663.682 2005 98.564 6.058 11.603 116.225 2.889.482 2005 (theo QM) 261.418 16.067 30.774 308.260 7.663.682 So sánh Tuyệt đối 15.455 478 411 16.343 - Tương đối 5,91% 2,97% 1,33% 5,3% - Từ bảng số liệu trên, có thể nhận thấy rằng mặc dù chi phí sản xuất năm 2006 xét về số lượng thì tăng rất cao so với 2005. Tuy nhiên nếu liên hệ với khối lượng hoạt động thì sự gia tăng này là không đáng kể. Tổng chi phí sản xuất 2006 chỉ tăng 5,3% so với 2005. Nguyên nhân do chi phí sản xuất tăng nhưng số thành phẩm sản xuất cũng tăng theo. Vì vậy có thể kết luận sơ bộ việc tăng khối lượng sản xuất là nguyên nhân chính làm tăng chi phí sản xuất trong năm 2006. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn, ta tiến hành phân tích chi tiết cho từng loại chi phí. 4.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xét trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại công ty qua hai năm ta thấy mức gia tăng của chi phí này khi liên hệ với kết quả sản xuất là 5,91%, thấp hơn nhiều so với kết quả so sánh ban đầu là tăng 180,91%. Căn cứ vào biểu đồ thể hiện tỷ trọng chi phí như đã giới thiệu ngay từ đầu thì chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn đến 75% trong tổng chi phí. Do vậy dù chỉ tăng ở mức 5,91% nhưng nó đã chiếm đến 95% (15.455 tỷ/ 16.343 tỷ) trong tổng khoản tăng của chi phí sản xuất trong năm 2006. Do vậy cần tìm rõ nguyên nhân đối với sự gia tăng của chi phí này. Bảng 4.5: Bảng so sánh biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2005-2006 có loại trừ yếu tố quy mô hoạt động Đơn vị tính: triệu đồng KMCP Năm Vật liệu chính Vật liệu phụ Vật liệu khác Tổng CP NVLTT Thành phẩm(kg) 2006 272.836 3.985 52 276.873 7.663.682 2005 97.216 1.330 18 98.564 2.889.482 2005 (theo QM) 257.843 3.528 48 261.418 7.663.682 So sánh Tuyệt đối 14.993 457 4 15.455 - Tương đối 5,81% 12,97% 8,92% 5,91% - triệu đồng - Công thức tính: + rTCP NVL: + % tăng (giảm): Ta thấy, do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty chế biến thủy sản nên chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh tại công ty chủ yếu là giá trị nguyên liệu cá Tra, cá Ba Sa. Ngoài ra còn có một số vật liệu phụ như hóa chất dùng khử kháng sinh làm sạch cá, nước đá làm lạnh, chất phụ gia làm tăng trọng lượng và một số vật liệu khác nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí vật liệu. Ở đây ta chỉ chú trọng đến chi phí nguyên liệu cá Ba Sa, cá Tra đầu vào. Bảng 4.6: Bảng tổng hợp tình hình thu mua nguyên liệu 2005-2006 Đơn vị tính:ngàn đồng Năm Mức thu mua 2006 2005 Chênh lệch Tổng sản lượng (kg) 20.088.668 8.589.237 11.499.431 Tổng giá trị (ngàn đồng) 272.140.000 101.304.000 170.836.000 Giá bình quân (ngàn đồng/kg) 13,547 11,794 1,753 Ta thấy sản lượng cá Tra, cá Ba Sa thu mua của công ty tăng cả về số lượng và giá. Và trong điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm cá da trơn của Việt Nam ngày được mở rộng, đặc biệt là sau vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ trong năm 2005 làm nhiều nước biết đến sản phẩm cá Tra, cá Ba Sa nhiều hơn, các công ty chế biến thủy sản của An Giang nói riêng đều có xu hướng tăng khối lượng hoạt động trong năm 2006, dẫn đến tác động khan hiếm cá và sự tăng giá cá đầu vào, làm chi phí nguyên vật liệu chính tăng. Nhưng xét liên hệ với khối lượng hoạt động thì mức gia tăng tổng chi phí này của công ty Việt An là tăng 5,9%. Căn cứ vào tình hình thực tế và theo đánh giá nhận xét từ bộ phận quản lý công ty, mức gia tăng này là không cao, phù hợp với định mức chi phí đề ra và được công ty đánh giá là quản lý hiệu quả. Đạt được kết quả này là do: Công ty quản lý tốt nguồn nguyên liệu đầu vào, giá cá có tăng nhưng bù lại chất lượng cá cao và đáp ứng yêu cầu sản xuất nên giảm được phần phụ phẩm và nạc vụn, thịt cá đỏ…tỷ lệ nạc cá cao, góp phần đạt năng suất. Tay nghề của công nhân được nâng lên, điều này cũng giảm đi phần tiêu hao nguyên liệu. Ngoài ra, công ty cũng có nguồn nguyên liệu tự cấp, nhờ vậy đã hạn chế phần nào lượng cá thiếu hụt khi thị trường khan hiếm và tăng giá, ổn định sản xuất. Chính các yếu tố trên đã góp phần giúp công ty bù đắp phần tăng giá cá đầu vào, giảm được sự gia tăng chi phí vật liệu trực tiếp năm 2006. 4.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp Triệu đồng - Công thức: + Chênh lệch: + % tăng (giảm): Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương công nhân, khen thưởng, các khoản phụ cấp như tiền cơm cho công nhân, trợ cấp ngừng sản xuất và các khoản trích theo quy định. Mặc dù tổng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất năm 2006 tăng 173,11% so với 2005 nhưng nếu tính theo khối lượng hoạt động thì chi phí này cũng chỉ tăng 2,96 %, nguyên nhân của sự gia tăng này là do: Thuê thêm nhân công do mở rộng quy mô sản xuất. Chính sách khen thưởng cho công nhân có năng suất làm việc cao. Chi phí tăng ca cho công nhân. Ngoài ra các khoản trợ cấp tiền cơm trưa cho công nhân viên cũng tăng. Tuy nhiên phần chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng không lớn lắm đến giá thành sản phẩm. 4.3.1.3. Chi phí sản xuất chung Việc gia tăng quy mô sản xuất cũng đồng nghĩa là công ty phải đầu tư thêm máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất. Tuy nhiên so với chi phí nguyên liệu và chi phí nhân công thì chi phí sản xuất chung tăng thấp hơn. Phân tích rõ hơn vấn đề này qua bảng số liệu tổng hợp chi phí sản xuất chung sau: - Sử dụng công thức Triệu đồng + Chênh lệch: + % tăng (giảm): Bảng 4.7: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung năm 2005-2006 có loại trừ yếu tố quy mô hoạt động Diễn Giải 2006 2005 Chưa xét yếu tố QM Có xét yếu tố QM Chênh lệch %tăng (giảm) Chênh lệch %tăng (giảm) Chi phí sản xuất chung 31.185 11.603 19.582 168,8% 413 1,33% Chi phí nhân viên PX 897 370 527 142,4% (84) (8,6%) Chi phí vật liệu dùng ở PX 15.257 5.749 9.508 165,4% 9 0,07% Chi phí dụng cụ sản xuất 2.550 965 1.585 164,25% (9) (0,37%) Chi phí khấu hao 3.870 1.402 2.468 176,03% 152 4,07% Chi phí dịch vụ mua ngoài 8.338 3.021 5.317 176% 325 4,06% Chi phí khác bằng tiền 273 98 175 178,57% 13 5,03% Đơn vị tính: Triệu đồng Ta thấy, xét riêng từng loại chi phí trong chi phí sản xuất chung, thì chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác đều tăng nhưng tăng ít. Qua tìm hiểu thông tin từ nhà quản lý, sở dĩ các khoản chi phí này tăng vì trong năm 2006, công ty đầu tư đưa vào sử dụng thêm hai máy lạng da và một số máy móc thiết bị khác. Bên cạnh đó, chi phí điện và giá một số dịch vụ khác mua ngoài tăng. Nhưng bù lại thì chi phí quản lý phân xưởng và công cụ dụng cụ giảm, do công ty có chính sách bảo quản dụng cụ sản xuất tránh hư hỏng và sử dụng hợp lý lượng tiêu hao vật liệu, nên đã góp phần giảm bớt sự gia tăng chi phí sản xuất chung và ổn định với mức gia tăng là 1,33% so với 2005. 4.3.2. Phân tích biến động chi phí theo khối lượng hoạt động đối với chi phí ngoài sản xuất Chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính. Trong đó chi phí bán hàng là chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, còn chi phí quản lý doanh nghiệp thuộc chi phí cố định liên quan đến các hoạt động quản lý chung toàn doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính liên hoạt đến các vốn vay, chuyển khoản nhưng các chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể trong tổng chi phí. Do vậy, ở đây chỉ chú trọng phân tích chi phí bán hàng. Vì loại chi phí này phát sinh trong hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, do đó để tính được biến động chi phí theo quy mô ta dựa vào doanh thu bán hàng thu được trong kỳ kinh doanh. Bảng 4.8: Bảng phân tích biến động chi phí bán hàng năm 2005-2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chi phí 2006 2005 Chênh lệch % tăng (giảm) CPBH 26.192 7.916 (6.433) (19,72%) Doanh thu 342.262 83.045 Ta có công thức tính sau: - Chênh lệch: triệu đồng - % tăng (giảm): Từ bảng số liệu trên ta thấy, dù tổng chi phí bán hàng năm 2006 tăng 230,87% so với 2005, tuy nhiên cùng với sự gia tăng này thì doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể đạt trên 342 tỷ tăng 312,14% so với 2005, tốc độ tăng doanh thu cao hơn so với tăng của chi phí bán hàng, so sánh chi phí bán hàng ở cùng quy mô hoạt động thì chi phí này trong năm 2006 giảm 19,28%. Đạt được kết quả này là do công ty có chính sách bán hàng hợp lý, tìm kiếm được nhiều thị trường lớn với chi phí vận chuyển thấp, tiết kiệm chi phí cho công ty. 4.4. Phân tích chi phí trong giá thành sản phẩm Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thì ngoài việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng thì giá thành cũng là một yếu tố quan trọng giúp sản phẩm của họ có chổ đứng trên thị trường. Vì vậy, phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được sự tăng (giảm) của từng loại chi phí, tìm hiểu nguyên nhân từ đó có biện pháp quản lý chi phí, ổn định giá thành. 4.4.1. Phân tích biến động giá thành sản phẩm bình quân qua hai năm 2005- 2006 Bảng 4.9: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm bình quân 2005- 2006 Đơn vị tính: ngàn đồng Khoản mục chi phí Năm 2006 Năm 2005 So sánh GT sản phẩm GT sản phẩm Tổng GT GT ĐV Tổng GT GT ĐV GTĐV Chi phí nguyên liệu 276.872.941 36,128 98.563.585 34,111 2,017 CP vật liệu chính 272.835.856 35,601 97.016.429 33,576 2,026 CP vật liệu phụ 3.984.745 0,520 1.528.049 0,529 (0,009) CP khác 52.340 0,007 19.107 0,007 - Chi phí NCTT 16.545.219 2,159 6.058.525 2,097 0,062 CP tiền lương 14.523.951 1,859 5.351.315 1,852 0,043 CP trợ cấp 2.021.268 0,264 707.210 0,245 0,019 Chi phí SXC 31.184.759 4,069 11.603.088 4,016 0,054 CP nhân viên PX 861.336 0,112 380.025 0,132 (0,014) CP vật liệu dùng trong PX 15.258.629 1,991 5.840.063 2,021 (0,030) CP dụng cụ sản xuất 2.549.434 0,333 975.000 0,337 (0,005) CP khấu hao 3.859.860 0,504 1.303.000 0,451 0,053 CP dịch vụ mua ngoài 8.346.260 1,089 3.005.000 1,040 0,049 CP khác bằng tiền 273.176 0,036 100.000 0,035 0,001 Tổng chi phí sx 324.602.920 42,356 116.225.000 40,223 2,133 Thành phẩm 7.663.642 2.889.482 Với việc phân tích sơ bộ các khoản mục chi phí trên đã cho thấy được phần nào tình hình biến động chi phí phát sinh tại công ty. Trong đó đáng chú ý nhất là chi phí sản xuất có chiều hướng tăng trong năm 2006. Vậy sự gia tăng này ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm? Việc phân tích biến động giá thành sẽ làm rõ hơn vấn đề này. Dựa vào kết quả tính toán giá thành thực tế bình quân trong hai năm vừa qua, rõ ràng thì chi phí sản xuất năm 2006 là cao hơn năm 2005, cụ thể tăng 2.133 đồng/ kg tương đương 5,3%. Sự gia tăng này chủ yếu là do tăng chi phí nguyên liệu, tăng 2.017đ/ kg sản phẩm, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tăng nhưng không đáng kể. Đứng dưới góc độ là nhà quản trị, mặc dù giá thành phẩm sản xuất tăng nhưng sự gia tăng này là có thể chấp nhận được. Bởi vì không riêng vì công ty Việt An, nhiều nhà máy chế biến thủy sản khác AFASCO, AFIEX thì giá sản phẩm cũng tăng dao động trong khoản từ 2.000đ – 2.200đ/kg thành phẩm. Đây là do nguyên nhân khách quan bởi các công ty thủy sản cùng chịu sự tác động của giá nguyên liệu đầu vào, cụ thể trung bình giá cá mua vào năm 2005 là dao động từ 11.000- 12.500đ/kg nhưng năm 2006 là 12.500- 14.000đ/kg và đặc biệt tăng vào những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, mặc dù thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng nhưng kèm theo đó là những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao của khách hàng, đòi hỏi mỗi công ty phải chọn nguyên liệu từ khâu đầu vào đáp đúng tiêu chuẩn và chất lượng, đây cũng là nguyên nhân làm chi phí nguyên liệu năm 2006 tăng so với 2005 và từ đó dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nếu so sánh với kế hoạch thì với mức gia tăng chi phí sản xuất trên là vẫn thấp hơn với chi phí sản xuất định mức đề ra. Do vậy việc gia tăng chi phí này là hợp lý và có thể không ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động của công ty. Dẫn chứng cho vấn đề này, ta tiến hành so sánh chi phí bình quân thực tế với chi phí định mức cho một kg Fillet thành phẩm loại 1 điển hình của công ty trong năm 2006 để thấy được hiệu quả quản lý chi phí của công ty. Bảng 4.10: Bảng so sánh giá thành thành phẩm Fillet loại 1 thực tế và giá thành kế hoạch bình quân năm 2006 Đơn vị tính: 1.000 đồng Giá thành Giá thành bình quân (ngàn đồng/kg) So sánh (ngàn đồng/kg) Thực tế Kế hoạch Chi phí nguyên liệu trực tiếp 44,600 46,000 (1,400) Chi phí nhân công trực tiếp 2,800 2,700 0,100 Chi phí sản xuất chung 3,600 3,500 0,100 Tổng chi phí 51,000 52,200 (1,200) Nguồn: số liệu được lấy từ bảng tính giá thành thực tế và giá thành kế hoạch năm 2006. Căn cứ vào kết quả so sánh trên, ta thấy chi phí sản xuất thực tế thấp hơn so với định mức, chứng tỏ mức tăng chi phí 5,3% như kết quả tính toán vẫn còn nằm trong kế hoạch kiểm soát chi phí của công ty đề ra. Như vậy có thể kết luận rằng tình hình biến động chi phí sản xuất của công ty tiến triển theo chiều hướng tốt. Sở dĩ chi phí nguyên liệu chính giảm là do chi phí mua cá thực tế thấp hơn so với kế hoạch (trung bình khoảng 400 đồng/kg). Bên cạnh đó lượng tiêu hao nguyên liệu thực tế giảm, chỉ chiếm 29% trong khi định mức đề ra 30%. Nguyên nhân do công ty mua được cá có chất lượng cao, trọng lượng và size cá đều nhau, tỷ lệ nạc cao, ít thịt cá đỏ làm giảm phần phụ phẩm. Chính các yếu tố này đã góp phần giảm chi phí nguyên liệu trực tiếp cho công ty năm 2006. Ngược lại với chi phí nguyên liệu thì chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung lại tăng hơn so với kế hoạch. Nguyên nhân chi phí thực tế nhân công tăng do nhu cầu sản xuất tăng, công ty phải tăng ca cho công nhân, các khoản phụ cấp, khen thưởng, khuyến khích công nhân tăng năng suất làm việc. Còn đối với chi phí sản suất chung: tăng bởi các chi phí khấu hao tăng (vì vào năm 2006, công ty đầu tư thêm máy lạng da và một số máy móc thiết bị khác), chi phí điện và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng…Nhưng sự gia tăng này không đáng kể so với sự sụt giảm của chi phí nguyên liệu, tổng hợp lại công ty vẫn còn tiết kiệm được 1.200 đồng/ kg thành phẩm cá Fillet loại 1. Tương tự các loại thành phẩm khác thì chi phí thực tế cũng giảm bình quân khoản 1200đồng/kg. Chứng tỏ công ty đã quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOIDUNG.doc
Tài liệu liên quan