MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI CƯ 8
1.1. Một số vấn đề lý luận về di cư 8
1.1.1. Khái niệm về di cư 8
1.1.2. Các hình thức di cư 10
1.1.3. Đặc điểm di cư 13
1.1.4.Các chỉ tiêu về di cư. 14
1.1.5. Quan hệ tác động qua lại giữa di cư và môi trường xã hội. 15
1.1.6. Nguyên nhân, động cơ của di cư 18
1.2 Các lý thuyết di cư 20
1.2.1. Lý thuyết của EG. Ravenstein 20
1.2.2. Lý thuyết của Everett.S.Lee 22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DI CƯ NÔNG THÔN - THÀNH THỊ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 26
2.1. Tình hình di cư chung cả nước 26
2.1.1. Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước 26
2.1.2 Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị 29
2.1.3. Lao động nông thôn di cư đến vùng trọng điểm 30
2.2. Thực trạng di cư lao động từ nông thôn tới thành phố Hà Nội. 37
2.3. Thực trạng di cư lao động vào thành phố Hồ Chí Minh 42
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MỐT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI CƯ 48
3.1. Giới thiệu bộ số liệu 48
3.2. Xây dựng mô hình: 48
3.3. Ước lượng mô hình 49
3.4. Một số kiến nghị về giải pháp. 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14920 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích các yếu tố tác động đến di cư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Với tổng số 23,68 triệu lao động nông nghiệp cả nước (1992) nếu tính theo quỹ thời gian thì còn tương đương khoảng 7 triệu lao động chưa được sử dụng, đó là chưa kể số lao động chưa có việc làm trong nông thôn ước tính khoảng từ 1,2 – 1,5 triệu người. Quỹ đất đai ngày càng giảm, kể cả số lượng và chất lượng, chương trình sử dụng đất đai có hiệu quả lâu bền gặp phải khó khăn là khả năng đầu tư, đặc biệt là những vùng điều kiện tự nhiên khắc nhiệt và đời sống dân cư còn nghèo đói. Do thiếu việc làm và việc làm kém hiệu quả ở những vùng này, nên lao động phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc.
Đời sống của những hộ nông dân những năm gần đây có khá lên, song còn một bộ phận dân cư không ít nằm trong diện đói nghèo. Những hộ nghèo, thậm chí cả những hộ có mức sống trung bình, đều thiếu việc làm. Ở những hộ nghèo, hàng năm vình quân 1 lao động mới sử dụng hết 88 ngày công, trong đó làm việc cho gia đình 58 công, đi làm thuê 30 công. Tình trạng thiếu việc làm là phổ biến ở nông thôn. Ngoài ra, việc làm ở nông thôn lại có thu nhập không cao, chưa tìm được cơ sơ phát triển kinh tế hiệu quả. Mặt khác, do tồn tài của một số chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách giá cả, giá nông sản thấp hơn giá hàng công nghiệp, dịch vụ. Cùng với việc tìm phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tại địa phương, họ phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc ở nơi khác – đó là các thành phố - để tăng thêm thu nhập.
Các yếu tố thuộc về “lực hút” ở đầu đến (đô thị)
Sự tăng trưởng kinh tế cao, cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực tư nhân ( nhất là lĩnh vực xây dựng nhà ở) hiện nay đòi hỏi nhiều lao động giản đơn, nặng nhọc, cần nhiều người phục vụ và người buôn bán nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày ở đô thị. Đây cũng là một trong những sức hút về “cung” – “cầu” lao động ở thành phố tới dòng người lao động ngoại tỉnh đổ về các thành phố lớn ngày càng nhiều. Điều kiện kiếm tiền ở thành phố cao hoen nhiều so với ở nông thôn hiện nay là một lực hút quan trọng để người nông dân tới đô thị tìm và làm việc.
1.2 Các lý thuyết di cư
1.2.1. Lý thuyết của EG. Ravenstein
Lý thuyết EG. Ravenstein ra đời trong những năm 80 của thế kỷ 19. Lý thuyết này đóng vai trò cho việc phát triển lý thuyết di dân, điều này được phản ảnh trong tác phẩm “Luật di dân” (Lă ò Migration). Ravenstein nghiên cứu các cuộc di chuyển dân cư ở nước Anh và ông nhận thấy sự di dân có mối liên quan đến quy mô dân số, mật độ và khoảng cách di chuyển. Qua đó Ravenstein đã đi đến xây dựng những lý thuyết mang tính chất tổng quát hoá, trong đó rất nhiều quan điểm vẫn có ý nghĩa cho đến tận ngày nay có thể kể như:
- Phần lớn các cuộc di chuyển chỉ diễn ra trên một khoảng cách ngắn;
- Giới nữ chiếm ưu thế trong số lượng người di chuyển trong khoảng cách ngắn;
- Đối với mỗi dòng di dân đều có di dân ngược;
- Sự di dân chuyển từ vùng sâu, xa xôi vào thành phố thường phần lớn diễn ra theo các giai đoạn;
- Động cơ chính yếu của di dân là động cơ kinh tế.
- Những lý thuyết di dân mang tính chất tổng quát hoá của Ravenstein được rút ra từ các quy luật dân số do ông trình bầy như sau:
Bảy quy luật động thái dân số của E.G.Ravenstein:
1. Chúng ta đã hoàn toàn chứng minh được rằng các tập đoàn di dân lớn chỉ tiến hành di chuyển trong khoảng cách ngắn và hậu quả là sự thay đổi mang tính chất toàn bộ hay sự thay thế dân số đã tạo ra các dòng di dân theo hướng đến các trung tâm thương mại và khu công nghiệp nơi có thể thu hút người di dân.
2. Kết quả của dòng di chuyển này, mặc dù diễn ra trên phạm vi cả nước bị giới hạn bởi các quá trình thu hút vẫn diễn ra theo cơ chế sau: dân cư của một nước sẽ nhanh chóng chuyển đến các vùng lân cận, các thị trấn, thị xã có tốc độ tăng trưởng nhanh, cố đô ở đó, khoảng cách dân số ở các vùng nông thôn sẽ được bù đắp lại nhờ những người di cư từ các vùng hẻo lánh hơn cho đến khi lực hút từ các thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh dần dần tác động đến những ngõ hẻo lánh nhất. Số người di dân được kê khai ở một trung tâm thu hút nào đó sẽ tăng chậm lại với khoảng cách tỷ lệ với dân số gốc ở nơi họ đã ra đi.
3. Quá trình nới giãn (phân hoá) là quá trình ngược lại của quá trình thu hút và thể hiện những đặc trưng tương tự.
4. Mỗi dòng di dân lớn thường tạo ra một dòng di dân ngược để bù đắp lại.
5. Người di dân thực hiện những cuộc di chuyển với khoảng cách xa với sở thích đến một trong những trung tâm công nghiệp và thương mại lớn.
6. Những người gốc ở thành phố, thị xã thường ít di chuyển hơn so với những người ở các vùng nông thôn của đất nước.
7. Nữ giới thường dễ di dân hơn so với nam giới.
Dựa trên lý thuyết này về sau, một số tác giả khác đã nghiên cứu phát triển thêm. Zipt (1946) với lý thuyết lực hấp dẫn, giả định sự tồn tại mối quan hệ ngược giữa số người di chuyển và khoảng cách người di chuyển. Stonffre (1940) cho rằng khoảng cách cơ học không có ý nghĩa quan trọng. Người di cư lựa chọn nơi định cư ở nơi nào đó là do các yếu tố kinh tế - xã hội, hoặc các cơ hội mà người di cư có thể tiếp cận được, đấy là cơ sở hình thành nên sự quyết định của người di dân. Todaro(1971) cho rằng nơi nào có điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ khiến di dân chuyển về nơi đó mạnh mẽ…
1.2.2. Lý thuyết của Everett.S.Lee
Lý thuyết của Everett S.Lee (1966) hình thành trên cơ sở tóm tắt các quy luật của Ravenstein, hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến sự di dân và biểu thị chúng dưới dạng mô hình. Lee chia các nhân tố ảnh hưởng đến sự di dân thành những nhóm như:
+ Nhóm nhân tố gắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di dân;
+ Nhóm nhân tố gắn liền với nơi đến của di dân;
+ Những trở ngại, trở lực xuất hiện giữa hai nơi xuất phát và nơi đến mà người di dân phải vượt qua, gọi là những trở ngại trung gian;
+ Những nhân tố mang tính cách cá nhân, tính cách riêng của di dân. Đồng thời, khái niệm chi phí trả về mặt tinh thần như sự cắt rời mối quan hệ gia đình, bàn bè, láng giềng, các yếu tố mang tính cá nhân, riêng tư, (tình trạng tuổi tác, tình trạng sức khoẻ bản thân, tình trạng gia đình số con có thể mang theo hoặc phải gửi lại cho người thân…) cũng được đặt ra trong tính toán.
Thực tế cho thấy con người di chuyển vì nhiều lý do. Có thể đó là do hôn nhân hay ly dị, học tập hoặc tốt nghiệp, thay đổi việc làm hay về nghỉ hưu, hoặc có thể là do những trở ngại, những phiền toái về pháp luật, về phong tục sống… Mọi lý do nêu trên có thẻ diễn ra ở vùng gốc nơi đang sinh sống khiến người ta phải chuyển cư. Hoặc nơi đến trở thành hấp dẫn hơn so với cuộc sống của mọi người, điều đó thu hút người dân chuyển cư đến. Hoặc sự di cư xảy ra là do cả hai nơi gốc và nơi đến cùng gây ảnh hưởng. Điều tất nhiên là hầu như không có ai sẽ hoàn toàn thống nhất với nhau về tất cả những điều mình muốn và không mong muốn trong quá trình di cư.
Trong nghiên cứu của mình Lee cũng cho rằng điều kiện khí hậu tốt là yếu tố hấp dẫn đối với các cuộc di dân trên thế giới nói chung.
Mô hình về di dân của Lee được trình bày qua hình 1.1.
0 + - - -
+ - - 00 - +
0 + - + - 0 -
- - 0 + - - 0
- - + 0
0 - + - 0 + -
- + 0 + - - 0
0 + - 0 - + -
Những trở ngại
NƠI XUẤT PHÁT trung gian NƠI ĐẾN
Hình 1.1. Mô hình về di dân của Everett S. Lee
Mô hình về di dân của Lee bao gồm hai vòng tròn lớn tượng trưng cho hai nơi xuất phát và nơi đến, trong mỗi vòng tròn này có một số ký hiệu có ý nghĩa khác nhau:
* Kí hiệu + : tượng trưng cho những yếu tố thuận lợi đối với sự di dân
* Kí hiệu - : tượng trưng cho những yếu tố bất lợi đối với sự di dân.
* Kí hiệu 0 : tượng trưng cho những yếu tố mang tính chất không lợi và cũng không hại đối với sự di dân.
Ngoài ra, cũng theo mô hình Lee, người di dân tiềm năng cũng cần phải tính toán các yếu tố bất lợi như trình bày trong mô hình để từ đó có thể chọn lựa nơi đến cho mình, hoặc có thể so sánh giữa các nơi đến khác nhau, hoặc có thể đi đến quyết định sau cùng là có nên di chuyển hay ở lại nơi gốc.
Ngoài ra, cũng theo mô hình Lee, người di dân tiềm năng cũng cần phải tính toán đến những yếu tố trở ngại trung gian có thể xuất hiện. Chúng có thể là:
- Chi phí trong quá trình vận chuyển giữa nơi gốc – nơi đến: tất nhiên là khoảng cách di chuyển càng xa thì chi phí vận chuyển càng lớn.
- Chi phí phải trả về mặt tinh thần: như sự cắt rời những mối quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, láng giềng…
Mặt khắc, những người di chuyển dạng tiềm năng cũng cần phải tính toán đến cả yếu tố mang tính chất cá nhân, riêng tư như: tình trạng tuổi tác, tình trạng sức khoẻ bản thân, tình trạng gia đình, số con có thể mang theo hoặc phải gửi lại cho người thân…
Nói tóm lại, một người khi muốn di chuyển cần phải xem xét, tính toán đến nhiều mặt một cách tỉ mỉ chứ không thể ra đi một cách tuỳ hứng, hoặc nghe theo lời rủ rê của bạn bè, của người láng giềng.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DI CƯ NÔNG THÔN - THÀNH THỊ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Tình hình di cư chung cả nước
2.1.1. Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước
Thực tế của quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu. Trong những thập kỷ trước, số lượng người di cư lớn nhất là trong những đợt di cư có tổ chức của nhà nước đi làm “kinh tế mới”. Thời gian gần đây, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do tác động của các quan hệ kinh tế hơn là theo các kế hoạch của nhà nước. Các vùng có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư lớn, ngoài ra cũng có một số lượng người di cư từ các vùng nông thôn tới các vùng nông thôn khác, chẳng hạn người di cư từ các tỉnh phía Bắc vào Tây nguyên. Số lượng lao động di cư đi và đến của các vùng trong nước được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước
Nơi cư trú vào 1/7/2004
Tổng số lao động đang làm việc
Số người làm việc tại vùng cư trú
Số người di cư đi
Số người di cư đến
Tỷ lệ di cư đi (%)
Tỷ lệ di cư đến (%)
Tổng số
42329025
41941784
387241
387241
ĐBSH
9562557
9475979
86578
30615
0,91
0,32
Đông Bắc
5050527
5027385
23142
43623
0,46
0,86
Tây Bắc
1363750
1363472
278
6817
0,02
0,5
Bắc Trung bộ
5139119
5083529
55590
3725
1,08
0,07
Nam Trung bộ
3493282
3375155
118127
6756
3,38
0,19
Tây Nguyên
2376336
2373232
3104
26230
0,13
1,1
Đông Nam bộ
6280582
6271785
8797
261122
0,14
4,16
ĐBSCL
9062872
8971247
91625
8353
1,01
0,09
Ghi chú: Tính theo số người từ đủ 15 tuổi trở lên.
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm 1-7-2004
Tỷ lệ lao động di cư khỏi vùng Duyên hải nam trung bộ trên tổng số người đang làm việc của vùng là 3,38% lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước, trong khi tỷ lệ này ở ĐBSH, Bắc trung bộ và ĐBSCL là tương đương nhau với khoảng trên dưới 1%. Số lượng lao động di cư khỏi vùng Duyên hải miền Trung tới hơn 118 ngàn người do đây vẫn còn là vùng có các điều kiện tự nhiên khó khăn, phát triển kinh tế còn thấp và do vậy không thu hút được nhiều lao động của địa phương. Xét về địa phương tiếp nhận lao động di cư, tỷ lệ lao động di cư đến vùng Đông Nam bộ là lớn nhất chiếm tới 4,16% lực lượng lao động hoạt động kinh tế của cả vùng, tiếp đó là Tây nguyên (1,1%) và vùng Đông bắc (0,86%). Trước đây, nhà nước có các chương trình di chuyển dân cư và lao động tới Tây nguyên theo kế hoạch. Hiện nay, các chương trình này không còn thực sự tiếp tục nhưng nông dân vẫn di chuyển vào vùng Tây nguyên làm ăn do đây vẫn còn là vùng có thể khai phá, phát triển sản xuất nhiều hơn so với một số vùng đã canh tác lâu đời ở các tỉnh phía bắc hoặc các tỉnh đồng bằng.
Xem xét cơ cấu của tổng số lao động di cư của cả nước theo vùng (0) cho thấy trong tổng số lao động di cư đi của cả nước, vùng Duyên hải miền Trung chiếm lớn nhất với 31%, tiếp đến là ĐBSCL 24% và ĐBSH với 22%.
Theo cơ cấu lao động di cư đến, Đông Nam bộ nổi rõ là vùng thu hút nhân lực nhiều nhất và chiếm phần áp đảo số lao động di cư với 67% tổng số lao động di cư đến của cả nước. Vùng Đông bắc và ĐBSH là những vùng tiếp theo tiếp nhận nhiều lao động từ các vùng khác đến với 11% và 8% tương ứng của tổng số lao động di cư đến của cả nước.
Đồ thị 2.1. Cơ cấu lao động di cư đi và đến của cả nước phân theo vùng
Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2004
2.1.2 Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị
Quá trình di cư nông thôn – thành thị diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ CNH và đô thị hóa ngày càng cao một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thành thị, mặt khác khu vực đô thị ngày càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di chuyển đến các đô thị ngày càng lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn. Tỷ lệ di cư từ nông thôn tới các đô thị (theo nơi đến) được trình bày trong Đồ thị 2.2.
Đồ thị 2.2. Di cư tính theo địa bàn của nơi đi
Nguồn: Điều tra di cư năm 2004
Đồ thị trên cho thấy nông thôn là nơi xuất phát của đại đa số người di cư. Tính trên bình diện cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nông thôn chiếm tới 73%. Ở hai thành phố lớn, tỷ lệ dân nông thôn di cư đến là khá cao. Tỷ lệ dân nông thôn di cư đến vùng Đông bắc khoảng 80%, tương đương với TPHCM. Rất ngạc nhiên là trong tổng số dân di cư, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn với 57%. Điều này đúng cho hầu hết các vùng trong cả nước, riêng vùng Tây bắc có số nam lao động di cư đi cao hơn với 59%. Bắc trung bộ là nơi có tỷ lệ nữ lao động di cư đi cao nhất với 63%. Tỷ lệ lao động nữ di cư đi của các một số vùng trong cả nước được thể hiện trong Đồ thị 2.3.
Đồ thị 2.3. Tỷ lệ lao động di cư theo giới tính
Nguồn: Tính toán và minh họa từ số liệu điều tra di cư năm 2004
2.1.3. Lao động nông thôn di cư đến vùng trọng điểm
Cơ cấu lao động di cư từ nông thôn đến một số vùng trọng điểm qua số liệu của cuộc điều tra di cư năm 2004 được thể hiện trong 0 . Yếu tố địa lý có tác động lớn đến cơ cấu này, tuy nhiên không hoàn toàn đúng đối với tất cả các vùng. Phần lớn số lượng lao động nông thôn di cư đến Hà nội và vùng Đông bắc xuất phát từ vùng Đồng bằng sông Hồng (77% của tổng người di cư), trong khi ở TPHCM 31,46% số người di cư đến là từ ĐBSCL. Cơ cấu lao động nông thôn di cư đến vùng Đông Nam bộ mang những nét đặc trưng riêng, cao nhất là từ Bắc trung bộ với 27,44%, ĐBSH, di cư nội vùng Đông Nam bộ và từ ĐBSCL đều có một tỷ lệ tương đương nhau khoảng 19%. Việc ĐBSH chiếm tới 19% số người di cư tới ĐNB ngang với từ ĐBSCL cho thấy yếu tố địa lý không còn là một lực cản cho việc di cư mà yếu tố việc làm là một lực kéo lớn. Một lý do khác có thể là lực “đẩy” từ bản thân vùng Đồng bằng sông Hồng với “đất chật, người đông” hơn rất nhiều so với các vùng khác. Di cư đến Tây nguyên lại khá đặc thù với gần 50% là di cư nội vùng và từ miền núi phía Bắc. ĐBSH cũng đóng góp một tỷ lệ không nhỏ trong số người di cư đến Tây nguyên. Phân tích trên cho thấy, dường như luồng di cư chủ yếu theo chiều từ Bắc vào Nam mà ít thấy chiều ngược lại. Với tốc độ phát triển kinh tế và lợi thế tự nhiên ở các tỉnh miền nam, có thể kết luận rằng cơ hội việc làm chứ không phải là khoảng cách địa lý là lực hút lớn nhất tác động tới việc di cư.
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động nông thôn di cư theo vùng và nơi điều tra
Hà nội
TPHCM
Đông Nam Bộ
Đông Bắc
Tây Nguyên
Cả nước
ĐBSH
77.13
18.48
19.09
76.83
19.89
40.08
Đông bắc
12.77
4.37
8.2
15.98
20.86
12.83
Tây bắc
0.35
0.25
0.28
0.73
2.67
0.97
Bắc Trung bộ
8.33
23.97
27.44
5.98
13.9
15.99
Nam trung bộ
0
9.36
2.97
0.12
6.2
4.05
Tây nguyên
1.06
2
3.39
0
25.35
7.39
Đông Nam Bộ
0.35
10.11
19.94
0.12
8.98
8.07
ĐBSCL
0
31.46
18.67
0.24
2.14
10.61
Tổng cộng
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004
Phân bố về tỷ lệ lao động di cư theo độ tuổi được trình bày trong 0. Khoảng tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 20-30 chiếm trên dưới 50% số lao động di cư ở hầu hết tất cả các vùng trong nước. Nếu tính số lao động di cư dưới 30 tuổi xuất phát từ nông thôn tính trên địa bàn cả nước thì tỷ lệ này lên đến gần 70%. Trong số lao động nông thôn di cư đi từ Bắc trung bộ có tới trên 25% ở độ tuổi dưới 20. Tỷ lệ này đối với ĐBSH, Đông bắc và Đông Nam bộ cũng từ 15-17%. Như vậy, lao động trẻ dễ có xu hướng di cư hơn do có khả năng thích ứng nhanh ở nơi đến, đồng thời cũng có ít hơn yếu tố “níu kéo” ở quê nhà so với các lao động lớn tuổi hơn.
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi
Di cư đi/độ tuổi
<20
20-30
30-40
>40
Tổng số
ĐBSH
17.21
49
19.3
15
100
Đông bắc
17.2
48
21.7
13
100
Tây bắc
10.61
36
18.2
35
100
Bắc Trung bộ
25.97
54
14.2
6
100
Nam trung bộ
14.22
55
19.3
12
100
Tây nguyên
12.28
40
31.3
17
100
Đông Nam Bộ
15.36
53
21.3
10
100
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)
Phân bố theo độ tuổi của lao động nông thôn di cư theo nơi đến cũng có nét tương tự như từ giác độ theo nơi đi. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các vùng lao động di cư đến cũng khá rõ nét (0 và Error! Reference source not found.). Lao động nông thôn di cư đến Hà nội và Tây Nguyên có độ tuổi trung bình cao hơn so với các vùng như TPHCM, Đông Nam bộ và Đông bắc. Có tới 20-24% số lao động di cư đến TPHCM, Đông Nam bộ và Đông bắc ở độ tuổi dưới 20, trong khi tỷ lệ lao động trên 40 tuổi di cư đến Hà nội và Tây nguyên cũng tới mức 19-20%. Cơ cấu tuổi di cư này cũng phản ánh một phần cơ hội việc làm và cơ cấu việc làm khác nhau ở các vùng trên. Ở Tây nguyên, lao động di cư đến có lẽ chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp (do lợi thế về nông nghiệp) do đó không đòi hỏi về vấn đề tuổi tác; trong khi đó, ở các vùng phát triển các khu công nghiệp có nhu cầu cao hơn về lao động trẻ
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi theo nơi điều tra
Vùng
<20
20-30
30-40
>40
Tổng số
Hà Nội
12.93
50
17.7
19
100
TPHCM
19.5
56
17.4
7
100
ĐNB
21.58
53
17.8
7
100
Đông Bắc
24.55
49
17.4
9
100
Tây nguyên
9.2
41
30
20
100
Cả nước
17.54
50
20.1
13
100
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)
Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi còn có thể xem xét ở một góc độ khác là theo giới. Đồ thị 3 minh họa cơ cấu lao động di cư theo giới ở từng khoảng tuổi. Có thể thấy rằng tỷ lệ lao động nữ đều cao hơn lao động nam ở tất cả các khoảng tuổi. Tuy nhiên, khi độ tuổi càng cao, khoảng cách này càng thu hẹp dần. Trong khi ở độ tuổi dưới 20, có tới 66% lao động di cư là nữ, trong khi đó ở độ tuổi trên 40, tỷ lệ giữa nam và nữ gần như cân bằng. Điều này cần được lưu ý trong hoạch định chính sách để giảm mất cân đối về giới ở các vùng di cư, nhất là các khu công nghiệp có nhiều ngành nghề thu hút lao động nữ. Nếu không có các chính sách thích hợp, các vấn đề xã hội khó giải quyết sẽ phát sinh kèm theo hiện tượng này.
Đồ thị 2.5. Cơ cấu lao động di cư theo giới và tuổi
Nguồn: Tính toán và minh họa từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)
Xét về trình độ văn hoá, lao động di cư từ ĐBSH và vùng Đông bắc có trình độ cao nhất với 35,53% số lao động di cư từ vùng này có trình độ trung học phổ thông và 5,48% có trình độ cao đẳng hoặc đại học (0). Lao động di cư từ Tây nguyên và ĐBSCL có trình độ văn hoá thấp nhất với đa số người di cư có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống. Tây nguyên có 36,7% số lao động di cư đi các vùng khác có trình độ văn hoá từ tiểu học trở xuống và con số này đối với ĐBSCL là gần 30%. Một mặt những con số này phù hợp với trình độ văn hoá nói chung của các vùng cụ thể, mặt khác điều này cũng sẽ dẫn đến hệ quả là các lao động nông thôn di cư từ các vùng văn hoá thấp sẽ có xác suất làm các công việc giản đơn hơn lao động di cư đi từ các vùng có trình độ văn hoá cao hơn một cách tương đối.
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động di cư theo trình độ văn hoá
Vùng/trình độ VH
Tiểu học trở xuống
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Cao đẳng - Đại học
Tổng số
ĐBSH
4.69
54.3
35.53
5.48
100
Đông bắc
24.03
47.25
25.87
2.85
100
Tây bắc
37.84
32.43
27.03
2.7
100
B.Trung bộ
9.48
51.47
37.91
1.14
100
N.trung bộ
13.55
59.35
25.81
1.29
100
Tây nguyên
36.75
45.23
15.55
2.47
100
Đ.Nam Bộ
22.65
45.95
28.8
2.59
100
ĐBSCL
28.82
51.23
18.97
0.99
100
Cả nước
15
51.27
30.42
3.32
100
Nguồn: Điều tra di cư năm 2004
- Phản ánh trình độ văn hoá của lao động di cư từ nông thôn đến một số vùng trong nước. Tây nguyên là vùng tiếp nhận người lao động di cư có trình độ văn hoá thấp nhất. Ở đây có tới trên 36% số lao động di cư đến có trình độ từ tiểu học trở xuống và nếu tính tỷ lệ của đối tượng lao động này có trình độ từ trung học cơ sở (cấp II) trở xuống chiếm đại đa số với khoảng 88%. TPHCM và Đông Nam bộ cũng là những địa phương có tỷ lệ lao động di cư đến có trình độ văn hoá thấp tương đối so với các vùng khác nhưng chủ yếu là những lao động có trình độ trung học cơ sở (tỷ lệ này ở TPHCM và Đông Nam bộ lần lượt là 56% và 52%). Lao động di cư từ nông thôn đến Hà nội có trình độ văn hoá cao nhất. Có tới 45% số lao động di cư đến Hà nội có trình độ trung học phổ thông và 13% số lao động đến Hà nội có trình độ cao đẳng và đại học.
Đồ thị 2.6. Cơ cấu lao động di cư nông thôn theo trình độ văn hoá
Nguồn: Điều tra di cư năm 2004
Lý do hay động lực thúc đẩy lao động di cư từ nông thôn đến các đô thị và các vùng cũng khá khác nhau. Lý do chính để lao động nông thôn tới Hà nội và TPHCM là để tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ số lao động này theo nơi đến của Hà nội và TPHCM lần lượt là 47% và 59%. Trong khi đó lý do chính để lao động di cư đến Đông Nam bộ và Tây nguyên là do ở các địa phương này có điều kiện sống, điều kiện SX-KD tốt hơn. Tỷ lệ số lao động đến Đông Nam bộ và Tây nguyên với lý do này lần lượt là 48% và 50%. Trong khi đó tỷ lệ này ở Hà nội và TPHCM là 20% và 27% (là loại lý do đứng thứ hai). Tìm kiếm việc làm cũng là loại lý do đứng thứ hai tại vùng Đông Nam bộ.
Đồ thị 2.7. Lý do lao động nông thôn di cư theo vùng
Nguồn: Điều tra di cư năm 2004
2.2. Thực trạng di cư lao động từ nông thôn tới thành phố Hà Nội.
Hà nội là thành phố lớn thứ hai trong cả nước, với vị trí là trung tâm chính trị văn hoá, nơi tập trung về khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; do vậy chịu tác động lớn của di dân vào đô thị. Hà nội cũng như các thành phố khác, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình chuyển dịch dân cư từ nông thôn vào thành phố càng thể hiện rõ với tốc độ ngày càng cao. Dân số tăng nhanh có nguyên nhân từ quá trình chuyển cư vào đô thị ở Hà Nội tập trung chủ yếu vào một số nguyên nhân chủ yếu như: Tìm kiếm việc làm, học tập, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới…
Dân số Hà Nội thời điểm 31/12/2005 trên 3,23 triệu người, tốc độ tăng ở mức cao. Giai đoạn 1996-2000 tăng dân số bình quân: 3,4%/năm (tăng cơ học 2,1%/năm), giai đoạn 2001-2005 với tốc độ tăng bình quân: 3,0%/năm (tăng cơ học 1,8%/năm), bên cạnh đó dân số lao động thời vụ và đối tượng di cư đến Hà Nội tìm kiếm việc làm chiếm số lượng lớn, từ 116 nghìn đến 120 nghìn người (theo số liệu Cục Thống Kê và Sở Lao động, Thương binh và xã hội), số lượng học sinh, sinh viên hàng năm về Hà Nội học tập cũng chiếm khoảng 116-118 nghìn người. Dân số tăng nhanh, cơ sở hạ tầng chậm được cải thiện đã tạo sức ép lớn cho thủ đô trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số, chất lượng lao động và tác động không nhỏ đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH) của thủ đô.
Dân số di cư vào Hà Nội với số lượng lớn và chất lượng chủ yếu là lao động phổ thông, trong số dân cư di chuyển tự do đến Hà Nội hàng năm với dân số trong độ tuổi lao động khoảng 106 nghìn người và dự báo từ nay đến năm 2010 khoảng 120 – 130 nghìn người/năm. Kết quả phân tích sau được lấy từ nguồn: Điều tra di cư năm 2004.
- Địa bàn xuất cư: Theo lý thuyết về luật di cư của Ravenstein và một số mô hình học thuyết giải thích về sự di dân, khoản cách có mối liên hệ đặc biệt với tình trạng di cư. Thông thường khoảng cách càng gần, số lượng người di chuyển giữa hai nơi càng lớn.
Theo kết quả điều tra di cư năm 2004 số lượng người di cư đến Hà Nội đông nhất thuộc các tỉnh lân cận như Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên…
- Nhóm nghề: Bảng sau mô tả nghề nghiệp của người di cư tự vào làm việc tại Hà Nội.
Bảng 2.6. Phân bố phần trăm loại hoạt động
Loại hoạt động
Tỷ lệ
Đang làm việc
85.4
Nội trợ
5.9
Đi học
6.7
Mất khả năng lao động
0.2
Không làm việc, có nhu cầu việc làm
1.4
Không làm việc, không có nhu cầu
0.4
Tổng số
100.0
Đại đa số người di cư vào Hà Nội đều có việc làm chiếm tỷ lệ 85.5%; công việc chủ yếu là công chức, nhân viên văn phòng, nội trợ…Số người đi học chỉ chiếm 6,7%, chưa có công việc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (2%).
- Cơ cấu tuổi và giới tính: Theo kết quả của cuộc điều tra di cư năm 2004 cho thấy tỷ lệ nam nữ di cư đến Hà Nội sấp xỉ nhau; tuy nhiên số nữ giới nhiều hơn nam do nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng như giúp việc gia đình, bán hàng rong…
Về cơ cấu tuổi: Sự phân bố tuổi xuất cư tương đối đồng đều. Do đặc điểm và mục đích xuất cư nên số người trong độ tuổi lao động chiểm tỷ lệ lớn > 70%, những người còn lại là nhân khẩu kèm theo của các hộ gia đình. Thường những người trẻ có tỷ lệ xuất cư nhiều hơn, những người cao tuổi thường có ràng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12867.doc