Chuyên đề Phân tích biến động về lao động trong ngành thống kê Việt Nam lấy mốc thời gian 1995; 200; 2005; 2008

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỐNG KÊ VIỆT NAM 3

1.1 Sơ lược về sự hình thành của ngành Thống kê Việt Nam 3

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo. 4

1.2.1 Thời kỳ 1946 - 1954 4

1.2.2 Thời kỳ 1955-1975. 6

1.2.3 Giai đoạn 1976 - 1980 10

1.2.4 Giai đoạn đầu của Kế hoạch 5 năm 1981 – 1985 11

1.2.5 Giai đoạn 1986 - 1990 13

1.2.6 Giai đoạn 1991-1995 15

1.2.7 Giai đoạn 1996-2000. 17

1.2.8 Giai đoạn 2001-2005 19

1.2.9 Giai đoạn 2006-2008 26

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH THỐNG KÊ VIỆT NAM LẤY MỐC THỜI GIAN 1995; 2000; 2005; 2008 30

2.1 Biến động của tổng số lao động trong ngành Thống kê theo thời gian. 30

2.2 Biến động quy mô và cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo nhóm chỉ tiêu qua các năm 1995 – 2008 33

2.2.1 Quy mô và cơ cấu lao động theo giới tính qua các năm 1995- 2008 33

2.2.2 Quy mô và cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo ngành đào tạo: 37

2.2.3 Quy mô và cơ cấu lao đông của ngành Thống kê theo trình độ đào tạo: 41

2.2.4 Quy mô và cơ cấu số lao động ngành Thống kê theo độ tuổi: 49

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 53

3.1 Những kết quả đã đạt được 53

3.2 Về mục tiêu 56

3.3 Về quan điểm và nguyên tắc phát triển: 56

3.4 Về định hướng phát triển công tác thống kê việt nam đến năm 2010: 57

KẾT LUẬN 62

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

 

doc70 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích biến động về lao động trong ngành thống kê Việt Nam lấy mốc thời gian 1995; 200; 2005; 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình thiết thực, nên kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng dù trình độ có được nâng cao lên nhưng trình độ của đội ngũ cán bộ trong ngành nói chung vẫn còn thấp so với yêu cầu, Công tác bồi dưỡng quy hoạch cũng chưa được chú ý thuờng xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác thống kê trong tình hình mới. Thống kê bộ, ngành chưa được quan tâm đúng mức. Tổ chức. Tổ chức Thống kê ở nhiều Bộ, ngành còn nhiều han chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác Thống kê Nhà nước và yêu cầu quản lý của Bộ, ngành. 1.2.8 Giai đoạn 2001-2005 - Hệ Thống tổ chức của toàn ngành được sắp xếp, hoàn thiện một bước cơ bản, đồng Bộ với phương châm xây dựng mô hình tổ chức gọn nhẹ, đổi mới, hiệu lực, hiệu quả. Số biên chế cần thiết và cơ cấu cán bộ hợp lý của từng cấp, từng đơn vị bước đầu được rà soát, cân đối và định biên. + Trong 5 năm qua, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2003/NĐ-CP ngày 3-9-2003 Quy định chức năng, nhiệm Vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Thống kê, tổ chức ngành được củng cố một bước căn bản từ Trung ương đến địa phương. Chức năng, nhiệm Vụ của từng đơn vị được rà soát nhằm phân định rõ ràng, không trùng lắp, không bỏ trống những nhiệm Vụ mới phát sinh trong cơ chế quản lý mới. Lần đầu tiên từng đơn vị hành chính, sự nghiệp trong ngành đã có Quyết định, quy định về chức năng, nhiệm Vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm Vụ chính trị của các đơn vị trong ngành. Năm 2005 Tổng cục tiếp tục ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm Vụ đối với các Phòng thuộc 5 mô hình tại cơ quan Cục Thống kê tỉnh và các Phòng Thống kê cấp huyện trong toàn quốc. Tổng Cục Thống kê đã ban hành Quyết định thành lập 3 Cục Thống kê mới do tách tỉnh (Cục Thống kê Lai Châu, Đắk Nông, Hậu Giang) và 48 Phòng Thống kê mới do tách quận, huyện theo các Nghị định của Chính phủ. Ngay sau khi thành lập, các đơn vị này đã từng bước được củng cố về mặt tổ chức, nhân sự, biên chế và ổn định chỗ làm việc. Ba đơn vị trực thuộc Cục Thống kê địa phương ( COSIS Thành Phố Hồ Chí minh, COSIS Đà nẵng, xí nghiệp In thành phố Hồ chí Minh) đã được Tổng cục trực tiếp quản lý. Trường Cao đẳng Thống kê được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Thống kê Trung ương kể từ năm 2004. Trong năm 2005, việc thành lập Hội Thống kê việt nam cũng được xúc tiến mạnh mẽ, ban vận động thành lập Hội Thống kê việt nam đã dự thảo Tôn chỉ, mục đích, điều lệ Hội vận động hội viên và làm các thủ tục với cơ quan hữu quan và đã thành lập Hội vào năm 2006. Ngày 14-1-2006, Đại hội lần thứ nhất của Hội đã được tiến hành. Đại hội đã thông qua Điều lệ hội, Chương trình công tác Hội năm 2006-2010 và bầu ra Ban chấp hành Hội gồm 19 ủy viên do đồng chí Tổng cục trưởng Lê Mạnh Hùng làm Chủ tịch, đồng chí Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Tiến làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hội. + Trong 2 năm 2004 và 2005, Tổng cục đã bước đầu phối hợp với một số Bộ ngành như: Bộ y tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,để triển khai củng cố tổ chức Thống kê của các Bộ, ngành nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho hệ Thống Thống kê ngành dọc và do yêu cầu quản lý của Bộ, ngành. Tổng cục cũng làm việc với Bộ nội Vụ về việc củng cố đội ngũ Thống kê xã, phường nhằm đào tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc cập nhật thông tin thuộc hệ thống đãng ký hành chính và thực hiện tham gia các cuộc điều tra Thống kê trên địa bàn. Ngoài ra, mỗi khi có dịp làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong các chuyến công tác tại địa phương, lãnh đạo Tổng cục luôn chú ý đề cập đến “ Củng cố hệ Thống Thống kê xã, phường” như một đòi hỏi cấp thiết nhằm giành được sự quan tâm, ủng hộ cao của lãnh đạo địa phương trong vấn đề này. + Về biên chế kể từ năm 2004, Tổng cục đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, cân đối và bước đầu xác định biên chế cần thiết và cơ cấu cán bộ hợp lý của từng cấp, từng đơn vị trong 2005. Tổng cục đã nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn xây dựng chức danh và vị trí công tác của cán bộ công chức ngành, đồng thời chỉ đạo các đơn vị cơ quan thuộc Tổng cục triển khai rà soát và xây dựng chức danh của từng công chức, xác định biên chế hợp lý theo nhiệm Vụ được giao; Trên cơ sở đó xây dựng Đề án tăng cường biên chế toàn ngành (bao gồm Trung ương, cấp tỉnh,huyện ) trình Chính phủ phê duyệt. Đó cũng là một căn cứ để đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, đồng thời cũng là cơ sở cho việc triển khai thực hiện sử dụng biên chế và kinh phí hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. - Song song với hoàn thiện hệ thống tổ chức và biên chế, công tác cán bộ được chú trọng tăng cương một bước đáng kể trên các mặt quy hoạch cán bộ, thi tuyển công chức, bảo vệ chính trị nội bộ, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo, nâng bậc luơng thuờng xuyên, nâng ngạch công chức, thực hiện chính sách BHXH và khen thuởng, kỷ luật, tiếp nhận và điều động cán bộ, công chức, quản lý hồ sơ cán bộ. + Về quy hoạch cán bộ: so với các giai đoạn trước đây, công tác quy hoạch cán bộ trong 5 năm qua đã đạt được nhưng tiến Bộ vượt bậc. Trên cơ sở bám sát quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Tổng cục xác đinh mục tiêu(trước mắt và dài hạn ) cụ thể, xây dựng và ban hành Quy chế, chỉ đạo thực hiên có Kế hoạch và đúng quy trình, thủ tục năm 2005, Tổng cục đã tiến hành được đội nhũ cán bộ cấp Tổng cục( gồm 2 quy hoạch nguồn Tổng cục trưởng, 5 quy hoạch nguồn cấp Phó Tổng cục trưởng, 15 quy hoạc nguồn cấp Vụ trưởng hoặc tương đương, 22 quy hoạch nguồn cấp Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, 64 quy hoạch nguồn cấp cục trưởng và tương đương và 134 quy hoạch nguồn cấp Phó cục trưởng hoặc tương đương). + Về bổ nhiệm lại:nhìn chung, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đều tuân theo đúng quy trình ngay từ bước lập và xét hồ sơ đến các khâu lấy phiếu tín nhiệm trong đơn vị, xin ý kiến của cơ quan hữu quan trong, ngoài ngành xem xét, Quyết định của Ban Cán sự Đảng của Tổng cục. Trong 5 năm qua toàn ngành đã bổ nhiệm được 1 Tổng cục trưởng, 1 Phó Tổng cục trưởng; bổ nhiệm thêm 10 Vụ trưởng 20 Phó Vụ trưởng và tương đương ; bổ nhiệm 28 cục trưởng và tương đương, giao quyền 1 đồng chí, giao phụ trách cục cho 2 Phó cục trưởng, bổ nhiệm thêm 50 Phó cục trưởng và tương đương. Trong 5 năm, đã tiến hành thủ tục bổ nhiệm lại cho 10 cục trưởng và 12 Phó cục trưởng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, một số đơn vị khó khăn, vướng mắc kéo dài trong vấn đề nhân sự lãnh đạo đã được ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Tổng cục tập trung giải quyết dứt điểm, từng bước nên đến nay đội ngũ lãnh đạo đã được bổ sung, hoàn thiện, Cụ thể như: Cục Thống kê Hải Phòng năm 2003 điều động và bổ nhiệm 1 Cục trưởng, năm 2005 bổ nhiệm 2 Phó cục trưởng ; Cục Thống kê Trà vinh năm 2005 đã bổ nhiệm được 2 Phó cục trưởng + Về tuyển dụng: trong 5 năm qua, toàn ngành đã tổ chức 2 đợt thi tuyển dụng cán bộ, công chức vào làm việc trong ngành với số lượng với cán bộ được tuyển dụng là 706 người(trong đó gần 50% có trình độ đại học )và xét tuyển 64 công chức tại các vùng sâu, vùng xa khó khăn về nguồn cán bộ tại chỗ. Hiện tại, công tác tuyển dụng cán bộ. Hiện tại, công tác tuyển dụng cán bộ vào làm việc taji các địa phương đang được thực hiện. + Về công tác chính sách cán bộ: trong các năm qua, Tổng cục đã thẩm định và chuyển đổi lương cho 4992 cán bộ, công chức và nâng lương cho 9050 lượt cán bộ, công chức; Quyết định nâng ngạch cho 127 cong chức đạt kết quả thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính, 512 cán sự, nhân viên lên chuyên viên, 86 từ nhân viên lên cán sự ;Quyết định số 492 công chức nghỉ hưu; thẩm định và giải quyết 212 công chức nghỉ hưu theo theo Nghị quyết 16/CP, trong đó ở Trung ương 9 Trường hợp và ở địa phương 203 Trường hợp -Công tác đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh với việc tổ chức nhiều lớp đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức trong ngành và nâng cấp các Trường trung học thống kê thành Trường Cao Đẳng Thống kê nhằm yêu cầu đáp ứng về cán bộ thống kê có trình độ cao đẳng cho ngành và cho xã hội. + Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn 2001-2005 là năm 2004 Trường Cán bộ Thống kê Trung ương đã được nâng cấp thành Truờng Cao đẳng Thống kê. Kể từ đó đến nay, cùng với việc tiếp tục nâng cao trình độ đào tạo hệ trung cấp, Trường Cao đẳng Thống kê đã tập trung biên soạn xây dựng chương trình giảng dạy theo hướng tăng thêm kiến thức kinh tế - xã hội, toán thống kê, tin học và nhất là khả năng thực hành nhằm đào tạo cán bộ thực hành có trình độ cao, phù hợp với yêu cầu của công tác thống kê trong giai đoạn mới. Năm 2005, Trường đã tổ chức tuyển sinh hệ cao đẳng khóa đầu tiên với gần 300 thí sinh nhập học. Cũng trong năm 2005 tổng đã triển khai Đề án nâng cấp Trường Trung học thông kê II thành Trường Cao đẳng thống kê II. + Trong 5 năm qua, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ các dự án nước ngoài kết hợp với nguồn kinh phí ngân sách trong nước, Tổng cục đã mở rất nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp Vụ, ngoại ngữ(tiếng Anh, tiếng Pháp),tin học (văn Phòng, mạng, internet) cho cán bộ, công chức trong ngành, một số lớp còn mời cán bộ ngoài ngành có liên quan đến lĩnh vực thống kê tham dự, ở địa phương, nhiều Cục Thống kê đã cử cán bộ, công chức trong đơn vị tham dự. Ở địa phương nhiều Cục Thống kê đã cử cán bộ, công chức trong đơn vị tham dự các khóa đào tạo về tin học của Đề án 112 của địa phương tổ chức. + Trong năm 2005, lần đầu tiên Tổng cục đã phối hợp với Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà nội mở lớp ôn thi Cao học chuyên ngành Thống kê đối với cán bộ, các khối đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục và các Cục Thống kê từ Thừa Thiên Huế trở ra nhằm khắc phục bước đầu sự thiếu hụt về cán bộ chuyên ngành Thống kê sau đại học. +Tháng 01/2005, lớp đào tạo tiền công Vụ đầu tiên được tổ chức cho 50 công chức mới được tuyển dụng vào cơ quan Tổng cục với chương trình gồm 01 tháng nghe các Vụ giới thiệu, 03 tháng học tại học viện Hành chính Quốc gia và 0.5 tháng đi thực tế ở một số Cục Thống kê đia phương. Đây cũng là lớp đào tạo tiền công Vụ thí điểm đầu tiên của Bộ Nội Vụ mà trực tiếp là Học viện Hành chính Quốc gia. Các kinh nghiệm hữu ích từ lớp đào tạo này sẽ được nghiên cứu, vận dụng cho khối các Cục Thống kê địa phương. + Một điểm đáng ghi nhận khác là năm 2005, với sự giúp đỡ của Dự án sida,Tổng cục đã mở lớp thí điểm đào tạo “nghiệp Vụ lãnh đạo” cho cán bộ lãnh đạo, cấp Vụ và tương đương ở cơ quan Tổng cục. Dự kiến mô hình đào tạo này sau khi được cải tiến, điều chỉnh, bổ sung sẽ thực hiện cho các cán bộ lãnh đạo các Vụ và tương đương và cán bộ trong nguồn quy hoạch. + 5 năm qua là thời kỳ phát triển chưa từng có của ngành Tthống kê trong lĩnh vựu hợp tác quốc tế, làm cho quy mô đào tạo cũng như giao lưu với nước ngoài ngày càng tăng lên:nội dung nghiên cứu, học tập, khảo sát ngày càng phong phú; phương thức đào tạo ngày càng đa dạng ; số đoàn và số lượt người đi học tập, công tác ở nước ngoài ngày càng tăng theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. - Hạn chế,tồn tại: + Biên chế thiếu thốn cùng với tình trạng đội ngũ cán bộ chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của việc đổi mới công tác thống kê, kể cả ở cấp Trung ương và địa phương là hạn chế lớn nhất, gây khó khăn lớn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm Vụ được giao. Trình độ ngoại ngữ, kiến thức quản lý kinh tế - xă hội trong nền kinh tế thị Trường của cán bộ thống kê còn hạn chế. + Đội ngũ cán bộ quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo không đều giữa các đơn vị cần được chú trọng quan tâm giáo dục, bồi dưỡng thường xuyên hơn nữa. Một số có nhận thức chưa đúng mà biieur hiện chủ yếu là tính phấn đấu tu dưỡng thiế liên tục, thỏa mãn hoặc ngộ nhận cho rằng” đã thực hiện và cho rằng “đã được quy hoạch là đương nhiên sẽ bổ nhiệm”. + Do lực lượng của Vụ tổ chức cán bộ Tổng cục cũng rất mỏng (thiếu gần 1/3 biên chế ) nên một số nội dung công việc triển khai chậm như: việc củng cố tổ chức thống kê Bộ, ngành ; xây dựng Đề án biên chế các đơn vị trọng điểm ;xây dựng chức danh cán bộ ;xây dụng Quy chế cộng tác viên thống kê;công tác tuyển dụng 2005 cho một số đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục và tuyển dụng giáo viên cho Trường cao đẳng thống kê; đổi mới trương trình đào tạo cho 2 Trường ; tổ chức các lớp đào tạo về thiết kế điều tra và phiếu điều tra, 1.2.9 Giai đoạn 2006-2008 Căn cứ Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về việc chuyển Tổng Cục Thống kê vào Bộ Kế hoạch và Đầu Tư- Vị trí và chức năng +Tổng Cục Thống kê là tổ chức thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý Nhà nước về thống kê; tổ chức thực hiện hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. +Tổng Cục Thống kê có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp và được ghi riêng một mục trong tổng kinh phí hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.  - Nhiệm Vụ và quyền hạn      Tổng Cục Thống kê thực hiện những nhiệm Vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: + Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật khác về thống kê theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chiến lược, quy hoạch, Kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về thống kê và các dự án quan trọng của Tổng Cục Thống kê; + Trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê quốc gia dài hạn, hàng năm và các cuộc tổng điều tra thống kê theo quy định của pháp luật; + Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, chiến lược, quy hoạch, Kế hoạch về thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; + Hướng dẫn về nghiệp Vụ chuyên môn đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc báo cáo thống kê, điều tra thống kê và phân loại thống kê; + Tổng hợp và xử lý các báo cáo thống kê, kết quả điều tra thống kê của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; + Tổ chức thu thập thông tin thống kê kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin thống kê kinh tế - xã hội; + Báo cáo thống kê tổng hợp hàng tháng, quý, năm về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước; các báo cáo phân tích và dự báo thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; + Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý việc công bố thông tin thống kê kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; + Công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về độ tin cậy của số liệu, thông tin công bố và cung cấp; + Biên soạn và xuất bản niên giám thống kê, các sản phẩm thống kê khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và số liệu thống kê của nước ngoài; thực hiện so sánh quốc tế về thống kê; + Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Tổ chức và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch nghiên cứu khoa học thống kê, ứng dụng tiến Bộ khoa học, công nghệ trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung; + Quyết định các biện pháp, tổ chức, chỉ đạo hoạt động cung ứng dịch Vụ công về thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; quản lý Nhà nước đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Tổng Cục Thống kê thực hiện theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm do Chính phủ quy định; + Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý các doanh nghiệp hiện có thuộc Tổng Cục Thống kê theo quy định của pháp luật; + Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm về thống kê theo thẩm quyền; + Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Tổng Cục Thống kê đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt; + Quản lý tổ chức Bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp Vụ về thống kê đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng Cục Thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Thực hiện những nhiệm Vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. -Hệ thống tổ chức của Tổng Cục Thống kê Tổng Cục Thống kê được tổ chức theo ngành dọc, gồm có: + Ở Trung ương có cơ quan Tổng Cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thống kê trực thuộc Tổng Cục Thống kê; + Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Phòng Thống kê trực thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Biên chế + Biên chế hành chính của Tổng Cục Thống kê được ghi riêng một mục trong tổng số biên chế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. + Biên chế sự nghiệp của Tổng Cục Thống kê do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quyết định theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH THỐNG KÊ VIỆT NAM LẤY MỐC THỜI GIAN 1995; 2000; 2005; 2008 2.1 Biến động của tổng số lao động trong ngành Thống kê theo thời gian. Bảng 2.1: Biến động của tổng số lao động trong ngành Thống kê qua các năm từ 1995 - 2008 Chỉ tiêu Năm Số lao động (người) Biến động Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (người) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 4695 --- --- --- --- --- --- 2000 4800 105 105 102,24 102,24 2,24 2,24 2005 4998 198 303 104,13 106,45 4,13 6,45 2008 5505 507 810 110,14 117,25 10,14 17,25 BQ 4966 270 --- 105,45 --- 5,45 --- (Nguồn : Tổng Cục Thống kê ) Trong giai đoạn 1995 - 2008, số lượng công chức, viên chức của ngành Thống kê có xu hướng tăng lên. Năm 1995 số lượng công chức, viên chức của ngành Thống kê là 4695 người thì đến năm 2000 đã tăng thêm 105 người ( tăng 2,24% so với năm 1995), đạt 4800 người. Kết quả đạt được là do Tổng Cục Thống kê đã chú trọng công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo tiếp tục được xây dựng và phát triển theo mô hình ngành dọc, trước hết là tập trung vào các khâu trọng tâm là quy hoạch, chuẩn hóa cán bộ, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức. Theo hướng dẫn này, các tiêu chuẩn của từng chức danh công chức từ lãnh đạo đến các ngạch chuyên viên, cán sự Thống kê đã được xây dựng và ban hành. Năm 2005 số lượng công chức, viên chức của ngành Thống kê việt nam đã tăng lên 303 người so với năm 2000, đạt 4998 người, so với năm 2000, số công chức, viên chức của ngành Thống kê đã tăng 4,13%, bình quân cứ 1% tăng của năm 2005 so với năm 2000 thì tăng tương ứng 48 người. Từ năm 2000-2005, Tổng Cục Thống kê đã ban hành Quyết định thành lập 3 Cục Thống kê mới do tách tỉnh (Cục Thống kê Lai Châu, Đắk Nông, Hậu Giang) và 48 Phòng Thống kê mới do tách quận, huyện theo các Nghị định của Chính phủ. Ngay sau khi thành lập, các đơn vị này đã từng bước được củng cố về mặt tổ chức, nhân sự, biên chế và ổn định chỗ làm việc. Bên cạnh đó, công tác đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh với việc tổ chức nhiều lớp đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức trong ngành và nâng cấp các Trường trung học thống kê thành Trường cao đẳng thống kê nhằm yêu cầu đáp ứng về cán bộ thống kê có trình độ cao đẳng cho ngành và cho xã hội Về tuyển dụng: trong 5 năm qua, toàn ngành đã tổ chức 2 đợt thi tuyển dụng cán bộ, công chức vào làm việc trong ngành. Năm 2008 do nhu cầu về thông tin ngày càng tăng, vai trò của thông tin ngày càng quan trọng khiến cho ngành Thống kê Việt nam cần phải được mở rộng quy mô và chất lượng nhằm phục Vụ tốt việc đáp ứng nhu cầu thông tin. Quy mô của ngành Thống kê được mở rộng với số công chức, viên chức của ngành đạt 5505 người, tăng 507 người so với năm 2005 (tăng 10,14%) Năm 2008 là năm chứng kiến sự lớn mạnh về quy mô công chức, viên chức của ngành Thống kê trong hơn 10 năm gần đây. Biến động số lượng công chức, viên chức của ngành Thống kê việt nam được thể hiện qua đồ thị sau: Biểu đồ 2.1: Biến động quy mô lao động của ngành Thống kê Việt nam qua các năm 1995-2008 2.2 Biến động quy mô và cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo nhóm chỉ tiêu qua các năm 1995 – 2008 2.2.1 Quy mô và cơ cấu lao động theo giới tính qua các năm 1995- 2008 Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo giới tính qua các năm 1995 - 2008 Chỉ tiêu Năm Số công chức, viên chức (người) Trong đó Nam Nữ Số công chức, viên chức (người) % Số công chức, viên chức (người) % 1995 4695 2865 61,02 1830 38,98 2000 4800 2938 61,21 1862 38,79 2005 4998 3050 61,02 1948 38,98 2008 5505 3251 59,06 2254 40,94 (Nguồn : Tổng Cục Thống kê ) Nhìn chung, trong giai đoạn 1995 đến năm 2008 cơ cấu số công chức, viên chức của ngành Thống kê việt nam không có sự biến động lớn. với sự tăng tương đối đều của nữ giới cả về số lượng và tỷ lệ còn nam giới thì tăng lên về số lượng nhưng tỷ lệ thì giảm đi. Bảng 2.3 Biến động của lao động là nam giới trong ngành Thống kê qua các thời kỳ. Chỉ tiêu Năm Số lao động nam Biến động Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (người) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 2865 --- --- --- --- --- --- 2000 2938 73 73 1102,55 102,55 2,55 2,55 2005 3050 112 185 103, 81 106,46 3,81 6,46 2008 3251 201 386 106, 59 113,47 6,59 13,47 BQ 3016 129 --- 104,30 --- 4,30 --- (Nguồn : Tổng cục Thống kê ) Tỷ trọng số công chức, viên chức nam năm 1995 đạt 2865 người, chiếm 61,02% trong tổng số công chức, viên chức. Năm 2000 tăng thêm 73 người ( tăng 2,55%), tỷ trọng công chức, viên chức là nam tăng lên thành 61,21%. Năm 2005 số công chức, viên chức nam tăng thêm 112 người nhưng tỷ trọng trong tổng số công chức, viên chức lại giảm so với năm 2000, chỉ còn 61,02%. Không chỉ vậy mà cho đến năm 2008 tỷ trọng công chức nam tiếp tục giảm xuống chỉ còn 59,06%, mặc dù số công chức nam năm 2008 đã tăng lên 201 người tức là 6,595% so với năm 2005 ( 3251 người năm 2008 so với 3050 người năm 2005). Bảng 2.4 Biến động của lao động là nữ giới trong ngành Thống kê qua các thời kỳ. Chỉ tiêu Năm Số lao động nữ Biến động Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (người) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 1830 -- --- --- --- --- --- 2000 1862 32 32 101,75 101,75 1,75 1,75 2005 1948 86 118 104,62 106,45 4,62 6,45 2008 2254 306 424 115,71 123,17 15,71 23,17 BQ 1951 142 --- 107,19 --- 7,19 --- (Nguồn : Tổng cục Thống kê ) Số công chức nữ trong tổng số công chức của ngành Thống kê Việt nam có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng, Về số lượng, số công chức nữ năm 1995 là 1830 người thì đến năm 2000 đã đạt 1862 người, tăng 32 người hay tăng 1,75% so với năm 1995. Đến năm 2005, số công chức nữ đã tăng 4,62% so với năm 2000, đạt 1948 người. Năm 2008 là năm số công chức nữ tăng lớn nhất khi tổng số công chức nữ đạt 2254 người, tăng 201 người (tăng 15,71%) so với năm 2005. Về tỷ trọng số công chức nữ trong tổng số công chức cũng có sự biến động, năm 1995 tỷ trọng công chức nữ trong tổng số công chức là 38,98% và có sự giảm nhẹ năm 2000 (chỉ chiếm 38,79%). Đến năm 2005 tỷ trọng công chức nữ là 38,79% và đến năm 2008 với sự tăng lên về số công chức nữ đã làm cho tỷ trọng tăng lên 40,94%. Chúng ta có thể thấy rằng trong giai đoạn từ 1995 – 2000 thì tổng số công chức, viên chức nữ trong ngành Thống kê tăng chậm hơn là tổng số công chức, viên chức nam và tỷ lệ công chức, viên chức nữ cho đến năm 2000 là giảm so với năm 1995; Nhưng trong giai đoạn từ năm 2000 – 2005 thì tỷ lệ của công chức, viên chức là nữ đã tăng lên mặc dù tốc độ tăng tuyệt đối vẫn nhỏ hơn nam giới. Tốc độ tăng của công chức, viên chức nữ thể hiện càng rõ rệt trong giai đoạn 2005 – 2008, cụ thể là trong giai đoạn này thì tổng số đã tăng lên rõ rệt và tỷ trọng của nữ giới trong ngành cũng tăng lên, điều đó phán ánh đúng với xu hướng với sự phát triển của thời hiện đại khi mà nữ giới dần khẳng định được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2359.doc
Tài liệu liên quan