Chuyên đề Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 4

Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp 8

1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý

môi trường tại các cụm công nghiệp 8

1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 8

1.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp 8

1.2. Quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 10

1.2.1. Mô hình phát triển cụm công nghiệp 10

1.2.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp 10

1.2.1.2. Các đặc điểm của cụm công nghiệp tại Việt Nam 12

1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 13

1.2.2.1. Khái niệm quản lý môi trường 13

1.2.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường nói chung 13

1.2.2.3. Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp và nguyên tắc

quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 17

Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 18

2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực

thị trấn Tằng Loỏng 18

2.1.1. Các điều kiện về tự nhiên 18

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế 23

2.1.3. Tình hình xã hội 24

2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường 25

2.2. Cụm công nghiệp Tằng Loỏng 31

2.2.1. Sự hình thành, phát triển 31

2.2.2. Các nhà máy trong cụm CN và phân bố của các nhà máy 31

2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý môi trường trong

cụm công nghiệp Tằng Loỏng 35

2.2.4. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp

Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 36

Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN 38

3.1. Các ảnh hưởng kinh tế 38

3.1.1. Các ảnh hưởng tích cực 38

3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực 43

3.2. Các ảnh hưởng xã hội 46

3.2.1. Ảnh hưởng tích cực đối với xã hội 46

3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội 47

3.3. Các ảnh hưởng môi trường 48

3.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất 48

3.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 49

3.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường nước 51

3.3.4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực 52

Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường

và lồng ghép vấn đề môi trường trong

quy hoạch phát triển bền vững cụm công nghiệp 54

4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển của cụm công nghiệp

và thị trấn Tằng Loỏng 54

4.2. Giải pháp về quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp

và trong từng doanh nghiệp 55

4.2.1. Đối với cơ quan quản lý 55

4.2.2. QLMT trong từng doanh nghiệp 57

4.3. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật 58

Kết luận 61

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2771 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư mới đăng ký, tổng diện tích Dự án 342,62ha với tổng số vốn đầu tư 4.817.342 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2008 có thêm 02 Dự án mới đăng ký đầu tư. Hiện nay có 14 nhà đầu tư đăng ký. Đã có 08 Nhà đầu tư đi vào hoạt động ổn định 03 Nhà đầu tư đang triển khai xây dựng. 2.2.2. Các nhà máy trong cụm CN và phân bố của các nhà máy * Các nhà máy đang hoạt động ổn định (08 nhà máy) - Nhà máy tuyển Apatít - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatít Việt Nam (Tổng vốn đầu tư theo dự án là: 480 tỷ đồng; Công suất thiết kế: 590.000 tấn/năm. Sản phẩm của nhà máy là: Apatít các loại tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.) +Tổng vốn đầu tư đến nay là 515 tỷ đồng. + Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2008 ước đạt 99 tỷ đồng (619.322 tấn) tăng 95% so với cùng kỳ năm 2007. + Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm là 531 người, mức lương bình quân là 3.500.000 đồng/người/tháng. - Xưởng sản xuất NPK - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatít Việt Nam (Tổng vốn đầu tư là 9 tỷ đồng; Công suất: 30.000 tấn/năm; Sản phẩm của Xưởng là: phân lân NPK tiêu thụ trong nước và xuất khẩu). + Giá trị sản xuất công nghiệp 2008 ước đạt 18 tỷ đồng (18.222 tấn). + Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm là 219 người, mức lương bình quân là 4.000.000 đồng/người/tháng. - Nhà máy sản xuất phốt pho vàng I – Công ty Cổ phần Bột giặt & Hóa chất Đức Giang (Tổng vốn đầu tư: 30 tỷ đồng; Công suất: 2.000 tấn/năm) + Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 50 tỷ đồng (2.540 tấn) tăng 132% so với cùng kỳ. + Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 62 người, mức lương bình quân là 3.700.000 đồng/ người/tháng. - Nhà máy Phốt pho Việt Nam – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoá chất cơ bản Miền Nam (Tổng vốn đầu tư: 45,826 tỷ đồng; Công suất: 6.000 tấn/năm) + Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 112 tỷ đồng, với giá trị sản lượng là 5.652 tấn sản phẩm. + Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 90 người, mức lương bình quân là 4.000.000 đồng/người/tháng. - Nhà máy sản xuất Phốt pho vàng III - Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Đông Nam Á ESACO (tháng 7/2008 đi vào sản xuất) (Tổng vốn đầu tư theo dự án: 90,66 tỷ đồng; Công suất: 8.000 tấn phốt pho vàng /năm) + Tổng vốn đầu tư đến nay là 300 tỷ. + Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 24,8 tỷ đồng (1.270 tấn). + Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 50 người, mức lương bình quân là 3.000.000 đồng/người/tháng - Nhà máy đúc bi nghiền tấm lót - Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí đúc Tân Long (Tổng vốn đầu tư: 9,55 tỷ đồng; Công suất: 2.000 tấn/năm) + Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 1,5 tỷ đồng (964 tấn). + Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 48 người, mức lương bình quân là 1.100.000 đồng/ người/tháng. - Nhà máy sản xuất bao bì kim loại - Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì (Tổng vốn đầu tư: 8,7 tỷ đồng; Công suất: 50.550 chiếc/năm). + Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 6,7 tỷ đồng (37328 chiếc) tăng 81% so với cùng kỳ năm 2007. + Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 47 người, mức lương bình quân là 1.300.000 đồng/ người/tháng. - Nhà máy Luyện đồng Lào Cai – Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản (Tổng vốn đầu tư theo dự án: 1.294 tỷ đồng). + Tổng vốn đầu tư đến nay là 1.400 tỷ. + Hiện nay Nhà máy đã sản xuất ổn định. Năm 2008 nhà máy sản xuất 99,95 255 tấn Đồng 99,95; 500 tấn H2SO4; 12 kg Au; 05 kg Ag; Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm ước đạt trên 4 tỷ đồng. + Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 540 người, mức lương bình quân là 2.600.000 đồng/ người/tháng * Các dự án đang triển khai xây dựng (4 dự án): - Nhà máy sản xuất Supe lân – Cty Cổ phần Vật tư nông sản. + Tổng vốn đầu tư: 174,7 tỷ đồng. Công suất 200.000 tấn/năm. + Hiện nay đang xây dựng một số hạng mục như: kho thành phẩm, kho ủ, kho chứa nguyên liệu, bồn a xít, hàng rào… Nhà máy đang xây dựng đạt 70% các hạng mục xây dựng cơ bản. Tổng vốn đầu tư đến nay là 30 tỷ. Dự kiến trong năm 2009 đi vào sản xuất. - Nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc DCP - Công ty cổ phần Hoá chất Phúc Lâm + Tổng vốn đầu tư: 196 tỷ đồng. Công suất 200.000 tấn/năm. + Tổng vốn đầu tư đến nay là 25 tỷ hiện tại đã ký hợp đồng mua thiết bị với Trung Quốc. Dự kiến năm 2009: kè đá, đào móng một số hạng mục công trình như: nhà điều hành, bể, nhà xưởng… - Nhà máy Gang thép Việt – Trung - Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (Liên doanh giữa Tập đoàn Côn gang Trung Quốc – Tổng Công ty thép Việt Nam và tỉnh Lào Cai) + Tổng vốn đầu tư: 175 triệu USD. + Công suất của nhà máy ban đầu là 500.000 tấn/năm nay nâng lên 1.000.000 tấn/năm. + Đến nay dự án đang triển khai công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, tái định cư cho nhân dân. - Dự án nhà máy liên hợp hoá chất Đức Giang Lào Cai – Công ty Cổ phần Bột giặt & Hóa chất Đức Giang. + Tổng vốn đầu tư: 130 tỷ đồng. Công suất: 10.000 tấn/năm. + Tổng vốn đầu tư đến nay là 50 tỷ ( trong đó giả phóng mặt bằng là 11 tỷ, thiết bị 25 tỷ, san gạt và đường công vụ 5 tỷ, xây dựng cơ bản 8 tỷ, chi phí khác 1 tỷ). Hiện tại đang xây dựng nhà kho, nhà điều hành, nhà xưởng. 2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý môi trường trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng - Quản lý môi trường toàn cụm công nghiệp: Hiện tại hoạt động bảo vệ môi trường của cụm công nghiệp thường xuyên được kiểm tra giám sát bởi các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai, Chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng, cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn. Tuy nhiên năng lực về quản lý môi trường của cán bộ địa chính cấp xã còn nhiều hạn chế, cần được bồi dưỡng nâng cao năng lực và kiến thức để quản lý hiệu quả hơn. Sự phối hợp hành động của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hiện nay được thực hiện tương đối chặt chẽ và nhịp nhàng, ngoài ra còn có sự hỗ trợ hiệu quả của lực lượng Cảnh sát môi trường thuộc Công an Tỉnh Lào Cai, nhờ đó đã phát hiện và xử lý được một số vụ việc về vi phạm bảo vệ môi trường của một số đơn vị sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp. Quản lý môi trường tại Ban quản lý cụm công nghiệp: Tại Ban quản lý các cụm công nghiệp Lào Cai có Phòng an toàn kỹ thuật - vệ sinh môi trường, trong đó đã phân công cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp. Hoạt động và quyền hạn của cán bộ quản lý môi trường còn hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ chức năng như đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 81/2007/NĐ-CP, hoạt động chủ yếu hiện nay gồm: + Phối hợp hoạt động với các cơ quan nhà nước các cấp về quản lý môi trường: kiểm tra tình hình thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, nhắc nhở các doanh nghiệp điều chỉnh hành vi… + Định kỳ thu thập tổng hợp số liệu về tình trạng chất thải rắn, nước thải, khí thải của các nhà máy trong cụm công nghiệp. - Quản lý môi trường trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm công nghiệp: hiện nay hầu hết chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường, vấn đề môi trường được đảm nhận bởi một kỹ sư phụ trách an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường của doanh nghiệp. Hoạt động quản lý môi trường trong các doanh nghiệp hiện nay bao gồm: + Phổ biến về an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ và sự cố kỹ thuật cho các cán bộ công nhân viên trong nhà máy. + Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo sụ vận hành các thiết bị môi trường: hệ thống bể tuần hoàn nước thải, hệ thống lọc khí thải cơ học, hóa học… 2.2.4. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai Tỉnh Lào Cai đã phê duyệt kề hoạch mở rộng quy mô Cụm công nghiệp Tằng Loỏng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Cụm công nghiệp Tằng Loỏng. Căn cứ thông báo số 118/TB-VPCP ngày 02/07/1999 của Văn phòng Chính phủ về việc: “Đồng ý với đề xuất xây dựng cụm công nghiệp tập trung tại Tằng Loỏng nhằm khai thác tối đa khả năng về cơ sở hạ tầng Nhà nước đã đầu tư”, Quy hoạch chi tiết của cụm công nghiệp Tằng Loỏng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt tại quyết định số 138/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004. Dưới đây là một số nội dung của Quy hoạch chung điều chỉnh Cụm công nghiệp và Thị trấn Tằng Loỏng Huyện Bảo Thắng – Tỉnh Lào Cai đến năm 2025. * Mục tiêu của quy hoạch: - Xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp Tằng Loỏng nhằm phục vụ cho các dự án sản xuất chính là luyện kim, hóa chất và một số dự án phụ trợ khác. - Quy hoạch thị trấn Tằng Loỏng phục vụ cho việc phát triển đồng bộ khu vực xã Xuân Giao - thị trấn Tằng Loỏng trở thành khu đô thị công nghiệp, dịch vụ đồng thời bố trí tái định cư cho nông dân (do phải di chuyển khi hình thành cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng ) trong đó đặc biệt lưu ý tới việc chuyển đổi việc làm gắn với đào tạo nghề. * Nội dung điều chỉnh so với đề án quy hoạch cụm công nghiệp Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quyết định số 77/QĐ - UB ngày 05/3/2002: - Quy hoạch điều chỉnh kế thừa quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp tập trung Tằng Loỏng trên cơ sở hiện có, giữ nguyên các số lượng nhà máy đã quy hoạch, điều chỉnh sắp xếp lại vị trí, diện tích cho các nhà máy phải điều chỉnh do có dự án luyện kim trùng lên, bổ sung thêm một số dự án mới xuất hiện, dự báo quá trình phát triển và dự phòng quỹ đất thích hợp cho phát triển các dự án công nghiệp trong tương lai. - Quy hoạch một cụm đô thị quy mô giai đoạn đầu (2014) là 30.000 người và đến 2025 là 50.000 người. Cụ thể giai đoạn 2005-2015 như sau: + Dân cư hiện có: 11.000 người trong đó có 1.000 hộ dân với 5.000 khẩu di chuyển tái định cư; + Công nhân làm việc tại các nhà máy và gia đình: 13.000 người; + Lực lượng dịch vụ : 6.000 người; - Quy hoạch chung điều chỉnh đáp ứng được các yêu cầu: + Vị trí, diện tích cho các dự án đầu tư; + Định hướng san nền, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường; + Khu vực bố trí dân cư theo từng tiểu khu, khu vực tái định cư, khu bố trí chung cư cho từng dự án (vị trí, diện tích, khả năng đáp ứng của từng khu vực); - Tổng diện tích khu vực quy hoạch 2.000 ha trong phạm vi địa giới hành chính của xã Gia Phú, Xuân Giao, Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng. Trong đó: đất dành cho các dự án công nghiệp 700 ha, đất cho đô thị 1.300 ha. Như vậy quy hoạch điều chỉnh giữ nguyên các hạng mục công trình hiện có của nhà máy tuyển, nhà máy Phốt pho vàng số I, nhà máy Phốt pho vàng số II, nhà máy NPK, nhà máy tuyển đồng đang xây dựng, các nhà máy còn lại được điều chỉnh sắp xếp lại theo nội dung quy hoạch chung điều chỉnh. Chương III: Ảnh hưởng kinh tế, xã hội, môi trường của cụm công nghiệp 3.1. Các ảnh hưởng kinh tế 3.1.1. Các ảnh hưởng tích cực a) Đóng góp cho GDP của địa phương - Trong đóng góp chung của các cụm công nghiệp trên toàn tỉnh: các dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp đi vào sản xuất đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tại các cụm công nghiệp thực hiện 350 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch năm, chiếm 33,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, thu hút trên 1.500 lao động vào làm việc tại đây. 06 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp tại các cụm công nghiệp đạt 200 tỷ đồng, bằng 44% kế hoạch năm; thu hút khoảng gần 2.000 lao động. - Tổng sản lượng của các nhà máy thuộc cụm công nghiệp Tằng Loỏng đóng góp cho kinh tế của huyện Bảo Thắng và toàn tỉnh Lào Cai trong các năm 2006 – 2008 là: tổng doanh thu năm 2007 đạt 500 tỷ đồng; Quý I năm 2008 đạt 250 tỷ đồng. - Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và cụm công nghiệp Tằng Loỏng nói riêng, khi đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò quan trọng của các cụm công nghiệp này đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của tỉnh. Tổng sản phẩm của tỉnh trong ngành công nghiệp đã tăng lên qua các năm: Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm (2000-2006) tính theo giá hiện hành (triệu đồng) Năm Tổng số Nông, lâm, ngư, nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 2000 1.316.442 603.290 134.191 318.818 2001 1.456.948 645.825 145.824 369.194 2002 1.675.802 699.553 203.567 425.823 2003 1.998.800 742.151 280.672 551.169 2004 2.457.94. 908.091 360.456 668.230 2005 2.944.956 1.039.476 507.252 860.959 2006 3.658.808 1.200.550 734.162 1.045.259 Từ bảng trên thấy rằng, tổng sản phẩm trong các ngành kinh tế của tỉnh đều tăng lên qua các năm, riêng ngành công nghiệp có tổng sản phẩm tăng khá nhanh so với các ngành khác, từ giá trị 134.191 triệu đồng năm 2000, đến năm 2006 đã tăng lên gấp 5 lần đạt 734.162 triệu đồng. Có được kết quả này là do chính sách thu hút và những ưu đãi cho việc đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tạo cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có được điều kiện tốt nhất để phát triển. Hình 3.1: Biểu đồ tỷ trọng của ngành công nghiệp trong các ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai qua các năm Qua quan sát biểu đồ có thể nhận thấy rằng, các cụm công nghiệp trong đó có cụm công nghiệp Tằng Loỏng khi hình thành và phát triển đã đem lại sự tăng trưởng cho ngành công nghiệp của tỉnh Lào Cai, đóng góp ngày càng lớn vào sản lượng kinh tế của tỉnh, cho thấy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh đã bước đầu thu được kết quả tốt. b) Hiệu ứng tích cực đối với các ngành kinh tế khác của địa phương - Đối với sản xuất nông nghiệp: + Cụm công nghiệp Tằng Loỏng tập trung các nhà máy chế biến khoáng sản, sản xuất hóa chất, trong đó có xưởng sản xuất phân bón NPK thuộc công ty Apatit Việt Nam, với sản phẩm là phân bón NPK phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trong đó có một phần phục vụ nhu cầu phân bón tại địa phương, giúp nâng cao năng suất ngành trồng trọt của địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung. Ngoài ra còn có dự án đang trong quá trình xây dựng là dự án nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc, khi đi vào hoạt động, sản phẩm của nhà máy sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi cho nông dân địa phương và cả nước. + Ngoài ra, việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ nông phẩm cho nông dân trong khu vực. Các tuyến đường giao thông đối ngoại được mở rộng để phục vụ cho triển khai các hoạt động sản xuất và vận chuyển các hàng hóa công nghiệp nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện cho thông thương buôn bán giữa các vùng, là thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp của vùng được xuất khẩu nhiều hơn ra các vùng lân cận,do đó góp phần thúc đẩy năng suất và chất lượng ngành nông nghiệp của khu vực. + Cùng với sự mở rộng của giao thông, của hoạt động trao đổi thương mại và khoa học kỹ thuật, người nông dân sẽ có cơ hội trao đổi học hỏi và tích lũy thêm kiến thức về thị trường nông sản, kiến thức về sản xuất nông nghiệp bền vững, từ đó có sự cải thiện hoặc áp dụng những kỹ thuật, mô hình phù hợp để tăng năng suất và chất lượng trong nông nghiệp, do đó sản xuất nông nghiệp của vùng được phát triển. - Đối với các ngành dịch vụ: + Để phát triển công nghiệp, giao thông và thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng thương mại, bưu chính viễn thông được đầu tư nâng cấp, hoặc mở rộng, xây dựng mới để thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra các nhà máy trong cụm công nghiệp thu hút một số lượng lớn người lao động đến làm việc, sinh sống tại khu vực, do đó nhu cầu về các ngành dịch vụ cũng tăng lên. Vì vậy công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ của địa phương. + Các ngành dịch vụ không những phát triển về số lượng, loại hình mà ngày càng phát triển hơn về chất lượng, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. + Việc xuất hiện các dịch vụ mới như: dịch vụ ngân hàng, giao thông vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông, dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí…sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực là tạo cho người dân cơ hội được hưởng các sản phẩm dịch vụ tốt hơn, tiếp cận với nhiều loại hình dịch vụ mới với giá thành ngày càng hướng tới số đông người tiêu dùng, vì vậy chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương được nâng cao. + Tạo cơ hội cho các hộ dân địa phương tăng thu nhập từ kinh doanh các loại hình dịch vụ nhỏ như: bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ phục vụ các nhu cầu cá nhân như ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí… c) Tác động đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Từ khi cụm công nghiệp được hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế của địa phương đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, so sánh hai năm 2001 và 2006 về tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm của tỉnh Lào Cai: Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai Năm 2000 Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai Năm 2006 Qua so sánh 2 biểu đồ trên nhận thấy rằng tỷ trọng của các ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như vậy cho thấy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã được thúc đẩy bởi sự phát triển các 3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực a) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp * Quỹ đất dành cho canh tác nông nghiệp bị giảm xuống do mở rộng quy hoạch cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng: việc này là cần thiết khi triển khai mặt bằng để tiến hành phát triển cụm công nghiệp, những hộ dân trong diện cần di dời, tái định cư đã được đền bù thỏa đáng, tuy nhiên, diện tích đất đai cho canh tác nông nghịêp địa phương vì thế bị giảm xuống. Những hộ dân trong diện tái định cư gặp khó khăn để thích nghi với hoàn cảnh sống mới, trong đó việc sản xuất nông nghiệp sẽ giảm xuống hoặc chuyển đổi hẳn sang hình thức sản xuất kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ. * Đối với các hộ nông dân không phải di dời, hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động thi công và sản xuất trong cụm công nghiệp: - Các hoạt động thi công xây dựng, giải phóng mặt bằng phát sinh bụi và khí thải, nguồn chủ yếu là từ các phương tiện máy móc thi công trên công trường và các phương tiện vận chuyển. Bụi và khí thải ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây cối, làm cây chậm phát triển và năng suất bị giảm sút. Tuy nhiên những tác động này là không thường xuyên và lâu dài, phạm vi tác động không rộng, mức độ tác động không quá lớn. Ngoài ra còn có nước thải và nước mưa chảy tràn: nước thải từ quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng gồm nước rửa nguyên vật liệu, nước vệ sinh máy móc, nước dưỡng hộ bê tông…đặc tính của loại nước thải là có hàm lượng chất lơ lửng và chất hữu cơ cao. Vào những ngày mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực cuốn theo đất cát, chất cặn bã, dầu mỡ…Nói chung mức độ ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn và nước thải trong quá trình thi công sản xuất đối với sản xuất nông nghiệp của các hộ lân cận là không lớn và không thường xuyên. - Hoạt động sản xuất ổn định của các nhà máy trong cụm công nghiệp: + Phát sinh một lượng lớn bụi và khí thải độc hại, đặc tính nguồn khí thải phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng nhà máy, nguồn phát sinh chủ yếu là từ các khu vực sản xuất và các ống khói nhà máy. Các bụi và khí thải này nếu chứa các chất ô nhiễm ở nồng độ cao thì sẽ gây ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi trong khu vực: cây bị táp lá, úa lá, chậm phát triển, năng suất cây trồng thấp, năng suất chăn nuôi giảm. + Phát sinh nước thải: hiện tại vẫn có một số nhà máy trong cụm công nghiệp thải nước thải sản xuất và sinh hoạt chưa qua xử lý vào môi trường nước, tùy vào từng loại công nghệ sản xuất mà nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng. Ví dụ: nước thải từ dây chuyền sản xuất Supe lân có đặc trưng ô nhiễm là chất rắn lơ lửng và nước thải mang tính a xít, nước thải từ các nhà máy sản xuất phốt pho có đặc trưng ô nhiễm là bụi tro than của lò hơi, độ pH thấp, chứa hạt phốt pho nhỏ. Nước thải phát sinh khi xảy ra sự cố thường được xả trực tiếp ra suối Đường Đô, tạo nguy cơ gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các hộ canh tác nông nghiệp tại khu vực suối này. Trên thực tế, khi có sự cố môi trường xảy ra: mưa lớn làm các bể chứa nước thải tuần hoàn bị tràn, nước chảy tràn qua khu vực sản xuất của các nhà máy…chứa nhiều chất ô nhiễm, đã khiến cho dân cư có ruộng hoa màu ở phía hạ nguồn của các con suối bị ảnh hưởng, hoa màu bị giảm năng suất hoặc nghiêm trọng hơn, bị úa và chết, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Ngoài ra, theo một số ý kiến của người dân đang sinh sống trong khu vực cụm công nghiệp Tằng Loỏng, một số gia súc, gia cầm của các gia đình này khi chăn thả trong khu vực xung quanh cụm công nghiệp bị chết do ăn cây cỏ hoặc uống nước có nhiễm các chất độc hại từ chất thải của các nhà máy trong cụm công nghiệp thải ra. + Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp: trong dài hạn ước tỉnh khoảng 30000 đến 50000 tấn/ngày đêm có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy và một lượng nhỏ chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn công nghiệp chủ yếu là xỉ quặng, bao bì, thùng giấy, xỉ than của lò đốt và một lượng rất nhỏ cặn dầu thải, ắc quy, giẻ lau dính dầu mỡ…Nếu không có biện pháp xử lý, thu gom theo đúng quy định thì sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, tác động này tuy cường độ không lớn, nhưng lâu dài và xử lý phức tạp. Vì các chất ô nhiễm khi đã xâm nhập vào môi trường đất và nước ngầm thì việc xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn, do đó ảnh hưởng đến canh tác của dân cư khu vực lân cận. b) Ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ - Nói chung việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng đem lại nhiều tác động tích cực cho việc phát triển thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, khi cụm công nghiệp phát triển, nguy cơ ô nhiễm khói, bụi và tiếng ồn sẽ tạo ra cản trở đối với việc thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ. - Việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị thu hút một số lượng lớn dân cư tập trung, do đó làm tăng cầu về hàng hóa dịch vụ, theo đó có thể đẩy giá cả tiêu dùng lên cao hơn so với trước đây, gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận các sản phẩm thiết yếu. - Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã kinh doanh từ trước tại địa phương, việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng tạo ra hiệu ứng tích cực để tiếp tục phát triển những cơ sở này song cũng tạo ra thách thức về việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh có thêm nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ mới tham gia vào thị trường tại khu vực. c) Tác động tới hệ thống cơ sở hạ tầng - Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải trong các tuyến giao thông trong cụm công nghiệp gia tăng: xe chuyên chở vật liệu, xe chở đất đá, quặng, xe chở sản phẩm đi tiêu thụ…trọng tải lớn, không những gây ra tiếng ồn, độ rung, khói bụi mà còn làm xuống cấp hệ thống đường giao thông qua thị trấn. Hơn nữa, chất lượng đường giao thông bị giảm sút là nguyên nhân gây ra tai nạn hoặc ách tắc giao thông, gây ra chi phí cho người tham gia giao thông trên những tuyến đường này. - Các cơ sở hạ tầng khác như cống thoát nước, các công trình xây dựng công cộng, trụ sở làm việc của các cơ quan, trường học, bưu điện…và nhà dân bị ảnh hưởng từ tiếng ồn và khói bụi của các phương tiện vận tải, có thể dẫn đến việc bề mặt hoặc kết cấu bên trong của công trình bị xuống cấp. Do đó phát sinh các chi phí tu sửa, gia cố những công trình này, gây ra những khoản chi phí của ngân sách địa phương. Ngoài ra, các hộ dân chịu ảnh hưởng của tiếng ồn và khói bụi sẽ phải mất thêm chi phí cho việc lắp đặt các thiết bị, công trình để giảm thiểu tác động của môi trường không khí như: cửa kính, cửa chống ồn…hay chi phí cho việc tu sửa nhà do tiếng ồn, độ rung từ các phương tiện vận tải làm xuống cấp. 3.2. Các ảnh hưởng xã hội 3.2.1. Ảnh hưởng tích cực đối với xã hội - Tạo công ăn việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho những công nhân là người địa phương: Tổng số lao động sử dụng trong Cụm Công nghiệp gồm 1.428 lao động, bao gồm: lao động có trình độ đại học và cao đẳng trở lên: 200 người; trung cấp: 140 người; công nhân kỹ thuật 934 người; lao động phổ thông 154 người. Thu nhập bình quân của người lao động trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng đạt 3,4 triệu đồng/người/tháng. Trong quy hoạch chung điều chỉnh phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng đến năm 2025, dự kiến rằng cụm công nghiệp sẽ cung cấp công ăn việc làm cho khoảng 13.000 công nhân, tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình và cho xã hội. Như vậy vai trò của cụm công nghiệp trong giải quyết việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội là rất lớn. - Ngoài việc tăng thu nhập cho người dân địa phương, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp còn tổ chức đào tạo nghề cho công nhân kỹ thuật, nhờ đó mặt bằng chung trình độ của người lao động địa phương được nâng cao. - Chất lượng cuộc sống của người dân địa phương được cải thiện và nâng cao do công nghiệp phát triển, tạo hiệu ứng tích cực đối với các ngành kinh tế khác của địa phương như nông nghiệp, dịch vụ…người dân có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ và sản phẩm tốt hơn. 3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội - Việc mở rộng đất quy hoạch cho cụm công nghiệp và đô thị sẽ làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ đất canh tác nông nghiệp,lâm nghiệp sang đất sản xuất công nghiệp, khiến một bộ phận dân cư phải chuyển đổi hoạt động kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111365.doc